1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích mối Tương quan thế lực giữa Vinamilk và các đối thủ cạnh tranh

40 1,1K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 893,55 KB

Nội dung

Thỏa mãn nhu cầu như thế nào: Theo đúng những gì mà triết lý kinh doanh và hệ tư tưởng cốt lõi củaVinamilk hướng tới khách hàng, thỏa mãn và có trách nhiệm với kháchhàng bằng cách đa dạn

Trang 1

I Giới thiệu chung về vinamilk

1 Khái quát chung

Vinamilk, tên viết tắt của được thành lập dựa trên quyết định số

105/2003QC-BCN ngày 10 năm 2013 của chuyển doanh nghiệp nhà nước Công ty sữa Việt

Nam thành Công ty cổ phần sữa Việt Nam Giấy phép đăng kí kinh doanh: Lần

đầu số 4103001902 do sở Kế hoạch và đầu tư thành phố Hỗ Chí Minh cấp phép

ngày 20/11/2013

Tên tiếng anh: VIET NAM DAILY PRODUCTS JOINT STOCK COMPANY

Thị trường: chiếm 75% thị trường cả nước,xuất khẩu các sản phẩm sang các nước

Mỹ, Đức, Canada, Trung Quốc

Sản phẩm: đa dạng và phong phú từ các sản phẩm sữa bột, sữa tươi, sữa chua cho

đến nước uống đóng chai, nước ép trái cây, bánh kẹo và các sản phẩm chức năng

Vinamilk bắt đầu hình thành vùng nguyên liệu trong nước bằng cách xây dựng Trang

Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam

10 Tân Tạo, p Tân Phú Quận 7,

Trang 2

và đang khẳng định mình với tinh thần luôn sáng tạo, để công ty ngày càng lớn mạnh.

Khánh thành Nhà máy sữa đầu tiên

ở Hà Nội, vinamilk phát triển

Mở rộng đến các thị trường tiềm năng trên thế giới.

Vinamilk đã khai thông cửa ngõ hướng tới các thị trường giàu tiềm

Vinamilk mong muốn trở thành sản phẩm được yêu thích nhất ở mọi

khu vực, lãnh thổ Vì thế chúng tôi tâm niệm rằng chất lượng và sáng

tạo là người bạn đồng hành của Vinamilk Vinamilk xem khách hàng là

trung tâm và cam kết đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng

Trang 3

a Ai được thỏa mãn:

Đó chính là các khách hàng mà Viamilk đang phục vụ mà mong muốnhướng tới đa dạng phong phú, họ gồm tất cả những ai có nhu cầu về sữa vàcác sản phẩm có liên quan như bánh kẹo, kem, của công ty

b Nhu cầu được thỏa mãn:

Với những sản phẩm như sữa nước, sữa chua, nước trái cây,… Vinamilkphục vụ nhu cầu làm đẹp, dinh dưỡng, giải khát của khách hàng

c Thỏa mãn nhu cầu như thế nào:

Theo đúng những gì mà triết lý kinh doanh và hệ tư tưởng cốt lõi củaVinamilk hướng tới khách hàng, thỏa mãn và có trách nhiệm với kháchhàng bằng cách đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ, đảm bảo chất lượng, antoàn vệ sinh thực phẩm với giá cả cạnh tranh, tôn trọng đạo đức kinh doanh

và tuân theo luật định

- Quy trình công nghệ hiện đại bậc nhất tại VN và ứng dụng công nghệ tiêntiến nước ngoài trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh

- Năng lực tài chính và giá trị thương hiệu mạnh, luôn nằm trong topthương hiệu uy tín nhất tại VN

Trang 4

- Đội ngũ cán bộ có tuổi đời bình quân trẻ, được đào tạo bài bản có kiếnthức về kinh tế thị trường tương đối toàn diện, có trình độ ngoại ngữ, cókhả năng thích nghi nhạy bén với môi trườngkinh doanh hiện tại và mangtính hội nhập cao

- Mở rộng mạng lưới phân phối trên toàn quốc, nâng tầm hoạt động vượt rangoài lãnh thổ VN và vươn xa ra thế giới

