Chương 1: Đối tượng, Chức năng, Nhiệm vụ và cơ cấu của xã hội học. Câu hỏi: Chức năng, nhiệm vụ của xã hội học? Trả Lời: I. Chức năng của xã hội học 1. Chức năng nhận thức Trang bị những tri thức về sự phát triển của xã hội theo những quy luật khách quan vốn có của nó. Góp phần hệ thống hoá những hiểu biết của con người về xã hội nhằm góp phần tạo nên bức tranh toàn cảnh về xã hội với những lĩnh vực khác nhau Thông qua các công trình nghiên cứu xã hội học thực nghiệm => xã hội học đã tạo ra cơ sở khách quan cho việc nhận biết đúng đắn tình trạng xã hội và hiện tượng xã hội Tạo ra tiền đề nhận thức triển vọng xu hướng phát triển, tương lai của xã hội. Với chức năng này,xã hội học bao gồm cả giải thích và dự báo xã hội, cả lí luận và phương tiện nhận thức xã hội. 2. Chức năng thực tiễn Được thể hiện cụ thể ở các khía cạnh sau: Chức năng dự báo: Trên cơ sở phân tích cac hiện tượng xã hội, xã hội học làm sang tỏ triển vọng vận động phát triển của các cấu trúc xã hội trong tương lai gần và xa thông qua các kiến nghị, dự báo xã hội. Chức năng quản lí: Từ cá dự báo xã hội, giúp con người có được những thong tin tri thức lí luận tổng quát và thong tin thực nghiệm; từ đó, đưa ra những chủ trương, chính sách phù hợp với việc cải tạo biến đổi hiện thực xã hội. Không có sự quan sát, phân tích, thực nghiệm một cách khoa học của xã hội học thì không thể có dự báo khoa học trong công tác quản lí xã hội. 3. Chức năng tư tưởng Được thể hiện cụ thể ở các khía cạnh sau: + Chức năng nội dung: cung cấp nội dung khoa học về xã hội cho hệ tư tưởng, là
Trang 1Chương 1: Đối tượng, Chức năng, Nhiệm vụ và cơ cấu của xã hội học.
Câu hỏi: Chức năng, nhiệm vụ của xã hội học?
Trả Lời:
I Chức năng của xã hội học
1 Chức năng nhận thức
-Trang bị những tri thức về sự phát triển của xã hội theo những quy luật khách quan vốn có của nó
-Góp phần hệ thống hoá những hiểu biết của con người về xã hội nhằm góp phần tạo nên bức tranh toàn cảnh về xã hội với những lĩnh vực khác nhau
- Thông qua các công trình nghiên cứu xã hội học thực nghiệm => xã hội học đã tạo ra cơ sở khách quan cho việc nhận biết đúng đắn tình trạng xã hội và hiện tượng xã hội
- Tạo ra tiền đề nhận thức triển vọng xu hướng phát triển, tương lai của xã hội
- Với chức năng này,xã hội học bao gồm cả giải thích và dự báo xã hội, cả lí luận và phương tiện nhận thức xã hội
2 Chức năng thực tiễn
Được thể hiện cụ thể ở các khía cạnh sau:
- Chức năng dự báo: Trên cơ sở phân tích cac hiện tượng xã hội, xã hội học làm sang tỏ triển vọng vận động phát triển của các cấu trúc xã hội trong tương lai gần
và xa thông qua các kiến nghị, dự báo xã hội
- Chức năng quản lí: Từ cá dự báo xã hội, giúp con người có được những thong tin tri thức lí luận tổng quát và thong tin thực nghiệm; từ đó, đưa ra những chủ trương, chính sách phù hợp với việc cải tạo biến đổi hiện thực xã hội Không có sự quan sát, phân tích, thực nghiệm một cách khoa học của xã hội học thì không thể
có dự báo khoa học trong công tác quản lí xã hội
3 Chức năng tư tưởng
Được thể hiện cụ thể ở các khía cạnh sau:
+ Chức năng nội dung: cung cấp nội dung khoa học về xã hội cho hệ tư tưởng, là
cơ sở cho nhân sinh quan khoa học của con người về xã hội
Trang 2+ Chức năng quy định: Quy định những việc cần làm, nên làm và không nên làm, không được làm,… cho các thành viên cộng đồng
+ Chức năng phe phán: tạo ra khả năng phản ứng tích cực trong cuộc đấu tranh chống tư tưởng lạc hậu, bảo thủ, phản động,… bảo vệ những tư tưởng tiến bộ, khoa học
+ Chức năng phương pháp luận: Giúp con người lựa chọn phương pháp thích hợp trong quá trình nhận thức và cải tạo biến đổi hiện thực xã hội
II Nhiệm vụ của xã hội học
1 Nhiệm vụ nghiên cứu lý luận
Nhiệm vụ hàng đầu của xã hội học là xây dựng, phát triển hệ thống các khái niệm, phạm trù, nguyên lí của xã hội học, từ đó góp phần hình thành thế giới quan
và phương pháp luận khoa học cho con người trong nhận thức và hoạt động thực tiễn cải tạo biến đổi xã hội
2 Nhiệm vụ nghiên cứu thực nghiệm
Thông qua nghiên cứu thực nghiệm để:
+ Kiểm nghiệm chứng minh giả thuyết khoa học
+ Phát hiện những bằng chứng thực tế và những vấn đề mới nảy sinh làm cơ sở cho việc sửa đổi bổ sung, phát triển hệ thống các khái niệm, góp phần thúc đẩy tư duy xã hội học phát triển
3 Nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng
Nhiệm vụ này nhằm hướng tới việc đề ra các giải pháp vận dụng tri thức lý luận và kết quả nghiên cứu xã hội học thực nghiệm vào trong hoạt động thực tiễn cải tạo biến đổi xã hội
Chương 2: Cấu trúc xã hội
Câu 1: Cấu trúc xã hội Cấu trúc xã hội-dân tộc?
Nội dung tìm hiểu: Cấu trúc xã hội – Cấu trúc xã hội dân tộc
I Cấu trúc xã hội
Trang 31.1 Một số lý thuyết về cấu trúc xã hội
a Quan điểm của Durkhiem về xã hội và cấu trúc xã hội
Học thuyết cấu trúc xã hội theo ông Durkhiem được bắt đầu từ phạm trù: “sự kiện
xã hội”, ông đã đưa ra định nghĩa sau đây : “ sự kiện xã hội là mọi cách làm cố định hay không cố định, có khả năng tác động lên cá nhân một sự cưỡng bức bên ngoài, hay là mọi cách làm có tính chất chung trong phạm vi rộng lớn của một xã hội nhất định trong khi cố vấn có sự tồn tại riêng, độc lập với các biểu hiện cá biệt của nó Theo ông, xã hội là tổng thể các sự kiện xã hội bình thường Sự kiện xã hội bình thường gắn liền với sự cưỡng chế bình thường Đó là sự cưỡng bức phù hợp với ưu thế của của một xã hội nào đó, là ưu thế về chính trị hay đạo đức của một xã hội Sự kiện bình thường là hiện tượng xã hội biểu hiện qua hình thức chung có thể nhận thấy ở tuyệt đại đa số cá thể trong xã hội cả về không gian và thời gian tồn tại của nó
Vd: Bổn phận làm cha mẹ, làm con cái, các quy ước về ngôn ngữ giao tiếp Trái lại, sự kiện xã hội khác thường là các hiện tượng xã hội biểu hiện qua các hình thức ngoại lệ, thường gặp ở thiểu số người và xảy ra nhất thời , không tồn tại trong toàn bộ cuộc sống cá thể
b Lý thuyết hệ thống xã hội của Parsons
Theo Parsons, thế giới là một hệ thống lớn, mở rộng trong đó có rất nhiều xã hội khác nhau, giới hạn bởi đường biên giới lãnh thổ quốc gia Mỗi xã hội có đặc trung
và giới hạn riêng, khác với xã hội khác các xã hội tồn tại theo phương thức thích nghi với nhau Xã hội là một hệ thống mở, thường xuyên thực hiện sự trao đổi, biến đổi để tạo ra sự cân bằng, trên cơ sở thích ứng, cùng tồn tại với xã hội khác Trong mỗi xã hội có các hệ thống nhỏ ( tiểu hệ thống), tồn tại theo phương thức thích nghi với nhau Nghĩa là, mỗi hệ thống thực hiện một chức năng nhất định trên
cơ sở phối hợp với các hệ thống khác Sự hoạt động và phối hợp các tiểu hệ thống này đảm bảo cho xã hội có khả năng thích ứng với các xã hội khác, tức là tạo ra sự cân bằng cho hệ thống lớn
1.2 Khái niệm cấu trúc xã hội
a Khái niệm
Có nhiều định nghĩa về khái niệm cấu trúc xã hội:
+Định nghĩa thứ nhất: “Cấu trúc xã hội là mối liên hệ vững chắc của các thành tố bên trong hệ thống xã hội”,như :dân tộc,giai cấp ,nhóm nghề nghiệp
Trang 4+ Định nghĩa thứ hai: “Cấu trúc xã hội là mô hình của các mối liên hệ giữa các thành phần cơ bản trong hệ thống xã hội”
+ Định nghĩa thứ ba: “Cấu trúc xã hội là tổng thể các thành phần xã hội,là một hệ thống lớn bao gồm hệ thống nhỏ,gồm có các bậc đầu tiên là con người,gia đình,đến nhóm xã hội,và hơn nữa là toàn bộ xã hội như một chỉnh thể.Những thành phần quan trọng nhất của cấu trúc xã hội là vị thế ,vai trò,nhóm xã hội và thiết chế xã hội”
b Biểu hiện của cấu trúc xã hội
Cấu trúc XH biểu hiện trong phạm vi không gian và thời gian khác nhau
-Vê không gian thường có 2 loại là không gian có tổ chức và không có tổ chức +Về không gian có tổ chức, cấu trúc xã hội biểu hiện là tổng thể các hệ thống tổ chức xã hội như hệ thống tổ chức nhà nước, hệ thống tổ chức các chính trị xã hội(đảng,đoàn, phụ nữ,các tổ chức hội cựu chiến binh, nông dân, ),hệ thống các tổ chức kinh tế, hệ thống các tổ chức tôn giáo
+Về không gian không có tổ chức, cấu trúc XH biểu hiện là sự khác biệt giữa những lớp người có vị thế, vị trí, vai trò Xh khác nhau
- Về thời gian, cấu trúc xã hội biểu hiện trong sự chi phối và ràng buộc của lịch
sử, thời đại
-Ngoài ra cấu trúc xh còn biểu hiện là các lớp như con người, đơn vị của xh , gia đình, tế bào của xh cấu trúc nhóm và cao hơn xh là 1 chỉnh thể thống nhất
c Mục đích của việc nghiên cứu cấu trúc xã hội
Mục đích cơ bản là thấy được sự khác biệt về vị trí, vai trò xã hội của cá thể cá nhân và nhóm để từ đó thấy được các xung đột có thể xảy ra trong quá trình vận động xã hội
d Các đặc trưng của cấu trúc xã hội
- Cấu trúc xã hội không phải là tập hợp đơn giản các bộ phận cấu thành xã hội, mà là một chỉnh thể thống nhất giữa xá bộ phận cấu thành và cách thức lien kết của các bộ phận đó
- Cấu trúc xh vừa có tính lịch sử-cụ thể, vừa mang đậm nét đặc trưng của từng giai đoạn phát triển xh.Mỗi giai đoạn lịch sử có một cấu trúc xã hội khác nhau
Trang 5- Cấu trúc xh vừa có tính kế thừa, vừa có tính biến đổi và phát triển theo xu hướng phát triển của thời đại
1.3 Ý nghĩa của việc nghiên cứu cấu trúc xã hội
- Giúp ta nhận thức được các đặc trưng của xh trong từng giai đoạn phát triển của lịch sử
- Ta hiểu được các thành phần cấu trúc xã hội, hiểu rõ vị trí, vị thế, vai trò và chức năng của mỗi thành phần đó trong cấu trúc để đảm bảo tính hệ thống của cấu trúc và nghiên cứu động lực phát triển xh
- Để thấy được quan hệ tương tác giữa các thành phần cấu trúc xh, hiểu rõ bản chất của các quan hệ đó dưới dạng các quy luật xh, tiến tới giải thích được hành vi của các cá nhân, các nhóm xh và toàn bộ xh trong những thời gian cả không gian cụ thể
- Cho chúng ta bức tranh tổng quát về xh để từ đó hoạch định chiến lược xây dựng mô hình xh tối ưu
- Giúp chúng ta có cơ sở khoa học để vạch ra chính sách đúng đắn, nhằm phát huy những nhân tố tích cực điều chỉnh và khắc phục những hiện tượng lêch chuẩn, những biểu hiện tiêu cực trong hoạt động xã hội
II Cấu trúc xã hội – dân tộc
- Dân tộc : theo nghĩa rộng là cộng đồng người có chung nền văn hóa, nhóm sắc tộc, ngôn ngữ, nguồn gốc, lịch sử; đôi khi bao gồm nhiều nhóm sắc tộc Dân tộc trong trường hợp quốc gia dân tộc còn được gọi là quốc dân
- Dân tộc là một cộng động người trong lịch sử, dựa trên sự cộng đồng về kinh tế, vùng lãnh thổ, ngôn ngữ văn hóa, tâm lý
Trong một xã hội bao gồm nhiều dân tộc khác nhau cùng sinh sống và hoạt động theo một hệ thông thiết chế xã hội nhất định Nhưng do sự phát triển không đồng đều về kinh tế, chính trị, tư tưởng,văn hóa giũa các dân tộc dẫn dén tình trạng đồng hóa dân tộc ,giưa dân tộc phát triển và dân tộc chậm phát triển, tạo nên sự bất bình đẳng và mâu thuẫn dân tộc
Vấn đề dân tộc là vấn đề rất nhạy cảm và phức tạp liên quan đến sự ổn định và phát triển của nhiều quốc gia hiện nay ường hợp quốc gia dân tộc còn được gọi là quốc dân
Trang 61.1 Khái niệm
Cấu trúc xã hội – dân tộc là sự phân chia cộng đồng dân cư theo dân tộc đã được định hình trong lịch sử Dân tộc hình thành bởi phân định sự khác nhau về những đặc trưng của các dân tộc trong một cộng đồng quốc gia dân tộc như giống người, khác biệt văn hóa, khác biệt lãnh thổ Một xh bao gồm nhiều dân tộc khác nhau cùng tồn tại và hoạt động theo một hệ thống thiết chế xh
1.2 Xung đột giữa các dân tộc
- Các dân tộc cùng sống với nhau trên một vùng lãnh thổ nhất định, nhưng do
sự phát triển không đồng đều dẫn đến quá trình đồng hóa giữa các dân tộc phát triển đối với các dân tộc không phát triển tạo nên sự bất bình đẳng và mâu thuẫn giũa các dân tộc
- Mâu thuẫn dân tộc thường bị các thế lực đối lập trong nước hoặc nước ngoài lợi dụng, kích động và lôi kéo các dân tộc chống đối chính phủ và li khai làm rối loạn xh
- Mâu thuẫn dân tộc chỉ có thể giải quyết thông qua chính sách dân tộc trong hệ thống chính sách kinh tế - xã hội của nhà nước Đó là một chính sách đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực xh nhằm tạo ra sự bình đẳng giữa các dân tộc và xó bỏ định kiến dân tộc trong tâm lý cộng đồng xã hội
1.3 Ý nghĩa nghiên cứu
- Cho thấy bản chất của vấn đề dân tộc trong đời sống xã hội, thấy được bản sắc văn hóa của các dân tộc để có sự hòa đồng trong cộng đồng văn hóa chung
- Cho chúng ta căn cứ đưa ra những chính sách đúng đắn nhằm đoàn kết các dân tộc tạo nên sức mạnh cho quốc gia
Câu 2: Cấu trúc xã hội Cấu trúc xã hội dân số và giới tính
*Cấu trúc XH dân số:
+Cấu trúc XH dân số cũng là một phần cơ bản của cấu trúc xã hội Cấu trúc xã hội dân số của một cấu trúc xã hội cụ thể,được biểu hiện qua các tiêu chí sau:
-Các kiểu SX va tái SX dân số
-Mức sinh,mức tử, mật độ phân bố dân số
Trang 7-Sự di dân
-tỉ lệ giới tính
-Cấu trúc XH thế hệ
+Sự vân động của cấu trúc xã hội dân số phụ thuộc vào trình độ phát triển của xã hội nói chung,trước hết là trình độ phát triển của Sx vật chất tính chất của các quan hệ XH, các chuẩn mực văn hóa
+ cấu trúc xã hội thế hệ đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc xã hội dân số (thế hệ
là tập hợp những người cùng sinh ra trong một giai đoaạn lịch sử nhất định, VD như thế hệ trước cách mạng tháng Tám,thế hệ HCM…)
*Cấu trúc XH giới tính
-cấu trúc XH giới tính là sự phân chia tổng số dân cư thành nam và nữ
-Xã hội học nghiên cứu cấu trúc xã hội giới tính chú ý tới hai khía cạnh
+Một là,sự không tương ứng về tân lý xã hội giữa nam và nữ, dẫn đến mâu thuẫn trong gia đình, tập thể và xã hội
+Hai là, sự mất cân bằng giới tính ở từng vùng miền hoặc trên toàn xã hội ,ảnh hưởng đến sự cân bằng và phát triển của xã hội nói chung
Câu 3:Cơ động xã hội Các yếu tố liên quan đến cơ động xã hôi
1 Khái niệm
Cơ động xã hội (di động xã hội, dịch chuyển xã hội) là khái niệm xã hội học dùng để chỉ sự chuyển động của những cá nhân, gia đình, nhóm xã hội trong một cấu trúc xã hội, trong một tầng xã hội, hay từ tầng xã hội này sang tầng xã hội khác
Nói cách khác, cơ động xã hội là sự thay đổi vị trí trong hệ thống phân tầng xã hội
Cơ động xã hội liên quan tới việc các cá nhân giành vị trí, địa vị xã hội, liên quan tới điều kiện ảnh hưởng tới sự biến đổi cơ cấu xã hội Là sự vận động của cá nhân hay một nhóm người từ vị thế xã hội này sang vị thế xã hội khác; là sự di chuyển của một con người, một tập thể, từ một địa vị, tầng lớp xã hội hay một giai cấp sang một địa vị, tầng lớp, giai cấp khác Cơ động xã hội có thể định nghĩa như sự chuyển dịch từ một địa vị này qua một địa vị khác trong cơ cấu tổ chức
Trang 82 Hình thức: Ngang, dọc
- Cơ động theo chiều dọc: chỉ sự vận động của các cá nhân giữa các nhóm xã hội, giai cấp xã hội tới vị trí, địa vị xã hội có giá trị cao hơn hoặc thấp hơn Biểu hiện của hình thức này di động là sự thăng tiến, đề bạt - di động lên; và miễn nhiệm, rút lui, lùi xuống, thất bại - di động xuống
- Cơ động theo chiều ngang: chỉ sự vận động cá nhân giữa các nhóm xã hội, giai cấp xã hội tới một vị trí ngang bằng về mặt xã hội Trong xã hội hiện đại, di động theo chiều ngang cũng rất phổ biến, nó liên quan đến sự di chuyển địa lý giữa các khu vực, các thị trấn, thành phố hoặc các vùng địa phương
Sự khép kín xã hội: Là xu hướng bảo tồn nhóm (tầng) xã hội chống lại sự xâm nhập của các thành viên thuộc nhóm (tầng) khác Bản chất là sự đấu tranh bảo vệ quyền lợi của các giai cấp, các nhóm xã hội Nhưng chính điều này dẫn đến mâu thuẫn giữa cái thường xuyên biến đổi với cái ổn định, là nguyên nhân nổ ra cách mạng xã hội Nó ngăn chặn sự xâm nhập của những tư tưởng, văn hoá xấu, góp phần bảo vệ truyền thống của mỗi nhóm xã hội Tuy nhiên, chính nó cũng tạo ra rào cản đối với việc hội nhập, phát triển, tiếp thu giá trị văn hoá tiến bộ của nhân loại
Sự tái tạo xã hội: Là xu hướng duy trì, mở rộng, phát triển của mỗi tầng lớp xã hội nhất định, mỗi nhóm xã hội diễn ra theo hai phương thức: duy trì thế hệ và mở rộng, kết nạp các thành viên mới phù hợp với các tiêu chí của nhóm
+ Cơ động giữa các thế hệ: thế hệ con cái có địa vị cao hơn hoặc thấp hơn so với địa vị của cha mẹ;
+ Cơ động trong thế hệ: là một người thay đổi vị trí nghề nghiệp, nơi ở trong cuộc đời làm việc của mình, có thể cao hơn hoặc kém hơn so với người cùng thế hệ
Địa vị xã hội: Di động xã hội còn chủ yếu quan tâm tới địa vị đạt được - giành được, chứ không phải là địa vị gán cho - có sẵn; và phân biệt hai loại di động sau:
- Di động được sự bảo trợ: đạt được địa vị cao bởi nguyên nhân hoàn cảnh gia đình hoặc yếu tố khác không trực tiếp liên quan đến khả năng hoặc nỗ lực, cố gắng của bản thân;
- Di động do tranh tài: đạt được địa vị cao trên cơ sở của nỗ lực và tài năng bản thân
Trang 9Cơ cấu xã hội
- Di động cơ cấu: là sự di động xã hội với tư cách là kết quả của sự thay đổi trong quá trình phân phối các địa vị trong xã hội Di động cơ cấu diễn ra bất chấp quy tắc thống trị của địa vị;
- Di động trao động: trong di động này một số người thăng tiến thay vào vị trí của một số người khác di động xuống, kết quả tạo nên sự cân bằng cơ cấu xã hội
3 Các yếu tố ảnh hưởng đến cơ động xã hội
- Điều kiện kinh tế - xã hội: Trong xã hội phong kiến dựa trên nền kinh tế tự cung
tự cấp, tư tưởng Nho học, cấu trúc xã hội khá vững chắc, nên địa vị các cá nhân, nhóm xã hội ít thay đổi; do vậy cơ động xã hội diễn ra rất chậm chạp và được thực hiện chủ yếu trong cùng một tầng xã hội Còn trong xã hội hiện đại, do tác động của quá trình công nghiệp hoá, lĩnh vực dịch vụ phát triển và đặc biệt là công nghệ thông tin đã làm phẳng thế giới, xoá nhoà các biên giới, tư tưởng tự do, tác động mạnh mẽ đến cơ động xã hội cả theo chiều dọc lẫn chiều ngang
- Trình độ học thức: Trình độ học vấn có liên quan trực tiếp đến sự hình thành, phát triển các loại nghề nghiệp khác nhau dẫn đến chỗ thu nhập, mức sống, khả năng cơ động xã hội khác nhau
+Nhằm thu hút nhân tài tạo đột phá trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, kể từ năm nay TP.HCM dùng ngân sách trả lương lên đến 150 triệu đồng/tháng cho các chuyên gia đầu ngành Theo quyết định của UBND TP.HCM, 4 đơn vị là Khu công nghệ cao, Khu nông nghiệp công nghệ cao, Viện Khoa học - công nghệ tính toán, Trung tâm công nghệ sinh học được thực hiện thí điểm một số chính sách thu hút chuyên gia khoa học công nghệ (KHCN) vào làm việc, được hưởng ưu đãi về lương, phụ cấp, đi lại, bắt đầu từ năm 2015
+Bác sỹ Vũ Hoàng Nguyên (GĐ Bệnh viện đa khoa Trí Đức): 400 triệu
đồng/tháng là bình thường Tôi luôn luôn đau đáu một nỗi suy tư và tìm lời đáp cho câu hỏi: Phải làm giàu thế nào mà không mà đánh mất hai từ “y đức? Sau nhiều năm hành nghề cuối cùng tôi đã tìm được câu trả lời, và Bệnh viện Trí Đức cũng ra đời từ đó Sau nhiều năm hoạt động, Bệnh viện ngày càng lớn mạnh là được xếp vào một trong những bệnh viện tư nhân lớn nhất Hà Nội
-Nguồn gốc gia đình: Nguồn gốc xuất thân, điều kiện kinh tế, truyền thống gia đình,… có vai trò quan trọng đối với sự kế thừa khác nhau của mỗi gia đình “Con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa lại quét lá đa”
Trang 10+ GS Ngô Bảo Châu sinh ra trong một gia đình trí thức truyền thống Ông là con trai của Tiến sĩ khoa học ngành cơ học chất lỏng Ngô Huy Cẩn, hiện đang làm việc tại Viện Cơ học Việt Nam Mẹ của ông là Phó Giáo sư, Tiến sĩ dược Trần Lưu Vân Hiền, công tác tại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương, Việt Nam Ông là cháu họ của Ngô Thúc Lanh, một Giáo sư toán viết cuốn sách Đại số đầu tiên + Phó tổng giám đốc Công ty CP Quốc Cường Gia Lai (QCG) Nguyễn Quốc Cường (hay Cường đô la), sinh năm 1982, là con trai của bà Nguyễn Thị Như Loan +Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc QCG, một trong những người phụ nữ giàu có nhất VN với tài sản vào thời hoàng kim ước tính phải lên tới vài nghìn tỷ
-Giới tính: Do đặc điểm về tâm – sinh lý, thiên chức xã hội, dẫn đến sự di động khác nhau giữa nam và nữ Thông thường khả năng cơ động của nam giới diễn ra nhanh hơn, mạnh mẽ hơn so với nữ giới
+Nam giới có điều kiện tập trung cho sự nghiệp và được trả lương cao hơn, còn
nữ giới phải gánh vác việc gia đình, nuôi con nên công việc bị ngắt quãng, lương thấp hơn
-Môi trường sống: Do đặc điểm về kinh tế, văn hoá, điều kiện tự nhiên,… ở mỗi vùng miền khác nhau, nên các chủ thể xã hội có sự di động khác nhau Thông thường khả năng cơ động của cư dân thành thị cao hơn nông thôn, nông thôn miền xuôi cao hơn nông thôn miền núi
+ Các học sinh thành phố có điều kiện học tập tốt hơn vùng núi, lại gần các khu công nghiệp nên sau này sẽ dễ kiếm việc lương cao hơn
-Lứa tuổi: Người nhiều tuổi đã biết mình phù hợp với việc gì, có kinh nghiệm trong một vài lĩnh vực nhất định sẽ chỉ tập trung thăng tiến trong lĩnh vực đó Người trẻ tuổi thì hay nhảy việc vì có sức trẻ, dễ thích nghi với công việc mới, đồng thời đang đi tìm công việc phù hợp với bản thân
-Yếu tố bản thân: Ý chí vượt khó, khát khao vượt lên nghịch cảnh số phận, quyết tâm làm giàu hay năng khiếu, sự thông minh, tính tò mò, ham hiểu biết, không sợ thất bại,… có vai trò rất quan trọng đến thành quả người đó đạt được trong tương lai; do vậy, đây là yếu tố ảnh hưởng lớn tới sự cơ động xã hội của người đó “Có chí thì nên”
+Howard Schultz - CEO chuỗi cửa hàng café Starbucks lớn lên trong một khu ổ chuột tại Brooklyn (New York, Mỹ) Mẹ của ông chưa học hết trung học,