1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ, công chức xấp xã huyện thạch thất, thành phố hà nội

123 212 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 123
Dung lượng 1,03 MB

Nội dung

Điều 4, Khoản 2 Luật Cán bộ, công chức năm 2008, xác định: “Công chức là công dân Việt nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vàongạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng cộng sản Việt Na

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu,kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trongbất kỳ công trình nghiên cứu nào khác

Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ công trình nghiêncứu nào đã công bố, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luậnđánh giá của Hội đồng khoa học

Hà Nội, ngày tháng năm 2017

Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Vân

Trang 2

Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS Lê Trọng Hùng

đã dành nhiều thời gian trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho tôi hoàn thànhquá trình nghiên cứu đề tài này

Qua đây tôi cũng xin cảm ơn toàn thể cán bộ UBND huyện Thạch Thất,cùng cán bộ và nhân dân các xã Đại Đồng, Hạ Bằng, Tiến Xuân đã nhiệt tìnhgiúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập, thu thập số liệu và hoàn thànhnghiên cứu của mình

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, những người đãđộng viên và giúp đỡ tôi về tinh thần, vật chất trong suốt quá trình học tập vàthực hiện đề tài

Trong quá trình nghiên cứu vì nhiều lý do chủ quan, khách quan Luậnvăn không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế Tôi rất mong nhận được sựthông cảm và đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo và các bạn sinh viên

Tôi xin chân thành c ảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng năm 2017

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Văn Vân

Trang 3

MỤC LỤC

Trang Trang phụ bìa

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT v

DANH MỤC CÁC BẢNG vi

DANH MỤC CÁC HÌNH vii

MỞ ĐẦU 1

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ CÔNG CHỨC CẤP XÃ 4

1.1 Cơ sở lý luận về vấn đề nâng cao chất lượng cán bộ công chức cấp xã 4

1.1.1 Một số khái niệm về cán bộ, công chức cấp xã 4

1.1.3 Phân loại cán bộ, công chức cấp xã 12

1.1.4 Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã 13

1.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã 22

1.2 Kinh nghiệm của một số địa phương về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã 27

1.2.1 Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước 27

1.2.2 Bài học kinh nghiệm cho huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội 30

Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 36

2.1 Đặc điểm cơ bản huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội 36

2.1.1 Điều kiện tự nhiên 36

2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 40

Trang 4

2.1.3 Những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tác

động đến nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã huyện 46

2.1.4 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu khảo sát 50

2.1.5 Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu 50

2.1.6 Phương pháp xử lý số liệu 52

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 53

3.1.1 Thực trạng số lượng cán bộ, công chức cấp xã huyện Thạch Thất giai đoạn 2014-2016 53

3.1.2 Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã huyện Thạch Thất giai đoạn 2014-2016 57

3.2.3 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của cán bộ công chức tại điểm điều tra 71

3.2.4 Đánh giá chung về chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã huyện Thạch Thất 80

3.3 Giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội 92

3.3.1 Mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã ở huyện Thạch Thất 92

3.3.2 Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã ở huyện Thạch Thất 93 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG

3.1 Số lượng cán bộ công chức chuyên trách cấp xã phân theo

3.2 Số lượng cán bộ công chức cấp xã phân theo vị trí công việc

của huyện Thạch Thất giai đoạn 2014-2016 56

3.3 Số lượng cán bộ công chức cấp xã phân theo độ tuổi của

3.4 Số lượng cán bộ công chức cấp xã phân theo trình độ chuyên

môn của huyện Thạch Thất giai đoạn 2014-2016 60

3.7 Đánh giá của cán bộ công chức cấp xã về sự phù hợp về

3.8

Đánh giá của người dân về đội ngũ cán bộ công chức cấp xã

về phẩm chất, đạo đức, lối sống; thái độ phục vụ nhân dân;

ý thức tự rèn luyện bồi dưỡng bản thân

79

Trang 7

DANH MỤC CÁC HÌNH

2.1 Bản đồ hành chính huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội 36

3.1 Số lượng CBCC cấp xã của huyện Thạch Thất phân theo

3.2 Kết quả điều tra xã hội học của CBCC cấp xã huyện Thạch

Thất về kỹ năng nghề nghiệp năm 2017 ( Đơn vị %) 68

3.3 Kết quả điều tra xã hội học của CBCC cấp xã huyện Thạch

Thất về kỹ năng quản lý nhà nước năm 2017 ( Đơn vị %) 69

3.4 Kết quả điều tra xã hội học của CBCC cấp xã huyện Thạch

Thất về phẩm chất đạo đức năm 2017 ( Đơn vị %) 70

3.5

Kết quả điều tra xã hội học của CBCC cấp xã huyện Thạch

Thất về mức độ hài lòng với chế độ đãi ngộ của nhà nước

2017

74

3.6 Kết quả điều tra xã hội học của CBCC cấp xã huyện Thạch

Thất về mức độ sẵn sàng nâng cao chất lượng năm 2017 75

Trang 8

MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài

Cấp xã (xã, phường, thị trấn) là một cấp trong hệ thống hành chính 4cấp của Nhà nước Việt Nam; có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng, là nền tảngcủa bộ máy Nhà nước, là chỗ dựa, là công cụ sắc bén để thực hiện và phát huyquyền làm chủ của nhân dân, làm cơ sở cho chiến lược ổn định và phát triểnđất nước, là yếu tố chi phối mạnh mẽ đến đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa,

xã hội của cộng đồng dân cư trên địa bàn Trong đó, đội ngũ cán bộ, côngchức cấp xã có vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện chức năng làm cầunối giữa Đảng với nhân dân, giữa công dân với Nhà nước Sở dĩ như vậy vì

họ là những cán bộ trực tiếp tuyên truyền, phổ biến, vận động và tổ chức nhândân thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhànước trên địa bàn dân cư, giải quyết mọi nhu cầu của dân cư, bảo đảm sự pháttriển kinh tế của địa phương, duy trì trật tự, an ninh, an toàn xã hội trên địabàn cấp xã Sự nghiệp đổi mới đất nước muốn thành công phải tạo sự chuyểnbiến tích cực từ cơ sở, mà sự chuyển biến ở cơ sở lại phụ thuộc rất quan trọng

ở chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã Theo kết quả điều tra khảo sátcủa Viện Khoa học tổ chức nhà nước, tính đến quý IV năm 2014, tổng số cán

bộ, công chức cấp xã trên toàn quốc là 235.384 người, trong đó: cán bộ cấp xãlà: 118.067 người; công chức cấp xã là: 117.317 người Về chất lượng, độingũ cán bộ, công chức cấp xã đã có những chuyển biến tích cực nhất định sovới các năm trước, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị,quản lý hành chính cũng như tin học, ngoại ngữ dần được nâng cao so với tiêuchuẩn chức danh và yêu cầu nhiệm vụ

Với huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội, mặc dù số lượng cán bộ,công chức đã tương đối ổn định nhưng cơ cấu ngạch công chức chưa đượcxác định hợp lý, cơ cấu công chức giữa các lĩnh vực chưa cân đối Trình độchuyên môn của một số cán bộ, công chức đã đạt tiêu chuẩn theo ngạch, bậcnhưng năng lực thực tế lại chưa đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi của công việc

Trang 9

Cán bộ, công chức phần lớn chưa được bồi dưỡng kiến thức chuyên môn,năng lực cụ thể hoá và tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ chưa đáp ứngyêu cầu, chưa ngang tầm nhiệm vụ được giao Trình độ, năng lực của đội ngũcán bộ, công chức cấp xã còn nhiều bất cập, nhất là ở các xã khó khăn Một sốkhâu quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức chưa có sựthống nhất, quy trình quản lý chưa khép kín.

Để nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã huyệnThạch Thất, thành phố Hà Nội cần phải đánh giá đúng thực trạng chất lượng cán

bộ, công chức cấp xã và xác định được nhu cầu tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng,quy hoạch, bố trí, sử dụng, luân chuyển,… cán bộ, công chức Từ đó đề xuấtnhững quan điểm, những giải pháp nâng cao chất lượng cho đội ngũ cán bộ,công chức cấp xã thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước Do vậy, về lýluận và thực tiễn đòi hỏi phải được nghiên cứu một cách có hệ thống, nhằm đưa

ra những quan điểm và giải pháp hữu hiệu, phù hợp để việc nâng cao chất lượngđội ngũ cán bộ, công chức cấp xã đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp côngnghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng nông thôn mới và hội nhập quốc tế

Xuất phát từ lý do trên, tác giả chọn đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội ”

làm đề tài luận văn Thạc sĩ với mong muốn đóng góp một phần công sức nhỏ

bé trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã để huyệnThạch Thất, thành phố Hà Nội phát triển nhanh và bền vững

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu chung

Trên cơ sở đánh giá thực trạng chất lượng cán bộ công chức cấp xã củahuyện Thạch Thất, luận văn đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượngđội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của huyện hiện nay

2.2 Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống được lý luận cơ bản về nâng cao chất lượng đội ngũ cán

bộ, công chức cấp xã

Trang 10

- Phân tích được thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp

xã ở huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội hiện nay

- Xác định được các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng đội ngũ cán bộcông chức xã của huyện Thạch Thất

