1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty xây lắp điện quảng nam

78 376 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 522 KB

Nội dung

Hoàn thiện công tác kế toán, khóa luận, tiểu luận, chuyên đề, download luận văn, chi phí, kiểm toán, tiền lương, bán hàng, vốn, doanh thu

Trang 1

Xã hội càng phát triển thì đòi hỏi người lao động càng phải tiến bộ phát triển cao hơn, từ đócàng biểu hiện rõ tính quan trọng, cần thiết của lao động.

Và để cho người lao động có thể tồn tại, bù đắp được những hao phí mà họ đã bỏ ranhằm tái sản xuất sức lao động thì cần phải có yếu tố tiền lương Tiền lương có ý nghĩa đặcbiệt quan trọng là nguồn thu nhập chính chủ yếu của người lao động nó được xác định theohai cơ sở chủ yếu là số lượng và chất lượng lao động

Bên cạnh chức năng đảm bảo cuộc sống cho người lao động, tiền lương còn được sửdụng dể khuyến khích tinh thần, tạo điều kiện nâng cao mức sống cho người lao động từ đóthúc đẩy người lao động làm việc tốt hơn, hăng hái tích cực hơn

Ngoài ra tiền lương cũng được xem là một bộ phận chi phí cấu thành nên giá trị cácloại sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp sản xuất ra, qua đó sẽ ảnh hưởng đến kết quả kinhdoanh hay lợi nhuận của doanh nghiệp Tuy nhiên, doanh nghiệp lại không thể cắt giảm,tiết kiệm dược chi phí lương trả cho người lao động Thêm vào đó, cùng với tiền lươngdoanh nghiệp còn phải tính vào chi phí sản xuất một bộ phận chi phí gồm các khoản tríchbảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, đó là các nguồn phúc lợi mà người laođộng nhận được từ doanh nghiệp Vì vậy, việc xây dựng một cơ chế chi trả lương phù hợp,linh hoạt, hạch toán đúng đắn, đầy đủ, kịp thời ở mỗi doanh nghiệp có ý nghĩa to lớn vềmặt kinh tế lẫn chính trị

Trang 2

Ngày nay, các doanh nghiệp đã thấy được những ảnh hưởng to lớn của tiền lương đốivới người lao động, đối với doanh nghiệp và cách sử dụng nó hợp lý hay chưa? Đó vẫn

đang là vấn đề nóng bỏng Xuất phát từ thực tế đó tôi đã chọn và nghiên cứu đề tài “Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Xây lắp điện Quảng Nam”.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài:

Tổng hợp lý luận chung về lao động, tiền lương và các khoản trích theo lương tìmhiểu cụ thể thực tế công tác quản lý và sử dụng lao động, phương pháp tính trả lương vàtình hình tổ chức công tác hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công tyxây lắp điện Quảng Nam Sau khi đánh giá những vấn đề này, đề tài đưa ra một số giảipháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hệ thống tiền lương, hoàn thiện tổ chức công tác

kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương, qua đó nâng cao năng suất của người laođộng đồng thời tăng lợi nhuận cho Công ty trong thời gian tới

1.3 Nội dung của đề tài: Đề tài gồm có 6 chương

Chương 1Giới thiệu đề tài: Giới thiệu khái quát tầm quan trọng của công tác kế toántiền lương và các khoản trích theo lương, từ đó nêu ra lý do chọn đề tài, mục đích, nộidung, phương pháp và phạm vi nghiên cứu của đề tài

Chương 2 Một số vấn đề lý luận cơ bản về lao động tiền lương và các khoản tríchtheo lương trong doanh nghiệp sản xuất: giới thiệu khái quát những vấn đề lý luận cơ bảnliên quan đến công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp

để làm cơ sở đối chiếu, so sánh về mặt lý luận

Chương 3 Khái quát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và tổ chức công tác kếtoán tại Công ty xây lắp điện Quảng Nam: giới thiệu khái quát về lịch sử hình thành và pháttriển của công ty và tình hình cơ bản của công ty qua các chỉ tiêu lao động, tài sản và nguồnvốn, kết quả sản xuất kinh doanh trong ba năm Đồng thời khái quát về tổ chức bộ máyquản lý, tổ chức bộ máy kế toán tại công ty

Sinh viên thực hiện: ĐOÀN THỊ LÝ

2

Trang 3

Chương 4 Thực trang về công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tạiCông ty xây lắp điện Quảng Nam : Mô tả thực tế kế toán tiền lương và các khoản trích theolương tại Công ty.

Chương 5 Một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác hạch toán tiềnlương và các khoản trích theo lương tại Công ty Xây lắp điện Quảng Nam: Sau khi nghiêncứu lý luận và thực tiễn về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương, chương 5 trìnhbày một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoảntrích theo lương của công ty trong thời gian đến

Chương 6 Kết luận, kiến nghị: Khái quát lại những vấn đề đã làm được trong khóaluận và đưa ra hướng nghiên cứu trong thời gian đến

1.4 Phương pháp nghiên cứu:

Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp điều tra, thu thập số liệu: bằng việc sử dụng phương pháp phỏng vấntrực tiếp và nghiên cứu, tìm hiểu các sổ sách, báo cáo kế toán từ phòng Tài vụ và phòng tổchức hành chính của Công ty để thu thập những số liệu cần thiết cho đề tài

- Phương pháp phân tích: trên cơ sở hệ thống số liệu thu thập được, thông qua sànglọc xử lý số liệu để từ đó là cơ sở cho việc phân tích thực tế hoạt động của đơn vị

- Phương pháp hạch toán kế toán: theo dõi, ghi chép, phản ánh tình hình và sự biếnđộng của các đối tượng kế toán của đơn vị, đặc biệt là các đối tượng kế toán liên quan đếncông tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương của đơn vị

- Một số phương pháp nghiên cứu khác

1.5 Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là tình hình quản lý, sử dụng lao động; phươngpháp tính trả lương, phương pháp trích lập các khoản trích theo lương và công tác kế toántiền lương tại Công ty xây lắp điện Quảng Nam

Trang 4

1.6 Phạm vi nghiên cứu:

Đề tài tiền lương là một đề tài lớn và với phạm vi nghiên cứu rộng lớn thì mới phảnánh đầy đủ thực tế của nó Do hạn chế về mặt thời gian, tôi chỉ tập trung nghiên cứu vấn đềtiền lương, các khoản trích theo lương, phương pháp hạch toán về chi phí lương tại Công tychứ không đi sâu cụ thể tại các nhà máy, đơn vị trực thuộc do các đơn vị trực thuộc này ở

xa và ở các nơi khác nhau

Sinh viên thực hiện: ĐOÀN THỊ LÝ

4

Trang 5

CHƯƠNG 2

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ LAO ĐỘNG TIỀN LƯƠNG, HẠCH TOÁN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG

DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

2.1 Một số vấn đề lý luận cơ bản về lao động

2.1.1.Khái niệm lao động và vai trò của lao động

Lao động là loại hoạt động có mục đích, có ý thức của con người diễn ra giữa conngười với tự nhiên và giữa con người với con người nhằm làm thay đổi những điều kiện,vật thể tự nhiên và những quan hệ giữa người với người để phục vụ cho lợi ích của conngười

Lao động của con người tồn tại không phụ thuộc vào sự phát triển của các chế độ xãhội; tuy nhiên, trình độ, kỹ năng và tính chất của lao động lại chịu ảnh hưởng bởi sự pháttriển các chế độ xã hội Trong lao động của con người thì lao động tạo ra của cải vật chất

xã hội là cơ sở và điều kiện quan trọng nhất, quyết định sự phát triển của một quốc gia, mộtdân tộc, của xã hội loài người.Để sản xuất ra của cải vật chất xã hội,con người phải dùngsức lao động của mình thông qua sử dụng một hoặc toàn bộ tư liệu lao động để tác độngvào một hoặc những đối tượng trong tự nhiên, trong xã hội mới có thể tạo nên những sảnphẩm, vật dụng cần thiết cho nhu cầu sử dụng của mình Chính quá trình kết hợp giữa bayếu tố lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động là quá trình cần thiết để sản xuất rasản phẩm Đó cũng là quá trình lao động được vật hoá trong sản phẩm

Trong sản xuất kinh doanh, lao động đóng một vai trò hết sức quan trọng bởi vì laođộng của con người được xem là yếu tố cơ bản, yếu tố quyết định đối với vận mệnh củamột doanh nghiệp Vì vậy, trong công tác quản lý nhân sự, chính sách phát triển nguồnnhân lực phải luôn được coi trọng để thu hút, động viên người lao động đóng góp sức mìnhvào sự phát triển của doanh nghiệp

Trang 6

2.1.2.Phân loại lao động

Phân loại lao động là việc sắp xếp lao động vào các nhóm khác nhau theo những đặctrưng nhất định

Trong doanh nghiệp, đội ngũ lao động rất da dạng về trình độ chuyên môn nên đểthuận lợi cho việc quản lý và hạch toán, cần thiết phải tiến hành phân loại lao động.Theo dólao động thường được phân loại theo các tiêu thức cơ bản sau:

2.1.2.1.Phân loại lao động theo thời gian lao động:

Theo cách này toàn bộ lao động có thể chia thành: lao động thường xuyên trong danhsách và lao động tạm thời

Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp nắm được tổng số lao động của doanhnghiệp , từ đó đưa ra kế hoạch sử dụng, bồi dưỡng và huy động khi cần thiết Đồng thời,xác định các khoản nghĩa vụ của người lao động đối với nhà nước được chính xác

2.1.2.2 Phân loại lao động theo quan hệ với quá trình sản xuất:

Dựa theo mối quan hệ của lao động với quá trình sản xuất có thể phân loại lao độngcủa doanh nghiệp thành hai loại:

+ Lao động trực tiếp sản xuất: Đây chính là bộ phận công nhân trực tiếp thamgia vào quá trình sản xuất sản phẩm hay thực hiện các dịch vụ Lao động thuộc loại này baogồm những người điều khiển các thiết bị, máy móc để sản xuất sản phẩm (kể cả cán bộ kỹthuật), những người phục vụ quá trình sản xuất (vận chuyển,bốc dỡ nguyên vật liệu trongnội bộ; sơ chế nguyên vật liệu trước khi đưa vào sản xuất )

+ Lao động gián tiếp sản xuất: Đây là bộ phận lao động tham gia một cách gián tiếpvào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Lao động thuộc bộ phận này bao gồmnhân viên kỹ thuật (trực tiếp làm công tác kỹ thuật hoặc tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn kỹthuật), nhân viên quản lý kinh tế ( trực tiếp lãnh đạo, tổ chức, quản lý hoạt động sản xuấtkinh doanh như: giám đốc, phó giám đốc kinh doanh, cán bộ các phòng ban, kế toán thống

Sinh viên thực hiện: ĐOÀN THỊ LÝ

6

Trang 7

kê ), nhân viên quản lý hành chính ( những người làm công tác tổ chức nhân sự, văn thư,đánh máy, quản trị ).

Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp đánh giá được tính hợp lý của cơ cấu laođộng Từ đó để có biện pháp tổ chức, bố trí lao động phù hợp với yêu cầu công việc, tinhgiản bộ máy gián tiếp

2.1.2.3 Phân loại lao động theo chức năng của lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh

Theo cách phân loại này, toàn bộ lao động trong doanh nghiệp có thể chia làm ba loại+ Lao động thực hiện chức năng sản xuất ,chế biến: Bao gồm những lao động thamgia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm hay thực hiện các lao

vụ, dịch vụ như công nhân trực tiếp sản xuất, nhân viên phân xưởng

+ Lao động thực hiện chức năng bán hàng: Là những lao động tham gia hoạt độngtiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ như nhân viên bán hàng, tiếp thị, nghiên cứuthị trường

+ Lao động thực hiện chức năng quản lý: Là những lao động tham gia hoạt động quảntrị kinh doanh và quản lý hành chính của doanh nghiệp như các nhân viên quản lý kinh tế,nhân viên quản lý hành chính

2.1.2.4 Phân loại lao động theo chế độ quản lý lao động và trả lương

Theo cách phân loại này, lao động của doanh nghiệp được chia thành hai loại

+ Lao động trong danh sách : Là bộ phận chủ yếu của doanh nghiệp quyết định quátrình sản xuất kinh doanh, bao gồm những lao động do đơn vị trực tiếp quản lý và trả lươngtrong kỳ, được đăng ký trong sổ lương của doanh nghiệp

+ Lao động ngoài danh sách: Là những người không thuộc quyền quản lý và trả lươngcủa doanh nghiệp như: thực tập sinh, thợ học nghề của đơn vị khác gửi đến mà doanh

Trang 8

nghiệp không trả lương, cán bộ chuyên trách công tác Đảng, Đoàn thể Cách phân loại này

có tác dụng trong việc quản lý chặt chẽ đội ngũ lao động, quỹ tiền lương tại doanh nghiệp

2.1.3.Nôi dung hạch toán lao động

Hạch toán lao động trong các doanh nghiệp sản xuất bao gồm hạch toán số lượng laođộng, hạch toán thời gian lao động và kết quả lao động

2.1.3.1 Hạch toán số lượng lao động

Hạch toán số lượng lao động là việc phản ánh, theo dõi số hiện có và tình hình biếnđộng lực lượng lao động ở các bộ phận của doanh nghiệp Số lượng lao động trong doanhnghiệp thường có sự biến động tăng giảm trong từng đơn vị, bộ phận cũng như phạm vitoàn doanh nghiệp Sự biến động trong doanh nghiệp có ảnh hưởng đến cơ cấu lao động,chất lượng lao động và do đó làm ảnh hưởng đến việc thực hiện sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp Để phản ánh số lượng lao động hiện có và theo dõi sự biến động lao độngtrong từng đơn vị, bộ phận doanh nghiệp sử dụng “Sổ danh sách lao động” Cơ sở để ghivào sổ là các chứng từ ban đầu về tuyển dụng, các quyết định thuyên chuyển công tác, nângbậc, thôi việc, hưu trí…Việc ghi chép vào “Sổ danh sách lao động” phải đầy đủ, kịp thờilàm cơ sở cho việc lập báo cáo về lao động và phân tích tình hình biến động về lao độngtrong doanh nghiệp hàng tháng, quý, năm theo yêu cầu quản lý lao động của doanh nghiệp

và của cơ quan quản lý cấp trên

2.1.3.2 Hạch toán thời gian lao động

Hạch toán thời gian lao động là hạch toán việc sử dụng thời gian lao động đối vớitừng công nhân viên ở từng bộ phận trong doanh nghiệp thời gian lao động của nhân viêncũng có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ SXKD của doanh nghiệp Đểphản ánh kịp thời, chính xác tình hình sử dụng thời gian lao động, kiểm tra việc chấp hành

kỷ luật lao động của CNV trong doanh nghiệp, kế toán sử dụng “Bảng chấm công” Bảngchấm công được lập hàng tháng cho từng tổ, phòng, ban,…và do người phụ trách bộ phậnhoặc người được ủy quyền căn cứ vào tình hình thực tế của bộ phận mình để chấm côngcho từng người trong ngày theo các ký hiệu quy định trong chứng từ Cuối tháng người

Sinh viên thực hiện: ĐOÀN THỊ LÝ

8

Trang 9

chấm công và phụ trách bộ phận ký vào Bảng chấm công và chuyển bảng chấm công cùngcác chứng từ có liên quan (Phiếu nghỉ hưởng BHXH, Phiếu báo làm thêm giờ, Phiếu điềutra tai nạn lao động…) về bộ phận kế toán kiểm tra, đối chiếu quy ra công để tính lương vàBHXH Bảng chấm công nhằm theo dõi ngày công thực tế làm việc, nghỉ việc, ngừng việc,nghỉ BHXH,… để có căn cứ tính trả lương, BHXH trả thay lương cho từng người và quản

lý lao động trong đơn vị, vì vậy Bảng chấm công phải được treo công khai tại nơi làm việc

để công nhân viên có thể thực hiện kiểm tra, giám sát việc chấm công hàng ngày, tham gia

ý kiến vào công tác quản lý và sử dụng thời gian lao động Bảng chấm công là tài liệu quantrọng để tổng hợp, đánh giá phân tích tình hình sử dụng thời gian lao động, là cơ sở để kếtoán tính toán kết quả lao động và tiền lương cho công nhân viên

2.1.3.3 Hạch toán kết quả lao động

Hạch toán kết quả lao động là theo dõi, ghi chép kết quả lao động của công nhân viên,biểu hiện bằng số lượng ( khối lượng ) sản phẩm công việc đã hoàn thành của từng ngườihay từng tổ nhóm lao động

Kết quả lao động của công nhân viên trong doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của nhiềunhân tố: thời gian lao động, trình độ thành thạo, tinh thần thái độ, phương tiện sử dụng,…Khi đánh giá, phân tích kết quả lao động của công nhân viên phải xem xét một cách đầy đủcác nhân tố trên Kết quả lao động của công nhân viên trong doanh nghiệp được phản ánhvào các chứng từ: Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành, Hợp đồng giaokhoán Tùy theo loại hình, đặc điểm sản xuất, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh mà doanhnghiệp sẽ chọn sử dụng chứng từ thích hợp để phản ánh kịp thời, đầy đủ, chính xác kết quảlao động Căn cứ chứng từ hạch toán kết quả lao động kế toán lập Sổ tổng hợp kết quả laođộng nhằm tổng hợp kết quả lao động của từng cá nhân, bộ phận và toàn đơn vị làm cơ sởcho việc tính toán năng suất lao động và tính tiền lương theo sản phẩm cho công nhân viên

2.2 Một số vấn đề lý luận cơ bản về tiền lương và các khoản trích theo lương

2.2.1 Khái niệm về tiền lương và các khoản trích theo lương

2.2.1.1 Khái niệm và bản chất của tiền lương trong sản xuất kinh doanh:

Trang 10

Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của bộ phận sản phẩm xã hội mà người lao độngđược sử dụng để bù đắp hao phí lao động của mình trong quá trình sản xuất nhằm tái sảnxuất sức lao động Mặt khác, tiền lương là một bộ phận cấu thành nên giá trị sản phẩm dolao động tạo ra

Tùy theo cơ chế quản lý mà tiền lương có thể được xác định là một bộ phận của chiphí sản xuất kinh doanh cấu thành nên giá thành sản phẩm hay được xác định là một bộphận của thu nhập - kết quả tài chính cuối cùng của hoạt động SXKD trong doanh nghiệp

Về bản chất, tiền lương chính là biểu hiện bằng tiền của giá cả sức lao động Theo quanđiểm của cải cách tiền lương năm 1993 “Tiền lương là giá cả sức lao động, được hìnhthành qua thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động phù hợp với quan hệcung cầu sức lao động trong nền kinh tế thị trường Mặt khác, tiền lương còn là đòn bẩykinh tế để khuyến khích tinh thần hăng hái lao động, kích thích và tạo mối quan tâm củangười lao động đến kết quả công việc của họ Nói cách khác, tiền lương chính là một nhân

tố thúc đẩy nhân tố lao động

2.2.1.2.Quỹ tiền lương

Quỹ tiền lương của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền lương tính theo số công nhân viêncủa doanh nghiệp, do doanh nghiệp trực tiếp quản lý và chi trả lương bao gồm các khoản: + Tiền lương tính theo thời gian, tiền lương tính theo sản phẩm và tiền lương khoán,công nhật

+ Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian ngừng sản xuất do nguyên nhânkhách quan, trong thời gian được điều động đi công tác, đi làm nghĩa vụ trong phạm vi chế

độ quy định, thời gian nghỉ phép, thời gian đi học…

+ Các loại phụ cấp làm đêm, làm thêm giờ, phụ cấp trách nhiệm…

+ Các khoản tiền thưởng có tính chất thường xuyên

+ Tiền ăn giữa ca của người lao động,…

Sinh viên thực hiện: ĐOÀN THỊ LÝ

10

Trang 11

Ngoài ra, trong quỹ tiền lương còn gồm cả khoản tiền chi trợ cấp bảo hiểm xã hộicho công nhân viên trong thời gian ốm đau, thai sản, tai nạn lao động (BHXH trả thaylương) Quỹ tiền lương trong doanh nghiệp cần được quản lý và kiểm tra một cách chặtchẽ, đảm bảo việc sử dụng quỹ tiền lương một cách hợp lý và có hiệu quả

Trong kế toán và phân tích kinh tế, tiền lương của công nhân viên trong doanh nghiệpđược chia làm 2 loại: tiền lương chính và tiền lương phụ

+ Tiền lương chính: là tiền lương trả cho công nhân viên trong thời gian công nhânviên thực hiện nhiệm vụ chính của họ bao gồm: tiền lương trả theo cấp bậc và các khoảnphụ cấp kèm theo lương (như phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp khu vực, phụ cấp làm đêm, làmthêm giờ, phụ cấp thâm niên…)

+ Tiền lương phụ: là tiền lương trả cho công nhân viên trong thời gian công nhân viênthực hiện nhiệm vụ khác ngoài nhiệm vụ chính của họ và thời gian CNV nghỉ theo chế độđược hưởng lương (như nghỉ phép, nghỉ lễ, đi học, nghỉ vì ngừng sản xuất do nguyên nhânkhách quan, đi họp…) Ngoài ra tiền lương trả cho công nhân sản xuất nhưng không manglại kết quả cũng được xếp vào lương phụ

Việc phân chia tiền lương chính, tiền lương phụ có ý nghĩa quan trọng trong công tác

kế toán tiền lương và phân tích khoản mục chi phí tiền lương trong giá thành sản phẩm

2.2.1.3 Các khoản trích theo lương

Ngoài tiền lương mà người lao động được hưởng theo số lượng và chất lượng laođộng, để bảo vệ sức khỏe và cuộc sống lâu dài của người lao động, theo chế độ tài chínhhiện hành, công nhân viên chức trong doanh nghiệp còn được hưởng các khoản trợ cấpthuộc phúc lợi xã hội, trong đó có trợ cấp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí côngđoàn

* Bảo hiểm xã hội ( BHXH )

Bảo hiểm xã hội là một khoản tiền trích lập để trợ cấp cho người lao động trongtrường hợp người lao động tạm thời hay vĩnh viễn mất sức lao động như: thai sản, ốm đau,

Trang 12

mất sức, tai nạn lao động Theo quy định hiện nay thì tỷ lệ này là 20% trong đó: tính vàochi phí sản xuất kinh doanh do doanh nghiệp trả là 15% và 5% còn lại do người lao độngđóng góp và được trừ vào lương tháng Theo cơ chế tài chính hiện hành, nguồn quỹ BHXH

do cơ quan chuyên môn chuyên trách quản lý và chi trả còn ở tại doanh nghiệp, sau khi tạonguồn quỹ BHXH phải nộp toàn bộ số quỹ bảo hiểm xã hội đó lên cơ quan quản lý quỹ vàđược phân cấp chi trả một số trường hợp như: công nhân viên ốm đau, thai sản… cuốitháng ( hoặc quý) tổng hợp chứng từ chi tiêu để quyết toán với cơ quan chuyên môn chuyêntrách ( theo hình thức thu đủ, chi đủ)

* Quỹ bảo hiểm y tế (BHYT)

Bảo hiểm y tế là khoản trợ cấp về y tế cho người lao động tham gia bảo hiểm nhằmgiúp họ một phần nào đó tiền thuốc chữa bệnh, tiền viện phí, tiền thuốc khi ốm đau Theoquy định hiện nay, BHYT được trích theo tỷ lệ 3% trên lương phải thanh toán cho côngnhân trong đó tính vào chi phí sản xuất kinh doanh là 2% và khấu trừ vào tiền lương côngnhân là 1% BHYT được nộp toàn bộ lên cơ quan chuyên môn chuyên trách về bảo hiểm y

tế (dưới hình thức mua bảo hiểm y tế) để phục vụ chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho ngườilao động như khám bệnh, chữa bệnh và điều trị bệnh…

* Kinh phí công đoàn

Đối với kinh phí công đoàn cũng được hình thành do việc trích lập và tính vào chi

phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hàng tháng theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiềnlương thực tế phải trả công nhân viên trong tháng Quỹ kinh phí công đoàn được hình thànhbằng cách theo tỷ lệ quy định trên tiền lương phải trả và được tính vào chi phí sản xuất kinhdoanh trong kỳ Theo quy định hiện hành, tỷ lệ trích KPCĐ tính vào chi phí trên tiền lươngphải trả là 2% trong đó 1% dành cho hoạt động công đoàn cơ sở và 1% cho hoạt động côngđoàn của cấp trên

Tăng cường quản lý lao động, cải tiến và hoàn thiện việc phân bổ và sử dụng có hiệuquả lực lượng lao động, cải tiến và hoàn thiện chế độ tiền lương, chế độ sử dụng quỹ

Sinh viên thực hiện: ĐOÀN THỊ LÝ

12

Trang 13

BHXH, BHYT, KPCĐ được xem là một phương tiện hữu hiệu để kích thích người laođộng gắn bó với hoạt động sản xuất kinh doanh, rèn luyện tay nghề, nâng cao năng suất laođộng Trên cơ sở các chế độ về lao động, tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ Nhà nước đãban hành, các doanh nghiệp tùy thuộc vào đặc điểm ngành mình phải tổ chức tốt lao độngnhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời tính toán, thanh toán đầy

đủ kịp thời các khoản tiền lương, tiền thưởng, BHXH, BHYT đúng chính sách, chế độ; sửdụng tốt kinh phí công đoàn nhằm khuyến khích người lao động thực hiện tốt nhiệm vụ,góp phần thực hiện tốt kế hoạch sản xuất kinh doanh đơn vị

2.2.2 Vai trò của tiền lương và các khoản trích theo lương:

Nếu như mục đích sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đạt được lợi nhuận thìmục đích chủ yếu của lao động cho các doanh nghiệp là tiền lương Tiền lương có vai tròrất quan trọng đối với người lao động Nó là điều kiện để người lao động nuôi sống bảnthân và gia đình, đảm bảo sức lao động mà người lao động bỏ ra để tái sản xuất sức laođộng Tiền lương cao hay thấp phụ thuộc vào cung cầu và giá cả sức lao động trên thịtrường, phụ thuộc vào điều kiện làm việc và tính chất phức tạp hay đơn giản của công việc

và phụ thuộc vào sự thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động Tiền lươngcao sẽ góp phần nâng cao thu nhập, tạo điều kiện nâng cao đời sống cho người lao động, từ

đó tạo động lực thúc đẩy họ làm việc tốt hơn, hăng say hơn, có tinh thần trách nhiệm hơn

để đạt hiệu quả công việc, góp phần tăng năng suất lao động, tăng số lượng và chất lươngsản phẩm Ngược lại, mức lương thấp không xứng đáng với công sức họ bỏ ra, người laođộng dễ nhàm chán với công việc, đời sống vật chất bị thiếu hụt và đời sống tinh thầnkhông được thoả mãn từ đó dẫn đến làm việc kém hiệu quả, năng suất lao động thấp Ngoàitiền lương doanh nghiệp còn phải trích vào chi phí sản xuất kinh doanh một bộ phận chi phícho người lao động vì họ được hưởng một phần sản phẩm xã hội dưới hình thức tiền tệtrong những trường hợp người lao động tạm thời hay vĩnh viễn mất sức lao động như: ốmđau, thai sản, tai nạn lao động, hưu trí, mất sức và để hoạt động chăm sóc, bảo vệ quyền lợicủa người lao động Đó chính là các khoản trích về BHXH, BHYT, KPCĐ

Trang 14

Tiền lương và các khoản liên quan đến người lao động không chỉ là mối quan tâm củangười lao động mà còn là vấn đề doanh nghiệp phải quan tâm Đối với nhà quản trị doanhnghiệp, một trong những việc quan tâm hàng đầu là phải theo dõi đầy đủ công tác tổ chứctiền lương, kịp thời phát hiện những vấn đề trong phân phối tiền lương, tiền thưởng chongười lao động, từ đó có sự điều chỉnh thoả đáng và hợp lý.

