1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá tình hình sử dụng thẻ tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn THƯƠNG tín CHI NHÁNH sài gòn

30 751 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 2,07 MB

Nội dung

luận văn, khóa luận, chuyên đề, tiểu luận, marketing, hành vi, khách hàng, dịch vụ, quản trị, cảm nhận, hài lòng, sự hài lòng

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG

-THÍCH THỊ TUYẾT LAN

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THẺ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH

AN GIANG

CHUYÊN ĐỀ NĂM 3

AN GIANG – 2010

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG

-THÍCH THỊ TUYẾT LAN

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THẺ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH

AN GIANG CHUYÊN ĐỀ NĂM 3

Chuyên ngành: Tài Chính Ngân Hàng

Mã số sinh viên: DNH073310

Cán bộ hướng dẫn Thạc sĩ Đào Thị Kim Loan

An Giang - 2010

Trang 3

MỤC LỤC

Mục lục i

Danh sách bảng và hình ii

Danh mục viết tắt iii

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1

1.1 Giới thiệu đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1

1.3 Phương pháp nghiên cứu 1

1.3.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 1

1.3.2 Phương pháp phân tích 2

1.3.3 Quy trình nghiên cứu 2

1.3.3.1 Nghiên cứu sơ bộ 2

1.3.3.2 Nghiên cứu chính thức 2

1.4 Phạm vi nghiên cứu 2

1.5 Ý nghĩa nghiên cứu 3

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ THẺ THANH TOÁN 4

2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của thẻ thanh toán tại Việt Nam 4

2.2 Sự cần thiết của thẻ thanh toán trong xã hội hiện đại 4

2.3 Cơ sở lý thuyết vể thẻ tín dụng 5

2.3.1 Khái niệm về thẻ tín dụng 5

2.3.2 Những đối tượng liên quan đến phát hành và sử dụng thẻ tín dụng 6

2.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thanh toán thẻ tín dụng 6

2.3.4 Tiện ích của thẻ tín dụng 6

CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU SACOMBANK AN GIANG 8

3.1 Khái quát SACOMBANK 8

3.2 Khái quát SACOMBANK An Giang 9

3.2.1 Các hoạt động kinh doanh của chi nhánh 11

3.2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của SACOMBANK An Giang trong thời gian qua ( 2007-2009) 11

3.2.3 Định hướng và kế hoạch của đơn vị trong năm 2010 12

Trang 4

CHƯƠNG 4 ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THẺ TÍN DỤNG

TẠI SACOMBANK AN GIANG 13

4.1 Tình hình sử dụng thẻ tín dụng trong cả nước 13

4.1.1 Một số thẻ tín dụng của SACOMBANK phát hành 14

4.1.2 Biểu phí của thẻ tín dụng SACOMBANK 15

4.2 Tình hình sử dụng thẻ tín dụng SACOMBANK trên địa bàn An Giang 15

4.2.1 Lợi thế trong việc sử dụng thẻ tín dụng của Sacombank 15

4.2.2 Khó khăn trong việc phát triển thị trường thẻ tín dụng Sacombank 16

4.3 Giải pháp phát triển tình hình sử dụng thẻ tín dụng SACOMBANK An Giang 18

4.3.1 Đối với tình hình chung 18

4.3.2 Đối với SACOMBANK An Giang 19

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 21

TÀI LIỆU THAM KHẢO 23

Trang 7

Chương 1 Mở đầu

Trang 8

Chương 1 Mở đầu

CHƯƠNG 1

MỞ ĐẦU

1.1 Giới thiệu đề tài:

Ngày nay, ngành NH là một ngành kinh tế huyết mạch, có tầm quan trọng đặc biệt góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước, để thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm mà Đảng và Nhà nước giao phó, vấn đề đặt ra với ngành NH là phải xây dựng tốt hệ thống đủ mạnh trên tất cả các lĩnh vực: năng lực hoạch định, thực thi chính sách, năng lực điều hành, quản lý, kinh doanh, trình độ công nghệ, kỹ thuật hiện đại thích ứng với cơ chế thị trường Nền kinh tế hàng hoá vận hành theo cơ chế thị trường đòi hỏi sự luân chuyển vốn phải nhanh Do đó, đi đôi với việc đổi mới về cơ chế tổ chức, về nghiệp vụ thì NH cần tập trung cải tiến thật tốt chế độ TTKDTM

