1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Nghiên cứu hành vi mua mì ăn liền của sinh viên trường đại học huế

61 2,5K 21

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 1,56 MB

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HOC KINH TẾKHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

Chuyên đề

Nghiên cứu hành vi mua mì ăn liền của sinh viên Trường Đại Học Huế

Trang 2

1.4 Ý nghĩa của việc nghiên cứu 3

Chương II: TỔNG QUAN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 4

I.CƠ SỞ LÝ THUYẾT 4

1 Khái niệm hành vi người tiêu dùng 4

2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng 6

2.1 Yếu tố văn hóa 6

2.2 Yếu tố xã hội 8

2.3 Yếu tố cá nhân 8

2.4 Yếu tố tâm lý 8

3 Quá trình ra quyết định của người mua 9

4 Hành vi sau khi mua 10

5 Mô hình nghiên cứu 10

6 Tổng quan thị trường mì ăn liền 11

5.1 Giới thiệu chung về thị trường mì ăn liền 11

5.2 Các thông tin thực tiễn 12

II ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 13

1.Tổng quan về Đại học Huế 13

2.Thông tin mẫu 16

Trang 3

Chương III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18

3.1 Tổng thể nghiên cứu 18

3.2 Nguồn số liệu 18

3.3 Phương pháp nghiên cứu 18

3.4 Thiết kế nghiên cứu 19

3.4.1 Nghiên cứu sơ bộ 19

3.4.2 Nghiên cứu chính thức 19

3.5 Thang đo các biến phân tích 20

3.6 Cỡ mẫu, thang đo, phương pháp phân tích dữ liệu 20

3.6.1 Phương pháp chọn mẫu 20

3.6.2 Phương pháp chọn mẫu: 0,05 2 21

3.6.3 Thang đo 24

3.6.4Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 24

Chương IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 28

4.1 Nhận thức nhu cầu 28

4.1.1 Sản phẩm thường dùng nhất 28

4.1.2 Thời điểm phát sinh nhu cầu 30

4.2 Tìm kiếm thông tin 31

4.3 Đánh giá các phương án 32

4.3.1 Tiêu chí chất lượng 32

4.3.2 Đánh giá địa điểm bán hàng 34

4.3.3 Đánh giá về thái độ nhân viên nơi bán hàng 35

4.3.4 Đánh giá về tiếp thị 37

Trang 4

4.4.1 Địa điểm mua hàng 38

4.4.2 Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn mì 39

4.4.3 Mức giá sẵn lòng trả 40

4.4.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua 41

4.5 Hành vi sau khi mua 42

4.5.1 Mức độ hài lòng 42

4.5.2 Mức độ trung thành với sản phẩm 43

4.5.3 Nguyên nhân thay đổi nhãn hiệu 44

4.5.4 Nguyên nhân thay đổi nơi mua mì 45

Chương V: KẾT LUẬN, ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP 47

5.1.5 Hành vi sau khi mua 48

5.2 Định hướng, kiến nghị và giải pháp 48

5.3 Hạn chế của đề tài 49

PHỤ LỤCDANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 54

DANH MỤC BẢNG BIỂU SỬ DỤNG TRONG CHUYÊN ĐỀ 55

BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN 56

Trang 5

Chương IĐẶT VẤN ĐỀ1.1 Lý do chọn đề tài

Trong thời kỳ kinh tế năng động như hiện nay thì thời gian là yếu tố rất quan trọng Con người ngày càng có ít thời gian để thư giản giải trí và đặc biệt trong ăn uống thì xu hướng ngày càng có ít thời gian để dùng một bữa cơm đầy đủ với gia đình mà thay vào đó là các thức ăn bán sẵn, fastfood, hay mì ăn liền đang dần trở thành sự lựa chọn của người tiêu dùng.

Ở Việt Nam thì sử dụng mì ăn liền đã trở thành một thói quen trong ăn uống của người Việt Đây là một sản phẩm phổ biến được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng, có thể nói là mì ăn liền là một trong những sản phẩm có tầm phủ sóng rộng nhất Trong đó đối tượng thường xuyên sử dụng mì ăn liền là sinh viên Trong thời kỳ "bão giá" như hiện nay ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống sinh viên, những chi tiêu sinh hoạt ngày càng tăng làm cho mỗi sinh viên phải cân nhắc rất kỹ lưỡng trong chi tiêu hằng ngày đặc biêt là chi tiêu cho việc ăn uống để đảm bảo chất lượng cuộc sống và đảm bảo sức khoẻ phục vụ cho việc học, bên cạnh đó thì sinh viên luôn bận rộn với việc học tập đặc biệt khi bước vào giai đoạn thi học kỳ thì càng có ít thời gian Do vậy với sự tiên lợi và giá cả phải chăng thì mì ăn liền là sự lựa chọn hàng đầu của sinh viên Trên thị trường thì có rất nhiều loại mì với những hương vị, giá cả, chất lượng khác nhau để lựa chọn, hàng loạt câu hỏi đặt ra là chọn mì gì để vừa đảm bảo dinh dưỡng và giá cả phải phù hợp với túi tiền của sinh viên?

