Hoàn thiện công tác kế toán, khóa luận, tiểu luận, chuyên đề, download luận văn, chi phí, kiểm toán, tiền lương, bán hàng, vốn, doanh thu
Kế Toán Tiền Lương Và Các Khoản Trích Theo Lương Tại CTCP BTLT An Giang CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1.1 Cơ Sở Hình Thành Đề Tài. Quá trình sản xuất đồng thời cũng là quá trình kết hợp và tiêu hao các yếu tố cơ bản của quá trình lao động. Để đảm bảo liên tục quá trình sản xuất xã hội, trước hết cần phải đảm bảo tái sản xuất sức lao động, nghĩa là sức lao động mà người lao động bỏ ra phải được bù đắp dưới dạng thù lao lao động. Hay nói cách khác tiền lương chính là phần thù lao lao động mà doanh nghiệp, tổ chức phải trả cho người lao động. Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới (WTO) sẽ tạo động lực trong việc cạnh tranh lao động. Và nước ta cũng đang thực hiện nền kinh tế thị trường nên không thể nói đến chính sách tiền lương tích cực lâu dài mà không xuất phát từ bản chất của nền kinh tế thị trường coi sức lao động là hàng hóa và tiền lương là giá cả của nó. Chính sách tiền lương có liên quan trực tiếp đến lợi ích và đời sống người lao động. Một xã hội phát triển vững và lành mạnh là mỗi người trong đó đều có thể sinh sống với những khoản thu nhập do mình làm ra. Hệ thống tiền lương hợp lý sẽ bảo đảm rằng những người lao động thực hiện các nhiệm vụ được coi là như nhau sẽ nhận được mức thù lao như nhau và thù lao thì bao hàm tất cả các hình thức thu nhập mà các cá nhân được trả cho phần lao động của họ (lương, phụ cấp, … ). Đồng thời mức lương hợp lý sẽ kích thích khả năng sáng tạo và hăng hái lao động. Đối với doanh nghiệp, tiền lương là một yếu tố của chi phí sản xuất, nó cũng ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp, vì vậy doanh nghiệp cũng cần phải quan tâm đến chính sách tiền lương nhằm thu hút lao động có tay nghề cao, tạo điều kiện để tăng doanh thu và lợi nhuận doanh nghiệp. Ngoài tiền lương, việc cung cấp những dịch vụ và phúc lợi xã hội cho nhân viên cũng là những biện pháp khuyến khích, tạo động lực cho người lao động phát huy hết khả năng của mình cũng như người lao động hiểu rõ doanh nghiệp mong chờ những gì từ họ và họ có thể mong muốn những gì từ doanh nghiệp. Trong khi đó xã hội cũng sẽ ngày một nâng cao hơn, nền kinh tế phát triển hơn khi đời sống con người được ổn định với mức thu nhập thỏa đáng. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương là một trong những vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong công tác kế toán tại doanh nghiệp. Bên cạnh đó hạch toán tốt công tác tiền lương và sử dụng lao động hợp lý là một trong những biện pháp hạ giá thành. Do vậy, đề tài “kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần bê tông ly tâm An Giang” sẽ giúp chúng ta hiểu biết thêm về công tác kế toán lương, đánh giá ưu khuyết điểm của công tác kế toán tiền lương và dựa vào đó đề ra những biện pháp giải quyết các vấn đề tồn tại để giúp công ty phát triển hơn. 1.2 Mục Tiêu Nghiên Cứu Tìm hiểu công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty bê tông ly tâm An Giang. Nghiên cứu các hình thức trả lương của công ty từ đó rút ra ưu và khuyết điểm của hình thức đó. Đồng thời đưa ra một vài nhận xét và kiến nghị về tiền lương và các khoản trích theo lương của công ty đối với người lao động. SVTH: Nguyễn Văn Linh 1 Kế Toán Tiền Lương Và Các Khoản Trích Theo Lương Tại CTCP BTLT An Giang 1.3 Phạm Vi Nghiên Cứu. Công tác kế toán của công ty rất đa đạng và phong phú, nhưng đề tài chỉ tập trung vào “kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương của công ty cổ phần bê tông ly tâm An Giang”. Chỉ nghiên cứu số liệu thu thập tháng 12/2009. 