Sau khi hoàn thành lí thuyết môn học công tác xã hội cá nhân, nhóm tại trường, chúng em được thầy cô liên hệ tới các trung tâm tới thực hành môn học tạo điều kiện vận dụng lí thuyết vào
Trang 1Lời mở đầu
Thực hành là việc áp dụng những kiến thức lí thuyết được học trên lớp áp dụngvào thực tiễn nhằm để hiểu rõ và đào sâu hơn kiến thức đã học được Sau khi hoàn thành
lí thuyết môn học công tác xã hội cá nhân, nhóm tại trường, chúng em được thầy cô liên
hệ tới các trung tâm tới thực hành môn học tạo điều kiện vận dụng lí thuyết vào thực tế.Giúp sinh viên chúng em nâng cao tính thực hành của môn học, tích lũy kinh nghiệmthực tế, thực hiện đúng tiến độ và chương trình đào tạo của nhà trường, tăng cường tínhchủ động sáng tạo của sinh viên trong việc xây dựng kế hoạch giải quyết vấn đề, tiếp cận
TC, thu thập thông tin, tìm hiểu nhu cầu và xây dựng kế hoạch trơ giúp TC Ở đây, em đãđược tiếp xúc, làm việc với các em ở lớp trẻ khuyết tật như các em bị ba mẹ bỏ rơi, trẻlang thang, trẻ bị khuyết tật trí tuệ, trẻ bị câm điếc, hay các cô,chị,các bác,các cụ bị bạohành,bị tâm thần phân liệt, khuyết tật câm điếc, khuyết tật về mặt vận động và thể chất, Nhìn chung các đối tượng trên đều khó khăn về mặt kinh tế, không có thân nhân(nếu cócũng có tác động không mạnh tới thân chủ) Thống kê tại đây trung tâm hiện tại có trên70% là những đối tượng bị khuyết tật, 30% còn lại tập trung chủ yếu là đối tượng trẻ bị
bỏ rơi, người già không nơi nương tựa, có bầu và người lang thang xin ăn
Chính vì thế nên đợt thực tập này rất quan trọng và nó sẽ đưa lại cho em nhiều bài họcthực tế trong công tác xã hội cá nhân Bản báo cáo cho em cũng như các thầy cô trongkhoa nhìn lại quá trình làm việc của em Để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm chonhững lần thực tập lần sau và trong công tác chuyên môn sau này
Đợt thực tập tại Trung tâm Bảo trợ xã hội thành phố Đà Nẵng này là cơ hội cũngnhư thách thức để em nổ lực rèn luyện và cũng cố kiến thức của bản thân mình Qua đótìm tòi và học hỏi kiến thức mới ngoài sách vở, góp phần nâng cao nhận thức của bảnthân mình về đối tượng người lớn tuổi có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt cũng như khảnăng tham gia vào tiến trình ra quyết định, lập kế hoạch trợ giúp cho thân chủ của mình.Những gì tiếp thu được trong quá trình thực tập sẽ là hành trang giúp tôi nắm vững đượckiến thức chuyên môn và công việc sau này
Trang 2Cùng với sự giúp đỡ tân tình của ban giám đốc cũng như các anh, chị nhân viêntrong Trung tâm bảo trợ Xã Hội đã tạo điều kiện cho nhóm sinh viên chúng em trong đợtthực hành tại trung tâm đạt được kết quả tốt như mong đợi Đi cùng chúng em trên cảchặng đường dài không thể thiếu đi sự chỉ dẫn tận tình của các thầy cô Giảng viên, thạc
sĩ Nguyễn Thị Hằng Phương (phụ trách chung) Giảng viên, thầy Bùi Đình Tuân(hướngdẫn và quản lý sinh viên) Em cùng các bạn xin chân thành cảm ơn nhà trường, ban giámđốc trung tâm cùng toàn thể các thầy cô đã tận tình giúp đỡ để chúng em hoàn thành tốtđợt thực hành này
Do kỹ năng và kinh nghiệm của bản thân còn hạn chế vì vậy trong bài không thểtránh khỏi những thiếu sót, mong quý thầy cô cho em những ý kiến đóng góp để nhữngbài báo cáo thực tập về sau của tôi được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
I CƠ SỞ LÍ LUẬN:
1 Đặt vấn đề:
Trang 3Trong cuộc sống con người chúng ta ai cũng trải qua những giai đoạn khó khăn