Do đó, để hiểu được và giải thích được hành vi chọn mua mì ăn liền của sinh viên như thế nào, thấy được những nhân tố tác động đến hành vi mua mì và cung cấp những thông tin hữu ích cho nhà sản xuất phát triển sản phẩm mì ăn liền, nhóm

chúng tôi lựa chọn đề tài “Nghiên cứu hành vi mua mì ăn liền của sinh viên

Trang 6

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

 Đánh giá mức độ thường xuyên sử dụng mì ăn liền của sinh viên.

 Tìm hiểu những nhân tố ảnh hưởng đến hành vi chọn mua mì của sinh viên và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố.

- Nhận dạng các yếu tố tác động đến hành vi sử dụng mì ăn liền của

 Đối tượng nghiên cứu: Sinh viên Trường Đại học Huế  Thời gian thực hiện đề tài: Từ 24/03/2011 đến 05/05/2011  Không gian nghiên cứu: Đại học Huế

 Nội dung nghiên cứu tập trung vào việc nghiên cứu về hành vi và những nhân tố ảnh hưởng đến việc chọn mua mì ăn liền của sinh viên.

1.4 Ý nghĩa của việc nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu sẽ là tài liệu tham khảo rất hữu ích cho doanh nghiệp sản xuất mì, đồng thời giúp cho doanh nghiệp hiểu rõ hơn về hành vi chọn mua mì thực tế của sinh viên Từ đó doanh nghiệp sẽ có chiến lược phát triển sản phẩm hiệu quả hơn.

***

Trang 7

Chương 2

TỔNG QUAN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨUI CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Chương 2 sẽ trình bày các cơ sở lý thuyết về hành vi của người tiêu dùng thông qua quá trình ra quyết định mua và các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng Từ đó phác thảo bản mô hình nghiên cứu hành vi người tiêu dùng.

1 Khái niệm hành vi người tiêu dùng1

Để hiểu được hành vi mua sắm của người tiêu dùng và thị trường người tiêu

dùng thì mới có thể xây dựng được những kế hoạch Marketing có căn cứ trước tiên ta phải tìm hiểu khái niệm người tiêu dùng và hành vi người tiêu dùng.

 Người tiêu dùng là người mua sắm hàng hóa để phục vụ cho tiêu dùng cá

nhân hoặc một nhóm người vì nhu cầu sinh hoạt.

 Hành vi người tiêu dùng là hành động của một người tiến hành mua và

sử dụng sản phẩm cũng như dịch vụ, bao gồm cả quá trình tâm lý và xã hội xảy ra trước và sau khi xảy ra hành động Hành vi tiêu dùng không liên quan đến hành động cụ thể xảy ra bởi từng cá nhân khi mua và sử dụng sản phẩm hay dịch vụ, mà còn chịu tất cả những yếu tố tâm lý và xã hội ảnh hưởng đến hành động này.

Do đó, nghiên cứu về hành vi tiêu dùng cũng chính là việc nghiên cứu các cách thức mà mỗi người tiêu dùng sẽ thực hiện trong việc đưa ra các quyết định sử dụng tài sản của họ ( như tiền bạc, thời gian,…) liên quan đến việc mua sắm và sử dụng hàng hóa Việc nghiên cứu hành vi người tiêu dùng để trả lời những câu hỏi chủ chốt sau đây về mọi thị trường theo mô hình 6W:

 Những yếu tố nào tác động đến hành vi mua mì ăn liển của sinh viên?  Tại sao sinh viên mua mì ăn liền?

Trang 8

 Cách thức mua mì ăn liền của sinh viên như thế nào?  Khi nào thì sinh viên có nhu cầu mua mì ăn liền?  Sinh viên thường mua hàng ở đâu?

Những đặc điểm và quá trình ra quyết định của sinh viên dẫn đến những quyết định mua sản phẩm nhất định Ta sẽ tập trung vào hai câu hỏi sau:

 Những đặc điểm của sinh viên, văn hóa, xã hội, cá nhân và tâm lý, ảnh hưởng như thế nào đến hành vi mau sắm?

 Sinh viên thông qua quyết định mua sắm như thế nào?

Hình 1 Mô hình chi tiết hành vi của người tiêu dùng2

2 Philip Kotler 2001 Marketing căn bản Nhà xuất bản thống kê.

Trang 9

2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng

Người tiêu dùng thông qua các quyết định của mình không phải ở trong chân không Mà các yếu tố trên có ảnh hưởng lớn đến hành vi mua hàng và cũng không chịu sự kiểm soát của các nhà hoạt động thị trường.

