Với niềm yêu thích và mong muốn đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu về thơ Xuân Quỳnh nói chung và về tuyển thơ Không bao giờ là cuối nói riêng, chúng tôi lựa chọn vấn đề tính nữ trong tập thơ
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện cho em được thực hiện khóa luận tốt nghiệp này, đây là một cơ hội tốt để cho em bước đầu hình thành các kĩ năng nghiên cứu khoa học
Em cũng xin kính gửi lời cảm ơn chân thành đến giảng viên hướng dẫn Dương Thị Thúy Hằng trong suốt thời gian vừa qua đã nhiệt tình chỉ dạy, giúp
đỡ để em hoàn thành tốt bài khóa luận tốt nghiệp này
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn và xin kính chúc quý thầy cô sức
khỏe, hạnh phúc
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân, xuất phát từ
những yêu cầu trong việc học tập để hình thành định hướng nghiên cứu khoa học dưới sự hướng dẫn trực tiếp của giảng viên Dương Thị Thúy Hằng Trong khóa
luận, các dẫn chứng đều có nguồn gốc rõ ràng, được trình bày tuân thủ đúng nguyên tắc Các kết quả nghiên cứu được trình bày trong khóa luận là trung thực chưa từng được ai công bố trước đây Em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về nội dung trình bày trong khóa luận này
Hà Nội, ngày 26 tháng 04 năm 2014
Tác gi ả khóa luận
Trang 3
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề 2
3 Mục đích nghiên cứu 4
4 Nhiệm vụ nghiên cứu 4
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
6 Phương pháp nghiên cứu 4
7 Đóng góp của khóa luận 4
8 Bố cục khóa luận 5
Chương 1: GIỚI THUYẾT CHUNG 6
1.1.Vấn đề tính nữ trong văn học 6
1.2 Xuân Quỳnh – Cuộc đời – Duyên nợ thơ ca 8
1.2.1 Cuộc đời 8
1.2.2 Duyên nợ thơ ca – Quan niệm thơ ca 10
1.2.3 Tuyển thơ Không bao giờ là cuối 12
Chương 2: CÁI TÔI TRỮ TÌNH – HIỆN THÂN CỦA TÍNH NỮ TRONG TẬP THƠ “KHÔNG BAO GIỜ LÀ CUỐI” 14
2.1 Cái tôi yêu thương, dâng hiến 14
2.2 Cái tôi âu lo, ám ảnh 18
2.3 Cái tôi chở che, gắn bó 24
Chương 3: NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN TÍNH NỮ TRONG TẬP THƠ “KHÔNG BAO GIỜ LÀ CUỐI” 27
3.1 Ngôn ngữ và giọng điệu thơ giàu tính nữ 27
3.1.1 Ngôn ngữ 27
3.1.2 Giọng điệu 32
3.2 Biểu tượng 39
3.3 Không gian nghệ thuật – Thời gian nghệ thuật 48
3.3.1 Không gian nghệ thuật 49
3.3.2 Thời gian nghệ thuật 52
KẾT LUẬN 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO 57
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Xuân Quỳnh – cái tên không hề xa lạ trong làng thơ Việt Nam sau 1975, là một nữ thi sĩ có vị trí xứng đáng trong dàn thơ trẻ kháng chiến chống Mỹ Bà có
sự định hình phong cách với bản sắc riêng rất rõ nét Trải qua những năm tháng
sống và viết, lao động nghệ thuật hết mình, bà đã để lại cho đời một di sản thơ ca
thật đáng quý Thơ Xuân Quỳnh hấp dẫn bạn đọc không chỉ vì cái hay cái đẹp
của nghệ thuật mà còn là vì chất nữ tính đằm thắm in hằn trong mỗi câu thơ Đó
là những rung cảm, khát khao yêu thương dâng hiến và còn là những lo âu trăn
trở của một người phụ nữ đã trải qua nhiều sóng gió trong cuộc đời Tìm hiểu về tính nữ trong thơ Xuân Quỳnh chính là tìm hiểu một đặc điểm quan trọng về nội dung trong các sáng tác của thi sĩ
Tuyển thơ Không bao giờ là cuối chọn lọc những sáng tác đặc sắc nhất
trong đời thơ nữ sĩ Xuân Quỳnh Ở tuyển thơ này, chúng ta bắt gặp những bài thơ cả quen và lạ của nữ sĩ Từ những bài thơ tình yêu đạt tới đỉnh cao khiến bao
thế hệ bạn đọc đắm say như: Sóng, Tự hát, Chỉ có sóng và em…đến những vần thơ mang nặng nỗi trăn trở ưu tư về cuộc đời giữa “Những năm tháng không
yên” c ủa lòng người và của đất nước một thời “Tuổi trẻ đấy khói bom/ Tuổi trẻ
đấy bùn đất/ Trong chiến hào dằng dặc nắng miền Trung/ Tuổi trẻ sang bên kia Trường Sơn” [11, tr137] Trong tập thơ ta còn gặp những trang viết dành cho
thiếu nhi rất nồng hậu, tươi vui với Bầu trời trong quả trứng, Tuổi Ngựa, Bay
cao,… Tập thơ đã đi vào lòng người đọc, trở thành tiếng nói tâm tình về những ngọt bùi cay đắng ở đời, tiếng nói của tình yêu và tình mẫu tử hồn hậu, dung dị
mà thiêng liêng Những vần thơ ấy đã gieo vào lòng người đọc một tình yêu
cuộc sống, tình yêu con người thiết tha
Với niềm yêu thích và mong muốn đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu về thơ Xuân
Quỳnh nói chung và về tuyển thơ Không bao giờ là cuối nói riêng, chúng tôi lựa
chọn vấn đề tính nữ trong tập thơ Không bao giờ là cuối của nữ sĩ Xuân Quỳnh
làm đề tài khóa luận cho mình Chúng tôi hi vọng kết quả tìm hiểu của khóa luận này sẽ góp phần hữu ích vào việc tìm hiểu về thơ của bà
Trang 52
2 Lịch sử vấn đề
Khi người phụ nữ làm thơ, tác phẩm của họ thường được soi chiếu từ cái nhìn đặc điểm giới Vi mạch sáng tạo trong thế giới thơ của những cây bút nữ bám rễ vào đặc điểm giới để đồng vọng và tự hóa giải những tâm hồn đa cảm Ở Xuân Quỳnh, cái thiên tính nữ ấy chiếm hữu cả tâm hồn, cuộc đời và thơ bà Đời
và thơ Xuân Quỳnh chỉ là một
Đã có một số bài nghiên cứu đề cập đến cái phần nữ tính thiêng liêng trong
thơ Xuân Quỳnh Ngay từ tập thơ đầu tay in chung với Cẩm Lai Tơ tằm – Chồi
bi ếc, thơ Xuân Quỳnh đã gây được sự chú ý với giới nghiên cứu, phê bình văn
học Lê Đình Kỵ trong bài Tơ tằm và chồi biếc đăng trên tạp chí Nghiên cứu
khoa học số 1/1964 cũng đánh giá thơ Xuân Quỳnh “nhẹ nhàng, trong sáng, xinh
x ắn như một điệu múa dân tộc” [2, tr20]
Trong cuộc trao đổi về thơ Xuân Quỳnh năm 1984, Vương Trí Nhàn và
Phạm Tiến Duật cũng đã phát biểu rằng: Ngày từ những tập thơ đầu tay, Xuân
Quỳnh đã thể hiện: “Một sự chủ động mà chỉ người phụ nữ ngày nay mới có:
nh ững ao ước nhức nhối về hạnh phúc lứa đôi và sẵn sàng “giương vây” gìn giữ
b ằng được” [7, tr13]
Sau đó, bài viết Cánh chuồn trong giông bão của tác giả Chu Văn Sơn về
thơ Xuân Quỳnh hàm chứa một cái nhìn tinh tế về thiên tính nữ trong sáng tác của nhà thơ này Hình ảnh cánh chuồn bé bỏng, mỏng manh mang tin bão trong
thơ Xuân Quỳnh cho tác giả ấn tượng về một trái tim thơ “cứ chao đi chao về,
m ệt nhoài giữa biển giông và yên định, bão tố và bình yên, chiến tranh và hòa bình, thác lũ và êm trôi…” [12, tr21], luôn khắc khoải cái khao khát được chở
che và gắn bó Đóng góp mới của Chu Văn Sơn khi tiếp cận thế giới nghệ thuật thơ Xuân Quỳnh nằm ở khái niệm chất thơ từ tổ ấm Cùng với nỗi phấp phỏng,
lo âu chiếm lĩnh điệu hồn Xuân Quỳnh, Chu Văn Sơn đã định danh cho con
