1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số biện pháp xây dựng đoàn kết nội bộ nhà trường nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ tại trường mầm non hoằng long TP thanh hóa

21 3,3K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 478,5 KB

Nội dung

Thực tế trong các năm trước, công tác xây dựng đội ngũ giáo viên đoàn kếtcủa trường cũng như một số trường mầm non khác chưa được cán bộ quản lý coitrọng và quan tâm thực sự, vấn đề xây

Trang 1

1 MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài:

Thực hiện lời dạy của Bác Hồ lúc sinh thời: “Đoàn kết! Đoàn kết! Đạiđoàn kết! Thành công! Thành công! Đại thành công” Tư tưởng của Bác về đạiđoàn kết toàn dân tộc được hình thành trên cơ sở tư tưởng - lý luận và thực tiễnhết sức phong phú Đó là tinh thần yêu nước gắn liền với ý thức cộng đồng, đoànkết dân tộc đã được hình thành và củng cố trong hàng ngàn năm lịch sử đấu tranhdựng nước và giữ nước của cả dân tộc, tạo thành một truyền thống bền vững,thấm sâu vào tư tưởng, tình cảm, tâm hồn của mỗi con người Việt Nam Tinhthần ấy đã tạo nên sức mạnh vô địch để chiến thắng mọi thiên tai địch họa, làmcho đất nước được trường tồn, bản sắc dân tộc được giữ vững Học tập Tư tưởng

Hồ Chí Minh về truyền thống đoàn kết, trong mỗi đơn vị hành chính sự nghiệp,nhà máy, cơ sở sản xuất vv…chúng ta đều phải chung sức, chung lòng cùng thựchiện mục tiêu chung thì mới đạt thắng lợi hoàn toàn

“Một cây làm chẳng lên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” Câu ca dao trên

từ lâu đã trở thành chân lý quý báu của cuộc sống của chúng ta, thể hiện sự đùmbọc, đoàn kết ắt sẽ thành công, nó đã trở thành kim chỉ nam cho mọi hành động.Chính nhờ tinh thần đoàn kết ấy mà quân và dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảngcộng sản Việt Nam đã làm nên những trang lịch sử oai hùng Trong cuộc sốnghiện nay, chiến thắng và sự thành công sẽ luôn đến với một tập thể biết lấy sựđoàn kết làm kim chỉ nam cho mọi hành động

Ở trường mầm non cũng vậy, với mục tiêu là giúp trẻ phát triển toàn diện

về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, ngôn ngữ, hình thành những yếu tố đầutiên của nhân cách, chuẩn bị các điều kiện cho trẻ bước vào lớp một Để thựchiện điều này, nhà trường cần phải xây dựng tập thể lớp, các khối, tập thể hộiđồng sư phạm nhà trường đoàn kết, cùng chung chí hướng, tất cả vì học sinh thânyêu Không khí trong tập thể phải ấm áp, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau, chan hoàtình chị em đồng nghiệp, tất cả mọi thành viên phải có tinh thần trách nhiệm cao,thì mới đem lại kết quả trong chăm sóc, giáo dục trẻ tốt Ngược lại, nếu nội bộnhà trường mất đoàn kết sẽ mang đến một hậu quả không lường trước được Vấn đề đoàn kết nội bộ của các nhà trường mầm non trên địa bàn và khu vựcxung quanh nói chung và của trường tôi nói riêng đang còn đôi lúc chưa đượcthống nhất và đoàn kết Một số giáo viên mới vào nghề kinh nghiệm trong cuộcsống còn hạn chế đang còn theo lối sống tự do đua đòi, ảnh hưởng với lối sốnghiện đại, nông cạn Một số giáo viên nhiều tuổi hơn thì đôi lúc còn không muốnphụ thuộc nhiều vào sự quản lý, chỉ đạo sát sao về chuyên môn của nhà trườngluôn đòi hỏi quan tâm nhiều về vấn đề tài chính, quyền lợi vv