Hình 2 Mô hình chi tiết các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi – trích theo Kotler,Philip (1998), trang 198.

2.1 Yếu tố văn hóa

Trong bốn yếu tố trên thì nhóm các yếu tố văn hóa là có ảnh hưởng quan trọng nhất đối với hành vi của người mua Các yếu tố văn hóa bao gồm: văn hóa, nhánh văn hóa và tầng lớp xã hội.

Trang 10

Văn hóa là một tập hợp các giá trị, tư tưởng và quan điểm được chấp nhận

bởi một nhóm người đồng nhất và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác Yếu tố văn hóa bao gồm: nền văn hóa, nhánh văn hóa và tầng lớp xã hội.

Nền văn hóa là những giá trị, đức tính, truyền thống và chuẩn mực, hành vi

được hình thành gắn liền với một xã hội nhất định.

Nhánh văn hóa

Văn hóa của mỗi cộng đồng chứa đựng những nhóm nhỏ hơn gọi là nhánh văn hóa Việc phân chia nhánh văn hóa căn cứ vào các yếu tố cơ bản như dân tộc, vùng địa lý, độ tuổi, giới tính, tôn giáo,

Văn hóa ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng nhưng các nhóm văn hóa nhỏ ảnh hưởng rõ nét đến sở thích, các lựa chọn, đánh giá, mua sắm và tiêu dùng sản phẩm.

Giai tầng xã hội

Trong mọi xã hội, vấn đề phân định đẳng cấp xã hội là điều tất yếu Vì thế có thể định nghĩa giai tầng xã hội là một nhóm những nguời có thứ bậc, đẳng cấp tương đương trong một xã hội.

Sự hình thành thứ bậc không chỉ phụ thuộc vào thu nhập mà còn phụ thuộc vào trình độ, khả năng, nghề nghiệp, địa vị, nơi sinh sống, mối quan hệ với các thành viên khác trong xã hội Hành vi tiêu dùng của các giai tầng khác nhau biểu hiện qua nhu cầu, thị hiếu về sản phẩm, về nhãn hiệu, về địa điểm mua hàng,…

Trong xã hội có nhiều giai tầng bao gồm giai tầng thượng lưu, giai tầng trung lưu, giai tầng hạ lưu,…

2.2 Yếu tố xã hội

Yếu tố xã hội cũng tác động không nhỏ dến hành vi mua sắm của khách

hàng Trong cộng đồng thì cá nhân bị ràng buộc bởi nhiều mối quan hệ khác nhau, các mối quan hệ này tác động đến hành vi mua sắm của người tiêu dùng Yếu tố xã hội bao gồm: nhóm tham khảo, vai trò và địa vị xã hội.

Trang 11

Nhóm tham khảo: được tiến hành từ một tập hợp, một số người có ảnh hưởng

đến hành vi cá nhân Mỗi nhóm sẽ phát triển những giá trị, tiêu chuẩn riêng về động thái mà sẽ được coi như những hướng dẫn, tham khảo cho cá nhân các thành viên trong nhóm Những thành viên có những giá trị chung và mong muốn tuân thủ theo những hành vi chung của nhóm.

Gia đình: các cá nhân trong gia đình thường có những tư tưởng gần giống

nhau trong việc chọn mua sản phẩm dịch vụ tiêu thụ Tư tưởng này thường có xu hướng cha truyền con nối.

Vai trò và địa vị: có tác động mạnh mẽ tới hành vi tiêu dùng của khách hàng.

Cá nhân thường lựa chọn hàng hóa cho phù hợp với địa vị của mình, khẳng định được vai trò của mình.

2.3 Yếu tố cá nhân

Hành vi người tiêu dùng cũng chịu tác động của các yếu tố cá nhân như: tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, thu nhập, lối sống, nhân cách,…

Trong nhóm này, nghề nghiệp và hoàn cảnh kinh tế có ảnh hưởng mạnh mẽ hơn đến hành vi tiêu dùng của khách hàng.

2.4 Yếu tố tâm lý

Cũng như các yếu tố trên, yếu tố tâm lí cũng có tác động không nhỏ đến hành vi của người tiêu dùng Bao gồm các yếu tố: động cơ, sự hiểu biết, nhận thức, niềm tin và thái độ.

Động cơ là nhu cầu thôi thúc bức thiết đến mức buộc con người phải hành động nhằm thỏa mãn nó

Sự hiểu biết diễn tả những thay đổi trong hành vi của một con người phát sinh từ kinh nghiệm.

