Đối với SACOMBANK An Giang

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình sử dụng thẻ tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn THƯƠNG tín CHI NHÁNH sài gòn (Trang 26 - 30)

Đơn vị hoạt động kinh doanh có tiềm năng phát triển trong tương lai dựa trên tình hình phát triển cơ sở hạ tầng và kinh tế của tỉnh trong tương lai nên thực hiện các biện pháp tích cực để góp phần gia tăng số lượng TTD cũng như gia tăng số lượng thẻ thanh toán trên địa bàn, cụ thể như sau:

-Điều kiện mở thẻ đã ảnh hưởng rất lớn đến hành vi mở thẻ của khách hàng tiềm năng, đa số mở những loại thẻ có giá trị thấp và số dư tài khoản không bắt buộc, vì vậy để hướng sự lựa chọn nhiều hơn về sử dụng TTD, nên giảm số dư trong tài khoản TTD xuống còn mức tối thiểu là 5 triệu đồng để những người có thu nhập tương đối cao tham gia mở thẻ, thu hút sự quan tâm của khách hàng về những dịch vụ mà TTD mang lại.

- Đẩy mạnh công tác Marketing: tiếp cận với các đối tượng khách hàng tiềm năng bằng những sản phẩm thẻ của NH với những hình ảnh cụ thể trên các tờ bướm cùng với việc đề cập tiện ích hấp dẫn của sản phẩm thẻ, đặc biệt là những tiện ích ưu việt của TTD nhỏ gọn mà giá trị lớn. Chủ động đi đến các vùng nông thôn, để xây dựng hình ảnh về đơn vị, từng bước hình thành và thiết lập những kiến thức cơ bản về thẻ thanh toán với những đối tượng khu vực đi đến.

- Bố trí và lắp đặt thêm các máy ATM vì riêng tại thành phố Long Xuyên, chỉ có khoản 5 máy ATM, bên cạnh đó cần nên tạo hệ thống liên NH trên địa bàn cũng như trên cả nước để tiết kiệm chi phí lắp đặt máy giao dịch, hướng vào đầu tư và mở rộng các dịch vụ chăm sóc khách hàng tại địa bàn mà đơn vị hoạt động .

- Kết hợp với các cơ quan thông tin truyền thông, tuyên truyền ứng dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất kinh doanh, tuyên truyền về những tiện ích sử dụng thẻ thanh toán là góp phần vào thúc đẩy đất nước phát triển trên nền tảng kinh tế giao thương không sử dụng tiền mặt. Qua đó giúp người nông dân, chiếm phần lớn cơ cấu về dân số của tỉnh rút ngắn khoảng cách và giảm bớt sự e dè của họ đối với việc sử dụng thẻ, đây chính là khối lượng khách hàng tiềm năng trong tương lai khi nền nông nghiệp phát triển, đời sống và thu nhập người dân nâng cao .

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

- Mặt khác, để nâng cao tính an toàn trong việc sử dung thẻ và tránh sự cố xảy ra do trầy tróc băng từ, NH nên cải tiến chất lượng bền của thẻ, nên có hướng dẫn về cách sử dụng thẻ tại các máy ATM, vì có những đối tượng mở thẻ theo phong trào muốn sử dụng thì ngại vì không biết rõ và cụ thể cách giao dịch như thế nào. Với cách làm như thế sẽ giúp nhiều người xem công nghệ thông tin thân thiện và dễ thực hiện hơn.

- Giải pháp để khắc phục tốt lỗi kỹ thuật trong sử dụng và giao dịch, Sacombank nên theo dõi và điều tra ý kiến khách hàng về chất lượng và yếu kém của thẻ, từ đó cải tiến thẻ theo nhu cầu của đa số khách hàng: thay đổi thẻ về chất liệu, màu sắc,...Bên cạnh đó, thường xuyên kiểm tra hệ thống điện tại các máy ATM, sửa chữa và xử lí nhanh gọn các sự cố xảy ra trong thời gian xử lý.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

  Kết luận:

Theo đánh giá chung, Việt Nam là nước có nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ nhanh và ổn định trên 7.5% năm trong nhiều năm; dân số đông, cơ cấu dân số trẻ cùng với việc mở của hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế khu vực và thế giới; sự phát triển bùng nổ của hệ thống NH và thị trường vốn đặc biệt là thị trường chứng khoán; tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt có xu hướng ngày càng giảm … tất cả các yếu tố trên là tiền đề cho sự bùng nổ thị trường thẻ Việt Nam trong thời gian tới. Các NH sẽ có cơ hội cạnh tranh và mở rộng hơn nữa về quy mô hoạt động và đa dạng các sản phẩm dịch vụ của mình và thế phát triển khả quan hơn cho sản phẩm thẻ thanh toán, đặc biệt là TTD.