=> Thỏa mãn mục tiêu kinh doanh: không ngừng phát triên các hoạt độngsản xuât, thương mại, dịch vụ trong các lĩnh vực hoạt động của công tynhằm tối đa hóa lợi nhuận có thể có cho các cổ đông, nâng cao giá trị công

ty, không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống, điều kiện làm việc, thunhập cho người lao động, làm tròn nghĩa vụ nộp Ngân sách Nhà nước

II Phân tích tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu chiến lược của Vinamilk

Tầm nhìn: “Trở thành biểu tượng niềm tin số 1 Việt Nam về sản phẩm dinh dưỡng và

sức khỏe phục vụ cho cuộc sống con người”

Sứ mệnh: “Vinamilk cam kết ang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng tốt nhất, chất

lượng nhất bằng chính sự trân trọng tình yêu và trách nhiệm cao của mình với cuộc sốngcon người và xã hội”

Giá trị cốt lõi: 5 giá trị cốt lõi Vinamilk cam kết với cộng đồng:

- Chính trực: Liêm chính, trung thực trong ứng xử và trong tát cả các giaodịch

- Tôn trọng: Tôn trọng bản thân, tôn trọng đồng nghiệp, tôn trọng công ty,tôn trọng hợp tác Hợp tác trong sự tôn trọng

- Công bằng: Công bằng với nhân viên,khách hàng, nhà cung cấp và cácbên liên quan

- Tuân thủ: Tuân thủ Luật pháp, Bộ Quy Tắc ứng xử và các quy chế, chínhsách, quy định của công ty

4

Trang 5

- Đạo đức: Tôn trọng các tiêu chuẩn đã được thiết lập và hành động mộtcách có đạo đức.

Mục tiêu chiến lược:

Chiến lược phát triển dài hạn của Vinamilk là đạt mức doanh số để trở thành một trong

50 công ty sữa lớn nhất thế giới, với mục tiêu trong giai đoạn 2012 - 2017 đạt mức doanh

số 3 tỷ USD

Trong giai đoạn này, 3 lĩnh vực quan trọng tạo ra đòn bẩy cho việc đạt sứ mệnh củaVinamilk là:

- Phát triển quản trị nguồn nhân lực chiến lược

- Duy trì và quản lý hoạt động với mục tiêu phát triển bền vững

- Hoạch định và thực thi các lĩnh vực quản lý Kiến thức, Cải tiến và Sự thay đổi

Vinamilk sẽ ưu tiên hoàn thành các mục tiêu chiến lược sau:

- Kế hoạch đầu tư tài sản:

Trong giai đoạn 2012 - 2017 đạt mức doanh số 3 tỷ USD

Duy trì việc phân chia cổ tức hàng năm cho các Cổ đông, với tỷ lệ cổ tức tối thiểu

là 30% mệnh giá

- Khách hàng:

Là doanh nghiệp có sự thỏa mãn của khách hàng về chất lượng sản phẩm, giá cảhợp lý và hệ thống phân phối tốt nhất Việt nam

- Quản trị doanh nghiệp:

Trở thành doanh nghiệp có cơ cấu, quản trị điều hành chuyên nghiệp được côngnhận

Trang 6

Trở thành một doanh nghiệp có môi trường làm việc mà tại đó nhân viên có thểphát huy tốt nhất khả năng, đóng góp vào thành tựu chung và trở thành một trongcác doanh nghiệp hàng đầu mà nhân viên đánh giá là lý tưởng để làm việc.