Thực tế trong các năm trước, công tác xây dựng đội ngũ giáo viên đoàn kếtcủa trường cũng như một số trường mầm non khác chưa được cán bộ quản lý coitrọng và quan tâm thực sự, vấn đề xây dựng đội ngũ đoàn kết còn mang tính hìnhthức, chưa có nhiều hiệu quả, mặt khác nhận thức, tư tưởng của giáo viên mầmnon về khâu đoàn kết còn hạn chế, chưa có nhiều đồng chí được tham gia học lớpchính trị hoặc tham gia các lớp học nghị quyết của Đảng bộ xã tổ chức, hơn nữa

Trang 2

trình độ giáo viên, tuổi đời giáo viên , kinh tế đời sống không đồng đều nên có sựbất cập về nhận thức về kinh nghiệm sống.

Đó là nguyên nhân dẫn đến đoàn kết nội bộ trường học chưa cao, công tác bồidưỡng tư tưởng chính trị, đạo đức cho giáo viên trong nhà trường còn hạn chế

Nhận thấy vấn đề nâng cao tinh thần đoàn kết nội bộ trong nhà trường là

vô cùng quan trọng bởi vậy là Hiệu trưởng trường mầm non bản thân tôi đãnghiên cứu và với sự tìm tòi, đúc rút kinh nghiệm trong quá trình quản lý chỉ đạocho đội ngũ giáo viên của trường

Xuất phát từ lý do trên tôi đã chọn đề tài" Một số biện pháp xây dựng đoàn kết

nội bộ nhà trường nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ tại trường mầm non Hoằng Long, TP Thanh Hóa."

1.2 Mục đích nghiên cứu:

Việc xây dựng cho một tập thể vững mạnh trong nhà trường là việc làmthiết thực, đặc biệt là xây dựng tinh thần đoàn kết nội bộ trong một tập thể làquan trọng Vì thế, việc xây dựng đoàn kết nội bộ trong nhà trường được đặt lênhàng đầu, được tiến hành thường xuyên không phải một sớm một chiều, đòi hỏingười làm công tác quản lí phải đầu tư nhiều công sức, tâm huyết với nghề, vậndụng hết khả năng, trí tuệ để điều hành đội ngũ thống nhất để đạt được mục tiêu

đề ra Do đó, tôi luôn ý thức rằng sự thành công của tập thể nhà trường trong mọihoạt động cần phải có sự đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau giữa cán bộ, giáo viên, nhânviên trong nhà trường, đó còn là hệ quả tốt đẹp giữa mối quan hệ giữa các tổchức, đoàn thể trong nhà trường Nên tôi đã nghiên cứu và đưa ra các biện phápchỉ đạo và nâng cao tinh thần đoàn kết nội bộ của tập thể giáo viên trong trườngmầm non

1.3.Đối tượng nghiên cứu:

Một số biện pháp xây dựng đoàn kết nội bộ nhà trường nhằm nâng caochất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ tại trường mầm non Hoằng Long, TP ThanhHóa

1.4 Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết

- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế

- Phương pháp thống kê

- Phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm

2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

2.1 Cơ sở lý luận:

Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, đặtnền móng cho sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ của trẻ em ViệtNam Phát triển giáo dục mầm non là trách nhiệm chung của các cấp, các ngành

và toàn xã hội, dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của nhà nước Lúc sinhthời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành tình cảm và sự quan tâm đặc biệt cho trẻ em,những chủ nhân nhỏ tuổi của đất nước Tình thương yêu Người dành cho trẻ emthật bao la Tình yêu đó bắt nguồn từ lí tưởng của Người: Suốt đời phấn đấu cho

sự nghiệp vĩ đại - giải phóng dân tộc, giải phóng con người

Trang 3

Sự quan tâm đặc biệt của Người dành cho trẻ em còn bắt nguồn từ tầmnhìn xa, trông rộng, " Vì lợi ích trăm năm", từ chiến lược con người Trong chiếnlược đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dày công vun trồng thế hệ mầm non của đấtnước Vì " ngày nay các cháu là nhi đồng, ngày sau các cháu là người chủ củanước nhà, của thế giới".

