1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

truyện lịch sử của nguyễn huy thiệp nhìn từ góc độ tiếp nhận

29 400 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 64,69 KB

Nội dung

Tác phẩm văn chương luôn hấp dẫn người đọc bởi tính đa nghĩa của nó, ởnhững thời, những nơi và những người đọc cụ thể cùng với mục đích riêng củamình, họ sẽ nhận ra được những giá trị và

Trang 1

MỤC LỤC

Mở đầu 1

Nội dung 3

1 Sơ lược về lý thuyết tiếp nhận 3

1.1 Khái niệm tiếp nhận văn học 3

1.2 Lý thuyết tiếp nhận văn học từ truyền thống đến hiện đại 4

1.2.1 Lý thuyết tiếp nhận truyền thống 4

1.2.2 Lý thuyết tiếp nhận hiện đại 6

1.3 Vai trò của lý thuyết tiếp nhận văn học 7

1.3.1 Đối với tác phẩm văn học 7

1.3.2 Đối với người đọc 8

2 Truyện lịch sử của Nguyễn Huy Thiệp và dư luận 9

2.1 Truyện lịch sử của Nguyễn Huy Thiệp 9

2.2 Những ý kiến tranh luận về truyện lịch sử của Nguyễn Huy Thiệp 12

2.2.1 Ý kiến phản đối 12

2.2.2 Ý kiến tán đồng 15

3 Đánh giá cuộc tranh luận về truyện lịch sử của Nguyễn Huy Thiệp 19

3.1 Nguyên nhân hiện tượng tranh luận về truyện lịch sử của Nguyễn Huy Thiệp 19

3.2 Cách nhìn nhận truyện lịch sử của Nguyễn Huy Thiệp của nhóm 21

Kết luận 25

Tài liệu tham khảo 27

Trang 2

MỞ ĐẦU

Tác phẩm văn học được xem như là đứa con tinh thần của nhà văn, nhà thơ Sáng tạo xong tác phẩm, người nghệ sĩ, có lẽ đã hết nhiệm vụ sinh thành và sau đó trao lại quyền dưỡng dục cho người vú nuôi - người tiếp nhận Người đọc

sẽ hoan nghênh, thừa nhận hay phản đối, phủ nhận nó, điều đó thuộc về quyềncủa họ Nhưng xét kĩ, dù đón nhận hay phủ nhận, dù đồng tình hay phản bác, thìtác phẩm cũng đã được mọi người quan tâm, để tâm đến Tác phẩm sống và tồntại trong lòng bạn đọc dù thế nào cũng hơn một tập giấy, con chữ nằm im lìm trêngiá sách không ai ngó ngàng đến Từ đó, chúng ta có thể khẳng định rằng, sự tiếpnhận của bạn đọc có ý nghĩa vô cùng to lớn, bởi, nó quyết định sự sống còn, tồntại hay không tồn tại của tác phẩm

Tác phẩm văn chương luôn hấp dẫn người đọc bởi tính đa nghĩa của nó, ởnhững thời, những nơi và những người đọc cụ thể cùng với mục đích riêng củamình, họ sẽ nhận ra được những giá trị và sự hấp dẫn khác nhau Tác phẩm củaNguyễn Huy Thiệp, nhất là nhóm truyện lịch sử của ông là một hiện tượng nhưthế Nguyễn Huy Thiệp đã đốt nóng văn đàn sau đổi mới bằng những truyện ngắn

“ghê gớm” của mình Như một sự phản ứng với nền văn chương kinh viện đãđược nhào nặn trước đó, truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp là lời tuyên chiến

với những đạo mạo giả trang của đời Với truyện ngắn Tướng về hưu, ra mắt độc

giả trên báo Văn nghệ năm 1987, Nguyễn Huy Thiệp đã thu hút mọi ánh nhìn và

trường quan tâm của công chúng văn học Trên âm hưởng rất shock của Tướng

về hưu, Nguyễn Huy Thiệp lại tiếp tục tung ra: Chút thoáng Xuân Hương, Kiếm sắc, Vàng lửa, Phẩm tiết, Mưa Nhã Nam… làm sửng sốt văn đàn.