2.2.3 Các hình thức tiền lương

Việc tính và trả chi phí lao động có thể thực hiện theo nhiều hình thức khác nhau, tuỳtheo đặc điểm hoạt động kinh doanh, tính chất công việc và trình độ quản lý của doanhnghiệp Mục đích của chế độ tiền lương là nhằm quán triệt nguyên tắc phân phối theo laođộng Hầu hết các doanh nghiệp hiện nay không chỉ kinh doanh một mặt hàng mà họ ápdụng chiến lược đa phương hoá, đa dạng hoá sản phẩm trên thị trường nên việc trả lươngtheo từng loại là không phổ biến Các doanh nghiệp thường áp dụng hai chế độ trả lương cơbản là chế độ trả lương theo thời gian làm việc và chế độ trả lương theo khối lượng sảnphẩm do công nhân viên chức làm ra Tương ứng với hai chế độ trả lương đó là hai hìnhthức tiền lương cơ bản:

+ Hình thức tiền lương theo thời gian

+ Hình thức tiền lương theo sản phẩm

2.2.3.1 Hình thức tiền lương theo thời gian

Tiền lương tính theo thời gian là tiền lương tính trả cho người lao động theo thời gianlàm việc, cấp bậc công việc và thang lương của người lao động Tiền lương tính theo thờigian có thể được thực hiện theo tháng, ngày hoặc giờ làm việc tùy thuộc theo yêu cầu vàtrình độ quản lý thời gian lao động của doanh nghiệp Tiền lương thời gian có hai hìnhthức phổ biến, đó là tiền lương tính theo thời gian giản đơn hay tính theo thời gian cóthưởng

Sinh viên thực hiện: ĐOÀN THỊ LÝ

14

Trang 15

* Tiền lương theo thời gian giản đơn: là tiền lương tính theo đơn giá tiền lương thờigian cố định ( không có tiền thưởng ) Người lao động được nhận khoản tiền lương tuỳthuộc vào cấp bậc lương cao hay thấp và thời gian làm việc thực tế nhiều hay ít

Tiền lương theo thời gian lao động giản đơn gồm có: tiền lương tháng, tiền lươngtuần, tiền lương ngày và tiền lương giờ

+ Tiền lương tháng: Là tiền lương trả cố định hàng tháng trên cơ sở hợp đồng laođộng hoặc đã được qui định sẵn đói với từng bậc lương trong các thang lương theo chế độtiền lương của Nhà nước Tiền lương tháng thường áp dụng để trả lương cho nhân viênhành chính, nhân viên quản lý hoặc người lao động làm việc theo hợp đồng ngắn hạn

Tiền lương tháng = Mức lương cơ bản x Hệ số lương + Các khoản phụ cấp (nếu có)+ Tiền lương tuần: Là tiền lương trả cho một tuần làm việc được xác định trên cơ sởtiền lương tháng Tiền lương tuần thường áp dụng để trả lương cho lao động bán thời gian,lao động làm việc theo hợp đồng thời vụ

Tiền lương tuần = Tiền lương tháng x 12 tháng / 52 tuần

+ Tiền lương ngày: Là tiền lương trả cho một ngày làm việc và được xác định trên cơ

sở tiền lương tháng và số ngày làm việc trong tháng Tiền lương ngày thường áp dụng đểtrả lương cho lao động trực tiếp hưởng lương thời gian, tính lương cho người lao độngtrong những ngày nghỉ việc để hội họp, học tập

Tiền lương ngày = Tiền lương tháng / Số ngày làm việc trong tháng theo chế độ

Số ngày làm việc trong tháng theo chế độ là 22 ngày hoặc 26 ngày

+ Tiền lương giờ: Là tiền lương trả cho một giờ làm việc và được xác định trên cơ sởtiền lương ngày và số giờ tiêu chuẩn theo qui định của Luật lao động Tiền lương giờthường áp dụng để trả lương cho lao động bán thời gian, lao động làm việc không hưởngtheo sản phẩm, hoặc làm việc trong ngày nghỉ, ngày lễ, làm việc ngoài giờ

Tiền lương giờ = Tiền lương ngày / Số giờ làm việc trong ngày theo chế độ

Trang 16

Hình thức trả lương theo thời gian lao động giản đơn có ưu điểm là hình thức đơngiản, dễ theo dõi, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế như: Mang tính bình quân, chưa thực sựgắn chặt tiền lương với kết quả lao động, không khuyến khích được người lao động có trình

độ tay nghề phát huy hết khả năng của người lao động

* Tiền lương theo thời gian có thưởng:

Người lao động ngoài tiền lương theo thời gian giản đơn còn nhận một khoản tiềnthưởng do kết quả tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm vật tưhoặc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Hình thức trả lương này là một trong những biện phápkích thích vật chất đối với người lao động, tạo cho họ gắn bó và làm việc với tinh thầntrách nhiệm cao Mức tiền thưởng của mỗi người cao hay thấp tuỳ thuộc vào thành tíchcông tác của họ và khả năng quỹ thưởng của đơn vị quyết định

2.2.3.2 Hình thức tiền lương theo sản phẩm (Tiền lương khoán)

Hình thức tiền lương theo sản phẩm là hình thức tiền lương tính theo khối lượng (sốlượng)sản phẩm, công việc đã hoàn thành đảm bảo yêu cầu chất lượng, quy định và đơn giátiền lương tính cho một đơn vị sản phẩm đó

Đây là hình thức trả lương phù hợp với nguyên tắc phân phối theo lao động, gắn chặt

số lượng lao động với chất lượng lao động, khuyến khích người lao động hăng say laođộng, góp phần làm tăng thêm sản phẩm cho doanh nghiệp

Tiền lương theo sản phẩm là số tiền mà người lao động nhận được căn cứ vào đơn giátiền lương và số lượng sản phẩm hoàn thành:

Lsp = qi x Gi

Trong đó: Lsp: Là tiền lương theo sản phẩm

qi : Là số lương sản phẩm loại i sản xuất ra

Gi : Là đơn giá tiền lương một sản phẩm loại i

i = 1,n ; n: là loại sản phẩm người lao động sản xuất ra

Sinh viên thực hiện: ĐOÀN THỊ LÝ

16

Trang 17

Tiền lương sản phẩm có thể áp dụng đối với lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm gọi

là tiền lương sản phẩm trực tiếp Hoặc có thể áp dụng đối với người gián tiếp phục vụ sảnxuất sản phẩm gọi là tiền lương sản phẩm gián tiếp

* Tiền lương sản phẩm trực tiếp bao gồm

- Trả lương cho cá nhân: Căn cứ vào số lượng, chất lượng sản công việc mà ngườicông nhân trực tiếp sản xuất ra để tính lương theo một đơn giá nhất định

- Trả lương cho tập thể: Được áp dụng khi điều kiện sản xuất cho phép thực hiện theonhóm công nhân hoặc tổ chức lao động theo tổ, tức là một nhóm người cùng phối hợp thựchiện số lượng sản phẩm được giao nhằm hoàn thành nhiệm vụ Theo chế độ này tiền lươngđược tính chung cho cả tổ, nhóm sản xuất Sau đó căn cứ vào trình độ lành nghề và thờigian lao động của các thành viên để thực hiện việc chia lương:

Lspt = Đgt x SttTrong đó: Lspt : lương trả cho tập thể

Đgt : đơn giá lương sản phẩmStt : Số lượng sản phẩm thực tế mà tập thể nhóm đó sản xuất raSau khi tính lương trả cho tập thể, thì tiến hành tính lương riêng cho từng người trên

cơ sở áp dụng các phương pháp chia lương như sau:

- Chia lương theo cấp bậc tiền lương và thời gian lao động thực tế của từng người laođộng trong tập thể:

Lương trả cho

công nhân = Đơn giá tiền lương một đơn vị sản phẩm hoàn thành x Số sản phẩm hoàn thành

Hệ số chia lương Tổng tiền lương thực tế được lĩnh của tập thể

Tổng tiền lương theo cấp bậc và thời gian làm việc

của các công nhân trong tập thể

=

Tiền lương của

từng người = Tiền lương theo cấp bậc và thời gian làm việc của từng người x chia lươngHệ số

Trang 18

* Tiền lương sản phẩm gián tiếp:

Tiền lương sản phẩm gián tiếp là hình thức tiền lương trả cho công nhân viên phụ,cùng tham gia sản xuất với công nhân chính đã hưởng lương theo sản phẩm Hình thức này

áp dụng cho những công nhân phụ hoặc cán bộ nhân viên kinh tế, kỹ thuật mà chất lượngcông việc của công nhân này có ảnh hưởng đến năng suất lao động của công nhân sản xuấtchính

Tỷ lệ lương của bộ phận gián tiếp do đơn vị xác định căn cứ vào tính chất, đặc điểmcủa lao động gián tiếp phục vụ sản xuất Cách tính lương này có tác dụng làm cho nhữngngười phục vụ sản xuất quan tâm đến kết quả hoạt động sản xuất vì nó gắn liền với lợi íchkinh tế của bản thân họ

2.2.3.3 Trả lương một số trường hợp đặc biệt

* Tiền lương nghỉ phép và các khoản phụ cấp làm đêm, làm thêm: Theo chế độ chínhsách tiền lương mới được ban hành thì khi người lao động nghỉ phép thì được hưởng 100%tiền lương theo cấp bậc và khoản tiền lương phụ của người lao động

- Trường hợp khi trả lương cho người lao động làm thêm giờ thì yêu cầu phải cóphiếu làm thêm giờ để tính lương phải trả Theo chế độ tiền lương mới của Nhà nước thìtiền lương làm thêm giờ được tính như sau:

+ Đối với lao động trả lương theo thời gian:

Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương giờ x Số giờ làm thêm x 150% (hoặc 200%)Trong đó:

150% mức lương giờ áp dụng đối với những giờ làm việc thêm vào ngày thường

Sinh viên thực hiện: ĐOÀN THỊ LÝ

18Tiền lương được

lĩnh trong tháng = Tiền lương được lĩnh của bộ phận trực tiếp x Tỷ lệ lương gián tiếp

