1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá tình hình sử dụng đất nông nghiệp ở xã ba nang

46 2,9K 27
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 551,5 KB

Nội dung

luận văn, khóa luận, chuyên đề, đề tài

Trang 1

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ

Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi Quốc gia, là nguồn lựcquan trọng nhất, cơ bản nhất của mọi hoạt động của đời sống kinh tế xã hội Việt Nam

có khoảng 70% lực lượng lao động tham gia trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.Trong nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, giá trị của nó sẽ được tăngtrong quá trình sử dụng

Đất đai là nguồn tài nguyên không tái tạo được và hữu hạn, có những tính chấtđặc trưng riêng biệt khiến nó không giống bất kì một tư liệu sản xuất nào, là tư liệu sảnxuất không thể thay thế được, đặc biệt là đối với sản xuất nông nghiệp

Đất đai là nguồn tài nguyên có giới hạn về số lượng, có vị trí cố định trongkhông gian, không thể thay đổi theo ý muốn chủ quan của con người Chính điều nàytạo ra các giá trị khác nhau giữa các thửa đất có vị trí khác nhau Từ các đặc điểm trêncho thấy việc khai thác, sử dụng đất tiết kiệm có hiệu quả là một trong những yếu tố có

ý nghĩa vô cùng quan trọng cho sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước

Sản xuất nông nghiệp có vai trò hết sức quan trọng đối với mỗi quốc gia, nókhông những cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người mà còn cung cấp nguyênliệu cho các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp chế biến.Ngoài ra, còn sản xuất những mặt hàng có giá trị xuất khẩu, góp phần làm tăng nguồnthu ngoại tệ Hiện tại cũng như trong tương lai, nông nghiệp vẫn đóng vai trò quantrọng trong sự phát triển của xã hội loài người Đảm bảo an ninh lương thực là mụctiêu phấn đấu của mỗi Quốc gia, góp phần ổn định chính trị và phát triển kinh tế củađất nước

Đất đai có giới hạn về diện tích trong khi đó dân số ngày càng tăng đồng nghĩavới nhu cầu về các sản phẩm nông nghiệp cũng tăng lên, đồng thời quỷ đất đai đã vàđang chuyển dần sang xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng các nhà máy xí nghiệp, pháttriển các ngành nghề khác Để thỏa mãn nhu cầu của mình, con người tìm mọi cách tácđộng vào đất để tạo ra các thành phẩm theo mong muốn nhờ ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất song bên cạnh đó lại không chú trọng vào việcbảo vệ và cải tạo đất làm cho đất đai ngày một cằn cỗi, bạc màu…Làm cho đất đaingày càng giảm sút cả về chất lượng lẫn số lượng Do đó sử dụng đất đai tiết kiệm gắn

Trang 2

với hiệu quả đang trở thành vấn đề cấp thiết trong công tác quản lí và sử dụng đất Đểlàm sao vừa thỏa mãn nhu cầu hiện tại mà không gây ảnh hưởng đến thế hệ tương lai,đây cũng chính là một trong những mục tiêu phát triển nông nghiệp theo hướng bềnvững mà Đảng và Nhà nước ta đã xác định.

Ba Nang là một xã miền núi nghèo thuộc huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị, đờisống người dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp với điều kiện địa hình, khí hậuphức tạp, lại thường xuyên xảy ra thiên tai cộng với điều kiện cơ sở vật chất phục vụsản xuất còn lạc hậu và thiếu thốn, kinh nghiệm canh tác lạc hậu, đất đai bạc màu nênhoạt động sản xuất nông nghiệp nơi đây rất bấp bênh, hiệu quả kinh tế của việc sửdụng đất nông nghiệp không cao, chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của vùng

Xuất phát từ những lí do trên, tôi đã chọn đề tài “Đánh giá tình hình sử dụng đất nông nghiệp ở xã Ba Nang, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị” làm chuyên đề tốt

nghiệp

Mục tiêu nghiên cứu

- Hệ thống hóa cơ sở lí luận và thực tiễn của vấn đề sử dụng đất nông nghiệp

- Phân tích tình hình sử dụng đất nông nghiệp ở xã Ba Nang, huyện Đakrông, tỉnhQuảng Trị

- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nôngnghiệp của xã Ba Nang

Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp sau:

- Phương pháp duy vật biện chứng

- Phương pháp phân tích so sánh

- Phương pháp thống kê

- Phương pháp chuyên gia

- Phương pháp điều tra thâm nhập thực tế

Phạm vi nghiên cứu

- Nghiên cứu tại địa bàn xã Ba Nang, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị và các đốitượng phục vụ cho việc điều tra điển hình sử dụng đất nông nghiệp và lập quy hoạch,

kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp (tình hình cơ bản của xã, thực trạng hiệu quả kinh tế

xã hội đối với những lĩnh vực có liên quan đến sử dụng đất)

Trang 3

- Rà soát các chủ trương chính sách, đề án hoặc các tài liệu liên quan đến sử dụngđất nông nghiệp.

- Rà soát các chỉ tiêu, các yêu cầu kỹ thuật trong thiết kế Xây dựng phương án quyhoạch các công trình phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn

- Thu thập và tập hợp các số liệu về tình hình sử dụng đất nông nghiệp xã Ba Nang,phòng tài nguyên môi trường, phòng thống kê và một số ban ngành cấp huyện

- Số liệu nghiên cứu từ năm 2005-2010

- Thời gian thực hiện đề tài: từ ngày 1/2/2011 đến 1/5/2011

Trang 4

PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Cơ sở lí luận

1.1 1 Khái niệm và phân loại đất nông nghiệp

* Khái niệm đất đai

Năm 1886 Docurtaiep (người Nga) đưa ra một định nghĩa tương đối hoàn chỉnh

về đất: “Đất là một thể tự nhiên được hình thành do tác động tổng hợp gồm 5 yếu tố:khí hậu, sinh vật, đá mẹ, địa hình, tuổi của đất”

Theo William, khi định nghĩa về đất thì ông đi sâu vào đất trồng hơn và ôngcho rằng: ” Đất là lớp mặt tơi xốp của địa cầu có khả năng sản xuất ra sản phẩm câytrồng”

