1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 4 tuổi ở trường mầm non na mèo 2, huyện quan sơn

19 738 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 351,5 KB

Nội dung

Việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 tuổi sẽ giúp trẻ dễ dàng tiếp cận với các môn học khác, giúp trẻ khả năng phát triển tư duy và ngôn ngữ, cảm thụ được cái hay, cái đẹp xung quanh trẻ..

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUAN SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ 3 – 4 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON

NA MÈO 2, HUYỆN QUAN SƠN

Người thực hiện: Phạm Thị Cảnh

Chức vụ: Giáo viên

Đơn vị công tác: Trường Mầm non Na Mèo 2

SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn

THANH HÓA, NĂM 2018

Trang 2

MỤC LỤC

2 Nội dung của Sáng kiến kinh nghiệm 2

2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 4 2.3 Các giải pháp giải đã được sử dụng để giải quyết vấn để 6

2 4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường 15

3 Kết luận và kiến nghị 17

Trang 3

1 Mở đầu

1.1 Lý do chọn đề tài

Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của giáo dục mầm non Ngôn ngữ là công cụ để trẻ giao tiếp, học tập và vui chơi Ngôn ngữ giữ vai trò quyết định sự phát triển của tâm lý trẻ em Bên cạnh

đó ngôn ngữ còn là phương tiện để giáo dục trẻ một cách toàn diện bao gồm sự phát triển về đạo đức, tư duy nhận thức và các chuẩn mực hành vi văn hoá

Đối với trẻ mầm non nói chung và trẻ 3 - 4 tuổi nói riêng, trẻ rất nhạy cảm với nghệ thuật ngôn từ Âm điệu, hình tượng của các bài hát ru, đồng dao, ca dao, dân ca sớm đi vào tâm hồn tuổi thơ Những câu chuyện cổ tích, thần thoại đặc biệt hấp dẫn trẻ Vì vậy, phát triển ngôn ngữ cho trẻ em là nhiệm vụ rất

quan trọng, đặc biệt là lứa tuổi 3 - 4 tuổi Đây là thời kỳ “phát cảm về ngôn

ngữ”, ở giai đoạn này sự phát triển về vốn từ đạt tốc độ nhanh nhất Cho nên,

trong giai đoạn này cha mẹ trẻ, giáo viên, những người xung quanh cần đặc biệt quan tâm để rèn luyện phát âm và phát triển ngôn ngữ cho trẻ

Ông bà ta xưa đã có câu “Trẻ lên 3 cả nhà học nói” Thật đúng như vậy,

dạy tiếng mẹ đẻ cho trẻ 3 tuổi có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng Ngôn ngữ phát triển tốt sẽ giúp trẻ nhận thức và giao tiếp tốt, hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ Việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 tuổi sẽ giúp trẻ dễ dàng tiếp cận với các môn học khác, giúp trẻ khả năng phát triển tư duy và ngôn ngữ, cảm thụ được cái hay, cái đẹp xung quanh trẻ Phát triển ngôn ngữ là một trong các nhiệm vụ quan trọng hàng đầu phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ mầm non Xuất phát từ những lý do trên và để trẻ phát triển tốt về ngôn ngữ, tôi đã

lựa chọn đề tài “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 – 4 tuổi ở

trường Mầm non Na Mèo 2” để thực hiện trong năm học này.

1.2 Mục đích nghiên cứu

Trường mầm non Na Mèo 2 thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục mầm non mới Việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một trong những mục tiêu phát triển toàn diện cho trẻ mầm non Năm học 2017 – 2018 tôi được phân công chủ nhiệm lớp Mẫu giáo bé, sỉ số 16 cháu Đa số cháu đã biết nói, nhưng phát

âm chưa rõ ràng, một số cháu còn nói ngọng, nói chưa trọn câu… Do vậy là giáo viên dạy trẻ 3 - 4 tuổi tôi đã nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ

1.3 Đối tượng nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu:

+ Các biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 – 4 tuổi

* Đối tượng thực nghiệm:

+ Trẻ lớp mẫu giáo 3 – 4 tuổi trường Mầm non Na Mèo 2

1.4 Phương pháp nghiên cứu

+ Phương pháp thực hành

+ Phương pháp nghiên cứu

+Phương pháp hội thảo

2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm

2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm

Muốn phát triển ngôn ngữ cho trẻ tốt, tôi phải dựa trên cơ sở lý luận sau:

Trang 4

a) Cơ sở tâm lý:

Ngay từ khi lọt lòng trẻ đã được nghe các bà, mẹ hát các bài hát ru, đồng dao, ca dao, dân ca Lớn lên trẻ được làm quen với các tác phẩm văn học thơ truyện, làm quen với môi trường xung quanh trẻ, các tranh ảnh, đồ dùng đồ chơi

Khoa học đã nghiên cứu về đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi này, chúng ta thấy trẻ 3 tuổi phát triển rất nhanh về thể lực và tâm lý, ngôn ngữ ngày càng đóng vai trò quan trọng với trẻ Trẻ có thể sử dụng lời nói để trao đổi với mọi người xung quanh Trẻ 3 đến 4 tuổi có thể sử dụng ngôn ngữ để thể hiện sự hiểu biết, cảm xúc, ấn tượng của mình Sự phát triển ngôn ngữ gắn liền với sự mở rộng giao lưu của trẻ với thế giới xung quanh, với con người, với đồ vật và thiên nhiên Việc mở rộng phạm vi tiếp xúc và các mối quan hệ xã hội giúp cho khả năng tri giác của trẻ nhanh nhạy hơn Vốn từ của trẻ phong phú, bao gồm nhiều

từ loại Số lượng các từ loại: tính từ, đại từ, trạng từ được tăng lên, trẻ hiểu được

ý nghĩa của nhiều từ loại khác nhau và biết sử dụng chúng để thể hiện mối liên

hệ đa dạng giữa các sự vật và hiện tượng về thời gian, định hướng không gian,

số lượng, nguyên nhân và kết quả đơn giản Các câu nói của trẻ cũng được phát triển và hoàn thiện hơn Số lượng các câu nói đúng ngữ pháp của trẻ được tăng lên, các thành phần trong câu nói được phát triển Do đó, khả năng giao tiếp của trẻ từ 3 đến 4 tuổi có những bước tiến mới về chất so với trẻ dưới 3 tuổi Vì vậy,

ở thời kì này, chúng ta cần tích cực cung cấp các từ mới cho trẻ, mở rộng phạm

vi tiếp xúc của trẻ với thế giới xung quanh, tạo điều kiện cho trẻ có thể giao tiếp nhiều với

b) Cơ sở lí luận:

Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lí của trẻ 3 tuổi, đây là giai đoạn đầu tuổi mẫu giáo, vốn từ của trẻ chưa phát triên nhiều, khả năng phát âm của trẻ chưa thành thạo, do trẻ không biết điều khiển bộ máy phát âm của mình và thính giác ngôn ngữ chưa phát triển đầy đủ, trẻ chưa biết cách phân tích các âm thành những âm thành phần và xác định thành phần âm nên khả năng phát âm của trẻ còn hạn chế, trẻ chủ yếu sử dụng câu đơn là chính Sự phát triển ngôn ngữ gắn liền với sự phát triển của tư duy đã giúp trẻ có khả năng nhận thức thế giới bên ngoài, do đó ở trẻ luôn xuất hiện câu hỏi “ Tại sao” với chúng ta

Hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non được tổ chức nhằm thực hiện những nhiệm vụ giáo dục sau: Hình thành ở trẻ khả năng về ngôn ngữ, giúp trẻ phát triển vốn từ, giúp trẻ có khả năng phát âm đúng, chính xác, rõ ràng, nói đủ câu, đúng ngữ pháp

c) Cơ sở thực tiễn:

Hoạt động phát triển ngôn ngữ là một hoạt động được dạy xuyên suốt từ khi trẻ lọt lòng đến mẫu giáo Đối với trẻ ngôn ngữ là công cụ để trẻ giao tiếp, học tập và vui chơi Ngôn ngữ giữ vai trò quyết định sự phát triển của tâm lý trẻ

em Bên cạnh đó ngôn ngữ còn là phương tiện để giáo dục trẻ một cách toàn diện bao gồm sự phát triển về đạo đức, tư duy nhận thức và các chuẩn mực hành

vi văn hoá

Ngôn ngữ của trẻ tiến bộ nhanh hay chậm tùy thuộc vào điều kiện sống, quan hệ giao tiếp với những người xung quanh Đây là giai đoạn trẻ đang học

Trang 5

nói hay bắt chước người lớn và chính thời điểm này cô giáo sẽ dạy trẻ, uốn nắn trẻ cách nói rõ câu, cách phát âm rõ ràng…

Muốn làm được điều đó người giáo viên phải có ý thức trau dồi ngôn ngữ,

tự học, tự rèn luyện cho mình cách nói rõ ràng, ngắn gọn, chính xác, nói chuyện với trẻ đúng đắn, thân ái, lịch sự

2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.

a) Thực trạng chung:

Năm học 2017 – 2018, bản thân tôi được phân công chủ nhiệm nhóm lớp 3–4 tuổi Trường mầm non Na mèo 2 Với số trẻ là: 16 cháu (Trong đó có 7 cháu trai và

9 cháu gái) Đây là ngôi trường thuộc diện miền núi đặc biệt khó khăn, với điều kiện cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn, phần lớn là sự trong chờ vào đầu tư hỗ trợ của cấp trên Đa số dân cư ở đây là công nhân viên chức nhà nước, một số sống bằng nghề kinh doanh buôn bán nhỏ, số ít là dân tộc thiểu số Trình độ dân trí không đồng đều, cha mẹ các cháu phần nhiều phải lo lắng kiếm sống, trình độ có hạn Một số gia đình là dân tộc thiểu số lại chưa trú trọng đến việc học tập của con

em mình Ngay từ đầu năm học 2017 - 2018, khi nhận các cháu vào lớp tôi cảm nhận được rằng khả năng ngôn ngữ của cháu rất phát triển, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều hạn chế Các cháu nói thường không đủ câu, một số cháu nói bị ngọng và nói lắp, còn một số cháu thì nói chuyện không tự tin trước đông người nên cũng trở nên lầm lì, ít nói, ít giao lưu với cô và bạn bè Chính vì thế trong quá trình thực hiện đề tài này, tôi đã gặp những thuận lợi và khó khăn sau:

* Thuận lợi:

- Được sự phân công của Ban giám hiệu Trường Mầm non Na Mèo 2 tôi trực tiếp nhận phụ trách chính nhóm lớp 3 - 4 tuổi, bản thân tôi luôn nhận được

sự ủng hộ, quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của ban giám hiệu nhà trường

- Có đội ngũ đồng nghiệp nhiệt tình, trình độ chuyên môn đạt chuẩn và đạt nhiều giải trong các cuộc thi giáo viên giỏi, luôn tạo điều kiện để học hỏi lẫn nhau trong công tác

- Bản thân tôi là giáo viên có trình độ ĐHSP Mầm non, nhiệt tình yêu nghề mến trẻ Có khả năng về ngôn ngữ rõ ràng, diễn cảm, có nhiều cố gắng trong quá trình tự học, tự rèn luyện Biết ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy Nắm vững phương pháp dạy của bộ môn, được bồi dưỡng thường xuyên và tham gia học tập các lớp chuyên đề

- Tôi luôn ý thức được tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ, luôn trau dồi kiến thức học hỏi kinh nghiệm đồng nghiệp để làm sao đưa ra phương pháp dạy, giúp trẻ lĩnh hội được kiến thức một cách có hiệu quả nhất

- Các cháu đi học được sắp xếp vào lớp theo đúng độ tuổi của mình Các cháu đều khỏe mạnh nhanh nhẹn, ngoan ngoãn, thích hoạt động vui chơi

- Phụ huynh thường xuyên quan tâm trao đổi về việc học tập của con em với cô giáo