Trang 19

200% mức lương giờ áp dụng đối với những giờ làm việc thêm vào ngày nghỉ hằngtuần hoặc ngày lễ

+ Đối với lao động trả lương theo sản phẩm: Sau khi hoàn thành định mức khối lượngsản phẩm tính theo giờ tiêu chuẩn, nếu người sử dụng lao động có yêu cầu làm thêm thìđơn giá những sản phẩm làm thêm ngoài giờ định giờ tiêu chuẩn tăng thêm 50% nếu sảnphẩm làm thêm vào ngày thường, 100% nếu làm thêm vào ngày nghỉ hàng tuần hoặc ngàylễ

Trường hợp trả lương cho người lao động khi làm việc vào ban đêm thì số tiền lươngtrả thêm với mức ít nhất là 35% tiền lương làm việc vào ban ngày, áp dụng cho trường hợplàm việc liên tục vào ban đêm từ 8 ngày trở lên trong một tháng không phân biệt hình thứctrả lương

*Trả lương trong trường hợp người lao động phải ngừng việc: Trong trường hợp nàyđược thực hiện theo điều 62 của Bộ luật lao động

- Nếu do lỗi của người sử dụng lao dộng thì người lao động được trả đủ tiền lươngNếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương, những người laođộng khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc được trả lương theo mức do hai bên thoảthuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu

- Nếu vì những nguyên nhân bất khả kháng không do lỗi của người lao động, thì tiềnlương do hai bên thoả thuận nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu

2.2.3.4 Tính và trả lương cùng các khoản liên quan cho người lao động

* Tính trả lương cho người lao động:

Hàng ngày trên cơ sở tài liệu hạch toán về thời gian và kết quả lao động, chính sách xãhội về lao động - tiền lương và BHXH Nhà nước ban hành mà doanh nghiệp đang áp dụng, kếtoán tiến hành tính tiền lương và trợ cấp BHXH phải trả cho công nhân viên Việc tính lương

do phòng kế toán của doanh nghiệp hoặc có thể thực hiện ở từng bộ phận trong doanh nghiệp,

Trang 20

sau đó gửi giấy tờ về phòng kế toán tổng hợp Để tính lương cho người lao động cần dựa vàohình thức trả lương đang áp dụng tại doanh nghiệp cho từng bộ phận khác nhau.

* Tính thưởng và các khoản thu nhập khác cho người lao động:

Ngoài tiền lương, người lao động tại doanh nghiệp còn được nhận các khoản tiềnthưởng Quỹ tiền thưởng được trích từ lợi nhuận sau khi đã nộp thuế lợi tức doanh nghiệp.Quỹ tiền thưởng có thể phân chia cho từng lao dộng dựa vào hệ số, loại qui định cho từngloại lao động tại doanh nghiệp Tuỳ theo từng doanh nghiệp, người lao động còn nhận cáckhoản khác như: tiền ăn ca, tiền thưởng nhân dịp lễ, Các doanh nghiệp dùng quỹ khenthưởng, phúc lợi của doanh nghiệp để trang trải các khoản chi này

* Tính trợ cấp bảo hiểm xã hội

Theo chế độ hiện hành, doanh nghiệp chỉ có trách nhiệm chi trả trợ cấp BHXH chongười lao động có tham gia quỹ BHXH nghỉ việc trong trường hợp ốm đau, thai sản Để tínhtrợ cấp BHXH, kế toán cần thu thập, kiểm tra các phiếu nghỉ hưởng BHXH, các chứng từkhác có liên quan và dựa vào các qui định của Nhà nước về thanh toán trợ cấp BHXH

+ Đối với trợ cấp ốm đau: Người lao động chỉ được hưởng trợ cấp BHXH khi nghỉviệc do ốm đau, tai nạn rủi ro có xác nhận của cơ quan y tế, nghỉ việc để thực hiện các biệnpháp kế hoạch hoá dân số, nghỉ việc trông con ốm đau Số tiền trợ cấp theo chế độ hiệnhành được xác định:

Tiền lương đóng BHXH trước khi nghỉ ốm bao gồm: Lương theo cấp bậc, chức vụhợp đồng, phụ cấp chức vụ, phụ cấp khu vực (nếu có)

+ Đối với trợ cấp thai sản: Chỉ áp dụng cho lao động nữ có thai, sinh con thứnhất, thứ hai khi nghỉ việc Thời gian nghỉ việc được hưởng trợ cấp thai sản phải tính đến

Sinh viên thực hiện: ĐOÀN THỊ LÝ

Số ngày nghỉ được hưởng trợ cấp

Trợ cấp khi nghỉ

sinh con Tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của tháng trước khi sinh con

Số tháng nghỉ sinh con

Trang 21

điều kiện của lao động nữ, mức trợ cấp trong thời gian nghỉ việc bằng 100% mức tiềnlương đóng BHXH trước khi nghỉ

2.3 Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương

2.3.1 Nhiệm vụ của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương

Để thực hiện chức năng là công cụ phục vụ sự điều hành và quản lý lao động tiềnlương có hiệu quả, kế toán phải thực hiện tốt các nhiệm vụ sau đây:

- Ghi chép, phản ánh, tổng hợp kịp thời, đầy đủ và chính xác về số lượng, chất lượnglao động, tình hình sử dụng thời gian lao động và kết quả lao động

- Tính toán các khoản tiền lương, tiền thưởng, các khoản trợ cấp phải trả cho ngườilao động và thanh toán đầy đủ, kịp thời

Bảng thanh toán BHXH

Bảng phân bổ về tiền lương và BHXH

Trang 22

- Kiểm tra việc sử dụng lao động, việc chấp hành chính sách chế độ về lao động, tiềnlương, bảo hiểm xã hội…Đồng thời quản lý chặt chẽ việc sử dụng, chi tiêu quỹ tiền lương,quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ

- Tính toán, phân bổ hợp lý, chính xác chi phí về tiền lương và các khoản tríchBHXH, BHYT, KPCĐ cho đối tượng liên quan

- Định kỳ tiến hành phân tích tình hình sử dụng lao động, tình hình quản lý và chi tiêuquỹ tiền lương, quỹ bảo hiểm xã hội, BHYT, KPCĐ từ đó đề xuất các biện pháp khai thác

có hiệu quả tiềm năng lao động, tăng năng suất lao động, ngăn ngừa các vi phạm kỷ luậtlao động, vi phạm chính sách, chế độ về lao động tiền lương và các khoản trợ cấp BHXH,BHYT, chế độ sử dụng chi tiêu KPCĐ, chế độ phân phối theo lao động…

- Cung cấp các số liệu, các tài liệu cần thiết cho việc theo dõi, kiểm tra, bổ sung vàxây dựng các định mức lao động để mỗi ngay một sát và đúng Đồng thời lập các kế hoạchtăng giảm lao động cho kỳ sau

- Hướng dẫn và kiểm tra các đơn vị trong doanh nghiệp thực hiện đầy đủ, đúng đắncác chế độ ghi chép ban đầu về lao động tiền lương

- Lập các báo cáo về lao động tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ, khai thác và sửdụng tốt tiềm năng trong doanh nghiệp

Sinh viên thực hiện: ĐOÀN THỊ LÝ

22

Trang 23

2.3.2 Nội dung hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương

2.3.2.1 Thủ tục, chứng từ hạch toán:

Để thanh toán tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp, trợ cấp cho người laođộng, hàng tháng kế toán doanh nghiệp phải lập: Bảng thanh toán tiền lương, bảng thanhtoán BHXH, bảng thanh toán tiền thưởng cho từng tổ, đội, phân xưởng sản xuất và cácphòng ban căn cứ vào kết quả tính lương cho từng người Ngoài ra, trên cơ sở bảng thanhtoán tiền lương, kế toán còn lập bảng phân bổ chi phí tiền lương, các khoản trích theolương

Các chứng từ liên quan tới hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương:

- Bảng chấm công (Mẫu số 01 - LĐTL)

- Bảng thanh toán tiền lương (Mẫu số 02- LĐTL)

- Phiếu nghỉ hưởng BHXH (Mẫu số 03 - LĐTL)

- Bảng thanh toán BHXH (Mẫu số 04- LĐTL)

- Bảng thanh toán tiền thưởng (Mẫu số 05 - LĐTL)

- Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành (Mẫu số 06 - LĐTL)

- Phiếu báo làm thêm giờ (Mẫu số 07 - LĐTL)

- Hợp đồng giao khoán (Mẫu số 08- LĐTL)

- Biên bản điều tra tai nạn lao động (Mẫu số 09 - LĐTL)

- Các phiếu chi, chứng từ về các khoản khấu trừ và trích nộp liên quan

2.3.2.2 Tài khoản hạch toán

Để hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương, kế toán sử dụng các tài khoảnsau:

• Tài khoản 334 - Phải trả công nhân viên

Tài khoản này dùng để phản ảnh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phảitrả cho công nhân viên của doanh nghiệp về tiền lương, tiền công, tiền thưởng, BHXH vàcác khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của công nhân viên

Kết cấu và nội dung phản ánh:

Trang 24

- Bên nợ: + Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng, BHXH và các khoản

khác đã trả, đã ứng cho công nhân viên + Các khoản khấu trừ vào tiền lương, tiền công của công nhân viên

- Bên có: + Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng, BHXH và các khoản

khác phải trả cho công nhân viên

- Số dư bên có: Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng và các khoản khác

phải trả cho công nhân viên

Tài khoản 334 có thể có số dư bên Nợ, Số dư bên Nợ (Nếu có) phản ánh số tiền đã trảquá số phải trả về tiền lương, tiền công và các khoản khác cho công nhân viên