- Đề xuất được giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, côngchức cấp xã huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Chất lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ởhuyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội hiện nay

4 Nội dung nghiên cứu

- Cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng và nâng cao chất lượng độingũ cán bộ công chức cấp xã

- Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã trên địa bànhuyện Thạch Thất

- Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cán bộ công chức cấp xã huyệnThạch Thất, thành phố Hà Nội

- Các giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ công chức cấp xã huyệnThạch Thất thành phố Hà Nội

Trang 11

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

VỀ CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ CÔNG CHỨC CẤP XÃ

1.1 Cơ sở lý luận về vấn đề nâng cao chất lượng cán bộ công chức cấp xã

1.1.1 M ột số khái niệm về cán bộ, công chức cấp xã

1.1.1.1 Khái niệm cán bộ, công chức

Khái niệm công chức

“Công chức là một khái niệm chung được sử dụng phổ biến nhiều quốcgia trên thế giới để chỉ những công dân được tuyển dụng vào làm việc thườngxuyên trong cơ quan nhà nước, do tính chất đặc thù của mỗi quốc gia, kháiniệm công chức của các nước cũng không hoàn toàn đồng nhất Có nước chỉgiới hạn công chức trong phạm vi những người hoạt động quản lý nhà nước.Một số nước khác có quan niệm rộng hơn, công chức không chỉ bao gồmnhững người thực hiện trực tiếp các hoạt động quản lý nhà nước mà còn baogồm cả những người làm việc trong các cơ quan có tính chất công cộng”

Ở Việt Nam, khái niệm công chức được hình thành và thường gắn liềnvới sự hình thành và phát triển ngày càng hoàn thiện của nền hành chính nhànước Khái niệm công chức lần đầu tiên được nêu ra trong Sắc lệnh 76/SLngày 20/5/1950 của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ban hành Quy

chế công chức như sau: “Những công dân Việt Nam được chính quyền nhân dân tuyển dụng, giao giữ một chức vụ thường xuyên trong các cơ quan Chính phủ, ở trong hay ở ngoài nước, đều là công chức theo Quy chế này, trừ những trường hợp riêng biệt do Chính phủ định" (Trích Điều 1, Sắc lệnh số 76/SL

ngày 20/5/1950)

Cùng với sự phát triển của đất nước và nền hành chính nước nhà, kháiniệm công chức đã dần được quy định cụ thể hơn, chi tiết hơn Tuy nhiên, các

Trang 12

khái niệm này vẫn chưa phân định rõ ràng ai là cán bộ, ai là công chức.

Đến năm 2008, Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam đã thôngqua Luật Cán bộ, công chức số 22/2008/QH12 Đây là bước tiến mới, mangtính cách mạng về cải cách chế độ công vụ, công chức, thể chế hoá quanđiểm, đường lối của Đảng về công tác cán bộ, đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhànước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân

Điều 4, Khoản 2 Luật Cán bộ, công chức năm 2008, xác định:

“Công chức là công dân Việt nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vàongạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng cộng sản Việt Nam, Nhànước, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơquan, thuộc đơn vị Quân đội nhân dân mà không phải là sỹ quan, quân nhânchuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan đơn vị thuộc công annhân dân mà không phải là sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên nghiệp và trong bộ máylãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng cộng sản Việt nam,Nhà nước, tổ chức Chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị công lập)trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong

bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm

từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật”

Để hướng dẫn thi hành Luật cán bộ công chức, Chính phủ và các bộngành đã ban hành nhiều văn bản pháp luật mới như Nghị định số

06/2010/NĐ- CP ngày 25/01/2010 quy định công chức là "Công dân Việt nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh, trong biên chế, hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật”.

Như vậy công chức ở Việt Nam không chỉ là những người làm việctrong các cơ quan Hành chính nhà nước mà còn bao gồm cả những người làmviệc ở các Phòng Ban của Đảng, Mặt trận tổ quốc (MTTQ) Việt Nam; các tổchức Chính trị xã hội như: Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội nông dân, Hội Cựu

Trang 13

chiến binh, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Công đoàn Việt Nam,các cơ quan đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, Tòa án nhândân, Viện kiểm sát nhân dân từ cấp Trung ương đến cấp huyện.

1.1.1.2 Khái niệm cán bộ, công chức cấp xã

- Khái niệm cán bộ xã

Theo quy định tại Khoản 3, Điều 4 của Luật cán bộ, công chức năm2008: Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dânViệt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hộiđồng nhân dân, Ủy ban nhân dân; Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứngđầu tổ chức chính trị - xã hội trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhànước

- Khái niệm công chức cấp xã

Khái niệm công chức xã được quy định tại Khoản 3, Điều 4 của Luật cán bộ,

công chức 2008 như sau: “Công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước”.

Như vậy, công chức xã được tuyển dụng và phụ trách những lĩnh vựcchuyên môn, nghiệp vụ cụ thể tại UBND cấp xã, trực tiếp tham mưu cholãnh đạo UBND cấp xã trong việc điều hành, chỉ đạo công tác, thực hiện cácchủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà Nước

Trên cơ sở Luật cán bộ, công chức; Điều 3 Nghị định số

92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ,chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và người hoạtđộng không chuyên trách cấp xã quy định:

- Cán bộ cấp xã có các chức vụ sau đây:

+ Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy;

+ Chủ tich, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân;

Trang 14

+ Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân;

+ Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

+ Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;

+ Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;

+ Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (áp dụng đối với xã, thị trấn có hoạtđộng nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và có tổ chức Hội Nông dân Việt Nam);

+ Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam

- Công chức cấp xã có các chức danh sau đây:

+ Trưởng Công an;

+ Chỉ huy trưởng Quân sự;

+ Văn hóa - xã hội

Số lượng CBCC cấp xã được bố trí theo đơn vị hành chính cấp xã; cụthể như sau: Xã loại 1: không quá 25 người; Xã loại 2: không quá 23 người;

Xã loại 3: không quá 21 người Việc xếp loại đơn vị hành chính cấp xã thựchiện theo quy định tại Nghị định số 159/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 củaChính phủ về việc phân loại đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn

Để nâng cao hiệu lực hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cấp xã,đội ngũ CBCC cấp xã không những cần phải có nhiệt tình cách mạng, cóphẩm chất đạo đức tốt mà còn cần phải có tri thức, trình độ chuyên mônnghiệp vụ, năng lực công tác để hoàn thành nhiệm vụ

Trang 15

1.1.2 V ị trí, vai trò, đặc điểm của cán bộ công chức cấp xã

1.1.2.1 Vị trí, vai trò của cán bộ công chức cấp xã

CBCC có một vị trí, vai trò rất quan trọng trong quá trình hoạt độngcủa bộ máy nhà nước, cụ thể như sau:

- Một là, CBCC cấp xã là người tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ở địa phương.

Nếu xét trên góc độ hệ thống tổ chức hành chính Nhà nước thì chínhquyền cấp xã là một khâu, một bộ phận cấu thành của hệ thống tổ chức chínhquyền Nhà nước từ Trung ương đến địa phương Chính quyền Trung ương cóchức năng hoạch định, ban hành chính sách, pháp luật để quản lý, điều hànhphát triển KT- XH của đất nước; chính quyền cấp tỉnh, cấp huyện là cấp trunggian có chức năng truyền đạt, hướng dẫn, chỉ đạo triển khai; còn chính quyềncấp xã là cấp trực tiếp tổ chức thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng

và chính quyền cấp trên vào đời sống nhân dân Do vậy, mọi chủ trương,chính sách của Đảng và Nhà nước ban hành dù rất đúng đắn, nhưng nếukhông được đội ngũ CBCC cấp xã phổ biến, tổ chức thực hiện tốt ở các địaphương thì các chủ trương, chính sách đó cũng không thể đi vào đời sống,phát huy hiệu quả như mong muốn

- Hai là, CBCC cấp xã là người trực tiếp quản lý, điều hành, đảm bảo mọi hoạt động chính trị, KT- XH, quốc phòng và an ninh ở địa phương diễn

ra trong khuôn khổ pháp luật.

