Tuy nhiên, thực tế ở trường mầm non hiện nay còn gặp rất nhiều khó khăn, nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, chưa thực sự đáp ứng được sự phát triển của đất nước
Trang 1MỤC LỤC
4 Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Phần II Nội dung
Cơ sở lí luận
Thực trạng
Phần III: Các biện pháp thực hiện
I MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài.
Giai đoạn từ 0 đến 6 tuổi là giai đoạn não bộ trẻ phát triển mạnh nhất, các
tế bào thần kinh đang hoàn thiện về số lượng và chất lượng thì thời kỳ từ 0 đến 3 tuổi não bộ đã phát triển 75 % Trẻ đã có khái niệm ghi nhớ thông tin rất tốt
Trang 2trong thời kỳ này, não bộ của trẻ phát triển rất nhanh và mạnh mẽ Và sự phát triển này có thể chậm lại, hoặc được tiến triển nhanh hơn, nhờ có các tác động Chăm sóc giáo dục trẻ trong thời kỳ này quyết định đến sự hình thành tính cách
và năng lực của trẻ
Thụy Điển đã coi giai đoạn mầm non là “Thời kỳ vàng của cuộc đời” Ở nước ta, Đảng và nhà nước luôn coi trọng giáo dục mầm non Nhiều đề án, nhiều chính sách đã được ra đời để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ Quyết định 161/2002/QĐ-TTG ngày 1/11/2002 của thủ tướng chính phủ về: “Một số chính sách phát triển mầm non” Đề án phát triển phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi và nhiều chính sách khác của nhà nước đã thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng và nhà nước giành cho giáo dục mầm non
Thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội một cách mạnh mẽ thì việc cần thiết phải đào tạo những con người nhanh nhẹn, thông minh, linh hoạt và có sức sáng tạo cao
Tuy nhiên, thực tế ở trường mầm non hiện nay còn gặp rất nhiều khó khăn, nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, chưa thực
sự đáp ứng được sự phát triển của đất nước trong thời kỳ đổi mới
Là một nhà quản lý, tôi xác định rõ nhiệm vụ, mục tiêu của ngành đề ra, tôi nhận thấy rằng việc nâng cao chất lượng giáo dục mầm non của ngành nói chung và đối với trường tôi đang công tác nói riêng là vô cùng cần thiết Muốn vậy thì cần thiết phải có sự bứt phá, phải mạnh dạn đổi mới về công tác quản lý chỉ đạo để nhanh chóng đưa chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ của nhà trường ngày càng phát triển, đáp ứng với yêu cầu chung của đất nước
Tôi mạnh dạn nghiên cứu tìm hiểu đề tài: “Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ờ trường mầm non Định Tăng”.
3 Mục đích nghiên cứu.
Trang 3Nhằm tìm ra một số biện pháp chỉ đạo để góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ tại trường Mầm non
4 Đối tượng nghiên cứu.
- Về công tác quản lý chỉ đạo để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ
- Trẻ trong độ tuổi ở trường mầm non Định Tăng
- Năm học 2016-2017
5 Phương pháp nghiên cứu.
- Điều tra khảo sát
- Trao đổi với đồng nghiệp, với giáo viên
- Phương pháp thảo luận
II NỘI DUNG
1 Cơ sở lý luận.
GDMN là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân Theo điều
23 mục 1 chương 2, luật giáo dục có chỉ rõ: “Nội dung giáo dục mầm non phải đảm bảo phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ em Cần phải hài hòa giữa nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục, giúp trẻ em phát triển cơ thể cân đối khỏe mạnh, nhanh nhẹn, biết kính trọng, yêu mến lễ phép với ông bà, cha mẹ, thầy giáo, cô giáo và người trên, yêu quý anh, chị, em, bạn bè, thật thà, mạnh dạn, hồn nhiên, yêu thích cái đẹp, ham hiểu biết, thích đi học”
Chính vì điều đó, cha mẹ và hững người làm công tác giáo dục, chăm sóc, nội dung trẻ mầm non phải xác định được vị trí, vai trò nội dung và nhiệm vụ của mình, phải suy nghĩ làm thế nào để phát triển toàn diện các mặt: thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mỹ, tình cảm và kĩ năng xã hội
Để thực hiện nội dung đó một cách hiệu quả nhất, đòi hỏi người quản lý phải có những biện pháp đổi mới trong công tác quản lý, chỉ đạo hoạt động chuyên môn, hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong trường một cách khoa
Trang 4học, hiệu quả, phù hợp với từng độ tuổi để chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ theo kịp đáp ứng được với sự phát triển của xã hội hiện nay
2 Thực trạng.
a Thuận lợi.