nhất trong cuộc đời mình Có người trong chúng ta may mắn vượt qua được những thờiđiểm khó khăn đó nhờ vào nghị lực của bản thân, cá tính mạnh mẽ của họ hoặc có những
sự trợ giúp đắc lực và kịp thời từ người thân hoặc từ một nguồn lực nào khác Nhữngngười này đã học được một số kinh nghiệm quý từ quá trình vượt qua khó khăn đó và tựvươn lên để có một cuộc sống tốt hơn Tuy nhiên, cũng có một số người không thể vượtqua , do họ không đủ nguồn lực hỗ trợ, không có người thân để hỗ trợ giúp họ vượt quakhó khăn đó Cuộc sống của những người này sẽ trở nên khó khăn hơn, và nếu không có
sự hỗ trợ kịp thời thì có thể dẫn tới những hậu quả bất lợi cho bản thân và gia đình củanhóm người này Hoạt động công tác xã hội với cá nhân và gia đình được thực hiện lànhằm vào mục đích giúp đỡ các đối tượng này
Người khuyết tật là người có một hoặc nhiều khiếm khuyết về thể chất hoặc tinh thần mà vì thế gây ra suy giảm đáng kể và lâu dài đến khả năng thực hiện các hoạt động, sinh hoạt hàng ngày Khuyết tật chỉ đến sự giảm thiểu chức năng hoạt động, là hậu
quả của sự khiếm khuyết Người khuyết tật về mặt vận động sẽ gặp khó khăn về nhiềumặt trong đó có việc làm, hôn nhân, kỳ thị Những khó khăn đó tác động qua lại lẫnnhau, là nguyên nhân và kết quả của nhau do vậy chúng tạo thành một vòng luẩn quẩn
Sự giúp đỡ lớn về vật chất không phải ai cũng làm được nhưng về tinh thần thì khác chúng ta giúp được rất nhiều chỉ cần sự thành tâm mà thôi Cản trở lớn nhất với ngườikhuyết tật là kỳ thị, nó là rào cản vô hình nhưng tàn nhẫn đẩy nhiều người ra bên lề củacuộc sống Và kỳ thị không phải là vấn đề thuộc vật chất, của khoa học kỹ thuật - nó làvấn đề thuộc tâm lý, và sự ý thức sâu xa giá trị sống của con người - mà không phải làlòng thương hại - nhưng là lòng cảm thông thực sự sẽ chỉ hướng cho hành động đúng đắncủa chúng ta
-Trong thời hian thực hành với vai trò là một nhân viên xã hội làm việc với cá nhân tạitrung tâm Bảo trợ xã hội, em đã thiết lập được mối quan hệ với thân chủ bị khuyết tật vềmặt vận động Trong suốt quá trình tìm hiểu, em đã hiểu rõ hơn về những khó khăn thânchủ gặp phải cũng như biết được mình cần phải làm như thế nào để giúp đỡ thân chủ
Trang 42 Mục tiêu:
Công tác xã hội cá nhân là hoạt động dịch vụ xã hội trực tiếp hướng đến các thânchủ do các nhân viên cộng đồng thực hiện Các nhân viên này phải có các kỹ năng trongviệc giải quyết các vấn đề về nguồn lực, các vấn đề về xã hội và xúc cảm Đây là mộthoạt động mang tính chuyên ngành để qua đó các nhu cầu của thân chủ được đánh giátrong các bối cảnh xã hội và quan hệ xã hội của cá nhân đó Nhân viên xã hội cá nhânhướng đến nâng cao sức mạnh của các thân chủ nhằm giải quyết các vấn đề và đối mặtcác vấn đề một cách hiệu quả trong môi trường sống của thân chủ Các dịch vụ thông quanhân viên xã hội bao trùm nhiều vấn đề từ việc trợ giúp về vật chất đến các vấn đề thamvấn phức hợp
Kiến thức học được trên lớp là những lí luận, lí thuyết tất hay, rất chi tiết về bộmôn công tác xã hội với cá nhân Tuy nhiên, để vận dụng được những lý thuyết được họcvào thực tiễn, đòi hỏi sinh viên cần phải có những chuyến đi thực hành, làm việc trực tiếpvới thân chủ, để sinh viên có thể rèn giũa bản thân và tích lũy kinh nghiệm Đề tài emchọn báo cáo với mục đích áp dụng các kiến thức, kĩ năng, phương pháp công tác xã hội
cá nhân trong làm việc với trẻ khuyết tật