Theo quy định của pháp luật, chính quyền cấp xã có chức năng, nhiệm

vụ quản lý, điều hành mọi hoạt động, chính trị, KT- XH, quốc phòng, an ninhtrên địa bàn cấp xã và đảm bảo cho các hoạt động trên diễn ra trong khuônkhổ pháp luật CBCC cấp xã là chủ thể quản lý trong bộ máy chính quyền cấp

xã Bởi vậy, CBCC cấp xã là người trực tiếp quản lý mọi hoạt động: chính trị,KT- XH, quốc phòng, an ninh diễn ra trên địa bàn xã và đảm bảo cho các hoạt

Trang 16

động trên diễn ra bình thường, trong khuôn khổ pháp luật Để làm tốt vai trònày, người CBCC cấp xã phải nắm vững các quy định của luật pháp, các vănbản của cấp trên, có kiến thức về quản lý hành chính Nhà nước, quản lý kinh

tế, chuyên môn nghiệp vụ phù hợp, đồng thời phải công tâm, tận tụy, gươngmẫu, nêu cao tinh thần trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước và nhân dân

- Ba là, CBCC cấp xã là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền lợi của nhân dân địa phương; đấu tranh và bảo vệ các quyền lợi chính đáng của người dân khi bị vi phạm, đồng thời phải luôn chăm lo cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

Xuất phát từ bản chất, Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vìdân Chính quyền Nhà nước do nhân dân lập ra để quản lý, điều hòa các mốiquan hệ xã hội, chăm lo và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân

Do vậy, ngoài vai trò là người quản lý, thực thi quyền hành; người CBCC cấp

xã còn có vai trò là người đại diện cho ý chí và quyền lợi của nhân dân

Để làm tốt vai trò này, người CBCC cấp xã cần phải thường xuyên gầngũi và có mối liên hệ mật thiết với nhân dân, hiểu và nắm được tâm tư,nguyện vọng của nhân dân, luôn đấu tranh và bảo vệ mọi quyền lợi chínhđáng của người dân khi bị vi phạm; đồng thời đề xuất lên cấp trên những kiếnnghị của nhân dân

Thực tiễn cho thấy CBCC cấp xã có ảnh hưởng quyết định đến quátrình phát triển KT- XH ở địa phương Ở xã nào có đội ngũ CBCC tốt thì ở xã

đó các phong trào đều sôi nổi, KT- XH phát triển, tình hình an ninh chính trị

ổn định

1.1.2.2 Đặc điểm của cán bộ công chức cấp xã

Xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) có vị trí rất quan trọng, làcấp thấp nhất trong hệ thống hành chính 4 cấp của Nhà nước Việt Nam, vấn

đề này được Hiến pháp nước Cộng hoà XHCN Việt Nam năm 2013 ghi nhận

Trang 17

tại điều 110 [4] Chính quyền cấp xã có chức năng bảo đảm việc chấp hànhcác chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, quyếtđịnh của chính quyền Nhà nước cấp trên; quyết định và bảo đảm thực hiệncác chủ trương, biện pháp để phát huy mọi khả năng và tiềm năng của địaphương về các mặt Chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng,không ngừng cải thiện đời sống tinh thần của nhân dân trong xã và làm trònnghĩa vụ của địa phương với Nhà nước Ngoài ra, cấp xã còn là cấp chínhquyền gần dân nhất, trực tiếp thực hiện giải quyết và bảo đảm trên thực tếviệc phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong quản lý Nhà nước Quyền vàlợi ích hợp pháp của nhân dân có được tôn trọng và bảo đảm thực hiện haykhông, trước hết phải được thể hiện ở hoạt động của chính quyền cấp xã, màtrực tiếp là thông qua hoạt động của độ ngũ cán bộ, công chức cấp xã Cán bộ,công chức cấp xã là những người trực tiếp tiếp xúc với nhân dân, hằng ngàytriển khai, hướng dẫn, vận động nhân dân thực hiện mọi chủ trương, đườnglối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; trực tiếp lắng nghe, giảiquyết đồng thời là người trực tiếp tiếp thu và được nhân dân tin tưởng gửigắm và phản ảnh lên chính quyền cấp trên những ư kiến, tâm tư, nguyện vọngcủa nhân dân Từ những vấn đề như đã đề cập ở trên có thể thấy đội ngũ cán

bộ, công chức cấp xã có những đặc điểm sau:

Một là: CBCC cấp xã là những người đứng đầu bộ máy Đảng, chính

quyền, đoàn thể và các lĩnh vực chuyên môn ở xã; Trong đó cán bộ bao gồm cácchức danh do bầu cử giữ vị trí lãnh đạo bộ máy Đảng, chính quyền, đoàn thể còncông chức cấp xã là những người được tuyển dụng với các chức danh chuyênmôn Đặc điểm này chi phối tới tất cả các khâu của công tác xây dựng đội ngũCBCC cấp xã CBCC cấp xã có lực lượng đông nhưng trình độ lại thấp nhấttrong đội ngũ CBCC của cả nước nói chung Ngay từ tiêu chuẩn tuyển dụng củacông chức đã xác định thấp hơn công chức cấp trên Điều này phản ánh tư duy

Trang 18

nhìn nhận về cấp xã là cấp thấp nhất trong hệ thống chính quyền nhà nước nênkhông đòi hỏi cao về trình độ đào tạo Tuy nhiên cách nhìn nhận này trongnhững năm qua đã từng bước được khắc phục với chủ trương thu hút sinh viêngiỏi về địa phương và điều động, luân chuyển từ cấp tỉnh và huyện xuống xã.Bởi vì đây chính là cấp trực tiếp giải quyết những vấn đề phát sinh của cuộcsống Nếu trình độ CBCC không đạt chuẩn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợicủa người dân.

Hai là: CBCC cấp xã là người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ, công vụ tại

cơ sở, là cầu nối trực tiếp giữa chính quyền với dân, là người tổ chức triểnkhai thực hiện và phát huy quyền làm chủ của nhân dân Phần lớn CBCC xã

là người sinh ra và lớn lên chủ yếu tại địa phương nên có mối quan hệ gắn

bó mật thiết với nhân dân bằng tình làng, nghĩa xóm, dòng họ, ngôn ngữ,dân tộc… nên hiểu rõ tâm tư, nguyện vọng, tình cảm của nhân dân Bêncạnh đó họ là những người thông thạo phong tục, tập quán, tâm lý, ngônngữ, chữ viết của nhân dân các dân tộc ở địa bàn công tác nên đội ngũCBCC cấp xã có điều kiện thuận lợi để tuyên truyền, thuyết phục nhân dântin tưởng, ủng hộ và thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng,chính sách, pháp luật của Nhà nước vào thực tiễn cuộc sống Tuy nhiên,hạn chế của nó là dễ dẫn đến tình trạng bè phái, giải quyết việc công theotình cảm mà coi nhẹ các quy định pháp luật Đặc biệt là với văn hóa ViệtNam khi mà tâm lí "phép vua thua lệ làng" còn tồn tại Vì vậy trong côngtác xây dựng đội ngũ CBCC cấp xã cần chú ý tới đặc điểm này

Ba là: CBCC cấp xã khác với CBCC cấp huyện, cấp tỉnh và trung

ương, họ là một bộ phận của nhân dân ở địa phương, trực tiếp sinh hoạt, laođộng cùng với nhân dân địa phương Chế độ chính sách hiện hành đối vớiCBCC cấp xã nhìn chung còn thấp Vì vậy dẫn đến việc một số nghỉ công

Trang 19

tác, thôi việc đi tìm việc khác nên thường xuyên phải bổ sung mới, điều nàyảnh hưởng rất lớn đến chất lượng hoạt động của CBCC cấp xã.

Bốn là: CBCC cấp xã vừa là đối tượng của hoạt động lãnh đạo, quản lý

đồng thời vừa là chủ thể của hoạt động lãnh đạo, quản lý Những CBCC cấp

xã khi xem xét ở góc độ là người thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do Đảng,Nhà nước giao cho tại địa bàn nơi công tác thì họ là chủ thể của hoạt độnglãnh đạo, quản lý Còn khi xem xét ở góc độ là những công dân, là nhữngngười công tác ở cấp hành chính thấp nhất thì họ là đối tượng của hoạt độnglãnh đạo, quản lý; họ phải chấp hành nghiêm chỉnh các chủ trương, đường lốicủa Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và của các cơ quan quản lý cấptrên trực tiếp…

1.1.3 Phân lo ại cán bộ, công chức cấp xã

Theo Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủquy định về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với CBCCcấp xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấpxã; đội ngũ CBCC cấp xã bao gồm: Cán bộ cấp xã; Công chức cấp xã;

Cán bộ cấp xã

Cán bộ cấp xã là những cán bộ phải dành phần lớn thời gian lao động,làm việc công để thực hiện chức trách được giao, bao gồm: Bí thư, Phó Bí thưĐảng ủy, Thường trực Đảng ủy (nơi không có Phó Bí thư chuyên trách côngtác Đảng), Bí thư, Phó Bí thư chi bộ (nơi chưa thành lập Đảng ủy cấp xã);Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND; Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND; Chủ tịch Ủyban Mặt trận tổ quốc; Bí thư Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Chủtịch Hội liên hiệp phụ nữ; Chủ tịch Hội nông dân; Chủ tịch Hội cựu chiếnbinh Việt Nam

Công chức cấp xã

Công chức cấp xã làm công tác chuyên môn, giúp UBND cấp xã quản

Trang 20

lý trên các lĩnh vực, bao gồm: Trưởng Công an; Chỉ huy trưởng quân sự; Vănphòng - Thống kê; Địa chính - Xây dựng - Đô thị và môi trường (đối vớiphường, thị trấn) hoặc địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đốivới xã); Tài chính - Kế toán; Tư pháp - Hộ tịch; Văn hóa - xã hội.