người này là “người đàn bà của muôn thuở” [12, tr22]
Bước vào thi giới Xuân Quỳnh là bước vào tòa lâu đài tâm hồn của một
“N gười đàn bà yêu và làm thơ” [3, tr228] – Đoàn Thị Đặng Hương “Từ những bài thơ của thủa ban đầu còn nhiều hồn nhiên, mộc mạc và cả sự non nớt trong ngh ệ thuật đến những bài thơ đã già dặn, đã đi vào độ chín của một phong cách thơ đều lắng sâu những nỗi đau thầm kín: những nỗi đau và trăn trở của một
cu ộc đời và một số phận nghệ thuật của người đàn bà làm thơ” [3, tr228] Tác
Trang 6giả khẳng định “Những bài thơ tình của Xuân Quỳnh có một nhan sắc riêng,
chân th ật và đam mê mãnh liệt” [3, tr238] Đây chính là “tiếng thơ rất sớm của
m ột người con gái, một người đàn bà đã chủ động yêu và đòi quyền được yêu”
[3, tr236] Đây cũng chính là chân dung, con đường tình yêu – nghệ thuật Xuân
Quỳnh đã đi và cống hiến cho đời
PGS.TS Lưu Khánh Thơ trong bài viết Xuân Quỳnh – Cuộc đời gửi lại
trong thơ cũng có nhận định tương tự: “Dù đi vào những vấn đề lớn của đất nước hay trở về với những tình cảm riêng tư, thơ Xuân Quỳnh bao giờ cũng là
ti ếng nói rất riêng của một tâm hồn phụ nữ thông minh, sắc sảo, đầy nữ tính”
[11, tr267] Song do dung lượng và tính chất của bài viết, tác giả chưa có dịp khơi sâu chất nữ tính trang trải suốt thế giới nghệ thuật của người phụ nữ tài hoa
ấy
Nhìn chung cũng đã có những bài viết chạm vào mạch nữ tính trong thơ Xuân Quỳnh từ một vài phương diện cụ thể Từ nhận định “cốt lõi của nữ tính là mẫu tính”, Thụy Sao trong bài viết Thơ Xuân Quỳnh – tiếng nói của tình yêu và
tình m ẫu tử (http://www.phunu.hochiminhcity.gov.vn) đã soi vào thơ bà mà thấy
được ngọn lửa nồng ấm mà người mẹ Xuân Quỳnh đã thắp lên Bản năng của
một người phụ nữ hạnh phúc trong thiên chức làm mẹ đem đến cho thơ Xuân
Quỳnh những lời ru ấp ủ tình thương Cái thiên tính nữ ấy khiến Xuân Quỳnh có
thể đi sâu vào thế giới tuổi thơ, thấu cảm đến tận đáy lòng những tâm tư của con
trẻ Hình ảnh một Xuân Quỳnh đậm chất nữ tính đôi khi được nhìn ngắm từ một tác phẩm thơ riêng lẻ Nhiều tác giả đứng ở tiêu điểm của khát vọng nhân văn
mà phân tích cắt lớp chiều sâu tư tưởng và kết cấu nghệ thuật của bài thơ Sóng,
để bắt gặp ở đó những gì thuộc về cảm xúc tinh tế của tình yêu, khát khao tình yêu vừa hồn nhiên, chân thực, vừa mãnh liệt, sôi nổi của một trái tim phụ nữ đôn hậu và đằm thắm Song hầu như các công trình, bài viết trên chỉ mới đề cập đến
yếu tố nữ tính trong thế giới thơ Xuân Quỳnh từ vài khía cạnh và nét biểu hiện riêng lẻ mà chưa có được cái nhìn bao quát, toàn diện
Đề tài nghiên cứu của chúng tôi chính là sự tiếp nối những suy nghĩ của các nhà nghiên cứu ở trên Qua tuyển thơ Không bao giờ là cuối của Xuân Quỳnh
để chỉ ra thiên tính nữ độc đáo từ nguyên lí mẹ muôn thuở mà thơ Xuân Quỳnh
đã thể hiện thành tiếng nói nghệ thuật thao thức và ám ảnh tâm linh
Trang 74
3 Mục đích nghiên cứu
Nắm vững được các mảng kiến thức xoay quanh vấn đề “tính nữ” trong thơ
ca Việt Nam
Có cái nhìn hệ thống, cụ thể về cuộc đời, sự nghiệp thơ ca của nữ sĩ Xuân
Quỳnh và đặc biệt là về tinh tuyển Không bao giờ là cuối
Thấy được những đặc điểm, phương diện của tính nữ biểu hiện trong tập
thơ Không bao giờ là cuối, đồng thấy được sự ảnh hưởng của yếu tố tính nữ
cũng như giá trị của nó trong tập thơ
Tích lũy kiến thức cần thiết giúp ích cho việc giảng dạy về thơ Xuân Quỳnh sau khi ra trường
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích đề ra, đề tài phải thực hiện được các nhiệm vụ sau:
Tập hợp những vấn đề lý thuyết có liên quan tới đề tài
Khảo sát, thống kê và phân loại các đặc điểm, biểu hiện của tính nữ trong
tập thơ Không bao giờ là cuối
Phân tích các đặc điểm để thấy được giá trị nghệ thuật của nó
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: Tập thơ Không bao giờ là cuối của Xuân Quỳnh
Phạm vi nghiên cứu: Sự đặc sắc, khác biệt của tính nữ trong Tập thơ
Không bao gi ờ là cuối của nữ thi sĩ Xuân Quỳnh
6 Phương pháp nghiên cứu
Do tính chất và nhiệm vụ khoa học mà đề tài đặt ra, tôi sử dụng tổng hợp các phương pháp như sau:
Phương pháp thống kê – phân loại
Phương pháp phân tích – tổng hợp
Phương pháp so sánh – chứng minh
7 Đóng góp của khóa luận
Việc nghiên cứu đề tài có ý nghĩa lý luận và thực tiễn như sau:
Trang 8Về mặt lý luận: Giải quyết tốt vấn đề của đề tài góp phần bổ sung,làm rõ sự ảnh hưởng của đặc điểm giới đến sự định hình phong cách của tác giả, sự thể
hiện chiều sâu tư tưởng và yếu tố thẩm mỹ – nghệ thuật trong sáng tác
Về mặt thực tiễn: Từ sự thống kê, đi sâu phân tích thế giới nghệ thuật thơ Xuân Quỳnh, khóa luận chỉ ra một phương diện tiêu biểu góp phần tạo nên phong cách của nhà thơ nữ hàng đầu nửa cuối thế kỉ XX ở cả hai khía cạnh nội dung và nghệ thuật đó là tính nữ, đồng thời giúp cho bạn đọc yêu thơ Xuân
Quỳnh có thêm cơ sở để khám phá, cảm nhận những trang viết của nữ sĩ
8 Bố cục khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, khóa luận này gồm ba chương:
Chương 1: Giới thuyết chung
Chương 2: Cái tôi trữ tình – hiện thân của tính nữ trong tập thơ Không bao
gi ờ là cuối
Chương 3: Nghệ thuật biểu hiện tính nữ trong tập thơ Không bao giờ là
cu ối
Trang 96
C hương 1: GIỚI THUYẾT CHUNG
Để có một cái nhìn tổng quát và khoa học đối với vấn đề Tính nữ trong tập
thơ Không bao giờ là cuối của Xuân Quỳnh, chúng ta cần nắm được những kiến
thức cơ bản liên quan: Giới tính, Tính nữ, Thiên tính nữ, Nguyên lí tính mẫu, nữ tính vĩnh hằng…
Nói tới vấn đề tính nữ trước hết cần hiểu về giới tính Giới tính là một vấn
đề mang tính khoa học Từ thủa Adam, Eva đến nay, loài người luôn ý thức tới
vấn đề giới tính, đây là vấn đề mang tính xã hội, tính thẩm mỹ trong cuộc sống
và trong nghệ thuật Giới tính là hiện tượng tự nhiên có liên quan đến mọi khía cạnh của cuộc sống Hơn thế nữa, yếu tố giới tính còn là một trong những vấn
đề quyết định sự sinh tồn của xã hội loài người Tuy nhiên giới tính lại là vấn đề
tế nhị, riêng tư, nên thật khó mà bày tỏ cùng người khác và khó mà có thể nói lên một cách trực tiếp để mọi người cùng biết – nhất là giới tính nữ Do đó từ trước đến giờ người ta nhiều khi coi đó là một thứ cấm kị, tránh nói đến, nhất là ở các nước phương Đông, trong đó có Việt Nam Nói tới giới tính tức nói tới giới Nam
