Một số biện pháp dạy giải toán có lời văn cho học sinh lớp 4 dạng “Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó” 1.Biện pháp 1: Bồi dưỡng niềm say mê học toán khi dạy giải toán có lời
Trang 1MỤC LỤC
NỘI DUNG
TRANG
A Mở đầu
I.Lý do chọn đề tài
II.Mục đích nghiên cứu
III.Đối tượng nghiên cứu
IV.Phương pháp nghiên cứu
B.Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
I Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
II Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh
nghiệm
III Một số biện pháp dạy giải toán có lời văn cho học
sinh lớp 4 dạng “Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số
đó”
1.Biện pháp 1: Bồi dưỡng niềm say mê học toán khi dạy giải
toán có lời văn dạng : Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số
đó cho học sinh
2.Biện pháp 2: Nắm vững quy trình thực hiện khi dạy giải toán
có lời văn dạng : Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó
3.Biện pháp 3: Hướng dẫn học sinh cách giải bài toán dạng
“Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó”
IV Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
C.Kết luận và kiến nghị
1 Kết luận
2 Kiến nghị
1 1 2 2 2 2 2 3 5
5 6 6
13 13 13 14
Trang 2A MỞ ĐẦU
I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trong dạy học toán nói chung, ở tiểu học nói riêng, giải toán có vị trí đặc biệt quan trọng Trong giải toán học sinh phải tư duy một cách tích cực và linh hoạt, phải biết suy nghĩ năng động, sáng tạo Vì vậy, có thể coi giải toán
là một trong những biểu hiện năng động nhất của hoạt động trí tuệ đối với học sinh
Thông qua hoạt động giải toán, học sinh biết cách vận dụng các khái niệm, quy tắc, công thức đã được học trong sách giáo khoa để xử lí những tình huống đặt ra trong môn Toán, trong các môn học khác và trong thực tế đời sống lao động sản xuất Đồng thời thông qua hoạt động giải toán, giáo viên có thể phát hiện những ưu điểm cũng như thiếu sót của học sinh về kiến thức, kĩ năng và tư duy để có biện pháp kịp thời giúp các em phát huy hoặc khắc phục Mặt khác, cũng thông qua hoạt động giải toán, học sinh tự rút ra những ưu điểm và hạn chế của bản thân để có cách khắc phục góp phần nâng cao chất lượng dạy và học toán
Qua hoạt động giải toán có lời văn nhằm rèn luyện cho học sinh hình thành và phát triển năng lực tư duy như vẽ sơ đồ, cách ghi đúng kí hiệu, khả năng tổng hợp khái quát, trừu tượng hoá, suy luận lô gích và trình bày các kết quả theo một trình tự hợp lý làm cơ sở cho quá trình nhận biết và học toán có liên quan Đặc biệt, học sinh rèn luyện những đức tính và phong cách làm việc trong khoa học như ý chí khắc phục và vượt qua khó khăn, lòng say mê
và tìm tòi, sáng tạo trong học tập Đồng thời, thông qua hoạt động giải toán hình thành cho học sinh thói quen xét đoán vấn đề có căn cứ, làm việc có kế hoạch, có kiểm tra kết quả cuối cùng, từng bước hình thành và rèn cho học sinh thói quen suy nghĩ độc lập, linh hoạt Từ đó hình thành khả năng trình bày, diễn đạt các vấn đề một cách chặt chẽ, mạch lạc
Quá trình dạy học sinh học giải các bài toán có lời văn, đặc biệt dạng
toán “Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó” đây là dạng toán học
sinh được học trong chương trình lớp 4, dạng toán thường gặp nhiều nhất Khi giải dạng toán này, học sinh thường lúng túng khi nhận dạng, phân tích bài toán và lựa chọn phương pháp thích hợp để giải, từ đó dẫn đến những sai lầm đáng tiếc cho học sinh
Do vậy, hướng dẫn học sinh lớp 4 giải bài toán có lời văn có vai trò hết sức quan trọng, là cơ sở ban đầu cho quá trình dạy và học toán về sau này Như thế người giáo viên không chỉ dừng lại ở mức độ giúp học sinh độc lập,
tự giác, tích cực giải và tính toán đúng các bài toán mà còn dạy cho học sinh nắm được phương pháp giải, quy trình giải thích hợp về các điều kiện liên quan đến bài toán
Trang 3Nhưng trong thực tế ở trường tôi, việc học sinh giải các bài toán có lời văn còn nhiều lúng túng Nhất là những bài toán thay đổi dữ kiện, và những
dữ kiện cho trước không rõ hoặc không cụ thể, là học sinh hay mắc sai lầm
Vì vậy việc hướng dẫn học sinh lớp 4 giải bài toán có lời văn là cơ hội tốt nhất để học sinh hình thành và phát triển năng lực toán học, là việc làm cấp thiết nhằm góp phần nâng cao hiệu quả việc giải một bài toán có liên quan đến rất nhiều đơn vị kiến thức Với mong muốn là giúp học sinh có kĩ năng nhận dạng toán, phân tích bài toán và lựa chọn phương pháp giải phù hợp cho từng bài toán một cách chính xác, tránh những sai lầm khi giải toán Chính vì vậy, tôi chọn đề tài: Một số biện pháp dạy giải toán có lời văn cho
học sinh lớp 4 dạng “Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó” ở
trường Tiểu học Sơn Điện 1
II.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Giúp học sinh có lớp 4 nắm được quy trình giải toán dạng “Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó”: Biết đọc kỹ đề bài, biết cách giải và tìm ra đáp số đúng của bài toán dạng “Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó” nhằm góp phần nâng cao kỹ năng giải toán có lời văn dạng “Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó” cho học sinh lớp 4
nói chung và học sinh lớp 4B nói riêng Để các em có thể giải thành thạo
những bài toán có lời văn dạng “Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó” ở lớp 4 và những bài toán có lời văn khác khi học lên các lớp trên
III.ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
- Học sinh lớp 4B Trường Tiểu học Sơn Điện 1
IV.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp trao đổi, toạ đàm với đồng nghiệp
- Phương pháp dạy thực nghiệm, thực hành
- Phương pháp làm mẫu
- Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp, kiểm tra đánh giá
- Phương pháp rút ra bài học kinh nghiệm
B NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
1 Vị trí của việc dạy toán ở tiểu học.
Trong các môn học ở Tiểu học cùng với các môn học khác môn Toán có vị trí hết sức quan trọng vì:
Toán là một môn khoa học nghiên cứu một số mặt của thế giới hiện thực nó
có hệ thống kiến thức và phương pháp truyền đạt cơ bản, cần thiết cho đời sống sinh hoạt, lao động của con người Nó cũng là công cụ để học các môn học khác Môn Toán có tác dụng to lớn trong việc phát triển trí thông minh, tư duy độc lập,
Trang 4linh hoạt, sáng tạo Nó góp phần hình thành và rèn luyện nếp sống khoa học; góp phần giáo dục những đức tính tốt như: Cần cù, nhẫn nại, ý chí vượt khó ở con người ở lứa tuổi tiểu học, tư duy của các em mới hình thành và phát triển
Vì vậy mà toán học trở thành nhu cầu cần thiết với các em Nó là cánh cửa mở rộng giúp các em nhìn ra thế giới đầy sự kỳ diệu và mới lạ
Song song với sự phát triển tư duy, nhân cách của các em cũng hình thành
và phát triển Môn Toán đã góp phần phát triển trí thông minh, cách suy nghĩ độc lập sáng tạo Đặc biệt là những phẩm chất quan trọng của con người: cần cù, kiên trì, vượt qua khó khăn
2 Vai trò và tầm quan trọng trong việc dạy giải toán có lời văn.
Trong môn Toán, đối với dạng toán có lời văn có vị trí rất quan trọng Học sinh Tiểu học được làm quen với Toán có lời văn ngay từ lớp 1 và học liên tục đến lớp 5
Dạng toán có lới văn ở tiểu học được xem như một cầu nối kiến thức toán học trong nhà trường và ứng dụng của toán học trong đời sống thực tế, đời sống
xã hội
Dạy giải toán có lời văn ở tiểu học là sự vận dụng một cách tổng hợp ngày càng cao các trí thức kỹ năng về Toán tiểu học với kiến thức được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống
Qua giải toán có lời văn học sinh rèn kỹ năng tính thành thạo với 4 phép tính, rèn tư duy lô - gíc, óc suy luận khả năng phân tích, so sánh tổng hợp và khả năng trình bày khoa học
Học sinh có làm tốt được các bài toán có lời văn thì mới được đánh giá là học sinh giỏi toàn diện về môn Toán
Bước đầu cho học sinh giải một số bài toán thông thường để củng cố kiến thức đã học Sau đó chúng ta cho học sinh tiếp cận với những bài toán khó dần để học sinh có thể khắc sâu kiến thức từ riêng lẻ đi vào tổng hợp theo
hệ thống các mạch kiến thức đã học Với sự vận động sáng tạo để giải những vấn đề đưa ra có kết quả xác đáng đúng với nội dung và yêu cầu Từ đó giúp
học sinh giải các bài toán về “Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó”, và có thói quen tìm tòi, ham hiểu biết cái mới Kết hợp với quá trình giải
toán, học sinh được bộc lộ khả năng phán đoán, tự kiểm tra công việc của mình Phát triển tư duy độc lập, sáng tạo, vận dụng linh hoạt kiến thức đã học
để giải các dạng toán khác
II Thực trạng của của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
1 Thực trạng.
Trường Tiểu học Sơn Điện 1 là một trường học nằm trong xã đặc biệt khó khăn, điều kiện kinh tế còn chậm phát triển
Năm học này, khi tìm hiểu, dự giờ về việc dạy học Toán và đặc biệt hướng
dẫn học sinh giải toán có lời văn, dạng toán "Tìm hai số khi biết tổng và hiệu
Trang 5của hai số đó" ở một số tiết dạy của các đồng chí giáo viên trong khối 4, cùng
với khảo sát thực tế, tôi nhận thấy có một số vấn đề như sau:
* Về giáo viên: Về phương pháp của giáo viên khi dạy:
- Một số giáo viên chưa thực sự quan tâm và chưa có phương pháp phù hợp để rèn kĩ năng giải toán cho học sinh
- Khi dạy giáo viên chưa phân dạng và chọn lọc các dạng toán, chưa mạnh dạn
để đưa ra tính khái quát hóa về dạng toán để giúp học sinh khắc sâu về bản chất của dạng toán này
- Giáo viên chưa uốn nắn, rèn luyện cho học sinh về thói quen nhận dạng và vận dụng bài toán ở dạng cơ bản, nhằm nâng cao kiến thức, tìm cách giải phù hợp với bài toán dạng “Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó” Quỹ thời gian
để dành cho việc tìm hiểu các bài toán ở dạng toán này còn ít
* Về học sinh:
- Học sinh chưa có lòng ham mê học toán
- Việc lĩnh hội kiến thức của học sinh còn thụ động chưa chịu khó tìm tòi để tìm hướng giải, vẫn phụ thuộc nhiều vào những gợi ý của giáo viên
- Học sinh không biết phân tích bài toán và nhận dạng bài toán
- Cơ bản về cách giải học sinh vẫn còn làm sai, lẫn lộn các bước
- Chưa khái quát hóa được dạng bài ở dạng cơ bản vào việc vận dụng để phát triển các bài toán cùng dạng về “Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó”
- Học sinh không xác định được đâu là tổng, hiệu, số lớn, số bé trong bài toán
- Học sinh không tìm được phương pháp giải phù hợp
* Nguyên nhân khác:
- Chương trình Toán tiểu học đã có sự đổi mới, khoa học hơn song ở chương trình kiến thức lớp 1, 2, 3 rất đơn giản, đến lớp 4 học sinh phải gặp những kiến thức mới với lượng kiến thức khá nhiều Đây là một vấn đề khó khăn cho cả người dạy và người học
- Trong các dạng toán có lời văn ở lớp 4 thì dạng "Tìm hai số khi biết tổng và
hiệu của hai số đó" là dạng Toán được học đầu tiên ở lớp 4, nó khá phổ biến và
các em được học lên cả ở lớp 5 Nếu các em học tốt dạng toán này thì sẽ tốt các dạng toán khác
Từ những tồn tại và nguyên nhân trên mà tôi đã chọn nghiên cứu đề tài dạy
toán có lời văn dạng "Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó"
2 Kết quả của thực trạng.
Với thực tế giảng dạy ở Tiểu học, Tôi thấy việc nắm bắt kiến thức của học sinh đang còn hạn chế về cả kiến thức lẫn phương pháp giải Qua việc thực hiện
giải toán có lời văn: Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số ở lớp 4 và xác
định rõ mục tiêu của vấn đề, tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng học sinh ở lớp 4B như sau:
* Nội dung: Kiểm tra bằng 1 bài toán
Đề bài :
Trang 6Một thửa ruộng hình chữ nhật có nửa chu vi là 240 m, chiều dài hơn chiều rộng 16 m Tính diện tích thửa ruộng?
* Hình thức: Kiểm tra vào giấy
* Thời gian: 15 phút
Sau khi chấm bài kết quả thu được như sau:
Lớp Tổng
số bài
Những lỗi thường mắc Sai lời giải Sai phép
tính Sai cả bài Đúng cả bài
III Một số biện pháp dạy giải toán có lời văn cho học sinh lớp 4 dạng
“Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó”:
1.Biện pháp 1: Bồi dưỡng niềm say mê học toán khi dạy giải toán có lời văn dạng : Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó cho học sinh
Cho các em tìm hiểu một số bài toán vui, lý thú ở tiểu học Kể cho các em nghe về những nhà toán học nổi tiếng trên thế giới Nên chỉ các em thấy những tấm gương học toán ở trường, ở huyện, tỉnh để các em thấy Toán không phải là thứ xa vời mà nó rất gần gũi với các em Chỉ cần các em có niềm say mê, lòng kiên trì là có thể chiếm lĩnh được nó…
Đối với học sinh có sự yêu thích học môn toán, các em đều có biểu hiện sự thú vị, hào hứng trong hoạt động học toán, các em thường có phương pháp học môn toán hơn so với những em học trung bình, bên cạnh đó khi học toán ngoài
có kiến thức về toán và giải toán thì các em phải có đầy đủ các dụng cụ học toán
và chuẩn bị đầy đủ phù hợp với từng tiết học Đối với học sinh có tố chất trong những buổi bồi dưỡng riêng biệt cần có thêm sách giáo khoa, tài liệu tham khảo
và nâng cao về luyện giải toán lớp 4…
Những học sinh học hoàn thành tốt, môn toán thường là những em có kiến thức mang tính hệ thống logic từ lớp dưới, từ bài học trước và nắm vững phần kiến thức đó một cách chắc chắn từ đó các em mới có cơ sở, nền tảng giúp tự tin hơn trong hoạt động thực hành, trong việc tiếp thu kiến thức mới Ví dụ như khi
học giải toán về "Bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó" thì các
em đó phải nắm vững tính chất cơ bản của 4 phép tính cộng, trừ, nhân, chia Chính vì sự liên quan có tính hệ thống giữa kiến thức cũ với kiến thức mới nên học sinh phải làm hết và đầy đủ các bài tập, học thuộc các quy tắc, công thức toán Để học sinh có thói quen học bài, làm bài đầy đủ chúng tôi đã thống nhất với giáo viên trong tổ là bố trí mỗi bàn có một học sinh có năng khiếu về toán, thường xuyên kiểm tra bài học, bài làm ở nhà của các bạn trong bàn vào giờ ôn bài, soát bài và chỉ ra chỗ đúng sai trong bài tập của bạn giúp bạn cùng tiến bộ
Trang 72.Biện pháp 2: Nắm vững quy trình thực hiện khi dạy giải toán có lời văn dạng : Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó
- Giải toán đối với học sinh là một hoạt động trí tuệ khó khăn, phức tạp Việc hình thành kỹ năng giải toán khó hơn nhiều so với kĩ năng tính đơn thuần
vì bài toán giải là sự kết hợp đa dạng hoá nhiều khái niệm quan hệ toán học, chính vì đặc trưng đó mà giáo viên cần phải hướng dẫn cho học sinh có được thao tác chung trong quá trình giải toán như sau:
Bước 1: Đọc kỹ đầu bài
Có đọc kỹ đầu bài học sinh mới tập trung suy nghĩ về ý nghĩa nội dung của bài toán và đặc biệt chú ý đến câu hỏi của bài toán
Tôi thường rèn cho học sinh thói quen chưa hiểu đề toán thì chưa tìm cách giải Khi giải bài toán ít nhất đọc từ 2 đến 3 lần đối với học sinh hoàn thành tốt còn học sinh hoàn thành thì phải đọc nhiều lần hơn
Bước 2: Phân tích và tóm tắt đề toán.