1.4 Phương Pháp Nghiên Cứu. 1.4.1 Phương pháp thu thập số liệu a. Tài liệu thứ cấp: thu thập số liệu ở công ty cổ phần bê tông ly tâm An Giang - Bảng thanh toán tiền lương tháng 12/2009. - Bảng chấm công tháng 12/2009. - Bảng phân bổ tiền lương. - Bảng thanh toán tiền lương theo sản phẩm tháng 12/2009. - Bảng thanh toán tiền lương theo thời gian tháng 12/2009. - Bảng thanh toán tiền lương thương mại (ở bộ phận bán hàng và thương mại). - Bảng thanh toán tiền lương ở bộ phận quản lý. - Bảng trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ tháng 12/2009. - Một số sách giáo khoa kinh tế, tài liệu có liên quan và tham khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn. - Từ những số liệu thu thập được, phân tích và đánh giá về công tác kế toán và các khoản trích theo lương của công ty. 1. 4.2 Phương pháp phân tích số liệu Từ những số liệu thu thập được, phân tích và đánh giá về công tác kế toán và các khoản trích theo lương của công ty. 1.5 Ý Nghĩa Thực Tiễn Qua quá trình thực tập và nghiên cứu đề tài: “ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương của công ty cổ phần bê tông ly tâm An Giang”. Tôi ra một số ý nghĩa sau: - Giúp cho các cấp quản lý của công ty biết rõ hơn về cách phân bổ tiền lương, cách tính hệ số lương cho công nhân đã hợp lý chưa. - Cũng qua việc nghiên cứu này giúp cho tôi có thể kiểm nghiệm được kiến thức đã học, phát triển bản thân và học hỏi được một số kinh nghiệm từ các anh chị trong công ty. SVTH: Nguyễn Văn Linh 2 Kế Toán Tiền Lương Và Các Khoản Trích Theo Lương Tại CTCP BTLT An Giang CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG 2.1 Khái Quát Về Tiền Lương 2.1.1 Khái niệm 2.1.1.1 Tiền lương (tiền công): chính là phần thù lao lao động được biểu hiện bằng tiền mà doanh nghiệp trả cho người lao động căn cứ vào thời gian, khối lượng và chất lượng công việc của họ. Như vậy về bản chất, tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá cả sức lao động mà người lao động đã bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh. - Tiền lương chính: là tiền lương trả cho công nhân viên trong thời gian công nhân viên thực hiện nhiệm vụ chính của họ bao gồm tiền lương trả theo cấp bậc và các khoản phụ cấp bậc và các khoản phụ cấp kèm theo như phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp khu vực, phụ cấp thâm niên, … - Tiền lương phụ: là tiền lương trả cho công nhân viên trong thời gian công nhân viên thực hiện nhiệm vụ khác ngoài nhiệm vụ chính của họ và thời gian công nhân viên nghỉ theo chế độ được hưởng lương như nghỉ phép, nghỉ do ngừng sản xuất đi học, đi họp. 2.1.1.2 Quỹ tiền lương: Quỹ tiền lương của doanh nghiệp bao gồm tất cả các khoản tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp có tính chất tiền lương (tiền ăn giữa ca, tiền hỗ trợ đi lại, tiền quần áo, đồng phục, … ) mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động. - Quỹ lương chính: tính theo khối lượng công việc hoàn thành hoặc thời gian làm việc thực tế của người