và giới Nữ, về mặt sinh học, trong ba tuần đầu, thai nhi có hình thức của một bé gái, các tuần lễ sau đó mới bắt đầu hình thành giới, phân chia thành trai hay gái, loài người đã bắt đầu lịch sử của mình bằng chế độ mẫu hệ Tuy nhiên từ khi coi Eva được sinh ra từ cái xương sườn của Adam, người ta lại mặc nhiên coi vai trò
của nữ giới là vai trò bị lệ thuộc và bị chi phối bởi nam quyền Và với hành vi xúi giục Adam ăn trộm táo thần, Eva bị coi là nguồn gốc của tội lỗi Trên thế
giới, một trong các quy định nghiêm ngặt của các nước Hồi giáo đó là: Phụ nữ
phải che mặt khi ra đường, bên cạnh đó một số nước thì lại có tục thờ Mẫu rất phát triển, vai trò của người phụ nữ được đề cao “Lệnh ông không bằng cồng bà” Tóm lại, giới tính là một vấn đề phức tạp Nó gắn liền với ý thức hệ, chính
trị, tôn giáo của từng vùng, miền văn hóa khác nhau nhưng nó đều được thể hiện
rõ qua ngôn ngữ và văn học
Nguyên lí tính Mẫu trước hết là tụng ca những phẩm chất huyền diệu của người mẹ – mang bầu, sinh con, nuôi con Theo quan niệm huyền thoại, người
phụ nữ được xem là biểu tượng của vũ trụ, chứa đựng sức mạnh vĩ đại của vũ
trụ Trong cơ thể họ, mầm sống tự nhiên được sinh ra và phát triển nhờ hấp thụ chất sống từ chính họ Họ trở thành Thánh Mẫu nhờ vai trò kép: vừa là người
Trang 10mẹ, vừa là trinh nữ Nguyên lí tính Mẫu có nguồn gốc từ truyền thống trọng
Mẫu, tôn thờ Mẫu tồn tại từ rất lâu trong văn hóa loài người Đối với nền văn hóa gốc nông nghiệp của Việt Nam, vai trò của nữ giới càng được đề cao bởi phẩm chất đảm đang, khéo léo Trong tâm thức dân gian Việt, người mẹ có vai trò, vị trí quan trọng nhất: “Con dại cái mang”, “Cha sinh không tày mẹ
dưỡng”, “Phúc đức tại Mẫu” (Tục ngữ)
Trong một trường nghĩa nhất định, cụm từ nữ tính vĩnh hằng còn được gọi
là Người Đàn Bà Vĩnh Cửu (V Soloviev), Gái Muôn Đời (Đinh Hùng) hay
Người Nữ Vĩnh Cửu (Nhật Chiêu) Điều đó có nghĩa là, nữ tính luôn có khả năng vượt thoát khỏi sự chế ngự của thời gian, mang thông điệp về vẻ đẹp nhân
thế được bảo lưu, tái hiện và tái sinh
Tính n ữ, hay chính là thiên tính nữ, hiểu một cách đơn giản là tính mềm
mại, uyển chuyển của người phụ nữ Đó là những phẩm chất tạo hóa ban tặng chỉ riêng cho nữ giới, những phẩm chất ấy làm nên vẻ đẹp và sự đặc biệt cho họ so với nửa kia còn lại của loài người Trở về với tính nữ là trở về với sự an nhiên,
hồn nhiên, chất phác của tâm tính Nguồn cội của tính nữ lại gắn với các thiên
chức cao quý của Eva
Như một sự thôi thúc tất yếu của bản năng, bất kì người đàn bà nào được sinh ra cũng biết cách mang nặng đẻ đau, chăm bẵm và lo lắng cho con cái đến
cuối cuộc đời Họ làm cho sự sống của con người sinh sôi nảy nở nhờ khả năng sinh sản Người phụ nữ được tạo ra để làm tròn thiên chức của người mẹ, người
vợ Thiên chức đó cùng những chế định về tình cảm đặt người phụ nữ vào môi trường hình thành các tính cách, phẩm chất đặc trưng khác biệt so với nam giới
Thủy chung, giàu đức hy sinh, dịu dàng, bao dung là nét đẹp phẩm hạnh nổi bật
của tính nữ
Nghệ thuật suy cho cùng là hành trình đi tìm và khám phá cái Đẹp Người
phụ nữ với vẻ đẹp phẩm chất đặc trưng của giới mình luôn là đối tượng thẩm mỹ
của nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau, trong đó có văn học Bắt rễ từ nền tảng văn hóa vốn coi trọng người phụ nữ, văn học Việt Nam đã xác tín cho vẻ đẹp phái tính của nữ giới bằng hệ thống những tác phẩm có tính ngợi ca: Thơ Hồ
Xuân Hương, Bà huyện Thanh Quan, Tắt đèn, Người mẹ cầm súng, Hòn đất,
Người con gái Việt Nam… Hình tượng người phụ nữ Việt Nam dù được phản
ánh ở thời kì nào cũng là sản phẩm của ý thức tôn thờ thiên tính nữ vĩnh hằng
Trang 11những con đường lát gạch, những lũy tre xanh và đặc biệt đây là làng quê nổi tiếng với nghề dệt the, dệt gấm Những ngày thơ ấu, Xuân Quỳnh lớn lên cùng
những tiếng hát, tiếng lách cách đưa thoi của những người thợ dệt, thợ quay tơ Cái không gian quê mùa thôn dã ấy đã bao bọc, chở che tâm hồn thơ ngây và bất hạnh của Xuân Quỳnh ngay từ thủa bé thơ
Sinh ra trong một gia đình công chức nhỏ Cha Xuân Quỳnh là ông Nguyễn Quang Thưởng (mọi người thường gọi là giáo Lục), ông là người lãng mạn, từng sáng tác văn chương, viết báo, dạy học Sau khi mẹ Xuân Quỳnh mất, ông lấy vợ
lẽ và có thêm bốn người con Vì mâu thuẫn gia đình ông để hai chị em Xuân
Quỳnh ở với bà nội rồi đưa vợ lẽ và các con vào Sài Gòn sống Ông mất tại Sài Gòn Mẹ là bà Nguyễn Thị Trích, bà lấy cha Xuân Quỳnh khi mới 17 tuổi Năm
31 tuổi, sau khi sinh Xuân Quỳnh ít lâu bà qua đời vì bệnh lao Có thể nói ngay
từ khi sinh ra Xuân Quỳnh đã là đứa trẻ bất hạnh, côi cút, thiếu thốn tình yêu thương Cuộc sống côi cút – nỗi đau mồ côi mẹ ám ảnh cả đời nhà thơ, sống
cuộc đời mồ côi khiến nữ sĩ hiểu tình mẫu tử thiêng liêng và quý giá đến nhường nào đối với trẻ thơ Cuộc sống nhọc nhằn bên người bà nội khắc khổ đã dạy cho Xuân Quỳnh những khéo léo từ thuở ấu thơ Những yêu thương của bà đã vun đắp cho Xuân Quỳnh một tâm hồn đầy nữ tính: chu đáo, sớm lo âu hay trắc ẩn,
Bù đắp cho những thiếu thốn về vật chất, bà cho Xuân Quỳnh cả một kho truyện
cổ, tục ngữ, ca dao, những khúc Kiều, truyện thơ Nôm…
Học hết tiểu học, Xuân Quỳnh ở nhà với bà rồi tham gia hoạt động văn nghệ thiếu nhi với bộ đội địa phương Tháng 2 năm 1955, cô bé Xuân Quỳnh được tuyển vào đội múa của đoàn Văn công nhân dân Trung ương Để lại sau lưng bờ sông Nhuệ hiền hòa, ngôi nhà ngói cổ năm gian, bà nội và những kỉ
niệm tuổi ấu thơ Xuân Quỳnh đã hòa nhập cuộc đời mình vào đời sống nghệ thuật rộng lớn của đất nước Đó là những ngày tháng náo nức của Xuân Quỳnh
Từ một cô bé mồ côi Xuân Quỳnh trở thành một diễn viên múa Con đường nghệ thuật múa rộng mở: Xuân Quỳnh được đi biểu diễn ở nước ngoài, đi dự Đại hội Thanh niên Sinh viên thế giới năm 1959 tại Viên, thủ đô nước Áo Song như một
Trang 12mối nhân duyên đã định, Xuân Quỳnh táo bạo quyết định từ giã đoàn Văn công
để đến với địa hạt thơ ca và sống cùng thơ cho đến hết những tháng ngắn ngủi
của cuộc đời mình Đây là sự quyết định bao trăn trở của bà Bà trăn trở, lo lắng không phải vì danh vọng cho mình mà trăn trở vì sợ đi nhầm đường, sợ không làm nên trò trống gì: “Đó, trước mắt tôi là hạnh phúc, là yên ấm Thế mà tôi từ
b ỏ tất cả Tất nhiên trên đời này được cái nọ phải mất cái kia Nhưng biết mình
có được cái mà mình định đổi không? Tôi không ngại gian khổ về vật chất, tôi
ch ỉ buồn về tình cảm Chắc anh biết: Tôi, một con bé từ nhỏ luôn thiếu thốn tình