Ông đã trở thành một hiện tượng độc đáo của sáng tạo nghệ thuật và là đối tượngcủa những cuộc tranh luận quyết liệt trong lí luận, phê bình văn học hiện nay

Vấn đề Nguyễn Huy Thiệp đã chiếm lĩnh diễn đàn của Văn nghệ trongnhiều số, nhiều năm và vẫn chưa lắng xuống trên nhiều phương tiện truyền thông

khác Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu như: Khi ông Tướng về hưu

Trang 3

Sơn), Về truyện ngắn Vàng lửa của Nguyễn Huy Thiệp (Tạ Ngọc Liễn), Ðọc văn phải khác với đọc sử (Lại Nguyên Ân), Vì sao văn của Nguyễn Huy Thiệp ngày càng sa sút (Ma Văn Kháng), Sự mơ mộng và sự nghiêm khắc trong truyện ngắn Phẩm tiết (Ðỗ Văn Khang), Sử-Văn, Văn-Sử và thái độ người phê bình (Ðỗ Trung Lai), Lịch sử trong quan niệm của Nguyễn Huy Thiệp (Vương Anh Tuấn), Một trường hợp đang bàn cãi (Nguyễn Văn Bổng)… Những bài viết này

bao gồm trong đấy những đánh giá về tác phẩm, tác giả, về chủ đề tư tưởng, hìnhthức nghệ thuật, thi pháp và không ít bài mang tính chất điểm lại lịch sử tiếp nhậnNguyễn Huy Thiệp, những ý kiến ngổn ngang xung quanh hiện tượng NguyễnHuy Thiệp, khen có, chê có

Tuy đã có nhiều công trình nghiên cứu về sáng tác của Nguyễn Huy Thiệpnói chung và truyện lịch sử của ông nói riêng, nhưng hiện tượng Nguyễn HuyThiệp vẫn còn là một điều bí ẩn, luôn hấp dẫn sự tìm tòi khám phá của bạn đọc

Qua bài viết Truyện lịch sử của Nguyễn Huy Thiệp nhìn từ góc độ tiếp nhận,

chúng tôi mong muốn có thể tiếp cận sâu hơn tư tưởng nghệ thuật của tác giả,cho thấy những ý kiến khác nhau trong tiếp nhận của người đọc về truyện lịch sửcủa nhà văn độc đáo này

Trang 4

NỘI DUNG

1 Sơ lược về lý thuyết tiếp nhận

1.1 Khái niệm tiếp nhận văn học

Sự tiếp nhận tác phẩm của bạn đọc có ý nghĩa vô cùng to lớn, bởi nó quyếtđịnh sự sống còn, tồn tại hay không tồn tại của tác phẩm Tuy nhiên, lí luận vănhọc từ trước tới nay chủ yếu tập trung nghiên cứu khâu sáng tác, hoặc xem xétsáng tác tách rời với các quy luật tiếp nhận, hầu như không ai chú ý hay ít chútrọng đến khâu tiếp nhận văn học Nếu như lí luận văn học với tư cách là mộtkhoa học ra đời vào buổi giao thời thế kỉ XVIII - XIX, thì lí luận tiếp nhận vănhọc phải đến nửa cuối thế kỉ XX mới được quan tâm

Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Tiếp nhận văn học là quá trình chiếm

lĩnh các giá trị tư tưởng, thẩm mỹ của tác phẩm văn học, bắt đầu từ cảm thụ văn bản ngôn từ, hình tượng nghệ thuật, tình cảm, quan niệm nghệ thuật, tài nghệ tác giả, cho đến tác phẩm sau khi đọc: cách hiểu, ấn tượng trong trí nhớ, ảnh hưởng trong hoạt động sáng tạo, bản dịch, chuyển thể” [5;tr.325]

Một cách bao quát nhất có thể xác định tiếp nhận văn chương chính là quá

trình biến văn bản văn chương vốn là sản phẩm sáng tạo tinh thần của nhà văn thành tác phẩm văn chương đúng nghĩa trong tâm trí của người đọc Tiếp nhận văn học là giai đoạn hoàn tất quá trình sáng tác – giao tế của văn học [9;

tr.221] Sự tiếp nhận chuyển nội dung văn bản thành một thế giới tinh thần, biếntác phẩm thành yếu tố của đời sống ý thức xã hội

Trên đại thể có thể chia hoạt động tiếp nhận thành hai loại là tiếp nhận

thông thường (chủ yếu ở những người đọc bình thường) và chuyên biệt (chủ yếu

ở những nhà nghiên cứu, phê bình, giảng dạy văn chương)

Tiếp nhận văn học bao hàm các khái niệm cảm thụ, đồng cảm, thưởngthức, lí giải, xem xét tác phẩm văn học Giữa sáng tác văn học và tiếp nhận vănhọc không tách rời nhau Công việc sáng tác của nhà văn chỉ là hoàn thành tácphẩm Chỉ khi nào tác phẩm được người đọc tiếp nhận thì mới hoàn tất Bởi hoạt

Trang 5

động văn học là một quá trình, phải trải qua nhiều giai đoạn Nhà nghiên cứu Mĩ

Norman Holland cho rằng tiếp nhận là quá trình cái tôi đem nội dung vô thức chuyển thành nội dung ý thức Và tiếp nhận văn học hay cảm thụ nghệ thuật là một nhu cầu thiết yếu của con người trong chiều hướng con người mong muốn trở thành một chỉnh thể nhân loại tương đối, thăng bằng, hòa điệu nhịp nhàng để làm chủ môi trường, tạo ra thế thăng bằng tích cực với môi trường [12, tr.129].

