1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 25 36 tháng

21 804 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 1,06 MB

Nội dung

Đặc biệt trong chương trình giáo dục Mầm non chúng ta thấy rõ vaitrò của ngôn ngữ đối với việc giáo dục trẻ thơ.Đối với trẻ em ngôn ngữ là công cụ hữu hiệu để trẻ bày tỏ nguyện vọng củam

Trang 1

Ngôn ngữ là phương tiện để giao tiếp, nhờ có ngôn ngữ mà con người có thểhiểu nhau được hơn, có thể trao đổi với nhau những kinh nghiệm quý báu trong

Trang 2

cuộc sống Đặc biệt trong chương trình giáo dục Mầm non chúng ta thấy rõ vaitrò của ngôn ngữ đối với việc giáo dục trẻ thơ.

Đối với trẻ em ngôn ngữ là công cụ hữu hiệu để trẻ bày tỏ nguyện vọng củamình, là điều kiện quan trọng để trẻ tham gia vào các hoạt động hình thành nhâncách trẻ

Ngôn ngữ còn giữ vai trò quan trọng trong việc giáo dục trẻ một cách toàndiện cả về mặt đạo đức, chuẩn mực hành vi văn hóa, giúp trẻ có thể phân biệtđược điều gì tốt, điều gì xấu và cách ứng xử giao tiếp với mọi người xung quanhsao cho phù hợp Đặc biệt ngôn ngữ còn giúp cho giáo viên dễ dàng hơn trongviệc giải thích, nêu gương, thuyết phục trẻ, giáo dục những hành vi đạo đức chotrẻ (1)

Ngôn ngữ là phương tiện để phát triển tư duy, là công cụ hoạt động trí tuệ và

là phương tiện để giáo dục tình cảm thẩm mỹ cho trẻ, giúp trẻ sớm tiếp thunhững giá trị thẩm mĩ trong thơ ca, truyện kể, những tác phẩm nghệ thuật ngôn

từ đầu tiên người lớn có thể đem đến cho trẻ từ những ngày thơ ấu Sự tác độngcủa lời nói nghệ thuật như một phương tiên hữu hiệu giáo giục thẩm mĩ cho trẻ(1).Như vậy ngôn ngữ có vai trò lớn đối với xã hội và đối với con người Vấn đềphát triển ngôn ngữ một cách có hệ thống cho trẻ ngay từ nhỏ là nhiệm vụ vôcùng quan trọng

Đối với trẻ 25 – 36 tháng tuổi việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ càng trở nênđặc biệt quan trọng vì lúc này cơ quan phát âm và tai nghe ngôn ngữ đã pháttriển và hoàn thiện Trẻ đã có khả năng phát âm đúng hầu hết các âm đơn vàthanh điệu, số lượng từ tăng nhanh, hệ thống âm vị dần dần xuất hiện trong các

từ của trẻ (3) Tuy nhiên trong những trường hợp trẻ phát âm sai hoặc chưachính xác, sự chậm chễ về mặt ngôn ngữ có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển củatrẻ, đặc biệt là trẻ nhà trẻ

Là một cô giáo Mầm Non tôi luôn có những suy nghĩ trăn trở làm sao để dạycác con phát âm chuẩn, chính xác đúng Tiếng Việt Vì thế tôi đã dạy các conthông qua các môn học khác nhau và dạy các con ở mọi lúc mọi nơi qua cáchoạt động hàng ngày, từ đó trẻ khám phá hiểu biết về mọi sự vật hiện tượng, vềthế giới xung quanh trẻ, phát triển tư duy Tôi thấy mình cần phải đi sâu tìm hiểu

kỹ vấn đề này để từ đó rút ra nhiệm vụ giáo dục cho phù hợp với yêu cầu phát

triển của lứa tuổi Chính vì vậy nên tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi”

Trang 3

- Trẻ 24 -36 tháng trường Mầm non Hà Ngọc

1.4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp quan sát các hoạt động trong ngày của trẻ