c ảm, mà bây giờ cũng chẳng hơn gì Tôi bây giờ như kẻ đứng giữa ngã ba đường vắng mà trời thì tối, chẳng biết hỏi ai Giá mà bây giờ có ai bảo hộ tôi
m ột điều rằng: “Đi con đường này là đúng” thì dù biết có gục ngã giữa đường tôi v ẫn cứ đi Tôi chỉ sợ mình không biết phương hướng rồi sau này cũng ra trò
tr ống gì, mà cứ lo nghĩ mã thế này thì hết đời…” [3, tr150] Có đứng ở trong
hoàn cảnh của Xuân Quỳnh ta mới hiểu được rằng bà yêu thơ lắm, yêu nhiều lắm nên mới dũng cảm và táo bạo quyết định như thế
Năm 1962, bà được chọn đi học khóa bồi dưỡng những nhà viết văn trẻ khóa I tại trường viết văn Nguyễn Du Sau khi học xong, bà làm việc tại báo Văn nghệ, báo Phụ nữ Việt nam Năm 1963, Xuân Quỳnh có một tổ ấm bé nhỏ khi
kết hôn với anh chàng nhạc công của Đoàn Văn công nhân dân, họ có một cậu con trai Cũng thời gian này, bà đã hòa mình vào cuộc chiến tranh gian khó của dân tộc, đã ru con trên đường đi sơ tán, trong đường hầm, rồi gửi con cho mẹ
chồng để đến với những tuyến lửa Vĩnh Linh, Quảng Bình gió Lào cát trắng,…để ghi lại những gian khổ trong cuộc sống, chiến đấu của dân tộc bằng
những vần thơ bỏng rát hiện thực Với những trang thơ ấy bà trở thành một trong
những gương mặt tiêu biểu của thế hệ thơ thời chống Mỹ cứu nước
Những mất mát của tuổi thơ đã khiến cho niềm ao ước về tình yêu, hạnh phúc và một mái ấm gia đình luôn cháy bỏng trong lòng Xuân Quỳnh Nhưng
thật buồn khi hạnh phúc đến với bà quá nhọc nhằn Cuộc hôn nhân với anh chàng nhạc công ở Đoàn Văn công tan vỡ, bà hụt hẫng và chơ vơ giữa đời như
một đứa trẻ bỗng ngã nhoài ở ngay bước đi chập chững đầu tiên
Cuộc đời không phải lúc nào cũng quay lưng lại với người đàn bà dành tình yêu lớn cho thơ – Xuân Quỳnh Xuân Quỳnh gặp Lưu Quang Vũ, người đàn ông
đã đi qua một mối tình dang dở, người bạn nghề thấu hiểu sự đa mang nghệ sĩ ở
Trang 1310
con người bà Và rồi như là sự sắp đặt hữu ý của duyên phận Năm 1973, Xuân
Quỳnh kết hôn với nhà viết kịch Lưu Quang Vũ Kết hôn với Lưu Quang Vũ, Xuân Quỳnh đã phải đối diện với bao gian khó nhưng bù lại bà đã đi tới tận cùng của tình yêu và hạnh phúc Bà đã chắt chiu thương yêu chăm lo cho đàn con gà
vịt của mình để chúng luôn sống hòa thuận và gắn bó với nhau Những vần thơ dào dào cảm xúc của bà cứ lần lượt ra đời Những trang thơ, những vở kịch của Lưu Quang Vũ cũng lần lượt ra đời, tài năng và sự nghiệp của Lưu Quang Vũ được phát triển
Từ năm 1978 đến lúc mất Xuân Quỳnh làm biên tập viên Nhà xuất bản Tác
phẩm mới Với tinh thần sáng tác nghiêm khắc, miệt mài bà đã để lại cho hậu thế
một sự nghiệp văn chương đáng kể Đầu tiên là thơ, sáng tác thơ có các tập: Tơ
t ằm – chồi biếc (in chung); Hoa dọc chiến hào; Gió Lào, cát trắng; Lời ru trên
m ặt đất; Sân ga chiều em đi; Tự hát; Hoa cỏ may (Giải thưởng văn học 1990 của
Hội nhà văn); Thơ Xuân Quỳnh (1992, 1994); Thơ tình Xuân Quỳnh - Lưu
Quang Vũ (1994) Đặc biệt năm 2011, Nhà xuất bản Hội nhà văn đã cho ra đời
tập thơ Không bao giờ là cuối , đây là cuốn tinh tuyển gồm những sáng tác thơ
hay cùng với di cảo, thủ bút của nữ sĩ Xuân Quỳnh Các sáng tác cho thiếu nhi:
Cây trong ph ố–Chờ trăng (in chung); Bầu trời trong quả trứng (Giải thưởng văn
học năm 1982 – 1983); Truyện Lưu – Nguyễn; Bao giờ con lớn; Chú gấu trong
vòng đu quay; Mùa xuân trên cánh đồng; Bến tàu trong thành phố; Vẫn có ông trăng khác
Giữa năm 1988, Xuân Quỳnh phải đối diện với căn bệnh tim chớm phát Xuân quỳnh qua đời ngày 29/8/1988 trong một tai nạn giao thông tại cầu Phú Lương, thị xã Hải Dương cùng chồng là nhà viết kịch Lưu Quang Vũ và con trai
út Lưu Quỳnh Thơ
1.2.2 Duyên nợ thơ ca – Quan niệm thơ ca
Xuân Quỳnh sinh ra trong một gia đình có cha và chị gái đều là những người yêu thơ và thích sáng tác thơ Thấy cha làm thơ, chị gái làm thơ là Xuân
Quỳnh cũng bắt chước làm thử Sống trong môi trường ấy, thói quen làm thơ được ươm mầm trong Xuân Quỳnh một cách rất tự nhiên Cha Xuân Quỳnh là
một nhà giáo nhưng yêu thích nghệ thuật, ông sáng tác thơ mỗi khi có thể: từ Sài Gòn ra Hà Nội thăm gia đình ông có thơ, nhớ quê ông viết thơ hay sung sướng vì gia đình có thêm cô con gái Xuân Quỳnh ông viết thơ Sau khi vào Sài Gòn, cha
Trang 14Xuân Quỳnh đã để lại cho hai chị em bà mấy tủ sách Theo bà kể “chúng tôi đọc
ng ấu nghiến hết cả, có cái hiểu, có cái chẳng hiểu nhưng rất say mê” “Những truy ện của Nam Cao, Nguyên Hồng mỗi khi đọc tới thấy sao mà giống tôi thế Tôi có c ảm tưởng là tôi cũng có thể viết được như vậy, một cách dễ dàng Và tôi
đã khao khát được viết.” “Nhưng say mê hơn cả vẫn là thơ” “Tôi đọc thơ của Nguy ễn Bính, Hàn Mặc Tử, Tế Hanh, Chế Lan Viên, Anh Thơ, Huy Cận, Xuân
Di ệu rất say sưa Đằng sau những bài thơ bao giờ tôi cũng cảm thấy bao điều kỳ
di ệu Và tôi tin rằng các nhà thơ là những vị thánh Cho mãi đến bây giờ, tôi vẫn
th ấy thơ là một nghệ thuật kỳ diệu nhưng khó mà đi tới, mặc dù vậy vẫn không bao gi ờ có thể bỏ được thơ!” [9]
Những năm hoạt động ở Đoàn văn công là một bước đệm tốt giúp cho Xuân Quỳnh bước vào lãnh địa thơ ca vững vàng Bà bắt đầu viết thơ nhiều và có dịp được làm quen với nhiều nhà văn, nhà thơ thời bấy giờ: Vân Đài; Anh Thơ,… được đến dự buổi trao đổi nhận xét tập thơ Riêng chung của Xuân Diệu Cứ thế, mỗi ngày một chút, men rượu thơ ca ngấm dần vào trái tim Xuân Rồi Xuân
Quỳnh được mời đi học lớp văn nghệ ở Quảng Bá, đi thực tế ở đảo Côtô,…
Duyên nợ giữa Xuân Quỳnh và thi ca không chỉ được ươm mầm từ môi trường gia đình mà nó còn được bắt nguồn từ chính nhu cầu khát khao được viết
của Xuân Quỳnh Ở nơi sâu thẳm nhất của lí trí và con tim, nữ sĩ biết rằng mình sinh ra để được viết Trong bản tiểu sử văn học viết ngày 29/8/1982, trả lời cho
đề mục nguyên nhân bắt đầu hoạt động văn học, Xuân Quỳnh có ghi: “Vì thích
thú Làm văn học cảm thấy như mình được sống thêm một cuộc đời khác nữa Vì
u ất ức Khi mới vào nghề bị xô đẩy, bị khinh rẻ nên tôi quyết phải sống Mà sống
t ức là phải viết” [3, tr137]
Bắt nguồn từ một tâm hồn đa mang, nhạy cảm của một người đàn bà vốn sinh ra là để dành cho thơ Người đàn bà ấy long đong với bao giông bão, sóng gió của cuộc đời nhưng lại có một tâm hồn khát khao tình yêu đến tận cùng, vì
thế trong những lời yêu nồng nàn, đắm say nhất tâm hồn ấy cũng đầy ắp những