Mục tiêu đặt ra và cần hoàn thành với thời gian thực hành 1 tháng tại cơ sở trungtâm bảo trợ xã hội thành phố Đà Nẵng là:
• Hoàn thành tốt nhất kì thực hành của mình, đi đủ số thời gian giáo viên kiểmhuấn quy định, cố gắng ghi nhật kí sau mỗi buổi đến cơ sở, lập bảng kếhoạch hoạt động theo từng tuần, và thực hiện bảng kế hoạch
• Vận dụng được những kiến thức, kĩ năng quan sát, lắng nghe tích cực vàothực tế
• Tìm được thân chủ và tạo lập được mối quan hệ bền vững Giao tiếp hòađồng, thân thiện với thân chủ, nhận diện đánh giá được vấn đề, lập kế hoạch
và thực hiện kế hoạch trợ giúp thân chủ
• Phát triển kĩ năng mềm của bản thân, phát huy khả năng làm việc, tương tácnhóm
Trang 5• Rèn luyện tính kiên trì, nhẫn nại Bởi vì, ở trung tâm có khá nhiều đối tượngtăng động nên hành vi của họ tác động tiêu cực đến suy nghĩ và hành độngcủa chúng ta Vậy nên sinh viên cần bình tĩnh xử lí tình huống, cần kiên trì,thông cảm và thấu hiểu
• Giải quyết vấn đề của thân chủ, mang lại niềm tin, hỗ trợ về mặt tinh thầncho thân chủ
• Tôn trọng các nguyên tắc, giá trị, văn hóa và quy chuẩn đạo đức trong côngtác xã hội
Đó là những mục tiên em đặt ra cho mình trong suốt quá trình thực hành tại trungtâm Kết thúc đợt thực hành, em nhận thấy có nhiều mục tiêu em đặt ra đã hoànthành tương đối, bên cạnh đó vẫn tồn tại những mục tiêu chưa hoàn thành hoặchoàn thành nhưng kết quả không như mong đợi
3 Phương pháp và kĩ thuật thu thập dữ liệu:
3.1 Phương pháp quan sát:
Nhân viên xã hội sử dụng phương pháp quan sát nhằm tìm hiểu đời sống thực củathân chủ tại môi trường học Quan sát kinh hoạt, hành vi của thân chủ trong học tập,trong quá trình sinh hoạt, giao tiếp với bạn bè và mọi người xung quanh
Trang 6Phân tích các hồ sơ,thông tin chia sẻ của thân chủ tại trung tâm nhằm biết thêmthông tin gia đình, cảm nhận của hàng xóm,nhân viên quản lí tại trung tâm về thânchủ.
3.4 Vãng gia:
Gia đình là môi trường xã hội đầu tiên con người tiếp xúc, là cái nôi hình thànhnhân cách mỗi người Vì vậy, khi vãng gia cùng với kĩ năng quan sát, đặt câu hỏi,lắng nghe tích cực, nhân viên xã hội tìm hiểu môi trường sống, các vấn đề tác độngđến thân chủ Với phương pháp vãng gia, nhân viên xã hội có thể khai thác thông tin,
có cái nhìn tổng quát về gia đình để hiểu hơn về thân chủ
4.Lý thuyết áp dụng:
4.1 Thuyết nhu cầu con người của Maslow:
- Maslow đưa ra thuyết nhu cầu, ông cho rằng mỗi nhu cầu của con người trong hệ thốngthứ bậc phải được thỏa mãn trong mối tương quan với môi trường để con người có thểphát triển khả năng cao nhất của mình
- Thuyết nhu cầu nêu lên 5 bậc thanh Ông nhận định trước khi đáp ứng nhu cầu cao hơn,tinh vi hơn thì phải thỏa mãn nhu cầu ở mức sơ cấp Dưới đây là 5 bậc thang thể hiệnthuyết nhu cầu của ông:
Nhu cầu thể chất – nhu cầu cơ bản cho sự tồn tại cá nhân bao gồm các nhu cầu cơ bảncủa con người như ăn, ở, nghỉ ngơi…
• Nhu cầu an toàn: Cá nhân cần có cảm giác yên tâm khi được an toàn thân thể,được đảm bảo việc làm, được hưởng các dịch vụ y tế, xã hội và tài sản cá nhânđược bảo vệ
• Nhu cầu được yêu thương: Cá nhân không thể tồn tại khi thiếu các mối quan hệgia đình, bạn bè, cộng đồng và đồng nghiệp
• Nhu cầu được tôn trọng: Khi một người được khích lệ, tin tưởng họ sẵn sàngđương đầu với công việc và làm việc hiệu quả hơn
Trang 7• Nhu cầu hoàn thiện – cơ hội thể hiện bản thân: Bậc cuối cùng và cao nhất tronghệthống thứ bậc nhu cầu của Maslow, nó có tác động lớn nhất tới sự hoàn thiệnnhân cách.
