MỤC LỤC2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinhnghiệm 3 2.3 Các giải pháp giải đã được sử dụng để giải quyết vấn để 6 2.3.1 Tăng cường công tác giáo dục tư tưởng để nân
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUAN SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG VỚI
PHỤ HUYNH ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
CHĂM SÓC GIÁO DỤC TRẺ TẠI TRƯỜNG MẦM NON
NA MÈO 2, HUYỆN QUAN SƠN
Người thực hiện: Lê Thị Dược Chức vụ: Hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường Mầm non Na Mèo 2 SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý
THANH HÓA, NĂM 2018
Trang 2MỤC LỤC
2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinhnghiệm 3 2.3 Các giải pháp giải đã được sử dụng để giải quyết vấn để 6 2.3.1
Tăng cường công tác giáo dục tư tưởng để nâng cao nhận
thức hiểu biết của giáo viên về ý nghĩa tầm quan trọng của
công tác phối kết hợp giữa nhà trường với phụ huynh trong
công tác chăm sóc giáo dục trẻ
6
2.3.2
Thông qua kế hoạch tổ chức họp phụ huynh để giáo viên
nắm được nội dung cơ bản về công tác phối kết hợp giữa
nhà trường với phụ huynh để giáo viên xác định được nội
dung cần phối kết hợp
7
2.3.3 Chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch và nội dung tuyên truyềnphù hợp với tình hình thực tế của trường, lớp 7 2.3.4 Chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác phối kết hợp với phụhuynh trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ 8 2.3.5 Phối kết hợp với phụ huynh trong các hoạt động ngày hộingày lễ và các hội thi do Sở, Phòng và nhà trường tổ chức 9 2.3.6 Thực hiện nghiêm túc công tác chăm sóc giáo dục trẻ, huyđộng được sự tham gia ủng hộ của hội cha mẹ học sinh 13
2 4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáodục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường 14
Trang 31.MỞ ĐẦU.
1.1 Lý do chọn đề tài
Sinh thời Bác Hồ kính yêu đã từng nói “Trẻ em như búp trên cành, biết
ăn biết ngủ biết học hành là ngoan: “Như chúng ta biết việc chăm sóc, giáo dục trẻ là một trong những nhiệm vụ quan trọng không chỉ riêng của bậc học Mầm non mà còn là nhiệm vụ chung của toàn xã hội, để trẻ phát triển nhân cách toàn diện đòi hỏi cần có nhiều hình thức và phương pháp chăm sóc trẻ khác nhau Dù
có thực hiện phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ theo hướng nào đi chăng nữa nếu như chỉ có nhà trường và giáo viên nỗ lực, cố gắng mà không có sự phối kết hợp với gia đình và các bậc phụ huynh về cách chăm sóc giáo dục trẻ thì hiệu quả giáo dục sẽ không cao Vậy chúng ta phải phối hợp như thế nào, bởi vì công tác tuyên truyền, phối kết hợp giữa nhà trường với phụ huynh thì giáo viên nào cũng đã thực hiện, nhưng tuyên truyền như thế nào để đảm bảo tính khoa học và hiệu quả để phụ huynh hiểu và hưởng ứng, ủng hộ nhà trường thực hiện, phối kết hợp chăm sóc giáo dục trẻ tốt nhất nhằm đạt được mục tiêu chương trình giáo dục mầm non
Giáo dục Mầm non là nền móng đầu tiên của giáo dục quốc dân, nó là tiền
đề, cơ sở để hình thành và phát triển nhân cách trẻ, nếu chúng ta chăm sóc giáo dục đứa trẻ tốt thì nó ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách trẻ sau này Để phát triển nhân cách trẻ tốt nhất cần phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội
Để đáp ứng với yêu cầu phát phát triển của đất nước, ngành giáo dục Mầm non đang có những bước chuyển mình mới thay đổi cả về hình thức và nội dung, chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển của Giáo dục mầm non như trong chiến lược phát triển giáo dục Mầm non đã đề cập Tuy nhiên để đáp ứng yêu cầu đó đòi hỏi cần có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội có thể nói nhân cách của trẻ phát triển toàn diện thông qua cầu nối giữa nhà trường và gia đình
Việc phối kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội nó được thể hiện qua công tác tuyên truyền giữa giáo viên đến phụ huynh, qua việc làm hàng ngày của cô và trò trong nhà trường, nó không chỉ thể hiện qua lời nói, việc làm