lao động tại doanh nghiệp như: tiền lương theo thời gian, tiền lương theo sản phẩm, tiền thưởng tính theo lương, các khoản phụ cấp, … - Quỹ lương phụ: trả cho thời gian người lao động không làm việc tại doanh nghiệp như vẫn được hưởng lương theo qui định của Luật Lao động hiện hành như nghỉ phép, nghỉ lễ, nghỉ trong thời gian máy hỏng, … 2.1.2 Nhiệm vụ của kế toán tiền lương. - Tổ chức hướng dẫn các nhân viên hạch toán tiền lương ở các bộ phẩn sản xuất và các phòng ban thực hiện chế độ ghi chép ban đầu về lao động và tiền lương. - Ghi chép, phản ánh, tổng hợp số liệu về số lượng, thời gian và kết quả lao động. Tính và phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương. - Lập và phân tích báo cáo tình hình sử dụng lao động và tiền lương, năng suất lao động, nhằm giúp doanh nghiệp sử dụng lao động có hiệu quả. 2.1.3 Chi phí lương Chi phí trong sản xuất gồm có: - Chi phí công nhân trực tiếp. - Chi phí công nhân gián tiếp. SVTH: Nguyễn Văn Linh 3 Kế Toán Tiền Lương Và Các Khoản Trích Theo Lương Tại CTCP BTLT An Giang Chi phí ngoài quá trình sản xuất gồm có: - Chi phí lương nhân viên bán hàng. - Chi phí lương nhân viên quản lý doanh nghiệp. 2.1.4 Hạch toán lao động Hạch toán lao động gồm việc hạch toán tình hình sử dụng số lương lao động và thời gian lao động, … 2.1.4.1 Hạch toán lao động - Để phản ánh số lượng lao động hiện có và theo dõi sự biến động lao động trong từng đơn vị, bộ phận doanh nghiệp sử dụng “sổ sách lao động”. Sổ sau khi được lập xong được trình lên Phòng lao động ở tỉnh thành phố và được lập thành 2 bảng: 1 bảng do phòng tổ chức hành chính của công ty quản lý và ghi chép; 1 bảng giao cho phòng kế toán quản lý và ghi chép. - Cơ sở để ghi vào “Sổ danh sách lao động” là chứng từ tuyển dụng, cho thôi việc, các quyết định luân chuyển công tác. - Việc ghi chép vào “Sổ danh sách lao động” phải đầy đủ kịp thời làm cơ sở cho việc lập báo cáo về lao động và phân tích tình hình biến động về lao động trong công ty hàng tháng, quí, năm. 2.1.4.2 Thời gian lao động của công nhân viên. - Để phản ánh kịp thời, chính xác tình hình sử dụng thời gian lao động, kiểm tra việc chấp hành kỷ luật lao động của công nhân viên trong công ty, kế toán sử dụng bảng chấm công. - Bảng chấm công được lập cho từng tổ, từng phòng. - Bảng chấm công là tài liệu quan trọng để tổng hợp đánh giá phân tích tình hình sử dụng thời gian lao động, là cơ sở để kế toán tính toán kết quả lao động và tiền lương cho công nhân viên. 2.2 Các Hình Thức Trả Lương Và Cách Tính Đơn Giá Tiền Lương Có nhiều hình thức trả lương cho người lao động, mỗi hình thức trả lương đòi hỏi những điều kiện áp dụng khác nhau tùy thuộc vào tình hình thực tế về tính chất công việc và điều kiện thực tế SXKD mà doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong các hình thức trả lương hoặc áp dụng đồng thời các hình thức trả lương cho phù hợp nhằm mục đích gắn kết tiền lương với kết quả công việc và ngày càng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc. 2.2.1 Hình Thức Trả Lương Theo Thời Gian. 2.2.1.1 Khái niệm Tiền lương tính theo thời gian là tiền lương trả cho người lao động theo thời gian làm việc, cấp bậc công việc và thang lương của người lao động. Tiền lương tính theo thời gian có thể thực hiện tính theo tháng, tuần, ngày và giờ. Việc trả lương theo thời gian theo thời