Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất ở một số dự án trên địa bàn huyện tiên du bắc ninh
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………… i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI --------------- NGUYỄN VĂN HÙNG ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT Ở MỘT SỐ DỰ ÁN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN DU, TỈNH BẮC NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành : QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Mã số : 60.62.16 Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN ĐÌNH BỒNG HÀ NỘI - 2008 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ luận văn nào khác. Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Nguyễn Văn Hùng ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình điều tra, nghiên cứu để hoàn thành luận văn, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình, chu đáo của các nhà khoa học, các thầy cô giáo và sự giúp đỡ nhiệt tình, chu đáo của cơ quan, đồng nghiệp và nhân dân địa phương. Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn trân trọng nhất tới giáo viên hướng dẫn khoa học TS. Nguyễn Đình Bồng đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự góp ý chân thành của các thầy, cô giáo Khoa Đất và Môi trường - Trường Đại học Nông nghiệp I - Hà Nội, tập thể phòng Quy hoạch kế hoạch - Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh, phòng Tài Nguyên và Môi trường huyện Tiên Du, Ban quản lý các dự án xây dựng huyện Tiên Du, các phòng, ban, cán bộ và nhân dân các xã của huyện Tiên Du đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình, những người thân, cán bộ đồng nghiệp và bạn bè đã tạo điều kiện về mọi mặt cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài này. Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn! Tác giả luận văn Nguyễn Văn Hùng iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ Ý NGHĨA STT Ch ữ viết tắt Ý nghĩa 1 BĐĐC Bản đồ địa chính 2 CNH-HĐH Công nghiệp hóa - hiện đại hóa 3 CN-TTCN Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp 4 CP Chính phủ 5 GCN-QSDĐ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 6 GPMB Giải phóng mặt bằng 7 HĐND Hội đồng nhân dân 8 HSĐC Hồ sơ địa chính 9 HTX Hợp tác xã 10 NĐ Nghị định 11 QĐ-UB Quyết định ủy ban 12 QSDĐ Quyền sử dụng đất 13 TĐC Tái định cư 14 UBND Ủy ban nhân dân iv DANH MỤC CÁC BẢNG STT Tên bảng Trang Bảng 1 Tốc độ phát triển kinh tế huyện Tiên Du (1995-2000-2006) 41 Bảng 2 Hiện trạng sử dụng đất năm 2007 của huyện Tiên Du 56 Bảng 3 Xác định đối tượng được bồi thường và không được bồi thường 83 Bảng 4 Quan điểm của người có đất bị thu hồi trong việc xác định đối tượng và điều kiện được bồi thường 84 Bảng 5 Tổng hợp đơn giá bồi thường về đất tại 2 dự án 88 Bảng 6 Tổng hợp đơn giá bồi thường về tài sản tại 2 dự án 92 Bảng 7 Quan điểm của người có đất bị thu hồi trong việc xác định giá bồi thường đất và tài sản trên đất tại 2 dự án 93 Bảng 8 Tổng hợp các khoản hỗ trợ tại 2 dự án nghiên cứu 96 Bảng 9 Quan điểm của người có đất bị thu hồi trong việc thực hiện các chính hỗ trợ 97 v MỤC LỤC Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Danh mục các chữ viết tắt và ý nghĩa iii Danh mục các bảng iv 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục đích, yêu cầu 3 2. TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT ĐỂ THỰC HIỆN CÁC CÔNG TRÌNH QUỐC PHÒNG AN NINH, LỢI ÍCH QUỐC GIA CÔNG CỘNG, PHÁT TRIỂN KINH TẾ 4 2.1. Bồi thường 4 2.2. Chính sách bồi thường ở một số nước trên thế giới 6 2.3. Chính sách bồi thường khi nhà nước thu hồi đất ở Việt Nam qua các thời kỳ 11 2.4. Tình hình thực hiện chính sách bồi thường khi nhà nước thu hồi đất ở Việt Nam 25 2.5. Tình hình thực hiện chính sách bồi thường thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất của tỉnh Bắc Ninh 32 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 36 3.1. Đối tượng, địa bàn nghiên cứu 36 3.2. Nội dung nghiên cứu 36 3.3. Phương pháp nghiên cứu 36 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 37 4.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của huyện Tiên Du 37 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 37 vi 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 39 4.2. Thực trạng quản lý đất đai 42 4.2.1. Thực trạng quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Tiên Du – tỉnh Bắc Ninh 42 4.2.2. Những tồn tại trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai liên quan đến chính sách bồi thường thiệt hại khi thu hồi đất trên địa bàn huyện Tiên Du - Bắc Ninh 48 4.3. Tình hình thực hiện chính sách bồi thường thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn nghiên cứu 52 4.3.1. Các văn bản pháp quy 52 4.3.2. Công tác tổ chức thực hiện 54 4.4. Khái quát về 2 dự án nghiên cứu 60 4.4.1. Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu nhà ở dùng để đấu giá quyền sử dụng đất tại xã Hoàn Sơn, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh 60 4.4.2. Dự án đầu tư xây dựng hệ thống đường giao thông khu du lịch Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh (giai đoạn 1) 62 4.5. Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất đối với 2 dự án 63 4.5.1. Đối tượng và điều kiện được bồi thường 63 4.5.2. Bồi thường thiệt hại về đất 75 4.5.3. Bồi thường thiệt hại về tài sản 78 4.5.4. Chính sách hỗ trợ 84 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 89 5.1. Kết luận 89 5.2. Đề nghị 91 TÀI LIỆU THAM KHẢO PH Ụ LỤC 1 1. MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là tài nguyên thiên nhiên, tài sản quốc gia quý báu, địa bàn để phân bố dân cư, các và các hoạt động kinh tế, xã hội quốc phòng, an ninh; là nguồn nội lực để xây dựng và phát triển bền vững quốc gia. Trong quá trình Đổi mới, đặc biệt những năm gần đây việc xây dựng cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp, khu đô thị mới đã phát triển nhanh, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH đất nước với mục tiêu đưa nước ta trở thành một nước Công nghiệp vào năm 2020. Thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng để thực hiện các công trình quốc phòng an ninh, lợi ích quốc gia công cộng, phát triển kinh tế là một khâu quan trọng, then chốt của quá trình phát triển. Bồi thường giải phóng mặt bằng là điều kiện ban đầu và tiên quyết để triển khai thực hiện các dự án. Có thể nói: “ Giải phóng mặt bằng nhanh là một nửa của dự án”. Bồi thường giải phóng mặt bằng cũng là một vấn đề hết sức nhạy cảm và phức tạp tác động tới mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội và cộng đồng dân cư. ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của Nhà nước, của chủ đầu tư, đặc biệt với hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi trên phạm vi cả nước, đến từng địa phương, cơ sở [5] . Bắc Ninh là một tỉnh nằm trong vùng động lực phát triển kinh tế các tỉnh miền Bắc nước ta. Trong ngững năm qua, đặc biệt từ khi tái lập tỉnh (năm 1999) đến nay, quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa đã phát triển nhanh với sự mở rộng thành phố Bắc Ninh, các thị xã Từ Sơn, các huyện lỵ và khu công nghiệp: Quế Võ, Yên Phong, Tiên Sơn… Tiên Du là một huyện kinh tế trọng điểm của tỉnh Bắc Ninh, cách Thành phố tỉnh lỵ 5 Km về phía nam và cách Hà Nội 25 Km về phía Bắc. Vị trí địa lý trên đã tạo cho Tiên Du những điều kiện lý tưởng để thu hút đầu tư, thực hiện CNH, HĐH địa phương với sự phát triển thị trấn huyện lỵ, khu công nghiệp hiện 2 đại Tiên Sơn, các khu dân cư mới và mạng lưới giao thông liên huyện, liên tỉnh nối với Quốc lộ 1A, 1B. Thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng để thực hiện các công trình quốc phòng an ninh, lợi ích quốc gia công cộng, phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh và huyện Tiên Du cũng có ý nghĩa quan trọng và những khó khăn bức xúc chung trong công tác thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng của cả nước. Từ khi có Luật Đất đai 1993 việc bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất được thực hiện theo các quy định của Chính phủ tại Nghị định 90/CP ngày 17/8/1994, Nghị định số 22/1998/NĐ-CP. Sau khi Luật Đất đai 2003 có hiệu lực, Chính phủ đã ban hành Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Sau hơn ba năm thực hiện Nghị định 197/2004/NĐ-CP, việc bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất có tiến bộ hơn, đáp ứng được yêu cầu của nhà nước và phù hợp với nguyện vọng của đại đa số nhân dân, khắc phục được nhiều tồn tại, vướng mắc trước đây. Tuy nhiên, việc triển khai cũng còn không ít khó khăn, vướng mắc, có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân từ chính sách pháp luật liên quan. Vì vậy việc điều tra xã hội học, khảo sát thực tế, phân tích, đánh giá có cơ sở khoa học, trên cơ sở đó đề xuất để sửa đổi bổ sung, hoàn thiện chính sách bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất nhằm đảm bảo lợi ích hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi, góp phần thiết lập trật tự, kỷ cương pháp luật, hạn chế tranh chấp, khiếu kiện về đất đai trong việc bồi thường giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất là cần thiết. Đề tài: “Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất ở một số dự án trên địa bàn huyện Tiên Du - tỉnh Bắc Ninh” được thực hiện nhằm góp phần thực hiện mục tiêu trên với những mục đích, yêu cầu cụ thể dưới đây 3 1.2. Mục đích, yêu cầu 1.2.1. Mục đích - Nghiên cứu cơ sở khoa học, thực tiễn về chính sách bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất. - Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất ở một số dự án trên địa bàn huyện Tiên Du - tỉnh Bắc Ninh. - Đề xuất các giải pháp góp phần thực hiện tốt chính sách bồi thường Khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện Tiên Du - tỉnh Bắc Ninh. 1.2.2. Yêu cầu - Nắm vững chính sách, pháp luật đất đai, chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng và các văn bản có liên quan đã được ban hành. - Nguồn số liệu, tài liệu điều tra phản ánh đúng quá trình thực hiện các chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng qua một số dự án đã được thực hiện trên địa bàn nghiên cứu có độ tin cậy và chính xác. Các số liệu điều tra thu thập phải được phân tích, đánh giá một cách khách quan khoa học. - Đề xuất các giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ và thực hiện tốt chính sách bồi thường thiệt hại Khi nhà nước thu hồi đất, áp dụng với địa bàn nghiên cứu. . sở khoa học, thực tiễn về chính sách bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất. - Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường thiệt hại khi Nhà nước. sách bồi thường thiệt hại khi thu hồi đất trên địa bàn huyện Tiên Du - Bắc Ninh 48 4.3. Tình hình thực hiện chính sách bồi thường thiệt hại khi nhà nước thu