Đội ngũ giáo viên là nhân tố quyết định đến nâng cao chất lượng chăm sóc,nuôi dưỡng giáo dục trẻ trong trường mầm non, để có được đội ngũ giáo viênđoàn kết, thống nhất, chuyên tâm với ngành là cả một vấn đề rất khó khăn vàphức tạp bởi vì tư tưởng, đạo đức, lòng nhiệt tình hăng hái của đội ngũ giáo viêntrong trường còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đôi khi tác động từ yếu tố xã hội,môi trường lại đóng vai trò chính, nhưng tinh thần đoàn kết lòng vị tha xuất phát

từ sự yêu nghề của họ Chính vì vậy việc xây dựng đoàn kết nội bộ nhà trường là

việc không thể một sớm một chiều mà làm ngay được mà phải thực hiện dầntừng bước và phải có kế hoạch trên cơ sở xây dựng đội ngũ giáo viên có nghiệp

vụ, có đạo đức tâm huyết với nghề, hệ thống trường lớp được trang bị tương đốiđồng bộ, đời sống vật chất, tinh thần của giáo viên được đáp ứng là vấn đề rấtquan trọng và là nhiệm vụ hàng đầu mà nhà trường chúng ta đặt ra hiện nay

Xây dựng đoàn kết nội bộ trong đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý ởtrường mầm non góp phần vào việc thực hiện đổi mới công tác quản lý và nângcao chất lượng giáo dục

Một trong những yếu tố để có tập thể đoàn kết, thống nhất chuyên tâm đếnchuyên môn có chất lượng thì trước hết phải nói đến đội ngũ giáo viên đủ về sốlượng, đảm bảo về năng lực chuyên môn thực hiện công tác chăm sóc nuôi dưỡngtruyền thụ kiến thức kỷ năng cho trẻ một cách khoa học để nâng chất lượng toàndiện cho trẻ

Quan điểm của Đảng và Nhà nước về giáo dục mầm non về nâng cao chấtlượng đạo đức nhà giáo đã được khẳng định trong nhiều văn bản pháp quy quantrọng, làm tiền đề cho các cấp ủy Đảng, chính quyền và các đơn vị trong toànngành vận dụng Trong đó:

Chỉ thị số 40 – CV/TƯ của Ban Bí thư về việc xây dựng, nâng cao chấtlượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục

Quyết định số 02/2008/QĐ-BGD&ĐT qui định các tiêu chí cụ thể giáo viêncần phấn đấu để hoàn thiện phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; lĩnh vực kiếnthức; kỹ năng thực hành Đây là cơ sở để nhà trường thực hiện tốt công tác quihoạch, dự nguồn

Quyết định số 16/2008/QĐ - GDĐT ban hành qui chế đạo đức nhà giáo, quiđịnh những nội dung cụ thể ở một số điều nhằm đáp ứng mục đích tạo cơ sở đểcác nhà giáo nỗ lực tự rèn luyện phù hợp với nghề mà xã hội tôn vinh, đồng thời

là một trong những cơ hội để đánh giá xếp loại và giám sát nhà giáo nhằm xâydựng nhà giáo có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất và lương tâm nghềnghiệp trong sáng, có lối sống và cách ứng xử chuẩn mực, thực sự là tấm gươngcho người học noi theo

Trang 4

Công văn số 1770/SGD&ĐT- GDMN ngày 6/9/ 2016 của Sở Giáo dục&Đào tạo về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2016 – 2017, bậc học mầmnon.