III Phân tích môi trường

1 Môi trường vĩ mô

1.1 Môi trương kinh tế

- Cơ hội:

+ Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, đặc biệt là khi

Việt Nam gia nhập WTO mang lại nhiều cơ hội cho nhiều doanh nghiệp làm ănhợp tác với các đối tác nước ngoài trong đó có sữa Giá sản phẩm sữa trên thế giới

có xu hướng tăng cao, tạo điều kiện cạnh tranh về giá cho các doanh nghiệp sữaViệt Nam, tiến tới mở rộng thị trường ra nước ngoài Đồng thời các doanh nghiệpsữa trong nước có điều kiện tiếp xúc với những công nghệ mới, tiên tiến hơn, cùng

cơ hội không ngừng nâng cao và hoàn thiện chính mình trong môi trường cạnhtranh

+ Nền kinh tế tăng trưởng duy trì ở mức khá cao, tốc độ tăng trưởng Việt Namđược nhận định bởi WB trong năm 2014 là 5,4 %, thu nhập bình quân của dânchúng tăng, kéo theo như cầu tiêu dùngcác mặt hàng thực phẩm trong đó có sữacũng tăng

- Thách thức

Tuy có khả năng cạnh tranh về giá nhưng các doanh nghiệp sữa Việt Nam gặp khókhăn trong chất lượng sản phẩm với các doanh nghiệp nước ngoài Nhiều ngườitiêu dùng Việt Nam chấp nhận mức giá đắt hơn trên 200% đẻ sư dụng sữa nhậpngoại

1.2 Môi trường Công nghệ:

- Cơ hội:

6

Trang 7

+ Đã ứng dụng các hệ thống máy móc hiện đại, hệ thống quản lí mới, đồng thờinhập khẩu quy trình và nguồn nguyên liệu đã góp phần nâng cao chất lượng sữa

- Thách thức

+ Theo Dairyvietnam.com, hơn 95% số bò sữa ở Việt Nam hiện nay phân tántrong các nông hộ với quy mô nhỏ lẻ, tính chuyên nghiệp chưa cao, nguồn thức ănhạn chế, phải nhập khẩu đến 80% ( giống bó, thức ăn, đất trồng cỏ), khiến áp lựcchi phí cao, chất lượng sữa không đảm bảo, mới đáp ứng được 22-25% nhu cầunguyên liệu, gây khó khăn cho doanh nghiệp (theo ông Trịnh Quý Phổ, tổng thư kíhiệp hội sữa Việt Nam)

1.3 Môi trường văn hóa xã hội

- Cơ hội:

+ Số dân đông, tốc độ tăng nhanh-1,2%, năm 2013, xu hướng tiêu dùng hàng nộiđịa tăng cao => là một thị trường tiềm năng, phát triển Theo Bộ công thương, đếnnăm 2015, thị trường nội địa tiêu dùng khoảng 1.3 tỷ lit sản phẩm sữa dạng nước,tương đương 15 lít/ người/năm

+ Trình độ dân trí ngày càng được nâng cao => hướng tới những sản phẩm giảikhát và dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe, có tác dung làm đẹp Năm 2013, thịtrường sữa nước ước đạt 670.000 tấn, tương đương 18.000 tỉ đồng và dự tính đạthơn 1.000 tấn, tương đương 34.000 tỉ đồng vào năm 2017 Thị trường sữa bột năm

2013 cũng đạt 70.000 tấn, tương đương 28.000 tỉ đồng và sẽ tăng lên mức 90.000tấn (tương đương 48.000 tỉ đồng) vào năm 2017 Với những dự báo khả quan này,hàng loạt doanh nghiệp sữa đã đầu tư xây dựng nhà máy, mở rộng công suất đểđáp ứng nhu cầu thị trường

+ Các doanh nghiệp Việt Nam có lợi thế trong nghiên cứu và phát triển các sảnphẩm phù hợp người Việt lớn hơn các doanh nghiệp nước ngoài

- Thách thức: tâm lí tiêu dùng hàng ngoại, không tin tưởng hàng Việt vẫn còn tồntại

1.4 Môi trường chính phủ, luật pháp, chính trị:

- Cơ hội:

Trang 8

+ Nền chính trị của Việt Nam tương đối ổn định, chính sách giảm thuế nhập khẩu

xuống 0% tạo sự an tâm cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư, hỗ trợ hoc hỏi

kinh nghiêm và phát triển

+ Hệ thống các chính sách, luật pháp về tiêu dùng, bình ổn giá sữa đã bước đau

hoàn thiện

- Thách thức

+ Việc quản lí giá cả thị trường của cơ quan nhà nước vẫn còn lỏng lẻo Quá trình

thực thi luật cạnh tranh đối với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh chưa thực

sự hiệu quả

+ Kiểm định sữa vẫn còn lỏng lẻo, mới chỉ dừng lại ở kiểm tra an toàn thực phẩm,

mà chưa kiểm soát được hàm lượng chất gây khó khăn cho doanh nghiệp sữa

1.5 Điều kiện tự nhiên

- Cơ hội: Khí hậu Việt Nam mang điều kiện gió mùa nòng ẩm, nhưng có

nhữngvùng khí hậu ôn đới như Tuyên Quang, Lâm Đồng, Ba Vì,… đặc biệt thích

hợp trồng cỏ cho chất lượng cao, chăn nuôi bò sữa năng suất

- Thách thức: khí hậu gây bất lợi cho việc bảo quản và chế biến gây ảnh hưởng đến

chất lượng sữa

2 Phân tích môi trường ngành

Cuộc cạnh tranh của các hãng sữa là cuộc chiến trên các dòng sản phẩm sữa tươi

thanh trùng, sữa tươi tiệt trùng và sữa hoàn nguyên (sữa được pha ra từ bột) Hơn

70% số lượng sữa nước trên thị trường ở Việt Nam là sữa hoàn nguyên, phần còn

lại là sữa tươi từ các vùng nguyên liệu của các công ty trong nước

8

Đối thủ cạnh tranh tiềm tàng (Các công ty bột ngũ cốc và công

ty thực phẩm có tiềm năng với

thị tường sữa Áp lực của người mua

( áp lực từ các khách hàng trực tiếp – đại lí, nhà phân phối và các khách hàng cuối cùng)

Đối thủ cạnh tranh hiện tại và

doanh nghiệp ( các công ty sữa nước ngoài và

trong nước)

Áp lực từ các nhà cung ứng

( áp lực từ nguồn trong nước và

các nguyên liệu nhập khẩu trực

tiếp từ nước ngoài)

Trang 9

2.1 Doanh nghiệp và đối thủ vạnh tranh hiện tại

2.1.1 Cơ cấu cạnh tranh của ngành

Trang 10

Hiện nay, Việt Nam có khoảng 54 công ty sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh sữa,chưa kể có hàng trăm tổng đại lí phân phối sữa, trong đó, 70% thị trường vẫn phụthuộc vào nguồn sữa ngoại Trong đó thị trường sữa nước là thị trường sữadoannh nghiệp Việt Nam có sức cạnh tranh, phần lớn thị trường sữa bột vẫn bị chiphối bởi sữa nhập ngoại như: Abbott, Mead Johnson, Nestle,…

Thị trường sữa nước có giá trị khoảng 1 tỷ USD Nếu cách đây vài năm chỉ mộtvài tên tuổi như Vinamilk hay Dutch Lady chiếm lĩnh hầu hết thị trường thì nayhàng chục thương hiệu từ Vinamilk, Dutch Lady, TH True Milk, Mộc Châu, Ba

Vì, Dalatmilk, Lothamilk, Vixumilk, Nutifood, Hanoi milk gia nhập với mức giáchênh lệch không nhiều

10

Theo đánh giá của Công ty nghiên cứu thị trường Nielsen

Vietnam, tính đến tháng 7/2013, thị phần sữa nước hiện

nay chủ yếu nằm trong tay các doanh nghiệp sữa nội,

trong đó, Vinamilk nắm giữ 48,7% thị phần, kế đến là

FrieslandCampina Việt Nam với 25,7% và TH True Milk

là 7,7% thị phần Vinamilk hiện có 5 thương hiệu sữa

nước FrieslandCampina Việt Nam hiện có 4 dòng sản

phẩm sữa nước trong đó Dutch Lady (Sữa Cô gái Hà

Lan) chiếm vị trí chủ lực

Trang 11

Như vậy, có thể coi, Friesland Campina là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Vinamilk trongthị trường nội địa Tuy vậy Vinamilk và Friesland Campina không đủ sức chi phối ngành,

nà ngày càng chịu nhiều tác động của các doanh nghiệp nước ngoài Đồng thời chúng tathấy được mức độ cạnh tranh khốc liệt của ngành

