1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nhân vật người lính trong giã từ vũ khí của hemingway và nỗi buồn chiến tranh của bảo ninh

48 755 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 620,88 KB

Nội dung

Thiết nghĩ, việc nghiên cứu về nhân vật người lính trong Giã từ vũ khí và Nỗi buồn chiến tranh là một cách gợi mở hướng tiếp cận mới cho học sinh, đồng thời cung cấp những tư liệu phục

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA NGỮ VĂN

ĐẶNG THỊ THẠCH

NHÂN VẬT NGƯỜI LÍNH TRONG

GIÃ TỪ VŨ KHÍ CỦA HEMINGWAY

VÀ NỖI BUỒN CHIẾN TRANH

CỦA BẢO NINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành : Lý luận văn học

Người hướng dẫn khoa học

TS PHÙNG GIA THẾ

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các thầy cô giáo và các bạn sinh viên khoa Ngữ văn - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo Phùng Gia Thế, người đã trực tiếp tận tình hướng dẫn để tôi có thể hoàn thành khóa luận này

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Ngữ văn, đặc biệt là các thầy cô trong Tổ bộ môn Lý luận văn học đã tạo điều kiện thuận lợi

để khoá luận của tôi được hoàn thành

Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2014

Sinh viên

Đặng Thị Thạch

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan những nội dung đã trình bày trong khóa luận này là kết quả nghiên cứu của bản thân tôi dưới sự hướng dẫn trực tiếp của thầy giáo Phùng Gia Thế Những nội dung này không trùng với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác

Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2014

Sinh viên

Đặng Thị Thạch

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 6

1 Lí do chọn đề tài 6

2 Lịch sử vấn đề 7

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên 10

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 11

5 Phương pháp nghiên cứu 11

6 Đóng góp của khóa luận 11

7 Bố cục của khóa luận 11

NỘI DUNG 13

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VĂN HỌC SO SÁNH 13

1.1 Khái niệm văn học so sánh và sự hình thành của bộ môn Văn học so sánh 13 1.1.1 Khái niệm văn học so sánh 13

1.1.2 Sự hình thành của bộ môn Văn học so sánh 16

1.2 Các loại hình nghiên cứu văn học so sánh 17

1.2.1 Nghiên cứu ảnh hưởng 17

1.2.2 Nghiên cứu song song 21

1.2.3 Nghiên cứu liên ngành 25

1.3 Ý nghĩa và tác dụng của bộ môn văn học so sánh 26

CHƯƠNG 2 NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG CỦA HÌNH TƯỢNG NGƯỜI LÍNH TRONG GIÃ TỪ VŨ KHÍ VÀ NỖI BUỒN CHIẾN TRANH 27

2.1 Con người cô đơn lạc lõng 27

2.2 Con người tự nhiên, bản năng 30

2.3 Con người chấn thương 32

2.4 Bi kịch tình yêu 36

Trang 5

CHƯƠNG 3 NHỮNG ĐIỂM KHÁC BIỆT CỦA HÌNH TƯỢNG NGƯỜI

LÍNH TRONG GIÃ TỪ VŨ KHÍ VÀ NỖI BUỒN CHIẾN TRANH 39

3.1 Những khoảnh khắc thời gian khác biệt 39

3.1.1.Thời gian hiện thực của người lính trong Giã từ vũ khí 39

3.1.2 Thời gian hai chiều của người lính trong Nỗi buồn chiến tranh 39

3.2 Cảm quan của người lính: hai lí lẽ trái ngược 42

3.2.1 Người lính trong Giã từ vũ khí: áp lực chiến trận và lựa chọn cá nhân 42

3.2.2 Người lính trong Nỗi buồn chiến tranh: nhận thức như một lẽ sống 43

KẾT LUẬN 45 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

1.1 Tác phẩm văn học chân chính luôn hướng con người đến các giá trị chân - thiện - mĩ Chính vì vậy mà M.Gorki đã xem “văn học là nhân học” Trong tác phẩm tự sự, đặc biệt là thể loại tiểu thuyết, việc thiết tạo nhân vật là vấn đề cực kì quan trọng Nhân vật trong tác phẩm không chỉ thể hiện chủ đề,

tư tưởng của các tác phẩm, mà còn là nơi thể hiện tập trung tài năng và phong cách nghệ thuật của nhà văn.Thành công của một tác phẩm văn học được quyết định phần lớn bởi giá trị của thế giới nhân vật

1.2 Nhân vật người lính được xây dựng trong văn học là hình ảnh khá phổ biến trong các tác phẩm văn học đặc biệt là tác phẩm thời chiến Kiểu nhân vật này khắc họa cuộc sống khó khăn, gian khổ và những khắc nghiệt do chiến tranh gây ra cho con người, nhất là những con người trực tiếp đứng trên chiến tuyến Nhân vật người lính truyền tải những thông điệp của nhà văn về các cuộc chiến

1.3 Giã từ vũ khí của Hemingway và Nỗi buồn chiến tranh của Bảo

Ninh là hai tác phẩm văn học nổi tiếng viết về đề tài chiến tranh Đồng thời là hai tác phẩm đại diện cho hai dân tộc, hai nền văn hóa khác nhau Nghiên cứu

về hai tác phẩm này, nhất là hình tượng người lính đều chưa được nhìn nhận trên phương diện văn học so sánh Mặc dù cả hai tác phẩm đều đã có rất nhiều những bài viết, nhận định, đánh giá trên nhiều phương diện phong phú

1.4 Trong chương trình Ngữ văn ở bậc học trung học phổ thông, học sinh được tiếp xúc với nhiều tác phẩm viết về người lính với những đặc trưng

khác nhau Thiết nghĩ, việc nghiên cứu về nhân vật người lính trong Giã từ vũ

khí và Nỗi buồn chiến tranh là một cách gợi mở hướng tiếp cận mới cho học

sinh, đồng thời cung cấp những tư liệu phục vụ cho giáo viên, học sinh trong quá trình tìm hiểu, lý giải phân tích các tác phẩm văn học thời chiến

Trang 7

Với những lí lẽ trên, tác giả khóa luận lựa chọn đề tài: “Nhân vật người

lính trong Giã từ vũ khí của Hemingway và Nỗi buồn chiến tranh của Bảo

Ninh” với mục đích làm rõ những điểm tương đồng và khác biệt về phương diện nhân vật người lính của hai tác phẩm Đồng thời, với đề tài này chúng tôi

hi vọng sẽ góp một phần công sức vào việc khẳng định vị trí của bộ môn Văn học so sánh và việc ứng dụng bộ môn này trong thực tiễn nghiên cứu văn học hiện nay