gian căn cứ vào hai yếu tố, đó là thời gian lao động và trình độ kỹ thuật của người lao động. 2.2.1.2 Các hình thức trả lương theo thời gian a. Trả lương theo thời gian Trả lương theo thời gian giản đơn = Lương cơ bản + Phụ cấp theo chế độ khi hoàn thành công việc và đạt yêu cầu SVTH: Nguyễn Văn Linh 4 Kế Toán Tiền Lương Và Các Khoản Trích Theo Lương Tại CTCP BTLT An Giang Tiền lương tháng (L T ): là tiền lương đã được quy định sẵn đối với từng bậc lương trong các thang lương, được tính và trả cố định hàng tháng trên cơ sở hợp đồng lao động đã ký kết. Mức lương tháng = Lương cơ bản x [ Hệ số lương + Hệ số phụ cấp được hưởng] - Tiền lương trong tháng. L T = Mức lương tháng Số ngày làm việc trong tháng theo quy định (*) Số ngày làm việc trong tháng theo quy định thường là 22 (hoặc 26) ngày. Tiền lương tuần (L t ):là tiền lương được tính và trả cho một tuần làm việc. L t = Mức lương tháng x 12 tháng 52 Tiền lương ngày (L n ): là tiền lương được tính và trả cho một ngày làm việc được áp dụng cho người lao động trực tiếp hưởng lương theo thời gian hoặc trả lương cho nhân viên trong thời gian học tập, hội họp hay làm nhiệm vụ khác, được trả cho hợp đồng ngắn hạn. L n = Mức lương tháng Số ngày làm việc trong tháng theo quy định Tiền lương giờ (L g ): là tiền lương được tính và trả cho một giờ làm việc, thường được áp dụng để trả cho lao động trực tiếp không làm viêc hưởng lương theo sản phẩm hoặc làm cơ sở để tính đơn giá tiền lương trả theo sản phẩm. L g = Mức lương ngày Số giờ làm việc trong tháng theo quy định (*) (*) Số giờ làm việc trong ngày theo quy định thường là 8 giờ (đối với công việc có môi trường lao động bình thường) hoặc 6 giờ (đối với công việc có môi trường lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm) . => Kết luận: hình thức trả lương theo thời gian giản đơn có một số ưu và nhược điểm sau: Ưu điểm: hình thức trả lương theo thời gian là đơn giản và dễ tính. Nhược điểm: chưa chú ý đến chất lượng lao động, chưa gắn tiền lương với kết quả lao động cuối cùng, do đó không có khả năng kích thích người lao động nâng cao năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả công việc được giao. b. Trả lương theo thời gian có thưởng Trả lương theo thời gian có thưởng là hình thức trả lương theo thời gian giản đơn kết hợp với chế độ tiền lương trong SXKD như: thưởng do nâng cao chất lượng sản phẩm, thưởng do tăng năng suất lao động, thưởng do tiết kiệm nguyên vật liệu, … nhằm kích thích người lao dộng hoàn thành tốt công việc được giao. SVTH: Nguyễn Văn Linh 5 Kế Toán Tiền Lương Và Các Khoản Trích Theo Lương Tại CTCP BTLT An Giang Trả lương theo thời gian có thưởng = Trả theo thời gian giản đơn + Các khoản tiền thưởng 2.2.2 Hình thức trả lương theo sản phẩm. 2.2.2.1 Khái niệm: trả lương theo sản phẩm được áp dụng đối với cả nhân hoặc tập thể người lao động căn cứ vào mức độ hoàn thành về số lương và chất lượng sản phẩm được giao. Đơn giá tiền lương tính cho một đơn vị sản phẩm, công việc lao vụ đó. Việc trả lương theo sản phẩm cần có một số điều kiện sau: - Có định mức kinh tế - kỹ thuật và việc sản xuất sản phẩm chính xác. - Cần có tổ chức nghiệm thu và thống kê kịp thời. 2.2.2.2 Các hình thức trả lương theo sản phẩm Tiền lương sản phẩm trực tiếp: áp dụng đối với đội ngũ nhân công trực tiếp sản xuất. Tiền lương được lãnh trong