Hướng dẫn số 414/CV- PGD & ĐT Thành phố Thanh Hoá về thực hiệnnhiệm vụ năm học 2016 -2017

2.2 Thực trạng đội ngũ giáo viên

Đội ngũ giáo viên mầm non hiện nay nói chung và giáo viên của trườngmầm non Hoằng Long nói riêng với trình độ nhận thức chưa đồng đều còn nhiềubất cập về lối sống, tư duy, phẩm chất đạo đức Chất lượng chuyên môn nghiệp

vụ của đội ngũ nhà giáo có mặt chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và pháttriển kinh tế - xã hội, một số dạy còn nặng về truyền đạt lý thuyết, chưa chú ýnhiều đến phát triển tư duy, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành trải nghiệm.Một bộ phận nhà giáo thiếu gương mẫu trong đạo đức, lối sống, nhân cách, chưa

là tấm gương sáng cho các cháu cho đồng nghiệp noi theo Năng lực của nhà giáochưa ngang tầm với yêu cầu phát triển của sự nghiệp giáo dục Chế độ chính sáchcho giáo viên còn bất hợp lý, chưa tạo được động lực đủ mạnh để phát huy tiềmnăng của đội ngũ giáo viên trong quan hệ còn một số chưa thật sự đoàn kết thốngnhất còn để ý những điểm sai sót của đồng nghiệp để nói chuyện phía sau chưathật sự góp ý chân thành thẳng thắn trong các cuộc họp nhà trường Là một quản

lý nhà trường, tôi nhận thấy công tác bồi dưỡng, xây dựng đoàn kết nội bộ trongtập thể nhà trường là hết sức cần thiết Nếu làm tốt công tác này sẽ giúp giáo viêncởi mở, vui vẻ, thống nhất cao trong mọi hoạt động phong trào của nhà trườngcũng như nâng cao tinh thần trách nhiệm, chăm sóc dạy dỗ các cháu học tập đạtkết quả cao nhất

18031302220301909 2 7

1903140227235237927

- Trình độ chuyên môn đội ngũ CB, GV, NV

Trang 5

2015 – 2016

2016 - 2017

1819

1013

5668

43

2216

43

2216

*Ưu điểm:

- Ban giám hiệu nhà trường có trình độ, năng lực, năng động, đoàn kết, sáng tạoxây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục cụ thể, chỉ đạo tốt các hoạt động của nhàtrường

- Một số giáo viên tâm huyết với nghề, năng động, sáng tạo trong việc đổi mớihình thức tổ chức và phương pháp dạy học cho trẻ một cách đồng bộ

có ý thức cao trong việc nêu cao tinh thần tập thể do bản chất hoặc tính cách làmviệc nên thường ít tham gia góp ý xây dựng

- Số giáo viên trẻ mới ra trường có trình độ chuyên môn nhưng kinh nghiệmthực tiễn, việc giao tiếp ứng sử với người lớn tuổi hơn chưa khéo léo Đa số làhợp đồng trường đời sống chưa đáp ứng nhu cầu chi tiêu, chưa ổn định tư tưởng,việc làm

Từ những nhận thức và thực trạng nêu trên của nhà trường tôi đã mạnh dạn đưa

ra: " Một số biện pháp xây dựng đoàn kết nội bộ nhà trường nhằm nâng cao

Trang 6

chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ tại trường mầm non Hoằng Long, TP Thanh Hóa."

2

3

Các biện pháp xây dựng đoàn kết nội bộ nhà trường nhằm nâng cao chất

lượng chăm sóc, giáo dục trẻ

* Biện pháp 1: Hiểu và tạo điều kiện để đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường phát huy khả năng của mình.

Để xây dựng được khối đoàn kết trong tập thể sư phạm nhà trường, trướchết Hiệu trưởng phải nắm chắc lực lượng cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhàtrường về trình độ, năng lực, hoàn cảnh, thấy rõ mặt mạnh, mặt yếu, thuận lợi,khó khăn của từng người để bố trí công tác hợp lý, phù hợp với năng lực, sởtrường Nếu không hiểu được tâm tư, nguyện vọng, những mong muốn của từng

cá nhân trong tập thể nhà trường thì rất khó mang lại thành công, cho dù chúng ta

cố sức làm nhiều hơn, mạnh mẽ hơn nhưng “Lực bất tòng tâm" đòi hỏi phải cósức mạnh tổng hợp của tập thể, mang tính quyết định cho mọi công việc

