Để việc đầu tư xây dựng trường lớp mới theo hướng tập trung nhưng để phù hợp với người sử dụng đặc thù là trẻ MN và việc tăng cường đồ dùng trang thiết bị, đồ chơi cho xứng tầm với các t
Trang 1MỤC LỤC
Bìa
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sang kiến kinh nghiệm 7 2.3 Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng
để giải quyết vấn đề
8
2.4 Hiệu quả của các sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động
giáo dục với bản thân đồng nghiệp và nhà trường
8
Trang 21 Mở đầu
1.1 Lý do chọn đề tài:
Bước vào thế kỷ 21, Việt Nam trên con đường phát triển hội nhập vào thế giới, cả nước đang tích cực phấn đấu cho tương lai tươi sáng và vững chắc Do
đó việc quan tâm và đầu tư cho giáo dục là quốc sách hàng đầu Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục mầm non có vị trí quan trọng, là khâu đầu tiên đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ và chuẩn bị những tiền đề cần thiết cho trẻ vào lớp 1 Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của các bậc học khác, bậc học mầm non là một bậc học đã có nhiều đóng góp to lớn, thực sự có trách nhiệm trong việc giáo dục thế hệ trẻ mai sau Thấy rõ tầm quan trọng đó, những năm gần đây Bộ Giáo Dục luôn chú trọng việc nâng cao chất lượng giáo dục và coi chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu trong xã hội
Nhiệm vụ của trường mầm non là: " Tiếp nhận, chăm sóc và giáo dục trẻ
từ 0-5 tuổi" Các bé khi đến trường còn chưa biết đi, chưa biết nói, mọi sinh hoạt
ban đầu hoàn toàn nhờ vào cô giáo Nhiều phụ huynh khi đưa con đến trường còn vô cùng lo lắng, không biết các cô giáo mầm non có chăm sóc con mình được chu đáo được hay không Đặc biệt là với các cháu bị suy dinh dưỡng, các
bé biếng ăn các bậc cha mẹ không tránh khỏi những băn khoăn trăn trở, đang giờ làm việc cũng tranh thủ đến xem con có khóc không, ăn có được nhiều không? Những trăn trở của họ - chúng tôi, những cô giáo mầm non đều thấu hiểu và thông cảm
Như chúng ta đã biết hiện nay sự phát triển của xã hội ngày càng cao, nhu cầu đòi hỏi của các bậc phụ huynh cũng tăng lên; đặc biệt là phụ huynh của các cháu ở lứa tuổi nhà trẻ và mẫu giáo lại càng có nhu cầu cao hơn, phụ huynh muốn đưa trẻ đi học họ phải chọn trường, chọn lớp và chọn cô giáo Một trong những nhu cầu đầu tiên đó là trường Nói đến trường có nghĩa là nói đến cơ sở vật chất của nhà trường có đảm bảo môi trường, phương tiên, thiết bị và an toàn cho trẻ được chăm sóc, nuôi dưỡng, học tập, vui chơi hay không Đứng ở góc độ nhận thức là như thế; Tuy nhiên, thực tiễn trong những năm qua cũng như hiện nay, cơ sở vật chất Trường Mầm non Sơn Điện 1vẫn còn nhiều khó khăn, chưa đáp ứng được các nhu cầu của nhân dân, phụ huynh nêu trên
Từ năm 2010 trường Mầm Non Sơn Điện 1 được chia tách từ Trường Mầm Non Sơn Điện Xã Sơn Điện ra làm 2 trường Các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là ngành Giáo dục và các bậc phụ huynh học sinh rất phấn khởi vì được sự quan tâm của Đảng, chính quyền các cấp đã có những chủ trương, chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho giáo dục MN phát triển
Các trường MN đã được quan tâm đầu tư xây dựng kiên cố hoá trường học theo hướng đạt chuẩn và hiện đại
Song trước đây do nhận thức của nhân dân và điều kiện kinh tế xã hội của các địa phương nói chung và của xã Sơn Điện nói riêng, việc cắt đất đầu tư xây dựng các trường MN rất khó khăn hạn chế về mặt bằng, chủ yếu theo địa bàn bản, mỗi bản xây dựng một trường MN rất nhỏ lẻ và manh mún Nên việc đầu tư các trang thiết bị cho các khu lớp cũng rất nghèo nàn và hạn chế
Trang 3Để việc đầu tư xây dựng trường lớp mới theo hướng tập trung nhưng để phù hợp với người sử dụng đặc thù là trẻ MN và việc tăng cường đồ dùng trang thiết bị,
đồ chơi cho xứng tầm với các trường MN của vùng đặc biệt khó khăn cũng là một vấn đề cho các cấp lãnh đạo và các nhà quản lý giáo dục
Đứng trước những trăn trở đó, tôi đã mạnh dạn quyết định chọn đề tài: “Biện pháp tham mưu Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, đồ dùng, đồ chơi ở trường mầm non Sơn Điện 1” để làm đề tài nghiên cứu khoa học của mình