- Học thuyết Maslow giúp nhân viên xã hội nhận định được đâu là nhu cầu cần thiếtnhất, quan trọng nhất đối với thân chủ để từ đó có thể lập kế hoạch can thiệp, giúp
đỡ Con người ai cũng có nhu cầu, để đáp ứng nhu cầu họ sẽ tự điều chỉnh hành vicủa họ Sự không đáp ứng một thang nhu cầu nào đó cũng có ảnh hưởng đến sựmất cân bằng trong quá trình phát triển, hoàn thiện nhân cách
4.2 Thuyết tiếp cận dựa trên thuyết sinh thái:
Trong tiến trình trợ giúp công tác xã hội, bất cứ việc can thiệp hay giúp đỡ một cánhân cảu một tổ chức nào đó đều có liên quan và ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống đó
Vì vậy, để tìm hiểu hành vi và sự phát triển của cá nhân, không thể chỉ đổ lỗi cho
cá nhân mà còn cần xem xét sự tác động từ phía môi trường theo 3 cấp độ:
- Cấp độ vi mô như gia đình; gia đình là nơi cá nhân được sinh ra và lớn lên, nó cótác động trực tiếp đến sự hình thành nhân cách mỗi người
- Cấp độ trung mô gồm bạn bè, lớp học, họ hàng,hàng xóm, cơ quan…
- Cấp độ vĩ mô như y tế, trường học, văn hoá,tôn giáo, các đặc điểm của cộng đồngdân tộc, các chính sách xã hôi, pháp luật…
4.3 Tiếp cận dựa trên thuyết hệ thống:
Con người không tồn tại độc lập mà gắn liền với những hệ thống riêng của từng cánhân Hành vi của con người không phải bộc lộ mà nằm trong mối quan hệ qua lạigiữa những hệ thống khác trong xã hội Con người là một bộ phận của xã hội, chịu sựtác động của các hệ thống xã hội, sự thay đổi ở bất kì mắc xích nào trong hệ thống xãhội cũng tạo ra những ảnh hưởng đến hệ thống con người trong đó, cụ thể là hệ thốngcác thuộc thể xã hội đó
Công tác xã hội với cá nhân sử dụng thuyết hệ thống như một công cụ trợ giúpnhân viên xã hội sắp xếp, tổ chức những lượng lớn thông tin thu thập được để xác
Trang 8định mức độ nghiêm trọng của vấn đề và tìm cách can thiệp Việc tổ chức thông tinthành hệ thống sẽ giúp nhân viên xã hội đánh giá vấn đề rõ hơn.
A GIỚI THIỆU VỀ TRUNG TÂM BẢO TRỢ XÃ HỘI
I Lịch sử hình thành:
1 Thông tin cơ sở:
- Tên cơ sở: Trung tâm Bảo trợ Xã hội Đà Nẵng
- Địa chỉ: Tổ 8, Đà Sơn, Hoà Khánh Nam, Liên Chiểu, TP Đà Nẵng
Xã hội Đà Nẵng đang nằm tại tổ 8, đường Đà Sơn , Hòa Khánh Nam, Liên Chiểu, ĐàNẵng, khí hậu ở đây khắc nghiệt,khô nóng, sau lưng trung tâm thì núi bao quanh, cạnhbên thì giáp với trung tâm điều dưỡng tâm thần Vì địa bàn vùng núi nên dân cư còn thưathớt, để đảm bảo tốt nơi nương tựa cho các đối tượng yếu thế thì Ban quản lí, các nhà tàitrợ đầu tư đang xây dựng thêm các khu nhà mới để chuẩn bị cho việc tu sửa các khu nhàxuống cấp
- Lịch sử hình thành trung tâm bảo trợ Xã Hội Đà Nẵng (tổ 8, đường Đà Sơn, phườngHòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng) có bề dày lịch sử lâu đời đượcthành lập vào ngày 31/08/1996 đến nay đã được 21 năm hoạt động
- Từ khi thành lập do ý tưởng của ông Nguyễn Bá Thanh chủ tịch UBNDTP Đà Nẵng cũ
Trang 92 Chức năng và nhiệm vụ
2.1 Chức năng của đơn vị
- Quản lí, nuôi dưỡng,giáo dục, chăm sóc và phục hồi chức năng cho đối tượng xã hội
bao gồm: người cao tuổi;trẻ mồ côi;bỏ rơi;người khuyết tật không nơi nương tự và tiếpnhận,phân loại quản lý, xử lý người lang thang xin ăn trên địa bàn thành phố do các cơquan chức năng chuyển giao