Trang 12

3 Quá trình ra quyết định của người mua

Quá trình ra quyết định của người mua là những diễn biến tâm lý mà người

mua phải trải qua trước khi ra quyết định mua sản phẩm, dịch vụ nào đó Đó là một tiến trình gồm 5 giai đoạn: nhận thức nhu cầu, tìm kiếm thông tin, đánh giá các phương án, quyết định mua và hành vi sau khi mua.

Hình 3 Quy trình ra quyết định của người mua3

Hình 4 Những yếu tố kim hãm quyết định mua4 Hành vi sau khi mua

Sau khi mua hàng người tiêu dùng có thể hài lòng hoặc không hài lòng về sản phẩm, dịch vụ Họ có một số phản ứng đối với món hàng mà họ đã mua.

Sự hài lòng hay không hài lòng về hàng hóa được phản ánh qua hành vi sau đây của người tiêu dùng:

3 Philip Kotler 2001 Marketing căn bản Nhà xuất bản thống kê.

Thái độ của người khác

Những yếu tố hoàn cảnh ( những rủi ro đột xuất, điều kiện

liên quan giao hàng )Ý định

mua hàng

Quyết định mua hàng

Trang 13

 Nếu hài lòng, người tiêu dùng sẽ tiếp tục mua sản phẩm đó hay giới thiệu với người xung quanh.

 Nếu không hài lòng, người tiêu dùng sẽ trả lại món hàng đó hay cố gắng tìm thông tin tốt hơn về hàng hóa.

5 Mô hình nghiên cứu

Từ những mục tiêu và lý thuyết nghiên cứu nói trên, ta có mô hình nghiên cứu về hành vi chọn mua mì ăn liền như sau:

- Bên trong (kinh nghiệm, hiểu biết bản

Trang 14

Nhận thức nhu cầu là bước đầu tiên ra quy trình quyết định mua, chủ yếu là nghiên cứu về nhu cầu của khách hàng sử dụng sản phẩm loại nào, nhãn hiệu gì, công dụng do sản phẩm mang lại.

Tìm kiếm thông tin là bước tìm hiểu nhận định của khách hàng về tiêu chuẩn chất lượng, một số quy định về an toàn thực phẩm Đồng thời cũng tìm hiểu các nguồn thông tin được khách hàng quan tâm và để ý khi mua.

Quyết định mua và hành vi mua là bước kết thúc của quy trình ra quyết định mua Ở bước này nghiên cứu về nơi khách hàng thường mua, cách thức chọn mua, phương thức thanh toán…

5 Tổng quan thị trường mì ăn liền

5.1 Giới thiệu chung về thị trường mì ăn liền

Mì ăn liền có xuất xứ từ Nhật Bản do ông Ando Momofuku (1910 – 2007) là nhà sáng lập và Chủ tịch Công ty Thực phẩm Nissin, và là người sáng chế món mì ăn liền.

Mì ăn liền du nhập vào Việt Nam khá sớm và Việt Nam được xem là một trong những nước tiêu thụ mì ăn liền nhiều nhất ở Châu Á và hẳn nhiên trở thành thị trường béo bở để các nhà sản xuất thực phẩm ăn liền để mắt tới Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện có khoảng 50 doanh nghiệp tham gia thị trường với hàng trăm nhãn hiệu khác nhau Trong đó, chủ yếu là doanh nghiệp Việt Nam với những cái tên như Vina Acecook, Asia Food, Vifon, Uni-President chiếm lĩnh tới hơn 90% thị phần với 5 tỷ gói/năm Số thị phần nhỏ còn lại đang được chia đều cho hàng chục nhãn hàng nước ngoài đang hiện diện khắp nơi Tốc độ tăng trưởng bình quân của thị trường mì ăn liền tại Việt Nam từ 15 - 20% Và theo Công ty Nghiên cứu Thị trường Euromonitor dự báo có thể tăng đến trên 7 tỉ gói vào năm 2012 Thị trường mì ăn liền ở Việt Nam đang rất sôi động, giá cả theo nhiều phân khúc cũng giúp sản phẩm này có mặt ở nhiều tầng lớp thu nhập khác nhau ( giá của mỗi gói mì phân khúc cấp

Trang 15

trung đang được bán với mức giá 2.000 - 5000 đồng/gói; loại cao cấp có giá từ 5.000 đến hơn 10.000 đồng/gói).

5.2 Các thông tin thực tiễn

Hiện nay, thị trường mì nước ta có rất nhiều sản phẩm đa dạng về mẫu mã, hương vị, giá cả và thuộc tính của mì Để tạo được lợi thế cạnh tranh trên thị trường, các doanh nghiệp sản xuất không ngừng nâng cao chất lượng và cải tiến bao bì đến cách thức chiêu thị sản phẩm ngày càng phong phú Trong cuộc đua về chủng loại và giá cả, các sản phẩm của Vina Acecook (100% vốn Nhật Bản) đang dẫn đầu với khoảng 65% thị phần.