1.2 Mục đích nghiên cứu.
Nhằm đưa ra một số biện phát góp phần xây dựng cơ sở vật chất trang thiết
bị, đồ dung đồ chơi ở trường Mầm Non, giúp các nhà quản lý có các giải pháp
để xây dựng cơ sở vất chất thuận lợi và hướng tới trường chuẩn quốc gia trong những năm tiếp theo
1.3 Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng; Cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dung đồ chơi Trường Mầm Non
Sơn Điện 1
1.4 Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp điều tra khảo sát
Phương pháp thực nghiệm
Phương pháp hội thảo
1.5 Những điểm mới của SKKN
Phương pháp nghiên cứu lý luận
Trong những năm qua được các cấp lãnh đạo, chính quyền Đảng, Nhà nước quan tâm, đầu tư bằng nhiều nguồn vốn đầu tư, mạng lưới trường lớp giáo dục mầm non trên địa bàn đã có bước tiến đáng kể trong việc đầu tư, nâng cấp, cải tạo xây dựng mới, đáp ứng một phần nhu cầu chăm sóc giáo dục và học tập của trẻ, chính vì vậy giáo dục mầm non đã có những chuyển biến tích cực và đúng hướng, chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở tất cả các trường được từng bước nâng lên
Tuy nhiên, so với yêu cầu của ngành học, mạng lưới trường lớp và cơ sở vật chất trường học của giáo dục mầm non còn nhiều khó khăn, hầu hết các phòng học, phòng chức năng còn thiếu và không đúng tiêu chuẩn, hơn nữa do tác động của nhiều nhân tố nên nhu cầu gửi trẻ của nhân dân trong thời gian tới
sẽ không ngừng tăng lên, nhu cầu mạng lưới trường lớp phải tiếp tục đầu tư mở rộng Làm thế nào để giáo dục mầm non ngày càng phát triển, thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc giáo dục toàn diện cho trẻ dưới 6 tuổi, đồng thời đảm bảo sự phát triển cân đối và toàn diện giữa các cấp học, ngành học trên địa bàn huyện Đây là vấn đề hết sức quan trọng trong giai đoạn hiện nay
Biện pháp1: Nghiên cứu các tài liệu về xây dựng CSVC và trang thiết bị
ở bậc học mầm non.
Đây là giải pháp đầu tiên và vô cùng quan trọng đối với người quản lý.
Người quản lý phải nắm chắc được nội dung những yêu cầu cụ thể, các điều kiện về CSVC, trang thiết bị của Trường mầm non thì mới xây dựng đúng kế hoạch về CSVC, trang thiết bị và làm tốt các vấn đề khác
Do đó tôi đã nghiên cứu Điều lệ Trường Mầm non các chương trình Giáo dục mầm non ( Chương trình đổi mới hình thức, Chương trình Giáo dục mầm
Trang 4non mới, Chương trình chỉnh lý nhà trẻ…) Tiêu chuẩn Trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia theo QĐ 36/2008/QĐ - BGD&ĐT Quyết định về danh mục thiết bị mầm non tối thiểu phục vụ chương trình thí điểm đổi mới
Từ những căn cứ các tài liệu bản thân tôi rút ra những vấn đề cần thiết cho CSVC, trang thiết bị để thực hiện các hoạt động của Trường mầm non theo yêu cầu đổi mới và đi vào xây dựng kế hoạch cụ thể
Trường lớp CSVC khang trang sạch đẹp với đầy đủ các phương tiện thiết bị phục vụ cho học tập và vui chơi là ước mơ của tất cả các bậc phụ huynh khi họ gửi gắm con em tới trường.Để làm tốt công tác xây dựng CSVC nhà trường thì việc làm trước tiên của người quản lý là phải làm tốt công tác tham mưu với các cấp các ngành hiểu thêm về nhiệm vụ, chức năng của ngành học, của công tác CSGD trẻ từ 0-5 tuổi
Biện pháp2: Xây dựng kế hoạch xây dựng CSVC và trang thiết bị phù hợp với thực tế của trường.