Bài toán cho biết gì? Với số liệu nào? Hỏi gì? (tức là yêu cầu tìm gì?) Đây chính là trình bày lại một cách ngắn gọn, cô đọng phần đã cho và phần phải tìm của bài toán để làm rõ nổi bật trọng tâm, thể hiện bản chất toán học của bài toán, được thể hiện dưới dạng câu văn ngắn gọn hoặc dưới dạng các
sơ đồ đoạn thẳng
Việc rèn khả năng phân tích bài toán cần làm thường xuyên, kiên trì trong thời gian dài Lúc đầu ta phải chấp nhận để các em làm chậm để hình thành kỹ năng Sau đó có thể ra hạn thời gian phân tích 5 phút - 3 phút - 2 phút - 1 phút để
đỡ mất nhiều thời gian
Sau khi học sinh có kỹ năng phân tích tốt bài toán thì việc giải toán trở nên nhẹ nhàng và nhanh hơn rất nhiều
Bước 3: Tìm cách giải bài toán.
Thiết lập trình tự giải, lựa chọn lời giải và phép tính thích hợp
Bước 4: Trình bày bài giải
Trình bày lời giải (nói - viết) phép tính tương ứng, đáp số, kiểm tra lời giải (giải xong bài toán cần thử xem đáp số tìm được có trả lời đúng câu hỏi của bài toán, có phù hợp với các điều kiện của bài toán không?) Trong một số trường hợp nên thử xem có cách giải khác gọn hơn, hay hơn không? Hoặc có cách đặt lời giải khác hay hơn, gọn hơn không?
3.Biện pháp 3: Hướng dẫn học sinh cách giải bài toán dạng “Tìm hai
số khi biết tổng và hiệu của hai số đó”
a/ Trường hợp 1: Cho biết tổng và hiệu, tìm hai số.
Bài toán 1 : Một thửa ruộng hình chữ nhật có nửa chu vi là 360 m Tính diện tích
thửa ruộng, biết chiều dài hơn chiều rộng 16 m
Bước 1: Đọc đề - tìm hiểu đề - phân tích đề:
- Bài toán cho biết: Nửa chu vi 360 m
Chiều dài hơn chiều rộng 16m
Trang 8- Bài toán hỏi: Tìm diện tích.
Tìm chiều dài, chiều rộng dựa vào tổng và hiệu của nó Hiệu số đo 2 chiều
đã biết là 16m, tìm tổng số đo chiều dài và chiều rộng cần dựa vào nửa chu vi
Bước 2: Tóm tắt bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng.
Chiều rộng:
? m 16m 360m
Chiều dài:
? m
Để tìm được diện tích cần biết số đo chiều dài và chiều rộng
Bước 3: Lập kế hoạch giải - giải bài toán.
Cách 1: Tìm chiều rộng trước:
Chiều rộng thửa ruộng hình chữ nhật là:
(360-16) : 2 = 172 (m)
Chiều dài thửa ruộng hình chữ nhật là:
172 + 16 = 188 (m)
Sau khi nhận xét kết quả bài giải của học sinh, tôi nêu luôn câu hỏi gợi mở để giúp các em nêu luôn cách tìm chiều dài thửa ruộng bằng phép tính lấy
360 - 172 = 188 (m)
Diện tích thửa ruộng hình chữ nhật là :
188 x 172 = 32336 (m2)
Đáp số: 32336 m2
Bước 4: Thử lại:
188 - 172 = 16
188 + 172 = 360
Sau khi giải xong bài toán, tôi tiến hành cho học sinh nêu khái quát cách làm bằng công thức như sau:
Số bé = (Tổng - Hiệu) : 2
Số lớn = Số bé + Hiệu
(Hoặc: Số lớn = Tổng - số bé)
Cách 2: Tìm chiều dài trước
Chiều dài thửa ruộng hình chữ nhật là:
(360 + 16) : 2 = 188 (m)
Chiều rộng thửa ruộng hình chữ nhật là:
188 – 16 = 172 (m)
Sau khi nhận xét kết quả bài giải của học sinh, tôi nêu luôn câu hỏi gợi mở để giúp các em nêu luôn cách tìm chiều rộng thửa ruộng bằng phép tính lấy :
360 - 188 = 172 (m)
Trang 9Diện tích thửa ruộng hình chữ nhật là :
188 x 172 = 32336 m2
Đáp số: 32336 m2
Tương tự như cách 1 tôi tiến hành cho học sinh nêu khái quát cách làm bằng công thức như sau:
Số lớn = (Tổng + Hiệu)
Số bé = Số lớn - Hiệu (Hoặc: Số bé = Tổng - Số lớn)
Bài toán 2: Tìm hai số có tổng là 70, số lớn hơn số bé 14 đơn vị.