- Phương pháp quan sát các hoạt động dạy và học

- Qua nghiên cứu các tài liệu tham khảo có liên quan đến đề tài

2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1.Cơ sở lí luận

Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt vì nó ra đời và tồn tại cùng với

sự hình thành và phát triển của xã hội loài người, ngôn ngữ dùng để phục vụ,mọi thành viên trong xã hội từ việc học tập, lao động đến việc vui chơi giải trí

Có thể nói rằng trong bất kì lình vực hoạt động nào của con người cũng cần đếnngôn ngữ Ngôn ngữ giúp cho người trao đổi tư tưởng tình cảm, bộc lộ nhữngcảm xúc và xác lập những mối quan hệ giữa thành viên này với thành viên kháctrong xã hội.Ngôn ngữ có thể nói là một thứ công cụ để tổ chức xã hội, để duytrì mối quan hệ giữa người với người trong xã hội Quá trình phát triển ngôn ngữ

là quá trình cung cấp từ ngữ cho trẻ, góp phần là phong phú ngôn ngữ đẩy mạnhquá trình phát triển trí tuệ và tình cảm đạo đức cho trẻ, Có thể nói rằng rènluyện và phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non là góp phần tích cực vào việctrang bị cho thế hệ mầm non một phương tiện mạnh mẽ để tiếp thu kinh nghiệmquý báu của thế hệ cha anh, đồng thời tạo điều kiện cho các cháu lĩnh hội cáckiến thức, những hiểu biết mới lạ về thế giới xung quanh

Ngôn ngữ giữ vai trò quan trọng như vậy trong cuộc sống, nhưng là thế nào

để ngôn ngữ phát triển và muốn có ngôn ngữ phát triển thì chúng ta không thểnói đến việc phát triển vốn từ cho trẻ Từ là đơn vị có sẵn và cơ bản của ngônngữ, là vật liệu chủ yếu tạo nên câu, xây dựng lời nói Trong cuộc sống không

có vốn từ thì không có ngôn ngữ hoặc vốn từ chậm phát triển thì ngôn ngữ cũngchậm phát triển và ngược lại Vốn từ phát triển phong phú thì ngôn ngữ cũngphát triển phong phú Khi con người biết sử dụng nhiều loại từ một cách chặtchẽ thì họ sẽ có một cách giao tiếp vững vàng tự tin trong bất kỳ lĩnh vực nàocủa xã hội

Để có vốn từ phát triển trước tiên ta phải bắt đầu phát triển ngôn ngữ cho rẻngay từ lứa tuổi mầm non vì ở lứa tuổi này phát triển vốn từ là giúp trẻ nắmđược nhiều từ, hiểu được ý nghĩa của từ, biết sử dụng từ trong giao tiếp Pháttriển từ cho trẻ là quá trình hình thành giúp trẻ làm quen với các từ mới, củng cốvốn từ làm cho vốn từ phong phú tích cực hóa ngôn ngữ cho trẻ.Quá trình nàyliên quan chặt chẽ với giai đoạn nhận thức tiếp theo của trẻ để hình thành cácbiểu tượng về thế giới xung quanh

Thực tế trong những năm tôi giảng dạy Đặc biệt là năm học 2016 -2017được phân công chủ nhiệm nhóm trẻ 25 -36 tháng tuổi Hàng ngày bên trẻ tôiđược quan sát hoạt động giao tiếp giữa trẻ với trẻ, giữa trẻ với những ngườixung quanh, tôi nhận thấy khả năng giao tiếp của trẻ rất hạn chế, trẻ chưa mạnhdạn, tự tin khi sử dụng ngôn ngữ giao tiếp với những người xung quanh Cơquan phát âm của trẻ chưa hoàn chỉnh, vốn từ của trẻ còn rất nghèo nàn Cách

Trang 4

phát âm của trẻ chưa chuẩn, trẻ nói ngọng nhiều, nói một cách tự do, ngừng nghỉkhông đúng lúc, khi nói thường hay ngắt quãng thở hổn hển Giáo viên chưa chú

ý nhiều đến việc tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ, các tài liệutham khảo hướng dẫn các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ trong trường.Tôi tự tìm tòi biện pháp đúc rút kinh nghiệm từ thực tế dạy trẻ ở các nội dung và

chọn đề tài: “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi”