Đây là giải pháp đầu năm học đồng thời nó cũng xuyên suốt trong quá trình hoạt động, không chỉ một tháng, một năm mà sau 5 năm, mười năm và hướng cho cả tương lai của nhà trường Là người Hiệu trưởng của một trường học phải có cái nhìn bao quát tổng thể và có tầm nhìn chiến lược - Xây dựng đề
án phát triển của nhà trường giai đoạn 2015 - 2020 cụ thể, rõ ràng, chính xác trình Đảng ủy - HĐND - UBND xã
- Làm kế hoạch phát triển từng năm học chính xác số liệu và lập kế hoạch xây dựng CSVC và mua sắm trang thiết bị qua hàng năm
- Hàng năm phải xây dựng kế hoạch qua thực tế số trẻ trong độ tuổi đến trường, dự kiến bao nhiêu nhóm lớp, mỗi phòng học bao nhiêu cháu Nguồn thu bao nhiêu và làm những việc gì trước việc gì sau
- Có kế hoạch xây dựng tổng thể CSVC, trang thiết bị:
+ Quy hoạch về diện tích đất đai, địa điểm xây dựng, thời gian hoàn thành việc xây dựng và mua sắm trang thiết bị
+ Quy hoạch về tổng số các phòng: số phòng học, số phòng chức năng, công trình vệ sinh…phù hợp với số trẻ trong xã đến Trường mầm non theo Quy định Điều lệ Trường mầm non.Có kế hoạch quy hoạch sân trường: Sân tập thể dục, sân chơi an toàn giao thông, vườn cổ tích, hòn non bộ, khu vườn thiên nhiên của bé…Tất cả các vấn đề trên hiệu trưởng phải có kế hoạch cụ thể rõ ràng và phải thực sự đảm bảo nguyên tắc sử dụng lâu dài, không lạc hậu Kế hoạch này tuyệt đối không được mang tính chất tạm bợ mà phải có ý tưởng, có
kế hoạch cho tương lai và nó phù hợp với đặc điểm Trường Mầm non Bên cạnh
kế hoạch xây dựng mới thì vấn đề mua sắm trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi góp phần không nhỏ đảm bảo tốt các hoạt động ở Trường Mầm non Vậy bản thân tôi phải nghiên cứu xem mua những cái gì trước, cái gì sau?
Khi có kế hoạch mua sắm đồ dùng trang thiết bị, điều đầu tiên phải quan tâm đó là chất lượng( phải đảm bảo an toàn cho trẻ, đẹp, bền, có giá trị sử dụng lâu dài) đồ dùng phải đảm bảo chất lượng còn về số lượng chưa có điều kiện thì
bổ sung dần trong năm hoặc năm tiếp theo Tuyệt đối không được xem số lượng trên chất lượng mà chất lượng bao giờ cũng được đặt lên hang đầu Trường có
kế hoạch mua sắm đồ dụng phục vụ cho công tác chăm sóc nuôi dưỡng, CSGD,
Trang 5cho hoạt động vui chơi của trẻ như: Nhà lâu đài, Máy bay, Cầu trượt, Thang leo Cổng thể dục Bàn ghế, các loại Giá góc, tủ tài liệu, loa đài…v v.Các đồ dùng trang thiết bị tương đối đầy đủ đảm bảo cho các hoạt động CSGD trẻ Đồ dùng trang thiết bị được lựa chọn phù hợp bậc học mầm non đồng thời đảm bảo tính
an toàn, đẹp và bền
Biện pháp 3: Làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục MN.