tháng = Số lượng sản phẩm công việc hoàn thành x Đơn giá tiền lương Tiền lương sản phẩm gián tiếp: áp dụng đối với đội ngũ nhân công nhân quản lý và phục vụ sản xuất. Tiền lương được lãnh trong tháng = Tiền lương được lãnh của bộ phận trực tiếp x Tỷ lệ lương gián tiếp Tiền lương theo sản phẩm có thưởng: là tiền lương tính theo sản phẩm trực tiếp hay gián tiếp kết hợp với chế độ khen thưởng do doanh nghiệp quy định. Tiền lương theo sản phẩm có thưởng được tính cho từng người lao động hay cho một tập thể người lao động. Tiền lương theo sản phẩm lũy tiến: bao gồm tiền lương theo sản phẩm thông thường tới một định mức lao động nhất định và phần thưởng lũy tiến khi vượt qua định mức lao động đó. Số sản phẩm hoàn thành vượt định mức càng nhiều thì tiền lương tính thêm càng cao. => Kết luận: tiền lương theo sản phẩm có một số ưu và nhược điểm sau: Ưu điểm: đảm bảo công bằng, gắn thu nhập của người lao động với kết quả lao động cuối cùng với số lượng, chất lượng sản phẩm tạo ra. Nhược điểm: là quá trình sản xuất cần được theo dõi thường xuyên tránh tình trạng chạy theo năng suất, khối lượng sản phẩm làm ra, ảnh hưởng đến chất lượng đến chất lượng sản phẩm cuối cùng. 2.2.3 Lương khoán Tiền lương khoán được áp dụng đối với những khối lượng công việc hoặc những công việc cần phải hoàn thành trong một thời gian nhất định. Khi thực hiện cách tính lương này cần chú ý kiểm tra tiến độ và chất lượng công việc khi hoàn thành nghiệm thu, nhất là đối với các công trình xây dựng cơ bản, vì có những phần công việc khuất khi nghiệm thu khối lượng công trình sẽ khó phát hiện. SVTH: Nguyễn Văn Linh 6 Kế Toán Tiền Lương Và Các Khoản Trích Theo Lương Tại CTCP BTLT An Giang Quỹ lương khoán: là một dạng đặc biệt của tiền lương trả theo sản phẩm, được sử dụng trả cho những người làm việc tại các phòng ban của doanh nghiệp. Theo hình thức này, căn cứ vào khối lượng công việc, của từng phòng ban tiến hành khoán quỹ lương. Quỹ lương thực tế phụ thuộc vào quỹ lương thực tế tại các phòng ban, còn phụ thuộc vào số lượng nhân viên phòng ban đó. 2.2.4 Trả lương làm ngoài giờ 2.2.4.1 Trả lương làm thêm a. Đối với lao động trả lương theo thời gian: nếu làm thêm ngoài giờ tiêu chuẩn doanh nghiệp phải trả lương làm thêm theo công thức sau: Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương giờ thực trả x 150% hoặc 200% hoặc 300% x Số giờ làm thêm Trong đó: - Mức 150% áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày thường. - Mức 200% áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ hàng tuần. - Mức 300% áp dụng đối với giờ làm thêm vào các ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương theo quy định của Bộ Luật lao động. Trường hợp làm thêm giờ nếu được bố trí nghỉ bù những giờ làm thêm thì doanh nghiệp chỉ phải trả phần chênh lệch 50% tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm, nếu làm thêm vào ngày bình thường; 100% nếu ngày làm thêm vào ngày nghỉ hàng tuần; 200% nếu ngày làm thêm vào các ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương theo quy định của Bộ Luật lao động. Tiền lương giờ thực trả = Tiền lương thực trả của tháng mà người lao động làm thêm giờ Số giờ thực tế làm việc trong tháng - Tiền lương thực trả của tháng mà người lao động làm thêm giờ không bao gồm tiền lương làm thêm giờ, tiền lương trả thêm khi làm việc vào