- Luôn nhận được sự quan tâm của Đảng ủy, chính quyền địa phương chỉ đạo, xây dựng khu trung tâm giáo dục mầm non, từng bước bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị để nhà trường tổ chức các hoạt động giáo dục và bán trú một cách đồng loạt
- Được Phòng Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo trực tiếp các hoạt động, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên Do vậy nhà trường luôn bám sát chương trình, tiếp cận kịp thời những cái mới
- Được phụ huynh quan tâm, ủng hộ nhà trường trong việc thực hiện các hoạt động, làm tốt công tác phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường
- Môi trường trong ngoài lớp sạch đẹp, thân thiện Hàng năm đều trang bị
và bổ sung đồ dùng đồ chơi Trong lớp đã có một số trang thiết bị hiện đại như: Máy vi tính, ti vi to
- Trường phân chia các lớp theo đúng độ tuổi
- Trường tổ chức bán trú 100% trẻ đến trường
- Trường hiện có 14 nhóm lớp với tổng số học sinh là 521 trẻ
- Trong đó: + Nhà trẻ: 3 nhóm lớp: 95 trẻ
+ Mẫu giáo: 11 nhóm lớp: 426 trẻ
- Bản thân có kinh nghiệm 8 năm làm quản lý
b Khó khăn.
Trường thuộc địa bàn nông thôn, đời sống của nhân dân còn khó khăn, chủ yếu là nông nghiệp Kinh phí đầu tư cho giáo dục còn rất hạn chế Chủ yếu là xây dựng phòng ốc cho các trường Tuy nhiên, phòng xây dựng cũng chưa đủ, chưa đúng theo yêu cầu theo quy định của ngành
Trang 5Học sinh đi học đông, tăng nhanh so với những năm học trước, các lớp tăng lên, trong đó khi đó việc xây dựng bổ sung phòng học của địa phương không đáp ứng kịp thời Vì vậy một số lớp phải học nhờ phòng chức năng vì thiếu phòng
Đội ngũ giáo viên còn thiếu so với quy định Nếu theo quy định 3185/UBND Tỉnh ngày 23 tháng 8 năm 2016 thì còn thiếu 11 giáo viên còn theo lớp thực tế nhà trường có 14 lớp mà chỉ có 25 giáo viên, không đủ 2 giáo viên/ lớp Do vậy rất khó khăn trong việc tổ chức chăm sóc giáo dục trẻ Đây là yếu tố rất quan trọng cản trở việc đưa chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ đi lên Nhiều giáo viên đang trong thời kỳ nuôi con nhỏ nên ít nhiều cũng ảnh hưởng đến chất lượng chung của nhà trường
Giáo viên trẻ ít kinh nghiệm, giáo viên có tuổi nhiều kinh nghiệm nhưng
để đáp ứng với việc áp dụng sử dụng công nghệ thông tin hiện đại, trong giảng dạy thì còn hạn chế
Chất lượng giáo viên chưa đồng đều
- Đối với công tác bán trú
Người nấu bếp do nhân dân đóng góp tiền thuê Do vậy, với địa bàn nông thôn, phụ huynh chỉ có thể trả cho nhân viên nấu bếp từ 1.700.000đ- 2.000.000đ/ tháng Chính vì vậy, không thể thuê được những người có trình độ nấu ăn theo đúng tiêu chuẩn
Tôi tiến hành khảo sát tình hình, điều tra thực trạng
Bảng 1: Chất lượng đội ngũ
Năm
học
TS
CB
GV
Trình độ CM XL theo Chuẩn nghề
nghiệp
Kết quả xếp loại thi
đua
ĐH CĐ TC Xuấtsắc Khá Trungbình Yếu CSTĐ
Lao động tiến tiến
SKKN huyện, tỉnh
Hội thi cấp huyện
Trang 6
Bảng 2: Chất lượng học sinh
Năm
học tượng Đối ST
Chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng CL giáo dục
Bình thường Nhẹ cân Bình thường Thấp còi
SL % SL % Sl % SL % SL % SL %
2015-2016
NT 67 64 95.5 3 4.5 63 94 4 6 64 95.5 3 4.5
MG 411 395 96 16 4 392 95.3 19 4.7 398 96.8 13 3.2
Qua khảo sát, đánh giá tình hình thực tế tôi thấy tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng còn cao, tỉ lệ trẻ đạt về chất lượng giáo dục còn thấp, xuất phát từ thực trạng trên tôi đã tìm ra một số biện pháp như sau:
III CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN.
* Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch cụ thể, phù hợp với tình hình thực
tế của nhà trường để giải quyết tốt vấn đề bất cập về đội ngũ và cơ sở vật chất.
Xây dựng kế hoạch là một biện pháp rất quan trọng, tính kế hoạch là đặc trưng của quản lý, và quản lý bằng kế hoạch là phương pháp chủ đạo của quản lý
Trước thực trạng với những khó khăn mà nhà trường gặp phải, tôi đã xây dựng kế hoạch ngay trước thềm năm học với nội dung
- Phân công giáo viên đứng lớp phù hợp với yêu cầu của từng độ tuổi, phù hợp với năng lực của từng người
- Nhà trường còn thiếu giáo viên, thiếu lớp học Tôi phải dồn lớp, số lượng học sinh đông hơn quy định
- Đối với khối mẫu giáo lớn là đầu ra của bậc học, hơn nữa để đảm bảo chất lượng phổ cập giáo dục mầm non, chuẩn bị hành trang tốt nhất cho trẻ vào lớp 1 Tôi xếp 2 giáo viên/ lớp Trong đó các giáo viên được phân công chủ
Trang 7nhiệm lớp có năng lực, có kinh nghiệm, linh hoạt, ứng dụng công nghệ thông tin tốt
- Đối với khối nhà trẻ và mẫu giáo bé, đây là 2 độ tuổi cần sự chăm sóc, nuôi dưỡng tốt, cẩn thận, tit mỉ Vì vậy cũng cần phải bố trí 2 giáo viên/ lớp Giáo viên phụ trách của 2 độ tuổi này là những giáo viên chăm chỉ, cẩn thận và nhẹ nhàng
- Đối với khối mẫu giáo nhỡ, các cháu đã bước đầu biết tự phục vụ và đã qua mẫu giáo bé nên nề nếp tốt hơn.Vì vậy với thực trạng thiếu giáo viên, tôi phân công 1,5 cô/ lớp
- Với các nội dung khác tôi cũng đưa ra mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể Ra quyết định thực hiện phân công nhiệm vụ cụ thể cho các tổ chức cá nhân trong nhà trường:
+ Về nuôi dưỡng, chăm sóc: Thành lập tổ nuôi dưỡng, cử 1 đồng chí đảng viên phụ trách và theo dõi, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ, các hoạt động của nhà bếp Tuyển ít nhất 3 người có chứng chỉ nấu ăn, có kế hoạch bồi dưỡng cho nhân viên nấu bếp làm quen với các món ăn của trẻ, kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm
+ Về giáo dục: Thành lập tổ chuyên môn, chọn giáo viên có trình độ năng lực, tâm huyết với nghề và có kinh nghiệm trong giảng dạy để làm tổ trưởng
- Đề ra mục tiêu phát triển giáo dục đại trà Đối với học sinh lớp 5 tuổi làm tốt công tác giáo dục phổ cập giáo dục cho trẻ 5 tuổi, đánh giá theo bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi
Xây dựng kế hoạch mua sắm trang thiết bị cho các nhóm lớp, và chủ trương xã hội hóa, tham mưu với địa phương mua sắm đồ dùng, bàn ghế dụng
cụ phục vụ công tác bán trú, công tác chăm sóc giáo dục trẻ
- Đăng kí nội dung đổi mới quản lý và xây dựng kế hoạch thực hiện nội dung đó một cách hiệu quả, thiết thực
Trang 8* Biện pháp 2: Xây dựng mối đoàn kết, thống nhất trong nhà trường.