Như Bác Hồ đã nói: “ Dễ trăm lần không dân cũng chịu
Khó vạn lần dân liệu cũng xong”
Vậy xuất phát từ đâu mà công việc càng khó và khó mấy mà có toàn thể nhân dân cùng lo lắng, cùng chung sức thì công việc cũng trôi cháy và hoàn thành? Đó chính là sự “Đồng tâm, đồng lòng” là sự tin tưởng vào chính quyền địa phương vào nhà trường Đối với nhà trường muốn làm tốt công tác Xã hội hóa Giáo dục tham gia vào việc xây dựng CSVC Nhà Trường đã quán triệt đội ngũ để có một nề nếp chất lượng CSGD trẻ, mọi người, mọi ngành thấy được sự cần thiết trong công tác đầu tư để xây dựng CSVC, trang thiết bị
Công tác giáo dục là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của tất cả các cấp, các ngành chứ không chỉ là của riêng ai
Song để các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương và nhân dân tin tưởng hiểu rõ hơn về bậc học MN đó là nhiệm vụ của nhà trường, đội ngũ các cô giáo
MN Chúng tôi xác định rằng chỉ có chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ thật tốt mới có thể tạo được lòng tin và sự ủng hộ cao của các cấp các ngành và chính quyền địa phương
Biện pháp 4: Phát động giáo viên thi làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ
Với đặc điểm trẻ mầm non, tư duy trực quan hành động chiếm ưu thế, đồ dùng trực quan là không thể thiếu trong quá trình dạy trẻ, trẻ cần có đồ dùng để hoạt động Đặc biệt dạy theo chương trình MN mới hiện nay, trẻ được hoạt động tích cực để trải nghiệm kinh nghiệm sống
Cùng với việc làm tốt công tác tham mưu với cấp uỷ Đảng, chính quyền xây dựng CSVC, đầu tư các trang thiết bị Hàng tháng nhà trường phát động thi làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ theo chủ đề, với yêu cầu: Đồ dùng, đồ chơi cần đảm bảo an toàn, không gây nguy hiểm cho trẻ, đồ dùng không sắc nhọn, không
dễ vỡ, không làm xước da chảy máu trẻ, không dùng vật liệu độc hại
Biện pháp 5: Làm tốt công tác tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh nhằm tăng cường CSVC, đồ dùng trang thiết bị đồ chơi cho trẻ hoạt động.
Việc phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong công tác nuôi dạy các cháu là một việc làm thường xuyên được các nhà trường chú trọng nhất, đặc biệt
là bậc học MN
Để làm tốt công tác này, từ nhiều năm nay chúng tôi tổ chức hoạt động Ban đại diện cha mẹ học sinh ban hành Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh
Hằng năm, tôi xây dựng kế hoạch cụ thể về nội dung tuyên truyền, số lượt tuyên truyền, hình thức tuyên truyền tới toàn thể cán bộ giáo viên trong nhà trường Yêu cầu các nhóm lớp xây dựng kế họach và tổ chức tuyên truyền tới 100% các bậc phụ huynh
Ngoài ra tôi còn tranh thủ các buổi họp phụ huynh toàn trường và các buổi họp ban đại diện phụ huynh học sinh để tuyên truyền những kiến thức nuôi dạy
Trang 6con theo khoa học, những điều kiện và nhu cầu cần thiết về CSVC cho việc CSGD trẻ trong trường MN Từ đó, tôi kết hợp với hội phụ huynh học sinh vận động hỗ trợ kinh phí tu sửa, cải tạo, xây dựng CSVC
Việc quản lý, sử dụng, bảo quản tốt CSVC, trang thiết bị sẽ đem lại thành công lớn cho nhà trường Chính vì vậy khi công trình đang thi công thì Ban giám hiệu nhà trường mà chủ yếu là Hiệu trưởng phải thường xuyên bám sát khu vực thi công( mặc dù trường không nằm trong thành viên của ban giám sát) Nhưng với trách nhiệm của người quản lý, với trách nhiệm trong công tác chuyên môn thì Hiệu trưởng thường xuyên bám sát trong quá trình thi công, có những ý kiến đóng góp kịp thời cho Lãnh đạo địa phương, cho thiết kế, cho Thợ
để công trình phù hợp và đúng theo yêu cầu của bậc học mầm non
Khi công trình đã hoàn thiện và đưa vào sử dụng thì nhà trường phải sử dụng và quản lý tốt: Thực hiện huy động tối đa điều kiện CSVC, trang thiết bị, đồ dùng,
đồ chơi đảm bảo tốt công tác CSGD, gắn trách nhiệm bảo quản sử dụng có hiệu quả cho từng CBGV - NV
Phân công cụ thể cho từng Cán bộ, giáo viên, nhân viên sử dụng, khai thác, bảo quản CSVC và trang thiết bị theo đúng chức năng, đúng nhiệm vụ và
có hồ sơ sổ sách theo dõi đầy đủ theo quy định của Ngành Hàng tháng, hàng kỳ kiểm tra và lập văn bản về CSVC, trang thiết bị để có kế hoạch bảo dưỡng, tu sửa và bổ sung kịp thời
2 Nội dung.
2.1 Cơ sở lý luận của sang kiến kinh nghiệm
Từ khi có Đảng ra đời, Đảng và nhà nước ta đã rất coi trọng sự nghiệp giáo
dục và đào tạo Điều đó được thể hiện trong điều 35 Hiến pháp nước Cộng hoà
XHCN Việt Nam: “ Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu Nhà nước và
xã hội phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”.