phấp phỏng lo âu về sự tan vỡ Đến với những sáng tác thơ của Xuân Quỳnh người đọc nhận ra, những cung bậc cảm xúc trong thơ của bà bao giờ cũng được đẩy lên mức da diết, nồng nhiệt nhất “Sống tức là phải viết”, người phụ nữ
mỏng manh mang tâm hồn của một thi sĩ lớn đã thật mạnh mẽ khi đón nhận sứ
mệnh thơ giao phó
Trang 1512
Nhà phê bình Vương Trí Nhàn từng nhận định: “Ấn tượng về một cái gì tự
nhiên càng rõ r ệt hơn khi người ta nhìn vào con đường Xuân Quỳnh đã qua để đến với văn học” [10] Ngẫm kĩ, Xuân Quỳnh đã lựa chọn thi ca như một lẽ tất
yếu, thường tình Vì tự trong máu thịt, con người ấy đã mang chất văn chương thiên phú Từ lúc đặt chân vào địa hạt thi ca đến lúc khép lại con đường thơ của riêng mình, Xuân Quỳnh lưu lại dấu ấn bằng phong cách thơ tự nhiên, chân thật đáng kinh ngạc Người phụ nữ ấy không làm thơ mà viết như để kể lại những gì
đã sống, đã trải Tâm trạng trong thơ Xuân Quỳnh nảy sinh từ hoàn cảnh đời
sống riêng của chính bà Hiện thực trong thơ Xuân Quỳnh được tái sinh từ hiện
thực đời sống thường nhật Lấy sự chân thật làm điểm tựa cho cảm xúc sáng tạo, Xuân Quỳnh làm thơ một cách tự nhiên, bản năng
Về quan niệm thơ ca, đối với Xuân Quỳnh ý niệm về sự thai nghén để cho
ra đời một tác phẩm dường như rất đơn giản: “Lúc viết những dòng này, tôi như
người phát cuồng Cứ phải ghi bằng hết ý nghĩ cứ ào ào kéo đến trong đầu không c ần vần vèo gì vội Còn sắp xếp lại, đặt vấn đề tôi làm sau, việc ấy đơn
gi ản hơn” [3, tr197] Khởi nguyên thơ Xuân Quỳnh là sự xúc động chân thành,
nhu cầu bộc lộ cảm xúc một cách mãnh liệt nhất “Nghĩa là sự làm thơ ăn ở
nh ững xúc động” “Còn hình thức thơ bốn chữ hay thơ tám chữ, chuyện ấy sẽ đến sau Làm thơ mà có mỗi cái vần bắt không xong, thì còn tính chuyện viết lách làm quái gì n ữa.” [3, tr197-198]
Dễ hiểu vì sao Xuân Quỳnh coi trọng nhất yếu tố tình cảm, cảm xúc trong
thế giới nghệ thuật Thơ phải là cái gì đó níu nhau chảy ra trong nguồn cơn xúc cảm, trong giây phút bừng ngộ của tư tưởng nghệ thuật Thơ phải bật ra từ trong huyết quản của mình Với Xuân Quỳnh, làm thơ đầu tiên là để tự thể hiện, tự
khẳng định, để sáng tạo và để nối liền bản thân với đồng loại,vũ trụ Xuất phát từ mình, chân thật với chính mình là điều cốt yếu dẫn đường cho sự ra đời của tác
phẩm Xuân Quỳnh thường nhìn thấy chính mình đầu tiên khi nhìn vào con người và sự vật xung quanh nên bà có thói quen diễn tả tâm trạng của mình qua thơ đúng đến từng khía cạnh nhỏ nhặt nhất
1.2.3 Tuyển thơ Không bao giờ là cuối
Tuyển thơ Không bao giờ là cuối dường như đã khái quát được cả cuộc đời
và sự nghiệp thơ của nữ sĩ được nhiều thế hệ đọc giả Việt Nam yêu mến, trân
trọng – Xuân Quỳnh Với tuyển thơ này người đọc một lần nữa được nhìn lại
Trang 16“đời thơ”, “đời yêu” của người phụ nữ có trái tim “biết ngừng đập lúc cuộc đời
không còn n ữa / Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi” (Tự hát)
Tuyển thơ bao gồm ba phần Người đọc sẽ gặp Chồi biếc; Thuyền và biển;
Sóng; Sân ga chi ều em đi, Tự hát… những bài thơ man mác buồn mà ngập tràn
hạnh phúc, đắng đót xót xa nhưng không bao giờ vơi yêu thương nồng nàn trong
phần đầu tiên – Dẫu biết chắc rằng anh trở lại Đến phần hai – Những năm tháng
không yên, ta không khỏi xót xa trước cảnh đất nước chia lìa hai miền Nam –
Bắc:
“Gà gáy sáng th ấy tóc đầm nước mắt Đất nước chia lìa đau cả giấc mơ”
(Gặp cha)
B ầu trời trong quả trứng là phần cuối của tuyển thơ Phần này gồm những
sáng tác thơ rất tươi vui, dí dỏm dành cho thiếu nhi như: Chuyện cổ tích về loài
người; Bầu trời trong quả trứng; Bay cao; Tuổi ngựa…
Từ khi ra đời tuyển thơ đã thu hút được nhiều sự chú ý của người đọc bởi ở
đó chứa đựng những tác phẩm hay nhất trong đời thơ Xuân Quỳnh Những bài thơ trữ tình giản dị, chân thật, nồng hậu góp phần làm toát lên tính nữ của tuyển thơ Trong tuyển thơ, tính nữ thể hiện rõ nét ở sự tinh tế trong cảm nhận, uyển chuyển trong cấu tứ, giọng điệu và đặc biệt là ở những xúc cảm sâu thẳm tận cùng khi bà viết cho nhà viết kịch Lưu Quang Vũ - người đàn ông mà bà không
ngừng yêu và không hết yêu cho tới tận cuối đời; viết cho mẹ, cho cha, cho chị, cho con, cho những người bà thương yêu
Trang 1714
C hương 2: CÁI TÔI TRỮ TÌNH – HIỆN THÂN CỦA TÍNH
NỮ TRONG TẬP THƠ “KHÔNG BAO GIỜ LÀ CUỐI”
Có thể nói, cái tôi trữ tình trong Không bao giờ là cuối là tiếng nói đầy xúc
cảm, tinh tế và hồn hậu của nữ thi sĩ Xuân Quỳnh Thông qua cái tôi trữ tình ấy, độc giả nhận ra phẩm cách con người, cuộc đời đầy bão giông của Xuân Quỳnh Cái tôi trữ tình ấy còn chi phối tới cách cảm, cách nghĩ của thi sĩ về cuộc đời, nghệ thuật Trong tuyển thơ, cái tôi trữ tình ấy hoá thân vào các nhân vật trữ tình khác nhau để có thể diễn đạt đầy đủ và sâu sắc nhất khát vọng tìm kiếm sự dũng
cảm, tinh lực cho lao động nghệ Cái tôi ấy hoá thân thành người cháu với những rung động tuổi thơ trước tiếng gà trưa như cổ tích, và hơn hết là sự hóa thân vào người mẹ để hiểu con, để an ủi vỗ về con, là người vợ với những lo toan bận rộn
của cuộc sống thường nhật Cũng có khi, cái tôi ấy chìm sâu trong những rung
cảm, dự cảm về tình yêu ,về cuộc sống… Mỗi nhân vật trữ tình ẩn giấu cả một đại dương cảm xúc sâu sắc, nhân vật ấy khám phá bản thân, khám phá thế giới
bằng cái nhìn nhiều chiều, nhiều sắc thái đối nghịch Bởi thế có thể nói rằng,
hiện thân của tính nữ trong Không bao giờ là cuối là cái tôi nhiều chiều, cái tôi
giữa các mặt đối lập nhau: Khát khao yêu thương, dâng hiến nhưng ẩn chứa sự lo
âu, ám ảnh nên luôn khát khát khao sự chở che, gắn bó
2.1 Cái tôi yêu thương, dâng hiến
Phải chăng bởi tấm lòng vị tha vô biên, sự chân thành là bản chất đời thường của Xuân Quỳnh mà trong thơ bà dù nhìn ở khía cạnh nào ta cũng thấy
thật ấm áp vì cái tôi nội tâm, cái tôi yêu thương và giàu trắc ẩn Cái tôi yêu thương đó dễ động lòng trắc ẩn trước những con người nhỏ bé, bất hạnh, côi cút Không biết bao nhiêu lần trong Không bao giờ là cuối những tiếng thương da
diết, đầy xúc cảm được vang lên
Đó là tiếng thương dành cho người chị phương xa vò võ một mình:
“Đã bao mùa gió đổi
Ch ị đi dạy học xa Ngày sơ tán, tháng Ba Mưa rào hầm ngập nước
Em thương về lớp học
Trang 18Có đường hào ra sân…”
(Tháng Ba, viết cho chị)
Là tiếng thương, sự lo sợ cho một cánh chuồn mỏng manh:
“Không tìm đâu được chốn nương nhờ
M ỏng mảnh thế làm sao chịu nổi Chu ồn chuồn ơi báo làm chi bão tới
Tr ời bão lên rồi mày ở đâu?”