Là một nghiệp vụ đa dạng và phức tạp nên phương thức TTKDTM vẫn còn một số tồn tại cần quan tâm nghiên cứu để có thể có những giải pháp tốt đảm bảo cho sự an toàn và tin cậy cao mà vẫn không làm chậm tốc độ thanh toán tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng

Ở nước ta hiện nay, thanh toán qua TTD là hình thức phổ biến nhất hiện nay, hầu như tất cả các NH đều phát hành thẻ nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển thị trường nhưng một điều đáng lo ngại là số thẻ phát hành nhiều mà số lượng sử dụng và cũng như việc thanh toán thẻ giữa cá nhân sở hữu thẻ với NH phát hành và điểm chấp nhận thẻ lại rất hạn chế trong khi các NH cũng đang trên đà đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, đặc biệt là TTD Vậy nguyên nhân vì sao lại có khoảng cách đó? Để giải đáp thắc mắc trên, em đã tìm hiểu và quyết định chọn đề tài:

“Đánh giá tình hình sử dụng thẻ tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần

Sài Gòn Thương Tín chi nhánh An Giang”.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu:

Mục tiêu thứ nhất, đánh giá tình hình sử dụng TTD tại SACOMBANK An Giang qua

3 năm 2007, 2008, 2009

Mục tiêu thứ hai, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TTD của SACOMBANK An Giang

1.3 Phương pháp nghiên cứu:

Trong các nghiên cứu khoa học việc lựa chọn phương pháp thích hợp sẽ giúp cho quá trình nghiên cứu diễn ra nhanh chóng và hiệu qủa hơn Để có thông tin chính xác và tin cậy minh chứng cho tình hình sử dụng TTD hiện nay tại SACOMBANK chi nhánh An Giang, đề tài đã áp dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:

1.3.1 Phương pháp thu thập dữ liệu:

Tiến hành thu thập số liệu thứ cấp từ :

Trang 9

- Mục tiêu thứ nhất, để đánh giá tình hình sử dụng TTD tại SACOMBANK chi nhánh

An Giang qua 3 năm 2007, 2008, 2009 sẽ dùng phương pháp tổng hợp, so sánh, nhận xét trên những thông tin đã thu thập

- Mục tiêu thứ hai, bằng cách suy luận, nhận xét căn cứ vào tình hình chung và ý kiến

đã thăm dò được

1.3.3 Quy trình nghiên cứu:

Sau khi chọn và quyết định tên chuyên đề sẽ tiến hành lập quy trình nghiên cứu nhằm tạo ra chuỗi công việc có hệ thống và giúp cho quá trình tổng hợp, xử lý dữ liệu tránh những thiếu xót và trùng lắp, quy trình gồm:

1.3.3.1 Nghiên cứu sơ bộ:

Căn cứ vào tên chuyên đề đã chọn, lập ra bảng thông tin cần tìm liên quan đến chuyên đề nghiên cứu Sau đó tiến hành thu thập những thông tin cơ sở, dữ liệu về thẻ tín dụng, về SACOMBANK từ tạp chí NH, internet, trang web của SACOMBANK trong thời gian 4 năm gần nhất 2007, 2008, 2009, 2010 Đồng thời thu thập các lý thuyết cơ sở về thẻ từ các sách tham khảo có nội dung liên quan đến TTD của các tác giả cụ thể để có độ chính xác cao

- Sắp xếp dữ liệu theo thời gian từng năm

- Kiểm tra lại những dữ liệu đã có để có tính xác thực và tránh sai và thiếu xót

- Tính toán sơ bộ những phép tính và cách tính để phục vụ cho việc so sánh, nhận xét, đánh giá

1.4 Phạm vi nghiên cứu:

- Phạm vi nghiên cứu: TTD của SACOMBANK An Giang phát hành

- Không gian nghiên cứu: SACOMBANK chi nhánh An Giang

Trang 10

Chương 1 Mở đầu

- Đối tượng nghiên cứu: khách hàng sử dụng TTD của SACOMBANK An Giang

- Thời gian nghiên cứu : từ tháng 01/03/2010 đến tháng 04/2010 Số liệu sử dụng trong nghiên cứu được thu thập trong thời gian 2007, 2008, 2009 và đầu năm 2010

1.5 Ý nghĩa nghiên cứu:

Qua quá trình nghiên cứu đề tài này, giúp tác giả hiểu thêm về lĩnh vực TTD, tình hình sử dụng thẻ tại đơn vị nghiên cứu nói riêng và của các NH nói chung, về quy trình thanh toán và các kế hoạch định hướng về TTD của các NH Đồng thời có thêm kinh nghiệm trong việc thu thập, xử lý và chọn lọc những thông tin cần thiết cho bài nghiên cứu khoa học và các bài chuyên đề sau này

Trang 11

Chương 2 Cơ sở lý thuyết về thẻ thanh toán

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ THẺ THANH TOÁN

2.1 Lịch sử hình thành và phát triển thẻ thanh toán tại Việt Nam:

Năm 1990 hợp đồng làm đại lý chi trả thẻ Visa giữa NH Pháp BFCE (NH Ngoại thương Pháp) và NH Ngoại thương Việt Nam đã mở đầu cho sự du nhập của thẻ thanh toán vào Việt Nam Sự liên kết này chủ yếu là nhằm phục vụ cho lượng khách du lịch quốc tế đang đến Việt Nam ngày càng nhiều Sau NH Ngoại Thương, SACOMBANK cũng liên kết với trung tâm thanh toán thẻ Visa để làm đại lý thanh toán Có lẽ chính sách mở cửa thông thoáng đã đem lại cho Việt Nam một bộ mặt kinh tế – xã hội nhiều triển vọng Các dự án đầu

tư nước ngoài tăng từ số lượng đến quy mô, các định chế tài chính lớn đã chú ý đến Việt Nam và đi theo những tập đoàn này là các dịch vụ song hành trong đó thẻ thanh toán là không thể thiếu được

Năm 1995 cùng với NH Ngoại thương Thành Phố Hồ Chí Minh, NHTMCP Á Châu,

NH Liên doanh First-Vina-Bank và NHTMCP Xuất nhập khẩu được Thống đốc NH Nhà nước Việt Nam cho phép chính thức gia nhập tổ chức thẻ quốc tế Mastercard

Năm 1996 NH Ngoại thương chính thức là thành viên của tổ chức Visa International, tiếp đến là NH Á Châu, NH Công thương Việt Nam Cũng trong năm này NH Ngoại thương Việt Nam phát hành thí điểm thẻ NH đầu tiên, đồng thời Hội các NH thanh toán thẻ Việt Nam cũng được thành lập với bốn thành viên sáng lập gồm NH Ngoại Thương, NHTMCP Á Châu, NHTMCP Xuất nhập khẩu và First Vinabank Hành lang pháp lý cho hoạt động thẻ lúc ấy chỉ là quyết định số 74 do Thống đốc NH Nhà nước ký ban hành ngày10/4/1993, qui định “thể lệ tạm thời về phát hành và sử dụng thẻ thanh toán” Việc ứng dụng thẻ ở Việt Nam vào thời điểm đó còn bị giới hạn rất nhiều về cơ sở pháp lý, điều kiện kinh tế, hạ tầng kỹ thuật… Trên cơ sở thỏa thuận của NH Nhà Nước, NH Thương mại thí điểm phát hành thẻ tự xây dựng qui chế, hợp đồng phát hành và sử dụng thẻ, tức tính pháp lý chỉ dừng ở mức điều chỉnh “nội bộ” giữa NH phát hành và chủ thẻ

Thị trường thẻ năm 2006, 2007 trở lên sôi động vì Việt Nam đã bước vào sân chơi rộng là WTO, thị trường tài chính Việt Nam càng cạnh tranh quyết liệt hơn khi có thêm nhiều NH nước ngoài đầu tư vào đây và dịch vụ TTD, thẻ ATM là một loại “vũ khí” đắc lực

để NH thâm nhập thị trường Hàng loạt sản phẩm thẻ thanh toán ra đời, mở ra một cuộc “so tài” phát hành thẻ giữa các NH trong nước Đầu tiên là NHTMCP Kỹ thương Việt Nam, NH này đã tung ra hàng loạt thẻ thanh toán, nổi trội là thẻ Fastaccess Tiếp theo đó, SACOMBANK đã kết hợp cùng tổ chức Visa ra mắt thẻ thanh toán Quốc tế Sacom Visa Debit Đây là phương tiện thanh toán năng động nhắm vào giới doanh nhân: chủ tài khoản có thể dùng thẻ để thanh toán trong và ngoài nước