Ngay sau đó là Asia Food (100% vốn trong nước) chiếm hơn 20% thị phần với các thương hiệu Gấu Đỏ, Hello, Vifood, Hảo Hạng, Osami, mới đây nhất là Trứng Vàng Tại các siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng, chợ, sản phẩm mì gói của Vina Acecook, Asia Food, Vifon, Uni-President, Massan, Miliket… đang chiếm lĩnh hơn 90% thị phần với hàng trăm nhãn hiệu khác nhau Đó là chưa kể hàng chục nhãn hàng nước ngoài đang hiện diện khắp nơi, tạo sự phong phú cho thị trường cả về bao bì, mẫu mã lẫn giá cả

Khác với trước đây, nhu cầu thưởng thức hiện nay của người tiêu dùng không chỉ để no mà phải ngon và có lợi cho sức khỏe Song một bài học lớn được rút ra ở đây là cho dù sản phẩm có chất lượng cao, hình thức đẹp đến mấy nhưng nếu không có chiến lược Marketing, PR, phân phối bài bản ngay từ đầu thì cạnh tranh sẽ rất chật vật Hơn nữa, thời thế thay đổi cũng buộc Doanh Nghiệp phải có sự thích ứng nhanh nhạy.

Trang 16

II ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

1 Giới thiệu Sơ lược về Đại học Huế và các Trường thành viên, Khoa trực thuộc

Đại học Huế là một trong những trung tâm đào tạo, nghiên cứu, đầu mốigiao lưu văn hóa, khoa học, giáo dục lớn nhất miền Trung.

Với sứ mệnh của một đại học đa ngành, có phương thức đào tạo đa dạng, nhằm đào tạo cán bộ khoa học và quản lý có trình độ cao, có một hệ thống ngành nghề phong phú, năng động mang đặc trưng của khu vực, của địa phương, có những giải pháp thích hợp để tăng nhanh số lượng và không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo.

Hình 6 Đại học Huế

Đại học Huế là một trung tâm nghiên cứu khoa học với các đề tài, chương trình nghiên cứu lớn, tập trung, có khả năng tập hợp các nhà khoa học ở nhiều nơi,

Trang 17

có khả năng giao lưu hợp tác với bên ngoài nhằm giải quyết những yêu cầu trước mắt cũng như lâu dài của đất nước và khu vực Đại học Huế chú trọng gắn kết chặt chẽ giữa nghiên cứu khoa học với chuyển giao công nghệ, nghiên cứu cơ bản với triển khai ứng dụng nhằm đáp ứng tốt nhất cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước.

Một đại học đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao của hệ thống giáo dục Đại họcViệt Nam với:

 90 ngành đào tạo Đại học  61 ngành đào tạo Thạc sĩ

 22 chuyên ngành đào tạo Tiến sĩ

 33 chuyên ngành đào tạo Bác sĩ chuyên khoa cấp I, Bác sĩ chuyên

Một trong 14 Trường Đại học trọng điểm của Việt Nam với 7 trường đại học thành viên, 3 Khoa trực thuộc và 6 trung tâm và 1 Viện đào tạo, NCKH, phục vụ đào tạo và chuyển giao công nghệ có quy mô đào tạo lớn nhất khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

Trang 18

Hàng năm có trên 70.000 người dự thi vào Đại học Huế Hiện nay, có gần 30.000 sinh viên hệ chính quy, gần 20.000 sinh viên hệ không chính quy và hàng chục ngàn sinh viên học theo hình thức đào tạo từ xa Đại học Huế.

Một trung tâm đào tạo cán bộ khoa học & quản lý trình độ cao

 Đào tạo nguôn nhân lực cho trên 40 tỉnh thành trong cả nước, trong đó chủ yếu là các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên

 Đào tạo cán bộ theo địa chỉ cho các địa phương vùng sâu, vùng xa  Đào tạo cán bộ cho nước CHDCND Lào.

 Có 3.000 - 4.000 sinh viên hệ chính quy tốt nghiệp hàng năm.

Một trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ lớn

Tính đến nay, Đại học Huế có  2,800 cán bộ công chức, lao động, gồm 2000 biên chế và trên 800 hợp đồng lao động Trong đó có: 1700 cán bộ giảng dạy, 100 GS, PGS, 300 Tiến sĩ, 640 Thạc sĩ, 520 giảng viên cao cấp và giảng viên chính, trên 50 nhà giáo ưu tú và nhà giáo nhân dân và thầy thuốc ưu tú.

Hàng năm thực hiện trên 100 đề tài dự án KHCN với tổng vốn đầu tư cho KHCN trên 10 tỷ đồng.