(Chuồn chuồn báo bão) Thương từ con dế bị bỏ rơi:
“…Thương con dế dưới hầm
Nh ững năm bom đạn sống cùng lời ru”
Đến sự phẫn nộ trước cảnh con bò kéo xe bị người chủ đánh bằng xẻng, người cha kéo lê hai đứa con trên mặt đường bẩn thỉu để đi xin ăn Rồi rưng
rưng thương cái dáng tảo tần của người mẹ quê mùa lam lũ: “Đau xót bàn chân
phèn chua xót k ẽ”, lại thương thân phận một cô gái lấy chồng nơi chiêm trũng
không dễ gì “Gửi ai cho mẹ bát canh cần”… Thế đó, thơ Xuân Quỳnh làm
người ta ấm lòng vì sự đồng cảm, sẻ chia Trái tim của người đàn bà trong
Không bao gi ờ là cuối có lúc nào được ngủ yên vì sự đa mang?
Thơ về tình yêu là mảng thơ đặc sắc nhất của Xuân Quỳnh Vì “Xuân
Qu ỳnh có một nhân bản yêu đương cực kì mãnh liệt, là một người con gái có thể
s ống chết vì tình” [16, tr188], lúc nào cũng sợ không thể nói hết được những lời
thương yêu: “Lời yêu thương ngàn lần em muốn nói”; “Lòng em thương làm sao
mà nói được” Có thể nói, địa hạt thơ tình chính là nơi cái tôi yêu thương, tận
hiến mang điệu tâm hồn tính nữ rõ nét và rất riêng Cái chất riêng ấy là sự đằm thắm, bao dung, dịu êm mà dữ dội đến mức táo bạo
Không giấu giếm khát khao yêu đương của mình Cũng như bao người phụ
nữ khác, người phụ nữ trong thơ Xuân Quỳnh sống và yêu bằng tất cả sự đắm đuối, nồng nàn đến vụng dại, cả tin:
“Không sĩ diện đâu, nếu tôi yêu được một người Tôi yêu anh ta hơn anh ta yêu tôi nhiều lắm
Trang 1916
Tôi yêu anh d ẫu ngàn lần cay đắng…
Và c ả anh, anh yêu của riêng em Khi anh nói yêu e m, trái tim em đập chừng mạnh quá
M ạnh đến nỗi em tưởng là nghe rõ
Ti ếng tim anh đang đập vì em…”
(Thơ viết cho mình và những người con gái khác)
Ở thơ Xuân Quỳnh, tình yêu còn là tượng trưng cho cái đẹp, cái cao quý, tượng trưng cho niềm khát khao được tự hoàn thiện mình:
“Em yêu anh, yêu anh như điên
Em vi ết những bài thơ tình yêu tưởng anh là ý, tứ Trán em b ớt dô ra, bàn tay không vụng nữa Tay này đây, em may áo cho anh…
Và khi nào anh bu ồn, em sẽ hát Bài hát tình yêu ca ng ợi con trai Không ch ỉ anh nghe, hát cho cả mọi người
Để họ biết thế nào là hạnh phúc… ”
(Thơ viết cho mình và những người con gái khác) Cái tôi khát khao yêu và dâng hiến trong thơ Xuân Quỳnh luôn ở hai thái
cực đối lập “dữ dội” mà “dịu êm”:
“D ữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ Sông không hi ểu nổi mình Sóng tìm ra t ận bể…”
“Làm sao được tan ra Thành trăm con sóng nhỏ
Gi ữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ”
(Sóng)
Người đàn bà trong Không bao giờ là cuối hiện diện và mang theo sứ mệnh
tự nguyện dâng hiến tình yêu Người đàn bà ấy chắt chiu từng lượng nhỏ tình
Trang 20thương để đắp xây hạnh phúc và xót xa khi nghĩ đến cảnh người chồng một mình trên con đường xa ngái:
“Thương chiếc xe anh nhọc nhằn trong gió Mái nhà nào đêm nay anh dừng chân.”
Chẳng kể lúc ở gần mà khi xa cách những yêu thương, lo lắng của người đàn bà ấy vẫn luôn luôn trìu mến Sự lo lắng trong lòng đã hóa thành những nỗi ước ao dịu dàng, đằm thắm rất nữ tính:
“Ước chi làm chiếc nón che anh Đêm gió lạnh em xin làm ngọn lửa
Áo ướt ai phơi, ba lô ai xếp hộ Mong sao tr ời ngừng mưa”
(Không đề)
Người đàn bà trong Không bao giờ là cuối là người đàn bà mang cốt cách
tâm hồn người phụ nữ Việt Nam truyền thống tự xa xưa: người yêu, người vợ, người mẹ với những thiên chức muôn đời, với đức hy sinh cao cả và vị tha
“ Tr ời mưa lạnh tay em khép cửa
Em phơi mền vá áo cho anh Tay c ắm hoa tay để treo tranh Tay th ắp sáng ngọn đèn đêm anh đọc Năm tháng qua đi mái đầu cực nhọc Tay em d ừng trên vầng trán âu lo ”
(Bàn tay em) Cái tôi trữ tình trong Không bao giờ là cuối đâu chỉ khát khao, dâng hiến
cho tình yêu, cho hạnh phúc cá nhân, cái tôi ấy còn hòa mình vào những năm tháng không yên của dân tộc để hiến dâng cho đất nước, tổ quôc
“Tôi s ẵn lòng đem hiến cả đời tôi Cho cát tr ắng và gió Lào quạt lửa”
(Gió Lào cát trắng)
Trang 2118
Bởi:
“Lá vàng r ụng xuống Cho đất thêm màu,
Có m ất đi đâu
Nh ựa lên chồi biếc.”
(Chồi biếc) Nào có gì là sợ hãi khi cái chết chỉ như là một sự thay đổi nhỏ, như người lính gác hết phiên, như là vàng thì rụng Sự thay đổi nhỏ nhưng đầy ý nghĩa Mỗi chiếc lá vàng rụng để lại chút nhựa sống cho những chồi non Chúng ta sống ngày hôm nay là là do những người đi trước đã chuẩn bị cho chúng ta cũng như
những chồi non được những lá vàng chuẩn bị Vậy thì sao chúng ta lại không sẵn sàng chuẩn bị cho những chồi non sau mình? Nhận và trả đó là quy luật tất yếu
2.2 Cái tôi âu lo, ám ảnh
Sinh ra với một số phận bất hạnh, sớm bị chịu nhiều thiệt thòi về mặt tình
cảm gia đình: mẹ mất sớm, cha lấy vợ… tuổi thơ của Xuân Quỳnh in hằn dấu vết
của sự côi cút, lo toan Khi mới bước vào đời, Xuân Quỳnh lại gặp phải những trớ trêu ngang trái – cuộc hôn nhân đầu tiên tan vỡ Tất cả những điều đó đã khiến cho trái tim người phụ nữ đa cảm, tha thiết yêu cuộc sống – Xuân Quỳnh lúc nào cũng thức đập vì những phấp phỏng lo âu, ám ảnh Nỗi lo âu, ám ảnh trong cuộc đời đã in vào trong thơ của Xuân Quỳnh Nó bám riết suốt hành trình đời và thơ bà, đến mức người đọc có cảm tưởng như đấy chính là điệu hồn, là
phẩm chất của nữ sĩ Trong thi giới Xuân Quỳnh, ẩn hiện hình ảnh một người đàn bà mặc áo đen mang khuôn mặt đăm chiêu trong nỗi lo bất tận: lo bão giông,
lo đạn bom, lo trời rét, lo không được gắn bó, lo mất tuổi trẻ và phai tàn tình yêu…
Những nỗi lo bất tận khiến cho nhân vật trữ tình trong thơ tin yêu mà vẫn luôn hoang mang và hoài nghi phấp phỏng: “Anh mơ, anh có thấy em” (Hát ru);“Mai xa r ồi, anh có nhớ về không?” (Trung du) và “Đốt lòng em câu hỏi/ Yêu em nhi ều không anh?" (Mùa hoa doi)
Trang 22Biết bao lần nỗi cô đơn của Xuân Quỳnh tuôn trào trên những trang thơ Nhân vật trữ tình trong mỗi trang thơ ấy thường đứng một mình trước biển, một mình trên con tàu, trên sân ga với nỗi cô đơn không thể che giấu:
“V ừa thoáng tiếng con tàu Lòng đã Nam, đã Bắc”
(Sân ga chiều em đi) Hay:
“L ời thương nhớ ngàn lần em muốn nói Nhưng bây giờ chỉ có sóng và em…”
(Chỉ có sóng và em)
Cuộc sống ngày mai sẽ như thế nào, làm sao mà nói trước được, những chuẩn mực tình yêu, hạnh phúc vừa thực lại vừa mong manh dễ vỡ Chỉ cần một chút dại dột, vụng về tất cả sẽ vỡ tan
“Kh ắp nẻo dăng đầy hoa cỏ may
Áo em s ơ ý cỏ găm đầy
L ời yêu mong manh như màu khói
Ai bi ết lòng anh có đổi thay”
(Hoa cỏ may)
Vì mỏng manh, vì sợ mọi thứ lại vỡ tan nên nhà thơ thường hay thoảng thốt trước những đổi thay của cảnh vật, những đổi thay của ngoại cảnh dễ khiến trái tim bé nhỏ ấy chạnh lòng:
“Mùa thu nay sao bão mưa nhiều
Nh ững cửa sổ con tàu chẳng đóng
D ải đồng hoang và đại ngàn tối sẫm
Em l ạc loài giữa sâu thẳm rừng anh”
(Tự hát)
Trang 2320
Những “bão mưa nhiều” với “cửa sổ con tàu chẳng đóng”, “những dải đồng hoang và đại ngàn tối sẫm”…tạo ra cảm giác bấp bênh, bất ổn, day dứt, khắc khoải và lo âu trong trái tim em
“Em lo âu trước xa tắp đường mình Trái tim đập những điều không thể nói Trái tim đập cồn cào cơn đói
Ng ọn lửa nào le lói giữa cô đơn”
(Tự hát)
Bởi lẽ, đau thương quá nhiều, thế nên bà luôn khát khao có được sự trọn
vẹn trong tình yêu và hạnh phúc Bà đã tin, đã sống vì tình yêu vĩnh viễn của mình:
“Ch ẳng có thời gian, chẳng có không gian
Ch ỉ tuổi trẻ, chỉ tình yêu vĩnh viễn.”