2.2 Thực trạng của vấn đề.

Năm học 2016-2017 tôi được nhà trường phân công phụ trách nhóm trẻ 24 –

36 tháng tuổi Gồm 28 cháu ( trong đó có: 13 nam và 15 nữ)

* Thực trạng chung

Trường mầm non Hà Ngọc được sự quan tâm của phòng Giáo dục Huyện,

của UBND xã, đặc biệt là sự ủng hộ của các bậc phụ huynh Trường mầm non

Hà Ngọc không ngừng bổ xung, mua sắm trang thiết bị phục vụ cho học tập vàvui chơi của trẻ thuận lợi hơn Cơ sở trang thiết bị tương đối đầy đủ và có đồchơi ngoài trời đây cũng là điều kiện tốt cho việc dạy học đạt kết quả cao hơn Nhà trường có 8 nhóm lớp với 1 khu trung tâm có khuân viên vườn trườngrộng và thoáng mát thuận lợi về nguồn nước, điện sinh hoạt đầy đủ, có cảnhquan đẹp, các phòng nhóm được trang bị giá góc, đồ dùng, đồ chơi cho cácnhóm lớp hoạt động

Điều kiện trang thiết bị của lớp đầy đủ, phòng học rộng rãi thoáng mát tiệncho việc sắp xếp tạo môi trường hoạt động cho trẻ

Tuy nhiên điều kiện cơ sở vật chất được nâng lên xong vẫn chưa đáp ứng nhucầu như xây dựng khuôn viên, hệ thống nước thải, rác thải chưa phù hợp, đồdùng đồ chơi có nhưng chưa đồng bộ, việc tạo môi trường hoạt động cho trẻ khókhăn đặc biệt là môi trường bên ngoài Dân cư chủ yếu làm nghề nông trình độdân trí của các bậc phụ huynh chưa đồng đều

* Thực trạng đối với trẻ

Đa số các cháu đều khỏe mạnh nhanh nhẹn, phân chia theo đúng độ tuổiThời gian vào đầu năm học, số cháu ở lớp tôi đi học không đều nhất là nhữngngày mưa gió Phần lớn các cháu đang sống trong môi trường cưng chiều củagia đình Do đó trẻ hoàn toàn chưa quen nề nếp, thói quen của hoạt động tập thể,chưa mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp

Khả năng giao tiếp ngôn ngữ của trẻ còn hạn chế trẻ nói ngọng nói trốngkhông, nói chậm, nói chưa đủ ý nghĩa của câu Trẻ nói phát âm sai do ảnh hưởngngôn ngữ của người lớn xung quanh, tiếng địa phương

Đa số phụ huynh đều bận công việc hoặc có những lý do khách quan nào đó

ít có thời gian trò chuyện với trẻ và nghe trẻ nói Trẻ được đáp ứng đầy đủ vềnhu cầu mà trẻ cần Ví dụ: trẻ chỉ cần chỉ, cần nhìn vào những gì mình thích thìđược đáp ứng ngay mà không cần phải dùng lời để yêu cầu hoặc xin Đây cũng

là một trong những nguyên nhân của việc vốn từ của trẻ rất nghèo nàn

* Đối với giáo viên

Bản thân là một giáo viên có trình độ trên chuẩn vềchuyên môn, nhiệt tình

Trang 5

yêu nghề mến trẻ Luôn được sự ủng hộ nhiệt tình của các bậc phụ huynh họcsinh và nhà trường tin tưởng giao cho phụ trách nhóm lớp 24 – 36 tháng tuổi,trong quá trình giảng dậy tôi được học hỏi và đúc rút được nhiều kinh nghiệm,thường xuyên tham gia sinh hoạt chuyên môn, được ban giám hiệu nhà trường

dự giờ góp ý nên bản thân tôi được trau dồi kiến thức, kinh nghiệm trong các tiếtdạy, trong các hoạt động, đặc biệt là tham gia các chuyên đề