2.1.2 Tình trạng cầu của nghành

Việt Nam được đánh giá là thị trường tiêu thụ sữa tiềm năng Điều này là bởi ViệtNam là một quốc gia đông dân, cơ cấu dân số trẻ với mức tăng dân số cao khoảng1,2%/năm, tỷ lệ tăng trưởng GDP 6-8%/năm, thu nhập bình quân đầu người tăng14,2%/năm Những yếu tố này kết hợp với xu thế cải thiện thiện sức khỏe và tầmvóc của người Việt Nam khiến cho nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm sữa luôn giữmức tăng trưởng cao

Trang 12

Năm 2010, trung bình mỗi người Việt Nam tiêu thụ khoảng 15lít sữa/năm, thấp hơn so với các nước trong khu vực như TháiLan 34 lít/người/năm, Trung Quốc 25 lít/người/năm Dự báođến năm 2020, con số này sẽ tăng gần gấp đôi, lên đến 28 lítsữa/năm/người.

Năm 2013, thị trường sữa nước ước đạt 670.000 tấn, tươngđương 18.000 tỷ đồng và dự tính đạt hơn 1.000 tấn, tươngđương 34.000 tỷ đồng vào năm 2017 Thị trường sữa bột năm

2013 cũng đạt 70.000 tấn, tương đương 28.000 tỷ đồng và sẽtăng lên mức 90.000 tấn (tương đương 48.000 tỷ đồng) vàonăm 2017

Trang 13

Số liệu của Tổng cục thống kê cho thấy nhập khẩu sữa và các sản phẩm từ sữa củaViệt Nam năm 2013 là xấp xỉ 1,1 tỷ USD, tăng hơn 130% so với năm 2012 Theo

số liệu mới nhất, 4 tháng đầu năm nay, giá trị nhập khẩu sữa và các sản phẩm từsữa của Việt Nam là hơn 362,2 triệu USD

Dự báo năm 2017 thị trường sữa nước sẽ đạt đến quy mô 34.000 tỷ đồng, thịtrường sữa bột là 48.000 tỷ đồng Với những dự báo khả quan này, hàng loạtdoanh nghiệp sữa đã đầu tư xây dựng nhà máy, mở rộng công suất để đáp ứng nhucầu thị trường

Đây là một cơ hội lớn cho doanh nghiệp sữa Việt Nam và Vinamilk trong việc mởrộng thị phần

2.1.3 Các rào cản rút lui

Các rào cản rút lui

+ Rào cản về công nghệ, vốn đầu tư :chi phí đầu tư ban đầu của ngành sữa rấtcao,do đó, khi một công ty muốn rút khỏi thị trường sữa thì sẽ gặp khó khăn trongviệc thu hồi vốn đầu tư như máy móc, thiết bị,…

+ Ràng buộc với người lao động :

+ Ràng buộc với chính phủ, các tổ chức liên quan (Stakeholder) :

+ Các ràng buộc chiến lược, kếhoạch:

2.1.4 Đánh giá tương quan thế lực của Vinamilk và các đối thủ

Hiện các doanh nghiệp nội đang ra sức tăng thị phần trong bối cảnh nguồn nguyênliệu sản xuất vẫn phụ thuộc lớn từ bên ngoài Do đó, việc đầu tư và đưa vào hoạtđộng “siêu nhà máy sữa bột” tại Bình Dương của Vinamilk đã thật sự tạo mộtbước ngoặt mới cho ngành công nghiệp sữa Việt Nam, đặc biệt là phân khúc sữabột trẻ em

Trang 14

Vinamilk hiện nắm thị phần tương đối và một số mặt hàng ở thế áp đảo như sữa chua, sữa đặc có đường, nhưng ở một số phân khúc như sữa tươi và sữa bột cũng

còn hạn chế Cụ thể, Vinamilk chiếm 75% thị phần sữa đặc có đường, 90% thịphần sữa chua, 50% thị phần sữa tươi và khoảng 25 - 30% thị phần sữa bột củaViệt Nam