(Thơ tình cho bạn trẻ) Thế nhưng là một người đàn bà quá nhạy cảm và luôn đòi hỏi sự tuyệt đối, vĩnh cửu trong tình yêu, Xuân Quỳnh lúc nào cũng trăn trở và lo sợ khi nghĩ đến
sự đỗ vỡ Tâm hồn bà luôn ở trong trạng thái xao động, chờ đợi, băn khoăn và
không bình yên, vì “S ợ không tới được cùng hạnh phúc” (Thành phố lạ) Bà lo
tình yêu sẽ đi qua cuộc đời mình như cơn gió mồ côi bởi trong suy nghĩ của Xuân Quỳnh, tình đang hiện hữu cũng là tình đang biến mất Người yêu là một điều gì xa xăm, khó nắm bắt:
“ Anh, con đường xa ngái Anh, b ức vẽ không màu Anh, ngàn n ỗi lo âu Anh, câu thơ nổi gió…
Mà em người đời thường
Trang 24Hôm nay yêu, mai có th ể xa rồi”
(Nói cùng anh)
Vì khó nắm bắt nên hoang mang, lo sợ tất thảy:
“V ẫn con đường tuổi mười lăm
M ặt hồ rộng, gió đùa qua kẽ lá
L ời tình tự ngàn lần trên ghế đá
Bi ết lời nào giả dối với lời yêu…
Nào h ạnh phúc, nào là đổ vỡ Tôi th ấy lòng lo sợ không đâu”
(Thơ tình cho bạn trẻ)
Cái tôi trữ tình trong thơ Xuân Quỳnh luôn luôn bị ám ảnh bởi những dư ba bất thường của cuộc đời đầy biến động Vì thế, hơn một lần người ta thấy trong
Không bao gi ờ là cuối, ý thức thời gian trôi chảy luôn đi cùng với sự ám ảnh tàn
phai nhất là vào những khoảnh khắc giao thời Đó là sự ám ảnh về tuổi trẻ, số phận, của lòng người:
“Th ời gian đi màu hoa cũ về đâu Nay tr ở lại vẫn như còn mới mẻ Bao mùa thu hoa v ẫn vàng như thế
(Thơ tình cuối mùa thu) Đành rằng hồn thơ đa cảm của Xuân Quỳnh hợp với cảm thức mùa thu, song cái tôi trữ tình trong thơ nữ sĩ quá nhạy cảm với bước đi khẽ khàng của thời
Trang 25(Mười bảy tuổi)
Điệp khúc ấy cứ lặp đi lặp lại: “Hoa héo trước kì hoa nở” và “Hạnh phúc
đang còn, tình yêu đã mất”…
Từ ngàn xưa, con người đã lo nghĩ về cái chết, về sự chia lìa, như một nhà nghiên cứu văn học đã nhận định: “Nỗi day dứt vào bậc nhất trong suy cảm trữ
tình c ủa con người bao đời nay là day dứt về chuyện CÒN – MẤT của những gì
v ới mình là quý giá thiêng liêng Người càng giàu tiên cảm, giàu dự cảm lo âu
v ề mất mát rủi ro, thì day dứt càng ám ảnh hơn” [12, tr21-22] Thơ Xuân Quỳnh
tràn ngập những suy tư, trăn trở về việc sống – chết Vì thế, song hành với nỗi
ám ảnh về sự cô đơn, người phụ nữ trong thơ Xuân Quỳnh còn day dứt nỗi sợ hãi về cái chết, sự mất mát, lìa xa
Nhìn một cách tổng quan có thể thấy rằng nỗi sợ hãi về cái chết xuất hiện trong thơ Xuân Quỳnh xoay xung quanh hai vấn đề chính, đó là cái chết của
những con người trong chiến tranh và cái chết của tình yêu và con người trong tình yêu Vốn là người đa cảm, Xuân Quỳnh không thể thờ ơ được trước cái chết
của đồng bào mình sau Mười hai ngày gánh chịu những trận mưa bom B52 của
giặc:
“ Mười hai ngày cùng tận của lòng đau
Cô Ng ọc Tường chết ở Bạch Mai Chi ếc áo cưới thay cho vải liệm Gió đông bắc thổi qua nền gạch vụn Trên máu người bị giết ở Khâm Thiên.”
Hay những câu thơ đầy quyết tâm:
“Tôi s ẵn sàng đem hiến cả đời tôi Cho cát tr ắng và gió Lào quạt lửa”
“S ống đất này, chết cũng đất này thôi”…
Trang 26Đọc những câu thơ trên, cái chết xuất hiện không chỉ một lần Song cách
khắc họa cái chết của Xuân Quỳnh không đem đến không khí bi lụy, bế tắc mà
nổi bật lên là lòng căm thù sâu sắc Với lòng căm thù ấy, có gì hơn là cầm súng chiến đấu để trả thù cho những đồng bào vô tội đã hi sinh?