và những hoạt động hàng ngày của cô và trẻ Mà nó còn thể hiện ở đứa trẻ qua những cử chỉ, hành động ở nhà, mọi lúc, mọi nơi, muốn đứa trẻ phát triển toàn diện nhân cách ngoài bản tính vốn có của đứa trẻ còn có sự giáo dục của nhà trường bởi: “Hiền dữ đâu phải là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên” Tuy nhiên để giáo dục đúng hướng cần có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường
và gia đình: “Hay nói chính xác hơn sự phối kết hợp giữa nhà trường và gia đình giúp ta nâng cao hiệu quả giáo dục trẻ nhỏ, giúp chúng ta quản lý, chỉ đạo chặt chẽ hơn, sát thực tế hơn góp phần vào sự nghiệp phát triển của ngành học mầm non”
Nhân cách của đứa trẻ được phát triển toàn diện nó do nhiều nguyên nhân, không chỉ có giáo dục mà còn nhờ vào nhiều yếu tố mà gia đình chính là môi trường gần gủi nhất, bởi cha mẹ chính là người thương yêu, hiểu trẻ nhiều nhất
Hiện nay công tác phối kết hợp giữa cha mẹ trẻ đã và đang được thực hiện
Trang 4nhiều bất cập, công tác phối kết hợp chưa thật sự chặt chẽ, nhiều phụ huynh chưa hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác phối kết hợp, chưa tạo điều kiện tốt nhất cho con em mình trong hoạt động, học tập và vui chơi Công tác phối kết hợp giữa giáo viên và phụ huynh còn lỏng lẻo vì vậy phụ huynh chưa tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ được học tập, trải nghiệm Chính vì vậy tôi
lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp phối hợp giữa nhà trường với phụ huynh
để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ tại trường Mầm non Na Mèo 2, Huyện Quan sơn” để nghiên cứu và thực.
1.2 Mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu về giáo dục gia đình ảnh hưởng đến giáo dục Mầm non trong
tình hình hiện nay từ đó đề xuất một số biện pháp phối hợp giữa nhà trường với phụ huynh để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ tại trường Mầm non xã
Na Mèo, huyện quan sơn
1.3 Đối tượng nghiên cứu.
Cô và trò trường Mầm non Na Mèo 2, đưa ra “Một số biện pháp phối
hợp giữa nhà trường với phụ huynh để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục
trẻ tại trường Mầm non Na Mèo 2, Xã Na Mèo, huyện Quan Sơn
1.4 Phương pháp nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu viết sáng kiến kinh nghiệm tôi sử dụng biện pháp phương pháp sau
- Phương pháp xây dựng cơ sở lý thuyết
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế
- Phương pháp thu thập thông tin, sử lý số liệu
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp so sánh
2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1 Cơ sở lý luận của Sáng kiến kinh nghiệm
Chúng ta vẫn thường biết gia đình là tế bào của xã hội, gia đình là nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành và phát triển nhân cách trẻ Đặc biệt ở lứa tuổi mầm non trẻ em như một tờ giấy trắng mà người lớn muốn
vẽ gì lên đó cũng được, những người gần gủi trẻ như cha mẹ phải là tấm gương sáng cho trẻ nói theo, có thể nói gia đình là trường học đầu tiên của trẻ điều đó
đã được nhà bác học Marencô đã khẳng định: “Những gì bố mẹ làm cho con trước 5 tuổi đó là 90% kết quả của tất cả quá trình giáo dục”; vì vậy những người làm cha làm mẹ phải sống gương mẫu theo chuẩn mực xã hội đặc biệt người mẹ luôn là người gần gủi quan tâm, yêu thương trẻ nhất, điều đó đúng như nhà bác học Iuađarot đã khẳng định: “Trong 3 năm đầu đối với một đứa trẻ, người mẹ vừa là sức khoẻ, vừa là trường học, vừa là sự phát triển mọi mặt vừa là những giao tiếp đầu tiên của trẻ”
Bên cạnh môi trường gia đinh thì môi trường giáo dục nó ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách trẻ, trường Mầm non là cái nôi đầu tiên của trẻ điều đó đã được Luật giáo dục 2005 qui định quyền và nhiệm vụ của trường Mầm non tiếp nhận các cháu từ 3 tháng đến 6 tuổi, nhằm giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẫm mỹ, tạo điều kiện cho trẻ phát triển cân đối, hài hoà, khoẻ mạnh nhằm hình thành ở trẻ nhân cách đầu tiên của con