ban đêm, tiền thưởng và các khoản thu nhập khác không có tính chất lương. - Số giờ thực tế làm việc trong tháng (không kể số giờ làm thêm). - Tính theo tháng. Không quá 208 giờ đối với công việc có điều kiện lao động, môi trường lao động bình thường. Không quá 156 giờ đối với công việc có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. b. Đối với lao động trả lương theo sản phẩm Nếu ngoài giờ tiêu chuẩn, doanh nghiệp có yêu cầu làm thêm số lượng, khối lượng sản phẩm, công việc ngoài định mức hoặc những công việc phát sinh chưa được xác định trong kế hoạch SXKD mà doanh nghiệp cần làm thêm giờ thi đơn giá tiền lương của những sản phẩm, công việc làm thêm được trả bằng 150% với đơn giá tiền lương SVTH: Nguyễn Văn Linh 7 Kế Toán Tiền Lương Và Các Khoản Trích Theo Lương Tại CTCP BTLT An Giang của sản phẩm làm trong giờ tiêu chuẩn, nếu vào ngày bình thường; 200% nếu làm thêm vào ngày nghỉ hàng tuần; 300% nếu làm thêm vào các ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương. 2.2.4.2 Trả lương làm việc vào ban đêm a. Đối với lao động trả lương theo thời gian. Tiền lương làm việc vào ban đêm = Tiền lương giờ thực trả x 130% x Số giờ làm việc vào ban đêm Thời gian làm việc vào ban đêm được xác định từ 22h giờ ngày hôm trước đến 6h sáng hôm sau đối với các tỉnh, thành phố từ Huế trở ra phía Bắc; từ 21h giờ ngày hôm trước đến 5h sáng hôm sau đối với các tỉnh, thành phố từ Đà Nẵng trở vào phía Nam. b. Đối với lao động trả lương theo sản phẩm. Đơn giá tiền lương của sản phẩm làm vào ban đêm = Đơn giá tiền lương của sản phẩm làm trong giờ tiêu chuẩn vào ban ngày x 130% c. Trường hợp người lao động làm việc thêm giờ vào ban đêm. Đối với lao động trả lương theo thời gian Tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm = Tiền lương làm việc vào ban đêm x 150% hoặc 200% hoặc 300% Đối với lao động trả lương theo sản phẩm Đơn giá tiền lương của sản phẩm làm thêm giờ vào ban đêm = Đơn giá tiền lương của sản phẩm làm vào ban đêm x 150% hoặc 200% hoặc 300% 2.3 Kế Toán Tổng Hợp Tiền Lương 2.3.1 Chứng từ hạch toán - Bảng chấm công: phản ánh ngày công thực tế của người lao động trong mỗi tổ, bộ phận. - Bảng chấm công làm thêm ngoài giờ. - Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc khối lượng công việc hoàn thành. - Giấy đi đường. - Hợp đồng giao khoán. - Biên bản thanh lý hợp đồng giao khoán. - Bảng thanh toán tiền lương. - Bảng thanh toán lương thưởng. - Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ, … 2.3.2 Nguyên tắc hạch toán - Toàn bộ các khoản thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp phải được hạch toán qua tài khoản phải trả cho công nhân viên. - Chi phí tiền lương, tiền công cần được hạch toán chính xác cho từng đối tượng chịu chi phí trong kỳ. SVTH: Nguyễn Văn Linh 8 Kế Toán Tiền Lương Và Các Khoản Trích Theo Lương Tại CTCP BTLT An Giang - Thực hiện đúng Luật thuế thu nhập cá nhân và các văn bản hướng dẫn về chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp đối với người lao động. 2.3.3 Tài khoản sử dụng Tài khoản 334 “phải trả người lao động” dùng để phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho người lao động của doanh nghiệp về tiền lương, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của công nhân viên. Tài khoản 334 “Phải trả người lao động” - Lương và các khoản đã trả cho