Có thời gian dài, quan niệm xây dựng đội ngũ cứ dựa trên quan điểm chỉđạo, những quy định bắt buộc của ngành để thực hiện, vận dụng một cách cứngnhắc, rập khuôn trong đơn vị mình, trong khi các thành viên chưa bắt kịp nhịp độ,chưa có tiếng nói chung

Mặc dù họ không phản đối, nhưng tính chấp hành rất gượng ép, tạo nênmột lực cản, sức ì, khó tìm đến con đường phát triển toàn diện Mặt khác họkhông có dịp để bày tỏ ý kiến, đóng góp cho nhà trường đi lên một cách thẳngthắn, trung thực

Nhận thức được vấn đề nhạy cảm này, tôi thường xuyên tổ chức các buổihọp hội đồng sư phạm, họp chuyên môn, nêu rõ mục đích yêu cầu của cuộc họp,

Trang 7

tạo ra không khí buổi họp như các buổi trò chuyện cởi mở, chân tình để cán bộ,giáo viên được trao đổi thẳng thắn những suy nghĩ, những vấn đề chưa vừa ýtrong nhà trường, những vấn đề cần đề xuất cụ thể, từ đó bàn bạc về những biệnpháp khắc phục, giải tỏa những mâu thuẩn nội bộ để cùng thống nhất yêu cầu,trách nhiệm của từng bộ phận, cá nhân trong việc xây dựng, giữ gìn khâu đoànkết trong các mối quan hệ công tác và sinh hoạt tập thể, cùng giúp đỡ nhau tiến

bộ về mọi mặt

Qua các hoạt động tổ chức trong trường, tôi chú ý quan sát tinh thần, thái

độ của cán bộ, giáo viên, nhân viên, khi thấy các biểu hiện và chuyển biến tốttrong các mối quan hệ công tác của tập thể, tôi nhận xét, khích lệ để họ kịp thờithấy được những điểm tốt đó để phát huy Điều này thúc đẩy mỗi người tự tinhơn, thích thể hiện những cái tốt, cái đẹp về nhân cách của mình; thích làm việctốt mang lại lợi ích chung và sự tiến bộ của nhà trường

Ngoài công tác chuyên môn, chúng tôi phối hợp với công đoàn tổ chức cácngày hội, ngày lễ, những nội dung sinh hoạt chuyên đề, những cuộc vui chơi vănhóa, văn nghệ, thể dục - thể thao, những buổi thăm hỏi gia đình của đoàn viênCông đoàn khi có những việc vui hoặc hiếu, hỷ giúp tình cảm mọi người trongtập thể nhà trường gần gũi, gắn bó và hiểu nhau hơn, chị em có động lực phấnkhởi, hăng hái và yên tâm công tác

* Biện pháp 2: Phân loại, sắp xếp, bố trí đội ngũ:

Con người là tổng hợp các mối quan hệ của xã hội vì thế con người có đầy

đủ những mặt xấu, hay tốt, là người quản lý chúng ta phát huy mặt tốt một cách

Trang 8

tích cực và hạn chế mặt tiêu cực muốn làm điều đó việc đầu tiên ta phải hiểuđược giáo viên, nắm bắt được khả năng, năng lực của từng giáo viên, nếu chúng

ta làm tốt việc này sẽ giúp chúng ta rất nhiều trong việc quản lý và phân côngnhiệm vụ để giáo viên và nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ

Sắp xếp, sử dụng cán bộ, giáo viên Đội ngũ cán bộ, giáo viên là người quyếtđịnh đến chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ trong nhà trường và cũng là ngườitrực tiếp xây dựng nội bộ đoàn kết Đây là nhiệm vụ hàng đầu của người Hiệutrưởng Phân công, sử dụng đúng sẽ phát huy được khả năng cán bộ, ngược lạisắp xếp không hợp lý làm giảm ý chí và chất lượng công việc, gây cản trở choviệc đào tạo bồi dưỡng và ảnh hưởng tới xây dựng đội ngũ làm cho nội bộ nhàtrường không đoàn kết, thống nhất Vì thế, khi phân công công việc phải dân chủ,công khai, công bằng, người quản lý hạn chế tối đa giao việc không phù hợp vớinăng lực sở trường mà dự đoán họ sẽ hoàn thành nhưng hiệu quả không cao Chính vì lẽ đó, tôi phải hiểu được từng con người, phân loại giáo viên nàogiỏi, khá, trung bình, đủ năng lực và bản lĩnh đương đầu với những khó khăn vất