Còn theo Luật đất đai của nhà Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thì:

“Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quantrọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu chung cư, xây dựngcác cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng” ( Luật đất đai năm 1993)

* Khái niệm đất sản xuất nông nghiệp

Hiện nay, theo điều chỉnh của Luật đất đai thì nông nghiệp bao gồm cả đất nôngnghiệp, do đó cần phân biệt rõ khái niệm đất nông nghiệp với đất sản xuất nôngnghiệp

- Đất nông nghiệp: là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thínghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, và mục đích bảo vệ, pháttriển bằng (theo Luật đất đai năm 2003)

- Đất sản xuất nông nghiệp: là đất được sử dụng chủ yếu vào sản xuất của cácngành như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản hoặc sử dụng để nghiên cứu thínghiệm về nông nghiệp Ngoài tên gọi đất sản xuất nông nghiệp, đất sử dụng vào sảnxuất nông nghiệp còn được gọi là ruộng đất

- Đất canh tác (đất trồng cây hàng năm): là một bộ phận đất nông nghiệp dùngvào việc trồng cây hàng năm như lúa, ngô, khoai, sắn, mía, lạc, vừng, đỗ tương, cói,rau, đậu, cây làm thuốc…

* Độ phì nhiêu của đất

Trang 5

- Độ phì nhiêu của đất: là khả năng cung cấp cho cây trồng về nước, thức ăn,khoáng và các yếu tố cần thiết khác để cây trồng sinh trưởng và phát triển bìnhthường.

- Độ phì nhiêu tự nhiên của đất: là độ phì nhiêu của đất được hình thành dướitác động của yếu tố tự nhiên, chưa có tác động của con người

- Độ phì nhiêu nhân tạo của đất: là độ phì nhiêu được tạo ra do tác động của conngười, thông qua hoạt động sản xuất tác động vào đất đai như cày xới, bón phân, cảitạo đất, thủy lợi tưới tiêu, áp dụng các biện pháp kỹ thuật nông nghiệp…

- Độ phì nhiêu tiềm tàng: là độ phì nhiêu tự nhiên mà cây trồng tạm thời chưa

sử dụng được

- Độ phì nhiêu kinh tế: là độ phì nhiêu mang lại lợi ích kinh tế cụ thể Đây là cơ

sở để đánh giá kinh tế của đất

1.1.2 Phân loại đất nông nghiệp

* Theo Luật đất đai 2003, nhóm đất nông nghiệp bao gồm:

- Đất nông nghiệp khác theo quy định của Chính phủ

* Trong quỹ đất nông nghiệp, theo các tiêu thức khác nhau người ta phân thành các

loại đất khác nhau Với mục đích là quản lí và sử dụng đất một cách hiệu quả nhất, ta

có thể phân loại theo cách sau:

- Theo thời hạn canh tác của từng loại cây trồng: có đất trồng hàng năm và lâu năm.

+ Đất trồng cây hàng năm: là đất trồng các loại cây trồng có chu kì sản xuấttrong thời gian 1 năm (những cây trồng ngắn ngày)

+ Đất trồng cây lâu năm: là đất trồng các loại cây trồng có chu kì sản xuất lâuhơn 1 năm (những cây trồng dài ngày)

- Căn cứ vào công dụng của đất, người ta phân đất nông nghiệp thành các loại:

đất trồng cây lương thực, đất trồng cây thực phẩm, đất trồng cây ăn quả, đất trồng hoa

Trang 6

cây cảnh… Sau đó, người ta căn cứ vào thời hạn canh tác của từng loại cây trồng đểphân thành cây hàng năm và lâu năm.

- Căn cứ vào vị trí, địa điểm của đất đai nông nghiệp, người ta còn phân thành

đất vườn, đất ruộng, đất rẫy, đất ven sông suối,…

- Phân loại đất theo tính chất thổ nhưỡng nông hóa, được căn cứ vào nhiều tiêu

thức như: căn cứ vào nguồn gốc đá mẹ - yếu tố cấu thành nên đất, thành phần cơ giớicủa đất, theo hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất, theo độ chua, kiềm…

- Phân loại đất đai theo hạng của đất đai, căn cứ vào mức độ sinh lời của đất,

căn cứ để tính hạng đất gồm các yếu tố: chất đất, vị trí, địa hình, điều kiện khí hậu,thời tiết, điều kiện tưới tiêu,…

1.1.3 Vai trò, vị trí của đất đai trong sản xuất nông nghiệp

Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, là điều kiện vật chất cần thiết để thực hiệnmọi quá trình sản xuất, vừa là chổ đứng, vừa là địa bàn hoạt động cho tất cả các ngành

nông - lâm nghiệp, công nghiệp khai thác khoáng sản, giao thông vận tải, văn hóa - xã

hội và an ninh quốc phòng…

Đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp, đặc biệt trong ngành trồng trọt, đất đai

là yếu tố sản xuất hết sức quan trọng Đất đai không chỉ là chỗ đứng, chỗ dựa của câytrồng như ở các ngành khác mà còn cung cấp thức ăn cho cây trồng thông qua sự pháttriển của trồng trọt tạo điều kiện cho ngành chăn nuôi phát triển Với ý nghĩa đó thìtrong nông nghiệp:

- Đất đai (hay ruộng đất) là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt.

vệ, cải tạo, bồi dưỡng nâng cao độ phì cho đất

Đất đai vừa là tư liệu lao động vừa là đối tượng lao động

- Đối với sản xuất nông nghiệp thì đất đai là cơ sở tự nhiên sản sinh ra của cải vậtchất cho xã hội

Trang 7

1.1.4 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

* Chỉ tiêu đánh giá kết quả sử dụng đất nông nghiệp.