Tiếp nhận văn học là một hoạt động sáng tạo, nó làm cho tác phẩm khôngđứng yên mà luôn luôn lớn lên, phong phú thêm Tính sáng tạo của tiếp nhận vănhọc đã được khẳng định từ lâu, nhà Ngữ văn Nga Pôlepnhia đã khẳng định:

“Chúng ta có thể hiểu được tác phẩm thi ca chừng nào chúng ta tham gia vào việc sáng tạo nó”.

Nói tóm lại, tiếp nhận văn học đã đem lại ánh sáng mới, đã mở rộng phạm

vi nghiên cứu văn chương, mở thêm một lối đi cho khảo sát văn chương khiến nókhông bị đóng khung trong việc xem xét mối quan hệ nhà văn và tác phẩm

1.2 Các kiểu tiếp nhận văn học

Hoạt động văn học từ xưa đến nay vận hành theo ba khâu: Nhà văn – Tácphẩm – Bạn đọc Mối quan hệ giữa tác phẩm và bạn đọc đã từ rất lâu được người

ta ít nhiều đề cập

1.2.1 Lý thuyết tiếp nhận truyền thống

Tiếp nhận theo kiểu tri âm

Đây là kiểu tiếp nhận tác phẩm nhằm mục đích tìm đến ý đồ, dụng ý củatác giả Sự cắt nghĩa và hiểu tác phẩm ở người đọc trùng khít với ý định của tácgiả ký gởi vào tác phẩm; ý đồ tác giả, ý đồ của người lý giải nằm trong cùng mộtvòng tròn đồng tâm Tri âm là biểu hiện tột cùng của sự hiểu biết, cảm thông lẫn

nhau, nghĩa là người tiếp nhận có thế giới nội tâm trùng với thế giới nội tâm của nhà văn (Emil Eneken)

Quan niệm tri âm cho rằng, nhiệm vụ của việc tiếp nhận là cảm và hiểucuộc sống được gợi lên trong tác phẩm như chính tác giả như câu chuyện Bá Nha

Trang 6

- Tử Kỳ, Trần Phồn - Tử Trì hay Nguyễn Khuyến - Dương Khuê Trong bài thơ

Khóc Dương Khuê, Nguyễn Khuyến viết:

Câu thơ nghĩ đắn đo không viết Viết đưa ai, ai biết mà đưa Giường kia treo cũng hững hờ Đàn kia gảy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn

Nhưng quan niệm này khó mà thực hiện được, bởi sự gặp gỡ tri âm để hiểumình, hiểu tác phẩm của mìnhkhông dễ.Tiếp nhận theo kiểu này là tiếp nhậnmang tính chủ quan, người ta quan niệm rằng tác phẩm được viết là để dànhriêng cho những người sánh văn chương, có khả năng đi sâu tìm hiểu dụng tâm,dụng ý, nỗi lòng của tác giả, chứ không phải viết ra cho đông đảo độc giả côngchúng ngoài xã hội thưởng thức, tiếp nhận Quan điểm tiếp nhận theo kiểu tri âmđòi hỏi sự gặp gỡ, đồng điệu tuyệt đối giữa người sáng tác và bạn đọc, nhưng trên

thực tế việc này rất khó khăn Lưu Hiệp từng nói: ”Tri âm thực khó thay; âm đã khó tri; người tri khó gặp, gặp kẻ tri âm ngàn năm có một”.

Hơn nữa, dụng ý của tác giả là cái rất mơ hồ Rất khó xác định được cáchhiểu của ta có đúng với dụng ý của tác giả hay không Làm sao có thể xác định

được ý đồ của Tản Đà khi viết Thề non nước là chỉ để tả cảnh hay là nói về tình

yêu của cô đào hát Vân Anh, hay sâu xa hơn nữa là bộc lộ tình cảm sâu kín đốivới quê hương, tổ quốc

Tiếp nhận theo kiểu ký thác

Đây là sự tiếp nhận mà người đọc mượn tác phẩm để biểu lộ nỗi lòng củamình đối với cuộc đời, bất chấp dụng ý của tác giả Điển hình cho kiểu tiếp nhậnnày là nhà lí luận Kim Thánh Thán (Trung Quốc), ông chủ trương lấy lòng mình

mà đọc tác phẩm Tác phẩm văn chương được coi như là một phương tiện đểngười đọc giải bày tấm lòng, gửi gắm những quan niệm nhân sinh, những cảmxúc về thế cuộc hoặc những vấn đề bức thiết của cuộc sống mà trong một chừngmực nào đó người đọc không có điều kiện để nói ra một cách trực diện