Một đầu mối giao lưu văn hoá & hợp tác quốc tế

Có quan hệ với trên 50 trường Đại học và các tổ chức quốc tế trên thế giới Đã và đang thực hiện trên 70 đề tài dự án hợp tác quốc tế thuộc các lĩnh vực khác nhau Tổng đầu tư từ các dự án bình quân hàng năm đạt trên 500 tỷ đồng.

(Nguồn:http://hueuni.edu.vn)

Trang 19

Đa số sinh viên theo học tại các trường và khoa trực thuộc của Đại Học Huế đều sống xa nhà Sinh viên thuộc thành phần những người có thu nhập thấp, chủ yếu nguồn thu nhập là từ gia đình chu cấp Việc ăn uống của sinh viên rất đáng được quan tâm Và mì ăn liền có thể xem như thức ăn nhanh của các bạn vào những buổi sáng, các bạn thường phải đi học cả ngày, một sản phẩm có thể sử dụng nhanh chóng, tiện lợi như mì ăn liền sẽ được các bạn ưa chuộng Hơn nữa mì ăn liền hiện nay có rất nhiều hương vị và mức giá khác nhau nên phù hợp với thu nhập trung bình của các bạn.

1 Thông tin mẫu

Đối tượng được phỏng vấn là sinh viên của 7 trường thành viên và 3 Khoa trực thuộc của Đại học Huế, bao gồm cả nam và nữ sẽ tạo sự khách quan trong các câu hỏi đánh giá hành vi chọn mua mì của sinh viên.

Biểu đồ 1 Giới tính mẫu

Trang 20

Biểu đồ cho thấy sự chênh lệch giữa giới tính nam và nữ khá cao, đáp viên là nữ chiếm tỷ lệ 60% phần, trong khi chỉ có 40% đáp viên là sinh viên nam Sự chênh lệch này có thể ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu vì sinh viên nữ sẽ có tâm lý và hành vi đánh giá các tiêu chí khác sinh viên nam trong hành vi chọn mua mì như: đánh giá bao bì thì đáp viên nữ có thể chọn nhiều về mẫu mã hay hạn sử dụng, còn đáp viên nam có thể chọn về thành phần gói mì in trên bao bì hay trọng lượng gói mì Về hình thức khuyến mãi thì sinh viên nữ ưa chuộng nhất là mua mì được tặng sản phẩm khác hoặc tặng thêm mì vì đó là sở thích của phái nữ, còn sinh viên nam quan tâm nhất là giảm giá.

Sự khác biệt về giới tính tất nhiên sẽ khác biệt về tâm lý và đương nhiên là sẽ khác biệt trong nhận thức nhu cầu, tiềm kiếm thông tin, đánh giá các phương án, quyết định và hành vi sau khi mua Không chỉ giới tính ảnh hưởng đến hành vi mua mì mà thu nhập cũng tác động đến hành vi mua mì của sinh viên.

Biểu đồ 2 Mức thu nhập hàng tháng

Qua biểu đồ cho thấy, phần lớn sinh viên có thu nhập hàng tháng từ một đến hai triệu đồng, chiếm 54%, ít hơn là dưới một triệu đồng với 34% và thấp nhất là từ hai đến ba triệu đồng trên một tháng với 5% trên tổng số mẫu trả lời.

Trang 21

Nhìn chung thì phần lớn thu nhập của sinh viên Đại học Huế không cao nên các chi tiêu hàng tháng của sinh viên phải được tính toán thật kỹ sao cho phù hợp trong việc ăn uống, học hành và những chi tiêu khác trong hoàn cảnh sống xa nhà, thu nhập thì không nhiều trong khi đó sống tại thành phố Huế Cho nên việc chọn mua mì của sinh viên chịu ảnh hưởng rất lớn bởi thu nhập hàng tháng.

Trong tổng số mẫu được điều tra, tỷ lệ sinh viên ở trọ và ở cùng gia đình cũng là 1 yếu tố mà nhóm nghiên cứu quan tâm, vì nhóm nghi ngờ có sự khác nhau trong hành vi tiêu dùng giữa 2 nhóm đối tượng này Tỷ lệ mẫu khá cân bằng giữa 2 nhóm sinh viên: ở trọ (51,1%) và sống cùng gia đình (48,9%) sẽ phản ánh được tính khách quan trong đánh giá hành vi giữa 2 nhóm này.

Biểu đồ 3: Tỷ lệ sinh viên ở trọ và ở cùng gia đình

Tóm lại, thông tin mẫu cho bài nghiên cứu này cũng khá đa dạng và phù hợp Giới tính mẫu thì có sự chênh lệch giữa nam và nữ, còn mức thu nhập hàng tháng thì ở mức trung bình và sự chênh lệch cũng tương đối lớn Thêm vào đó là sự khác biệt giữa các nhóm sinh viên ở trọ và ở cùng gia đình Sự chênh lệch của ba yếu tố trên sẽ ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu vì mức chi tiêu và giới tính tác động đến hành vi.