Chỉ tiêu đánh giá kết quả nhằm so sánh tiềm năng quỹ đất nông nghiệp gồm có:

- Diện tích đất nông nghiệp/khẩu= Tổng diện tích đất nông nghiệp/Tổng số khẩu

- Diện tích đất canh tác/khẩu= Tổng diện tích đất canh tác/ Tổng số khẩu

- Diện tích đất nông nghiệp/lao động = Tổng diện tích đất ruộng nông nghiệp/ Tổng sốlao động

- Diện tích đất canh tác/lao động = Tổng diện tích đất canh tác/Tổng số lao động

- Năng suất của cây trồng là lượng sản phẩm của loại cây trồng tính trên một hađất trong 1 vụ hay 1 năm

- Năng suất ruộng đất là chỉ tiêu tổng giá trị sản lượng nông nghiệp hay giá trị hànghóa tính trên một đơn vị diện tích canh tác hay đất nông nghiệp trong một năm

+ Mặt hiện vật N = A/S (tính cho từng loại cây trồng)

N: Năng suất ruộng đất

A: Khối lượng sản phẩm sản xuất

S: Diện tích đất canh tác (hay đất nông nghiệp)

– Năng suất cây trồng là lượng sản phẩm chính của loại cây trồng tính trên 1 ha đấtcủa loại cây trồng đó trong 1 vụ hay 1 năm Chỉ tiêu này phản ánh trình độ sản xuấtcủa hộ, của địa phương hay của toàn ngành

- Hệ số sử dụng ruộng đất là chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng đất canh tác (lần)

Hệ số sử dụng đất = Tổng diện tích gieo trồng/ Tổng diện tích canh tác

- Chi phí trung gian (IC) là một bộ phận của giá trị một cây trồng sản xuất bao gồmnhững chi phí vật chất và dịch vụ dùng cho sản xuất ra sản phẩm của một ngành

- Giá trị gia tăng (VA) là chỉ tiêu được tính bằng hiệu số giữa giá trị sản xuất và chiphí trung gian

Giá trị trung gian = Giá trị sản xuất – chi phí trung gian

VA = GO – IC

Giá trị gia tăng 1 ha đất canh tác : VA / Tổng diện tích đất canh tác

1.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp

- Nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên

Nhóm các nhân tố về điều kiện tự nhiên bao gồm: đất, nước, khí hậu, chúngtác động trực tiếp đến kết quả của hoạt động sản xuất nông nghiệp Do nhận thức thấpkém con người đã làm cho khí hậu biến đổi ngày càng xấu đi, thảm họa thiên tai ngày

Trang 8

càng gia tăng về tần số cũng như cường độ ngày càng mạnh hơn, do vậy hoạt động sảnxuất nông nghiệp ngày càng bấp bênh, lệ thuộc vào tự nhiên, độ rủi ro ngày càng cao

- Nhóm nhân tố kinh tế, kỹ thuật canh tác

Kết quả sản xuất còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế, kĩ thuật Trước đâymức đầu tư thấp, kĩ thuật lạc hậu, người dân chỉ chú tâm khai thác theo chiều rộng làmcho hiệu quả sản xuất thấp Hiện nay với sự phát triển khoa học kĩ thuật công nghệ,đời sống của người dân được nâng cao, mức tích lũy cho đầu tư cũng tăng lên vàngười dân ngày càng chú trọng đầu tư khai thác theo chiều sâu nên hiệu quả sản xuấtđạt được ngày càng cao

- Nhóm các nhân tố quy hoạch, tổ chức

Quy hoạch sản xuất: công tác quy hoạch bố trí cây trồng có ảnh hưởng rất lớn đếnhiệu quả sản xuất Để tiếp tục nâng cao hiệu quả sản xuất cần quy hoạch bố trí cây trồngphù hợp với điều kiện sinh thái, kết cấu hạ tầng, khả năng sản xuất luôn gắn với thị trường

và có định hướng lâu dài đồng thời phải bảo vệ được tài nguyên và môi trường

Tổ chức sản xuất: mục đích của công tác tổ chức sản xuất là nhằm khai thác tối

đa sức sản xuất của đất Để làm được điều này cần phải đa dạng hóa cây trồng, vậtnuôi, thực hiện thâm canh, tăng vụ, hình thành nhiều hình thức hợp tác trong sản xuất

- Nhóm nhân tố xã hội

Phong tục tập quán, kinh nghiệm sản xuất không những ảnh hưởng trực tiếp đếnquy hoạch và quy trình sản xuất mà còn ảnh hưởng đến khả năng ứng dụng nhữngthành tựu khoa học vào sản xuất

Hệ thống chính sách (chính sách đất đai, thị trường, trợ giá đầu vào, đầu ra )

sự ổn định cộng với sự thông thoáng của hệ thống chính sách là điều kiện tạo hànhlang thuận lợi cho hoạt động sản xuất ngày càng phát triển

Sự ổn định kinh tế - xã hội cũng là yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất với

xu thế toàn cầu hóa, về nền sản xuất hàng hóa ngày càng phát triển thì yêu cầu về ổnđịnh kinh tế - xã hội ngày càng cao

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam

Việt Nam có tổng diện tích đất tự nhiên gần 33 triệu ha Xếp thứ 55 trong tổng

số 200 nước trên thế giới Nhưng do dân số đông nên bình quân diện tích đất đai tínhtheo đầu người vào loại thấp (chỉ đạt 0,4 ha/người) Trong khi đó, bình quân trên thếgiới là 3,2 ha/ người, xếp thứ 120 trên thế giới Đất nông nghiệp bình quân chỉ đạt 0,13

ha, trong khi đó bình quân thế giới là 1,2 ha (nguồn: Theo số liệu của Bộ TN&MT).

Trang 9

Trong tổng số gần 33 triệu ha đất tự nhiên thì diện tích đất đai có độ bằngphẳng chiếm 35% còn lại 65% là đất đồi núi và trung du, đó là đặc trưng của cả nước.Riêng ở vùng núi tỷ lệ đất đồi núi cao hơn đất canh tác (chiếm 90% tổng đất tự nhiên).Diện tích đất bằng phẳng hoặc có độ dốc thấp thường tập trung ở các thung lũng, dọckhe suối.