2.2 Sự cần thiết của thẻ thanh toán trong xã hội hiện đại:

Cùng với sự phát triển của hệ thống NH và những ứng dụng thành tựu công nghệ thông tin, tự động hóa…, có rất nhiều hình thức TTKDTM tiện lợi, an toàn đã, đang được sử dụng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới

Trang 12

Chương 2 Cơ sở lý thuyết về thẻ thanh toán

Các hoạt động giao dịch thương mại, dịch vụ, hàng hóa ngày nay diễn ra mọi lúc, mọi nơi, vượt qua cả giới hạn về khoảng cách Xét trên nhiều góc độ, khi hoạt động thanh toán trong xã hội còn thực hiện phổ biến bằng tiền mặt có thể dẫn đến một số bất lợi và rủi ro như: Chi phí của xã hội để tổ chức hoạt động thanh toán (như chi phí của Chính phủ cho việc

in tiền; chi phí vận chuyển, bảo quản, kiểm, đếm tiền của hệ thống NH, của các chủ thể tham gia giao dịch thanh toán) là rất tốn kém; việc thực hiện giao dịch thanh toán bằng tiền mặt dễ

bị các đối tượng phạm pháp lợi dụng để gian lận, trốn thuế, trì hoãn hoặc không thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với NH hoặc các chủ nợ; vấn đề an ninh trong thanh toán, bảo quản, vận chuyển tiền mặt luôn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm; sử dụng tiền mặt trong giao dịch thanh toán của xã hội sẽ là môi trường thuận lợi cho tội phạm lưu hành tiền giả, đe dọa trực tiếp đến lợi ích của các tổ chức, cá nhân và tình hình an ninh quốc gia

Các bất lợi và rủi ro trên đây là vấn đề xảy ra với bất kỳ quốc gia nào, song với các nước mà thanh toán bằng tiền mặt còn ở mức phổ biến trong xã hội như Việt Nam hiện nay thì tình hình sẽ càng phức tạp và khó kiểm soát hơn Để khắc phục tình trạng trên thì hàng loạt các phương tiện TTKDTM ra đời như: séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, L/C và đặc biệt

là thẻ thanh toán - một phương tiện TTKDTM rất được ưa chuộng trên thế giới và rất phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế của Việt Nam hiện nay Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ

đã ký Quyết định số 291/2006/QĐ-TTg (ngày 29/12/2006) phê duyệt Đề án TTKDTM giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020 tại Việt Nam Đề án là cơ sở pháp lý quan trọng cho hoạt động thẻ thanh toán đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập khu vực và thế giới của Việt Nam hiện nay

Đối với tỉnh An Giang, cũng như các tỉnh thành khác trong cả nước tình hình thanh toán trong địa bàn chủ yếu theo cách truyền thống, việc thất thoát trong trao đổi mua bán vẫn xảy ra cần phải áp dụng rộng rãi trong dân cư về những tiện ích của khoa học công nghệ hiện đại về thanh toán qua thẻ thanh toán, một loại hình thanh toán không dùng tiền mặt giúp rút ngắn khoảng cách giữa người nông dân với công nghệ hiện đại và tránh những thất thoát không đáng xảy ra trong trao đổi mua bán Trong thời gian qua, kinh tế địa bàn không ngừng phát triển, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng nâng cao, các công trình xây dựng

đã làm thay đổi diện mạo của An Giang, và là nơi được mệnh danh là “ vựa lúa của đồng bằng sông Cửu Long” chính vì vậy các NH chi nhánh tập trung về An Giang ngày càng nhiều cùng với những sản phẩm dịch vụ đa dạng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân tại một tỉnh có tiềm năng phát triển kinh tế trong tương lai Qua đó, áp dụng thanh toán qua thẻ

sẽ thiết thực, tiện lợi hơn, giảm tính chất rườm rà và tăng tính thanh khoản cao cho kinh tế tỉnh An Giang

Trang 13

Chương 2 Cơ sở lý thuyết về thẻ thanh toán

2.3.2 Những đối tượng liên quan đến phát hành và sử dụng thẻ :

- NH phát hành thẻ: là NH thiết kế các tiêu chuẩn kỹ thuật, mật mã ký hiệu…cho các loại thẻ để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng thẻ Sau đó cung cấp cho khách hàng và đồng thời chịu trách nhiệm thanh toán số tiền mà khách hàng trả cho người bán thông qua chi trả bằng thẻ.