* Khó khăn:

- Trong lớp có 1 số trẻ là con em dân tộc thiểu số vốn từ đã ít lại còn phát

âm không được chuẩn và không phát âm được chọn vẹn câu bằng tiếng việt, còn nói ngọng, nói lắp Trí nhớ của trẻ cũng hạn chế, trẻ chưa biết hết khối lượng các âm, cũng như trật tự các từ trong câu Vì thế trẻ bỏ bớt từ, bớt câu khi nói

Trang 6

- Do trình độ nhận thức không đồng đều, một số trẻ mới lần đầu tiên đến lớp Nên việc hình thành các thói quen, nế nếp rất vất vả, một số cháu nói chưa

rõ, còn nói ngọng Ở nhóm lớp tôi phụ trách 10% số trẻ trong lớp chưa qua nhà trẻ nên trẻ còn nhút nhát, không giao lưu với cô giáo và các bạn, không tích cực tham gia các hoạt động

- Một số phụ huynh bận công việc ít quan tâm chăm lo, trò chuyện với trẻ

và nghe trẻ nói để uốn nắn cho trẻ về ngôn ngữ

- Môi trường cho trẻ hoạt động còn nghèo nàn, đồ dùng để phục vụ cho hoạt động ngôn ngữ còn hạn chế: Chưa có đầy đủ tranh, ảnh, sa bàn, máy chiếu, tivi, đầu đĩa phục vụ cho các hoạt động phát triển ngôn ngữ

- Phòng học đang có nguy cơ xuống cấp và không đủ ảnh hưởng đến việc học của học sinh

- Phần lớn phụ huynh chưa nhận thức được đầy đủ về tầm quan trọng của việc học, họ đang xem nhẹ ngành học mầm non Một số phụ huynh tuy cũng có quan tâm tới việc học của trẻ, song phương pháp dạy trẻ chưa đúng phương pháp vì vậy chưa tạo điều kiện để trẻ phát huy hết khả năng ngôn ngữ của mình

b) Kết quả thực trạng ban đầu qua khảo sát

Đầu năm tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng ban đầu trên trẻ để nắm bắt khả năng phát triển của trẻ từ đó có các phương pháp biện pháp phù hợp

Kết quả khảo sát đầu năm như sau:

T

T

Nội dung

khảo sát

Số trẻ khảo sát

Kết quả khảo sát đầu năm Cháu đạt Không đạt

Số trẻ Đạt

Số trẻ Đạt

Số trẻ Đạt

Số trẻ Đạt

1

1

Trẻ hứng

thú tham

gia hoạt

động phát

triển ngôn

ngữ

2

2

Số trẻ phát

3

3

Số trẻ

không nói

ngọng

4 Số trẻ phát âm trọn câu 16 2 12% 2 12% 5 31% 7 43%

5

5

5

Số trẻ đặt

và trả lời

được câu

hỏi đơn

giản

Trang 7

Từ thực trạng trên, để có phương pháp dạy đúng và tạo hứng thú cho trẻ phát triển ngôn ngữ, tôi đã áp dụng một số biện pháp sau :

2.3 Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:

a) Tìm hiểu đặc điểm, tình hình phát triển nhận thức của trẻ:

Để giúp cho trẻ phát triển ngôn ngữ tốt thì trước hết giáo viên phải nắm vững đặc điểm tâm, sinh lý và hoàn cảnh của trẻ Vào đầu năm học tôi đã tổ chức trò chuyện với phụ huynh và tìm hiểu hoàn cảnh sống của trẻ, tổ chức nhiều cuộc trò chuyện với trẻ để nắm bắt được khả năng ngôn ngữ và khả năng diễn đạt ngôn từ của trẻ

Ví dụ:

- Tôi kể cho trẻ nghe vài câu chuyện ngắn tương đối dễ, sau đó đặt ra các câu hỏi như:

+ Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì?

+ Trong câu chuyện có những ai?

- Hoặc cho trẻ kể về gia đình bé:…

+ Gia đình con có mấy người? Là những ai?