Diện tích đất nông nghiệp đang ngày càng bị thu hẹp dần, do tác động của quátrình CNH-HĐH Theo số liệu thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong 7 nămqua (2001-2007) có trên 500.000 ha diện tích đất nông nghiệp đã thu hồi chuyển sangđất phi nông nghiệp, chiếm 5% đất nông nghiệp đang sử dụng Chỉ tính riêng trongnăm 2007, diện tích đất trồng lúa của cả nước giảm 125.000 ha

1.2.2 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp huyện Đakrông

Bảng 1: Hiện trạng sử dụng đât NN huyện Đakrông năm 2010

(Nguồn : Phòng thống kê huyện Đakrông)

Đakrông là một huyện miền núi, đa số đất đai là địa hình đồi núi, chủ yếu là núi

đá vôi với diện tích đất tự nhiên là 122444,64 ha trong đó đất nông nghiệp là109340,32 ha chiếm 89,3%

Với diện tích đất nông nghiệp tương đối lớn nên huyện nhà dễ dàng phát triểnnền nông nghiệp đa dạng với nhiều loại cây trồng cho nhiều sản phẩm khác nhau

1 2.3 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp của xã Ba Nang

Theo số liệu năm 2010 tổng diện tích tự nhiên của xã là 6503,1 ha, được phân

bổ theo các loại đất như sau:

+ Đất nông nghiệp: 4966,29 ha chiếm 76,37% tổng diện tích của xã

Trang 10

+ Đất phi nông nghiệp: 123,65 ha chiếm 1,9% tổng diện tích của xã

+ Đất chưa sử dụng: 1413,16 ha chiếm 21,73% tổng diện tích của xã

Trang 11

Bảng 2: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của xã Ba Nang năm 2010

-C Đất khu bảo tồn thiên nhiên DBT 3276,39 65,97

(Nguồn : Phòng Tài Nguyên và Môi Trường huyện Đakrông cung cấp)

CHƯƠNG II: ĐÁNG GIÁ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP

Ở XÃ BA NANG, HUYỆN ĐAKRÔNG, TỈNH QUẢNG TRỊ

2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Ba Nang

2.1.1 Điều kiện tự nhiên

Trang 12

Phía Bắc giáp với xã Đakrông (huyện Đakrông)

Phía Nam giáp với xã Tà Long (huyện Đakrông) và nước CHDCND Lào

Phía Đông giáp với xã Tà Long (huyện Đakrông)

Phía Tây giáp với xã Húc và xã Ba Tầng (huyện Hướng Hóa)

2.1.1.2 Địa hình, địa mạo

Mang tính chất đặc trưng của vùng miền núi Trung Trung Bộ, bị chia cắt mạnhbởi nhiều dãy núi cao và hệ thống sông suối, tạo ra địa hình phức tạp

Độ cao trung bình 35 m so với mực nước biển

Địa hình đổ dốc theo sườn núi phía Đông của dãy Trường Sơn, nơi bắt đầu củanhiều dòng khe suối chảy về sông Đakrông

2.1.1.3 Khí hậu

Xã Ba Nang thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm 2 mùa rõ rệt:

- Mùa khô bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 8

- Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau

- Nhiệt độ trung bình năm khoảng 22,20C

- Lượng mưa trung bình cả năm 2100 mm

- Độ ẩm trung bình trong năm 81-82%

Với chế độ nhiệt như trên hầu như không gây ảnh hưởng xấu cho các loại câytrồng trên địa bàn

- Chế độ gió, trong vùng có 3 loại gió chính:

+ Gió mùa Đông Bắc: thịnh hành từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau, thường ítlạnh hơn các khu vực khác

+ Gió mùa Tây Nam: còn gọi là gió Lào, thịnh hành từ tháng 4 đến tháng 8 Giómùa Tây Nam thường khô nóng gây ảnh hưởng xấu cho một số loại cây trồng

Trang 13

+ Gió mùa Đông Nam: Thịnh hành từ tháng 9 đến tháng 11, loại gió này mangnhiều hơi nước từ biển vào, tạo nên những trận mưa rào, mang lại nhiều lợi ích chocuộc sống và cho xản xuất

Ngoài các yếu tố khí hậu chính đã nêu trên, còn một vài yếu tố khác như sươngmuối, mưa đá đôi khi cũng có xuất hiện, nhưng với cường độ yếu, tần suất thấp và hầunhư không gây hại cho sản xuất

- Bão và lũ lụt : Muà bão thường xuất hiện vào tháng 9-10-11, năm nhiều nhất

có 4-5 cơn bão, đi kèm theo bão thường có lũ lụt gây thiệt hại lớn cho sản xuất và đờisống nhân dân

Nhìn chung, thời tiết khí hậu của Ba Nang không thuận lợi do sự phân hóa củathời tiết theo mùa nên có nhiều hạn chế nhất định cho sụ phát triển kinh tế xã hội

2.1.1.4 Thủy văn

Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình năm 2.300-2.500 mm/năm, nhưng phân bốkhông đều Mùa mưa từ tháng 8 đến tháng 2 năm sau Mưa tập trung nhất từ tháng 8 -10; với lượng mưa lớn do đó mực nước ở các sông, suối dâng lên nhanh và bất thườnggây nên lũ quét rất nguy hiểm Mùa khô từ tháng 4 -8 , chỉ chiếm khoảng 15-20% tổnglượng mưa cả năm

Độ ẩm không khí: trung bình hàng năm là 80-82% Tháng cao nhất lên đến90%, kéo dài từ tháng 9- tháng 3 năm sau Các tháng 5,6,7,8 có độ ẩm không khí thấp

từ 70-72% Từ tháng 10- tháng 2 năm sau là các tháng có độ ẩm không khí cao: 89%

86-2.1.1.5 Các nguồn tài nguyên

- Tài nguyên đất

Quy mô đất đai: Tổng diện tích tự nhiên toàn xã 6503,10 ha Đã khai thác sửdụng (bao gồm đất nông nghiệp; đất phi nông nghiệp) đến năm 2010 là 5089,94 ha( =78,27% tổng diện tích tự nhiên) Diện tích đất chưa sử dụng còn 1413,16 ha(chiếm 21,73% tổng diện tích tự nhiên) Đây là một trong những tiềm năng lớn cần ápdụng các tiến bộ kỉ thuật canh tác hợp lí trên đất dốc vào sản xuất, để duy trì độ màu

mỡ cho đất, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, đồng thời cải thiện môi trường sinh tháitheo hướng tích cực trong những năm tới