Trong quá trình đứng lớp, tôi luôn ghi chép những biểu hiện của trẻ để đúcrút những kinh nghiệm nuôi dạy trẻ, luôn cố gắng tham khảo các tài liệu, tạpsan, khiêm tốn học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp của giáo viên trong trường,

và của trường bạn

Mặc dù như vậy nhưng đôi lúc tôi vẫn chưa có sự đầu tư để tìm tòi đổi mớiphương pháp đưa vào giờ dạy và chưa thường xuyên ứng dụng công nghệ thôngtin vào giờ dạy Chưa chú trọng đến việc sử dụng đồ dùng dạy học bằng vật thật

để đưa vào tiết học dẫn đến tiết học có hiệu quả chưa cao

Từ thực trạng trên để nâng cao chất lượng phát triển lời nói cho trẻ Tôi đãmạnh dạn cải tiến nội dung, phương pháp giúp trẻ đạt hiệu quả cao hơn

Trước khi thực hiện đề tài, tôi đã làm một số khảo sát đối với trẻ Qua khảo sát tôi có thể nắm rõ những mặt ưu điểm và hạn chế của trẻ Bên cạnh đó khảo sát trẻ trên lớp khiến tôi và học sinh của mình có thể hiểu nhau hơn.

KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM (trên 28 cháu)

Chưa đạt

Giải pháp 2 : Phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi

Giải pháp 3: Tạo môi trường phong phú cho trẻ hoạt động

Giải pháp4: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua việc sử dụng đồ dùng trực quan.

Giải pháp 5: Ứng dụng công nghệ thông tin vào phát triển ngôn ngữ cho trẻ Giải pháp 6: Phối hợp với phụ huynh trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ

* Các giải pháp tổ chức thực hiện:

Trẻ ở lứa tuổi 24/36 tháng tuổi còn nhỏ rất hiếu động, thích tìm tòi, khám phá

mọi thứ xung quanh.Trẻ thường có những thắc mắc trước những đồ vật.hiệntượng mà trẻ nhìn thấy, nghe thấy, trẻ thường đặt ra rất nhiều câu hỏi như: Aiđây? Cái gì đây? Con gì đây? … Để giải đáp được những thắc mắc hàng ngày

Trang 6

người lớn cần trả lời những câu hỏi của trẻ rõ ràng, ngắn gọn đồng thời cần cungcấp cho trẻ thêm hiểu biết về thế giới xung quanh bằng ngôn ngữ giao tiếp mạchlạc Chính vì vậy mà mỗi giáo viên chăm sóc giáo dục trẻ cần trú trọng đến việcphát triển ngôn ngữ cho trẻ, đó là nhịêm vụ quan trọng hàng đầu Bởi ngôn ngữ

là phương tiện để trẻ giao tiếp và tiếp thu kiến thức về thế giới xung quanh được

âm, vốn từ, lời nói,cách diễn đạt

Một là: Đặc điểm phát âm: Trẻ đã phát âm đượccác âm khác nhau.

Phát âm được các âm của lời nói nhưng vẫn còn ê a Trẻ hay phát âm sai ởnhững từ khó, những từ có 2/ 3 âm tiết như: Lựu/ lịu, hươu/ hiu, hoa sen /hoa xem, thuyền buồm/ thiền bồm…

Hai là: Đặc điểm vốn từ: Vốn từ của trẻ còn rất ít Danh từ và động

từ ở trẻ chiếm ưu thế (2)

Trẻ đã sử dụng chính xác các từ chỉ đồ vật con vật, hành động tronggiao tiếp quen thuộc hàng ngày Những các từ chỉ khái niệm tương đốinhư: Hôm qua, hôm nay, ngày mai……trẻ sử dụng chưa chính xác Một sốtrẻ đã biết sử dụng các từ chỉ màu sắc như: màu xanh, màu đỏ ,màuvàng… Đã biết sử dụng các từ thể hiện sự lễ phép với người lớn tronggiao tiếp như: Cảm ơn cô, vâng ,dạ…

Ba là: Sắp xếp cấu trúc lời nói: Cách diễn đạt nội dung, sự liên kết các

câu nói lại với nhau tạo thành chuỗi lời nói nhằm diễn tả trọn vẹn một ý, mộtnội dung ngắn gọn nào đó để giúp người nghe hiểu được, đối với một số trẻ làđơn giản- Nhưng đối với một số trẻ khác nhỏ tháng hơn lại là rất khó