Tài khoản 334 phải được hạch toán chi tiết theo hai nội dung: thanh toán lương vàthanh toán các khoản khác

• Tài khoản 338 - Phải trả, phải nộp khác

Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thanh toán về các khoản phải trả, phải nộpngoài nội dung đã phản ánh ở các tài khoản khác ( Từ TK 331 đến TK 336) Nội dung cáckhoản phải trả, phải nộp khác rất phong phú, trong đó có những khoản liên quan trực tiếpđến công nhân viên gồm BHXH, BHYT, KPCĐ

Việc phản ánh tình hình trích và thanh toán các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ đượcthể hiện trên tài khoản 338, ở các tài khoản cấp 2 gồm:

- TK 3382 - Kinh phí Công đoàn

- TK 3383 - Bảo hiểm xã hội

- Số còn lại phải nộp về BHXH, BHYT, KPCĐ thuộc số dư bên Có

Sinh viên thực hiện: ĐOÀN THỊ LÝ

24

Trang 25

• Tài khoản 335 - Chi phí phải trả

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chi phí trích trước về tiền lương nghỉ phép củacông nhân sản xuất, sửa chữa lớn tài sản cố định và các khoản trích trước khác

- Số dư bên có: Khoản để trích trước tính vào chi phí hiện có

Ngoài các TK 334,TK 335,TK 338, kế toán tiền lương và các khoản trích theo lươngcòn liên quan tới một số tài khoản khác nữa như: TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp, TK

627 - Chi phí sản xuất chung, TK 641 - Chi phí bán hàng, TK 642 - Chi phí quản lý doanhnghiệp và một số tài khoản khác

2.3.2.3 Phương pháp phản ánh

• Kế toán tổng hợp tiền lương , tiền công, tiền thưởng

- Hàng tháng, căn cứ vào bảng tổng hợp thanh toán tiền lương và các chứng từ hạchtoán lao động, kế toán xác định số tiền lương phải trả cho công nhân viên và tính vào chiphí sản xuất doanh nghiệp ở các bộ phận, đơn vị, các đối tượng sử dụng lao động - kế toánghi sổ theo định khoản như sau:

Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp

Nợ TK 627 (6271) - Chi phí sản xuất chung

Nợ TK 641 (6411) - Chi phí bán hàng

Nợ TK 642 (6421) - Chi phí quản lý doanh nghiệp

Nợ TK 241 - Xây dựng cơ bản dở dang

Có TK 334 - Phải trả công nhân viên

Trang 26

Số tiền ghi bên nợ các tài khoản trên bao gồm tiền lương chính, tiền lương phụ, phụcấp lương, tiền ăn giữa ca, tiền cho lao động nữ và các khoản mang tính chất như lươngtheo qui định của công nhân trực tiếp sản xuất (như tiền thưởng trong quỹ lương), nhânviên phân xưởng, nhân viên bán hàng, nhân viên quản lý doanh nghiệp, công nhân viên bộphận xây dựng cơ bản

- Khi tính tiền thưởng phải trả cho công nhân viên lấy từ quỹ khen thưởng, kế toáncăn cứ vào bảng thanh toán tiền thưởng và các chứng từ có liên quan để ghi:

Nợ TK 431 (4311) - Quỹ khen thưởng, phúc lợi

Có TK 334 - Phải trả công nhân viên

- Tiền thưởng sáng kiến cải tiến kỹ thuật, thưởng tiết kiệm nguyên vật liệu, tăng năngsuất lao động:

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp

Có TK 334 - Phải trả công nhân viên

- Tính khoản BHXH phải trả thay lương cho công nhân viên khi bị ốm đau, thai sản,tai nạn lao động, kế toán căn cứ vào Bảng thanh toán BHXH để

Nợ TK 338 (3383) - Phải trả, phải nộp khác

Có TK 334 - Phải trả công nhân viên

- Số tiền BHXH, BHYT do người lao động đóng góp vào các quỹ, kế toán căn cứ vàoBảng thanh toán lương để ghi:

Nợ TK 334 - Phải trả công nhân viên

Nợ TK 334 - Phải trả công nhân viên

Có TK 111 - Tiền mặt

Sinh viên thực hiện: ĐOÀN THỊ LÝ

26

Trang 27

Có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng

và các khoản phải nộp Nhà nước

- Khi công nhân viên đi vắng, tiền lương chưa lĩnh, kế toán ghi:

Nợ TK 334 - Phải trả công nhân viên

Có TK338 (3388) - Phải trả, phải nộp khác

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ kế toán tổng hợp tiền lương, tiền thưởng

• Kế toán tổng hợp Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn

- Căn cứ vào tiền lương phải trả cho công nhân viên tính vào chi phí sản xuất kinhdoanh ở các bộ phận, các đối tượng và tỷ lệ trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ qui định,

kế toán tính số BHXH, BHYT, KPCĐ tính vào chi phí sản xuất kinh doanh cho các bộphận, các đối tượng kế toán ghi:

TK 622, 627, 641, 642

TK 431 (4311)

TK 338 (3383)

TK 111, 112, 512

Thanh toán lương cho

Công nhân viên

Trang 28

Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp

Nợ TK 627 (6271) - Chi phí sản xuất chung

Nợ TK 641 ( 6411) - chi phí bán hàng

Nợ TK 642 (6421) - Chi phí quản lý doanh nghiệp

Nợ TK 334 - Phần tính trừ vào tiền lương của công nhân viên theo qui định

Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác

Có TK 3382 - Kinh phí công đoàn

Có TK 3383 - Bảo hiểm xã hội

Có TK 3384 - Bảo hiểm y tế

- Tính bảo hiểm xã hội phải trả cho công nhân viên:

Nợ TK 338 ( 3383) - Phải trả, phải nộp khác

Có TK 334 - Phải trả công nhân viên

- Nộp BHXH (20%), BHYT (3%), KPCĐ (1%) cho cơ quan quản lý:

Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác

Có TK 111 - Tiền mặt

Có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng

- Kinh phí công đoàn chi tiêu tại đơn vị

Nợ TK 338 (3382) - Phải trả, phải nộp khác

Có TK 111 - Tiền mặt

Có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng

- Khoản BHXH, doanh nghiệp đã chi theo chế độ được cơ quan BHXH hoàn trả kếtoán ghi:

Trang 29

Sơ đồ 2.3: Sơ đồ kế toán tổng hợp BHXH, BHYT, KPCĐ

• Kế toán trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất (trường hợp côngnhân nghỉ phép không đều giữa các tháng trong năm

Theo chế độ Nhà nước quy định, hàng năm công nhân viên được nghỉ phép, trongthời gian nghỉ phép vẫn được hưởng lương như thời gian đi làm Tiền lương nghỉ phép tínhvào chi phí sản xuất cần phải đảm bảo tính hợp lý của chi phí tiền lương trong chi phí sảnxuất Nếu doanh nghiệp bố trí được cho công nhân nghỉ phép đều đặn trong năm thì tiềnlương nghỉ phép được tính trực tiếp vào chi phí sản xuất (không trích trước tiền lương nghỉphép) Nếu doanh nghiệp không bố trí được cho công nhân nghỉ phép đều đặn trong năm,

có tháng công nhân nghỉ nhiều, có tháng công nhân nghỉ ít hoặc không nghỉ, trong trườnghợp này tiền lương nghỉ phép của công nhân được tính vào chi phí sản xuất thông quaphương pháp trích trước theo kế hoạch chi phí tiền lương nghỉ phép vào chi phí sản xuất.Cuối năm sẽ tiến hành điều chỉnh số trích trước theo kế hoạch cho phù hợp với số thực tếtiền lương nghỉ phép để phản ánh đúng số thực tế chi phí tiền lương nghỉ phép vào chi phísản xuất

(2) Khấu trừ lương tiền nộp hộ BHXH, BHYT, KPCĐ cho CNV

TK 334

TK 111, 112 (5) Nhận khoản hoàn trả của cơ

quan BHXH, về khoản DN chi

Trang 30

+ Nếu bố trí nghỉ phép đều đặn thì không cần trích trước.

+ Lương nghỉ phép của cán bộ quản lý không cần trích trước vì số cán bộ quản lý ítkhông gây biến động lớn đến giá thành sản phẩm

* Có thể xác định số trích trước như sau:

Cách 1:

Số trích trước theo kế hoạch tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất = Số tiềnlương chính phải trả cho công nhân sản xuất trong tháng x Tỷ lệ trích trước theo kế hoạchtiền lương nghỉ phép của CNSX

Tỷ lệ trích trước theo kế hoạch tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất = Tống

số tiền lương nghỉ phép phải trả cho công nhân sản xuất theo kế hoạch / Tổng số tiền lươngchính phải trả cho công nhân sản xuất theo kế hoạch trong năm

- Định kỳ hàng tháng, kế toán tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép:

Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp

Có TK 335 - Chi phí phải trả

- Tính số tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả cho công nhân viên:

Nợ TK 335- Chi phí phải trả

Có TK 334 - Phải trả công nhân viên

- Tính số trích BHXH,BHYT,KPCĐ trên số tiền lương nghỉ phép phải trả của côngnhân sản xuất:

Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp

Có TK 338 - Phải trả phải nộp khác

Sinh viên thực hiện: ĐOÀN THỊ LÝ

30

Trang 31

- Cuối niên độ kế toán tính toán tổng số tiền lương nghỉ phép đã trích trước trong nămcủa công nhân sản xuất và tổng số tiền lương nghỉ phép phải trả thực tế phát sinh.