Đặc điểm thổ nhưỡng, có 4 loại đất chính sau:

Bảng 3: Danh mục các loại đất theo nguồn gốc hình thành

Trang 14

STT Tên loại đất Kí

hiệu

Thành phần cơ giới

Độ dày (cm)

Độ dốc (độ)

Phân bố (thôn)

3 Đất vàng nhạt trên đá

Cát phathịt nhẹ 30-100 8-25

(Nguồn : Phòng TN&MT huyện Đakrông)

Đất đai của xã nhìn chung thích hợp cho việc phát triển cây công nghiệp như càphê, quế, bời lời và các cây ăn quả như xoài, dứa

- Tài nguyên nước

 Nguồn nước ngầm

Chưa có nghiên cứu cụ thể về trử lượng, chất lượng nguồn nước ngầm trên địabàn xã Qua khảo sát bằng trực quan một số giếng khơi chi thấy mực nước ngầm tươngđối sâu, thường từ 10-15m Nhân dân ít đào giếng để lấy nước sinh hoạt vì khó dòđược mạch ngầm và thường gặp phải đá ở dưới tầng sâu Hơn nữa việc đào giếng làkhá tốn kém

- Tài nguyên rừng

Theo số liệu thống kê năm 2010, diện tích rừng của xã hiện có 4740,30 ha,chiếm 72,89% diện tích tự nhiên, trong đó gồm:

Trang 15

- Đẩt rừng đặc dụng 3276,39 ha chiếm 65,97% đất lâm nghiệp

- Đẩt rừng phòng hộ 723,85 ha chiếm 14,58% đất lâm nghiệp

- Đẩt có rừng trồng sản xuất 740,06 ha chiếm 14,90% đất lâm nghiệp

Độ che phủ của rừng đạt 22,03%

Rừng Ba Nang giàu về trữ lượng cũng như chủng loại gỗ Đặc biệt các loại gỗquý hiếm như gụ, lim, lát, sến Các sản phẩm rừng cũng rất phong phú như mây, đót,măng, mộc nhĩ

Nguồn động vật hiện nay còn một số loài như hoẵng, nai, sơn dương, chồn, lợnrừng, gà rừng và một số loài quí hiếm cần được bảo vệ như hổ, gấu, nhưng với sốlượng còn rất ít

- Tài nguyên khoáng sản

Qua các tài liệu đã điều tra khảo sát thấy trên dịa bàn có hàm lượng vàng, sakhoáng, quặng đồng Nếu được quản lí và đầu tư khai thác tốt sẽ giải quyết được việclàm, thu nhập cho một bộ phận không nhỏ lực lượng lao động và đem lại nguồn thuđáng kể cho ngân sách địa phương

2.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội của xã Ba Nang

Nền kinh tế của xã chủ yếu dựa vào sản xuất trồng trọt, chăn nuôi và trồngrừng Đặc điểm cơ bản là điểm xuất phát thấp, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, tậpquán canh tác còn lạc hậu, các ngành nghề dịch vụ thương mại chưa phát triển

Tuy vậy, nhờ sự hỗ trợ tích cực của TW, tỉnh và huyện tình hình kinh tế xã hộicủa xã trong những năm qua đã có nhiều thay đổi và phát triển đáng ghi nhận

Tình hình thực hiện năm 2009 của UBND xã Ba Nang (theo báo cáo UBND xã

Ba Nang ngày 06/1/2010)

- Tổng giá trị thu nhập 1,5 tỉ đồng

- Bình quân thu nhập đầu người/ năm: 2,7 triệu đồng

- Tổng sản lượng lương thực có hạt: 462 tấn

- Bình quân lương thực đầu người/ năm: 250kg

- Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên 1,03%

- Tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng: 31,69%

- Tỉ lệ hộ nghèo: 45,47%

Tiếp tục thực hiện chính sách, đường lối đổi mới của Đảng và nhà nước cùngvới sự phát triển kinh tế của toàn tỉnh nên nền kinh tế - xã hội của xã đã có những

Trang 16

chuyển biến tích cực Đời sống của người dân đã có nhiều cải thiện, các hoạt động vănhóa có nhiều tiến bộ, tình hính an ninh chính trị được giữ vững.

* Tài nguyên nhân văn

Theo số liệu thống kê năm 2009, dân số của xã là 2821 người, có 9 thôn Trênđịa bàn xã có 2 dân tộc anh em cùng chung sống, chủ yếu là đồng bào dân tộc VânKiều chiếm 99,65%, người kinh chiếm 0,35%

Người dân trong vùng có truyền thống cách mạng, một lòng theo Đảng, theoBác Hồ, đoàn kết, cần cù chịu khó, có ý thức phấn đấu vươn lên

Bản sắc văn hóa của người Vân Kiều được giữ gìn từ nhiều đời nay Vì vậytrong phương án quy hoạch sử dụng đất cần phải chú ý quan tâm đến tập quán sinhhoạt của đồng bào nhất là việc bố trí đất ở, đất xây dựng các công trình công cộng chophù hợp với nét đẹp văn hóa của người Vân Kiều

- Số nhân khẩu: 821 khẩu, trong đó nữ chiếm 1347 khẩu

- Tổng số lao động: 1274 lao động, trong đó nữ chiếm 651 lao động

Việc làm chủ yếu vẫn là lao động thời vụ, hết thời vụ lao động nhàn rỗi chưaphát triển nghề phụ và các ngành nghề khác

Trang 17

2.1.2.1.1.3 Thu nhập

Trong những năm qua đời sống của đại bộ phận dân cư trên địa bàn xã đượcnâng lên rõ rệt Các tiện nghi sinh hoạt, điều kiện y tế, giáo dục, văn hóa tinh thần được cải thiện đáng kể

Tổng thu nhập bình quân theo đầu người đạt khoảng 225.000 đồng/người/tháng.Hiện tại hộ nghèo toàn xã là 45,47%

2.1.2.1.2 Cơ sở y tế

Xã mới hoàn thiện 1 nhà trạm xá rộng 300m2 , với 6 phòng, 4 giường bệnh,nhân viên y tế gồm: 1 y sỹ, 4 y tá, 1 hộ sinh, ngoài ra còn có các cộng tác viên các thônbản Cơ bản đáp ứng được khám, điều trị và phòng dịch bệnh trong địa bàn xã