Nếu yêu cầu trẻ kể lại một câu chuyện hay tả lại một sự kiện, hiệntượng xảy ra đối với trẻ thì trẻ găp khó khăn Cần phải tập luyện dần dần

Bốn là: Diễn đạt nội dung nói: Cách diễn đạt nội dung của trẻ ở lứa

tuổi này còn ê a, ậm ừ Đôi khi chưa diễn đạt được ý muốn của mình bằngnhững câu đơn giản Trẻ còn rụt rè, chưa mạnh dạn tự tin trong giao tiếp

Năm là: Đặc điểm ngữ pháp: Trẻ nói được 1 số câu đơn giản, biết thể

hiện nhu cầu mong muốn và hiểu biết của mình bằng 1 hay 2 câu VD: Cô

ơi ! Con uống nước, con ăn kẹo… Trẻ đọc được các bài thơ, hát được các bài hát

có 3 đến 5 câu ngắn Trẻ có thể kể lại 1 đoạn truyện được nghe nhiều lần, có sựgợi ý Tuy nhiên, đôi khi sự sắp xếp các từ trong câu còn chưa hợp lý

Trẻ thường sử dụng câu cụt.VD: Nước, uống nước, Trong 1 số trườnghợp trẻ dùng từ trong câu còn chưa chính xác, chủ yếu trẻ sử dụng câu đơn

mở rộng Để diển tả một ý, một nội dung ngắn ngọn nào đó thì việc sắp

Trang 7

xếp cấu trúc lời nói là đơn giản đối với một số trẻ, nhưng khó khăn với một

số trẻ còn ít tháng Nhưng yêu cầu kể lại truyện hay những hiện tượng, sựkiện xảy ra trong đời sống thì trẻ gặp khó khăn Chính vì vậy mà giáo viênphải rèn cho trẻ dần dần chứ không phải là việc làm có thể khắc phục ngayđược Khi đã hiểu sâu và rõ về tâm sinh lý của từng trẻ tôi có những giảipháp riêng phát triển ngôn ngữ cho từng trẻ được tốt hơn

Giải pháp 2 : Phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi.

Để giúp trẻ nói được tốt hơn tôi dùng các hình thức trò chuyện với trẻtrong tất cả các hoạt động từ đón trẻ đến lúc trả trẻ Chẳng hạn khi đón trẻ tôicùng trò chuyện: Hôm nay ai đưa con đi học?, Con đến trường bằng xe gì?.Qua đó trẻ sẽ biểu lộ được những suy nghĩ của mình bằng ngôn ngữ đơn giản,nói được câu nhiều từ hơn Chính xác hơn, giúp trẻ nhút nhát mạnh dạn hơn tựnói lên những suy nghĩ của mình

Xây dựng mối quan hệ giữa trẻ với trẻ, trẻ biết quan tâm đến nhau như khimột trẻ vắng không đi học thì trẻ khác sẽ hỏi, ví dụ như: Bạn Linh đâu? Cô sẽtrả lời : Hôm nay bạn Linh bị ốm không đi học được Hay khi trẻ chơi, cô quansát trẻ chơi và dạy trẻ biết nhường nhịn đồ dùng, đồ chơi, không tranh đồ chơicủa bạn…Hay khi trẻ có những hành vi sai như đánh bạn, cô sẽ giải thích cho trẻđánh bạn là sai, là không tốt, con hãy xin lỗi bạn đi …

Như vậy trẻ sẽ có những hành vi, thái độ đúng để từ đó trẻ sẽ nói được những từngữ biểu lộ tình cảm tốt đẹp, trẻ biết nói lời hay làm việc tốt

* Giờ đón trẻ, trả trẻ

Giờ đón trẻ, trả trẻ là lúc cần tạo không khí vui vẻ, lôi cuốn trẻ tới trường,tới lớp cô phải thật gần gũi, tích cực trò chuyện với trẻ.Vì trò chuyện với trẻ làhình thức đơn giản nhất để cung cấp vốn từ cho trẻ và phát triển ngôn ngữ , đặcbiệt là ngôn ngữ mạch lạc Bởi qua cách trò chuyện với trẻ cô mới có thể cungcấp, mở rộng vốn từ cho trẻ VD: Cô trò chuyện với trẻ về gia đình của trẻ: +Buổi sáng ai đưa con đến lớp? + Bố con đưa đi bằng phương tiện gì?