Trang 7

Nếu tiếp nhận tri âm đề cao vai trò của tác giả thì cách tiếp nhận ký thác lại

đề cao cực đoan vai trò của người đọc, dễ rơi vào việc xuyên tạc tác phẩm

Tiếp nhận theo kiểu tập trung vào văn bản

Khoảng giữa thế kỉ XX, có một số nhà khoa học xem tác phẩm như một hệ

thống kí hiệu tạo nghĩa Họ tuyên bố về cái chết của nhà văn sau khi đã sáng tạo

nên tác phẩm và văn bản tác phẩm là đối tượng duy nhất của phê bình văn học.Những người theo trường phái này bất chấp dụng ý của tác giả mà chỉ tập trungphân tích, lí giải các kí hiệu nghĩa và ý nghĩa của chúng trong văn bản Họ phântích tác phẩm văn học trên tinh thần của các nhà khoa học

Các kiểu tiếp nhận trên đều có hạt nhân tích cực của nó nhưng đều gặpphải hạn chế là cực đoan một yếu tố nào đó Cái thì quá đề cao tác giả, cái thìtuyệt đối hóa vai trò của người đọc, cái thì cực đoan mặt cấu trúc của tác phẩm

1.2.2 Lý thuyết tiếp nhận hiện đại

Ngày nay, người ta quan niệm, tiếp nhận văn học là quá trình tương tác qualại giữa nhà văn và người đọc Tác phẩm do nhà văn sáng tạo ra luôn mang một ýnghĩa nào đó và ý nghĩa đấy có rất nhiều tiềm năng Người đọc đến với tác phẩm

và dùng trí tưởng tượng của mình cắt các lớp nghĩa tiềm năng ấy của tác phẩm Ýnghĩa tác phẩm, một mặt được quy định bởi phẩm chất nội tại của nó, một mặt là

do cách cảm nhận của người đọc chi phối Người đọc không có quyền gán chotác phẩm những nội dung không gắn với ý nghĩa nội tại của nó nhưng người đọc

có thể đi tìm những nét nghĩa mới mẻ hàm chứa trong tác phẩm

Sáng tác và tiếp nhận văn học là hai mặt của sự tồn tại tác phẩm vănchương Sự tồn tại này cần phải có sự tham gia của người đọc Đề cao vai trò củangười đọc trong tiến trình tạo nghĩa, sự ra đời của lí thuyết tiếp nhận đã đánh dấu

sự tiến bộ trong việc giải mã những giá trị tiềm ẩn của những tác phẩm vănchương

Tính tích cực chủ động của người đọc càng được biểu hiện rõ rệt và càngđược đòi hỏi cao trong văn học thời kì đổi mới Nhờ thế đã nảy sinh ra nhiều

Trang 8

cách đọc, cách hiểu khác nhau về cùng một tác phẩm Nên xem mỗi cách đọc,cách hiểu ấy có lẽ tồn tại riêng, bổ sung cho nhau mà không nhất thiết phủ địnhlẫn nhau Thậm chí có thể xem đó là chuyện tự nhiên, hơn thế, là chuyện tất

nhiên trong tiếp nhận dưới cái nhìn hiện đại

Lý luận tiếp nhận văn chương hiện đại thực ra không phải là sự phủ nhận

lý luận tiếp nhận truyền thống mà là sự bổ sung thêm bình diện xã hội và văn hóalịch sử Lý luận tiếp nhận hiện đại vừa kế thừa những mặt tích cực của tiếp nhậntruyền thống, vừa không ngừng mở rộng giới hạn nghiên cứu của mình: Đi sâukhám phá những cấp độ khác nhau, lý giải về tính quy luật của hoạt động tiếpnhận… Nhờ vậy mà cơ chế phức tạp của hoạt động này ngày càng được nhậnthức một cách khoa học và đầy đủ hơn

Các nhà nghiên cứu ở nước ta và trên thế giới hầu như đã đi tới nhất tríxem tiếp nhận là một lĩnh vực lớn, góp phần hoàn thiện bức tranh lý luận vănchương hiện đại của nhân loại trong thế kỷ XX

1.3 Vai trò của lý thuyết tiếp nhận văn học

1.3.1 Đối với tác phẩm văn học

Người đọc đa dạng dẫn đến sự đa dạng trong tiếp nhận văn học Mỗi loạingười đọc có một cách tiếp nhận khác nhau Có người đọc đến với tác phẩm là đểthưởng thức, có người với mục đích nghiên cứu, phê bình … Có người quan tâmđến nội dung tư tưởng, có người lại quan tâm đến hình thức nghệ thuật … Ngườiđọc đa dạng về trình độ, lứa tuổi, kinh nghiệm, nghề nghiệp, giới tính, địa vị xãhội … cũng sẽ dẫn đến những tiếp nhận khác nhau trong cùng một tác phẩm.Nguyễn Du chỉ sáng tạo ra một nàng Kiều xinh đẹp, hiếu thảo, tài năng nhưng sẽ

có hàng trăm, hàng nghìn cô Kiều khác nhau trong tưởng tượng và tiếp nhận củangười đọc