2 Lịch sử vấn đề

Giã từ vũ khí và Nỗi buồn chiến tranh là hai tác phẩm nổi tiếng Đã có

nhiều nhà nghiên cứu phân tích các tác phẩm này ở các khía cạnh khác nhau

Có thể kể đến một số bài viết tiêu biểu như sau:

Giã từ vũ khí (A Farewell to Arms) là một tiểu thuyết bán tự truyện của

nhà văn Ernest Hemingway viết 1929 Phần lớn cuốn tiểu thuyết này được viết tại nhà bố mẹ vợ Hemingway ở Piggott, Arkansas Được nhiều nhà phê bình xem là một trong những tiểu thuyết chiến tranh vĩ đại nhất mọi thời đại, câu chuyện được thuật lại thông qua lời kể của trung úy Frederic Henry, một người Mỹ nhưng lái xe cứu thương trong quân đội Ý vào thời Đệ nhất thế chiến

Nhìn nhận về Giã từ vũ khí có nhiều đánh giá khẳng định về giá trị của

tác phẩm, trong đó, có thể kể đến bài viết của Lê Hữu Huy trên trang

“VIETNAM GLOBAL NETWORK (Kết nối - phát huy giá trị Việt) Theo tác

giả, Giã từ vũ khí “được nhiều nhà phê bình xem là một trong những tiểu

thuyết chiến tranh vĩ đại nhất mọi thời đại” Giáo trình Văn học phương Tây

của Đặng Anh Đào và một số tác giả đã dành mục viết về Giã từ vũ khí với nhận xét: Giã từ vũ khí - Cuốn tiểu thuyết hiện đại về tình yêu, chiến tranh và phản anh hùng” Bên cạnh đó còn có một số bài viết về đề tài trong Giã từ vũ

khí hay sự thay đổi kết truyện tới 47 lần của tác phẩm,

Trang 8

Từ trước đến nay, Giã từ vũ khí được các tác giả nghiên cứu, đánh giá

trên nhiều phương diện, nhưng việc nghiên cứu tác phẩm trên tinh thần so sánh, đối chiếu với các tác phẩm có cùng chủ đề, đề tài thì vẫn còn hạn chế

Trong bài giới thiệu về Nỗi buồn chiến tranh, nhà văn Nam Dao viết:

“Tác phẩm không hậu hiện đại qua những hình thức thời thượng Tác phẩm cổ điển từ cấu trúc đến văn phong Tác phẩm nói về chiến tranh qua thân phận thời hậu chiến, với cái đau đằng đẵng của con người cứ tưởng chiến tranh chấm dứt Không, không như tiếng bom đạn thôi nổ trên đầu, nó nổ trong đầu Máu không chảy ra ngoài, nó chảy vào trong Đã xảy ra, chiến tranh không bao giờ thực sự kết thúc với những người sống xót sau cuộc chiến Nó chỉ kết thúc trên những trang sử biên niên, với ngày tháng trơ lỳ Nhưng trong văn chương đích thực, nó còn đó như những vết trầy trụa đớn đau chẳng bao giờ lành, cảnh báo để những thế hệ mai hậu biết trân quí hòa bình…” [20; tr.113 - tr.127]

Bên cạnh một số nhận xét phủ định giá trị Nỗi buồn chiến tranh của

Bảo Ninh, nhìn chung cuốn tiểu thuyết này được đánh giá rất cao từ phía các nhà nghiên cứu phê bình và độc giả Đó cũng là xu hướng chung của các nhà nghiên cứu hiện thời

Trong bài viết Thân phận tình yêu của Bảo Ninh (in trong Thi pháp

hiện đại), nhà nghiên cứu Đỗ Đức Hiểu đã đánh giá cao về tác phẩm, về ngôn

từ nghệ thuật cũng như vai trò của nhà văn: “Thân phận tình yêu hay Nỗi

buồn chiến tranh là một hiện tượng ngôn từ lạ lùng mang tính đa thanh, tính

đối thoại , là một cuộc phiêu lưu muốn nhập vào văn học hiện đại thế giới” [10; tr.271] Tuy vậy, việc đánh giá ở đây mới ở mức khái quát, chưa đi sâu vào phân tích cụ thể, chi tiết các yếu tố ngôn từ của tác phẩm

Nhà phê bình Nguyễn Đăng Điệp với bài “Kĩ thuật dòng ý thức qua Nỗi

buồn chiến tranh của Bảo Ninh” (in trong cuốn Tự sự học - một số vấn đề lí

luận và lịch sử) đã có những nghiên cứu rất sâu về kĩ thuật dòng ý thức - một

Trang 9

thủ pháp trần thuật đặc sắc của Bảo Ninh ở tiểu thuyết này Nhà phê bình viết:

“Ở Việt Nam, cũng từng có một số nhà miêu tả dòng ý thức nhân vật nhưng phải đến “Nỗi buồn chiến tranh” thì kĩ thuật dòng ý thức được vận dụng triệt để trở thành nguyên tắc nghệ thuật chi phối cách tổ chức của tác phẩm” [8; tr.121]

Bên cạnh đó, một số bài viết trong công trình hợp tuyển những bài

nghiên cứu văn học với tiêu đề Văn học Việt Nam sau 1975 - Những vấn đề

nghiên cứu và giảng dạy cũng quan tâm tới tác phẩm ở nhiều bình diện khác

nhau Nguyên Ngọc trong bài Văn xuôi Việt Nam hiện nay - logic quanh co

của các thể loại, những vấn đề đang đặt ra và triển vọng cho rằng: “Về mặt

nghệ thuật, Nỗi buồn chiến tranh là thành tựu cao nhất của văn học đổi mới ” [17; tr.96] Phạm Xuân Thạch ở bài Nỗi buồn chiến tranh viết về chiến

tranh thời hậu chiến - từ chủ nghĩa anh hùng đến nhu cầu đổi mới bút pháp

thì nhấn mạnh: “Riêng Bảo Ninh, anh đã đẩy khuynh hướng nghệ thuật của nhà văn đi trước một chiều kích mới Anh quyết liệt từ bỏ hình thức tiểu hiện thức truyền thống để theo đuổi tiểu thuyết tâm lý” [24; tr.34]