2.2 Nhiệm vụ của đơn vị
- Tiếp nhận đối tượng, giải quyết hồ sơ cho gia đình bảo lãnh và cho đối tượng hòa nhậpcộng đồng theo quy định
- Quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục dạy nghề và phục hồi chức năng cho đốitượng như người tâm thần, trẻ em khuyết tật, trẻ em, người lang thang xin ăn
- Công tác nuôi dưỡng và chăm sóc đối tượng
-Đối tượng được nuôi dưỡng và chăm sóc chu đáo, nhất là người già, trẻ em khuyết tật,người bị bại liệt, người bị ốm đau, đảm bảo chế độ theo quy định
- Việc tập phục hồi chức năng được duy trì thường xuyên, thực hiện tốt công tác vệ sinhphòng dịch, vệ sinh môi trường
- Tăng cường quản lý đối tượng, an ninh được đảm bảo,gia cố phòng ở hàng rào bảo vệchống đối tượng bỏ trốn
- Công tác giáo dục đối tượng ổn định, nề nếp, hướng dẫn cho đối tượng lao động thamgia sản xuất cải thiện bữa ăn cho đối tượng
3 Cơ cấu tổ chức
3.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức
SỞ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
Trang 103.2 Bộ máy tổ chức
- Ban giám đốc: 01 Giám đốc, 03 phó giám đốc
- Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ: Gồm 3 phòng
- Công tác văn thư lưu trữ;
-Lập và quản lí hồ sơ,phân loại giải quyết đối tượng;
BAN GIÁM ĐỐCTRUNG TÂM
PHÒNG Y TẾ
- PHỤC HỒI CHỨC NĂMG
PHÒNG QUẢN LÝ VÀ
Trang 11-Thực hiện nhiệm vụ kế toán;tham mưu,lập kế hoạch,quản lí,sử dụng nguồn kinh phí đúng quy định;theo dõi tài sản công,quản lí nguồn tài trợ từ thiện và tham mưu cho Ban giám đốc sử dụng đúng quy định;
-Phối hợp với các phòng trong công tác tổ chức mai táng đối tượng qua đời;sắp xếp bếp
ăn tập thể;đón tiếp các đoàn từ thiện đến thăm tặng quà.
3.3.2 Phòng Quản lý – Tư vấn
-Tham mưu cho Ban giám đốc về công tác quản lí,chăm sóc các đối tượng;
-Thực hiện công tác tuyên truyền cho các chính sách của Đảng,pháp luật nhà nước,nộiquy,quy chế đơn vị cho đối tượng;
-Bố trí,sắp xếp nơi ở cho đối tượng hợp lí theo lứa tuổi,giới tính,sức khỏe,đảm bảo vệsinh phòng ở trật tự ngăn nắp,môi trường xung quanh sạch sẽ;duy trì trật tự tại bếp ăn tậpthể;
-Nhận,quản lí,cấp phát trang cấp cá nhân;hướng dẫn các đoàn từ thiện phát quà cho đốitượng không đi lại được;
-Tổ chức công tác quản lí,giữ gìn an ninh trật tự,không để đối tượng bỏ trốn,xử lí đốitượng vi phạm các quy định của trung tâm;phát hiện kịp thời đối tượng ốm đau,chuyểnphòng y tế-phục hồi chức năng điều trị;
-Tổ chức và hướng dẫn cho đối tượng lao động sản xuất,chăn nuôi phù hợp theo từng lứatuổi,sức khỏe cải thiện đời sống;
-Quản lí, hướng dẫn trẻ em học tập văn hóa,sinh hoạt,vui chơi giải trí phù hợp theo lứatuổi;định hướng học nghề tạo việc làm cho đối tượng
-Tổ chức mai táng đối tượng chết,tu tảo phần mộ đối tượng;
-Phối hợp với phòng y tế -phục hồi chức năng,chăm sóc sức khỏe,cử người nuôi bệnh tạibệnh viện,vệ sinh môi trường,vệ sinh phòng dịch
Trang 123.3.3 Phòng Y tế - Phục hồi chức năng
- Tham mưu cho Ban giám đốc về kế hoạch chăm sóc sức khỏe,điều trị phục hồi chức
năng;lập dự trù mua,quản lí,sử dụng thuốc điều trị,trang thiết bị y tế,bảo hiểm y tế;côngtác vệ sinh môi trường,phòng chống dịch bệnh,vệ sinh an toàn thực phẩm;