vả mà không ai thường trực giúp đỡ, vì vậy chính những giáo viên phải nổ lực cốgắng hết sức mình, phải luôn trao đổi kiến thức, học tập để đổi mới toàn diện từphương pháp dạy học, khi lên lớp đến những công việc liên quan khác Chính sựphân công phù hợp và giao nhiệm vụ rõ ràng sẽ khiến mỗi người tự mình phấnđấu hoàn thành nhiệm vụ, không dựa dẫm hoặc tị nạnh cho ai Từ đó phát huyđược tinh thần tự lực, phát triển những mặt mạnh, hạn chế mặt yếu để hoàn thiệnbản thân, nâng cao trình độ đáp ứng tốt công việc Phân công 2 giáo viên đứngmột lớp là việc tôi phải cân nhắc, suy tính kỹ lưỡng, làm sao để họ hòa hợp đượcvới nhau, mỗi người bổ sung vào chỗ khuyết điểm cho nhau, giúp đỡ nhau tiến

bộ Thật vậy, những giáo viên yếu không chỉ noi gương mà còn tiến bộ rõ rệt vềmọi mặt, đứng trước những con người giỏi ai cũng nhìn lại mình để suy xét từ đó

mà cố gắng học tập noi gương người bên cạnh để phấn đấu vươn lên Còn nhữnggiáo viên giỏi vì tinh thần trách nhiệm chung, vì danh hiệu và thành tích của lớp,

và hơn hết vì tình đồng nghiệp đồng cam cộng khổ sẽ tích cực giúp đỡ giáo viênyếu, tận tình chỉ bảo, trao hết kinh nghiệm những kiến thức mình có để đồngnghiệp có thể tiến bộ hơn

Bên cạnh việc nắm bắt năng lực và khả năng của từng thành viên để bố trílớp chúng tôi còn phân công, công việc hợp lý, mỗi người với những đặc điểmkhác nhau sẽ phù hợp với từng công việc khác nhau

Ví dụ:

Giáo viên có năng lực sư phạm tốt, trình độ chuyên môn Đại học có nhiềunăm trong giảng dạy và có kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi đạt giải caotrong các hội thi tôi phân công đứng lớp mẫu giáo lớn và kèm vào đó là một giáoviên phụ còn trẻ nhưng có năng khiếu về âm nhạc, múa hát bởi vì trong các hộithi do phòng GD hoặc Sở GD tổ chức cho trẻ mầm non đa số đều lấy cháu mẫugiáo 5-6 tuổi tham gia hội thi Hoặc những giáo viên cao tuổi hơn có nhiều nămkinh nghiệm trong ngành có uy tín với phụ huynh về vấn đề chăm sóc cháu làmtốt công tác tuyên truyền huy động trẻ đến lớp tôi phân công phụ trách nhóm trẻ

Trang 9

24 – 36 tháng Còn đối với những cô giáo trẻ và năng lực chuyên môn, kinhnghiệm giảng dạy ít hơn tôi phân vào phụ trách lớp mẫu giáo bé và mẫu giáo nhỡ.Việc sắp xếp, phân công nhiệm vụ sao cho mặt tích cực luôn được phát huytối đa, mặt tiêu cực hạn chế tối thiểu đồng thời cũng phải biết tổ chức phân côngtheo từng nhóm tùy từng nhiệm vụ tạo cho giáo viên có tinh thần tập thể, làmviệc theo nhóm,