người lao động trong doanh nghiệp. - Các khoản khấu trừ lương (bồi thường, nộp thay các khoản bảo hiểm) . Số còn lại phải trả người lao động Lương và các khoản phải trả người lao động trong doanh nghiệp. Tổng số phát sinh Nợ Tổng số phát sinh Có Số còn lại phải trả người lao động Tài khoản 334 “phải trả người lao động” có 2 tài khoản cấp 2: - Tài khoản 3341 – Phải trả công nhân viên. - Tài khoản 3348 – Phải trả người lao động khác. 2.3.4 Sơ đồ hạch toán Sơ đồ 2.1: Sơ đồ kế toán tổng hợp tài khoản 334 SVTH: Nguyễn Văn Linh 9 TK 334TK 111 TK 141, 138, 338 TK 333 TK 622 TK 627 TK 641 TK 642 TK 3531 Các khoản thanh toán cho công nhân viên Các khoản khấu trừ vào lương Thuế thu nhập cá nhân phải nộp Tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất Tiền lương công nhân phục vụ và quản lý sản xuất Tiền lương nhân viên bán hàng Tiền lương nhân quản lý doanh nghiệp Tiền lương từ quỹ khen thưởng Kế Toán Tiền Lương Và Các Khoản Trích Theo Lương Tại CTCP BTLT An Giang 2.4 Kế Toán Các Khoản Trích Theo Lương 2.4.1 Khái niệm Đối với doanh nghiệp, ngoài tiền lương phải trả theo qui định, còn phải tính theo tỷ lệ tiền lương các khoản an sinh xã hội và được hạch toán vào chi phí như: - Bảo hiểm xã hội (BHXH). - Bảo hiểm y tế (BHYT). - Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN- Áp dụng ngày 01/01/2009). - Kinh phí công đoàn (KPCĐ). Khoản trích theo lương theo qui định hiện hành gồm 4 khoản trên tạo nên các quỹ: Quỹ bảo hiểm xã hội, Quỹ bảo hiểm y tế, Quỹ bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí công đoàn. Bảo hiểm xã hội: quỹ dùng để trợ cấp cho người lao động có tham gia đóng BHXH trong trường hợp người lao động tạm thời hay vĩnh viễn mất sức, khả năng lao động. Bảo hiểm y tế: quỹ dùng để đài thọ người lao động có tham gia đóng BHYT trong các trường hợp khám, chữa bệnh, Bảo hiểm thất nghiệp: có trách nhiệm chi trả trợ cấp thất nghiệp, kinh phí hỗ trợ học nghề, tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động. Kinh phí công đoàn: là khoản tiền dùng để chi cho các hoạt động của công đoàn. Bảng 2.1: Bảng tỷ lệ các khoản trích theo lương. Các khoản trích nộp Tỷ lệ trích Tính vào chi phí doanh nghiệp Khấu trừ vào lương của người lao động Nhà nước hỗ trợ BHXH 20% 15% 5% - BHYT 3% 2% 1% - BHTN 3% 1% 1% 1% KPCĐ 2% 2% - - Tổng 28% 20% 7% 1% Các khoản phải nộp về BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ hàng tháng hoặc hàng quý doanh nghiệp có thể lập ủy nhiệm chi để chuyển tiền hoặc chi tiền mặt để nộp cho cơ quan Nhà nước theo quy định. 2.4.2 Chứng từ sử dụng - Bảng chấm công. - Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc khối lượng công việc hoàn thành. - Hợp đồng giao khoán. - Bảng kê trích nộp các khoản lương, bảng phân bổ tiền lương và BHXH, giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng BHXH. - Danh sách người nghỉ hưởng trợ cấp ốm đau, thai sản. - Bản sao hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động. - Hóa đơn chi tư vấn, giới thiệu việc làm. SVTH: Nguyễn Văn Linh 10 . công nợ Kế toán tổng hợp Kế toán vật tư Phó phòng Kế toán Kế toán tiền lương Kế Toán Tiền Lương Và Các Khoản Trích Theo Lương Tại CTCP BTLT An Giang Phân. Kế Toán Tiền Lương Và Các Khoản Trích Theo Lương Tại CTCP BTLT An Giang Trả lương theo thời gian có thưởng = Trả theo thời gian giản đơn + Các khoản tiền