Về tính cạnh tranh, giá cả có thể coi là điểm mạnh của Vinamilk so với các sảnphẩm của các đối thủ trong nước và ngoại nhập

Điểm yếu của Vinamilk nắm ở vấn đề marketing (theo ông Trần Bảo Minh- phótổng giám đốc Vinamilk) Vinamilk chưa tạo được thông điệp hiệu quả đến ngườitiêu dùng Điều này gây bất lợi rất nhiều đến sự phát triển của Vinamilk so vớinhững đối thủ cạnh tranh như TH true milk ,…

Dutch Lady

a Thương hiệu mạnh, có uy tín

b Hiểu được văn hóa tiêu dùng

c Công nghệ sản xuất hiện đại

b Chất lượng chưa ổn định

c Tự tạo rào cản với các hộ nuôi bò sữa

d Chưa có thị phần lớn tại phân khúc bột

Trang 15

e Kênh phân phối lớn

f Công nghệ sản xuất hiện đại

g Công nhân có tay nghề cao

a Chưa hiểu rõ thị trường mới

b Chưa vượt qua được rào cản văn hóa chính trị

c Giá cả cao

d Tất cả các sản phẩm phải nhập khẩu

Tương quan thế lực giữa Vinamilk và các đối thủ cạnh tranh

Giá Quy mô chất lượng và giá cả một số sản phẩm sữa nổi bật năm 2013

Mead

Fries

Nuti Ba Vì

TH Vina Hanoi Sữa thô

Chất lượng

Trang 16

2.2 Những người muốn vào mới ( đối thủ cạnh tranh tiêm tàng)

Sự tiềm năng của thị trường

Sự trung thành nhãn hiệu chỉ sự ưa thích mà người mua dành cho sản phẩm của

các công ty trong ngành sữa VINAMILK hiện tại:

- Hệ thống khách hàng: Ngành sữa có một hệ thống khách hàng đa dạng

đây là một vấn đề tác động tới một cách khách quan không chỉ là nỗi lo của công

ty tham gia vào ngành lâu năm mà còn là khó khăn cho ngành mới gia nhập

- Ở vùng nông thôn: Không ít nhóm người tiêu dùng phản ánh rằng khi đi mua sữa

ở các đại lý, họ thường nhờ sự tư vấn của người bán hàng mà nhũng người bánhàng thì chỉ am hiểu những mặt hàng sữa được ưa chuộng, vậy nên khi tư vấn chokhách hàng thì lần sau khách hàng tiếp tục dùng lại những loại đó mà không quantâm mấy tới độ dinh dưỡng và chất lượng

- Ở vùng thành phố: nhìn chung tại thị trường này hầu hết người tiêu dùng có thunhập cao, có hiểu biết do vậy họ có những quan niệm là tiêu dùng sản phẩm màchất lượng cao, thương hiệu nổi tiếng hơn và tỉ trọng tiêu dùng sữa ngoại lớn như

XO, duxmex ,

- Việc tạo lập thương hiệu trong ngành sữa cũng rất khó khăn do phải khẳng địnhđược chất lượng sản phẩm cũng như cạnh tranh các công ty lớn

16

Trang 17

- Đối với một số khách hàng của ngành sự trung thành của họ đối với các nhãnhiệu của ngành có thể là một sự trung thành mù quáng như xung quanh mình ngheviệc tiêu dùng sữa nào tốt là họ rủ nhau tiêu dùng một loại duy nhất

Công nghệ cao:

Đây là một rào cản nhập cuộc cao đối với các đối thủ nhập cuộc

- Công nghệ chế biến mới xuất hiện và còn thiếu nhiều chuyên gia trong lĩnh vựcnày, để thành lập thêm một hãng không chỉ cần sự sáng tạo đầu tư của chuyên giatrong nước mà còn cần tới sự trợ giúp của các chuyên gia nước ngoài