- Như vậy khi trò chuyện với cô trẻ tự tin vào vốn từ của mình, ngôn ngữcủa trẻ nhờ đó mà được mở rộng và phát triển hơn

Trang 8

- Ngoài ra trong giờ đón trẻ , trả trẻ tôi luôn nhắc trẻ biết chào ông, bà , bố, mẹ như vậy kích thích trẻ trả lời câu trọn vẹn bên cạnh đó giáo dục trẻ có thóiquen lễ phép , biết vâng lời.

* Giáo dục ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động góc:

Trong một giờ hoạt động chung trẻ không thể phát triển ngôn ngữ một cách toàndiện được mà phải thông qua các hoạt động khác trong đó có hoạt động góc.Đây có thể coi là một hình thức quan trọng nhất , bởi giờ chơi có tác dụng rấtlớn trong việc phát triển vốn từ, đặc biệt là tích cực hoá vốn từ cho trẻ.Thời gianchơi của trẻ chiếm nhiều nhất trong thời gian trẻ ở nhà trẻ, là thời gian trẻ đượcchơi thoải mái nhất Trong qúa trình trẻ chơi sử dụng các loại từ khác nhau, cóđiều kiện học và sử dụng các từ có nội dung khác nhau

VD1: Trò chơi trong góc” Thao tác vai” trẻ được chơi với em búp bê và khi

trẻ chơi sẽ giao tiếp với các bạn bằng ngôn ngữ hàng ngày

Qua giờ chơi cô không những dạy trẻ kỹ năng sống mà còn dạy trẻ nghe, hiểugiao tiếp cùng nhau và trao cho nhau những tình cảm yêu thương , gắn bó củacon người

* Giáo dục ngôn ngữ thông qua hoạt động ngoài trời:

Hàng ngày đi dạo chơi quanh sân trường tôi thường xuyên đặt câu hỏi để trẻđược gọi tên các đồ chơi quanh sân trường như : Đu quay, cầu trượt , bậpbênh….Ngoài ra tôi còn giới thiệu cho trẻ biết cây xanh, cây hoa ở vườn trường

và hỏi trẻ:

+ Cây hoa này có màu gì? ( Trẻ trả lời màu đỏ) + Thân cây này có tokhông? ( Có ạ) + Cây vú sữa này rất cao và có lá màu gì? ( Màu xanh ạ)

+ Cây vú sữa có tác dụng gì với con người?

Cây vú sữa cho chúng ta quả ăn rất tốt, cho chúng ta bóng mát và nếutrồng lâu năm nó còn cho chúng ta lấy gỗ nữa đấy

* Giáo dục: Các con nhớ cây xanh rất tốt cho sức khoẻ của con người cáccon không được hái hoa, bẻ cành mà phải tưới cây để cây mau lớn nhé!( Vâng ạ)

Trang 9

- Qua những câu hỏi cô đặt ra sẽ giúp trẻ tích luỹ được những vốn từ mớingoài ra còn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ chính xác, mạch lạc , rõ ràng hơn.

- Ở lứa tuổi này trẻ nhiều khi hay hỏi và trả lời trống không hoặc nói nhữngcâu không có nghĩa Vì vậy bản thân tôi luôn chú ý lắng nghe và nhắc nhở trẻ,nói mẫu cho trẻ nghe và yêu cầu trẻ nhắc lại

* Thông qua các giờ học khác:

+ Thông qua giờ nhận biết:

Đây là môn học quan trọng nhất đối với sự phát triển ngôn ngữ và cungcấp vốn từ vựng cho trẻ

Trẻ ở lứa tuổi 24-36 tháng đang bắt đầu học nói, bộ máy phát âm chưahoàn chỉnh, vì vậy trẻ thường nói không đủ từ, nói ngọng, nói lắp Cho nên trongtiết dạy cô phải chuẩn bị đồ dùng trực quan đẹp, hấp dẫn để gây hứng thú chotrẻ Bên cạnh đó cô phải chuẩn bị một hệ thống câu hỏi rõ ràng ngắn gọn trongkhi trẻ trả lời cô hướng dẫn trẻ nói đúng từ, đủ câu không nói cộc lốc