1.1.4 Ch ất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã

1.1.4.1 Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã

Khái niệm chất lượng

Chất lượng là một phạm trù trừu tượng, nó mang tính chất định tính vàkhó định lượng, chúng ta không thể cân đo đong đếm được Dưới mỗi cáchtiếp cận khác nhau thì quan niệm về chất lượng cũng khác nhau

Theo từ điển tiếng Việt, chất lượng được xem là: “Cái tạo nên phẩmchất, giá trị của mỗi con người, một sự vật, một sự việc” Đây là cách đánhgiá một con người, một sự việc, một sự vật trong cái đơn nhất, cái tính độc lậpcủa nó

Theo một cách hiểu khác thì: Chất lượng là một phạm trù triết học biểu thị những thuộc tính bản chất của sự vật, chỉ rõ nó là cái gì, tính ổn định tương đối của sự vật để phân biệt nó với sự vật khác Chất lượng là đặc tính khách quan của sự vật, biểu hiện ra bên ngoài qua các thuộc tính Nó là cái liên kết các thuộc tính của sự vật lại làm một, gắn bó với sự vật như một tổng thể, bao quát toàn bộ sự vật và không tách khỏi sự vật.

Như vậy, trong phạm vi đề tài nghiên cứu về chất lượng CBCC cấp xã,

có thể hiểu chất lượng của CBCC là khả năng giải quyết các vấn đề thuộc tất

cả các lĩnh vực, khả năng thỏa mãn các yêu cầu của tổ chức, cá nhân (kháchhàng) về cung ứng các dịch vụ hành chính Tiêu chí để đánh giá chất lượngCBCC cũng đa dạng: có thể là tỷ lệ giải quyết hồ sơ đảm bảo đúng quy định

về thời gian, quy trình, thủ tục; có thể là sự đo lường về mức độ thỏa mãn củangười dân khi hưởng thụ dịch vụ hành chính liên quan đến các yếu tố, như sự

Trang 21

hài lòng về thái độ phục vụ, sự hài lòng về thời gian giải quyết công việc củangười dân…

Chất lượng đội ngũ CBCC được đánh giá dựa trên tiêu chuẩn của độingũ CBCC, là những quy định cụ thể các yêu cầu về trình độ, nănglực, phẩm chất đạo đức… của người CBCC theo những tiêu chí nhất định đốivới từng vị trí riêng biệt

Để đánh giá chất lượng đội ngũ CBCC, cần nói tới chất lượng của mỗiCB,CC vì mỗi CB, CC là một phần, một bộ phận của đội ngũ CBCC

Chất lượng CBCC là tổng hợp những phẩm chất nhất định về sức khỏe,trí tuệ khoa học, chuyên môn nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức, ý chí, niềmtin, năng lực, luôn gắn bó với tập thể, với cộng đồng và khả năng thực hiện cóhiệu quả nhiệm vụ được giao Trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước yêu cầuchất lượng đối với CBCC ngày càng cao, đòi hỏi người CBCC không những

có trình độ, phẩm chất theo tiêu chuẩn mà còn phải gương mẫu, đi tiên phong

về lý luận và thực tiễn, có tinh thần kỷ luật rất cao, có tư duy khoa học, lýluận sắc bén, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, luôn gắn bó với tậpthể, với cộng đồng, có kỹ năng tốt trong việc kết hợp tri thức khoa học, kinhnghiệm, kỹ năng thực tiễn một cách nhạy bén, linh hoạt, đồng thời luôn chấphành nghiêm chỉnh chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng vàNhà nước

Chất lượng của đội ngũ CBCC ngoài những yếu tố nêu trên còn phụ thuộcvào cơ cấu đội ngũ CBCC, đó là tỷ lệ hợp lý giữa các độ tuổi, giữa nam và nữ,giữa cán bộ lãnh đạo, quản lý, công chức phụ trách chuyên môn nghiệp vụ

Mỗi CBCC không tồn tại một cách biệt lập mà phải đặt trong một chỉnhthể thống nhất của cả đội ngũ CBCC Vì vậy quan niệm chất lượng đội ngũCBCC phải được đặt trong mối quan hệ biện chứng giữa chất lượng của từngCBCC với chất lượng của cả đội ngũ

Trang 22

Bên cạnh đó cũng cần phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa chất lượng

và số lượng đội ngũ CBCC Chỉ khi nào hai mặt này có quan hệ hài hòa mớitạo nên sức mạnh đồng bộ của cả đội ngũ

Từ những phân tích nêu trên có thể hiểu, chất lượng đội ngũ cán bộcông chức cấp xã là chỉ tiêu tổng hợp chất lượng của từng cán bộ, công chứccấp xă, thể hiện qua phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, trình độ, năng lực,

kỹ năng công tác, chất lượng và hiệu quả thực nhiệm vụ được phân công củamỗi cán bộ, công chức cũng như cơ cấu hợp lý về độ tuổi, về ngạch, bậc và sốlượng CBCC bảo đảm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cấp xã

Chất lượng đội ngũ CBCC xã được thể hiện thông qua hoạt động của

bộ máy chính quyền cấp xã, ở việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động củachính quyền cấp xã Do đó, để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lýnhà nước của UBND cấp xã, cần thiết phải nâng cao chất lượng của đội ngũCBCC xã trên tất cả các mặt như: phẩm chất đạo đức, trình độ năng lực vàkhả năng hoàn thành nhiệm vụ, trình độ năng lực, sự tín nhiệm của nhân dân,khả năng thích ứng, xử lý các tình huống phát sinh của người cán bộ, côngchức đối với công vụ được giao,…

Nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã là tổng thể các hình thức,phương pháp, chính sách và biện pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chấtlượng từng CBCC đáp ứng đòi hỏi về nguồn nhân lực cho sự phát triển kinhtế- xã hội trong từng giai đoạn phát triển Nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC

là một yếu tố vô cùng quan trọng trong việc hoàn thiện bản thân trong mỗingười CBCC Bên cạnh thể lực, trí lực thì chất lượng nguồn nhân lực cònphản ánh tác phong, thái độ, ý thức làm việc của người CBCC

Việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã sẽ góp phần làm tăng ýthức, trách nhiệm lao động, góp phần làm tăng năng suất lao động xã hội.Nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã có vai trò đặc biệt quan trọng

Trang 23

trong tiến trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương Để phát triển nhanh,bền vững mỗi địa phương cần hết sức quan tâm đến chính sách phát huy tối

đa năng lực của CBCC thông qua nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC củamình như: đào tạo, đào tạo lại, chăm sóc sức khỏe cả về vật chất, tinh thần, cóchính sách đãi ngộ nhân tài hợp lý, rèn luyện tác phong công nghiệp, ý thứctrách nhiệm trước chức trách nhiệm vụ được giao

Như vậy, nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã chính là việc hoànthiện những điểm còn thiếu sót, chưa hợp lý trong số lượng, cơ cấu của độingũ CBCC cấp xã, đồng thời cải thiện những mặt còn yếu kém trong nănglực, phẩm chất của đội ngũ CBCC sao cho quy mô, tỷ trọng vừa đủ, tận dụngtối đa năng suất lao động, không thừa, không thiếu và trình độ của ngườiCBCC thì đáp ứng tốt yêu cầu của từng vị trí, kết hợp với đó là việc cải thiệnmôi trường làm việc, đảm bảo cho sức khỏe, tinh thần của người CBCC luônđược duy trì ở trạng thái tốt nhất, để họ có thể phục vụ hết mình vì công việc

Trong phạm vi của luận văn này, tác giả đề cập đến vấn đề chất lượng độingũ CBCC cấp xã chủ yếu dựa trên việc tiếp cận, nghiên cứu, đánh giá cơ cấu,

số lượng và các tiêu chí phản ánh chất lượng về trí lực và tâm lực của đội ngũCBCC cấp xã Từ đó, đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũCBCC cấp xã ở địa phương cụ thể

Trong giai đoạn hiện nay, cần thiết phải coi trọng chất lượng của độingũ CBCC cấp xã trên cơ sở đảm bảo số lượng theo quy định

1.1.4.2 Các tiêu chí đánh giá chất lượng cán bộ, công chức cấp xã

* Nhóm tiêu chí về các yếu tố cần có của bản thân đội ngũ CBCC để đảm nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ bao gồm:

+) Phẩm chất chính trị: là tổng hợp các đặc tính cá nhân CBCC về mặt

chính trị, bao gồm các yếu tố cơ bản: nhận thức chính trị, thái độ chính trị vàhành vi chính trị Cụ thể:

Trang 24

- Nhận thức chính trị của người CBCC là sự hiểu biết về đường lối,quan điểm chính trị, về nền tảng tư tưởng chính trị của Đảng, sự hiểu biết vàtin tưởng vào mục đích, lý tưởng, đường lối, chủ trương, chính sách củaĐảng, vai trò, nhiệm vụ của CBCC, hình thành tình cảm, ý chí cách mạng củangười CBCC.