-Tổ chức khám,điều trị bệnh cho đối tượng ốm đau;chuyển viện những trường hợp vượtkhả năng;hướng dẫn tập phục hồi chức năng cho đối tượng khuyết tật;
-Phối hợp với phòng quản lí-tư vấn cử người nuôi viện;sắp xếp cách li nơi ăn,ở đối tượng
bị truyền nhiễm;
-Phối hợp phòng tổng hợp–hành chính-kế toán kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp
ăn tập thể,chế độ dinh dưỡng cho trẻ khuyết tật và người bệnh ăn kiêng;
-Phối hợp với các phòng kiểm tra sức khỏe ban đầu khi tiếp nhận đối tượng,phối hợp tổchức mai táng đối tượng qua đời
4 Hệ thống quản lí ca
4.1 CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC TRỢ GIÚP
-Người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa ,không có nguồn thu nhập để tự lo cuộc sống;
Trang 14làm việc để trở thành nhân viên công tác xã hội mang tính chuyên nghiệp hơn “Học phải
đi đôi với hành” đó là lời dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh Thấm nhuần tư tưởng ấy Cảnhóm đi thực hành của chúng em rất háo hức chờ đợi, và tất cả chúng em đã chuẩn bị tâmthế sẵn sàng để cọ xát với thực tế, đem những tri thức lĩnh hội từ sách vở, từ quý thầy côtrong khoa Tâm lí giáo dục - Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng áp dụng vào thực tiễn.Qua tiếp xúc giao lưu trò chuyện em đã tìm cho mình một thân chủ để thực hiện tiến trìnhcông tác xã hội cá nhân Và em chọn cho mình thân chủ là ông Nguyễn B đến từ phườngHòa Quý, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng Hiện đang sống tại Trung tâm BảoTrợ
2 Hồ sơ xã hội của thân chủ:
THÔNG TIN CÁ NHÂN THÂN CHỦ
Họ và tên: Nguyễn B
Giới tính : Nam
Ngày sinh: 01/01/1960
Nơi sinh: An Hải Đông, quận sơn Trà, Đà Nẵng
Quê quán: quận Ngũ Hành Sơn – Tp Đà Nẵng
Địa chỉ thường trú:323/ 12 Hòa Quý – Quận Ngũ Hành Sơn – Tp Đà Nẵng
Hiện đang sống tại Trung Tâm Bảo Trợ Đà Nẵng
Sở thích: uống rượu, chạy xe đạp, thích ca hát, hát những bài gợi ca về quê hương ông vànhững bài ông đã từng cùng bộ đội hát vào những lúc buồn, thích nghe nhạc tân cổ Ông B được gia đình gửi vào trung tâm là đầu tháng 6 năm 2014 Tính đến thời điểmnày, ông B đã gắn bó với trung tâm được gần 4 năm
1.1.Trình độ học vấn :
Trang 15- Năm 1983 tham gia lớp học bổ túc lấy bằng lớp 12
1.2 Tình trạng sức khỏe:
- Đầu tháng 1 năm 2008 trong một lần đi chơi về Điện Nam thăm bạn cũ thì bác B
ở đó chơi và ăn uống nhậu tại nhà bạn của mình Vào lúc 4h chiều cùng ngày thì bác đi
xe máy trở về lại Hòa Quý trong khi điều khiển xe gắn máy thì bác gặp tai nạn
- Ngay khi bác bị thì được người dân ở đó đưa bác vào bệnh viện Điện Ngọc(1tuần) Do bệnh tình chuyển biến nặng hơn bác được chuyển ra bệnh viện Đa khoa ĐàNẵng điều trị (nửa tháng) Sau đó thì chuyển qua bên phục hồi chức năng(6 tháng) chủyếu là tập đi lại và uống thuốc Cuối cùng thì bác được chuyển vào BV Y học cổ truyền(2tháng)
• Bác là người khó tính rất ít tiếp xúc với mọi người và không thích nói chuyện vớicác bác ở chung
1.5
Thân chủ là người mất sức lao động, đặc điểm cá nhân thân chủ già yếu có tật ởchân do té gãy vào năm 2008, thân chủ ở một mình, thân chủ tính tình trằm lắng ít