Điều đó thể hiện tinh thần đoàn kết, gắn bó của các thành viên trong mái nhàchung vừa hình thành ý thức xây dựng một đội ngũ, một tập thể luôn luôn cótrách nhiệm chung, luôn đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân làm cho mọicông việc của nhà trường được hoàn thành tốt đẹp Đây là một biện pháp quantrọng dẫn dắt đến nhiều thành công trong quá trình xây dựng và nâng cao chấtlượng đội ngũ trong nhà trường

* Biện pháp 3: Nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên:

Để tạo tiền đề cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ một cách toàn diệntrước hết tôi nghĩ phải làm gì để giáo viên có nhận thức đúng đắn với các quanđiểm chuẩn nghề nghiệp và cũng khẳng định rằng đội ngũ giáo viên là lực lượngnòng cốt chủ yếu để hoàn thành các mục tiêu nhiệm vụ đề ra thành hiện thực Độingũ giáo viên giữ vai trò quyết định chất lượng và hiệu quả giáo dục với xu thếđổi mới giáo dục là để chuẩn bị hành trang cho những con người mới bước vàođời Giáo viên Mầm non giữ một ví trí hết sức quan trọng vì nhân cách con ngườiphụ thuộc rất nhiều vào việc chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục của giáo viên Mầmnon Vì vậy giáo viên Mầm non cần xác định rõ vai trò,vị trí, trách nhiệm củamình trong công việc chăm sóc nuôi dạy trẻ, giáo viên là người đặt nền móng đầutiên cho cả thế hệ tương lai

Nhằm nâng cao nhận thức cho giáo viên, hàng tuần tôi đã tạo điều kiện chogiáo viên đọc thêm tài liệu phổ biến các văn bản, chỉ thị của ngành học để giáoviên có trách nhiệm cao về yêu cầu nhiệm vụ của mình hàng năm tôi tổ chức chogiáo viên học điều lệ trường mầm non, nhiệm vụ năm học của ngành học, nhữngvăn bản pháp quy về ngành học mầm non; Chỉ thị 03/CT-TW của Bộ chính trị vềđẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, cuộc vậnđộng "Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo",

Chỉ thị số 40 – CV/TƯ của Ban Bí thư về việc xây dựng, nâng cao chấtlượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục

Quyết định số 02/2008/QĐ-BGD&ĐT qui định các tiêu chí cụ thể giáo viêncần phấn đấu để hoàn thiện phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; lĩnh vực kiếnthức; kỹ năng thực hành Đây là cơ sở để nhà trường thực hiện tốt công tác quihoạch, dự nguồn

Quyết định số 16/2008/QĐ-GDĐT ban hành qui chế đạo đức nhà giáo, quiđịnh những nội dung cụ thể ở một số điều nhằm đáp ứng mục đích tạo cơ sở đểcác nhà giáo nỗ lực tự rèn luyện phù hợp với nghề mà xã hội tôn vinh, đồng thời

là một trong những cơ hội để đánh giá xếp loại và giám sát nhà giáo nhằm xâydựng nhà giáo có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất và lương tâm nghềnghiệp trong sáng, có lối sống và cách ứng xử chuẩn mực, thực sự là tấm gươngcho người học noi theo

Trang 10

Các văn bản nghị quyết của Tỉnh uỷ - Thành uỷ - Uỷ ban nhân dân Thànhphố đề ra đối với ngành giáo dục.

* Biện pháp 4 Xây dựng tập thể vững mạnh về chuyên môn:

Trong nhà trường chuyên môn có vai trò quyết định đến chất lượng chămsóc, giáo dục trẻ, Hiệu trưởng phải là con chim đầu đàn về chuyên môn, khôngbuông lỏng về chuyên môn hoặc khoán cho phó Hiệu trưởng Cho nên Hiệutrưởng phải cùng với Phó hiệu trưởng xây dựng một tập thể vững mạnh vềchuyên môn: Trước hết phải trang bị phương tiện cần thiết cho giáo viên

Sử dụng kinh phí hoạt động thường xuyên của đơn vị trang bị cho giáoviên có đủ điều kiện trong giảng dạy như tài liệu giảng dạy, đồ dùng dạy học đảmbảo theo nội dung chương trình và theo thông tư 02 của Bộ Giáo dục và đào tạoquy định