- Thái độ chính trị của CBCC là những biểu hiện, cử chỉ, lời nói, việclàm của người CBCC xuất phát từ nhận thức, suy nghĩ, tình cảm trước nhữngvấn đề chính trị, tư tưởng và tổ chức của Đảng

- Hành vi chính trị của người CBCC là hành động mang tính chính trị,như tiên phong, gương mẫu trong công tác, lao động, học tập, sinh hoạt; điđầu trong thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luậtcủa Nhà nước; tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân; kiên quyết đấu tranhvới những biểu hiện tiêu cực về chính trị…

+) Phẩm chất đạo đức bao gồm các yếu tố: Ý thức đạo đức, thái độ

đạo đức và hành vi đạo đức

- Ý thức đạo đức của người CBCC là quan niệm, sự hiểu biết về đạođức, các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc, những giá trị, chuẩnmực đạo đức mới (đạo đức cách mạng)

- Thái độ đạo đức của người CBCC do ý thức đạo đức quy định, biểuhiện ra bên ngoài là sự yêu hay ghét, ủng hộ hay phê phán đối với cái: thiện,

ác, đẹp, xấu, tiến bộ, lạc hậu…; là đúng mực, nghiêm túc hay không nghiêmtúc với công việc, nghề nghiệp, với đồng chí, đồng nghiệp, gia đình, bạn bè vàquần chúng nhân dân…

- Hành vi đạo đức của người CBCC là những hành động, lời nói, việclàm liên quan đến phạm trù đạo đức, có tính nêu gương, giáo dục đạo đức đốivới bản thân, gia đình, đồng chí, đồng nghiệp và nhân dân

Lối sống của người CBCC là những hình thức, cung cách sinh hoạt,làm việc, những hoạt động, cách xử sự đã trở thành ổn định, thành đặc điểm

Trang 25

riêng của cá nhân Lối sống do nhiều yếu tố quy định như giáo dục, nghềnghiệp, điều kiện kinh tế, sinh hoạt, hoàn cảnh xã hội, phẩm chất tâm lý-sinh

lý và sự rèn luyện của cá nhân… Lối sống gắn liền và là một biểu hiện đậmnét của đạo đức cá nhân, vì vậy, khi nhận diện và đánh giá phẩm chất đạo đứccủa CBCC nhất thiết phải xem xét lối sống của họ

Phẩm chất đạo đức, lối sống của người CBCC quan hệ mật thiết vớiphẩm chất chính trị Phẩm chất chính trị chi phối, quy định phẩm chất đạođức; phẩm chất đạo đức tác động tới sự phát triển phẩm chất chính trị NgườiCBCC có giác ngộ chính trị, có niềm tin sâu sắc vào lý tưởng cộng sản chủnghĩa sẽ giúp họ có tình yêu thương đồng chí, kính trọng nhân dân, quan tâmgiúp đỡ mọi người, biết hy sinh lợi ích cá nhân cho lợi ích cách mạng Nhữngphẩm chất đạo đức tốt đẹp như trung, hiếu, dũng, liêm,… sẽ giúp ngườiCBCC củng cố, phát triển các phẩm chất chính trị như sự kiên định lậptrường, tư tưởng, tính tiên phong gương mẫu Quan hệ biện chứng giữa phẩm

chất chính trị và phẩm chất đạo đức của người CBCC tạo nên phẩm chất đạo đức cách mạng thường được gọi là “phẩm chất” hay mặt “đức” mặt “hồng”

của CBCC Người CBCC phải có phẩm chất đạo đức trong sáng, tiêu biểucho cuộc đấu tranh chống tham nhũng, quan liêu, lãng phí và được cán bộ,đảng viên và nhân dân tin cậy

+) Năng lực là tổng hợp những yếu tố tạo nên khả năng cá nhân cần

thiết để hoàn thành nhiệm vụ người CBCC Năng lực của người CBCC bao

gồm hai mặt chủ yếu: Năng lực trí tuệ và năng lực chuyên môn Năng lực trí tuệ là khả năng nhận thức, tiếp cận tri thức, khả năng nắm bắt, phân tích, đề xuất giải pháp trong hoạt động thực tiễn Năng lực chuyên môn là tri thức, kỹ

năng để hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn của người CBCC Năng lực củangười CBCC phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Trình độ kiến thức, kỹ năng;kinh nghiệm thực tiễn; ý thức trách nhiệm đảng viên; hoàn cảnh, điều kiện…

Trang 26

Trong đó, trình độ kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm thực tiễn có vai tròquan trọng hơn cả Năng lực của người CBCC chủ yếu được hình thành vàphát triển qua quá trình đào tạo, bồi dưỡng và hoạt động thực tiễn Mỗi thời

kỳ cách mạng, khi nhiệm vụ chính trị của Đảng và nhiệm vụ cụ thể của ngườiCBCC có sự thay đổi thì năng lực của người CBCC cũng phải có sự thay đổicho phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ

+) Trình độ: bao gồm 3 mặt chủ yếu: Trình độ học vấn; trình độ chính

trị; trình độ chuyên môn

-Trình độ học vấn là mức độ kiến thức của người CBCC, thường được

xác định bằng các bậc học cụ thể trong hệ thống giáo dục quốc dân Đây lànền tảng để rèn luyện, nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn và cả phẩmchất chính trị, phẩm chất đạo đức của người CBCC

- Trình độ chính trị là mức độ hiểu biết về chính trị của người CBCC.

Trên thực tế, trình độ chính trị được đánh giá chủ yếu bằng mức độ hiểu biết

về lý luận chính trị Hiện nay, trình độ chính trị của người CBCC được đánhgiá theo 3 mức độ: Sơ cấp, trung cấp, cao cấp Trình độ chính trị là cơ sở đểtạo nên phẩm chất chính trị của người CBCC Không có trình độ chính trịnhất định thì người CBCC không thể có giác ngộ lý tưởng cộng sản, có bảnlĩnh chính trị vững vàng

- Trình độ chuyên môn của người CBCC là mức độ kiến thức và kỹ

năng thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của chức danh công việc theo quy định.Trình độ chuyên môn của người CBCC không chỉ được đánh giá bởi bằng cấpchuyên môn được đào tạo mà chủ yếu là ở kết quả hoàn thành nhiệm vụchuyên môn, ở uy tín trong công tác chuyên môn

Trình độ của người CBCC là một yếu tố có vai trò đặc biệt, chi phối,ảnh hưởng tới tất cả các yếu tố tạo nên chất lượng người CBCC, là cơ sở đểhình thành và phát triển phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức của người

Trang 27

CBCC; là yếu tố đặc biệt quan trọng tạo thành năng lực và là điều kiện để cónăng lực Tuy nhiên, không phải người CBCC cứ có kiến thức là có năng lực.

Có kiến thức nhưng phải trải qua quá trình rèn luyện trong thực tiễn thì mới

có năng lực Trên thực tế đã có không ít người CBCC có kiến thức song nănglực hạn chế Cũng có nhiều người tuy không có bằng cấp, chứng chỉ nhưng họ

tự học tập, lăn lộn trong thực tiễn nên vẫn có năng lực tốt Trình độ và nănglực của người CBCC quan hệ chặt chẽ với nhau, tạo nên cái “tài” hay mặt

“chuyên” của người CBCC

+) Về sức khoẻ, độ tuổi: Sức khoẻ là vốn quý nhất của mỗi con người.

Sức khoẻ là nhu cầu trước hết của bản thân con người, là nhu cầu tồn tại.Không có sức khoẻ thì không phát triển được trí tuệ, không thể lao động cóhiệu quả cho xã hội Có một cơ thể khoẻ mạnh, cường tráng là điều kiện cầnthiết cho một tinh thần sảng khoái, minh mẫn, là tiền đề và cơ sở chắc chắn,thường xuyên cho việc thực hiện có chất lượng nhiệm vụ được giao

Quy định tuổi người CBCC là để tạo mặt bằng chung, bảo đảm khảnăng làm việc tốt, bảo đảm sự kế thừa và đổi mới CBCC Tuổi đời không phải

là một yếu tố quyết định phẩm chất, năng lực, trình độ, hiệu quả công việc.Tuổi đời là một tiêu chí xã hội quan trọng, xác định vị trí, vai trò và uy tín xãhội của mỗi người CBCC Người CBCC cần có tuổi đời thích hợp với chứctrách, vai trò, nhiệm vụ hiện tại đang đảm nhận, có độ “dư thừa” cần thiết đểbảo đảm khả năng phát huy lâu dài, ít nhất là một nhiệm kỳ công tác

+) Phong cách làm việc là cách thức làm việc ổn định, mang sắc thái

của mỗi người Phong cách làm việc của người CBCC phụ thuộc vào nhiềuyếu tố: Phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, trình độ, năng lực,khí chất cá nhân, vị trí, chức năng, nhiệm vụ, điều kiện làm việc, sinh hoạt, sựgiáo dục, rèn luyện… của người CBCC Phong cách làm việc của ngườiCBCC có ảnh hưởng lớn tới việc đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công

Trang 28

tác Phong cách làm việc của người CBCC gồm nhiều nội dung rất phongphú, có thể liệt kê những nội dung chủ yếu nhất: Tác phong dân chủ - tập thể;tác phong khoa học; tác phong quần chúng.

