Về thị trường:

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình sử dụng đất nông nghiệp ở xã ba nang (Trang 37 - 38)

Do trình độ dân trí thấp, thông tin về thị trường còn hạn chế, điều kiện đi lại khó khăn nên hoạt động mua bán, trao đổi nơi đây không được nhộn nhịp, công bằng và minh bạch như vùng đồng bằng. Qua quá trình điều tra thực tế cho thấy, đa số người nông dân còn sản xuất theo phong trào, cho cây gì trồng cây đó, không có tính định hướng lâu dài và sản phẩm làm ra luôn bị các con buôn ép giá, đặc biệt là người đồng bào dân tộc.

Như vậy, các cấp chính quyền cần phải có trách nhiệm đứng ra ngăn chặn tình trạng trên để đảm bảo quyền lợi cho người dân. Bằng cách chính quyền xã tổ chức nhiều điểm thu gom, làm cầu nối giữa người dân với nhà máy. Tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cho người dân. Phổ biến, cập nhật thường xuyên thông tin giá cả các loại sản pẩm trên đài phát thanh để người dân nắm bắt kịp thời, chính xác tránh tình trạng bị ép giá.

3.2.2.4 Về bảo quản và chế biên nông sản

Thu hoạch, bảo quản và chế biên sản phẩm cũng là một trong những khâu nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm. Hiện nay mới cỉ có sản phẩm mủ cao su được sơ chế còn lại các loại nông sản đều thu hoạch và tiêu thụ trực tiếp.

Trong thời gian tới, nên đẩy mạnh hoạt động sơ chế và chế biến sản phẩm, nhằm bảo quản được sản phẩm không bị hư hỏng, nâng cao chất lượng sản phẩm, tránh tình trạng giá cả sút giảm khi đến mùa vụ thu hoạch rộ, như cau, sắn, chuối…

3.2.2.5 Giải pháp về cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn

Cơ sở vật chất phục vụ sản xuất nơi đây còn thấp kém, đường sá đi lại khó khăn. Đặc biệt là các rẫy sâu trong núi, nếu giá cả sản phẩm thấp thì người dân bỏ không thu hoạch vì bán sản phẩm không đủ để trang trải chi phí.

Vì thế, để nâng cao hiệu quả kinh tể sử dụng đất, để tăng thêm thu nhập cho người dân, thúc đẩy hoạt động sản xuất phát triển thì không còn cách nào khác là chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất.

3.2.2.6 Một số giải pháp cho từng loại đất- Đối với đất vườn: - Đối với đất vườn:

Qua tình hình nghiên cứu cho thấy, thôn Ta Rẹc có mô hình kinh tế vườn rất hiệu quả, đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân, mà cây trồng chủ yếu là: chuối, cau, tiêu, cam, chanh, trồng xen với nhau, trong đó cây chuối đang chiếm ưu thế và rất phù hợp với điều kiện nơi đây. Theo tôi đây cũng là mô hình mẫu để các hộ khác học hỏi kinh nghiệm, và nhân rộng mô hình này trên địa bàn toàn xã. Bên cạnh đó mô hình phát triển tổng hợp VAC cần được nhân rộng.

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình sử dụng đất nông nghiệp ở xã ba nang (Trang 37 - 38)