- Sản phẩm sữa là sản phẩm dinh dưỡng các thành phần của nó rất phức tạp đòihỏi công nghệ hiện đại,khả tăng xử lý chất độc hại mức tối ưu nhất, các sản phẩmmới khi đưa ra phải có đặc tính ưu việt maới đủ thuyết phục khách hàng

=>Có thể nói rằng yếu tố công nghệ là một trở ngại đáng kể cho ngành khi gianhập

Lợi thế chi phí tuyệt đối

Lợi thế chi phí tuyệt đối hàm ý là những doanh nghiệp bước vào thị trường ngànhvới chi phí đơn vị cao hơn bất kì mức sản lượng nào Vì thế các công ty hiện tạitrong ngành thường có lợi thế chi phí thuyệt đối so với công ty mới nhập cuộc.Các chi phí lợi thế tuyệt đối có nhiều sự khác nhau như:

- Khả năng sản xuất: nhờ tích lũy được những kinh nghiệm trong quá khứ cùngquá trình hoạt động phát triển lâu dài nên khả năng sản xuất vượt trội và khả năngthích ứng với rủi ro cao hơn

Trang 18

- Vốn

+ Một dây chuyền sản xuất sữa có giá trị trung bình khoảng vài chục tỷ, đó là mộtkhoản đầu tư không hề nhỏ chưa tính đến các chi phí xây dựng nhà máy, chi phínhân công, chi phí nguyên liệu đầu vào trong và ngoài nước…

+ Các yếu tố thương mại: Ngành chế biến sữa bao gồm nhiều kênh tham gia từchăn nuôi, chế biến, đóng gói đến phân phối tiêu dùng…Tuy nhiên vẫn chưa cótiêu chuẩn cụ thể, rõ ràng cho từng khâu, đặc biệt là tiếng nói của cá bộ, ngành vẫncòn riêng rẽ dẫn đến việc quy hoạch ngành sữa chưa được như mong muốn, gâynhiễu cho các công ty trong khâu sản xuất và phân phối đặc biệt là công ty mớithành lập

- Nguyên liệu đầu vào:Hầu hết các công ty cũ có khả năng tiếp cận với các nguyênliệu đầu vào,máy móc, thiết bị với giá ré hơn làm giảm bớt chi phí sản xuất gópphần sản phẩm tung sản phẩm ra thị trường với gí rẻ hơn Phần lớn các nguyênliệu đầu vào phải nhập từ nước ngoài

- Nguồn nhân lực: Hiện tại nguồn nhân lực cho ngành chế biến các sản phẩm từsữa khá dồi dào từ các nông trại, các trường đại học chuyên ngành chế biến thựcphẩm…Tuy nhiên chất lượng nguồn lực chưa cao và đó cũng là một rào cản khôngnhỏ cho các công ty sữa

Các quy định của chính phủ

Các quy định của chính phủ cũng ảnh hưởng không nhỏ tới sự gia nhập ngành

- Nhà nước đã có chính sách thúc đẩy ngành sữa phát triển như khuyến khích mởtrang trại nuôi bò sữa, hỗ trợ phát triển công nghệ chế biến và thay thế dần cácnguyên liệu đầu vào nhập từ nước ngoài Một số chính sách khác khuyến khíchxuất khẩu cũng giúp cho ngành có cơ hội tăng trưởng và đã từng có chính sánhbảo hộ trong một thời gian cho đến năm 2005 không cấp phép vào lĩnh vực chếbiến sữa hộp, chính sách này tạo ra rào cản nhập ngành sản xuất nhưng lại cóthuận lợi cho những hãng có mặt trên thị trường tăng quy mô sản xuất

18

Trang 19

2.3 Sức ép từ nhà cung ứng

Sức mạnh mặc cả của nhà cung cấp nguyên liệu sữa trong nước hạn chế Xét vềquy mô ngành chăn nuôi bò sữa, 95% số bò sữa được nuôi tại các hộ gia đình,chỉ 5% được nuôi tại các trại chuyên biệt với qui mô từ 100-200 con trở lên(VEN, 2009) Điều này cho thấy người dân nuôi bò tự phát, dẫn đến việc khôngđảm bảo số lượng và chất lượng và làm giảm khả năng thương lượng của cácnhà cung cấp trong nước Việc thiếu kinh nghiệm quản lý, quy mô trang trạinhỏ, tỷ lệ rối loạn sinh sản và mắc bệnh của bò sữa còn ở mức cao…khiến ngườinông dân nuôi bò sữa rất bất lợi Do đó, các công ty sữa trong nước nắm thế chủđộng trong việc thương lượng giá thu mua sữa trong nước