+ Bố con tên là gì? Mẹ con tên là gì? Anh (chị) con tên là gì?

Trong quá trình đó tôi luôn chú ý quan sát đàm thoại với trẻ và tiến hành khảo sát đặc điểm ngôn ngữ của trẻ, từ đó đề ra phương hướng giáo dục cho từng các nhân và cho cả lớp một cách thích hợp

Mặt khác, gia đình là một yếu tố rất quan trọng để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ Từ những lời ru của bà, câu chuyện kể của ông, lời trò chuyện của cha mẹ, anh chị là những bài học hiệu quả nhất để giáo dục trẻ, giúp trẻ phát triển hơn về ngôn ngữ tiếng việt Một số trẻ ở đây có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn thường ít được quan tâm chăm sóc, nên khả năng phát triển ngôn ngữ của các cháu còn gặp nhiều hạn chế…

Từ hoàn cảnh và đặc điểm tình hình nhận thức của trẻ, qua đó tôi có kế hoạch giảng dạy và bồi dưỡng thích hợp cho trẻ

b) Trò chuyện với trẻ :

- Tôi phải tích cực trò chuyện cùng trẻ ở mọi lúc mọi nơi, nhất là trong giờ đón trẻ, trò chuyện sáng Cô đặt ra các câu hỏi và yêu cầu trẻ lời các câu hỏi của

cô rõ ràng, rành mạch

Ví dụ :

+ Sáng nay ai đưa con đi học? (Mẹ con ạ)

+ Mẹ con đưa con đi học bằng phương tiện gì? (Bằng xe máy a)

+ Con tên gì? Bố (mẹ) con tên là gì? Anh (chị) của con tên là gì?

Trang 8

- Cho trẻ được tiếp xúc và hoạt động với các đồ vật, chơi tự do tôi hỏi trẻ:

Ví dụ : Đây là cái gì? Chiếc ô tô này màu gì? Quả bóng này to hay nhỏ…

Hoặc “Đây là cái gì? Dùng để làm gì?

- Từ những hoạt động này cũng giúp trẻ mở rộng vốn từ, tôi thường xuyên sửa phát âm sai cho trẻ, nhắc trẻ trả lời đúng câu, hình thành thói quen tư duy về mọi việc diễn ra xung quanh trẻ một cách tự nhiên nhất

Ví dụ: Trẻ quan sát vườn hoa ở trường rồi cho trẻ kể lại có những loại hoa

gì?

Trang 9

- Những lần sau tôi đã tích cực hóa lời nói của trẻ khi quan sát tôi đưa ra các câu hỏi: Hoa gì màu đỏ có gai ? Hoa gì cánh dài mà có màu vàng?…

Đối với trẻ 3 tuổi biểu tượng của trẻ còn chưa đầy đủ, tôi luôn bổ sung câu trả lời chưa đầy đủ cho trẻ Những lúc trẻ lúng túng tôi đã gợi ý và giúp trẻ trả lời cho chính xác Ngoài ra ở mỗi chủ đề mới tôi đều tập trung khai thác ngôn ngữ, hiểu biết của trẻ qua trò chuyện và đàm thoại về nội dung chính của chủ đề

c) Tổ chức cho cho trẻ chơi theo từng nhóm

Chơi là mọi hoạt động cần thiết cho mọi lứa tuổi nhưng với trẻ thì chính là cuộc sống thực của chúng Vui chơi có tầm quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ

Đặc biệt ở tuổi mẫu giáo nói chung và lứa tuổi 3-4 tuổi nói riêng trò chơi đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo Nó là phương tiện phát triển tư duy là công cụ của hoạt động trí tuệ Với tầm quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển ngôn ngữ của trẻ Song thực tế hiện nay trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non chưa có nhiều trò chơi đặc biệt là trò chơi học tập để phát triển ngôn ngữ còn rất nhiều khó khăn Chính vì vậy tôi đã sử dụng một số trò chơi vận động, trò chơi đóng vai, trò chơi học tập, trò chơi dân gian để tổ chức cho trẻ chơi