Đại hội Đảng lần thứ VIII (1996) khẳng định con đường đi lên CNXH của nước ta và nêu ra phương hướng, mục tiêu đến năm 2020 nước ta trở thành một nước công nghiệp Muốn vậy phải đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước Nghị quyết TW2 khóa VIII khẳng định:“Muốn tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá thắng lợi phải phát triển mạnh giáo dục-đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững”.
Sự phát triển của một quốc gia trong thế kỷ XXI sẽ phụ thuộc lớn vào tiềm
năng tri thức của dân tộc đó Vì vậy coi đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển Tạo điều kiện cho giáo dục phát triển một bước để đón đầu sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước và trào lưu hội nhập thế giới
Song để giáo dục và đào tạo thật sự phát triển tốt thì cơ sở vật chất (CSVC)
và chất lượng đội ngũ nhà giáo có thể nói là 2 yếu tố cơ bản nhất có tính quyết định CSVC là yếu tố tiền đề cho sự phát triển của mỗi nhà trường
Bậc học MN là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân Nhiệm
vụ của trường MN là: " Tổ chức thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ từ 3 tháng đến 6 tuổi" Yêu cầu phải đảm bảo đủ cơ sở vật chất, đủ về thiết
bị, đồ dùng đồ chơi cho trẻ theo Thông tư 02 của Bộ GD&ĐT
2.2, Thực trạng đề trước khi áp dụng sang kiến kinh nghiệm.
Trang 7* Thuận lợi:
Trường Mầm non Sơn Điện 1 là một trường mới được chia tách từ trường Mầm Non Sơn Điện 1đến nay vừa tròn 4 năm Địa bàn xã thuộc xã biên giới Việt
- Lào, có 11 chòm bản /4.583 nhân khẩu/1.016 hộ, hộ nghèo 327 hộ, cận nghèo 56
hộ Diện tích đất tự nhiên 94.049.7ha; Trong đó diện tích đất ruộng là 124 ha, diện tích rừng 7.454.30 ha
Nhà trường có 4 khu, khu chính đặt tại Bản Bun, các khu lẻ gồm: Khu Xa Mang cách khu chính 7 km, Khu Na Hồ, khu Na Phường cách khu chính 7-10
km Năm học 2017 - 2018 nhà trường có 16 nhóm lớp
Trong năm học này nhà trường đã nhận được sự quan tâm của cấp uỷ Đảng, chính quyền, các cơ quan ban ngành và nhân dân địa phương quan tâm đến sự nghiệp giáo dục Mầm non Sơn Điện nói chung, đặc biệt là trường Mầm non Sơn Điện 1 nói riêng Bên cạnh đó những năm gần đây nền kinh tế của địa phương cũng có bước chuyển biến, nhận thức của nhân dân về bậc học Mầm non cũng đã được coi trọng, chế độ chính sách cho giáo viên mầm non cũng đã được quan tâm Bởi vậy trong năm học này việc chăm lo cho giáo dục Mầm non của xã Sơn Điện cũng được quan tâm nhiều hơn, đặc biệt là công tác xã hội hoá giáo dục
- Nhà trường có đội ngũ cán bộ, giáo viên - nhân viên đạt trình độ chuyên môn chuẩn 100 % và trên chuẩn chiếm 75 %
- 100% cán bộ giáo viên trẻ, khỏe, có tinh thần trách nhiệm cao, chịu khó học hỏi, tham gia học các lớp đào tạo trên chuẩn để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
- Nhận thức của các cấp, các ngành, của phụ huynh đối với ngành học được nâng lên rõ rệt
- Công tác xã hội hoá giáo dục MN được đẩy mạnh
* Khó khăn.