* Nhóm các tiêu chí về mối quan hệ của đội ngũ cán bộ công chức với môi trường, điều kiện công tác

Đây là những dấu hiệu đặc biệt quan trọng để nhận biết chất lượng độingũ CBCC hiện nay Con người luôn sống và hoạt động trong hàng loạt mốiquan hệ; mỗi người vừa là nhân, vừa là quả, vừa là chủ thể, vừa là đối tượng tácđộng của các mối quan hệ với tự nhiên, xã hội Do vậy, khi xem xét, đánh giángười CBCC phải đặt người CBCC trong các mối quan hệ chủ yếu, xác địnhnhư trên, nhất là mối quan hệ của người CBCC với cấp ủy, tổ chức đảng, đồngnghiệp và nhân dân Có như vậy, mới đánh giá được thực chất người CBCC

* Nhóm tiêu chí về mức độ hoàn thành chức trách, nhiệm vụ của đội ngũ CBCC (kết quả hoàn thành nhiệm vụ được giao của đội ngũ CBCC).

Đây là tiêu chí trung tâm, chủ yếu nhất, là dấu hiệu cụ thể nhất, rõ nhất

để đánh giá chất lượng đội ngũ CBCC hiện nay Kết quả công tác thực tếngười CBCC bao gồm những yếu tố cụ thể sau:

- Thái độ công tác biểu hiện sự quan tâm, tinh thần trách nhiệm đối với

nhiệm vụ, ảnh hưởng trực tiếp đối với cán bộ, đảng viên, nhân dân… tạo rabầu không khí làm việc, có những biểu hiện cụ thể sau: Sự miệt mài, say sưalàm việc hàng ngày, chịu khó đi sâu nghiên cứu, học tập để thường xuyênnâng cao trình độ, khả năng, kinh nghiệm công tác, có tinh thần trách nhiệm

và sự hiểu biết trong công tác, có tinh thần chủ động làm việc, có ý thức vềthời gian làm việc và kỷ luật lao động,

- Khối lượng công việc biểu hiện qua: Số lượng đầu công việc đảm

nhận và hoàn thành Mức độ phức tạp, quy mô, cường độ, tốc độ, thời gianlàm việc,

Trang 29

- Hiệu suất công tác (năng suất lao động cá nhân): Thời gian và tốc độ

hoàn thành công việc; mức độ vượt qua những trở ngại của bản thân và vượtlên những khó khăn của hoàn cảnh để hoàn thành công việc được giao; sự tiếtkiệm những chi phí về tài chính cũng như sức người, sức của trong quá trìnhtiến hành công việc

* Nhóm các tiêu chí về sự tín nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân (thông qua các tổ chức của hệ thống chính trị và nơi ở của cán bộ) và sự tín nhiệm của các cấp ủy, các cơ quan tham mưu đối với đội ngũ CBCC.

Đây là dấu hiệu cơ bản, không thể thiếu khi đánh giá chất lượng độingũ CBCC hiện nay, là dấu hiệu tin cậy, chắc chắn bảo đảm đội ngũ CBCCthật sự có chất lượng tốt Điều này góp phần giải thích tại sao trong cùng mộthoàn cảnh khách quan mà nhiều nơi chất lượng người CBCC không nhưnhau, thậm chí kém xa

1.1.5 Các nhân t ố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,

công ch ức cấp xã

1.1.5.1 Các nhân tố khách quan

- Quan điểm của Đảng, Nhà nước và địa phương

Trong giai đoạn hiện nay, khi Đảng và Nhà nước ta đang quyết tâm đẩymạnh thực hiện cải cách hành chính nhằm tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhànước pháp quyền XHCN; thì việc xác định công tác cán bộ là khâu quan trọngnhất, có ý nghĩa quyết định tới chất lượng và hiệu quả công việc, là khâu thenchốt trong sự nghiệp cách mạng, là một trong những yếu tố quan trọng gópphần vào những thành công trong sự nghiệp đổi mới đất nước, đẩy mạnhCNH - HĐH đất nước

Do đó, chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã chịu sự điều chỉnh từ quanđiểm của Đảng, Nhà nước nói chung và địa phương nói riêng Đó chính làđịnh hướng để đội ngũ CBCC rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất đạo đức, phấn

Trang 30

đấu học tập nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp Như vậy, cóthể nhận thấy quan điểm của Đảng, Nhà nước và địa phương là nhân tố ảnhhưởng trực tiếp đến chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã.

- Điều kiện kinh tế - xã hội

Chất lượng nguồn nhân lực nói chung và chất lượng đội ngũ CBCC cấp

xã nói riêng chịu sự chi phối khá lớn của nhân tố kinh tế - xã hội (KT- XH).Mối quan hệ giữa chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã và điều kiện KT- XH làmối quan hệ nhân quả, quan hệ qua lại hai chiều

Nếu tình hình KT- XH ổn định, tăng trưởng tốt, việc làm, đời sống đảmbảo sẽ tạo động lực thúc đẩy đội ngũ CBCC cấp xã làm việc, sáng tạo và quantâm đến nâng cao chuyên môn kỹ thuật Ngược lại, nếu điều kiện KT- XHkhó khăn, việc làm, thu nhập thiếu và thấp, xã hội không ổn định sẽ tác độngxấu đến chất lượng cuộc sống Khi đó, sức khỏe, trình độ văn hóa, chuyênmôn, kỹ thuật, các mối quan hệ xã hội thu hẹp dẫn đến chất lượng đội ngũCBCC cấp xã giảm sút

- Th ị trường lao động

Thị trường lao động là một trong những yếu tố giúp cung ứng nhân lựccho các cơ quan, tổ chức Nếu thị trường lao động phát triển và đảm bảo cungứng đủ nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng thì sẽ có nhiều ứng viênđáp ứng được các tiêu chuẩn vào các vị trí của CBCC cấp xã Tuyển đượcngười đủ tiêu chuẩn vào làm tại vị trí tuyển dụng góp phần nâng cao chấtlượng CBCC cấp xã Ngược lại, nếu thị trường lao động không đảm bảo cungứng về số lượng và chất lượng các tổ chức phải lại tốn nhiều chi phí đào tạo

để phù hợp với yêu cầu công việc

- Công c ụ và phương tiện làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã

Công cụ và phương tiện làm việc luôn là một yếu tố quan trọng giúpcho việc nâng cao năng suất lao động Chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã

Trang 31

không chỉ phụ thuộc vào trình độ, năng lực mà còn phụ thuộc vào phươngtiện kỹ thuật Mỗi vị trí công tác cần được trang bị một hệ thống phương tiện

và điều kiện làm việc khác nhau

- Khen thưởng, kỷ luật công chức

Thứ nhất, về Khen thưởng:

Trong các cơ quan hành chính, thành công của người lãnh đạo quản lýchủ yếu là do hiệu suất và hiệu quả thực thi công vụ của từng CBCC Tuynhiên với đặc điểm là hoạt động bằng ngân sách nhà nước, ràng buộc chặt chẽ

về cấp bậc và chế độ chức nghiệp gần như trọn đời nên đây là một môi trường

dễ nảy sinh sự trì trệ, thiếu sáng tạo trong đội ngũ CBCC Chính vì thế côngtác thi đua, khen thưởng là công cụ trực tiếp tác động đến động lực làm việccủa đội ngũ CBCC trong nền công vụ

Nhà nước ta đã có một hệ thống văn bản về công tác thi đua, khenthưởng như Luật thi đua khen thưởng, Nghị định số 42/2010/NĐ-CP, ngày15/4/2010 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật thi đua, khen thưởng,Thông tư số 02/2011/TT-BNV ngày 24/01/2011 của Bộ Nội vụ về tiêu chuẩnkhen thưởng đặc biệt trong những năm gần đây không ngừng được hoànthiện, giải quyết được những vướng mắc trong thực tế phong trào thi đua ởcác đơn vị, địa phương

CBCC có thành tích trong công vụ thì được khen thưởng theo quy địnhcủa pháp luật về thi đua khen thưởng Bên cạnh đó, CBCC được khen thưởng

do có thành tích xuất sắc hoặc công trạng thì được nâng lương trước thời hạn,được ưu tiên khi xem xét bổ nhiệm chức vụ cao hơn nếu cơ quan, tổ chức,đơn vị có nhu cầu

Thứ hai, về kỷ luật:

Kỷ luật là việc xử lý CBCC mắc sai phạm trong quá trình thi hành công

vụ, thực hiện quy chế làm việc, chất lượng công việc được giao; là yếu tố

Trang 32

không thể thiếu trong việc duy trì nề nếp làm việc, kỷ cương trật tự xã hội.Với ý nghĩa quan trọng như vậy, Chính phủ đã ban hành Nghị định số34/2011/NĐ - CP ngày 07/5/2011 quy định về xử lý kỷ luật đối với côngchức, nhằm hệ thống hóa lại các quy định chung liên quan đến việc xem xét

xử lý kỷ luật CBCC Theo Điều 3 Nghị định này, việc xử lý kỷ luật côngchức được áp dụng trong các trường hợp sau đây:

-Vi phạm việc thực hiện nghĩa vụ, đạo đức và văn hóa giao tiếp củacông chức trong thi hành công vụ; những việc công chức không được làm quyđịnh tại Luật Cán bộ, công chức

-Vi phạm pháp luật bị Tòa án kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật

- Vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thựchành tiết kiệm, chống lãng phí; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn mại dâm

và các quy định khác của pháp luật liên quan đến công chức nhưng chưa đếnmức bị truy cứu trách nhiệm hình sự