- Người sử dụng thẻ Đó là các công ty xí nghiệp, tổ chức và cá nhân có nhu cầu sử dụng thẻ và được NH phát hành thẻ chấp hành cho người sử dụng các loại thẻ nói trên và phải trả phí cho NH phát hành thông qua mỗi lần giao dịch

- Đơn vị chấp nhận thẻ :Đó là các công ty xí nghiệp, tổ chức và cá nhân đóng vai trò

là người cung cấp hàng hoá dịch vụ cho người sử dụng thẻ

2.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thanh toán thẻ:

* Thu nhập của người dùng thẻ

Thu nhập cao đồng nghĩa với mức sống cao hơn Khi mức sống được nâng cao, nhu cầu du lịch, giải trí của con người cũng cao hơn Thẻ thanh toán là phương tiện hữu hiệu nhất đáp ứng nhu cầu này của họ Thu nhập của người dùng thẻ càng cao thì nhu cầu thanh toán bằng thẻ càng nhiều

* Trình độ kỹ thuật công nghệ của ngân hàng

Thanh toán thẻ gắn liền với các máy móc thiết bị hiện đại Hệ thống máy móc này có trục trặc thì sẽ gây ra ách tắc trong toàn hệ thống Đã đưa ra dịch vụ thẻ thì NH phải đảm bảo một công nghệ thanh toán hiện đại theo kịp công nghệ của thế giới

* Thói quen tiêu dùng của người dân

Đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thẻ Sẽ tạo ra một môi trường thanh toán cho thanh toán thẻ Nếu như một thị trường mà người dân chỉ có thói quen tiêu dùng bằng tiền mặt sẽ không thể là một môi trường tốt để phát triển thị trường thẻ, chỉ khi việc thanh toán được thực hiện chủ yếu qua hệ thống NH thì thẻ thanh toán mới thực sự phát huy hết hiệu quả của nó

* Số lượng các đơn vị chấp nhận thẻ

Số các đơn vị chấp nhận thẻ đóng vai trò rất quan trọng trong nghiệp vụ thanh toán thẻ, là cầu nối của hoạt động thanh toán giữa NH và chủ thẻ Trong một môi trường không tồn tại một mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ đa dạng, chất lượng thì sẽ không thể kích thích dân chúng trong và ngoài nước sử dụng thẻ

* Các chính sách, biện pháp của nhà nước

Khi thực hiện chức năng quản lý vĩ mô, nhà nước luôn có những chính sách cụ thể can thiệp như tăng thuế, hay có những biện pháp cứng rắn đối với các ngành hay đối với từng người dân nhằm duy trì một mặt bằng kinh tế chính trị của toàn xã hội

2.3.4 Tiện ích của TTD:

- Đối với NH phát hành thẻ:

+ Tạo cơ hội cung ứng dịch vụ và thu hút khách hàng

Trang 14

Chương 2 Cơ sở lý thuyết về thẻ thanh toán

+ Huy động được nguồn vốn đầu tư

+ Cơ hội cho vay và đầu tư hiệu quả

+ Góp phần tích cực thay đổi thói quen giao dịch thanh toán tiền mặt.+ Nâng cao vị thế của NH

- Đối với đơn vị chấp nhận thẻ:

+ Mở rộng thị trường và tăng doanh số

+ Hưởng lợi từ chính sách của NH

+ Giảm nhẹ công việc kiểm đếm, thu giữ tiền của bộ phận Ngân quỹ

- Đối với chủ thẻ:

+ Tiếp cận kỹ thuật thanh toán hiện đại, nhanh chóng và tiện lợi.+ Giảm rủi ro trong việc cất trữ và thất thoát khi sử dụng tiền mặt.+ Tiết kiệm thời gian chi phí nhân lực

+ Hưởng được lãi trên số tiền chưa sử dụng

Trang 15

Chương 3 Giới thiệu SACOMBANK An Giang

CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN

SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH AN GIANG

3.1 Khái quát SACOMBANK:

Hình 3.1 Logo SACOMBANK

- SACOMBANK chính thức đi vào hoạt động ngày 21/12/1991 trên cơ sở sáp nhập

từ NH phát triển kinh tế Gò Vấp và phát triển 3 hợp tác xã tín dụng Tân Bình- Lữ Gia - Thành Công SACOMBANK được thành lập theo quyết định số 005/GP-UB ngày 03/01/1992 của Ủy Ban Nhân Dân thành phố Hồ Chí Minh và hoạt động theo quyết định số 006/NH-GP ngày 05/12/1991 của NH Nhà Nước Việt Nam

