1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hành vi chọn mua mì ăn liền của sinh viên khóa 8 khoa kinh tế ¬QTKD

33 1K 7
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 2,44 MB

Nội dung

luận văn, khóa luận, chuyên đề, tiểu luận, marketing, hành vi, khách hàng, dịch vụ, quản trị, cảm nhận, hài lòng, sự hài lòng

Trang 1

Chương 1 GIỚI THIỆU

1.1 Cơ sở hình thành đề tài.

Trong đời sống sinh viên, cảnh sống xa nhà thật sự có nhiều khó khăn trong học hành,tiền bạc, nhà ở và cả việc ăn uống cũng phải suy nghĩ thật kỹ càng Học hành được ưutiên hàng đầu, sinh viên dành nhiều thời gian đến lớp, học nhóm và làm bài tập Khi cóthời gian rảnh rỗi thì đi làm công việc bán thời gian kiếm thêm thu nhập Học hành nhiềuthêm công việc vất vả làm cho sinh viên rất mệt mỏi và tốn nhiều năng lượng Để đủ sứckhỏe và năng lựơng thì những bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng thật sự rất cần thiết hay việcdùng một gói mì ăn liền để thay thế những bữa ăn không có nhiều thời gian Vậy ăn mìgói liệu có đủ dinh dưỡng và hợp khẩu vị hay không? Và lựa chọn mì như thế nào mớithích hợp trong khi trên thị trường có rất nhiều loại mì ăn liền

Hiện nay, trên thị trường thì có rất nhiều loại mì như: Hỏa Hảo, Tiến Vua, Vua Bếp,Gấu Đỏ…Mỗi loại mì thì đa dạng về mẫu mã, chất lượng, hàm lượng dinh dưỡng, hương

vị khác nhau và giá cả cũng đa dạng dễ dàng cho sinh viên lựa chọn từ 2000 đồng đến

3000 đồng/1 gói thậm chí tới 7000 đồng hay 8000 đồng/1 gói và cũng có những loại mìgiá mắc hơn…Khi đó sinh viên lựa chọn mì như thế nào? Dựa vào tiêu chí nào? Mua ởđâu? Và thông tin nghe từ đâu? Khi mua có bị ảnh hưởng bởi ai không?

Do đó, để hiểu được và giải thích được hành vi chọn mua mì ăn liền của sinh viênnhư thế nào, một cách chính xác là một việc không dễ dàng Thấy được nhu cầu đó đề tài

“Nghiên cứu về hành vi chọn mua mì ăn liền của sinh viên khóa 8 Khoa Kinh QTKD của trường ĐH An Giang” đáng được nghiên cứu.

 Đối tượng nghiên cứu: sinh viên khóa 8 Khoa Kinh Tế-QTKD

 Thời gian thực hiện đề tài: từ 24/02/2010 đến 24/05/2010

 Không gian nghiên cứu: Khoa Kinh tế_QTKD Trường Đại Học An Giang

 Nội dung nghiên cứu tập trung vào việc nghiên cứu về hành vi và những nhân

tố ảnh hưởng đến việc chọn mua mì ăn liền của sinh viên

1.4 Ý nghĩa của việc nghiên cứu.

Kết quả nghiên cứu sẽ là tài liệu tham khảo rất hữu ích cho doanh nghiệp sản xuất mìTiến Vua, đồng thời giúp cho doanh nghiệp hiểu rõ hơn về hành vi chọn mua mì thực tế

Trang 2

của người tiêu dùng Từ đó doanh nghiệp sẽ có chiến lược phát triển sản phẩm hiệu quảhơn qua bài nghiên cứu hành vi chọn mua mì Tiến Vua của sinh viên khóa 8 Khoa KT-QTKD trường DH An Giang.

Võ Minh Khoa Trang 2

Trang 3

Chương 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Chương 2 sẽ trình bày các cơ sở lý thuyết về hành vi của người tiêu dùng thôngqua quá trình ra quyết định mua và các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng Từ

đó phác thảo bản mô hình nghiên cứu hành vi người tiêu dùng

2.1 Khái niệm hành vi người tiêu dùng 1

Để hiểu được hành vi mua sắm của người tiêu dùng và thị trường người tiêu dùng

thì mới có thể xây dựng được những kế hoạch Marketing có căn cứ trước tiên ta phải tìmhiểu khái niệm người tiêu dùng và hành vi người tiêu dùng