Đúng như lời nhận xét của Đỗ Đức Hiểu: “Tác phẩm là cuộc phiêu lưu muốn hòa nhập vào văn học thế giới” [10; tr.271] Tiểu thuyết của Bảo Ninh

đã được dịch, giới thiệu ở nhiều nước trên thế giới và được chào đón nồng

nhiệt Tờ Independent - một nhật báo uy tín của nước Anh đã nhận xét: “Vượt

ra ngoài sức tưởng tượng của người Mỹ, “Nỗi buồn chiến tranh” đi ra từ chiến tranh Việt Nam đã đứng ngang hàng với cuốn tiểu thuyết chiến tranh vĩ đại của thế kỉ Mặt trận phía tây vẫn yên tĩnh của Erich Maria Rowmaco ” [24]

Trên một số tạp chí văn học và trang web cũng xuất hiện một loạt

những bài viết về tác phẩm này Chẳng hạn như bài viết Thời gian trong Thân

phận tình yêu của Bảo Ninh của Đào Duy Hiệp trên Tạp chí nghiên cứu văn học số 8 - 2007, bài Hiện tượng phân giã cốt truyện trong Phiên chợ Giát và Thân phận tình yêu của Lưu Thị Thu Hà, bài viết Về nhân vật Phương, người

Trang 10

phụ nữ Hà Nội, và chủ đề văn học trong Nỗi buồn chiến tranh của Đoàn Thị

Cầm trên trang web Evan.com.vn

Nhìn chung, có thể thấy, đã có nhiều ý kiến bình luận khác nhau về Nỗi

buồn chiến tranh song hầu hết các nhà nghiên cứu đều khẳng định vị trí quan

trọng của tác phẩm trong đời sống tiểu thuyết đương đại

Dựa trên lí thuyết của văn học so sánh và đặc điểm của hai tác phẩm

Giã từ vũ khí của Hemingway và Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, tác giả

khóa luận lựa chọn đề tài “Nhân vật người lính trong Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh và trong Giã từ vũ khí của Hemingway” với mục đích làm rõ

điểm tương đồng và khác biệt trong cách thiết tạo hình tượng nhân vật người lính của hai tác phẩm đồng thời góp phần ứng dụng lí thuyết văn học so sánh vào nghiên cứu trong thực tiễn văn học

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên

3.1 Mục đích nghiên cứu

- Áp dụng lí thuyết của văn học so sánh vào việc nghiên cứu về đề tài

“Nhân vật người lính trong Giã từ vũ khí của Hemingway và Nỗi buồn chiến

tranh của Bảo Ninh” nhằm thấy được nét đặc sắc cùng những giá trị của mỗi

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tập hợp và trình bày những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài

- Nghiên cứu so sánh hình tượng người lính trong hai tác phẩm nêu trên

cả trên hai bình diện tư tưởng và thi pháp nghệ thuật

Trang 11

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Nhân vật người lính trong hai tác phẩm Giã từ vũ khí của Hemingway

Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài khóa luận tập trung phạm vi nghiên cứu trong hai tác phẩm:

- Giã từ vũ khí của Hemingway, Nhà xuất bản Văn hóa - thông tin, Hà

Nội, 2001

- Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, Nhà xuất bản trẻ, 2012

5 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện đề tài này, người viết sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:

- Phương pháp so sánh

- Phương pháp phân tích, tổng hợp

- Phương pháp hệ thống

Trong đó so sánh là phương pháp chủ yếu

6 Đóng góp của khóa luận

- Về phương diện lí luận, khóa luận góp phần làm rõ đặc trưng của văn học so sánh với tư cách là một bộ môn nghiên cứu mối quan hệ giữa các nền văn học dân tộc

- Trên cơ sở so sánh nhân vật người lính trong Giã từ vũ khí của Hemingway và Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, khóa luận chỉ ra những

nét tương đồng cũng như điểm khác biệt trong cách xây dựng hình tượng nhân vật của hai tác giả

7 Bố cục của khóa luận

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung khóa luận được cấu trúc thành 3 chương:

Trang 12

Chương 1: Những vấn đề chung về văn học so sánh

Chương 2: Những điểm tương đồng của hình tượng người lính trong Giã từ vũ khí và Nỗi buồn chiến tranh

Chương 3: Những điểm khác biệt của hình tượng người lính trong Giã

từ vũ khí và Nỗi buồn chiến tranh

Trang 13

1.1.1 Khái niệm văn học so sánh

Trên thế giới hiện nay thuật ngữ “Văn học so sánh" đã trở nên rất đỗi quen thuộc trong giới nghiên cứu và giảng dạy văn học Trong đời sống, trong sáng tạo nghệ thuật, kể cả trong nghiên cứu văn học, bằng thói quen hoặc từ ý thức thẩm mĩ người ta thường dùng thao tác so sánh Nhưng các thao tác ấy, phần nhiều chỉ biến khái niệm trừu tượng hiển hiện thành hình ảnh sinh động, thành hình tượng nghệ thuật, khơi gợi trực tiếp ấn tượng, xúc cảm Còn các công trình học thuật, trước thế kỷ XVII - XVIII, chỉ mới dừng lại đối sánh những hiện tượng trong cùng một nền văn học Khi đó, chúng chỉ là thao tác

so sánh, ở cấp độ phương pháp, tức so sánh văn học

Vậy thế nào là văn học so sánh? Xuất phát từ các cách nhìn nhận và ở các thời điểm khác nhau các nhà nghiên cứu đưa ra nhiều định nghĩa về văn học so sánh Một số nhà văn học so sánh cho rằng, bản thân từ văn học so sánh là cái tên không hoàn chỉnh, dễ gây nên hiểu lầm Wellek cho rằng: “So sánh là phương pháp mà tất cả phê bình và khoa học đều sử dụng, bất luận thế nào nó cũng không thể trình bày đầy đủ về quá trình đặc thù của nghiên cứu văn học” Vả lại do mỗi nước có cách biểu đạt và phiên dịch khác nhau về từ