1.1.5.2 Nhân tố chủ quan

- Nh ận thức của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã

Đây chính là yếu tố cơ bản và quyết định nhất chất lượng của mỗiCBCC nói riêng và đội ngũ CBCC cấp xã nói chung Bởi vì nó là yếu tố chủquan, yếu tố nội tại bên trong của mỗi con người Nhận thức đúng là tiền đề,

là kim chỉ nam cho những hành động, những việc làm đúng đắn, khoa học vàngược lại

Nếu người CBCC nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của việc phảinâng cao trình độ để giải quyết công việc, để tăng chất lượng thực thi công vụthì họ sẽ tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng một cách tích cực Họ sẽ có ýthức trong việc tự rèn luyện, trau dồi, học hỏi những kiến thức, kỹ năng mới,những phương pháp làm việc hiệu quả Nếu họ biết được vấn đề nâng caophẩm chất đạo đức là hết sức quan trọng, là cái mà nhìn vào đó người ta có

Trang 33

thể đánh giá được chất lượng của đội ngũ CBCC, tính hiệu lực, hiệu quả củanền hành chính hiện có thì họ sẽ luôn có ý thức để rèn luyện, tu dưỡng đạođức, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ, giữ vững đạo đức, phẩm chất cách mạng,

có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm

Ngược lại, khi đội ngũ CBCC cấp xã còn xem nhẹ những chuẩn mựcđạo đức, nhân cách sẽ dễ dẫn đến tình trạng quan liêu, rơi vào chủ nghĩa cánhân, cơ hội, thực dụng làm giảm uy tín của Đảng và niềm tin của nhân dânđối với chính quyền Nhà nước

Tinh th ần trách nhiệm trong công tác

Trách nhiệm trong công tác của CBCC là việc CBCC phải làm trongthực thi công vụ Trách nhiệm công vụ là một khái niệm mang tính chất chínhtrị, đó là việc CBCC tự ý thức về quyền và nhiệm vụ được phân công cũngnhư bổn phận phải thực hiện các quyền và nhiệm vụ đó Trách nhiệm tronghoạt động công vụ của CBCC có mối quan hệ chặt chẽ với kết quả hoạt độngcông vụ Kết quả công vụ và trách nhiệm công vụ tạo nên hiệu lực, hiệu quảcủa các cơ quan, tổ chức Hai nhân tố này luôn có mối quan hệ biện chứngvới nhau

-Ý th ức tổ chức kỷ luật của cán bộ côngchức

Ý thức tổ chức kỷ luật của CBCC thể hiện qua việc CBCC phải thựchiện tốt các nội dung công việc: chấp hành và sử dụng có hiệu quả thời giờlàm việc theo quy định của pháp luật, nội quy, quy định của cơ quan, đơn vị,

tổ chức; không sử dụng thời giờ làm việc vào việc riêng; không đi muộn vềsớm, không chơi game trong giờ làm việc; không uống rượu biatrước, tronggiờ làm việc, kể cả vào giờ nghỉ trưa trong ngày làm việc và ngày trực; Phải

có mặt đúng giờ tại công sở theo giờ hành chính hoặc theo quy định cụ thểcủa cơ quan, tổ chức, đơn vị

Trang 34

1.2 Kinh nghiệm của một số địa phương về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã

1.2.1 Kinh nghi ệm của một số địa phương trong nước

* Kinh nghiệm của huyện Tân Yên tỉnh Bắc Giang

Huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang, là huyện nằm cách Thành phố BắcGiang 15 km, trong những năm qua để từng bước nâng cao trình độ lý luậnchính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, rèn luyện bản lĩnh chính trị, phẩmchất đạo đức, ý thức tổ chức kỷ luật cho đội ngũ CBCC cấp xã, huyện đã triểnkhai rất nhiều các giải pháp quan trọng, như:

Cụ thể hoá nghị quyết, chỉ đạo của cấp trên về quá trình thực hiện cáccông tác quy hoạch, tuyển dụng, bố trí, sử dụng, điều động, luân chuyển, đàotạo, bồi dưỡng đội ngũ CBCC cấp xã; đảm bảo tuân thủ triệt để nguyên tắctập trung, dân chủ, công khai, khách quan

Thường xuyên làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, rèn luyệnbản lĩnh chính trị cho đội ngũ CBCC cấp xã nhằm xây dựng đội ngũ CBCCcấp xã mạnh về số lượng, đảm bảo chất lượng, có tinh thần giác ngộ cáchmạng cao có ý thức phấn đấu vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao

Quan tâm triển khai đồng bộ công tác quy hoạch cán bộ từ xã, thị trấnđến huyện theo nguyên tắc phương án quy hoạch cán bộ phải đáp ứng đượcmục đích yêu cầu của cán bộ quản lý thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước,phù hợp với thực tế và yêu cầu phát triển của địa phương Mỗi chức danh quyhoạch từ 2 đến 3 người; mỗi người quy hoạch từ 2-3 chức danh.Thườngxuyên rà soát quy hoạch để kịp thời điều chỉnh bổ sung quy hoạch Trên cơ sởđánh giá đúng trình độ năng lực của đội ngũ CBCC cấp xã làm tốt công tác bổnhiệm, điều động cán bộ

Quan tâm tới việc nâng cao trình độ văn hoá, chuyên môn, nghiệp vụ,

lý luận chính trị cho đội ngũ CBCC cấp xã Xây dựng kế hoạch đào tạo cho cả

Trang 35

nhiệm kỳ 5 năm theo hướng yếu lĩnh vực nào, bồi dưỡng lĩnh vực đó Hàngnăm huyện đã chủ động phối hợp với các cơ sở đào tạo trong và ngoài tỉnh đểtiến hành công tác đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, lý luận cho đội ngũCBCC cấp huyện và cấp xã.

Huyện Tân Yên có giải pháp mới, yêu cầu các xã cử CBCC tham giahọc việc ba tháng tại các phòng, ban, cơ quan của huyện Mỗi tuần học việc

ba ngày, các ngày còn lại, CBCC về xã thực hành, ứng dụng ngay kiến thức,

kỹ năng được bồi dưỡng theo phân công công tác Thủ trưởng các cơ quan,đơn vị có CBCC xã lên học việc cử CBCC có năng lực trực tiếp hướng dẫn,truyền đạt kỹ năng, kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn Cán bộ hướng dẫnthực hiện chế độ nhận xét, đánh giá hàng tháng đối với cán bộ đến bồi dưỡng.Với chương trình này, đã có gần 200 CBCC cấp xã được học việc Thực tếkhẳng định, hầu hết số cán bộ được tập huấn, bồi dưỡng đều áp dụng đượccác kiến thức, kỹ năng học vào công việc hằng ngày

Quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đặc biệt là trụ sở làm việc củacác xã; ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ cho các xã, trong đóquan tâm các địa bàn vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn

Làm tốt công tác đánh giá CBCC cấp xã hàng năm trên cơ sở tự phêbình và phê bình, quá trình thực hiện đảm bảo tính công bằng, khách quan,xác định chính xác kết quả làm việc, mức độ hoàn thành nhiệm vụ của từngCBCC cấp xă Chú trọng việc lấy hiệu quả công tác và sự đóng góp thực tếlàm thước đo phẩm chất và năng lực CBCC cấp xã

* Kinh nghiệm của huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên

Phổ Yên là huyện trung du nằm ở vùng phía nam tỉnh Thái Nguyên cònnhiều khó khăn nhưng do nhận thức được tầm quan trọng và có đồng bộ cácgiải pháp; chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của huyện được nânglên, cơ cấu đội ngũ CBCC ngày càng hợp lư; tỷ lệ cán bộ trẻ, cán bộ nữ ở

Trang 36

một số ngành, lĩnh vực tăng lên đáng kể Một số giải pháp huyện Phổ Yên,tỉnh Thái Nguyên đã thực hiện đó là:

Hàng năm, công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC được quan tâm trên cơ

sở căn cứ vào tiêu chuẩn của từng chức vụ, chức danh, yêu cầu nhiệm vụ vàphù hợp với quy hoạch CBCC

Quan tâm công tác giáo dục chính trị tư tưởng, bản lĩnh chính trị, ý thứctrách nhiệm, tác phong, thái độ làm việc cho đội ngũ CBCC cấp xã Khôngngừng nêu cao tinh thần đoàn kết; đẩy mạnh tự phê bình và phê bình; kiênquyết đấu tranh chống các biểu hiện quan liêu, hách dịch xa rời nhân dân cáchành vi tham nhũng, lãng phí

Trong công tác quy hoạch, xem xét lựa chọn những người có đủ cáctiêu chuẩn, phù hợp với tình hình của địa phương để đưa vào nguồn quyhoạch, từng bước thử thách, giao nhiệm vụ cùng với rèn luyện trong môitrường thực tiễn, sau đó cử đào tạo, bồi dưỡng theo yêu cầu các chức danh tạonguồn CBCC kế cận, bổ sung Công tác tuyển dụng, thu hút nhân tài được ưutiên một bước, trước tiên là ưu tiên người địa phương, người tham gia côngtác lâu năm và người có trình độ

Trong quá trình đánh giá nhận xét cán bộ có sự phối hợp giữa chínhquyền cơ sở và các phòng ban chuyên môn cấp huyện Trên cơ sở đánh giáxếp loại CBCC cấp xã hàng năm huyện đã tiến hành tổng hợp, phân tích chấtlượng đội ngũ CBCC từ đó có biện pháp bổ sung, điều chỉnh kịp thời về côngtác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng CBCC cho từng xã trên địa bàntoàn huyện

Huyện rất chú ý bố trí, sử dụng CBCC là người dân tộc địa phương cóđảm bảo đủ tiêu chuẩn theo quy định Ngoài ra đối với CBCC là nữ đã đượcquan tâm trong công tác quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng caotrình độ và bố trí tỷ lệ hợp lý trong bộ máy chính quyền cấp xã

Trang 37

Xây dựng kế hoạch tiến hành thường xuyên công tác kiểm tra côngchức thực thi công vụ, trong đó đặc biệt quan tâm kiểm tra việc thực hiệnnhiệm vụ được giao của CBCC Kịp thời luân chuyển những CBCC có nănglực ngay từ đầu nhiệm kỳ để rèn luyện, bồi dưỡng cán bộ cho nhiệm kỳ sau.