Phụ thuộc nhiều vào diễn biến giá cả nguồn nguyên liệu nước ngoài Do hơn70% đầu vào là nhập khẩu, giá sữa bột thế giới sẽ gây áp lực lên ngành sản xuấtsữa Việt Nam Trong thời gian tới, giá sữa bột có xu hướng tăng Đồng thời,nguồn cung từ các nước xuất khẩu chủ yếu sang Việt Nam như New Zealand,Úc… tăng nhẹ trong khi cầu nhập khẩu từ các nước châu Á tăng lên, đặc biệt làTrung Quốc Do đó, việc kiểm soát được các hợp đồng mua sữa bột, cả về sốlượng và chất lượng là rất quan trọng đến năng lực cạnh tranh của các công ty.Tuy nhiên, với diễn biến giá sữa khó nắm bắt như những năm gần đây, các nhàsản xuất trong nước vẫn ở trong thế bị động khi phán ứng với diễn biến giá cảnguồn nguyên liệu nhập khẩu

=>Từ phân tích đó, ta có thể thấy đối thủ tiềm năng của vinamilk

gồm có Các công ty chuyên sản xuất các sản phẩm thay thế như bột

ngũ cốc, thực phẩm chức năng như IMC,DOMESCO, BIBICA nhưng

tiềm năng chưa mạnh, chưa đủ sức cạnh tranh với sản phẩm sữa,

nhưng có thể đây cũng là một trong những đối thủ mạnh trong tương

lai

Trang 20

2.4 Sản phẩm thay thế

Áp lực về sản phẩm mới trong ngành này là không nhiều, do đặc thù của sữa làsản phẩm bổ sung dinh dưỡng thiết yếu Tuy nhiên, sẽ có sự cạnh tranh giữa cácsản phẩm trong ngành về thị phần, ví dự như sữa đậu nành hay các sản phẩm đồuống ngũ cốc, ca cao… có thể làm giảm thị phần của các sản phẩm sữa nước

2.5.Áp lực từ khách hàng

Các khách hàng cuối cùng, có khả năng gây áp lực lớn cho các công ty về chấtlượng của sản phẩm.Hiện tại các sản phẩm sữa rất đa dạng và có thể thay thếcho nhau, và yếu tố giá cả không phải là quan trọng nhất đối với người tiêu dùngkhi lựa chọn các sản phẩm sữa Các công ty phải cạnh tranh với nhau bằngchấtlượng, sự đa dạng của sản phẩm, sức mạnh thương hiệu… rồi mới đến cạnhtranh bằng giá cả;

Các khách hàng trực tiếp là các đại lý phân phối nhỏ lẻ, các trung tâm dinhdưỡng…có khả năng tác động đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng.Các công ty sữa trong nước và các đại lý độc quyền của các hãng sữa nướcngoài phải cạnh tranh để có được những điểm phân phối chiến lược, chủ yếuthông qua chiết khấu và hoa hồng cho đại lý bán lẻ Các điểm phân phối nhưtrung tâm dinh dưỡng, bệnh viện, nhàthuốc…có thể giành được sức mạnh đáng

kể trước các hãng sữa, vì họ có thể tác động đến quyết định mua sản phẩm sữanào của các khách hàng mua lẻ cuối cùng thông qua tư vấn, giới thiệu sản phẩm

Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài

Sau đây là bảng tổng hợp đánh giá các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến sản xuấtkinh doanh của công ty sữa Việt Nam-Vinamlik

số

Hệ sốphản

Điểm

TB có

Tácđộng

Tácđộng

20

Ngày đăng: 31/05/2015, 09:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w