“văn học so sánh”, nên trọng điểm mà họ nhấn mạnh cũng khác nhau Ví dụ,

từ “so sánh” trong “văn học so sánh” tiếng Pháp là Compar‟ee, nó ám chỉ trong lịch sử văn học đã từng nảy sinh quan hệ văn học giữa các nước, ở tiếng Anh, Comparative là tính từ nó làm định ngữ cho từ literature (văn học), còn

Trang 14

ở Trung Quốc hai chữ so sánh (比较: tỷ giáo) trong tiếng Hán dễ làm cho người ta nghĩ đến động tác so sánh, đồng thời, từ “văn học so sánh” trong tiếng Hán về mặt chữ không có hàm nghĩa là nghiên cứu văn học Mặc dù các nước lý giải văn học so sánh là khác nhau nhưng do tính quy ước của bản thân ngôn ngữ, nên khái niệm văn học so sánh được các nước thừa nhận Người ta tiếp nhận cách nói giản lược này

Trong mục từ: “Văn học so sánh” viết cho cuốn “Trung Quốc đại bách khoa toàn thư”, giáo sư Nhạc Đại Vân ở đại học Bắc Kinh đưa ra một giới định: “Văn học so sánh - một phân nhánh của nghiên cứu văn học, xuất hiện vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Nó là một khoa học nghiên cứu so sánh một cách lịch sử quá trình có tác dụng tương hỗ giữa hai nền văn học dân tộc trở lên, nó nghiên cứu mối quan hệ tương hỗ hình thức nghệ thuật và hình thái

ý thức của các nền văn học dân tộc đó [19; tr.16]

Daniel định nghĩa có phần đầy đủ hơn: “Văn học so sánh là chuyên ngành nghiên cứu mối quan hệ tương đồng, quan hệ học hàng hay ảnh hưởng giữa văn học với các lĩnh vực nghệ thuật hay các lĩnh vực tư duy khác, giữa các sự kiện hay văn bản văn học, những mối quan hệ này có thể gần hay xa Trong không gian hay trong thời gian, miễn là chúng thuộc nhiều ngôn ngữ khác nhau, hoặc nhiều văn hóa khác nhau, cho dù có chung một truyền thống” [14; tr.12]

Remak, nhà nghiên cứu Hoa Kì viết: “Văn học so sánh là nghiên cứu văn học vượt ra ngoài phạm vi một nước và nghiên cứu mối quan hệ giữa văn học với tri thức khác và lĩnh vực tín ngưỡng, bao gồm nghệ thuật (như hội họa, điêu khắc, kiến trúc, âm nhạc), triết học, lịch sử, khoa học xã hội (chính trị, kinh tế, xã hội học), khoa học tự nhiên, tôn giáo, Tóm lại, theo Remark,

“Văn học so sánh là so sánh văn học của một nước này với một nước khác, hoặc nhiều nước khác, là so sánh văn học với nhiều lĩnh vực biểu hiện khác của nhân loại”

Trang 15

Tại Việt Nam, sự quan tâm đến văn học so sánh cũng được thể hiện trong nhiều bài viết khá công phu Trương Đăng Dung trong bài báo “Văn học dịch và những vấn đề lí luận của văn học so sánh” định nghĩa rằng: “Văn học so sánh là một trong những ngành khoa học văn học nghiên cứu mối quan

hệ qua lại cũng như những đặc điểm tương đồng và khác biệt giữa các nền văn học nhằm tiếp cận tiến trình văn học lớn nhất: Văn học thế giới” [7; tr.23] Nguyễn Văn Dân thì định nghĩa: “Văn học so sánh là một bộ môn văn học sử nghiên cứu các mối quan hệ giữa văn học so sánh và các nền văn học dân tộc [hay các nền văn học quốc gia] có nghĩa là “nó nghiên cứu các mối quan hệ giữa các nền văn học quốc gia” [6; tr.22] Như vậy, nhà nghiên cứu này đã nói tới đặc trưng quan trọng nhất của bộ môn văn học so sánh là nghiên cứu so sánh các tác giả, tác phẩm thuộc các quốc gia và thậm chí là so sánh các nền văn học trên thế giới

Về “Văn học so sánh” có nhiều ý kiến nghiên cứu song xét về bản chất văn học so sánh là tên gọi một hệ phương pháp luận, một bộ môn trong khoa nghiên cứu văn chương Nó phải tuân theo những nguyên tắc đặc thù của bộ môn Cụ thể, nó chỉ bao hàm những so sánh liên văn học: nó tiến hành đối sánh các nền văn học dân tộc với nhau Quá trình đối sánh này phải đảm bảo tính khách quan, phi dịnh kiến: nhà nghiên cứu, không vì lòng tự tôn, tự ti dân tộc, mà nhân danh văn học so sánh để hạ thấp các nền văn học dân tộc khác, hoặc mặc cảm về văn học dân tộc mình Thao tác so sánh phải trên cơ sở cùng loại: tác phẩm sánh cùng tác phẩm, tác giả đi bên tác giả, sự so sánh phải đa diện, với nhiều cấp độ, nhiều hệ thống Tất cả hướng về lợi ích quốc tế, giải quyết mọi cái riêng qua cái chung Sự giàu có của văn học thế giới phải hội tụ từ

vẻ đẹp phong phú, đặc sắc của từng nền văn học dân tộc Ngược lại, văn học từng dân tộc, cũng nhờ đặt trong hệ thống, mà thấy mình độc đáo, đầy sức sống

Mục đích của văn học so sánh, vì thế, nhằm mục đích tính khái quát của văn học nhân loại, đồng thời chứng minh tính đặc thù của mỗi nền văn

Trang 16

học dân tộc Đó cũng là quá trình giải quyết cái chung và cái riêng, cái quốc

tế và cái dân tộc Mọi trường phái văn học so sánh, muốn thật sự khách quan, khoa học, đều phải tuân thủ các nguyên tác và các mục đích cụ thể này

Nói một cách ngắn gọn có thể hiểu văn học so sánh là sự nghiên cứu đối chiếu, so sánh giữa hai hay nhiều hiện tượng (tác giả, tác phẩm, trào lưu, ) thuộc các nền văn học dân tộc để chỉ ra mối quan hệ giữa các nền văn học dân tộc, là sự

so sánh giữa văn học và các lĩnh vực biểu hiện khác của nhân loại

1.1.2 Sự hình thành của bộ môn Văn học so sánh

1.1.2.1 Điều kiện hình thành của bộ môn văn học so sánh

Văn học so sánh hình thành dựa trên nhiều yếu tố, trong đó có hai điều kiện cơ bản là điều kiện văn hóa - xã hội và điều kiện học thuật:

- Điều kiện văn hóa - xã hội

Văn học thế giới đã có mối liên hệ từ xa xưa nhưng ý thức hệ của con người chưa hướng nhiều tới sự tác động, ảnh hưởng qua lại đó Phải tới thế kỉ XIX, khi xã hội loài người có sự chuyển đổi hình thái kinh tế, nhu cầu giao lưu về mọi mặt cao hơn trong đó có văn học thì mới hình thành nền văn học thế giới và lúc đó ý thức so sánh mới bắt đầu

Sự ra đời của bộ môn văn học so sánh liên quan trực tiếp đến sự phát triển của chủ nghĩa tư bản và ý thức chủ nghĩa thế giới Phương thức sản xuất của chủ nghĩa tư bản không ngừng thúc đẩy mối liên hệ và giao lưu các mặt kinh tế thị trường cũng như giao lưu về mặt văn hóa

Từ trào lưu văn học lãng mạn chủ nghĩa cuốn hút toàn châu Âu và sự thúc tỉnh của văn học thế giới chủ nghĩa cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX là điều kiện cho sự ra đời của văn học so sánh

- Điều kiện học thuật

Từ đầu thế kỉ XIX, sự phát triển cực thịnh của khoa học lịch sử tạo điều kiện cho sự phát triển nở rộ của các bộ môn lịch sử văn học

Trang 17

Phương pháp so sánh được áp dụng ngày càng chuyên sâu trong nhiều ngành khoa học (lịch sử ngôn ngữ học so sánh, lịch sử Folklore so sánh, )

1.1.2.2 Quá trình phát triển của bộ môn Văn học so sánh

Giai đoạn thứ nhất: Nửa cuối thế kỉ XIX, đây là giai đoạn hình thành và khẳng định Giai đoạn này có công lao chủ yếu của các nhà so sánh luận và sử gia văn học người Anh, Pháp, Đức, Mĩ, Thụy Sĩ, Italia,

Giai đoạn thứ hai: Nửa đầu thế kỉ XX, là giai đoạn văn học so sánh chú

ý đến sự ảnh hưởng và vay mượn Tiêu biểu cho giai đoạn này là một số tác giả nghiên cứu văn học người Pháp như: Fernand Baldensperger, Paul Van Tieghem với trường phái thực chứng - lịch sử

Giai đoạn thứ ba: Từ giữa thế kỉ XX đến nay, là giai đoạn hoàn chỉnh

bộ môn Văn học so sánh bằng cách mở rộng đối tượng nghiên cứu của nó sang lĩnh vực các hiện tượng tương đồng

1.2 Các loại hình nghiên cứu văn học so sánh

1.2.1 Nghiên cứu ảnh hưởng

1.2.1.1 Khái niệm

“Ảnh hưởng” là khái niệm hạt nhân của phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng Khái niệm “ảnh hưởng” của văn học so sánh khác với khái niệm “ảnh hưởng” mang ý nghĩa chung chung Thông thường nói ảnh hưởng là chỉ sự vật này có sự tác động với sự vật khác, rồi dẫn đến sự phản ứng và phản hồi của sự vật sau “Ảnh hưởng” của văn học so sánh nhấn mạnh đến “tính ngoại lai”, nó quan tâm đến sự xâm nhập của yếu tố ngoại lai

Nghiên cứu ảnh hưởng (còn được gọi là nghiên cứu các mối quan hệ trực tiếp) trong văn học so sánh là “việc dùng phương pháp lịch sử để xử lí các mối liên hệ thực tế tồn tại giữa các nền văn học dân tộc khác nhau, căn cứ của nó là sự giao lưu tiếp xúc lẫn nhau giữa các nền văn học dân tộc Nghiên cứu ảnh hưởng nhấn mạnh đến thực chứng và liên hệ thực tế, phàm các suy

Trang 18

luận hoặc phán đoán thiếu căn cứ thực tế đều không thuộc về phạm trù nghiên cứu ảnh hưởng” [15; tr.71]

Chẳng hạn, chúng ta có thể nghiên cứu ảnh hưởng giữa hai nhà văn Lỗ Tấn

và Gôgôn, giữa nhà văn với trào lưu văn học như Xuân Diệu với chủ nghĩa tượng trưng, giữa hai nền văn học như văn học Việt Nam và Văn học Trung Quốc

Nghiên cứu ảnh hưởng là loại hình nghiên cứu có sức thuyết phục, cũng là phương pháp xuất hiện sớm nhất Đóng góp cho loại hình nghiên cứu này là các nhà nghiên cứu người Pháp

1.2.1.2 Phương pháp nghiên cứu

Để nghiên cứu được các hiện tượng văn học theo hướng so sánh ảnh hưởng, trước tiên người nghiên cứu phải “đặt giả thiết” (phải có tư tưởng thì mới có giả thiết) Sau đó phải “tìm tư liệu” để chứng minh và làm sáng tỏ giả thiết đó Sau khi có tư liệu người viết sử dụng phương pháp “phân tích” những tư liệu đó để tìm cội nguồn, tìm sự sáng tạo của đối tượng so sánh Và cuối cùng dùng phương pháp tìm “ảnh hưởng” và “siêu ảnh hưởng” để nghiên cứu về đối tượng

1.2.1.3 Điều kiện nảy sinh ảnh hưởng

Trước hết đó là cái gây ảnh hưởng, là cái phải có sức lan tỏa, về mặt nào đó phải có vị trí vượt trội dẫn đầu hoặc phải có một số nhân tố phù hợp với điều kiện của cái chịu ảnh hưởng

Bên cạnh cái gây ảnh hưởng là cái chịu ảnh hưởng, cái chịu ảnh hưởng là hoàn cảnh xã hội của nước tiếp nhận (mức độ cởi mở của chính trị, tinh thần dân tộc và kết cấu tâm lí văn hóa) Truyền thống nghệ thuật, thói quen thưởng thức của nước tiếp nhận cũng là một yếu tố chịu ảnh hưởng Ngoài ra, còn có điều kiện nội tại của cá nhân người chịu ảnh hưởng (tư tưởng, cá tính, khí chất, hứng thú của nhà văn với mọt hiện tượng văn học cụ thể nào đó)

Trang 19

1.2.1.4 Tính chất và mức độ ảnh hưởng

Về tính chất ảnh hưởng có thể nhìn nhận ở hai khía cạnh đó là ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp và ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực Ảnh hưởng trực tiếp (tiếp xúc, tiếp nhận trực tiếp); ảnh hưởng gián tiếp (tiếp xúc, tiếp nhận qua “môi giới” như dịch thuật, bình luận, giới thiệu, ) Ảnh hưởng trực tiếp và ảnh hưởng gián tiếp có mối quan hệ mật thiết Ảnh hưởng trực tiếp thường thúc đẩy ảnh hưởng gián tiếp, nhưng rồi ảnh hưởng gián tiếp lại chuyển hóa thành ảnh hưởng trực tiếp Chẳng hạn như một số chí sĩ Đông du Nhật Bản, họ thông qua Nhật Bản để học tập phương Tây, ví dụ: Sách dịch Tây học thời cận đại Trung Quốc, không ít danh từ trong Trung văn đều vay mượn của Nhật Bản

Ảnh hưởng tích cực (thúc đẩy làm phong phú sáng tác của nước khác hoặc có thể nói vật chịu ảnh hưởng tiếp nhận, tiêu hóa nhân tố ngoại lai, sáng tác ra từ các tác phẩm ưu tú); ảnh hưởng tiêu cực (ngăn cản, phá hoại sáng tác của nước khác hay nói cách khác là vật chịu ảnh hưởng chống lại hoặc phủ định một số nhân tố của vật gây ảnh hưởng) Ảnh hưởng tích cực và ảnh hưởng tiêu cực trong một số trường hợp chúng xen lẫn vào nhau Chẳng hạn như ở thời Ngũ tứ của Trung Quốc, ảnh hưởng của các trào lưu văn học phương Tây với văn đàn Trung Quốc làm phong phú các sáng tác nhưng đồng thời cũng tạo ra sự đứt đoạn giữa văn học mới với văn học truyền thống

Về mức độ ảnh hưởng, có thể là sự vay mượn đề tài, chủ đề, cốt truyện, hoặc ảnh hưởng về kĩ thuật viết văn hay ảnh hưởng về quan niệm,

1.2.1.5 Các loại hình nghiên cứu ảnh hưởng

Nghiên cứu ảnh hưởng không chỉ dừng lại ở cái ảnh hưởng, mà phải đứng từ góc độ của cái bị ảnh hưởng, phải xuất phát từ yêu cầu xã hội thực tế của cái bị ảnh hưởng mới thấy hết giá trị đặc thù dân tộc của nó Ảnh hưởng

Trang 20

không đơn giản chỉ là sự sao chép, vay mượn, mô phỏng, học tập mà còn là vấn đề đồng hóa, sáng tạo, vượt lên để sáng tạo ra những giá trị thẩm mĩ mới

Nghiên cứu ảnh hưởng được đặt trên nhiều phương diện, về cơ bản có thể nghiên cứu theo các hướng sau: có thể là giữa nhà văn với nhà văn (ví dụ:

Vũ Trọng Phụng - Zola), giữa tác phẩm với tác phẩm (ví dụ: Truyện Kiều của Nguyễn Du - Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân), giữa nhóm tác phẩm với nhóm tác phẩm (ví dụ: Văn học hiện thực Việt Nam 1930-1945 - văn học hiện thực Pháp thế kỉ XIX), giữa nhóm nhà văn với nhóm nhà văn (ví dụ: nhóm thơ Bình Định - nhóm thơ tượng trưng Pháp), giữa nhà văn với nền văn học (ví dụ: Đào Tiềm, Đỗ Phủ trong thi ca Việt Nam), giữa nhà văn với trào lưu văn học (ví dụ: Xuân Diệu với chủ nghĩa tượng trưng), giữa thể loại văn học với thể loại văn học (ví dụ: Thơ cổ điển Việt Nam với thơ cổ điển Trung Quốc), giữa nền văn học với nền văn học (ví dụ: văn học La Mã với văn học Hy Lạp), giữa trào lưu với trào lưu (ví dụ: văn học hiện thực Việt Nam với văn học hiện thực Pháp)

1.2.1.6 Ưu thế và hạn chế của nghiên cứu ảnh hưởng

Nghiên cứu ảnh hưởng tồn tại với ưu thế: bằng tinh thần thực chứng khoa học, lí luận tỉ mỉ và tác phong nghiên cứu cẩn trọng, nghiên cứu ảnh hưởng trong văn học so sánh trên thực tế đã làm phong phú thêm di sản văn học nhân loại

Nghiên cứu ảnh hưởng, mặc dù có rất nhiều ý nghĩa đối với văn học thế giới song nó cũng tồn tại những hạn chế như:

Thứ nhất: Nghiên cứu ảnh hưởng thiên về mối liên hệ thực tế, chú trọng việc nghiên cứu nguồn gốc và ảnh hưởng, trọng tâm nghiên cứu là ở sự phát hiện và khảo chứng tư liệu Nó bỏ qua tính chính thể của tác phẩm và cá tính sáng tạo của nhà văn

Thứ hai: Nghiên cứu ảnh hưởng nhấn mạnh thực chứng nên phạm vi của nó ít nhiều cũng bị hạn chế

Trang 21

Mặc dù có một số hạn chế như vậy nhưng ngày nay nghiên cứu ảnh hưởng vẫn được phát triển bởi sự tiếp xúc và giao lưu văn học giữa các nước

là ngày càng được mở rộng

1.2.2 Nghiên cứu song song

1.2.2.1 Khái niệm

Nghiên cứu song hành (nghiên cứu song song, nghiên cứu đồng đẳng),

là việc nghiên cứu hai nền văn học khác nhau trở lên mà giữa chúng không có mối liên hệ ảnh hưởng trực tiếp

Theo Hồ Á Mẫn: “Nghiên cứu song song là dùng phương thức suy luận logic để nghiên cứu hai nền văn học dân tộc, hoặc hai nền văn học dân tộc trở lên giữa chúng không có quan hệ trực tiếp” [15; tr.84]

Ví dụ: So sánh truyện cổ tích Việt Nam và truyện cổ tích Grim

Nghiên cứu song hành có thể quan sát văn học các nước, khác nhau từ nhiều góc độ, nhiều phương diện Do đó có phạm vi nghiên cứu rất rộng Nghiên cứu song hành chú trọng tính văn học của đối tượng, chú trọng so sánh chủ đề, thể loại, hình tượng nhân vật, phong cách,

Đây là hướng nghiên cứu được các nhà văn học so sánh Hoa Kỳ đề xuất

1.2.2.2 Mục đích

Các hiện tượng văn học là khác nhau do đặc tính nhân loại: đời sống sinh hoạt, các điều kiện vật chất Nghiên cứu song song giúp chúng ta phát hiện những hiện tượng tương đồng của nhân loại cũng như phát hiện những nét đặc sắc có tính chất dân tộc, văn hóa vùng Hơn thế nữa, nghiên cứu song song còn giúp chúng ta hiểu nhau giữa sự bất đồng về văn hóa, chính kiến

Nghệ thuật ngôn từ là một cái rất nguyên sơ, nó phân hóa từ nghệ thuật nguyên hợp mà thành thơ ca Các thể loại văn học, con đường phát triển, hành trình văn học của các dân tộc cũng giống nhau Vì vậy, nếu không nghiên cứu vấn đề này thì sẽ không thấy tính cộng đồng trong nghiên cứu văn học thế giới

Trang 22

1.2.2.3 Phương pháp nghiên cứu

Người ta sử dụng hai phương pháp chủ yếu để nghiên cứu so sánh đó là nghiên cứu trực tiếp và nghiên cứu gián tiếp

Những yếu tố đem so sánh phải có ý nghĩa nhất định, đặc biệt người nghiên cứu phải coi trọng tính văn học của vấn đề đem so sánh

1.2.2.4 Cơ sở hướng nghiên cứu song hành

Cơ sở hướng nghiên cứu song hành là dựa vào tính phổ quát và tính đặc thù của văn hóa, văn học

- Tính phổ quát của văn hóa, văn học:

Con người có những hình thức sinh mệnh giống nhau (sinh, lão, bệnh,

tử, ngũ quan, tâm - sinh lí, ) Do đó, việc thể nghiệm cõi nhân sinh đều có những tình cảm tương tự, tương đồng (yêu - ghét, sướng - khổ, hợp - tan, sống - chết, )

Bản thể văn học và các hình thức tồn tại của nó trong các nền văn học dân tộc cũng có nhiều nét tương đồng (thể loại, chủ đề, các thủ pháp nghệ thuật, con đường phát triển, hành trình văn học của các dân tộc, quan niệm nghệ thuật về thế giới, quan niệm về văn học, ) Những đặc điểm này làm thành cái siêu cá thể, siêu lịch sử của văn học

- Tính đặc thù của văn hóa, văn học

Tuy có những nét tương đồng mang tính loại hình, song các hình thức thể nghiệm trạng thái nhân sinh và thủ pháp trong văn học lại được thể hiện trong truyền thống văn hóa, lịch sử, dặc thù của mỗi dân tộc Do đó, trong các hình thức tồn tại và tiến triển của văn học, sự khác biệt của các hiện tượng văn học ở mỗi quốc gia là một tất yếu

Nghiên cứu so sánh song hành giúp chúng ta phát hiện những nét tương đồng của nhân loại cũng như phát hiện những nét đặc sắc có tính chất dân tộc, văn hóa vùng

Trang 23

Tùy theo những mục đích nghiên cứu cụ thể và nhà nghiên cứu cụ thể

mà nhà nghiên cứu cần nhấn mạnh đến cái chung hay cái đặc thù

Đề tài, nhân vật, tư tưởng và cả những phương diện nhỏ hơn như: Môtip, sự kiện, tình huống, Như vậy, chủ đề bao gồm nhiều phạm vi từ lớn đến nhỏ

Ví dụ về nghiên cứu chủ đề: So sánh Anna Karenina của L Tonstol với Tereda Deskeru của F.Moriac Ban đầu những thành tựu của văn học Pháp ảnh hưởng rất mạnh đến văn học Nga với việc coi trọng những giá trị đạo đức của con người Khi văn học Pháp suy đồi thành chủ nghĩa tự nhiên thì văn học Nga với những giá trị của nó lại trở lại Pháp Điểm giống nhau của hai tác phẩm là miêu tả hai cô gái yêu đương mãnh liệt, có gia đình nhưng ngoại tình,

có số phận bi kịch và cuối cùng đều chết Cách xử lí nhân vật, tư tưởng giống nhau: Một lòng đồng cảm sâu sắc và khoan dung với họ

- Thể loại học

Khái niệm này nhấn mạnh đến đặc trưng ngôn từ, nó có truyền thống từ phương Tây Các loại hình của văn học các dân tộc có nhiều điểm tương đồng

Thể loại học là môn học nhánh chuyên nghiên cứu lịch sử phát triển và

lí luận về loại hình văn học của các nước khác nhau.Trong văn học so sánh, thể loại học là một trong những lĩnh vực có tính chất giống nhau nhất Bất kể

là phương Đông hay phương Tây, mặc dù bối cảnh văn hóa và truyền thống

Trang 24

văn học khác nhau, nhưng đều có những loại hình văn học tương ứng như thơ

ca, tiểu thuyết các học giả so sánh phát hiện ra nhiều điểm giống nhau trong những thể loại đó, từ đó tạo ra cơ sở để so sánh

Thể loại học nghiêng về nghiên cứu những nhân tố giống và khác nhau của văn bản văn học Ví dụ: So sánh sử thi Hy Lạp, Ấn Độ với Việt Nam

- Loại hình học

Là nghiên cứu sự giống nhau, lặp lại có quy luật Khái niệm này được các học giả Liên Xô đặt ra: Riftin, Arosxayep quãng những năm 50 - 60 của thế kỉ XX So sánh loại hình là nền tảng lý thuyết cho việc nghiên cứu văn học toàn thế giới Ví dụ: Các trào lưu văn học xuất hiện một cách lịch sử: Văn học Phục hưng phát triển trên di sản của văn học cổ đại từ thế kỉ XIII ở Ý đến thế kỉ XVI ở Tây Ban Nha với Xecvantec

- Thi pháp học

Thi pháp là hệ thống của những yếu tố có tính vĩnh hằng được đúc rút

ra từ lí luận văn học

Chúng ta có thể so sánh những yếu tố bât biến: Quan niệm về con

người, nhân vật, cốt truyện, đạo đức Ví dụ: Thi pháp Truyện Kiều là cuốn

sách so sánh thi pháp Nguyễn Du và Thanh Tâm Tài Nhân Cũng có thể so sánh về lí luận văn học: Các khái niệm, phạm trù, quan niệm của các nền văn học khác nhau Ví dụ: Quan hệ văn học - đời sống -người sáng tác - người đọc

ở phương Đông và phương Tây So sánh về phương diện lí luận tiếp nhận

1.2.2.6 Ưu thế và hạn chế của nghiên cứu song hành

Nghiên cứu song hành có ưu thế giúp mở rộng không gian nghiên cứu của văn học so sánh, khuynh hướng này một mặt chú ý nghiên cứu sâu các đặc tính thẩm mĩ của văn học, mặt khác có khả năng cung cấp những khái quát phổ biến về các quy luật phát triển của văn học

Tuy nhiên, bên cạnh ưu thế trên nghiên cứu song hành còn có những hạn chế:

Ngày đăng: 15/05/2018, 10:07

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lê Huy Bắc (2010), Giáo trình Văn học phương Tây trong trường phổ thông, NXBGD Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Văn học phương Tây trong trường phổ thông
Tác giả: Lê Huy Bắc
Nhà XB: NXBGD Việt Nam
Năm: 2010
2. Lê Huy Bắc (2011), Giáo trình văn học phương Tây, NXBGD Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình văn học phương Tây
Tác giả: Lê Huy Bắc
Nhà XB: NXBGD Việt Nam
Năm: 2011
3. Nguyễn Thị Bình (2007), Văn xuôi Việt Nam 1975 -1995, những đổi mới cơ bản, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn xuôi Việt Nam 1975 -1995, những đổi mới cơ bản
Tác giả: Nguyễn Thị Bình
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2007
4. Lê Nguyên Cẩn (2007), Giáo trình văn học phương Tây từ cổ đại Hy Lạp đến thế kỉ XVIII, NXBĐHSP Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình văn học phương Tây từ cổ đại Hy Lạp đến thế kỉ XVIII
Tác giả: Lê Nguyên Cẩn
Nhà XB: NXBĐHSP Hà Nội
Năm: 2007
5. Daniel Ernst Crosse (1984), Nguồn gốc của nghệ thuật, Thương vụ ấn thư quán Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguồn gốc của nghệ thuật
Tác giả: Daniel Ernst Crosse
Năm: 1984
6. Nguyễn Văn Dân (2011), Văn học so sánh, NXB KHXH Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học so sánh
Tác giả: Nguyễn Văn Dân
Nhà XB: NXB KHXH
Năm: 2011
7. Trương Đăng Dung (1991), Văn học dịch và những vấn đề lí luận của văn học so sánh, tạp chí Văn học, số 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học dịch và những vấn đề lí luận của văn học so sánh", tạp chí "Văn học
Tác giả: Trương Đăng Dung
Năm: 1991
8. Nguyễn Đăng Điệp (2001), Kĩ thuật dòng ý thức trong Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, Tự sự học, tập I, NXB ĐHSP Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kĩ thuật dòng ý thức trong Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh
Tác giả: Nguyễn Đăng Điệp
Nhà XB: NXB ĐHSP Hà Nội
Năm: 2001
9. Lưu Thị Thu Hà, Hiện tượng phân giã cốt truyện trong Phiên chợ Giát và Thân phận tình yêu của Bảo Ninh,http://bichkhe.org/home.php?cat_id=147&id=2455 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiện tượng phân giã cốt truyện trong Phiên chợ Giát và Thân phận tình yêu của Bảo Ninh
10. Đỗ Đức Hiểu (2000), Thi pháp hiện đại, Nxb Hội nhà văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thi pháp hiện đại
Tác giả: Đỗ Đức Hiểu
Nhà XB: Nxb Hội nhà văn
Năm: 2000
11. Đào Duy Hiệp (2007), Thời gian trong Thân phận tình yêu của Bảo Ninh, Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thời gian trong Thân phận tình yêu của Bảo Ninh", Tạp chí "Nghiên cứu Văn học
Tác giả: Đào Duy Hiệp
Năm: 2007
12. Ernest Hemingway, Giã từ vũ khí (2001), NXB Văn hóa - Thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giã từ vũ khí
Tác giả: Ernest Hemingway, Giã từ vũ khí
Nhà XB: NXB Văn hóa - Thông tin
Năm: 2001
13. Nguyễn Văn Long - Lã Nhâm Thìn (2006), Văn học Việt Nam sau 1975 những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, NXB GD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Việt Nam sau 1975 những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy
Tác giả: Nguyễn Văn Long - Lã Nhâm Thìn
Nhà XB: NXB GD
Năm: 2006
14. Phương Lựu (chủ biên) (1985), Lí luận văn học, Nhà xuất bản Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận văn học
Tác giả: Phương Lựu (chủ biên)
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 1985
15. Hồ Á Mẫn (2011), Văn học so sánh, NXBGD Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học so sánh
Tác giả: Hồ Á Mẫn
Nhà XB: NXBGD Việt Nam
Năm: 2011
16. Bảo Ninh (2012), Nỗi buồn chiến tranh, NXB trẻ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nỗi buồn chiến tranh
Tác giả: Bảo Ninh
Nhà XB: NXB trẻ
Năm: 2012
17. Nguyên Ngọc (1990), “Đôi nét về một tư duy văn học mới đang hình thành”, Văn nghệ, số 4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đôi nét về một tư duy văn học mới đang hình thành”", Văn nghệ
Tác giả: Nguyên Ngọc
Năm: 1990
18. Nhiều tác giả (1991), Thảo luận về tiểu thuyết Thân phận của tình yêu, Văn nghệ, số 37 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thảo luận về tiểu thuyết Thân phận của tình yêu, Văn nghệ
Tác giả: Nhiều tác giả
Năm: 1991
19. Vũ Đình Phòng (1999), Shakespear, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Shakespear
Tác giả: Vũ Đình Phòng
Nhà XB: Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin
Năm: 1999
21. Nguyễn Chí Tình (2000), “Văn học phương Tây và chiến tranh: vấn đề số phận con người”, Tạp chí Văn nghệ quân đội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học phương Tây và chiến tranh: vấn đề số phận con người”, Tạp chí
Tác giả: Nguyễn Chí Tình
Năm: 2000

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w