Trang 5người Việt Nam xã hội chủ nghĩa bởi vậy chúng ta thấy không có một ngành học nào, cấp học nào mà giữa người dạy và người học lại gắn bó như bậc học Mầm non Quan hệ giữa cô và trẻ vừa là quan hệ “ Cô cháu” vừa là quan hệ “
mẹ con” cô giáo là người mẹ hiền thứ 2 của trẻ, cô luôn giữ vai trò chủ đạo trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách trẻ
Bậc học Mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân Muốn trẻ phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần thì người lớn phải chú ý đến công tác chăm, sóc giáo dục trẻ đặc biệt chú ý đến công tác phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường, bởi sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường
là chúng ta tạo nên sự thống nhất cao trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ Thực hiện tốt công tác phối kết hợp giữa nhà trường và phụ huynh là một vấn đề quan trọng và không thể thiếu được, nếu chúng ta làm tốt công tác phối kết hợp thì chúng ta hình thành cho đứa trẻ những tinh cảm đúng đắn đối với môi trường xung quanh, tâm lý đứa trẻ sẽ thoải mái hơn, làm tốt công tác phối kết hợp là chúng ta hình thành ở trẻ tình yêu đất nước, con người, yêu thiên nhiên hoa lá cỏ cây…
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Thực trạng địa phương và nhà trường
Na Mèo là một xã nằm giáp với nước bạn Lào, nhân dân sống chủ yếu là trồng trọt, nghề nông, nhân dân trong xã đoàn kết, Đảng uỷ, uỷ ban luôn quan tâm đến ngành giáo dục xã nhà nói chung, giáo dục Mầm non nói riêng
Năm học: 2017-2018 trường có 6 lớp mẫu giáo và 3 nhóm trẻ với tổng số
157 học sinh
Tổng số cán bộ giáo viên, nhân viên là 23 đồng chí Trong đó: BGH: 3 đồng chí, trình độ đại học: 3 đồng chí Giáo viên, nhân viên 20 đồng chí trong
đó trình độ đạt chuẩn 100%, Trên chuẩn 7 đồng chí
Công tác phối kết hợp với phụ huynh trong việc chăm sóc giáo dục trẻ đã được nhà trường triển khai và thực hiện trong nhiều năm nay, 100% cán bộ giáo viên, nhân viên trong trường nắm được nội dung, hình thức tuyên truyền tuy nhiên hình thức tuyên truyền phối kết hợp giữa nhà trường và phụ huynh chưa thật chặt chẽ, chưa phát huy được khả năng tham gia hoạt động của phụ huynh trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, chất lượng và hiệu quả công tác phối kết hợp chưa cao
* Thuận lợi:
Trường Mầm non Na Mèo 2 luôn nhận được sự quan tâm của chính quyền địa phương, phòng giáo dục và đào tạo cùng với sự đoàn kết của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong nhà trường, do đó chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ngày càng ổn định, bền vững đi lên, đội ngũ giáo viên luôn có ý thức học hỏi, vươn lên trong công tác vì thế nhà trường luôn thực hiện xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao
Nhiều năm nay nhà trường luôn thực hiện tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ và thực hiện tốt các chuyên đề trọng tâm, các hội thi do sở, ngành tổ chức, nhà trường luôn dẫn đầu trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ, là địa chỉ tin cậy của nhân dân và phụ huynh trong và ngoài xã
Trang 6Các cháu ngoan, nhanh nhẹn, có nề nếp trong các hoạt động của các nhóm, lớp, phụ huynh luôn quan tâm ủng hộ nhà trường, hiểu được các công việc làm hàng ngày của giáo viên ở trên lớp và các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường
* Khó khăn
Cơ sở vật chất nhà trường đã xuống cấp, phòng học tranh tre xuống cấp không sử dụng được Trang thiết bị còn nghèo nàn Chế độ hỗ trợ giáo viên hợp động địa phương còn quá ít ỏi
Một số phụ huynh chưa thật sự hiểu sâu sắc về cấp học Mầm non chỉ nghĩ rằng đến trường Mầm non chỉ chơi và hát múa
Một số đồng chí giáo viên xây dựng nội dung và hình thức phối kết hợp với phụ huynh còn sơ sài, lựa chọn nội dung phối kết hợp đơn điệu chưa bám và nội dung phối kết hợp của nhà trường và tình hình thực tế của nhóm, lớp để tuyên truyền phối hợp, nội dung phối kết hợp chưa sát thực tế, chưa bám và mục đích, ý nghĩa của công tác phối kết hợp với phụ huynh Chính vì vậy hiệu quả công tác phối kết hợp chưa cao,