- Đến nay SACOMBANK đã trở thành NHTMCP hàng đầu Việt Nam, vươn lên dẫn đầu khối NH về tốc độ tăng trưởng với tỷ lệ hơn 50%/năm, từ 3 tỷ đồng lúc mới thành lập, tính đến ngày 29/08/2008 số vốn điều lệ đã tăng vọt là 5.116 tỷ đồng

- Với chiến lược tình thế năm 2009 “ vừa phòng thủ - vừa tiến công” đã giúp SACOMBANK và công ty thành viên hoàn thành toàn diện vượt mức các chỉ tiêu được giao,

và cũng là tiền đề vững chắc cho việc xây dụng và thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kế hoạch năm 2010 và trong tương lai Vào ngày 15/3/2010 SACOMBANK họp Đại hội cổ đông thường niên, đã thông báo với cổ đông về kế hoạch trong thời gian tới như sau:

Bảng 3.1 Kế hoạch SACOMBANK trong thời gian tới

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm

2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Vốn điều lệ 6.700 11.953 15.000 19.000 23.679 28.650Lợi nhuận trước

thuế 2.400 3.600 5.300 6.700 8.800 11.000Tổng tài sản Cùng với tốc độ tăng trưởng của vốn điều lệ, tổng tài sản tăng từ 198 tỷ đồng (năm 2011) đến 490 tỷ đồng (năm 2015).Vốn tự có Theo xu hướng đó vốn tự có sẽ đạt 51.000 tỷ đồng

Ngày đăng: 04/08/2013, 22:19

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THẺ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN - Đánh giá tình hình sử dụng thẻ tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn THƯƠNG tín CHI NHÁNH sài gòn
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THẺ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN (Trang 1)
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THẺ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN - Đánh giá tình hình sử dụng thẻ tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn THƯƠNG tín CHI NHÁNH sài gòn
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THẺ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN (Trang 2)
DANH SÁCH BẢNG - Đánh giá tình hình sử dụng thẻ tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn THƯƠNG tín CHI NHÁNH sài gòn
DANH SÁCH BẢNG (Trang 5)
Hình 3.1 Logo SACOMBANK - Đánh giá tình hình sử dụng thẻ tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn THƯƠNG tín CHI NHÁNH sài gòn
Hình 3.1 Logo SACOMBANK (Trang 15)
Hình 3.2 Sơ đồ tổ chức của chi nhánh Sacombank An Giang - Đánh giá tình hình sử dụng thẻ tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn THƯƠNG tín CHI NHÁNH sài gòn
Hình 3.2 Sơ đồ tổ chức của chi nhánh Sacombank An Giang (Trang 17)
- Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn của các tổ chức và cá nhân dưới hình thức tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi, vốn đầu tư và phát triển, vay vốn   của các tổ chức tín dụng khác, tiếp nhận các nguồn vốn tín dụng ủy thác từ các  - Đánh giá tình hình sử dụng thẻ tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn THƯƠNG tín CHI NHÁNH sài gòn
uy động vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn của các tổ chức và cá nhân dưới hình thức tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi, vốn đầu tư và phát triển, vay vốn của các tổ chức tín dụng khác, tiếp nhận các nguồn vốn tín dụng ủy thác từ các (Trang 18)
hình kinh doanh SACOMBANK An Giang chậm lại, so với tình hình chung trên địa bàn thì Sacombank đứng thứ 3 sau NH Á Châu và NH Ngoại thương - Đánh giá tình hình sử dụng thẻ tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn THƯƠNG tín CHI NHÁNH sài gòn
hình kinh doanh SACOMBANK An Giang chậm lại, so với tình hình chung trên địa bàn thì Sacombank đứng thứ 3 sau NH Á Châu và NH Ngoại thương (Trang 19)
Hình 4.1 Các loại thẻ tín dụng của SACOMBANK - Đánh giá tình hình sử dụng thẻ tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn THƯƠNG tín CHI NHÁNH sài gòn
Hình 4.1 Các loại thẻ tín dụng của SACOMBANK (Trang 21)
Bảng 4.1 Biểu phí TTD SACOMBANK - Đánh giá tình hình sử dụng thẻ tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn THƯƠNG tín CHI NHÁNH sài gòn
Bảng 4.1 Biểu phí TTD SACOMBANK (Trang 22)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w