Tôi cho trẻ tham gia chơi cùng bạn bè trong lớp theo từng nhóm nhỏ Thông qua hoạt động ở các góc chơi và khi trẻ chơi tự do Đây là cơ hội cho trẻ được trò chuyện với các bạn và phát triển khả năng giao tiếp của trẻ, trẻ sớm học được cách truyền tải, suy nghĩ, cảm giác thành lời khi chơi với đồ chơi

Ví dụ: Tôi cho trẻ chơi ru em Mỗi nhóm ngồi 3 - 5 trẻ, mỗi trẻ ôm 1 con

búp bê, tôi nói trẻ: Ru em à ơi và lắc lư người, từ đó cũng làm cho trẻ gia tăng trí tưởng tượng và nâng cao khả năng giao tiếp với mọi người xung quanh

- Cho trẻ chơi các trò chơi dân gian theo từng nhóm như: Trò chơi “Chi chi chành chành”, “Nu na nu nống”, “ Rồng rắn lên mây” trẻ vừa chơi vừa làm động tác vừa đọc lời của trò chơi

- Trò chơi “ Nu na nu nống” cho một nhóm 4 – 5 trẻ ngồi xúm vòng tròn

và kết hợp đọc lời trò chơi:

“Nu na nu nống

Đánh trống phất cờ

Mở hội thi đua Chân ai sạch sẽ Gót đỏ hồng hào Được vào đánh trống.”

Trang 10

- Tương tự như vậy với các trò chơi khác

Khi trẻ tham gia các trò chơi như vật sẽ giúp trẻ được đọc và làm quen với ngôn từ nhiều hơn, trẻ cũng vui vẽ, thoái mái và tự tin hòa đồng cùng bạn bè hơn Hay trong trò chơi xếp hình, xâu hạt Tôi cũng tổ chức cho từng nhóm trẻ ngồi cùng nhau thường xuyên để trẻ được hoạt động với đồ vật để trẻ phát triển

tư duy ngôn ngữ và trẻ có thói quen sử dụng các trò chơi

Việc sử dụng trò chơi vào để phát triển ngôn ngữ cho trẻ rất có hiệu quả (đặc biệt là lứa tuổi 3 - 4 tuổi) bởi qua trò chơi trẻ được vận dụng, được nói nhiều từ ngữ vì thế đã có tác dụng tích cực đến trẻ về cả 3 mặt: khối lượng ngôn ngữ, khả năng sử dụng chính xác ngôn ngữ, khả năng vận dụng ngôn ngữ

d) Sử dụng tranh ảnh thông qua các hoạt động để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ:

Như chúng ta đã biết tranh ảnh là loại đồ dùng trực quan không thể thiếu được trong giảng dạy Thông qua các loại tranh ảnh mà trẻ sẽ được quan sát, tri giác các sự vật và hiện tượng một cách đầy đủ nhất Vì vậy trong các tiết dạy tôi

đã đưa ra các bức tranh có các nhân vật, sự vật, hiện tượng thể hiện được nội dung chủ đề Tôi hướng dẫn trẻ quan sát một cách chi tiết những nội dung thể hiện trong tranh, trẻ rất hứng thú quan sát và từ đó hình thành kỹ năng cho trẻ Trẻ không chỉ nhắc lời nói của cô giáo mà trẻ thể hiện sự hiểu biết của mình

qua lời nói của trẻ

Ví dụ : Khi đưa bức tranh về đàn gà trong chủ đề “ Động vật” tôi hỏi trẻ:

+ Các con ơi! Bước tranh này vẽ gì?

+ Ai có nhận xét gì về bức tranh đàn gà này?( Gà mẹ thì to, gà con thì nhỏ )

+ Gà mẹ có bộ lông màu gì?

- Những giờ trả trẻ tôi thường đọc sách, truyện có tranh minh họa, trẻ rất thích thú và luôn miệng hỏi về những nhân vật trẻ nhìn thấy trong tranh

Ngày đăng: 08/05/2018, 14:08

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w