Tác phẩm văn chương mang tính đa nghĩa, mỗi người đứng ở góc độ khácnhau để khám phá, phát hiện Vì vậy, cùng một tác phẩm có thể có nhiều cáchcảm nhận không giống nhau (người tán đồng, người phê phán) Theo Umberto

Trang 9

Eco thì: “Tất cả mội tác phẩm, dù được sáng tạo theo thi pháp tất yếu nào cũng

mở theo các kiểu đọc, mỗi kiểu đọc mang đến cho tác phẩm một đời sống mới từ một triển vọng nào đó theo thị hiếu cá nhân của người đọc” [3; tr 34]

Ngoài ra, tác phẩm văn chương không phải là sản phẩm cố định mà là mộtquá trình, một sự đi tìm, một sự khám phá Chính vì vậy sẽ tạo cơ hội cho những

lý giải, những tiếp nối, những kết luận khác nhau, tạo ra chân trời tự do cho việctiếp nhận Ý nghĩa tác phẩm cũng theo đó mà phong phú, đa dạng

1.3.2 Đối với người đọc

Tiếp nhận văn học mang đậm dấu ấn chủ quan, gắn liến với thị hiếu, tìnhcảm của mỗi người Trong các cách tiếp nhận tác phẩm có chỗ đúng, chỗ sainhưng không có nghĩa là chỉ có một cách tiếp nhận nào đó là duy nhất đúng Mộttác phẩm có thể có nhiều cách tiếp nhận khác nhau và có thể đều tỏ ra hợp lý,điều này gắn với sự đa nghĩa của tác phẩm văn học và thị hiếu thẩm mỹ củangười đọc

Một người đọc có ý thức sẽ không bao giờ chấp nhận những cách cắt nghĩa

có sẵn, họ sẽ không ngừng đi tìm những nét nghĩa mới, những cách hiểu mới.Mỗi khi phát hiện ra một cái gì đó mới mẻ ở tác phẩm mà người khác chưa khámphá, bản thân người đọc sẽ có cảm giác sung sướng, hạnh phúc Đặt tác phẩmvào nhiều hệ quy chiếu khác nhau để lí giải, phân tích, khả năng cảm thụ vănchương nói riêng và cảm thụ nghệ thuật nói chung của độc giả cũng sẽ được nuôidưỡng, bồi đắp

Nói tóm lại, sáng tạo tác phẩm là nhiệm vụ của nhà văn và tiếp nhận nó làcông việc của người đọc, nhằm phát hiện và khẳng định giá trị cũng như chân lí

nghệ thuật của tác phẩm Bởi công việc của tiếp nhận văn học “trước hết là làm nổi lên những nét mờ, khôi phục những chỗ bỏ lửng, nhận ra mối liên hệ của các phần xa nhau, ý thức sự chi phối vận động của chỉnh thể” [9, tr.228] Lê-nin rất tán đồng câu nói sau của Phơ-bách: Viết một cách thông minh, là không nói hết,

là để cho người đọc tự nói với mình những quan niệm, những điều kiện, những

Trang 10

giới hạn mà chỉ với những quan hệ, điều kiện và giới hạn ấy thì một câu nói mới

có ý nghĩa.

2 Truyện lịch sử của Nguyễn Huy Thiệp và dư luận

2.1 Truyện lịch sử của Nguyễn Huy Thiệp

Nếu Nguyễn Minh Châu là người mở đường cho tiến trình đổi mới văn họcViệt Nam sau 1975 thì Nguyễn Huy Thiệp là tác giả đầu tiên tạo ra bước ngoặtquan trọng nhất của tiến trình đổi mới ấy Không phải ngẫu nhiên, Nguyễn Khải

từng bảo, ông sẵn sàng đem cả đời văn của mình để đổi lấy một Tướng về hưu

Tạo ra một nét riêng, độc đáo về phong cách là điều mà mọi nhà văn luônmuốn hướng đến Bởi lẽ, đó được xem là dấu hiệu đánh dấu sự khác biệt của nhàvăn này với nhà văn khác, là sự khẳng định giá trị của mỗi nhà văn Nguyễn HuyThiệp đã tạo dựng cho mình một chỗ đứng trang trọng trên văn đàn nhờ dấu ấnphong cách của ông.Ngay từ những truyện ngắn đầu tay, ông đã tạo nên một trận

sóng thần trong đời sống văn chương Truyện và kịch của ông đã được đăng báo,

in thành nhiều tuyển tập và được dịch ra nhiều thứ tiếng (Anh, Pháp, Ý, ThụyĐiển, Hà Lan, Nhật Bản…) Sáng tác của nhà văn vừa tài tử vừa chuyên nghiệpnày đã và đang được nhiều người nghiên cứu, phân tích, được coi như là nhữngtác phẩm tiêu biểu của văn học Việt Nam trong mấy thập niên qua