+ Nếu số đã trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất tính vào chi phísản xuất nhỏ hơn số tiền lương nghỉ phép phải trả thực tế phát sinh thì điều chỉnh tăng chiphí

Nợ TK 622 (chênh lệch số tiền lương nghỉ phép phải trả> số đã trích trước)

Có TK 335 - Chi phí phải trả+ Nếu số đã trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất lớn hơn tiềnlương nghỉ phép phải trả thực tế phát sinh thì phải hoàn nhập số chênh lệch vào khoản thunhập khác

Nợ TK 335(Chênh lệch số tiền lương nghỉ phép phải trả < Số đã trích trước)

Có TK 711- Doanh thu khác

- Khi trả lương nghỉ phép cho công nhân sản xuất kế toán ghi:

Nợ TK 334 - Phải trả công nhân viên

Có TK 111 - Tiền mặt

Trang 32

CHƯƠNG 3

TÌNH HÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN

TẠI CÔNG TY XÂY LẮP ĐIỆN QUẢNG NAM3.1 Khái quát chung về Công ty

3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty

Quảng Nam là một tỉnh mới được chia tách từ tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng thành tỉnhQuảng Nam và Đà Nẵng theo Quyết định số 965/TTg ngày 28 tháng 12 năm 1996 của Thủtướng Chính phủ Là một tỉnh còn non trẻ đang từng bước xây dựng và phát triển theohướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá vì vậy cần phải có một nền móng vững chắc đó là quátrình cơ giới hoá, điện khí hoá Để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã - hội của một tỉnhmới chia tách, đồng thời thực hiện Chỉ thị số 857/ĐMDN về việc thành lập doanh nghiệpNhà nước mới điều chỉnh địa giới hành chính Ngày 6 tháng 6 năm 1998 Công ty xây lắpđiện Quảng Nam ra đời theo quyết định số 958/QĐ - UBND tỉnh của UBND tỉnh QuảngNam

Công ty Xây lắp điện Quảng Nam là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Sở Côngnghiệp Quảng Nam, có đầy đủ tư cách pháp nhân hạch toán độc lập Trụ sở chính của Công

ty đóng tại khu Công nghiệp Thuận Yên thị xã Tam Kỳ tỉnh Quảng nam

Điện thoại: ( 0510) 812020

Khi mới thành lập, Công ty hoạt động với nguồn ngân sách cấp là 200 triệu đồng Qui

mô còn nhỏ với 152 cán bộ công nhân viên Lĩnh vực hoạt động chủ yếu là chuyên thi công,xây lắp thiết kế các công trình về điện, bán các loại vật tư thiết bị điện Là một DNNN hoạtđộng trong cơ chế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt nhưng với sự năng động của Banlãnh đạo cùng với uy tín Công ty và sự đoàn kết thống nhất toàn thể Cán bộ công nhânviên, Công ty đã tạo được chỗ đứng trên thị trường và tự khẳng định mình Không nhữngthế qui mô hoạt động ngày càng được mở rộng khắp khu vực Miền Trung và sang các lĩnhvực khác như sản xuất kinh doanh sản phẩm đồ uống, thi công lắp đặt các công trình viễn

Sinh viên thực hiện: ĐOÀN THỊ LÝ

32

Trang 33

thông Để khai thác tiềm năng khu vực Bắc Miền trung, Công ty đã thành lập chi nhánhXây lắp điện Đông Hà đặt tại tỉnh Quảng Trị và mở văn phòng đại diện tại thành phố ĐàNẵng Năm 2001 Công ty tiếp nhận dự án Đầu tư xây dựng Nhà máy Bia Quảng nam từCông ty Công nghiệp Miền Trung và đến tháng 9 sản phẩm bia được tiêu thụ Tháng 9 năm

2002 Công ty xác nhập Xí nghiệp nước khoáng Phú Ninh theo quyết định của UBND tỉnhQuảng Nam, vì vậy năm 2002, 2003 doanh thu Công ty tăng nhanh Tình hình kết quả thựchiện sản xuất kinh doanh của Công ty qua các năm như sau:

3.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Công ty

- Thi công xây lắp các công trình về điện dân dụng và công nghiệp

- Thi công hệ thống điện chiếu sáng

- Tham gia phát triển nguồn điện được nhà nước giao

- Gia công cấu kiện đường dây

- Đại lí và cung ứng vật tư thiết bị điện

- Tư vấn và thiết kế các công trình đường dây và trạm biến áp

- Sản xuất cột, ống cống bê tông ly tâm

- Sản xuất Bia và nước giải khát các loại

Để thực hiện chức năng và nhiệm vụ trên Công ty có quyền hạn sau:

- Được quyền tham gia đàm phán, đấu thầu và kí kết hợp đồng kinh tế

- Chủ động sử dụng nguồn vốn ngân sách và nguồn vốn tự có, đồng thời được phépvay vốn các tổ chức tín dụng trong nước

- Được phép tuyển dụng, bổ nhiệm, bãi miễn, đào tạo cán bộ công nhân viên, nângcao hoặc hạ bậc lương, khen thưởng kỹ luật, bố trí lao động phù hợp với phân cấp quản lítrong Công ty

3.2 Tình hình tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

3.2.1 Đặc điểm tổ chức sản xuất, kinh doanh ở Công ty

3.2.1.1 Đặc điểm sản phẩm và qui trình công nghệ

Trang 34

Do đặc thù của Công ty gồm nhiều lĩnh vực sản xuất kinh doanh nên sản phẩm củaCông ty đa dạng gồm những sản phẩm chủ yếu sau:

+ Các sản phẩm của lĩnh vực sản xuất vật liệu xây lắp như: Trụ bê tông ly tâm, ống bêtông ly tâm, xà cột

+ Sản phẩm của lĩnh vực xây lắp điện là các công trình, hạng mục công trình điện đãhoàn thành như trạm biến áp các đường dây cao thế, trung thế, hạ thế

+ Các sản phẩm của lĩnh vực sản xuất đồ uống như: Bia, nước ngọt, nước khoáng

* Sản xuất xà cột: Sản phẩm xà cột với nguyên vật liệu chính là sắt gồm nhiều kích

cỡ khác nhau Công nghệ sản xuất và gia công xà cột thép mạ kẽm có dây chuyền côngnghệ đơn chiếc, thuộc loại hình sản xuất gia công kết cấu Công đoạn tính toán, đo, vẽ,vạch dấu công nhân phải làm bằng tay, máy móc thực hiện công đoạn nâng chuyển, khoancắt, đột nguyên liệu, hàn liên kết và mạ kẽm

* Sản xuất trụ BTLT & ống BTLT các loại ( từ 7,5 - 12,5m )

Trụ BTLT là nguyên liệu chủ yếu phục vụ cho thi công các công trình xây lắp điệnnhư điện chiếu sáng, điện lưới quốc gia, trạm biến áp Ống BTLT là nguyên liệu phục vụchủ yếu cho các công trình giao thông thoát nước Hai loại sản phẩm này với nguyên vạtliệu chính để sản xuất: Xi măng, sắt thép, cát đá gồm nhiều kích cỡ và nhiều chất lượngkhác nhau tuỳ thuộc vào kết cấu nguyên vật liệu trong sản phẩm và kích cỡ sản xuất

Qui trình sản xuất:

3.2.1.2 Tổ chức sản xuất

Theo mô hình hoạt động thì phương án điều hành, tổ chức sản xuất kinh doanh củaCông ty gồm 2 bộ phận chủ yếu: Bộ phận quản lí gồm ban giám đốc và các phòng ban quảnlí; bộ phận trực tiếp sản xuất gồm các đội xây lắp, phân xưởng gia công cơ khí và bê tông

Sinh viên thực hiện: ĐOÀN THỊ LÝ

34Nguyên vật liệu Định hướng Khuôn Quay ly tâm Gỡ khuôn Thành phẩm

Trang 35

ly tâm, các dây chuyền sản xuất của nhà máy.

- Bộ phận quản lí: có nhiệm vụ chỉ đạo, điều hành hoạt động kinh doanh Tích cực

mở rộng quan hệ với bên ngoài để tìm kiếm các hợp đồng xây lắp, cố gắng tạo việc làmthường xuyên cho Công ty Khuyến khích cán bộ, nhân viên tự học hỏi nâng cao trình độ

để nắm bắt và đáp ứng kịp thời yêu cầu của công việc và các văn bản quy định của Nhànước

-Bộ phận trực tiếp sản xuất:

+ Đội xây lắp nhận NVL chính của Công ty và được tạm ứng tiền để trang trải các chiphí khác trong quá trình thi công Và hoàn ứng khi có các chứng từ phát sinh chi phí hợp lệ.Đứng đầu mỗi đội là đội trưởng, được toàn quyền quyết định trong hoạt động kinh doanhcủa đội, đồng thời chịu trách nhiệm trước Công ty về kết quả đạt được

- Xưởng gia công cơ khí và bê tông ly tâm: nhận NVL từ Công ty theo yêu cầu sảnxuất báo cáo kết quả thành phẩm sản xuất được để Công ty hạch toán

- Cửa hàng đại lí: kinh doanh vật tư thiết bị điện Kế toán có nhiệm vụ tổng hợpcác chi phí, chứng từ định kỳ nộp về Công ty

Cơ cấu tổ chức kinh doanh của Công ty

Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức kinh doanh của Công ty

CÔNG TY

Nhà máy bia Quảng Nam

Đội xây dựng thủy lợi

Tổng đội xây lắp

Nhà máy

NK Phú Ninh

Trang 36

3.2.2 Tổ chức quản lí Công ty

Xuất phát từ yêu cầu nâng cao chất lượng quản lí, giám sát hoạt động sản xuất kinhdoanh, cơ cấu tổ chức quản lí của Công ty được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến chức năng.Giám đốc Công ty là người chỉ đạo trực tiếp đến các phòng ban trong Công ty Giữa cácphòng ban có quan hệ chức năng với nhau

Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lí ở Công ty

Sơ đồ 3.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty

- PGĐ kinh doanh: Phụ trách về hoạt động kinh doanh Chịu trách nhiệm trước

Sinh viên thực hiện: ĐOÀN THỊ LÝ

P.Tổng

hợp P.KH - KT P.TC - KT Xưởng GCCB T.Đội XL Đội XD thủy lợi VTTBĐCHKD

PGĐ kinh doanh

PGĐ kỹ thuật

Trang 37

giám đốc về hiệu quả hoạt dộng kinh doanh.