Người tiêu dùng là người mua sắm hàng hóa để phục vụ cho tiêu dùng cá

nhân hoặc một nhóm người vì nhu cầu sinh hoạt

Hành vi người tiêu dùng là động của một ngừơi tiến hành mua và sử dụng sản

phẩm cũng như dịch vụ, bao gồm cả quá trình tâm lý và xã hội xảy ra trước và sau khixảy ra hành động Hành vi tiêu dùng không liên quan đến hành động cụ thể xảy ra bởitừng cá nhân khi mua và sử dụng sản phẩm hay dịch vụ, mà còn tất cả những yếu tố tâm

lý và xã hội ảnh hưởng đến hành động này

Do đó, nghiên cứu về hành vi tiêu dùng cũng chính là việc nghiên cứu các cáchthức mà mỗi người tiêu dùng sẽ thực hiện trong việc đưa ra các quyết định sử dụng tàisản của họ ( như tiền bạc, thời gian,…) liên quan đến việc mua sắm và sử dụng hàng hóa.Việc nghiên cứu hành vi ngừơi tiêu dùng để trả lời những câu hỏi chủ chốt sau đây vềmọi thị trường

 Những ai tạo ra thị trường đó? Khách hàng

 Tại sao thị trường đó mua? Mục tiêu

 Những ai tham gia vào việc mua sắm? Tổ chức

 Thị trường đó mua sắm như thế nào? Hoạt động

 Khi nào thị trường đó mua sắm? Đợt mua hàng

 Thị trường đó mua hàng ở đâu? Cửa hàng bán lẻ

Những đặc điểm và quá trình ra quyết định của người mua dẫn đến những quyếtđịnh mua sản phẩm nhất định Ta sẽ tập trung vào hai câu hỏi sau:

 Những đặc điểm của người mua, văn hóa, xã hội, cá nhân và tâm lý, ảnhhưởng như thế nào đến hành vi mau sắm?

 Người mua thông qua quyết định mua sắm như thế nào?

1 Philip Kotler 2001 Quản trị marketing Nhà xuất bản thống kê

Trang 4

Hình 2.1 Mô hình chi tiết hành vi của người mua 2 2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng.

Người tiêu dùng thông qua các quyết định của mình không phải ở trong chân không

Mà các yếu tố trên có ảnh hưởng lớn đến hành vi mua hàng và cũng không chịu sự kiểmsoát của các nhà hoạt động thị trường

Hình 2.2 Mô hình chi tiết các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi – trích theo Kotler,

Philip (1998), trang 198.

2 Philip Kotler 1999 Marketing căn bản Nhà xuất bản thống kê.

Võ Minh Khoa Trang 4

Xã hộiVăn hóa

Cá tínhTâm lý

Nhận thứcvấn đề

Tìm kiếmthông tinĐánh giá

Quyết địnhHành vi mua

Lựa chọn sảnphẩmLựa chọnthương hiệuLựa chọn đại lýĐịnh thời gianmuaĐịnh số lượngmua

Quyết định củangười mua

Các tácnhân khác

Các tác

nhân

Marketing

Đặc điểmcủa ngườimua

Quá trìnhquyết địnhcủa ngườimua

Gia đình

Vai trò và địavị

Tuổi và giaiđoạn của chu

kỳ sống

Nghề nghiệp

Hoàn cảnhkinh tế

Văn hóa

NGƯỜI MUA

Xã hội

Cá nhân

Tâm lý

Trang 5

2.2.1 Yếu tố văn hóa.

Trong bốn yếu tố trên thì nhóm các yếu tố văn hóa là có ảnh hưởng quan trọngnhất đối với hành vi của người mua Các yếu tố văn hóa bao gồm: văn hóa, nhánh vănhóa và tầng lớp xã hội

Văn hóa là một tập hợp các giá trị, tư tưởng và quan điểm được chấp nhận bởi

một nhóm người đồng nhất và đựơc truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác Yếu tố vănhóa bao gồm: nền văn hóa, nhánh văn hóa và tầng lớp xã hội

Nền văn hóa là những giá trị, đức tính, truyền thống và chuẩn mực, hành vi được

hình thành gắn liền với một xã hội nhất định

Nhánh văn hóa

Văn hóa của mỗi cộng đồng chứa đựng những nhóm nhỏ hơn gọi là nhánh vănhóa Việc phân chia nhánh văn hóa căn cứ vào các yếu tố cơ bản như dân tộc, vùng địa

lý, độ tuổi, giới tính, tôn giáo,…

Văn hóa ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng nhưng các nhóm văn hóa nhỏ ảnhhưởng rõ nét đến sở thích, các lựa chọn, đánh giá, mua sắm và tiêu dùng sản phẩm