Đa số các CBCC luân chuyển được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ, cónhiều đóng góp, tạo động lực mới thúc đẩy hoàn thành các nhiệm vụ chính trịcủa địa phương

1.2.2 Bài h ọc kinh nghiệm cho huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội

Qua nghiên cứu kinh nghiệm của một số địa phương về nâng cao chấtlượng đội ngũ CBCC cấp xã, một số kinh nghiệm có thể được vận dụng ởhuyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội:

Thứ nhất, làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho đội ngũ

CBCC cấp xã, rèn luyện bản lĩnh chính trị, ý thức trách nhiệm, tác phong, thái

độ làm việc cho đội ngũ CBCC cấp xã Không ngừng nêu cao tinh thần đoànkết, phối hợp giúp đỡ lẫn nhau trong thực thi công vụ

Thứ hai, quan tâm tới công tác tuyển dụng, tuyển dụng, bố trí sử dụng

CBCC; đảm bảo theo tiêu chuẩn, làm tốt công tác luân chuyển, điều động,kiên quyết không bố trí đối với những người không đủ tiêu chuẩn, xử lý kịpthời CBCC vi phạm

Thứ ba, quan tâm tới công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho

CBCC; xây dựng kế hoạch đào tạo CBCC; chú trọng bồi dưỡng đối vớiCBCC không đủ tiêu chuẩn, cán bộ nữ, cán bộ là người dân tộc

Thứ tư, thực hiện đúng quy trình, phương pháp để đánh giá

CBCC.Trong quá trình đánh giá đảm bảo khách quan, dân chủ, công bằng.Thực hiện tốt công tác quy hoạch để tạo nguồn cán bộ, thường xuyên rà soát

để bổ sung quy hoạch, việc bố trí, sắp xếp CBCC được thực hiện trên cơ sởkết quả đánh giá CBCC hàng năm cùng với quy hoạch, đào tạo

Trang 38

Thứ năm, thường xuyên tiến hành công tác kiểm tra công chức thực thi

công vụ đối với cơ sở Luân chuyển, điều động, sắp xếp nhiệm vụ khác đốivới những người trình độ không đảm bảo, tăng cường cán bộ từ các banngành của huyện và của điạ phương khác thay thế CBCC không đảm bảonăng lực, hoặc có vi phạm nghiêm trọng phải xử lý kỷ luật

1.2.3 T ổng quan các tài liệu nghiên cứu có liên quan

Về vấn đề “Chất lượng đội ngũ CBCC” đã có rất nhiều tác giả trong vàngoài nước nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau, cụ thể các công trìnhnghiên cứu có liên quan như sau:

Cuốn sách “Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng đội ngũ CBCC” do TS.Thang Văn Phúc và TS.Nguyễn Minh Phương (đồng chủ biên), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội,2005.

Trong cuốn sách này, các tác giả đã nêu ra những cơ sở lý luận về xâydựng CBCC theo yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và

vì dân Phân tích sâu sắc về khái niệm của CBCC; nêu ra các văn bản phápluật về CBCC; thể chế quản lý CBCC; phân tích tất yếu khách quan của việcxây dựng đội ngũ CBCC đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyềnXHCN; phân tích vị trí, vai trò của đội ngũ công chức trong xây dựng Nhànước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân và sự cần thiết phảixây dựng đội ngũ CBCC trong sạch, vững mạnh; những khó khăn, thách thứcđối với việc xây dựng đội ngũ CBCC Ngoài ra, trong cuốn sách này các tácgiả còn nêu ra thực trạng đội ngũ CBCC và thể chế quản lý CBCC ở ViệtNam hiện nay qua các giai đoạn như: Giai đoạn từ năm 1945 – 1954; Giaiđoạn từ năm 1954 – 1975; Giai đoạn từ năm 1975 – 1986; Giai đoạn từ năm

1986 - nay

Sau khi đánh giá chung những ưu điểm chủ yếu, những hạn chế vànguyên nhân về thực trạng đội ngũ CBCC ở Việt Nam hiện nay các tác giả

Trang 39

còn đưa ra những kinh nghiệm xây dựng CBCC của một số nước trên thế giới

để vận dụng kinh nghiệm các nước vào việc xây dựng đội ngũ CBCC ở ViệtNam

Cuốn sách "Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" do PGS.TS Nguyễn Phú Trọng và PGS.TS Trần Xuân Sầm (đồng chủ biên), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội,2003.

Cuốn sách này đã luận chứng sâu sắc về vị trí, vai trò và yêu cầu kháchquan cấp bách của việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC Mỗi chế độ xãhội muốn đứng vững và phát triển đều phải được xây dựng nên bởi những conngười hết lòng trung thành với chế độ, có trí tuệ và năng lực Trong xã hộingày nay, đó là những CBCC, những người trực tiếp phục vụ chế độ của dân,

do dân và vì dân Họ là người đại diện cho nhà nước để xây dựng và thực thicác chủ trương, chính sách Họ là nhân tố có tính quyết định đối với sự pháttriển của mỗi quốc gia

Việt Nam giờ đây đang trong thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh CNH-HĐH đấtnước, những thay đổi về KT - XH đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết

Một mặt, phải huy động mọi tiềm năng để đưa đất nước trở thành một

nước nghiệp theo hướng hiện đại, có nền kinh tế phát triển, đời sống của nhân

dân được nâng cao; mặt khác, lại phải luôn tỉnh táo, cảnh giác để hướng sự

phát triển này không đi chệch mục tiêu XHCN Chủ tịch Hồ Chí Minh từngnói: "Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết phải có con người xã hộichủ nghĩa" Cán bộ, công nhân viên chức là những người gánh trên vai trọngtrách nặng nề của đất nước, vì vậy họ phải thực sự là những "con người xã hộichủ nghĩa"

Ngay từ khi Đảng ta ra đời, vấn đề CBCC đã được coi là mối quan tâmhàng đầu và ngày càng được chú trọng Những năm gần đây, Đảng và Nhà

Trang 40

nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách về vấn đề công chức, cán

bộ nhằm củng cố, đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng của đội ngũ này.Tuy nhiên, muốn đưa ra được những chủ trương, chính sách đúng đắn và thựchiện một cách có hiệu quả, thì cùng với việc tăng cường công tác tổng kếtthực tiễn cần nắm thật vững lý luận, đi sâu vào bản chất của khái niệm, thấyđược những nét đặc thù và vai trò của CBCC Việt Nam qua từng giai đoạncách mạng, đồng thời nhận rõ những thuận lợi cũng như khó khăn mà giaiđoạn phát triển mới đang đặt ra, cũng như yêu cầu cấp bách về việc nâng caochất lượng đối với đội ngũ CBCC hiện nay…

Cuốn sách này đã góp phần lý giải, hệ thống hóa các căn cứ khoa họccủa việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đặc biệt là đội ngũ lãnh đạo chủchốt các cấp, từ đó đưa ra những kiến nghị về phương hướng, giải pháp nhằmcủng cố, phát triển đội ngũ này cả về chất lượng, số lượng và cơ cấu cho phùhợp với yêu cầu hiện nay

TS Thang Văn Phúc và TS Nguyễn Minh Phương (2004), Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng đòi hỏi của nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, NXB Chính trị quốc gia.

Trên cơ sở nghiên cứu các quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác –Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng sản Việt Nam về vai trò, vịtrí người cán bộ cách mạng, cũng như yêu cầu đào tạo, xây dựng đội ngũCBCC; tìm hiểu những bài học kinh nghiệm về việc tuyển chọn và sử dụngnhân tài trong suốt quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta,cũng như kinh nghiệm xây dựng nền công vụ chính quy hiện đại của đất nướctrong khu vực và trên thế giới Từ đó xác định các yêu cầu, tiêu chuẩn củaCBCC đáp ứng đòi hỏi của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân,

do dân, vì dân Luận văn có thể kế thừa những kết quả nghiên cứu để đưa ranhững tiêu chuẩn để xây dựng một đội ngũ CBCC cấp xã phù hợp với xu thế

Ngày đăng: 10/05/2018, 15:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w