Với sự quan tâm giúp đở cán bộ y tế huyện, công tác chăm sóc sức khỏe chonhân dân đạt kết quả khá tốt Các chương trình y tế cộng đồng như tiêm chủng vắc xinphòng bại liệt, uốn ván, sởi, ho gà, phòng chống sốt rét, cho trẻ em uống Vitamin,được triển khai đúng thời hạn, đạt tỉ lệ cao và đảm bảo chất lượng chuyên môn

Tổ chức khám chữa bệnh cho 155 lượt bệnh nhân, với tổng kinh phí gần 30triệu đồng, có 100% trẻ em dưới một tuổi và phụ nữ có thai được tiêm chủng đủ 6 loạivắc xin

2.1.2.1.3 Cơ sở giáo dục – đào tạo

Nhờ sự quan tâm đúng mức của cấp ủy Đảng, chính quyền cùng với sự nỗ lựcphấn đấu của tập thể giáo viên, học sinh nên công tác giáo dục trên địa bàn đã đạt đượcnhững kết quả đáng ghi nhận

Các chỉ tiêu kế hoạch tuyển sinh đạt 100%, riêng THCS đạt 98,5% Tiếp tụclàm công tác phổ cập giáo dục TH&THCS đúng độ tuổi

Bảng 4: Số liệu thống kê trường lớp 3 cấp học.(tính đến 01/04/2010)

STT Điểm trường Giáo viên Số lớp Số học sinh Ghi chú

Trang 18

lớp 1 là 110

123

(Nguồn: UBND xã Ba Nang 2010)

Công tác giáo dục hiện nay còn một số khó khăn cần giải quyết, đó là: Cácđiểm trường lẻ cách xa trung tâm xã Nhà ở giáo viên, trường lớp, đồ dùng học tập cònthiếu, vẫn còn các lớp học ghép, một số điểm trường còn nhà tranh dột nát, một số bảncác em còn đi học xa từ 4-5km Chất lượng 2 mặt giáo dục học sinh còn thấp

2.1.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường.

Những năm qua xã Ba Nang đã phát huy có nguồn nội lực, tập trung khai tháctiềm năng, thế mạnh của địa phương Huy động có kết quả nguồn lực bên ngoài và đãtạo được những chuyển biến tích cực về phát triển kinh tế-xã hội, cơ sở hạ tầng, đờisống vật chất, văn hóa tinh thần của nhân dân được cải thiện, bộ mặt nông thôn vùngnúi ngày một khởi sắc

Tuy nhiên, đánh giá một cách toàn diện cho thấy Ba Nang vẫn còn nhiều khókhăn, thách thức chủ yếu sau:

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa đạt được kế hoạch đề ra và tính bền vữngchưa cao

- Công tác chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi cây trồng vật nuôi còn chậm

- Các hoạt động thương mại dịch vụ chậm phát triển, còn mang tính tự phát.Công tác chào mời, quảng bá, thu hút đầu tư chưa được chú trọng

- Nguồn lực đầu tư còn hạn chế Nguồn thu ngân sách trên địa bàn đạt thấp

- Việc triển khai thực hiện đề án sử dụng quỷ đất tạo vốn xây dựng cơ sở hạtầng còn gặp nhiều khó khăn Công tác giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động chưatương xứng với tiềm năng vốn có của địa phương

- Dân cư phân tán, tập quán độc canh, đất đai còn manh mún nhỏ lẻ nên khó cóthể quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa nông sản có giá trị kinh tế cao

- Cơ sở hạ tầng vẫn còn thiếu thốn và yếu kém, hầu hết các công trình giaothông thủy lợi và hệ thống đường dây điện xây dựng đã lâu nhưng việc tu dưỡng, sửachữa không được duy trì nên các công trình đã xuống cấp

Trang 19

Đời sống nhân dân tuy đã từng bước được cải thiện nhưng còn gặp nhiều khókhăn, an ninh lương thực chưa đảm bảo Bình quân lương thực trên đầu người cònthấp, tỉ lệ hộ nghèo, lao động trong độ tuổi còn cao.

Trong những năm tới ngành nông-lâm nghiệp của xã cần có kế hoạch sản xuấttích cực làm tăng nhanh số lượng hàng hóa trong trồng trọt và chăn nuôi Khuyếnkhích mở rộng và phát triển mô hình trang trại, áp dụng tiến bộ khoa học kỉ thuật, đầu

tư hơn nữa về cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao

* Thực trạng môi trường

Nhìn chung thực trạng môi trường của xã Ba Nang chưa có vấn đề gì nổi cộm,

do mật độ dân số chưa cao, chưa chịu ảnh hưởng nhiều bởi các ngành công nghiệp.Tuy nhiên môi trường đất trong xã đang bị thoái hóa qua quá trình canh tác lâu nămkhông được bồi dưỡng Môi trường nước cũng bị ảnh hưởng do nạn chặt phá rừng bừabãi, ý thức bảo vệ rừng của nhân dân trong xã còn chưa cao

Tóm lại với các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của xã thích hợp choviệc phát triển nông-lâm-nghiệp, trang trại vườn rừng đó là hướng đi thích hợp để đảmbảo đời sống của nhân dân, góp phần giữ vững an ninh chính trị và giữ được môitrường sinh thái

2.2 Đánh giá tình hình sử dụng đất nông nghiệp ở xã Ba Nang

2.2.1 Quy mô, cơ cấu các loại đất xã Ba Nang giai đoạn 2008-2010

Nhìn vào bảng ta thấy trong hai năm 2008 và 2009 so với năm 2010, tổng diệntích đất tự nhiên của xã đột nhiên tăng lên 161,910 ha Nguyên nhân là do sự điềuchỉnh và đo đạc lại tổng diện tích đất tự nhiên trong công tác kiểm kê đất đai năm2010

Trong mấy năm qua diện tích đất chưa được sử dụng được đưa vào khai thác sửdụng nhờ đó mà diện tích các loại đất nông nghiệp và phi nông nghiệp có chiều hướngtăng lên đáng kể

