Thay đổi tập quán và phương thức canh tác

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình sử dụng đất nông nghiệp ở xã ba nang (Trang 35 - 36)

CHƯƠNG III: MỘT SÔ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT Ở XÃ BA NANG

3.2.2.1Thay đổi tập quán và phương thức canh tác

Tập quán là cái gì đó đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân và nó rất khó để thay đổi. Để thay đổi không phải là việc riêng của người dân, cũng không phải một sớm một chiều là thực hiện được ngay, mà công việc này đòi hỏi sự hỗ trợ từ các cấp chính quyền, các tổ chức đoàn thể và phải thực hiện đần dần. Những việc cần làm trước mắt là:

- Tăng cường tập huấn nâng cao trình độ sản xuất cho người dân dưới nhiều hình thức. Cách tốt nhất là chọn những hộ gia đình sản xuất giỏi rồi tổ chức cho bà con tham quan học hỏi kinh nghiệm, và thiến hành ngay trong thôn, hoặc thôn lân cận. Ngoài ra, đọc cần phải cũng cố hệ thống khuyến nông, thương xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ khuyến nông.

- Hỗ trợ, khuyến khích người dân áp dụng máy móc vào sản xuất, nhằm làm giảm công việc nặng nhọc cho người lao động và tăng hiệu quả sản xuất.

- Hỗ trợ đưa các loại giống mới cho năng suất cao vào sản xuất thử nghiệm, nếu thấy hiệu quả thì cho sản xuất đại trà thay các loại giống củ mà bà con đang sản xuất.

- Hỗ trợ, khuyến khích bà con cải tạo vườn tạp, phát triển chăn nuôi, phát triển mô hình VAC nhằm tạo thêm thu nhập, ổn định đời sống kinh tế cho người dân.

- Khuyến khích tích tụ đất đai để phát triển các mô hình kinh tế trang trại, mô hình nông lâm kết hợp, để làm được điều đó, các cấp chính quyền sớm tiến hành đo đạc cấp giấy CNQSDĐ cho người dân, tránh tình trạng tranh chấp đất đai.

- Tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, đặc biệt là đường đi vào các lô rừng và hệ thông thủy lợi. Xây dựng thêm một số công trình thủy lợi để chủ động tưới tiêu cho nông nghiệp, hạn chế thiên tai, hạn hán giảm thiểu tổn thất về mùa màng.

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình sử dụng đất nông nghiệp ở xã ba nang (Trang 35 - 36)