***

Trang 22

Nguồn sơ cấp: Được thu thập thông qua thảo luận tay đôi, gửi bảng câu hỏi

phóng vấn cho sinh viên trường Đại học Huế

Nguồn thứ cấp: Được thu thập từ các tạp chí, sách báo, Internet, khóa luận tốt

nghiệp của các sinh viên khóa trước.

3.3 Phương pháp nghiên cứu

Mục tiêu của đề tài là mô tả cụ thể hành vi chọn mua mì ăn liền nên phương pháp nghiên cứu được sử dụng là phương pháp mô tả Phương pháp này được thực hiện nghiên cứu tại Đại học Huế, thông qua các kỹ thuật nghiên cứu định tính và định lượng, bằng 2 cách thu thập dữ liệu: dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp, phỏng vấn trực tiếp 350 sinh viên Đại học Huế bằng phương pháp chọn mẫu phân tầng với bảng câu hỏi chính thức.

3.4 Thiết kế nghiên cứu

2 Chính thức Định lượng Phỏng vấn trực tiếp 04-2011

Bảng 1 Tiến độ các bước nghiên cứu.

Trang 23

 Mô tả quá trình nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu được tiến hành thông qua 2

3.4.1 Nghiên cứu sơ bộ

Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua kỹ thuật thảo luận tay đôi (N = 10) với bảng câu hỏi phác thảo Nội dung thảo luận xoay quanh đề tài nghiên cứu Kết quả nghiên cứu này sẽ hoàn thiện bảng câu hỏi chính thức về hành vi chọn mua mì ăn liền của sinh viên Đại học Huế.

3.4.2 Nghiên cứu chính thức

Nghiên cứu định lượng bằng việc thu thập dữ liệu thông hình thức phỏng vấn trực tiếp 350 sinh viên Đại học Huế bằng phương pháp chọn mẫu phân tầng với bảng câu hỏi chính thức Dữ liệu thu thập đựơc tiến hành phân tích bằng phương pháp thống kê mô tả, kết hợp với sự hỗ trợ xử lý và làm sạch của phần mềm SPSS được sử dụng trong quá trình phân tích số liệu Cả 2 bước nghiên cứu trên đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Vì vậy, để thực hiện tốt các mục tiêu đã đề ra thì cần phải thực hiện đúng trình tự quy trình sau:

Trang 24

Hình 7 Quy trình nghiên cứu3.5 Thang đo các biến phân tích

Biến cần khảo sát là hành vi gồm 5 giai đoạn: nhận thức nhu cầu, tìm kiếm thông tin, đánh giá phương án, quyết định mua và hành vi sau khi mua.

3.6 Cỡ mẫu, thang đo, phương pháp phân tích dữ liệu3.6.1 Phương pháp chọn mẫu

Phương pháp nghiên cứu được lựa chọn nhằm hướng tới đạt được các mục tiêu khoa học của nghiên cứu Để thu thập được tối đa thông tin cần thiết cho việc tìm hiểu hành vi tiêu dùng mì ăn liền của đối tượng là toàn bộ sinh viên của Đại học Huế đều được nhóm nghiên cứu hướng đến Cụ thể là sinh viên 7 trường và 3 Khoa trực thuộc: ĐHKT, ĐH Y Dược, ĐH Nông Lâm, ĐH Sư phạm, ĐH Khoa học, ĐH

LẬP BẢN CÂU HỎI CHÍNH THỨC

LẬP BẢN CÂU HỎINGHIÊN CỨU SƠ BỘLỰA CHỌN CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Trang 25

Nghệ Thuật, ĐH Ngoại ngữ, Khoa GDTC, Khoa Luật, Khoa Du lịch được hệ thống lại qua bảng sau:

Bảng 2: Cơ cấu mẫu

Trường và Khoa trực thuộc Số sinh viênTỷ lệ (%)

Trang 26

tính cỡ mẫu với độ tinh cậy là 95% và sai số cho phép là e = 5% Lúc đó mẫu ta cần chọn sẽ có kích cỡ mẫu như sau:

Kích cỡ mẫu tính được là 307 sinh viên Số lượng mẫu dự kiến là 350 mẫu.

Chúng tôi áp dụng phương pháp chọn mẫu phân tầng tỷ lệ.

Phạm vi nghiên cứu đề tài: ĐH Huế, chia mẫu theo tỷ lệ mỗi khối

Tổng số sinh viên: 28417, Trong đó:

Tiến hành chọn mẫu độc lập theo từng Trường và Khoa trực thuộc Sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản để áp dụng cho từng Trường và Khoa trực thuộc Nhóm nghiên cứu sử dụng phần mềm Excel để chọn các sinh viên đưa vào danh sách.