Tổ chức học tập chính trị để nâng cao nhận thức tư tưởng chính trị cho cán
bộ, giáo viên
Trước hết, cán bộ quản lý và đặc biệt là bản thân tôi phải gương mẫu chấp hành nghiêm túc đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, chấp hành nghiêm nội quy của nhà trường
Trong các cuộc họp chi bộ, họp nhà trường chuẩn bị thực hiện nhiệm vụ năm học mới, tuyên truyền đến cán bộ ý thức trách nhiệm, nêu cao bản lĩnh chính trị, tư tưởng vững vàng, thúc đẩy lòng hăng say yêu nghề của đội ngũ giáo viên
Phân tích những khó khăn, tình hình thực tế của huyện nhà nói chung và trường mầm non nói riêng để cán bộ giáo viên có chí cố gắng khắc phục và cùng nhau phấn đấu
Thực hiện nghiêm túc các chương trình hành động của Đảng, các chỉ thị nghị quyết của cấp trên
Xây dựng tập thể nhà trường thành một khối thống nhất, đoàn kết từ Ban giám hiệu đến đội ngũ giáo viên Chỉ có sự đoàn kết mới đủ sức mạnh để vượt qua khó khăn, giải quyết các mâu thuẫn nhỏ ở nội bộ ( Nếu có) và xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, nhân văn Điều này được thể hiện ngay trong viêc ứng xử hàng ngày giữa cán bộ với giáo viên, giữa giáo viên với giáo viên, giữa giáo viên với phụ huynh học sinh
Ngoài ra, trong cách xử lý đó các tình huống trong cách thưởng phạt cũng cần đưa mối đoàn kết lên hàng đầu Là người đứng đầu của đơn vị cần phải tạo
ra một môi trường làm việc thoải mái về tư tưởng, có trách nhiệm nhưng không nặng nề, tránh quan liêu
Cán bộ quán lý phải đổi mới tư duy lãnh đạo, nhận thức rõ ràng, đúng chức năng
Trang 9* Biện pháp 3: Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, nhân viên.
Đây là yếu tố rất quan trọng để thực hiện nhiệm vụ nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ Bởi đội ngũ giáo viên là những người trực tiếp thực hiện các hoạt động mang lại hiệu quả Các yếu tố khác mang tính gián tiếp còn đây là yếu tố mang tính trực tiếp và có thể nó quyết định đến chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong nhà trường
Khi giáo viên có kiến thức chuẩn sẽ biết điều gì là tốt, là xấu cho trẻ Cô
có kiến thức chuẩn, sẽ truyền đạt đến trẻ một cách đúng đắn, và biết cách chăm sóc trẻ phù hợp với từng độ tuổi
Cần thiết phải bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên về kỹ năng nghề nghiệp, chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng tổ chức các hoạt động
Hằng năm đánh giá đúng thực chất theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non theo quyết định số 02/2008/GĐ BGD&ĐT ngày 22/1/2008 của Bộ giáo dục
và đào tạo
Việc bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ thông qua:
- Các chuyên đề do cấp trên và do trường tổ chức
- Chuyên đề bồi dưỡng thường xuyên
- Qua tài liệu, tập san, sách báo,…
- Bồi dưỡng tại chỗ thông qua kiểm tra, dự giờ, sinh hoạt tổ chuyên môn
- Bồi dưỡng chuyên môn thông qua các tiết dạy mẫu Xây dựng tốt lớp điểm
* Biện pháp 4: Nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn.
Có thể nói việc sinh hoạt tổ chuyên môn là điều rất cần thiết và cần phải thực hiện một cách thường xuyên Theo quy định tổ chuyên môn sinh hoạt 2 lần /tháng
Tuy nhiên có thể sinh hoạt tổ đột xuất (nếu thực sự cần để bồi dưỡng tại chỗ hoặc điều chỉnh kế hoạch hay nhắc nhở, rút kinh nghiệm)
Trang 10- Trước hết, khi sinh hoạt chuyên môn, tổ trưởng chuyên môn và hiệu phó phụ trách chuyên môn cần trao đổi trước nội dung sinh hoạt tổ, báo các với hiệu trưởng nội dung và kế hoạch trong cuộc họp, giáo viên có thể nêu thắc mắc, yêu cầu giúp đỡ hoặc có thể trao đổi, thảo luận về những vấn đề chưa rõ, chưa hiểu Ngoài ra, phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn có thể nêu một số hoạt động hay, sáng tạo và có hiệu quả cao để giáo viên khác học tập Rút kinh nghiệm một
số hoạt động tổ chức còn đơn điệu hay sai lệch về kiến thức Nhắc nhở giáo viên thực hiện đúng quy chế chuyên môn, thực hiện nghiêm chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ
- Hàng tháng, giáo viên tự đánh giá xếp loại bản thân và đồng nghiệp thông qua các tiêu chí đã xây dựng từ đầu năm học
- Hình thức sinh hoạt tổ cũng cần đổi mới, không cứng nhắc, đưa nội dung các chuyên đề mà có thể một số giáo viên chưa nắm chắc vào để khắc sâu kiến thức
* Biện pháp 5: Khảo sát học sinh, kiểm tra đánh giá việc thực hiện chương trình.
Có thể nói trong quản lý chỉ đạo không thể thiếu công tác kiểm tra Đây cũng là hoạt động khiến cho giáo viên thực hiện đúng chương trình một cách đều đặn, thường xuyên
Có kiểm tra theo chuyên đề, kiểm tra định kỳ và kiểm tra đột xuất Tuy nhiên, trong những lần kiểm tra, ngoài việc đánh giá thi đua còn phải bồi dưỡng tại chỗ cho đội ngũ giáo viên để nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ và nâng cao
kỹ năng sư nghề nghiệp
Khảo sát dánh giá học sinh theo các mẫu phiếu của từng chủ đề Qua quan sát, trò chuyện với trẻ sẽ thấy được trẻ thực hiện các hoạt động đến đâu và kiến thức trẻ tiếp thu được là gì?
Trang 11Qua dự giờ các nhóm lớp, sẽ đánh giá được kỹ năng của giáo viên và sự tiếp thu, trải nghiệm của trẻ ở mỗi hoạt động, ở mỗi lĩnh vực
Ngoài ra còn có thể đánh giá trẻ tại các buổi chơi, các hội thi, các ngày lễ hội, các hoạt động tập thể mà nhà trường tổ chức
*Biện pháp 6: Làm tốt công tác tham mưu với địa phương và công tác
xã hội hóa giáo dục để mua sắm bổ sung trang thiết bị cho các nhóm lớp và nhà bếp và xây dựng khuôn viên.
Có thể nói cơ sở vật chất, trang thiết bị là một trong những các yếu tố vô cùng quan trọng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, là chất xúc tác để dẫn đến một kết quả như mong đợi Với thực tế của nhà trường, tuy vừa xây dựng thêm khu phòng học bổ sung để trẻ học nhưng Ủy ban nhân dân xã mới chỉ xây dựng cơ bản, không đầu tư trang thiết bị đồ dùng
Ngay đầu năm học, những khó khăn chồng chất khó khăn, không được địa phương đầu tư, nhân dân thì đời sống còn khó khăn, giáo viên thiếu, học sinh đông Qua khảo sát chất lượng trước tôi thấy những gánh nặng đè lên vai đội ngũ cán bộ giáo viên trong trường
Tôi đã làm tờ trình xin Ủy ban nhân dân xã hỗ trợ mua sắm bàn ghế, sạp giường, giá góc cho các lớp mới; tham mưu với địa phương trong các cuộc họp: Tiếp xúc cử tri, họp hội đồng nhân dân, họp dân chính mở rộng, các cuộc họp khác,…
Và mời lãnh đạo địa phương sang dự các hoạt động thực tế bên trường Đầu năm, thiếu bàn ghế các cháu phải ngồi chiếu ăn, lớp học trống trơ không có giá góc đựng đồ chơi, đồ dùng Sự chênh lệch giữa các lớp mới và lớp cũ rõ rệt khiến phụ huynh phản ánh rất nhiều
Qua thăm trường và dự trực tiếp các hoạt động trong một ngày của trẻ, các đồng chí lãnh đạo địa phương đưa ra quyết sách mua ngay bàn ghế, sạp, giá góc
để đảm bảo sinh hoạt cho trẻ