VD1: Trong bài nhận biết ” Con cá” cô muốn cung cấp từ “ đuôi cá ” cho

trẻ cô phải chuẩn bị một con cá thật và một con cá giả ( được làm bằng bìa) đểcho trẻ quan sát Trẻ sẽ sử dụng các giác quan như: sờ, nhìn nhằm phát huytính tích cực của tư duy, rèn khả năng ghi nhớ có chủ đích (3)

- Để giúp trẻ hứng thú tập trung vào đối tượng quan sát cô cần đưa ra hệthống câu hỏi: + Đây là con gì? ( “Con cá ạ”) + Các con nhìn xem cá muốn bơiđược là nhờ cái gì mà đang quẫy quẫy đây? ( Cái đuôi ạ) + Các con ơi, cá đangnhìn chúng mình đấy thế mắt cá nằm ở đâu nhỉ? (Nằm ở trên đầu con cá)

Trang 10

- Trong khi trẻ trả lời cô phải chú ý đến câu trả lời của trẻ Trẻ phải nóiđược cả câu theo yêu cầu câu hỏi của cô Nếu trẻ nói cộc lốc , thiếu từ cô phảisửa ngay cho trẻ

- Như vậy tôi đặt hệ thống câu hỏi từ tổng thể đến chi tiết để trẻ trả lờinhằm kích thích trẻ phát triển tư duy và ngôn ngữ cho trẻ, qua đó lồng liên hệthực tế giáo dục trẻ về an toàn giao thông khi đi trên đường

+ Thông qua giờ thơ, truyện:

Trên tiết học khi cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học là phát triển ngônngữ nói cho trẻ và còn hình thành phát triển ở trẻ kỹ năng nói mạch lạc màmuốn làm được như vậy trẻ phải có vốn từ phong phú hay nói cách khác là trẻcũng được học thêm được các từ mới qua giờ học thơ, truyện

Để giờ thơ, truyện đạt kết quả cao cũng như hình thành ngôn ngữ cho trẻ thì

đồ dùng phục vụ cho tiết học phải đảm bảo :

+ Đồ dùng phải đẹp, màu sắc phù hợp đảm bảo tính an toàn và vệ sinhcho trẻ

+ Nếu là tranh vẽ phải đẹp, phù hợp với câu truyện, phía dưới phải có chữ

to giúp cho việc phát triển vốn từ của trẻ được thuận lợi

+ Bản thân giáo viên phải thuộc truyện, ngôn ngữ của cô phải trong sáng,giọng đọc phải diễn cảm, thể hiện đúng ngữ điệu của các nhân vật

Hình ảnh

VD1: Trẻ nghe câu truyện “ Đôi bạn nhỏ”(4) Tôi cung cấp vốn từ cho

trẻ đó là từ “ Bới đất” Cô có thể cho trẻ xem tranh mô hình một chú gà đang lấychân để bới đất tìm giun và giải thích cho trẻ hiểu từ “ Bới đất” (Các con ạ , bảnnăng của những chú gà là mỗi khi đi kiếm ăn các chú phải lấy chân để bới đất,đào đất lên để tìm thức ăn cho mình , khi kiếm được thức ăn chú gà sẽ lấy mỏ để

ăn đấy) Sau khi giải thích tôi cũng chuẩn bị một hệ thống câu hỏi giúp trẻ nhớđược nội dung truyện và từ vừa học:

+ Hai bạn Gà và Vịt trong câu truyện cô kể rủ nhau đi đâu?( Đi kiếm ăn ạ) + Vịt kiếm ăn ở đâu? ( Dưới ao ) + Thế còn bạn Gà kiếm ăn ở đâu? ( Trên bãicỏ) + Bạn Gà kiếm ăn như thế nào? ( Bới đất tìm giun )

+ Khi hai bạn đang kiếm ăn thì con gì xuất hiện đuổi bắt Gà con? ( Con Cáo)

Ngày đăng: 09/08/2017, 16:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w