Về đất nông nghiệp: chiếm tỉ lệ cao trong tổng diện tích đất tự nhiên, và tỉ lệ

năm này so với những năm trước luôn cao hơn so với các năm khác Cụ thể năm 2008

là 2447,72 ha (chiếm 38,60%) nhưng đến năm 2010 là 4966,29 ha (chiếm 76,34%).Tuy nhiên, trong tổng diện tích nông nghiệp thi đất lâm nghiệp chiếm đa số (72,89%

so với đất nông nghiệp) nhưng loại đất này có chiều hướng tăng nhẹ qua các năm.Nguyên nhân chủ yếu là do người dân ở đây thực hiện trồng rừng theo sự chỉ đạo và

Trang 20

đầu tư ngân sách của Đảng và Nhà nước Còn đất sử dụng sản xuất nông nghiệp chiếm

tỉ lệ thấp (dưới 5%)

Về đất phi nông nghiệp: Diện tích đất phi nông nghiệp chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong

tổng số diện tích đất tự nhiên (dưới 2%), trong đó chủ yếu là đất ở Nhìn chung tỷ lệloại đất này có xu hướng tăng lên qua các năm

Về đất chưa sử dụng: Đất chưa sử dụng vẫn chiếm tỉ lệ tương đối lớn

(14%-15% tổng diện tích đất tự nhiên) Tuy nhiên, loại đất này có chiều hướng giảm xuốngqua các năm, hiện nay chỉ còn 1413,16 ha Đây là nguồn đất tiềm năng cho phát triểnngành nông nghiệp và các ngành khác Vì vậy, cần phải khảo sát, thăm dò kĩ lưỡng cácloại đất này để đưa vào sử dụng phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của địaphương

Trang 21

Bảng 5: Cơ cấu diện tích đất nông nghiệp xã Ba Nang qua 3 năm 2008-2010

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

4.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 1402,92 21,57 3734,86 58,89 3800,19 59,92

(Nguồn : Phòng TN&MT huyện Đakrông cung cấp)

Trang 22

2.2.2 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp xã Ba Nang phân theo đối tượng sử dụng 2010

Nhằm ổn định hoạt động sản xuất và đảm bảo quyền lợi cho người dân, tránhtranh chấp về đất đai xảy ra Trong những năm qua công tác đo đạc và cấp giấyCNQSDĐ ở xã Ba Nang được triển khai đồng bộ trên địa bàn toàn huyện, nhìn chungviệc giao đất, cho thuê đất, cấp giấy CNQSDĐ cho cá nhân, và tổ chức trong thời gianqua ở xã Ba Nang đã đi vào nề nếp

Nhìn vào bảng 6 ta thấy, trong năm 2010, tổng điện tích đất nông nghiệp theođối tượng sử dụng là 4740,31 ha(chiếm 76,52% tổng diện tích đất tự nhiên)

Nhưng ta thấy rằng, phần lớn diện tích đất nông nghiệp là do cơ quan đơn vịNhà nước quản lý là 3276,39 ha(chiếm 69,11% tổng diện tích đất nông nghiệp),UBND xã quản lý là 1242,65 ha(chiếm 26,21%), trong khi đó diện tích đất nôngnghiệp giao cho các hộ gia đình chỉ là 221,27 ha(chiếm 4,67%) Nguyên nhân của tìnhtrạng trên là do tổng diện tích đất lâm nghiệp là 4740,31 ha(chiếm 76,52%), mà phầnlớn diện tích đất lâm nghiệp lại được giao cho các tổ chức quản lí và chăm sóc

Đặc biệt, gần đây nhờ có sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, công tác địnhcanh định cư cho đồng bào dân tộc Vân Kiều đã đi vào nề nếp Nhưng hiện tại thì họ rất ít sử dụng đất vào mục đích sản xuất nông nghiệp

Trang 23

Bảng 6: Cơ cấu diện tích đất nông nghiệp xã Ba Nang phân theo đối tượng sử dụng năm 2010

STT Đối tượng sử dụng Mã Tổng diện

tích

Diện tích đất theo đối tượng quản lý và sử dụng

Hộ gia đình Cơ quan đơn vị NN UBND DT(ha) (%) DT(ha) (%) DT(ha) (%)

(Nguồn: Phòng tài nguyên và môi trường huyện Đakrông)

Ngày đăng: 27/09/2013, 21:25

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam (2006), Luật đất đai, NXB chính trị quốc gia, hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật đất đai
Tác giả: Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam
Nhà XB: NXB chính trị quốc gia
Năm: 2006
2. TS. Phùng Thị Hồng Hà (2004), Bài giảng quản trị kinh doanh nông nghiệp, Đại học kinh tế, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng quản trị kinh doanh nông nghiệp
Tác giả: TS. Phùng Thị Hồng Hà
Năm: 2004
3. ThS, Nguyễn Văn Cường ( 2006), Bài giảng quản lý đất đai, Đại học kinh tế, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng quản lý đất đai
4. Cố GS.TS. Nguyễn Thế Nhã – PGS.TS Vũ Đình Thắng (2004). Giáo trình kinh tế nông nghiệp, NXB Thống kê, Đại học kinh tế quốc dân, hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kinh tế nông nghiệp
Tác giả: Cố GS.TS. Nguyễn Thế Nhã – PGS.TS Vũ Đình Thắng
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2004
5. PGS.TS Đỗ Thị Ngà Thanh – PTS. Ngô Thị Thuận (1997), Giáo trình thống kê nông nghiệp, NSB Nông nghiệp, Đại học nông nghiệp I Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình thống kê nông nghiệp
Tác giả: PGS.TS Đỗ Thị Ngà Thanh – PTS. Ngô Thị Thuận
Năm: 1997
7. Phòng TN & MT huyện Đakrông (2009, 2010), Báo cáo thuyết minh thống kê đất đai năm 2009, 2010 8. Đảng Ủy xã Ba Nang (2010), Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng bộ xã lần thứ X Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo thuyết minh thống kê đất đai năm 2009, 2010
Tác giả: Phòng TN & MT huyện Đakrông (2009, 2010), Báo cáo thuyết minh thống kê đất đai năm 2009, 2010 8. Đảng Ủy xã Ba Nang
Năm: 2010
9. Phòng thống kê huyện Đakrông (4/2010), Niên giám thống kê 2000-2009 Đakrông 10. UBND xã Ba Nang (2010), Báo cáo thuyết minh tổng hợp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê 2000-2009 Đakrông"10. UBND xã Ba Nang (2010)
Tác giả: Phòng thống kê huyện Đakrông (4/2010), Niên giám thống kê 2000-2009 Đakrông 10. UBND xã Ba Nang
Năm: 2010
6. UBND huyện Đakrông (2010), Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch và nhiệm vụ phát triển KT – XH năm 2010 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