Giai tầng xã hội

Trong mọi xã hội, vấn đề phân định đẳng cấp xã hội là điều tất yếu Vì thế có thểđịnh nghĩa giai tầng xã hội là một nhóm những nguời có thứ bậc, đẳng cấp tương đươngtrong một xã hội

Sự hình thành thứ bậc không chỉ phụ thuộc vào thu nhập mà còn phụ thuộc vào trình

độ, khả năng, nghề nghiệp, địa vị, nơi sinh sống, mối quan hệ với các thành viên kháctrong xã hội Hành vi tiêu dùng của các giai tầng khác nhau biểu hiện qua nhu cầu, thịhiếu về sản phẩm, về nhãn hiệu, về địa điểm mua hàng,…

Trong xã hội có nhiều giai tầng bao gồm giai tầng thượng lưu, giai tầng trung lưu,giai tầng hạ lưu,…

2.2.2 Yếu tố xã hội.

Yếu tố xã hội cũng tác động không nhỏ dến hành vi mua sắm của khách hang.

Trong cộng đồng thì cá nhân bị rang buộc bởi nhiều mối quan hệ khác nhau, các mốiquan hệ này tác động đến hành vi mua sắm của người tiêu dùng Yếu tố xã hội bao gồm:nhóm tham khảo, vai trò, và địa vị xã hội

Nhóm tham khảo: được tiến hành từ một tập hợp, một số người có ảnh hưởng đếnhành vi cá nhân Mỗi nhóm sẽ phát triển những giá trị, tiêu chuẩn riêng về động thái mà

sẽ được coi như những hướng dẫn, tham khảo cho cá nhân các thành viên trong nhóm.Những thành viên có những giá trị chung và mong muốn tuân thủ theo những hành vichung của nhóm

Trang 6

Gia đình: các cá nhân trong gia đình thường có những tư tưởng gần giống nhautrong việc chọn mua sản phẩm dịch vụ tiêu thụ Tư tưởng này thường có xu hướng chatruyền con nối.

Vai trò và địa vị: có tác động mạnh mẽ hành vi tới hành vi tiêu dùng của kháchhang Cá nhân thường lựa chọn hang hóa cho phù hợp với địa vị của mình, khẳng địnhđược vai trò của mình

Động cơ là nhu cầu thôi thúc bức thiết đến mức buộc con người phải hành độngnhằm thỏa mãn nó

Sự hiểu biết diễn tả những thay đổi trong hành vi của một con người phát sinh từkinh nghiệm

2.3 Quá trình ra quyết định của người mua.

Quá trình ra quyết định của người mua là những diễn biến tâm lý mà người

mua phải trải qua trước khi ra quyết định mua sản phẩm, dịch vụ nào đó Đó là một tiếntrình gồm 5 giai đoạn: nhận thức nhu cầu, tìm kiếm thông tin, đánh giá các phương án,quyết định mua và hành vi sau khi mua

Hình 2.3 Quy trình ra quyết định của người mua 3

3 Philip Kotler 1999 Marketing căn bản Nhà xuất bản thống kê.

Võ Minh Khoa Trang 6

Nhận biết

nhu cầu

Tìm kiếm thông tin

Đánh giá các lựa chọn Quyết định mua

Hành vi sau khi mua

Trang 7

Hình 2.4 Những yếu tố kiềm hãm quyết định mua

Hành vi sau khi mua:

Sau khi mua hàng người tiêu dùng có thể hài lòng hoặc không hài lòng về sảnphẩm/dịch vụ Họ có một số phản ứng đối với món hàng mà họ đã mua

Sự hài lòng hay không hài lòng về hàng hóa được phản ánh qua hành vi sau đâycủa người tiêu dùng:

 Nếu hài lòng, người tiêu dùng sẽ tiếp tục mua sản phẩm đó hay giới thiệuvới người xung quanh

 Nếu không hài lòng, người tiêu dùng sẽ trả lại món hàng đó hay cố gắngtìm thông tin tốt hơn về món hàng

2.4 Mô hình nghiên cứu.

Từ những mục tiêu và lý thuyết nghiên cứu nói trên, ta có mô hình nghiên cứu vềhành vi chọn mua mì ăn liền như sau:

Võ Minh Khoa Trang 7

Thái độ của người khác

bè, )

Những yếu tố hoàn cảnh( những rủi ro đột xuất, điềukiện liên quan giao hàng )

- Bên ngoài:

+ Bạn bè, người thân,…

+ Tivi, Internet,

- Sản phẩm

- Giá cả

- Địa điểm bán hàng

- Chiêu thị

- Sản phẩm

- Giá cả

- Địa điểm bán hang

- Chiêu thị

- Yếu tố khác ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định

Đánh giá các phương án

Trang 8

Hình 2.5 Mô hình nghiên cứu

Nhận thức nhu cầu là bước đầu tiên ra quy trình quyết định mua, chủ yếu lànghiên cứu về nhu cầu của khách hàng sử dụng sản phẩm loại nào, nhãn hiệu gì, côngdụng do sản phẩm mang lại

Tìm kiếm thông tin là bước tìm hiểu nhận định của khách hàng về tiêu chuẩn chấtlượng, một số quy định về an toàn thực phẩm Đồng thời cũng tìm hiểu các nguồn thôngtin được khách hàng quan tâm và để ý khi mua

Quyết định mua và hành vi mua là bước kết thúc của quy trình ra quyết định mua

Ở bước này nghiên cứu về nơi khách hàng thường mua, cách thức chọn mua, phươngthức thanh toán,…

2.5 Giới thiệu thị trường mì ăn liền.

Võ Minh Khoa Trang 8

Trang 9

2.5.1 Giới thiệu chung về thị trường mì ăn liền.

VN là một trong những nước tiêu thụ mỳ ăn liền nhiều nhất Châu Á Theo thống

kê chưa đầy đủ, hiện có khoảng 50 doanh nghiệp tham gia thị trường với hàng trăm nhãnhiệu khác nhau Trong đó, chủ yếu là doanh nghiệp Việt Nam với những cái tên như VinaAcecook, Asia Food, Vifon, Uni-President chiếm lĩnh tới hơn 90% thị phần với 5 tỷgói/năm Số thị phần nhỏ còn lại đang được chia đều cho hàng chục nhãn hàng nướcngoài đang hiện diện khắp nơi Tốc độ tăng trưởng bình quân của thị trường mì ăn liền tạiViệt Nam từ 15-20%

2.5.2 Các thông tin thực tiễn.

Hiện nay, thị trường mì nước ta có rất nhiều sản phẩm đa dạng về mẫu mã, hương

vị, gía cả và thuộc tính của mì Để tạo được lợi thế cạnh tranh trên thị trường, các doanhnghiệp sản xuất không ngừng nâng cao chất lượng và cải tiến bao bì đến cách thức chiêuthị sản phẩm ngày càng phong phú Trong cuộc đua về chủng loại và giá cả, các sảnphẩm của Vina Acecook (100% vốn Nhật Bản) đang dẫn đầu với khoảng 65% thị phần.Ngay sau đó là Asia Food (100% vốn trong nước) chiếm hơn 20% thị phần với cácthương hiệu Gấu Đỏ, Hello, Vifood, Hảo Hạng, Osami, mới đây nhất là Trứng Vàng Tạicác siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng, chợ, sản phẩm mì gói của Vina Acecook,Asia Food, Vifon, Uni-President, Massan, Miliket… đang chiếm lĩnh hơn 90% thị phầnvới hàng trăm nhãn hiệu khác nhau Đó là chưa kể hàng chục nhãn hàng nước ngoài đanghiện diện khắp nơi, tạo sự phong phú cho thị trường cả về bao bì, mẫu mã lẫn giá cả

Khác với trước đây, nhu cầu thưởng thức hiện nay của người tiêu dùng không chỉ

để no mà phải ngon và có lợi cho sức khỏe Song một bài học lớn được rút ra ở đây làcho dù sản phẩm có chất lượng cao, hình thức đẹp đến mấy nhưng nếu không có chiếnlược PR bài bản ngay từ đầu thì cạnh tranh sẽ rất chật vật Hơn nữa, thời thế thay đổicũng buộc DN phải có sự thích ứng nhanh nhạy

Một số nhãn hiệu mì tượng trưng.

Chương 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trang 10

3.1 Tổng thể nghiên cứu.

Mục tiêu của đề tài là mô tả cụ thể hành vi chọn mua mì ăn liền nên phương phápnghiên cứu được sử dụng là phương pháp mô tả Phương pháp này thường được thựchiện nghiên cứu tại thị trường là sinh viên khóa 8 Khoa Kinh Tế-QTKD của trường ĐH

An Giang , thông qua các kỹ thuật nghiên cứu định tính và định lượng, bằng 2 cách thuthập dữ liệu đó là phỏng vấn phỏng vấn trực tiếp 100 sinh viên khóa 8 Khoa Kinhtế_QTKD bằng phương pháp ngẫu nhiên thuận tiện với bảng câu hỏi chính thức

3.2 Thiết kế nghiên cứu.

2 Chính thức Định lượng Phỏng vấn trực tiếp 05-2010

Bảng 3.1 Tiến độ các bước nghiên cứu.

Mô tả quá trình nghiên cứu theo hình 3.1:

Đề tài nghiên cứu được tiến hành thông qua 2 bước:

3.2.1 Nghiên cứu sơ bộ: Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua kỹ thuật

thảo luận tay đôi (N = 10) với bản câu hỏi phác thảo Nội dung thảo luận xoay quanh đềtài nghiên cứu Kết quả nghiên cứu này sẽ hoàn thiện bảng câu hỏi chính thức về hành vichọn mua mì ăn liền của sinh viên khóa 8 Khoa Kinh Tế-QTKD

3.2.2 Nghiên cứu chính thức: Nghiên cứu định lượng bằng việc thu thập dữ liệu

thông hình thức phỏng vấn trực tiếp 60 sinh viên khóa 8 Khoa Kinh tế_QTKD bằngphương pháp ngẫu nhiên thuận tiện với bảng câu hỏi chính thức Dữ liệu thu thập đựơctiến hành phân tích bằng phương pháp thống kê mô tả, kết hợp với sự hỗ trợ xử lý và làmsạch của phần mềm Excel được sử dụng trong quá trình phân tích số liệu

Cả 2 bước nghiên cứu trên đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Vì vậy, để thựchiện tốt các mục tiêu đã đề ra thì cần phải thực hiện đúng trình tự quy trình sau:

Võ Minh Khoa Trang 10

LẬP BẢN CÂU HỎI NGHIÊN CỨU SƠ BỘ

LỰA CHỌN CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Hành vi tiêu dùngQuá trình ra quyết địnhCác yếu tố tác động đến hành vi

Trang 11

Hình 3.2 Quy trình nghiên cứu.

3.3 Thang đo các biến phân tích.

Trang 12

63%

Nam 37%

4.1 Thông tin mẫu.

Đối tượng được phỏng vấn là sinh viên khóa 8 khoa Kinh tế Quản trị kinh doanhbao gồm cả nam và nữ sẽ tạo sự khách quan trong các câu hỏi đánh giá hành vi chọn mua

mì của sinh viên Kết quả thu thập về giới tính:

Biểu đồ 4.1 Giới tính mẫu.

Biểu đồ cho thấy sự chênh lệch giữa giới tính nam và nữ khá cao, đáp viên nữchiếm tỷ lệ phần trăm khá lớn, gần gấp đôi số lượng đáp viên nam.Sự chênh lệch này cóthể ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu vì sinh viên nữ sẽ có tâm lý và hành vi đánh giácác tiêu chí khác sinh viên nam trong hành vi chọn mua mì như: đánh giá bao bì thì đápviên có thể chọn nhiều về mẫu mã hay hạn sử dụng, còn đáp viên nam có thể chọn vềthành phần gói mì in trên bao bì hay trọng lượng gói mì Về hình thức khuyến mãi thìsinh viên nữ ưu chuộng nhất là mua mì được tặng sản phẩm khác hoặc tặng thêm mì vì

đó là sở thích của phái nữ, còn sinh viên quan tâm nhất là giảm giá… Sự khác biệt vềgiới tính tất nhiên sẽ khác biệt về tâm lý và đương nhiên là sẽ khác biệt trong nhận thứcnhu cầu, tiềm kiếm thông tin, đánh giá các phương án, quyết định và hành vi sau khi raquyết định Không chỉ giới tính ảnh hưởng đến hành vi mua mì mà thu nhập cũng tácđộng đến hành vi mua mì của sinh viên

Trang 13

Hảo Hảo 70%

Tiến Vua

5%

Omachi 15%

Khác 10%

tháng Nhìn chung thì phần lớn thu nhập của sinh viên khóa 8 khoa Kinh tế-QTKD khôngcao nên các chi tiêu hàng tháng của sinh viên phải được tính toán thật kỹ sao cho phù hợptrong việc ăn uống, học hành và những chi tiêu khác trong hoàn cảnh sống xa nhà, thunhập thì không nhiều trong khi đó sống tại thành phố Long xuyên Cho nên việc chọnmua mì của sinh viên chịu ảnh hưởng rất lớn bởi thu nhập hàng tháng

Tóm lại, thông tin mẫu cho bài nghiên cứu này cũng khá đa dạng và phù hợp Giớitính mẫu thì chênh lệch khá lớn giữa nam và nữ, còn mức thu nhập hàng tháng thì ở mứctrung bình và sự chênh lệch cũng tương đối lớn Sự chênh lệch của hai yếu tố trên sẽ ảnhhưởng đến kết quả nghiên cứu vì mức chi tiêu và giới tính tác động đến hành vi

4.2 Nhận thức nhu cầu.

4.2.1 Sản phẩm thường dùng nhất.

Trước khi thực hiện việc mua mì ăn liền thì sinh viên liền nghĩ tới loại mì mình ưathích nhất, nếu không có thì sẽ chọn một loại mì nào đó thay thế Biểu đồ dưới đây sẽ thểhiện tỷ lệ loại mì ăn liền mà sinh viên thích nhất

Biểu đồ 4.3 Sản phẩm thường dùng nhất.

Biểu đồ cho thấy, phần lớn sinh viên đều thích loại mì Hảo Hảo chiếm tỉ lệ rất cao

Kế đến là mì Omachi chiếm tỉ lệ đứng thứ hai, sau đó là các loại mì khác như Gấu Đỏ,Hello, Coluca và cuối cùng là mì Tiến Vua có số bình chọn thấp nhất Như vậy, mì HảoHảo là loại mì được sinh viên thích nhiều nhất Công ty Vina Acecook hiểu được nhucầu, thói quen tiêu dùng và sở thích của sinh viên đã cung cấp sản mì ăn liền Hảo Hảođúng với sở thích dùng mì của sinh viên về chất lượng thì được đảm bảo, hương vị thì đadạng và phù hợp với sở thích của người tiêu dùng, giá cả thì vừa với túi tiền của sinhviên, có nhiều chủng loại cho người tiêu dùng lựa chọn để giảm bớt khó khăn cho kháchhàng trong việc lựa chọn mì gói khi muốn thay đổi khẩu vị vì ngán hay muốn thử hương

vị khác Bên cạnh đó, Acecook cũng có chiến lược marketing mix để quảng cáo sảnphẩm đến từng người khác là từng người tiêu dùng sẽ là một kênh quảng cáo rất có sứcảnh hưởng đến người thân, bạn bè và những người muốn biết họ đang dùng mì gì Ngoài

ra, một số sinh viên khác sử dụng loại mì khác do loại mì đó có những thuộc tính khácthuộc tính mì Hảo Hảo hay muốn đánh giá chất lượng loại mì mới có gì vượt trội hơn loại

mì cũ, hoặc muốn dùng thử loài mì mới xem có hấp dẫn đúng với quảng cáo không Hay

là vì văn hóa của tôn giáo nên họ sử dụng những loại mì chay, mì ăn kiêng dánh cho

Trang 14

54% 13%

14%

19%

Khi cảm thấy đói

Khi xuất hiện loại mì mới

Khi có khuyến mãi

Ý kiến khác

người ăn kiêng hay muốn giảm cân, cũng có thể là gia đình họ thuộc tầng lớp sang trọngnên họ dùng những loại mì đắc tiền.Vì vậy, họ lựa chọn các nhãn hiệu mì khác, nhưng sốlượng này rất thấp so với lượng sinh viên khóa 8 khoa Kinh tế dùng mì Hảo Hảo chiếm tỉ

lệ rất cao

4.2.2 Thời điểm phát sinh nhu cầu.

Trước khi tiến hành mua mì ăn liền thì sinh viên tự nhận thức thời điểm phát sinhnhu cầu Thời điểm phát sinh nhu cầu của mỗi người là rất khác nhau ở từng thời điểm vàtùng hoàn cảnh, có thể là khi cảm thấy đói, khi xuất hiện loại mì mới, hoặc khi mì cóchương trình khuyến mãi, khi hết tiền… Một người cũng có thể có nhiều thời điểm phátsinh nhu cầu khác nhau xảy ra cùng một lúc hoặc không cùng xảy ra để hình thành nênhành vi chọn mua mì ăn liền Biểu đồ dưới đây sẽ cho ta thấy thời điểm phát sinh nhu cầunào tác động nhiều nhất đến việc chọn mua mì

Biểu đồ 4.4 Thời điểm phát sinh nhu cầu.

Qua biểu đồ cho thấy, phần đông sinh viên đều có thời điểm phát sinh nhu cầu tiêudùng mì ăn liền là khi cảm thấy đói, do đói là nhu cầu tất yếu của con người, là nhu cầusinh lý bình thường khi cảm thấy đói thì cần được đáp ứng cái ăn, tác động nhiều nhấtđến hành vi mua mì Thấp hơn là ý kiến khác, con số này cho thấy thời điểm phát sinhnhu cầu rất đa dạng và khó xác định gồm nhiều thời điểm phát sinh nhu cầu dùng mì rấtkhác nhau như: hết tiền , không có thời gian nấu ăn, hoặc khi muốn ăn mì hay khi không

có nhiều thời gian để nấu ăn… tiếp đến là khi có khuyến mãi là do hoàn cảnh sống sinhviên là xa nhà và không có nhiều thời gian để nấu cơm nên khi có chương trình khuyếnmãi thì họ muốn mua mì về dùng hay dự trữ khi có nhiều tiền để được hưởng chươngtrình khuyến mãi được ưu đãi giảm giá hay tặng phẩm khi mua với số lượng lớn và cuốicùng là khi xuất hiện loại mì mới, do tâm lý tính tò mò về loại mì mới, muốn đánh giáxem chất lượng, hương vị mì mới có khác gì đặc biệt hơn loại mì đang dùng Nhìn chung,thời điểm phát sinh nhu cầu tiêu thụ mì ăn liền của sinh viên rất phong phú và khác nhautrong người và từng thời điểm Đồng thời quá trình nhận thức này cũng chịu ảnh hưởngbởi nhu cầu sinh lý, hoàn cảnh sống và động cơ tâm lý về sản phẩm

4.3 Tìm kiếm thông tin.

Võ Minh Khoa Trang 14

Trang 15

Kinh nghiệm bản thân

Người bán giới thiệu

Bạn bè Gia đình, người thân

Tivi, báo chí, radio, internet

Khi đã có nhu cầu mua mì ăn liền thì người tiêu dùng sẽ tìm kiếm thông tin thôngqua các kênh thông tin họ tiếp xúc thường ngày Nguồn thông tin nào giúp sinh viên tìmkiếm thông tin đầy đủ và chính xác nhất trong việc muốn mua mì ăn liền, các nguồnthông tin đó gồm: kinh nghiệm bản thân, gia đình-người thân, bạn bè, người bán giớithiệu hay các phương tiện thông tin đại chúng (tivi, radio, báo chí, internet ) Dưới đây làkết quả khảo sát:

Biểu đồ 4.5 Nguồn thông tin nhận biết.

Từ biểu đồ trên cho thấy, nguồn thông tin tivi, báo chí, radio, internet là nguồncung cấp thông tin chủ yếu trong việc tìm kiếm thông tin về sản phẩm mì gói chiếm tỉ lệcao nhất trên tổng các nguồn khảo sát Điều này thấy rõ được kênh quảng cáo phươngtiện thông tin đại chúng được mọi người biết đến rất dễ dàng và đầy đủ về tư liệu hay sốliệu về cái mà người ta muốn tìm, và sản phẩm nào hay bất cứ dịch vụ nào cũng đượcđăng quảng cáo trên kênh này Do hoàn cảnh sống của đa phần sinh viên là ở thành phốLong Xuyên nên điều kiện tiếp xúc với nguồn này rất thuận tiện, cho nên nguồn thông tinphổ biến này thường được sinh viên thu thập, tìm hiểu về loại mì muốn tiêu dùng khichưa có thông tin hoặc chưa đầy đủ thì họ liền nghĩ ngay đến nguồn này Ngoài việc tìmkiếm thông tin bên ngoài, sinh viên còn dựa vào kinh nghiệm bản thân và gia đình, ngườithân, hai nguồn này có tỷ lệ chênh lệch không nhiều Dựa vào kinh nghiệm bản thân làđiều rất quan trọng thể hiện lối sống độc lập trong công việc và cuộc sống, còn mối quan

hệ tình cảm thân thiết với gia đình, người thân là nguồn thông tin đáng tin cậy cho họ đưa

ra quyết định sau cùng Kế đến là bạn bè chiếm tỷ lệ thấp hơn trong các nguồn cung cấpthông tin do sinh viên thường xuyên tiếp xúc bạn bè là những người cùng lứa tuổi nênvấn đề trao đổi thông tin với nhau cũng khá dễ dàng Cuối cùng là người bán giới thiệucũng ảnh hưởng đến tâm lý lựa chọn của sinh viên trong quyết định mua mì chiếm tỷ lệkhông đáng quan kể

4.4 Đánh giá các phương án.

Sau khi có được các nguồn thông tin đầy đủ thì người tiêu dùng tiến hành đánh giácác phương án Phần nghiên cứu này sẽ tiến hành đánh giá các tiêu chí chất lượng, địađiểm bán hàng, giá cả, thái độ nhân viên nới bán hàng, chiêu thị

4.4.1 Tiêu chí chất lượng.

Trang 16

Rất không quan tâm Không quan tâm Trung hòa Quan tâm Rất quan tâm

Sinh viên đánh giá các chất lượng mì ăn liền dựa trên nhiều tiêu chí, mỗi sinh viênthì có mức độ quan tâm tới những tiêu chí khác nhau Bài nghiên cứu đưa ra những tiêuchí ứng với thang điểm sau: (1) Rất không quan tâm, (2) Không quan tâm, (3) Trung hòa,(4) Quan tâm, (5) Rất quan tâm

Biểu đồ 4.6 Đánh giá về chất lượng sản phẩm.

Biểu đồ cho thấy mức độ quan tâm của 60 sinh viên khóa 8 khoa Kinh tế về tiêuchí hương vị rất lớn trong các tiêu chí còn lại Bất cứ người tiêu dùng cũng vậy, chấtlượng là hàng đầu, khi mua sản phẩm để tiêu dùng thì họ quan tâm chủ yếu là hương vị

có ngon không, có phù hợp với khẩu vị cá nhân không, nếu không ngon hay không thíchthì họ không mua Không chỉ đối với sinh viên mà còn đối với người tiêu dùng khác cũngvậy, họ cần thỏa mãn nhu cầu quan trọng nhất là đói, không chỉ đáp ứng nhu cầu đói là

đủ mà cần phải ngon, đặc biệt là hợp khẩu vị Đó là sự tự do lựa chọn của người tiêudùng, họ dựa vào cảm giác khẩu vị của họ về sản phẩm họ đã dùng để lựa cho mình mộtgói mì thật thơm, ngon và có hương vị mà họ mong muốn Ngoài hương vị ra thì sinhviên quan tâm tiếp theo đó là màu sắc sợi mì nhìn có hấp dẫn không? Màu sắc sợi mì hấpdẫn sẽ thu hút, kích thích tính tiêu dùng của người tiêu dùng dùng ngon hơn, cộng thêm

độ dai của sợi mì sẽ làm cho nhãn hiệu mì mang một nét đặc trưng riêng biệt, tăng khảnăng cạnh tranh và chiếm lĩnh thị phần Các nhà sản xuất mì cần quan tâm đến nhu cầungày càng gia tăng của khách hàng, nghiên cứu ra nhiều thuộc tính mới để tăng khả năngcạnh tranh với những nhà sản xuất mì khác cùng ngành Hình dáng sợi mì được sinh viênđánh giá rất thấp, có hay không cũng không ảnh hưởng đến quyết định mua mì cùng mộtyếu tố chất lượng khác

4.4.2 Đánh giá địa điểm bán hàng.

Sinh viên không chỉ quan tâm các tiêu chí chất lượng mà còn quan tâm đánh giá

về địa điểm bán hàng: khả năng cung cấp sản phẩm về số lượng, nhiều chủng loại; cáchtrưng bày sản phẩm và nơi bán hàng có gần nhà hay không? Cùng một số tiêu chí khác

Biểu đồ 4.7 Đánh giá về địa điểm bán hàng.

Võ Minh Khoa Trang 16

Ngày đăng: 04/08/2013, 22:19

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.1. Tiến độ các bước nghiên cứu. - Hành vi chọn mua mì ăn liền của sinh viên khóa 8 khoa kinh tế ¬QTKD
Bảng 3.1. Tiến độ các bước nghiên cứu (Trang 10)
Hình 3.2. Quy trình nghiên cứu. - Hành vi chọn mua mì ăn liền của sinh viên khóa 8 khoa kinh tế ¬QTKD
Hình 3.2. Quy trình nghiên cứu (Trang 11)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w