 Tổng hợp danh sách tổng thể sinh viên các Trường và Khoa trực thuộc.

Trang 27

 Từ danh sách tổng thể các trường, chọn và chia ra 2 danh sách của 2 khối Trường ĐH và Khoa trực thuộc.

 Sử dụng phần mềm Excel, chọn ngẫu nhiên các sinh viên theo tỷ lệ sinh viên (theo bảng ) để đưa vào mẫu.

Theo tính toán ở trên, nhóm quyết định chọn mẫu như sau :

 Trường ĐHKT có 4038 sinh viên chiếm 14% nên số mẫu tương ứng với tỷ

lệ này là 50 mẫu.

 Trường ĐH Y Dược có 3499 sinh viên chiếm 12% nên số mẫu tương ứng

với tỷ lệ này là 43 mẫu.

 Trường ĐH Nông Lâm có 3913 sinh viên chiếm 14% nên số mẫu tương ứng

với tỷ lệ này là 48 mẫu.

 Trường ĐH Sư phạm có 5511 sinh viên chiếm 19% nên số mẫu tương ứng

với tỷ lệ này là 68 mẫu.

 Trường ĐH Khoa học có 5794 sinh viên chiếm 20% nên số mẫu tương ứng

với tỷ lệ này là 71 mẫu.

 Trường ĐH Nghệ Thuật có 738 sinh viên chiếm 3% nên số mẫu tương ứng

với tỷ lệ này là 9 mẫu.

 Trường ĐH Ngoại ngữ có 2804 sinh viên chiếm 10% nên số mẫu tương ứng

với tỷ lệ này là 35 mẫu.

 Khoa GDTC có 785 sinh viên chiếm 3% nên số mẫu tương ứng với tỷ lệ này

Trang 28

Bảng 3 Cơ cấu mẫu3.6.3 Thang đo

- Sử dụng 2 loại thang đo là Thang đo định danh và thang đo Likert

3.6.4 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

Nghiên cứu áp dụng phương pháp phỏng vấn gửi bảng hỏi trực tiếp sinh viên Sau khi mã hóa và làm sạch, các kết quả được xử lí và phân tích bằng phần mềm SPSS Phương pháp chọn để nghiên cứu là phương pháp thống kê mô tả và phương pháp định lượng Các kết quả sẽ được minh họa bằng biểu đồ diễn tả các yếu tố ảnh

Trang 29

hưởng đến hành vi tiêu dùng mì ăn liền của sinh viên kết hợp sử dụng phần mềm xử lý số liệu SPSS.

a Xử lý số liệu: Bao gồm 4 bước

Bước 1: Hiệu chỉnh dữ liệu

Kiểm tra chất lượng bảng câu hỏi nhằm đảm bảo không có bảng hỏi nào thiếu thông tin cần thiết theo yêu cầu thiết kế ban đầu.

 Tính logic của các câu trả lời.

 Tính đầy đủ của một câu trả lời và của một bảng hỏi  Tính hợp lý và xác thực của các câu trả lời.

Bước 2: Mã hóa dữ liệu

Bao gồm tên biến, kiểu biến, nhãn biến, các giá trị của biến, mã hóa giá trị khuyết… Nhóm nghiên cứu sẽ sử dụng phần mềm xử lý và phân tích dữ liệu SPSS v16.0

Trong SPSS, có 2 cửa sổ là Variable view để mã hóa dữ liệu và Data view để nhập dữ liệu Khi mã hóa dữ liệu, có 3 loại thang đo trong phần mềm được mặc định là: Scale, Ordinal, Nominal Tùy theo mỗi câu hỏi, nhóm sẽ sử dụng các thang đo

Trang 30

Nguyên tắc mã hóa dữ liệu của nhóm là phải phù hợp với vấn đề nghiên cứu, phải thống nhất, toàn diện và không trùng lặp.

+ Đối với câu hỏi giới tính, mã hóa: 1: Nam & 2: Nữ + Đối với câu hỏi có – không: “1: Có” & “2: Không” + Đối với thang đo likert, nhóm mã hóa từ thấp đến cao : 1: Rất không quan tâm

2: Không Quan tâm 3: Trung lập

4: Rất quan tâm

5: Rất không quan tâm

+ Đối với mã hóa tên biến: Đặt tên biến theo số thứ tự câu hỏi mà biến đó mô tả

+ Đối với kiểu biến: Mặc định với Numeric

+ Đối với nhãn biến: Là lời giải thích cho tên biến, nhãn biến phải ngắn gọn nhưng có tính giải thích cao.

Ngày đăng: 10/12/2013, 22:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w