1.2.2 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp huyện Đakrông - Đánh giá tình hình sử dụng đất nông nghiệp ở xã ba nang
1.2.2 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp huyện Đakrông (Trang 9)
Bảng 1: Hiện trạng sử dụng đât NN huyện Đakrông năm 2010 - Đánh giá tình hình sử dụng đất nông nghiệp ở xã ba nang
Bảng 1 Hiện trạng sử dụng đât NN huyện Đakrông năm 2010 (Trang 9)
Bảng 2: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của xã Ba Nang năm 2010 - Đánh giá tình hình sử dụng đất nông nghiệp ở xã ba nang
Bảng 2 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của xã Ba Nang năm 2010 (Trang 10)
Bảng 4: Số liệu thống kê trường lớp 3 cấp học.(tính đến 01/04/2010) - Đánh giá tình hình sử dụng đất nông nghiệp ở xã ba nang
Bảng 4 Số liệu thống kê trường lớp 3 cấp học.(tính đến 01/04/2010) (Trang 16)
Bảng 5: Cơ cấu diện tích đất nông nghiệp xã Ba Nang qua 3 năm 2008-2010 - Đánh giá tình hình sử dụng đất nông nghiệp ở xã ba nang
Bảng 5 Cơ cấu diện tích đất nông nghiệp xã Ba Nang qua 3 năm 2008-2010 (Trang 20)
Bảng 5: Cơ cấu diện tích đất nông nghiệp xã Ba Nang qua 3 năm 2008-2010 - Đánh giá tình hình sử dụng đất nông nghiệp ở xã ba nang
Bảng 5 Cơ cấu diện tích đất nông nghiệp xã Ba Nang qua 3 năm 2008-2010 (Trang 20)
Bảng 6: Cơ cấu diện tích đất nông nghiệp xã Ba Nang phân theo đối tượng sử dụng năm 2010 - Đánh giá tình hình sử dụng đất nông nghiệp ở xã ba nang
Bảng 6 Cơ cấu diện tích đất nông nghiệp xã Ba Nang phân theo đối tượng sử dụng năm 2010 (Trang 22)
Bảng 6: Cơ cấu diện tích đất nông nghiệp xã Ba Nang phân theo đối tượng sử dụng năm 2010 - Đánh giá tình hình sử dụng đất nông nghiệp ở xã ba nang
Bảng 6 Cơ cấu diện tích đất nông nghiệp xã Ba Nang phân theo đối tượng sử dụng năm 2010 (Trang 22)
2.2.3.1 Tình hình sản xuất nôn- lâm nghiệp 2.2.3.1.1 Về trồng trọt - Đánh giá tình hình sử dụng đất nông nghiệp ở xã ba nang
2.2.3.1 Tình hình sản xuất nôn- lâm nghiệp 2.2.3.1.1 Về trồng trọt (Trang 23)
Bảng 7: Sản lượng lương thực  đạt được năm 2010 - Đánh giá tình hình sử dụng đất nông nghiệp ở xã ba nang
Bảng 7 Sản lượng lương thực đạt được năm 2010 (Trang 23)
Bảng 8: Tổng đàn gia súc trên địa bàn xã năm 2010 - Đánh giá tình hình sử dụng đất nông nghiệp ở xã ba nang
Bảng 8 Tổng đàn gia súc trên địa bàn xã năm 2010 (Trang 25)
Bảng 8: Tổng đàn gia súc trên địa bàn xã năm 2010 - Đánh giá tình hình sử dụng đất nông nghiệp ở xã ba nang
Bảng 8 Tổng đàn gia súc trên địa bàn xã năm 2010 (Trang 25)
So với năm 2005 một số chỉ tiêu đất thay đổi. Cụ thể như kết quả ở bảng 9. - Đánh giá tình hình sử dụng đất nông nghiệp ở xã ba nang
o với năm 2005 một số chỉ tiêu đất thay đổi. Cụ thể như kết quả ở bảng 9 (Trang 26)
Bảng 9: Biến động sử dụng đất ở xã Ba Nang giai đoạn 2005-2010 - Đánh giá tình hình sử dụng đất nông nghiệp ở xã ba nang
Bảng 9 Biến động sử dụng đất ở xã Ba Nang giai đoạn 2005-2010 (Trang 26)
Bảng 10: Chỉ tiêu sử dụng đất hàng năm của xã Ba Nang - Đánh giá tình hình sử dụng đất nông nghiệp ở xã ba nang
Bảng 10 Chỉ tiêu sử dụng đất hàng năm của xã Ba Nang (Trang 32)
Bảng 10: Chỉ tiêu sử dụng đất hàng năm của xã Ba Nang - Đánh giá tình hình sử dụng đất nông nghiệp ở xã ba nang
Bảng 10 Chỉ tiêu sử dụng đất hàng năm của xã Ba Nang (Trang 32)
Bảng 11:Diện tích và cơ cấu sử dụng đất trước và sau quy hoạch của xã Ba Nang - Đánh giá tình hình sử dụng đất nông nghiệp ở xã ba nang
Bảng 11 Diện tích và cơ cấu sử dụng đất trước và sau quy hoạch của xã Ba Nang (Trang 33)
Bảng 11:Diện tích và cơ cấu sử dụng đất trước và sau quy hoạch của xã Ba Nang - Đánh giá tình hình sử dụng đất nông nghiệp ở xã ba nang
Bảng 11 Diện tích và cơ cấu sử dụng đất trước và sau quy hoạch của xã Ba Nang (Trang 33)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w