Nội dung và hình thức phối kết hợp giữa nhà trường và phụ huynh chưa thật khoa học, hiệu quả chưa rõ nét, giáo viên chỉ biết tuyên truyên công tác phối kết hợp, chưa quan tâm đến hiệu quả công tác phối kết hợp, nội dung và hình thức phối kết hợp, truyền tải nội dung phối kết hợp đến phụ huynh chưa phong phú, chưa sâu, chính vì vậy còn hiện tượng phụ huynh chưa ủng hộ nhà trường trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, sự phối kết hợp đang còn hiện tượng “ phải làm” chứ không phải “ tự nguyện”
Hình thức phối kết hợp với phụ huynh còn mang tính chất chung chung chưa làm toát lên hiệu quả của công tác phối kết hợp, nên một bộ phận phụ huynh nghĩ về cấp học đơn giản, chưa hiểu được ý nghĩa và tâm quan trọng của công tác phối kết hợp chính vì vậy chưa tạo điều kiện cho giáo viên trong trường
tổ chức tốt hoạt động chăm sóc trẻ
Trước thực tế trên, là một cán bộ quản lý bản thân tôi băn khoăn trăn trở làm thế nào để tìm ra giải pháp khắc phục những hạn chế hiện nay của giáo viên trong việc phối kết hợp với phụ huynh đê nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ Nội dung công tác phối kết hợp rộng ở đây tôi chỉ tiến hành nghiên cứu
đề tài: “ Một số biện pháp phối hợp giữa nhà trường với phụ huynh để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ tại trường Mầm non Na Mèo 2, Xã Na Mèo Huyện Quan sơn”
Kết quả của thực trạng trên:
Vào đầu năm học 2017- 2018 tôi trực tiếp chỉ đạo và đánh giá 18 giáo viên và 157 các cháu trong nhà trường, đánh giá việc xây dựng nội dung và hình thức tổ chức công tác phối kết hợp với phụ huynh, Việc lập kết hoạch tổ chức công tác phối kết hợp, kết quả công tác phối kết hợp giữa giáo viên và phụ huynh kết quả đạt được như sau:
* Đối với giáo viên
Nắm được nội dung hình thức tổ chức công tác phối kết hợp với phụ huynh, lựa chọn nội dung phối kết hợp phù hợp với nhà trường, với tình hình cụ thể của lớp, Xác định được mục đích ý nghĩa của công tác phối kết hợp với phụ
Trang 7huynh đạt tốt 15/18 cô Lựa chọn, nội dung phối kết hợp với phụ huynh phù hợp với, trường, lớp đạt tốt 14/18 cô Xây dựng kế hoạch tổ chức công tác phối kết hợp với phụ huynh đạt tốt 15/18 cô Phối kết hợp với phụ huynh trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ đạt tốt 15/18 cô Phối kết hợp với phụ huynh trong hoạt động ngày hội ngày lễ đạt 14/18 cô Tạọ sự thống nhất giữa phụ huynh và giáo viên trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ đạt 15/18 cô Hình thức truyền tải nội dung tuyên truyền đến phụ huynh để phụ huynh hiểu sâu sắc về công tác phối kết hợp với nhà trường và tự nguyện tham gia mọi hoạt động cuả nhà trường đạt 15 /18 cô Kết quả được thể hiện ở bảng sau:
Số
TT
NỘI DUNG
Kết quả đạt được Loại tốt Loại khá Loại TB
SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷlệ
`1 Xác định tốt mục đích ý nghĩa của công
tác phối kết hợp với phụ huynh
2 Lựa chọn, nội dung phối kết hợp với
phụ huynh phù hợp với, trường, lớp
3 Xây dựng kế hoạch tổ chức công tác
phối kết hợp với phụ huynh
4 Phối kết hợp với phụ huynh trong côngtác chăm sóc giáo dục trẻ. 15 83% 3 17%
5 Sự thống nhất giữa nhà trường với phụ
huynh trong các hoạt động ngày hội
ngày lễ
6 Tuyên truyền để phụ huynh hiểu về
cấp học tự nguyện tham gia đóng góp
kinh phí cho các cháu hoạt động
15
83%
3 17%
* Đối với trẻ
Trẻ hứng thú tham gia hoạt động và hoạt động theo sự hướng dẫn của cô Trẻ biết sống ngăn nắp gọn gàng có ý thức tốt tham gia hoạt động chăm sóc giáo dục ở trường cũng như ở nhà 78/ 157 = 50.%
Qua thực trạng và kết quả khảo sát trên cho ta thấy công tác phối kết hợp với phụ huynh trong việc chăm sóc giáo dục trẻ đạt chưa cao, nguyên nhân chủ yếu là do giáo viên chưa biết xây dựng nội dung và kế hoạch để làm tốt công tác phối kết hợp giữa phụ huynh và giáo viên, nội dung và hình thức công tác phối kết hợp còn chung chung chưa rõ ràng Chưa tuyên truyền để phụ huynh hiểu rõ mục tiêu nội dung chương trình chăm sóc giáo dục trẻ, ý nghĩa công tác phối kết hợp giữa nhà trường với gia đình, bên cạnh đó còn một số đồng chí giáo viên khả năng làm việc thì tốt song khả năng giao tiếp, thuyết phục trước đám đông còn lúng túng kết quả của công tác phối kết hợp từng năm làm chưa rõ, để khắc phục hạn chế trên vì thời gian có hạn ở đây tôi chỉ mạnh dạn áp dụng:“ Một số biện pháp phối hợp giữa nhà trường với phụ huynh đẻ nâng cao chất lượng chăm