- PGĐ kỹ thuật: Phụ trách về mặt kỹ thuật Chịu trách nhiệm trước giám đốc vềhiệu quả hoạt dộng kinh doanh

- Kế toán trưởng: Phụ trách về mặt tài chính của Công ty Chịu trách nhiệm tổ chức

bộ máy kế toán, hoạch định đưa ra những quyết định tài chính ngắn hạn

- Giám đốc nhà máy: Phụ trách toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh Chịu tráchnhiệm trước Giám đốc Công ty về hoạt động của nhà máy

- Phòng tổng hợp: tổ chức bộ máy sản xuất; tuyển dụng, bố trí và đào tạo cán bộ,quản lí và điều phối lao động, lập định mức lao động, phương án trả lương , quản lí và lưutrữ hồ sơ, bảo vệ kinh tế nội bộ

- Phòng kế hoạch - kỹ thuật: lập phương án kế hoạch sản xuất, quản lí kỹ thuật vàcông nghệ sản xuất

- Phòng tài chính kế toán: có nhiệm vụ khai thác, phân phối vốn, cung cấp vốn kịpthời cho sản xuất, quản lí nguồn vốn của Công ty, thống kê tình hình sản xuất và tiêu thụsản phẩm, xác định giá thành, thanh toán lương và thực hiện các nhiệm vụ kế toán tài chínhtheo quy định

- Xưởng gia công cơ khí và bê tông ly tâm: sản xuất các sản phẩm phục vụ xây lắpđiện và xây dựng thủy lợi như cột bê tông ly tâm, ống bê tông ly tâm

- Đội xây lắp: thực hiện thi công các công trình, dự án về điện

- Đội xây dựng thủy lợi: thực hiện thi công các công trình thủy lợi

- Cửa hàng kinh doanh vật tư thiết bị điện: cung cấp, đại lí kinh doanh thiết

bị điện.

3.2.3 Tổ chức bộ máy kế toán và hình thức kế toán áp dụng tại Công ty:

3.2.3.1 Mô hình tổ chức bộ máy kế toán:

Công ty áp dụng hình thức kế toán tập trung, tất cả công việc đều thực hiện tại

Trang 38

phòng tài chính - kế toán Công ty theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 3.3: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Công ty

Quan hệ trực tuyến

Quan hệ chức năng

Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy kế toán:

- Kế toán trưởng: Trực tiếp tổ chức điều hành bộ máy kế toán ở Công ty và chịutrách nhiệm trước Giám đốc, các cơ quan chức năng và pháp luật về hoạt động tài chính,đồng thời tham mưu cho Giám đốc về tình hình tài chính của Công ty

- Kế toán tổng hợp kiêm kế toán TSCĐ kiêm kế toán thanh toán lương: Tổng hợpcác số liệu, xử lí các nghiệp vụ trên máy vi tính, in các biểu mẫu, sổ kế toán Đồng thờitheo dõi việc thanh toán lương và hiện trạng tài sản của Công ty, trích đúng và đủ khấu haoTSCĐ để tái đầu tư trong tương lai

- Kế toán vật tư: Theo dõi tình hình nhập xuất vật tư

- Kế toán công nợ: Theo dõi nợ phải thu

- Kế toán thanh toán: Theo dõi tình hình nhập xuất tiền

- Kế toán ngân hàng: Theo dõi nợ phải trả và các khoản tạm ứng

- Thủ quỹ: Thu chi tiền mặt và các chứng từ có giá

Sinh viên thực hiện: ĐOÀN THỊ LÝ

KT công nợ

KT ngân

hàng

Thủ quỹ

KT đội

KT xưởng

KT C.Hàng

Trang 39

Ghi chép sổ quỹ, rút số dư hằng ngày

- Kế toán đội, xưởng và cửa hàng: Có nhiệm vụ tổng hợp chứng từ, định kỳ nộp lên phòng kế toán Công ty

3.2.3.2 Hình thức sổ kế toán ở Công ty

Công ty áp dụng ghi sổ kế toán theo hình thức: Chứng từ ghi sổ

Sơ đồ trình tự ghi sổ

Công ty sử dụng phần mền kế toán ACCOM vào công tác hạch toán kế toán theo mô hình sau:

Sơ đồ số 3.4 : Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán tại Công ty

Ghi hằng ngày hoặc định kỳ

Quan hệ đối chiếu

Sổ quỹ

Ngày đăng: 04/08/2013, 14:52

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng thanh toán tiền  - Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty xây lắp điện quảng nam
Bảng thanh toán tiền (Trang 21)
Bảng thanh  toán tiền - Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty xây lắp điện quảng nam
Bảng thanh toán tiền (Trang 21)
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ kế toán tổng hợp tiền lương, tiền thưởng - Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty xây lắp điện quảng nam
Sơ đồ 2.2 Sơ đồ kế toán tổng hợp tiền lương, tiền thưởng (Trang 27)
Sơ đồ 2.3: Sơ đồ kế toán tổng hợp BHXH, BHYT, KPCĐ - Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty xây lắp điện quảng nam
Sơ đồ 2.3 Sơ đồ kế toán tổng hợp BHXH, BHYT, KPCĐ (Trang 29)
Sơ đồ 3.1:  Cơ cấu tổ chức kinh doanh của Công tyCÔNG TY - Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty xây lắp điện quảng nam
Sơ đồ 3.1 Cơ cấu tổ chức kinh doanh của Công tyCÔNG TY (Trang 35)
Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lí ở Công ty - Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty xây lắp điện quảng nam
Sơ đồ c ơ cấu tổ chức quản lí ở Công ty (Trang 36)
- Kế toán vật tư: Theo dõi tình hình nhập xuất vật tư - Kế toán công nợ: Theo dõi nợ phải thu - Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty xây lắp điện quảng nam
to án vật tư: Theo dõi tình hình nhập xuất vật tư - Kế toán công nợ: Theo dõi nợ phải thu (Trang 38)
Sơ đồ 3.3: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Công ty - Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty xây lắp điện quảng nam
Sơ đồ 3.3 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Công ty (Trang 38)
3.2.3.2. Hình thức sổ kế toán ở Công ty - Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty xây lắp điện quảng nam
3.2.3.2. Hình thức sổ kế toán ở Công ty (Trang 39)
3.2.3.2. Hình thức sổ kế toán ở Công ty - Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty xây lắp điện quảng nam
3.2.3.2. Hình thức sổ kế toán ở Công ty (Trang 39)
Bảng số 3.1 - Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty xây lắp điện quảng nam
Bảng s ố 3.1 (Trang 42)
Bảng số 3.3 - Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty xây lắp điện quảng nam
Bảng s ố 3.3 (Trang 48)
Bảng số 3. 3 - Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty xây lắp điện quảng nam
Bảng s ố 3. 3 (Trang 48)
Bảng số 4.2 - Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty xây lắp điện quảng nam
Bảng s ố 4.2 (Trang 50)
Bảng số 4.2 - Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty xây lắp điện quảng nam
Bảng s ố 4.2 (Trang 50)
Bảng số 4.3 - Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty xây lắp điện quảng nam
Bảng s ố 4.3 (Trang 55)
Bảng số 4.3 - Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty xây lắp điện quảng nam
Bảng s ố 4.3 (Trang 55)
Bảng 4.4 - Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty xây lắp điện quảng nam
Bảng 4.4 (Trang 56)
Bảng 4.5 - Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty xây lắp điện quảng nam
Bảng 4.5 (Trang 57)
Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương theo từng đối tượng hạch toán, kế toán sẽ tiến hành hạch toán nghiệp vụ tập hợp chi phí tiền lương trong tháng: - Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty xây lắp điện quảng nam
n cứ vào bảng phân bổ tiền lương theo từng đối tượng hạch toán, kế toán sẽ tiến hành hạch toán nghiệp vụ tập hợp chi phí tiền lương trong tháng: (Trang 63)
Sơ đồ 4.1: Trình tự hạch toán chi trả lương bộ phận Văn phòng Công ty - Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty xây lắp điện quảng nam
Sơ đồ 4.1 Trình tự hạch toán chi trả lương bộ phận Văn phòng Công ty (Trang 63)
Sơ đồ 4.2  Trình tự hạch toán  BHXH, BHYT, KPCĐ - Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty xây lắp điện quảng nam
Sơ đồ 4.2 Trình tự hạch toán BHXH, BHYT, KPCĐ (Trang 65)
Bảng 4.7 - Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty xây lắp điện quảng nam
Bảng 4.7 (Trang 66)
SỞ CÔNG NGHIỆP QUẢNG NAM     CÔNG TY XÂY LẮP ĐIỆN - Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty xây lắp điện quảng nam
SỞ CÔNG NGHIỆP QUẢNG NAM CÔNG TY XÂY LẮP ĐIỆN (Trang 69)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w