Đọc Nguyễn Huy Thiệp, chúng ta có cảm giác vừa quen, vừa lạ, vừatruyền thống, vừa hiện đại Một mặt, truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp phơi bàyđến tận cùng một hiện thực đang ly tán, phân rã, mất đi tính bản nguyên thốngnhất, vẹn toàn, từ đó dội lên âm hưởng đồng vọng với Chủ nghĩa Hiện sinh trongvăn học phương Tây hiện đại Mặt khác, những trang văn của nhà văn độc đáonày lại bàng bạc một sắc màu dân gian, dân tộc, mà chìm dưới bề sâu của nhữngthiên truyện ấy là hạt nhân triết học dân gian, là lớp trầm tích văn hóa tồn tạitrong thẳm sâu tâm hồn người Việt

Trang 11

Tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp khai thác nhiều đề tài, phản ánh nhiềuvấn đề phức tạp của đời sống với một tầm tư tưởng và triết lí sâu sắc, đa chiều.Trong số đó, đề tài lịch sử là một thế mạnh đặc biệt của Nguyễn Huy Thiệp Ôngvốn là một giáo viên dạy sử, am tường lịch sử Nhưng điều quan trọng hơn ở ôngnhãn quan lịch sử sắc bén được kết hợp hài hòa với nhãn quan văn chương Ông

đã để lại môt dấu ấn khác biệt, rất độc đáo và cũng gây nhiều tranh cãi khi khaithác đề tài lịch sử trong các truyện ngắn của mình

Trên thực tế, các sáng tác về đề tài lịch sử trong nước và trên thế giớicũng không hiếm các trường hợp gây nên những cuộc bàn cãi và cảm ứng tiếpnhận khác nhau Với Nguyễn Huy Thiệp nhân vật và sự kiện lịch sử dường nhưchỉ là cái cớ để tác giả tưởng tượng, hư cấu một cốt truyện hoàn toàn khác Đây

là trường hợp các truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp được gợi tứ từ các nhânvật lịch sử như Nguyễn Trãi, Nguyễn Thị Lộ, Nguyễn Huệ, Nguyễn Du, NguyễnÁnh, Hồ Xuân Hương, Hoàng Hoa Thám, Tú Xương, Nguyễn Thái Học… đã tạonên những luồng dư luận khác nhau sôi nổi một thời

Nguyễn Huy Thiệp đặt vấn đề lịch sử bằng cách của một người viết tiểuthuyết và tiếp cận lịch sử bằng cái nhìn của một nhà hoài nghi chủ nghĩa Lịch sửtrong tác phẩm của ông người ta không tìm thấy trong chính sử mà dã sử cũng

chẳng phải Nó là môt kiểu lịch sử không sử sách nào nhắc đến, một kiểu lịch sử như tôi biết, có thể không giống với những gì người đời đã biết

Nguyễn Huy Thiệp đưa ra trong tác phẩm của mình những khả năng khác

của lịch sử, những cái có thể Nó là những điều chưa được biết đến trong kinh

nghiệm cộng đồng và làm đảo lộn nhiều kinh nghiệm đã có của cộng đồng Bởi

cộng đồng mới chỉ biết đến Đề Thám như một Hùm xám Yên Thế - không biết ông ta là một anh hùng, cũng là một người nhu nhược; cộng đồng chỉ quen nhìn Triều Nguyễn của vua Gia Long lập ra là một triều đại tệ hại mà quên mất rằng đây là môt triều đình để lại nhiều lăng; Cộng đồng cũng chưa bao giờ nói

Trang 12

Nguyễn Ánh là một khối cô đơn khổng lồ, Nguyễn Huệ là một người tài bị giời đày hay Nguyễn Trãi cô đơn giữa đời như một hành tinh hoặc một ngọn gió.

Nhân vật anh hùng của Nguyễn Huy Thiệp luôn là những khối mâu thuẫn

lớn, có khi là một anh hùng, cùng là một người nhu nhược Họ cũng có những ẩn

ức riêng, cũng có đời sống tình cảm, nội tâm phong phú, phức tạp Nguyễn HuyThiệp cho người đọc một cái nhìn mới về những niềm tin cũ, vào cái vẹn toàn.Ông giễu nhại sự cả tin Bởi con người là hữu hạn Bởi con người là bất toàn Dù

là anh hùng Dù là đế vương Nhân vật anh hùng của Nguyễn Huy Thiệp đòi hỏingười ta phải xem lại cách nhận thức lịch sử, nhận thức cuộc đời Người tốt cóphải không bao giờ xấu? Và người bị gọi là xấu có phải không biết lòng tốt là gì?