Tuy trên đà phát triển thanh toán không dùng tiền mặt cùng với tăng trưởng nền kinh tế, Sacombank An Giang vẫn còn hạn chế về số lượng TTD, cũng như số lượng TTD được sử dụng trên địa bàn còn quá ít, chủ yếu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố mà đặc biết là về thu nhập và nhu cầu thanh toán chưa cần thiết để người dân quan tâm đến mở thẻ, thậm chí là TTD. Trình độ đã hạn chế sự tiếp cận của người dân với khoa học kỹ thuật công nghệ hiện đại vào sản xuất, trong đó nông dân chiếm phần lớn cơ cấu dân số của An Giang nên vì vậy tiềm năng của TTD vẫn còn tiềm ẩn trong thời gian qua.

Trong thời gian tới, An Giang hứa hẹn nền kinh tế phát triển với sự kết hợp đồng bộ nông-công nghiệp cải tiến mọi mặt đời sống của người dân sẽ bôi trơn cho việc áp dụng công nghệ hiện đại trong hoạt động sản xuất cũng như gia tăng số lượng sử dụng thẻ thanh toán trên địa bàn, Sacombank sẽ được chú ý và quan tâm nhiều hơn bởi có nhiều sự tiện ích khi sử dụng thẻ của đơn vị.

Kiến nghị:

Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu về tình hình sử dụng thẻ tín dụng cùa Sacombank An Giang, cũng như tình hình chung trên địa bàn cho thấy tình hình sử dụng thẻ còn rất thấp, chủ yếu là thẻ ATM chiếm số lượng lớn trong công tác thanh toán không dùng tiền mặt, nhưng số lượng sử dụng thẻ lại chỉ chiếm một nửa số thẻ mà các NH đã phát hành, vì vậy tác giả có một số kiến nghị sau:

- Cần xem xét trang bị công cụ lao động để tạo điều kiện thực hiện công tác của nhân viên, đảm bảo tiến độ làm việc và hoàn thành công việc một cách thuận lợi.

- Sacombank An Giang vẫn nên duy trì thực hiện các chế độ chăm sóc khách hàng mà NH đã lên kế hoạch, đồng thời đẩy mạnh Marketting giới thiệu về đơn vị và các loại sản phẩm dịch vụ đang hoạt động, đăc biệt là TTD.

- Quan tâm đến những yêu cầu của khách hàng đang sử dụng thẻ và kể cả khách hàng tiềm năng để kịp thời cải thiện , đáp ứng nhu cầu hợp lý của khách hàng

- Cần tiến hành nghiên cứu kỹ thị trường để xây dựng và thực hiện chiến lược, chính sách phát triển phù hợp; nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động. Cụ thể là phải hợp lý hoá các quy trình, thủ tục, đổi mới công nghệ và thái độ phục vụ để giảm rủi ro và chi phí.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

- Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, nghiệp vụ tín dụng, tăng hoạt động dịch vụ để từng bước chuyển đổi cơ cấu nguồn thu nhập và để phân tán tối đa mức độ rủi ro, để làm tăng nguồn thu của Chi nhánh.

Với tiềm năng phát triển kinh tế của tỉnh An Giang và những thế mạnh của Sacombank cùng với sự chủ động của NH, trong tương lai kết hợp với “Đề án xây dựng Trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất”, hệ thống thanh toán thẻ trên địa bàn tỉnh An Giang sẽ hình thành và phát triển, Sacombank An Giang sẽ sớm đạt mục tiêu đặt ra, đứng đầu về thị trường thẻ tại An Giang.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Sách và giáo trình tham khảo:

Lê Văn Tề. 2009. Thanh toán quốc tế trong ngoại thương. Nhà xuất bản Lao động – Xã hội.

- Khóa luận tốt nghiệp:

THI BÍCH CHÂU. 2009. Đánh giá giá trị thương hiệu của Ngân hàng SACOMBANK chi nhánh An Giang tại thị trường Long Xuyên. Luận văn tốt nghiệp cử nhân kinh tế đối ngoại. Khoa kinh tế - Quản trị kinh doanh, Đại học An Giang.

- Một số trang WEB tham khảo:

+ http://www.sacombank.com.vn

+ http://www.veer.vn/News/Details.aspx?ArticleId=9762

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình sử dụng thẻ tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn THƯƠNG tín CHI NHÁNH sài gòn (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(30 trang)
w