Mua đầy đủ các học liệu, đồ dùng cho các lớp tiến hành làm thêm đồ dùngdạy học phục vụ cho các tiết dạy nhất là các tiết dạy mẫu, tiết dạy thao giảng giáoviên giỏi vv…

BGH phải là người đi đầu, ủng hộ, khuyến khích giáo viên ứng dụngCNTT trong giảng dạy, mua trang thiết bị phục vụ cho việc ứng dụng như nốimạng Lan cho các lớp, trang cấp đủ máy tính, máy chiếu cho tất cả các lớp

Phát động phong trào tự làm đồ dùng, đồ chơi, cuối tháng hoặc cuối chủ

đề, chủ điểm kiểm tra xếp loại Bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin

và tổ chức các hoạt động cho giáo viên Hiện nay, công nghệ thông tin được ứngdụng ngày càng nhiều trong giáo dục mầm non Đây là một biện pháp mang lạihiệu quả cao, gây được hứng thú cho trẻ, và là một chỉ tiêu đặt ra cho mỗi giáoviên Song muốn ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy hiệu quả thì ngoàinhững hiểu biết căn bản về nguyên lý hoạt động của máy tính và các phương tiện

hỗ trợ, đòi hỏi giáo viên cần phải có kỹ năng thành thạo Nhận thức được điều đó,tôi rất chú trọng bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT cho giáo viên thông quanhiều hoạt động như: Tổ chức các lớp bồi dưỡng kỹ năng sử dụng máy tính vàcác phần mềm tin học với giảng viên là những giáo viên có kỹ năng tốt về tin họccủa trường, theo hình thức hướng dẫn tập trung, thực hành, trao đổi giúp đỡ lẫnnhau Nội dung tập trung chủ yếu vào những kỹ năng mà giáo viên cần sử dụngtrong quá trình soạn giảng hàng ngày như lấy thông tin, các bước soạn một bàitrình chiếu, các phần mềm thông dụng, cách chuyển đổi các loại phông chữ, cách

sử dụng một số phương tiện như máy chiếu, máy quay phim, chụp ảnh, cách tổnghợp các kết quả trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ trên Excel Tổ chức sinhhoạt chuyên môn, chuyên đề để trao đổi về kinh nghiệm ứng dụng CNTT tronggiảng dạy Động viên giáo viên tích cực tự học, khiêm tốn học hỏi, sẵn sàng chia

sẻ, thường xuyên trao đổi với đồng nghiệp; chuyên môn nhà trường phải là bộphận kết nối, là trung tâm tạo ra một môi trường học hỏi chuyên môn tích cực.Qua một thời gian không dài khi thực hiện nội dung này đã cho thấy hiệu quả tíchcực khi CNTT Với sự hỗ trợ của máy tính và một số phần mềm dạy học cùngcác thiết bị đi kèm, giáo viên có thể tổ chức tiết học một cách sinh động, các bàigiảng không chỉ mang hơi thở cuộc sống hiện đại gần gũi hơn với trẻ mà còn giúp

cả người dạy và người học được tiếp xúc với các phương tiện hiện đại, làm giàu

Ngày đăng: 10/08/2017, 08:29

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Chỉ thị 40 – CV/TƯ của Ban Bí thư về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục Khác
2. Quyết định số 02/2008/ QĐ – BGD&ĐT quy định các tiêu chí cụ thể giáo viên cần phấn đấu để hoàn thiện phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, lĩnh vực kiến thức, kỹ năng thực hành Khác
3. Quyết định số 16/2008/QĐ-GDĐT ban hành quy chế đạo đức nhà giáo Khác
4. Công văn số 1770/SGD&ĐT – GDMN ngày 06/09/2016 của Sở Giáo dục và đào tạo về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2016 – 2017, bậc học mầm non Khác
5. Hướng dẫn số 414/CV- PGD&ĐT TP Thanh Hóa về thực hiện nhiệm vụ năm học 2016 – 2017 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w