Anh hùng có phải luôn luôn chói lọi ánh hào quang? Hay cũng chỉ là suốt đời thỏa hiệp, không bao giờ dám bước qua lằn ranh bổn phận, nghĩa vụ, cương tỏa,

cũng chỉ là một bi kịch lớn, bi kịch phải làm một anh hùng?

Nguyễn Huy Thiệp mượn chất liệu lịch sử, nhưng đã phả vào đó màu sắchiện đại, soi chiếu nhân vật lịch sử từ những góc nhìn tiểu thuyết hết sức độc đáo.Chọn những nhân vật lịch sử từ lâu là một hình mẫu toàn vẹn trong niềm tin, tâmthức dân tộc, nhà văn tạo nên một sự đảo lộn lớn trong nhận thức của bạn đọc.Ông xây dựng nhân vật anh hùng là để phá hủy chính hình tượng ấy, làm nên mộthình tượng mang tính tiểu thuyết, thể hiện những nội dung, tư tưởng về hiện đại.Nhân vật như một niềm tin tuyệt đối bị phá vỡ, bị nghi ngờ Người anh hùngđược soi chiếu bởi rất nhiều luồng ánh sáng khác nhau, được đặt ở nhiều gócnhìn đa dạng, đa chiều để trở thành một “con người” đích thực Cách đề xuất nhưthế này về con người chống lại cái gì duy ý chí và ảo tưởng phong thánh conngười Nhiều người không chấp nhận lối viết mới mẻ này nên gây ra cuộc tranhluận về chum truyện lịch sử của Nguyễn Huy Thiệp

Cho đến tận hôm nay, cuộc tranh luận về Nguyễn Huy Thiệp vẫn chưa kếtthúc Có người ca ngợi ông như một nhà văn đại tài, đề nghị tặng giải Nôben cho

Trang 13

ông Nhưng cũng có người đòi bỏ tù ông vì đã bôi nhọ cuộc sống, hạ bệ thần tượng.

2.2 Những ý kiến tranh luận về truyện lịch sử của Nguyễn Huy Thiệp

Tính đa nghĩa được xem như là một trong những đặc điểm quan trọng và thường trực của tác phẩm, đặc biệt là của ngôn từ nghệ thuật thơ ca [2; tr.14].

Nó được xem là một trong những thước đo giá trị nghệ thuật của tác phẩm, nhất

là những tác phẩm lớn, bởi tính đa nghĩa không chỉ là đặc trưng mà còn là số phận của văn học (Trần Đình Sử) Một tác phẩm lớn phải mang trong mình một tiềm năng dồi dào về nghĩa mà ở đó, người đọc ở những tầm đón đợi khác nhau

sẽ tìm cho mình được những ý nghĩa khác nhau, dĩ nhiên, tất cả ý nghĩa ấy không phải bắt nguồn từ sự tùy tiện của độc giả mà phải từ đặc trưng của nội dung hình tượng.

Truyện lịch sử của Nguyễn Huy Thiệp đã thể hiện quan niệm mới về bạnđọc, cũng đòi hỏi một cách đọc mới, một cách tiếp cận mới Nhà văn không ápđặt chân lý, cũng có nghĩa là người đọc phải tự mình đi hết chiều sâu của tácphẩm, bóc tách từng lớp nghĩa theo kinh nghiệm sống, kinh nghiệm nhận thứccủa cá nhân mình Sự xuất hiện của Nguyễn Huy Thiệp gây những tương phản dữdội trong dư luận

Năm 1988, vào thời điểm ba truyện ngắn Kiếm sắc, Vàng lửa, Phẩm tiết của

Nguyễn Huy Thiệp đăng trên báo Văn Nghệ, cũng là lúc xuất hiện những phản ứng

gay gắt, trái ngược trong việc đánh giá và thẩm định các sáng tác của nhà văn này

Sự bất đồng của các ý kiến không nhằm khẳng định hay phủ nhận tài năng của nhàvăn mà tập trung vào các vấn đề: văn - sử; hư cấu - phi hư cấu; chính - tà Căn cứvào nội dung của các bài tranh luận, có thể tạm chia thành hai xu hướng chính

2.2.1 Ý kiến phản đối

Hầu hết những truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp đều chứa đựng mộthoặc vài lời triết lý của ông về văn chương Điều đó chứng tỏ, Nguyễn Huy

Trang 14

Thiệp là người hay trăn trở về văn chương và ý nghĩa của nó Những triết lý đó,được phát biểu gián tiếp qua các nhân vật, qua tình huống truyện hoặc đôi khiphát biểu một cách trực tiếp Trước đây, Nam Cao cũng thường thể hiện nhữngquan niệm của mình trên trang viết của mình Nhưng với Nguyễn Huy Thiệp, vănchương không đơn giản và rành mạch như Nam Cao Cái nhìn của ông về vănchương có gì đó rất phức tạp – phức tạp như chính cuộc đời

Cái ông đem đến cho người đọc lại là một sự hoài nghi về chân lý Và vớinhững người đọc đã quen cái tâm thế đón chờ chân lý, người ta lạ lẫm trước trangvăn của ông Người ta thấy nó xa lạ với truyền thống, xa lạ với chuẩn mực Khi

đó, “Nguyễn Huy Thiệp xuất hiện như một tài năng, ngày càng có nhiều sự bàn cãi” (Nguyễn Văn Bổng) Các ý kiến không thống nhất, giới phê bình lúng túng,

độc giả tranh luận gay gắt

Người đọc phê phán vì họ không chấp nhận việc hư cấu các nhân vật lịch sử

một cách tuỳ tiện Đó không chỉ là việc hạ bệ thần tượng mà còn làm cho diện mạo lịch sử méo mó đi, xúc phạm tới danh dự dân tộc.

Trong quá trình tranh luận, mối quan hệ giữa sử và văn được đề cập đếnnhiều hơn cả Sử khác văn như thế nào? Quyền hư cấu của nhà văn tới đâu khi viết

về lịch sử? Như thế nào là nhận thức lại lịch sử và đổi mới lĩnh vực sử học? Hầu hết

các bài nghiên cứu theo hướng phản đối Nguyễn Huy Thiệp đều cho rằng: “không nên sử dụng lịch sử một cách tuỳ tiện trong mọi lĩnh vực”.

Đọc Nguyễn Huy Thiệp, nhà sử học Tạ Ngọc Liễn có nhiều nhận định như

sau: “Cũng như Tướng về hưu, Kiếm sắc, kỹ thuật viết, sức khái quát, tính biểu tượng nhiều mặt của ngòi bút Nguyễn Huy Thiệp trong Vàng lửa khiến tôi có thể

khẳng định: đây là một tài năng… Tuy nhiên, về nội dung tư tưởng, về quan điểm

xã hội, cách nhìn nhận các giá trị lịch sử mà Nguyễn Huy Thiệp muốn phát biểu

qua tác phẩm của mình thì Vàng lửa, theo tôi, là một truyện chứa đựng không ít

sai lầm, lệch lạc, buộc chúng ta phải nhắc nhở anh cần định hướng lại một cách chín chắn hơn khi ngồi trước trang giấy, đặc biệt cần kiểm tra lại vốn tri thức

Ngày đăng: 23/05/2018, 14:58

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đỗ Bang, Những Khám phá về vua Quang Trung, Nxb. thuận Hoá, Huế 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những Khám phá về vua Quang Trung
Nhà XB: Nxb. thuận Hoá
2. Trần Thanh Bình, Bài giảng Một số vấn đề về tính đa nghĩa của tác phẩm văn học, ĐH Quy Nhơn, 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng Một số vấn đề về tính đa nghĩa của tác phẩm vănhọc
3. Trương Đăng Dung, Từ văn bản đến tác phẩm văn học, Nxb Khoa học xã hội, H., 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ văn bản đến tác phẩm văn học
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
4. Nguyễn Đăng Điệp, Cuốn theo chiều văn Nguyễn Huy Thiệp, Tạp chí văn học ngày 18/5/2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cuốn theo chiều văn Nguyễn Huy Thiệp
5. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Văn học, 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Nhà XB: NxbVăn học
6. Cao Kim Lan, Lịch sử trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp và dấu vết của hệ hình thi pháp Hậu hiện đại, Tạp chí nghiên cứu Văn học, (số 12), 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp và dấu vết của hệhình thi pháp Hậu hiện đại, Tạp chí nghiên cứu Văn học
7. Phương Lựu (chủ biên), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục, H., 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận văn học
Nhà XB: Nxb Giáo dục
8. Trần Đình Sử, Lí luận và phê bình văn học (Những vấn đề và quan niệm hiện đại), Nxb Giáo dục, H., 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận và phê bình văn học
Nhà XB: Nxb Giáo dục
9. Trần Đình Sử, Thi pháp Truyện Kiều, Nxb Giáo dục, H., 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thi pháp Truyện Kiều
Nhà XB: Nxb Giáo dục
10. Nguyễn Huy Thiệp, Truyện ngắn, Nxb Trẻ,H., 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện ngắn
Nhà XB: Nxb Trẻ
11. Trần Mạnh Tiến, Lí luận phê bình văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX, Nxb Đại học Sư phạm, H., 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận phê bình văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX
Nhà XB: Nxb Đạihọc Sư phạm
12. Lê Ngọc Trà, Văn chương thẩm mĩ và văn hóa, Nxb Giáo dục, H., 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn chương thẩm mĩ và văn hóa
Nhà XB: Nxb Giáo dục

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w