Bước 1: Tìm hiểu nội dung bài toán
Bài toán cho ta biết gì? : - Tổng của hai số là 70
- Hiệu của hai số là 14
Bài toán hỏi gì:
- Tìm hai số đó
Bước 1: Tìm hướng giải
Tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng Bước 3: Thực hiện cách giải
Đối với loại bài toán này thường có hai cách giải
Cách 1: Tìm số lớn trước, sau đó lấy số lớn trừ đi hiệu của hai số suy ra số bé
Cách 2: Tìm số bé trước, sau đó lấy số bé cộng với hiệu của hai số ta được
số lớn
Vận dụng công thức để giải
Trình bày lời giải:
Bài giải
Cách 1: Số lớn là: (70 + 14): 2 = 42
Số bé là: 42- 14 = 28
Đáp số: Số lớn là: 42; Số bé là 28 Thường thường sau khi giải bài toán xong giáo viên phải hướng dẫn học sinh kiểm tra kết quả
Bước 4: Kiểm tra kết quả
Số lớn là 42 và số bé là 28 ta thấy:
42 + 28 = 70
42 - 28 = 14 Vậy số lớn là 42, số bé là 28 thoả mãn với dữ kiện đầu bài toán cho
Với những bài toán mà có đủ 2 dữ kiện tổng và hiệu rõ ràng thì giáo viên hướng dẫn học sinh áp dụng công thức để giải
Đối với những bài toán mà tổng hoăc hiệu của hai số chưa cho rõ ràng cụ thể, giáo viên cũng cần chú ý phân tích quá trình tóm tắt bài toán và ghi nhớ một bước giải để tìm ra tổng hay hiệu của 2 số
Trang 10Bước giải phụ này giáo viên có thể hướng dẫn học sinh dùng các phép tính (cộng, trừ, nhân, chia) tuỳ thuộc vào bài toán để tìm ra tổng hoặc hiệu của hai số
b/ Trường hợp thứ 2: Cho biết tổng số, hiệu số cho dưới dạng gián tiếp
(Chưa cho biết cụ thể)
Bài toán 1: Hai số có tổng bằng 404 nếu bỏ chữ số 4 bên trái số lớn thì được số
bé Tìm hai số đó?
Bước 1: Đọc đề - tìm hiểu đề - phân tích đề:
Với bài này tôi tiếp tục cho học sinh đọc kĩ đề bài và phân tích bài toán để nhận ra dữ kiện đã cho có liên quan gì đến dữ kiện cần tìm không? Ở đây giúp học sinh nhận ra được rằng: Hiệu số của hai số chưa cho biết cụ thể mà phải đi tìm hiệu của hai số đó dựa vào:
Tổng của hai số là số có ba chữ số nên số lớn là số có ba chữ số
Khi bỏ chữ số 4 ở hàng trăm tức là số đó giảm đi 400 đơn vị Do vậy số lớn hơn số bé là 400 đơn vị Tức là hiệu của 2 số là 400
Bước 2: Tóm tắt bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng.
Do đó ta có sơ đồ sau:
?
Số lớn:
? 400 404
Số bé:
Bước 3: Lập kế hoạch giải- giải bài toán.
Đến đây có thể hướng dẫn học sinh lựa chọn một trong hai cách (như bài toán 1) để giải bài toán
Bài giải
Số bé là:
( 404 – 400 ) : 2 = 2
Số lớn là:
400 + 2 =402
Đáp số: Số lớn: 402
Số bé: 2
Bước 4: Thử lại.
Khi học sinh lựa chọn cách giải và giải bài toán xong, tiếp tục giúp học sinh thử lại cách giải và kết quả của bài toán xem có đúng không? Và thử lại như sau:
402 - 2 = 400
402 + 2 = 404
* Sau khi hướng dẫn cho học sinh giải bài toán trên, là bài toán ở dạng cơ bản thì tôi ra thêm cho học sinh làm một bài toán khác ở dạng nâng cao hơn nhằm