Xuân Quỳnh đã nhìn thấy Thần Chết đang đợi mình Bà đã biết trước đời mình như một ngọn đèn le lói sắp tắt Tháng 6/1988, Xuân Quỳnh bị đau tim
nặng phải vào bệnh viện Trên giường bệnh, bà làm bài thơ Thời gian trắng thể
hiện rõ sự ám ảnh về cái chết:
“Em ở đây không sớm không chiều
Th ời gian trắng, không gian toàn màu trắng Trái tim đập sau làn áo mỏng
T ừng đập vì anh, vì những trang thơ Trái tim nay m ỗi phút mỗi giờ
Ch ỉ có đập cho mình em đau đớn Trái tim này ch ẳng còn có ích Cho anh yêu, cho công vi ệc, bạn bè Khi cu ộc đời trôi chảy ngoài kia
Th ời gian trắng vẫn ngừng trong bệnh viện Chăn màn trắng, nỗi lo và cái chết”
(Thời gian trắng)
Dự cảm nhiều về cái chết, về sự chia li trong thơ xuất phát từ những linh
cảm về cuộc đời, số phận nghiệt ngã mà chỉ những người có tâm hồn đặc biệt mới có GS Chu Văn Sơn từng viết: “Cuộc đời và thơ Xuân Quỳnh là một nỗ lực
thoát kh ỏi chơ vơ định mệnh (…) và phải đến khi tai nạn phũ phàng ập xuống quá b ất ngờ, người đời mới thấy rằng những dự cảm lo âu suốt một đời người,
m ột đời thơ ấy sao mà linh nghiệm” [12, tr21-22]
Có thể nói, những cung bậc cảm xúc trong thơ Xuân Quỳnh luôn luôn tồn
tại một nghịch lý càng hạnh phúc thì càng lo âu, và càng lo âu khắc khoải thì càng đắm say da diết Người đọc tự hỏi: Viết về cái chết liệu Xuân Quỳnh có hết
âu lo? Có hết không những trăn trở của một trái tim nghệ sĩ? Câu hỏi đó có lẽ sẽ còn khắc khoải mãi bởi dù nữ thi sĩ có mất đi, thời gian có mãi trôi thì thơ của bà
vẫn còn lại với thời gian, bất tử trong những trang thơ nồng nhiệt, bất tử trong
Trang 2724
những dự cảm âu lo Và có lẽ những dự cảm lo âu, sự ám ảnh ấy chính là điều làm nên điệu hồn thơ Xuân Quỳnh
2.3 Cái tôi chở che, gắn bó
Hòa nhịp cùng với một cái tôi khát khao yêu thương, dâng hiến nhưng âu lo
là cái tôi chở che, gắn bó – để được gần hơn với yêu thương và con người Nhìn
từ đặc điểm giới tính, chỉ có những người đàn bà mới dành cả một đời hướng về
tổ ấm, đi tìm sự che chở và mong muốn được chở che
Cõi đời vốn đã đầy cay cực, xáo động, Xuân Quỳnh lại sinh đúng vào những năm tháng xáo động, bản thân, ngay từ trứng nước đã đa mang một cõi lòng không yên định Sinh ra đã chịu đựng nỗi chơ vơ, côi cút, rồi trên mỗi bước đường đời, mặc cảm côi cút cứ truy đuổi sát gót như một thứ bóng đè lên cuộc đời người phụ nữ này Vì thế, có thể thấy rằng: cuộc đời và thơ Xuân Quỳnh là
một nỗ lực vượt thoát nỗi chơ vơ định mệnh đó Cũng vì thế, luôn thường trực ở
hồn thơ này, một khao khát đến khắc khoải: khao khát được gắn bó và chở che
Ai cũng thừa nhận thơ Xuân Quỳnh đậm đà hơi thở cuộc sống đời thường Xuân Quỳnh làm thơ hướng vào cuộc sống đời thường, vào mái nhà với những tình cảm, sự lo toan cho tổ ấm ấy Bởi, như con chim mất tổ từ thủa ấu thơ nên Xuân Quỳnh thiết tha muốn vun đắp và gây dựng một tổ ấm yêu thương trọn vẹn cho mình Đối với Xuân Quỳnh tổ ấm gia đình là một ốc đảo bình yên để tâm hồn thi sĩ ẩn náu, tránh những cơn bão cát nóng bỏng và khắc nghiệt của cuộc đời Không phải không có lí khi Chu Văn Sơn gọi đích danh chất thơ Xuân
Quỳnh là “chất thơ từ tổ ấm” Trong Không bao giờ là cuối, hình ảnh tổ ấm cứ
thấp thoáng ẩn hiện dưới nhiều dạng thức, mang theo bao nỗi niềm vui buồn của
một người vợ, một người mẹ tận tụy kiếm tìm, chắt chiu gìn giữ hạnh phúc đời thường
“Đã xa rồi căn phòng nhỏ của em Nơi che chở những người thương mến nhất Con đường nắng dòng sông trước mặt Chuy ến phà đông Nỗi nhớ cứ quay về…”
(Chỉ có sóng và em) Hay:
Trang 28“Ngày mai tr ời còn mưa anh ở đâu Căn gác dột qua kẽ trần đã nứt Ngày mai tr ời còn mưa
B ậc thang gác nhà mình ẩm ướt…”
(Ngày mai trời còn mưa)
Có lẽ với Xuân Quỳnh tận cùng của hạnh phúc, tận cùng của tình yêu là sự yên bình của một tổ ấm với những chở che, nương tựa vào nhau Vì thế trong
Không bao gi ờ là cuối người đọc luôn gặp một người đàn bà với đôi bàn tay gầy
guộc, đầy những vết chai sạn tự nguyện nhóm ngọn lửa ấm trong căn nhà chật
hẹp của mình Ngọn lửa mà người phụ nữ ấy nhen nhóm là lửa tình yêu, lửa từ trong tim, ngọn lửa ấy sẽ không bao giờ tắt lúc nào cũng nồng ấm yêu thương để sưởi ấm, che chở cho những người thân yêu
“Sao không cài khuy áo l ại anh
Tr ời lạnh đấy, hôm nay trời trở rét…”
(Trời trở rét)
“Làm mái nhà che nh ững cơn mưa
…Làm ánh l ửa giữa rừng khuya phía trước…”
(Thương về ngày trước)
Tổ ấm được bắt đầu từ tình yêu của “anh” và “em” Tự nguyện gắn bó và được gắn bó, mong muốn chở che và được chở che, khát vọng của người phụ nữ trong cõi thơ Xuân Quỳnh bao gồm cả hai chiều cho và nhận ấy Hóa ra, cái đích
của tình yêu là sự yêu thương hồn hậu vô cùng “Tay trong tay” – hình ảnh ấy trở đi trở lại trong thơ Xuân Quỳnh như là hiện thân cho khát vọng gắn bó và che
chở
“Trong tay anh, tay c ủa em đây
Bi ết lặng lẽ vun trồng gìn giữ…”
(Bàn tay em)
“Tay ta n ắm chặt tay người
D ẫu qua trăm núi ngàn đồi cũng qua”
(Hát ru)
Trang 2926
Xưa nay trong văn học ta hay bắt gặp các thi sĩ say mê ca tụng những tương
tư sầu nhớ, những ái tình đơn phương, sự đổ vỡ,…Ai trong chúng ta chẳng quen thuộc câu thơ của Hồ Dzếch: “Tình chỉ đẹp khi tình còn dang dở/ Đời hết vui khi
đã vẹn câu thề” Nhưng Xuân Quỳnh hoàn toàn khác, bà đi tìm cho mình “chất
thơ từ tổ ấm” nên nếu chỉ có tình yêu lứa đôi thì chưa hẳn đã có tổ ấm Chỉ khi dưới mái nhà bình yên có sự ôm ấp, trìu mến của người lớn đối với những đứa
trẻ, để tình yêu thương tràn ngập khắp miền không gian nhỏ bé, tổ ấm mới thật
sự đầy đặn hình hài Điều đó cũng có nghĩa là, tự thẳm sâu ước vọng về hạnh phúc đời thường, người phụ nữ ấy khao khát biết mấy cái thiên chức thiêng liêng được làm mẹ Người mẹ trong thơ của Xuân Quỳnh không lúc nào nguôi khát
vọng gìn giữ, che chở con thơ:
“Con th ức ban ngày mẹ chở che con Đêm con mơ mẹ làm sao che chở Trong gi ấc mơ chỉ mình con bé nhỏ
Ch ỉ mình con chống chọi với quân thù”
(Dải đất thuộc về tôi) Người mẹ ấy còn làm bao người phụ nữ khác xúc cảm theo niềm vui đón đợi con chào đời:
“B ố mới mua chiếc chăn Dành riêng cho con đắp
Áo con b ố đã giặt Thơ con bố viết rồi Các anh h ỏi con hoài Bao gi ờ sinh em bé?”
(Con chả biết được đâu) Chắt chiu tình yêu con từ thuở chưa thành hình hài, và đi suốt hành trình
đời con cũng chính bằng yêu thương thiêng liêng đó: “Con làm bằng yêu thương
/ C ủa cha và của mẹ …” (Cắt nghĩa), người phụ nữ trong thơ Xuân Quỳnh
dường như thấu suốt đến tận cùng nỗi lòng của người mẹ Mẫu tính thiêng liêng
ở người phụ nữ ấy là hiện thân cao nhất của nữ tính
Trang 30C hương 3: NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN TÍNH NỮ TRONG
3.1 Ngôn ngữ và giọng điệu thơ giàu tính nữ
ngữ trong việc tạo ra chất thơ giàu nữ tính ấy Ngôn ngữ thơ Xuân Quỳnh mang
âm hưởng ngọt ngào của ngôn ngữ dân gian, thường giản dị mộc mạc và đặc biệt
là ngôn ngữ có sự khẳng định tuyệt đối, có sự hướng tới những điều tuyệt đích
như chính con người bà – khát khao yêu thương dâng hiến, nâng đỡ tình yêu lên
mức tuyệt đối, vĩnh cửu
Lại Nguyên Ân viết: “Xuân Quỳnh với tư cách một con người và một nhà
thơ, vẫn gắn bó, vẫn hướng nhiều hơn về phía những chuẩn mực, những nền nếp
đã hình thành từ xưa của đời sống và của nghệ thuật” [3, tr141] Ở thơ của bà,
có sự kết hợp hài hòa giữa ngôn ngữ cổ điển truyền thống với ngôn ngữ hiện đại
Ta gặp trong Không bao giờ là cuối cái chất tình tự muôn đời của ca dao:
“Mu ối mặn ba năm gừng cay chín tháng Cha m ẹ chúng tôi dạy ghét dạy yêu Yêu l ời ru vời vợi những câu Kiều Thương cái bờ sông thân cò lặn lội”
Ở con người và ở thơ Xuân Quỳnh luôn tiềm tàng nét giản dị, thậm chí sự thơ trẻ: đã yêu củ ấu cũng tròn
“Đã thương mấy núi cũng trèo
M ấy sông, mấy biển mấy đèo cũng qua”
(Tình ca trong lòng vịnh)
Ta bắt gặp hình ảnh người mẹ kể cho các con nghe câu truyện cổ tích về loài người bằng thơ: