Bài tiểu luận về ô nhiễm môi trường Bài tiểu luận về ô nhiễm môi trườngBài tiểu luận về ô nhiễm môi trườngBài tiểu luận về ô nhiễm môi trườngBài tiểu luận về ô nhiễm môi trườngBài tiểu luận về ô nhiễm môi trườngBài tiểu luận về ô nhiễm môi trườngBài tiểu luận về ô nhiễm môi trườngBài tiểu luận về ô nhiễm môi trườngBài tiểu luận về ô nhiễm môi trườngBài tiểu luận về ô nhiễm môi trườngBài tiểu luận về ô nhiễm môi trườngBài tiểu luận về ô nhiễm môi trường
Trang 1ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT KHOA KINH TẾ ĐỐI NGOẠI NGÀNH KINH DOANH QUỐC TẾ
TIỂU LUẬN MÔN XÃ HỘI HỌC
Đề Tài: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
Giáo viên hướng dẫn : TS Tạ Minh
Sinh viên thực hiện : Phạm Anh Tuấn
Lớp : K15408
TP.HCM,03/2016
Trang 2MỤC LỤC
1. Đặt vấn đề
……… 1
……… 1
3. Đối tượng
……… 2
4. Phương pháp
………2
PHẦN B: NỘI DUNG TIỂU LUẬN
I. CƠ SỞ LÝ
LUẬN 3
1.Khái niệm ô nhiễm môi trường……… 3 2.Các khái niệm nguyên lý, xã hội, phạm
trù………4
2.1 Xã hội học đại cương và chuyên
biệt………
2.2 Xã hội học lý thuyết và xã hội học thực
nghiệm………
2.3 Các nguyên lý xây dựng tri thức xã
họi………
3 Áp dụng các khái niệm phạm trù, nguyên lý, xã hội về vấn đề ô nhiễm
môi
trường………
4 Ý nghĩa phương pháp luận……….
1 Hiện trạng ô nhiễm nước ở Việt
Nam……….8
Trang 31.1 Ở đô thị và các khu sản xuất………
1.2 Ở nông thôn và khu vực sản xuất nông nghiệp………
1.3 Hiện trạng ô nhiễm nước ở một số sông lớn ở nước ta………
2 Nguồn gốc gây ô nhiễm……… 9
2.1 Ô nhiễm tự nhiên ………
2.2 Ô nhiễm nhân tạo………
i Từ sinh hoạt………
ii Từ các hoạt động công nghiệp………
iii Từ y tế ………
iv Từ hoạt động sản xuất nông, ngư nghiệp………
3 Ảnh hưởng……….12
3.1 Sức khoẻ con người………
i Do kim loại trong nước………
ii Trong nước nhiễm chì……….
iii Trong nước nhiễm thủy ngân………
III. GIẢI PHÁP
1 Giải pháp tổng thể……….13
2 Giải pháp cụ thể………
PHẦN C: KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ 15
Trang 5Phần A : MỞ ĐẦU
1 Đặt vấn đề:
Thế kỉ 21, Việt Nam ta đang từng bước phát triển thành nước công nghiệp hóa- hiện đại hóa Hàng loạt các khu công nghiệp, nhà máy được hình thành quanh các bờ kênh, con sông ngoại ô thành phố Người dân tập trung ở nhưng khu đô thị, khu công nghiệp để sinh sống Trong giai đọan đó, môi trường sống của chúng ta đang bị đe dọa bởi sự ô nhiễm trầm trọng và chưa ai nhận rõ điều này Đây là một trong những vấn đề nóng bỏng, gây bức xúc trong dư luận xã hội cả nước hiện nay Vấn đề này ngày càng trầm trọng, đe doạ trực tiếp sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững, sự tồn tại, phát triển của các thế hệ hiện tại và tương lai Giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH hiện nay không chỉ là đòi hỏi cấp thiết đối với các cấp quản lí, các doanh nghiệp mà đó còn là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và của toàn xã hội.Vì thế việc điều tra sự ô nhiễm môi trường được
đề ra bức thiết để hiểu rõ mức độ ô nhiễm của môi trường để đề ra giải pháp hợp lý, giúp nước Việt Nam phát triển vững mạnh và có một môi trường sống tốt cho người dân
2 Mục đích:
Đề tài tiểu luận được viết với chủ đề ô nhiễm môi trường có mục đích nêu ra những nguyên nhân và hậu quả, làm rõ bản chất và hiện tượng của vấn
đề ô nhiễm môi trường nhằm khơi dậy sự quan tâm của mọi người về vấn đề được xem là cấp thiết hiện nay Từ đó mọi người có thể nhận thức được những hậu quả của việc ô nhiễm môi trường sẽ gây ra cho môi trường sống của chúng ta, thấy được tầm quan trong của việc giữ gìn môi trường xung quanh chúng ta Để mọi người có thể đưa ra những ý kiến và cùng nhau bàn luận tìm ra những giải pháp hiệu quả thiết thực hơn góp phần vào vịêc bảo vệ môi trường sống của chúng ta ngày càng trong lành và sạch đẹp hơn
3.Đối tượng:
Trang 6Để thấy rõ sự ô nhiễm môi trường ở mức độ đáng báo động hiện nay, đối tượng nghiên cứu là nguyên nhân nguồn gốc gây ô nhiễm môi trường và các chất gây ô nhiễm môi trường
_ Có rất nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, nhưng có các nguyên nhân chính sau:
Do hoạt động sản xuất của nhà máy trong các khu công nghiệp
Do hoạt động làng nghề
Do sự sinh hoạt tại các đô thị lớn
+ Chất hữu cơ : hiện nay có 2 loại cho hữu cơ được sũ dụng nhiều nhất
là PCB và thuốc trừ sâu DDT v v
+ Dầu : do giao thông biển từ các máy lọc dầu ,từ các khu thăm dò khai thác dầu khí trên biển , do rò rĩ đường ống dẫn dầu trong biển cũng như các thành phố và khu công nghiệp
+ Kim loại nặng : Thủy ngân ,cadimi, đồng, kẽm coban, mangan, niken, chì, sắt, asen, crom….đều tồn tại trong nước lẫn trầm tích đáy và đều mang tính đọc hại
+ Các chất phóng xạ :do việc thử vũ khí hạt nhân trên biển của các cường quốc hạt nhân.Trong biển còn có hiện tượng phú dưỡng và thủy triều đỏ
+ Các chất thải sinh hoạt nhu bao nilon, nước thải trong quá trình sinh hoạt.(tắm giặc ,vệ sinh cá nhân…)
3 Phương pháp:
Phương pháp biện chứng duy vật
a.Mục đích:
Trang 7_ Điều tra, tìm hiểu mối liên hệ giữa qúa trình đô thị hóa và ô nhiễm môi trường
_ Xét sự vận động nói chung về sự phát triển, chuyển biến của hiện tượng ô nhiễm môi trường dự đóan tương lai của quá trình
b.Tiến hành:
_ Nghiên cứu, tài liệu về lịch sử của các nước đã phát triển về thời kì đang phát triển, xem xét vấn đề ô nhiễm môi trường ở nước đó và chuyển biến của nó
Phương pháp trừu tượng hóa khoa học
a.Mục đích
_ Nghiên cứu khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động biến đổi của môi trường
_ Nghiên cứu về sự phát triển trong vấn đề gây ô nhiễm môi trường hịên nay
b.Tiến hành
_ Nghiên cứu vận động của môi trường, thông qua các tài liệu của những năm qua và các công trình nghiên cứu khoa học đã được thực hiện
Phương pháp lịch sử logic
_ Trong quá trình tiến hành phải sử dụng các số liệu, các hiện trạng đã xảt ra trước và hiện nay, kết hợp một các logic và sáng tạo
Phần B: NỘI DUNG TIỂU LUẬN
I Cơ sở lý luận
1 Khái niệm ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý – hoá học– sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho
Trang 8nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật Làm giảm độ đa dạng sinh vật trong nước Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm nước là vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất
Ô nhiễm nước xảy ra khi nước bề mặt chảy qua rác thải sinh hoạt, nước rác công nghiệp, các chất ô nhiễm trên mặt đất, rồi thấm xuống nước ngầm
2 Các khái niệm xã hội, nguyên lí
2.1 Xã hội học đại cương và xã hội học chuyên biệt
Xã hội học đại cương là cấp độ cơ bản của hệ thống lý thuyết xã hội học là khoa học chung nhất của các quy luật xã hội học, sự tương tác qua lại của các yếu tố hợp thành hệ thống xã hội
Xã hội học chuyên ngành phản ánh mối quan hệ khách quan giữa các mặt khác nhau của đời sống xã hội, là khâu trung gian gắn xã hội học đại cương với nghiên cứu xã hội học, nghiên cứu các hiện tượng đời sống xã hội, chia thành các phân nghành sau:
Xã hội học lao động
Xã hội học xung đột xã hội
Xã hội học phân tầng xã hội
Xã hội học đô thị
Xã hộ học nông thôn
Xã hội học thông tin đại chúng – dư luận xã hội
Xã hội học thanh niên
2.2 Xã hội học trừu tượng – lý thuyết và xã hội học cụ thể - thực nghiệm
Xã hội học cũng có một hệ thống trừu tượng hóa ( các khái niệm, quy luật, phạm trù….) Từ những hệ thống đó mà các nhà xã hội học luôn tìm cách tái thể hiện trong quá trình tư duy về đối tượng xã hội, hiểu được và dự báo được xu hướng phát triển của nó trong tương lai
Trang 9Xã hội học thuộc loại các khoa học thực nghiệm vì nó rút ra được các kết luận xã hội từ các trắc nghiệm, các quan sát xã hội thực nghiệm, từ các tài liệu thực nghiệm thu được về các đối tượng xã hội cho nên nhận thức xã hội
có hai cấp độ là thực nghiệm và lý thuyết
+ Cấp độ thực nghiệm bao gồm việc thông thập thông tin thông qua quan sát và từ việc xử lý thông tin xã hội đó:
+ Cấp độ lý thuyết là các khái niệm phạm trù, quy luật được hình thành một cách có hệ thống
2.3 Nguyên lý xây dựng tri thức xã hội học
Nguyên lý duy vật nó phản ánh duy vật về mặt thứ nhất, vấn đề cơ bản của triết học, vấn đề giữa tư duy và tồn tại với tư cách quan niệm duy vật về lịch sử Thực chất của nguyên lý này là giải thích sự phát triển của xã hội bằng sự sản xuất vật chất, giải thích các hình thái xã hội bằng những điều kiện vật chất của đời sống xã hội
Nguyên lý phát triển xem xét xã hội như là một thể vận động và phát triển cùng với nguyên lý duy vật tạo thành một cơ sở duy vật biện chứng về
xã hội
Nguyên lý tính hệ thống xem xét xã hội như là một hệ thống, một cơ thể xã hội, tổ chức đặc biệt Sự thể hiện của nguyên lý đó là các thiết chế xã hội
Nguyên lý phản ánh giải đáp duy vật về mặt thứ hai của vấn đề cơ bản triết học rằng hiện thực khách quan được phản ánh trong tư duy còn cơ cấu của đối tượng được phản ánh trong tri thức
Trang 10Nguyên lý tính Đảng trong nghiên cứu xã hội học phải đứng trên quan điểm của giai cấp công nhân và toàn thể nhân dân lao động trong sự nghiệp xây dựng CNXH
Phạm Trù dựa trên cơ sở của các cặp phạm trù trong triết học đã học như Nguyên nhân – kết quả, Cái chung – Cái riêng… Để giải thích thêm cho sự vật hiện tượng có liên quan.
3 Áp dụng các khái niệm phạm trù, nguyên lý, về vấn đề ô nhiễm môi trường
Trong hoạt động sống, con người đã không ngừng tác động trực tiếp hoặc gián tiếp vào mt tạo ra những sự thay đổi lớn cho môi trường, đặc biệt là ÔNMT nói chung và ÔNMT nước nói riêng Rất nhiểu người chỉ vì lợi ích riêng, vì cái tôi của chính họ mà không nghĩ đến mọi người xung quanh, bất chấp tất cả chỉ biết lợi ích riêng mình làm ảnh hưởng đến cái chung – cuộc sống tốt đẹp – của người khác Trong quá trình CNH, HDH đất nước, hoạt động của các nhà máy, xí nghiệp đã đưa ra một khối lượng lớn các chất thải chứa qua xử lý vào ao, hồ, sông, suối làm cho nước bị ô nhiễm Sự vô ý thức của người dân trong sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp cũng gây nên sự ô nhiễm trầm trọng Nhưng dòng nước này chảy ra biển, cùng với những vụ tràn dẩu làm cho biển ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng hơn bên cạnh những nguyên nhân chủ quan do con người thì còn có nguyên nhân khách quan khác
do thiên tai tạo nên, chẳng hạn như gió bão, lũ lụt, lũ quét
Tất cả những nguyên nhân trên, chủ quan hay khách quan đều sản sinh
ra một kết quả, chính là ÔNMT nước Nguyên nhân và kết quả có sự tiếp nối dây chuyền với nhau Kết quả của sự việc này cũng chính là nguyên nhân của
sự việc khác Một nguyên nhân có thể tạo ra nhiều kết quả, và một kết quả cũng có thể được tạo thành từ nhiều nguyên nhân khác nhau Nhưng nguyên nhân kể trên có kết quả là ÔNMT, và ÔNMT lại là nguyên nhân làm ảnh
Trang 11hưởng xấu tới sức khoẻ con người và nhiều loại sinh vật khác Nhiều căn bệnh hiểm nghèo, nhiều trận đại dịch đã lấy đi rất nhiều mạng sống con người, và những cái chết hàng loạt của nhiều sinh vật đã khiến chúng ta phải lên tiếng
Mối liên hệ nhân quả là cái vốn có của bản thân sự vật, không phụ thuộc vào ý thức con người Chúng ta không thể nói rằng "Do sản xuất, tôi và nhiều người phải đưa hàng loạt chất thải vào mt nhưng tôi muốn tận hưởng một mt sạch sẽ, trong lành" Chất thải chắc chắn sẽ làm ÔNMT, đó là điều tất nhiên, không phụ thuộc vào ý thức, dù muốn hay không thì điều đó vẫn xảy
ra Một khi mt bị ô nhiễm , điều tất yếu sẽ xảy đến chính là bệnh tật cho người
4 Ý nghĩa lý luận:
Vì mối liên hệ nhân quả có tính khách quan nên cần phải tìm nguyên nhân của các sự vật, hiện tượng dẫn đến kết quả đó
Vì nguyên nhân có liên hệ mật thiết với kết quả, nên muốn biết được bản chất của một hiện tượng nào đó mới xuất hiện ta có truy từ nguyên nhân
ra đời của nó
Vì mối liên hệ nhân quả rất phức tạp, đa dạng nên phải phân biệt chính xác các loại nguên nhân để có phương pháp giải quyết đúng đắn, phù hợp với mỗi trường hợp cụ thể trong nhận thức vả thực tiễn
Vì một nguyên nhân có thể dẫn đến nhiều kết quả và ngược lại nên trong nhận thức và thực tiễn cần phải có cách nhìn toàn diện và lịch sử - cụ thể trong phân tích, giải quyết và ứng dụng quan hệ nhân – quả
II THỰC TRẠNG:
1 Hiện trạng ô nhiễm nước ở Việt Nam
Trang 121.1 Ở đô thị và các khu sản xuất.
Tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá khá nhanh và sự gia tăng dân số gây áp lực ngày càng nặng nề dối với tài nguyên nước trong vùng lãnh thổ Môi trường nước ở nhiều đô thị, khu công nghiệp và làng nghề ngày càng bị ô nhiễm bởi nước thải, khí thải và chất thải rắn ở các thành phố lớn, hàng trăm
cơ sở sản xuất công nghiệp đang gây ô nhiễm môi trường nước do không có công trình và thiết bị xử lý chất thải Ô nhiễm nước do sản xuất công nghiệp
là rất nặng Ví dụ: ở ngành công nghiệp dệt may, ngành công nghiệp giấy và bột giấy, nước thải thường có độ pH trung bình từ 9-11; chỉ số nhu cầu ôxy sinh hoá (BOD), nhu cầu ôxy hoá học (COD) có thể lên đến 700mg/1 và 2.500mg/1; hàm ượng chất rắn lơ lửng cao gấp nhiều lần giới hạn cho phép
1.3 Ở nông thôn và khu vực sản xuất nông nghiệp:
Về tình trạng ô nhiễm nước ở nông thôn và khu vực sản xuất nông nghiệp, hiện nay Việt Nam có gần 76% dân sốđang sinh sống ở nông thôn là nơi cơ sở hạ tầng còn lạc hậu, phần lớn các chất thải của con người và gia súc không được xử lý nên thấm xuống đất hoặc bị rửa trôi, làm cho tình trạng ô nhiễm nguồn nước về mặt hữu cơ và vi sinh vật ngày càng cao
Theo thống kê của Bộ Thuỷ sản, tổng diện tích mặt nước sử dụng cho nuôi trồng thuỷ sản đến năm 2001 của cả nước là 751.999 ha Do nuôi trồng thuỷ sản ồ ạt, thiếu quy hoạch, không tuân theo quy trình kỹ thuật nên
đã gây nhiều tác động tiêu cực tới môi trường nước
1.4 Hiện trạng ô nhiễm nước ở một số sông lớn ở nước ta:
Sau gần 20 năm mở cửa và đẩy mạnh kinh tế với hơn 64 khu chế xuất
và khu công nghiệp, cộng thêm hàng trăm ngàn cơ sở hóa chất và chế biến trên toàn quốc Vấn đề chất thải là một vấn đề nan giải đối với những quốc gia còn đang phát triển, và chất thải lỏng trong trường hợp Việt Nam đã trở
Trang 13thành một vấn nạn lớn cho quốc gia hiện tại vì chúng đã được thải hồi thẳng vào các dòng sông mà không qua xử lý
Lưu vực sông Cầu và các phụ lưu qua các tỉnh Bắc Cạn, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hải Dương
Lưu vực sông Nhuệ, sông Ðáy chảy qua các tỉnh Hòa Bình, TP Hà Nội,
Hà Tây, Hà Nam, Nam Ðịnh, và Ninh Bình
Lưu vực sông Ðồng Nai, sông Sài Gòn gồm các tỉnh Lâm Ðồng, Ðắc Lắc, Ðắc Nông, Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Ðồng Nai (Biên Hòa),
TP HCM, Bà Rịa-Vũng Tàu, Ninh Thuận, và Bình Thuận
Lưu vực Tiền Giang và Hậu Giang gồm các tỉnh thuộc ÐBSCL
2 Nguồn gốc gây ô nhiễm
2.1 Ô nhiễm tự nhiên
Là do mưa,tuyết tan, lũ lụt,gió bão… hoặc do các sản phẩm hoạt
động sống của sinh vật, kể cả xác chết của chúng
Cây cối, sinh vật chết đi , chúng bị vi sinh vật phân hủy thành chất
hữu cơ Một phần sẽ ngấm vào lòng đất, sau đó ăn sâu vào nước ngầm, gây ô nhiễm hoặc theo dòng nước ngầm hòa vào dòng lớn
Lụt lội có thể làm nước mất sự trong sạch, khuấy động những chất
dơ trong hệ thống cống rãnh, mang theo nhiều chất thải độc hại từ nơi đổ rác,
và cuốn theo các loại hoá chất trước đây đã được cất giữ
Nước lụt có thể bị ô nhiễm do hoá chất dùng trong nông nghiệp, kỹ nghệ hoặc do các tác nhân độc hại ở các khu phế thải Công nhân thu dọn lân cận các công trường kỹ nghệ bị lụt có thể bị tác hại bởi nước ô nhiễm hoá chất
Trang 142.2 Ô nhiễm nhân tạo
i Từ sinh hoạt:
+Nước thải sinh hoạt: là nước thải phát sinh từ các hộ gia đình, bệnh viện, khách sạn, cơ quan trường học, chứa các chất thải trong quá trình sinh hoạt, vệ sinh của con người
+Nước thải đô thị: là loại nước thải tạo thành do sự gộp chung nước thải sinh hoạt, nước thải vệ sinh và nước thải của các cơ sở thương mại, công nghiệp nhỏ trong khu đô thị
+ Theo thống kê của Sở Khoa học Công nghệ & Môi trường Cần Thơ, trung bình mỗi ngày 1 người dân đô thị Cần Thơ thải ra hơn 0,89 kg rác + Không chỉ có hoá chất, rác, bệnh phẩm, trên hầu hết các sông, kênh trên địa phận tỉnh Cần Thơ, người dân đua nhau lấn chiếm lòng sông, làm cản trở dòng chảy, cản trở giao thông đường thuỷ và tranh thủ sử dụng khoảng sông nhỏ hẹp ấy như một hệ thống WC
+ Theo báo cáo mới nhất của Sở KHCN & MT TP.HCM (22/10/2002) trung bình mỗi ngày sông Đồng Nai và Sài Gòn phải hứng chịu trên 852.000
m3 lượng ô nhiễm từ nước thải sinh hoạt với hàm lượng DO thấp và COD quá cao (tiêu chuẩn sau này để ước tính nồng độ hữu cơ trong nước
ii Từ các hoạt động công nghiệp:
Nước thải công nghiệp: là nước thải từ các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải Khác với nước thải sinh hoạt hay nước thải đô thị, nước thải công nghiệp không có thành phần cơ bản giống nhau, mà phụ thuộc vào ngành sản xuất công nghiệp cụ thể