Trang 8sóc giáo dục trẻ tại trường Mầm non Xã Na Mèo 2, Huyện Quan sơn, để thực hiện tốt biện pháp trên tôi đã sử dụng các biện pháp sau
2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1 Tăng cường công tác giáo dục tư tưởng để nâng cao nhận thức hiểu biết của giáo viên về ý nghĩa tầm quan trọng của công tác phối kết hợp giữa nhà trường với phụ huynh trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
Triển khai đến tất cả các đồng chí cán bộ giáo viên, công nhân viên trong toàn trường về nhiệm vụ trọng tâm năm học, tổ chức quán triệt Chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương, chỉ thị, quyết định của tỉnh, của ngành về nhiệm vụ năm học, nhất là việc quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2015-2020; Nghị quyết số 29-NQ/TW Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8, khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”
Nhà trường tiếp tục triển khai hiệu quả kế hoạch hành động của ngành giáo dục, Chương trình hành động chính phủ thực hiện nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo thực hiện nhiệm
vụ năm học 2017-2018 bên cạnh đó nhà trường triển khai về các chỉ tiêu phấn đấu cần đạt của tập thể nhà trường, tổ chức cho cán bộ giáo viên và công nhân viên nghiên cứu tài liệu về công tác phối kết hợp thông qua buổi họp trường, thảo luận chuyên môn từ đó cán bộ giáo viên, công nhân viên hiểu sâu sắc về mục đích, ý nghĩa của công tác phối kết hợp, từ đó có kế hoạch vận dụng những hiểu biết của bản thân, thực tế của trường, lớp để thực hiện tốt công tác phối kết hợp với phụ huynh trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ
Mục đích của Đáng và nhà nước ta đã được điều 2 của Luật Giáo dục năm 2005 nêu rõ: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người việt nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẫm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hôi; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất năng lực của công dân, đáp ứng với yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc” và nghị quyết số 29-NQ/TW của ban chấp hành Trung ương Đảng ( Khoá XI) về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế) điều đó khẳng định mục tiêu tổng quát của giáo dục và đào tạo giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt tiềm năng của con người vì vậy ngay từ tuổi ấu thơ chúng
ta cần phải biết định hướng chăm sóc giáo dục trẻ phải có sự thống nhất giữa nhà trường và phụ huynh chính vì điều đó ngay từ đầu ngoài việc học tập các chỉ thị, nghị quyết nhiệm vụ trọng tâm năm học Ban giám hiệu nhà trường đã triển khai đến tất cả cán bộ giáo viên công nhân viên nhiệm vụ và quyền của người giáo viên mầm non là chăm sóc giáo dục trẻ từ 3 tháng đến 6 tuổi, mục đích để trẻ phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần, hình thành nhân cách trẻ ngay từ trường mầm non, chuẩn bị tiền đề cho trẻ vào lớp 1, song để làm được điều đó mình trường mầm non thực hiện thì hiệu quả sẽ không cao chính vì vậy cần có
sự tham gia phối kết hợp nhịp nhàng giữa nhà trường và phụ huynh có như vây chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ mới đạt hiệu quả cao nhất Muốn như vậy trước hết giáo viên phải hiểu được mục đích, ý nghĩa của công tác phối kết
Trang 9hợp bên cạnh đó Ban giám hiệu chỉ đạo giáo viên xây dựng và lập kế hoạch để thực hiện công tác phối kết hợp với phụ huynh cho phù hợp với tình hình thực tế của trường, lớp, phụ huynh
2.3.2 Thông qua kế hoạch tổ chức họp phụ huynh để giáo viên nắm được nội dung cơ bản về công tác phối kết hợp giữa nhà trường với phụ huynh để giáo viên xác định được nội dung cần phối kết hợp.
Ngay cuối năm học khi tổng hợp chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, giáo viên đã nắm được thực trạng về sức khoẻ của các cháu học sinh, điều kiện thực
tế của nhà trường và khả năng của phụ huynh học sinh nơi địa bàn sinh sống ban giám hiệu nhà trường họp thống nhất những nội dung cần phối kết hợp đến tất cả giáo viên trong toàn trường để giáo viên trong toàn trường nắm được nội dung và kế hoạch cần tuyên truyền của nhà trường, từ đó giáo viên có ý kiến tham mưu đề xuất với Ban giám hiệu nhà trường để lựa chọn nội dung và hình thức phối kết hợp phù hợp với tình hình của lớp và phụ huynh của lớp đó Nội dung phối kết hợp với phụ huynh bao gồm phối kết hợp về công tác chăm sóc giáo dục trẻ, trong việc thực hiện chương trình chăm sóc bảo vệ sức khoẻ trẻ em, kiểm tra đánh giá công tác chăm sóc giáo dục trẻ, phối hợp với phụ huynh tổ chức tốt ngày hội ngày lễ, tham gia xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường
2.3.3 Chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch và nội dung tuyên truyền phù hợp với tình hình thực tế của trường, lớp.
Căn cứ vào kế hoạch cần tuyên truyền của nhà trường mà giáo viên đã được thông qua, giáo viên bắt tay vào xây dựng kế hoạch tuyên truyền thông qua buổi họp phụ huynh của lớp
Bước vào đầu tháng 9 Sau khi trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh và giáo viên đã được tham gia buổi họp phụ huynh của nhà trường, trưởng ban đại diện phụ huynh và giáo vên cùng phối kết hợp để xây dựng kế hoạch, nhiệm vụ của giáo viên báo cáo trước phụ huynh về thực trạng của nhà trường những thuận lợi và khó khăn của nhà trường, của lớp, tình hình sức khoẻ, tâm lý, khả năng của từng trẻ để phụ huynh nắm bắt được, từ đó phụ huynh có kế hoạch phối hợp với giáo viên để có kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ (Ví dụ những cháu chưa mạnh dạn tự tin trong giao tiếp thì phụ huynh cần phải thường xuyên đưa trẻ đến trường, về nhà kể cho con nghe những câu chuyện hay về người tốt việc tốt, thường xuyên cho trẻ tham gia các hoạt động tập thể ) hay những cháu có thể trạng ốm yếu sức khoẻ bị suy dinh dường hoặc thấp còi, ngoài chế độ ăn uống đóng góp hàng ngày tại trường cần tuyên truyền để phụ huynh lựa chọn các loại thức ăn có nhiều chất bổ dưỡng cho cháu ăn ở nhà (Như tôm, cá cua, trứng và cho trẻ uống các loại sửa tăng chiều cao và thường xuyên nhắc nhở trẻ tham gia luyện tập thể dục thể thao cho cơ thể phát triển cân đối hài hoà) Hay với chương trình giáo dục trẻ giáo viên thông qua để phụ huynh biết được một năm trẻ học có 9 chủ đề đối với mẫu giáo nhỡ và bé, 10 chủ đề đối với Mẫu giáo lớn, Mỗi chủ đề đều được giáo viên thông báo ở góc tuyên truyền mỗi giờ đưa trẻ đến trường và đón trẻ về phụ huynh có thể nắm bắt được tình hình học ngày hôm nay và ngày mai của con từ đó phụ huynh cũng biết được những đồ dùng cần để đóng góp cùng giáo viên để giáo viên thực hiện tốt chủ đề Nội dung kế
Trang 10hoạch tuyên truyền có thể thực hiện thông qua góc tuyên truyền, qua giờ đón trả trẻ
2.3.4 Chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác phối kết hợp với phụ huynh trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ
Ngày từ đầu năm học khi được Ban giám hiệu nhà trường thông qua chỉ thị nhiệm vụ trọng tâm năm học đặc biệt là thông qua cuộc họp ban đại diện phụ huynh, giáo viên cần phải nắm chắc được đặc điểm tâm sinh lý của từng độ tuổi, tình hình thực tế của trường, lớp để có kế hoạch phối kết hợp với phụ huynh thống nhất cách chăm sóc giáo dục trẻ Ban giám hiệu nhà trường yêu cầu giáo viên cần phải cân đo theo dõi biểu đồ cho trẻ ngay từ đầu năm học, phối hợp với trạm y tế tổ chức khám sức khoẻ cho trẻ ngay từ đầu vào để biết được thực trạng, sức khoẻ của từng trẻ từ đó giáo viên phải có kế hoạch trao đổi với phụ huynh, cùng trò chuyện về kiến thức chăm sóc trẻ đối với trẻ suy dinh dưỡng và thấp còi, béo phì thì cần trao đổi để phụ huynh có biện pháp khắc phục cùng giáo viên hay trẻ bị khuyết tật cần có biện pháp phối kết hợp với phụ huynh Nhà trường, giáo viên cần cung cấp hoặc giới thiệu cho các bậc cha mẹ biết các mốc phát triển bình thường của trẻ và những vấn đề cần lưu ý trong sự phát triển của trẻ để có thể phát hiện và can thiệp sớm khi thấy trẻ có những biểu hiện không bình thường
Đối với những gia đình có trẻ khuyết tật cần nói rõ để các bậc cha mẹ hiểu rằng Cha mẹ không nên che giấu khuyết tật của con mình mà nên mạnh dạn và thẳng thắn trao đổi với giáo viên về những hạn chế của trẻ Gia đình nên cho trẻ đến học lớp mẫu giáo hòa nhập để tạo cơ hội cho trẻ được giao tiếp với những người xung quanh Bố mẹ nên cùng giáo viên giúp đỡ trẻ khắc phục những thói quen không tốt, trong những trường hợp cần thiết, có thể cùng giáo viên tìm đến
tư vấn của các nhà chuyên môn để được giúp đỡ Cần giải thích để phụ huynh biết rằng Nguy cơ lớn nhất của khuyết tật xảy ra ở tuổi tiền học đường là nó có thể dẫn đến sự ngưng trệ quá trình phát triển bình thường, do trở ngại gây ra đối với khả năng thích nghi của trẻ khuyết tât và sự hạn chế trầm trọng trẻ tiến tới sự thành thục và độc lập Đa số trẻ khuyết tật có khả năng thích nghi hoặc có thể được phục hồi hoặc bù trừ nếu được phát hiện sớm và có biện pháp xử lí thích hợp
Ngay trong khi lập kế hoạch của chủ đề, kế hoạch tuần, giáo viên cần phải đưa nội dung phối hợp với gia đình vào kế hoạch, cần nêu những yêu cầu cụ thể
về vấn đề cần phối hợp với gia đình để thực hiện chủ đề đó Ví dụ: Từ ngày 5 tháng 9 năm 2017 đến ngày 20 tháng 9 năm 2017 lớp cần phụ huynh đóng góp vật liệu: giấy báo cũ, bìa, cây, hạt để trẻ được tham gia hoạt động ở các góc hoạt động hay hôm nay ở trường hát múa về ngày 8/3 ngày tết của bà, của mẹ, ở nhà, phụ huynh đọc cho trẻ nghe thơ, truyện về gia đình, cô giáo, ở trường trẻ được rửa tay dưới vòi nước sạch Phụ huynh tạo điều kiện cho trẻ củng cố kĩ năng rửa tay, đánh răng, rửa mặt ở nhà, Những yêu cầu này giáo viên nên thông báo cho phụ huynh trong giờ đón, trả trẻ và ở góc “tuyên truyền cho cha mẹ” Sau một thời gian đưa ra yêu cầu đối với phụ huynh, giáo viên có thể đưa ra một số thông tin, thông báo danh sách những phụ huynh đã thực hiện yêu cầu, hoặc nhắc lại