- Địa bàn trường rộng, đường xá đi lại khó khăn phức tạp, các chòm bản nằm rải rác, có khu lẻ cách khu chính 10 km, bản cách bản từ 2 km - 7 km, hệ thống thông tin liên lạc ở các khu bản lẻ chưa phủ kín Chính vì vậy đôi lúc thông tin 2 chiều từ khu chính đến các khu lẻ chưa kịp thời
- Điều kiện kinh tế xã hội, mặt bằng dân trí ở địa phương phát triển chậm, không đồng đều Chính vì vậy đã ảnh hưởng đến việc huy động công tác xã hội hoá giáo dục từ phụ huynh đối với nhà trường và các hoạt động khác
- Điều kiện cơ sở vật chất - trang thiết bị còn gặp rất nhiều khó khăn chưa đáp ứng ứng yêu cầu giáo dục Mầm non
- Đời sống của giáo viên, nhân viên hợp đồng huyện và hợp đồng địa phương còn gặp nhiều khó khăn, chế độ hỗ trợ giữa giáo viên hợp đồng so với giáo viên biên chế đang còn khoảng cách quá xa
* Số liệu điều tra trước khi thực hiện.
Thời gian trong tháng 8/2017.
Trang 84 Nhà bếp theo qui trình 1 chiều 0
2.3 Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
Để làm tốt công tác xây dựng CSVC nhà trường thì việc làm trước tiên của người quản lý là phải làm tốt công tác tham mưu với các cấp các ngành hiểu thêm về nhiệm vụ, chức năng của ngành học, của công tác CSGD trẻ từ 0-5 tuổi
Mặc dù được quan tâm đầu tư xây dựng nhưng để có trọng tâm, trọng điểm và đạt hiệu quả cao phù hợp với ngành học, nên sau khi đã được đầu tư xây dựng 6 phòng học kiên cố cho khu Chính và 5 phòng học khu sủa Na phường, Xa Mang, 2 phòng ở giáo viên cho sủa Na phường, Xa Mang , nhà trường chúng tôi tiếp tục xây dựng kế hoạch về qui mô mạng lưới trường lớp báo cáo trình Đảng uỷ-Hội đồng nhân dân- Uỷ ban nhân dân xã, có ý kiến phát biểu trình bày tại các hội nghị của xã, của Bản với nội dung: Đề nghị xây dựng nhà bếp, nhà hiệu bộ tại khu chính, xin dồn 3 bản Sủa, Na Phường và Na Hồ vào 1 khu tại Na Phường
Kế hoạch là vậy song ban đầu chúng tôi gặp không ít khó khăn vì tư tưởng của 1 số cán bộ đặc biệt là phụ huynh học sinh MN rất cục bộ địa phương cho rằng mỗi bản phải có 1 trường MN và việc gửi con học ở trường không nằm trong địa bàn thôn mình thì như là phải đi học nhờ Ngược lại bản mà chúng tôi xin đặt địa điểm xây dựng trường thì một số người cho rằng bản của họ thiệt hơn
vì bị mất đất……
Trước tình hình đó trong các buổi họp hội đồng nhà trường tôi đưa ra kế hoạch xây dựng CSVC để mỗi CBGVNV hiểu rõ và là một tuyên truyền viên để làm công tác tư tưởng với phụ huynh và nhân dân ở địa phương và tôi đã tổ chức họp Ban đại diện cha mẹ học sinh của 3 bản, gặp gỡ trao đổi và cùng tham dự hội nghị Ban công tác Mặt trận của bản Na Phường là nơi chúng tôi xin đất xây dựng Trong hội nghị tôi phát biểu về yêu cầu CSVC xây dựng trường học hiện nay, với chủ trương xây dựng theo hướng tập trung, dồn khu lẻ để đầu tư có hiệu quả Tỉnh và Huyện xã sẽ ưu tiên xây dựng cho những nơi có qui hoạch đủ diện tích đất, xây dựng các khu tập trung Đặc biệt sẽ có đầy đủ các trang thiết bị đồ dùng phục vụ việc CSGD trẻ, trẻ được học đúng độ tuổi, không phải học lớp ghép như hiện nay: Được xã và các bản đồng tình ủng hộ, tháng 2/2017 nhà trường đã được xây dựng tại khu chính nhà 6 phòng học nhà 2 tầng
2.4, Hiệu quả của các sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục với bản thân đồng nghiệp và nhà trường.
Đến tháng 10 năm 2017 nhà trường được đoàn thiện nguyện ngôi trường ước mơ đầu tư nhà lắp ghép với 5 phòng học và 2 phòng ở giáo viên, học sinh
Trang 9tất cả đồ dung đồ chơi trong và ngoài nhóm lớp 2 khu Sủa Na Phương, Xa Mang được đoàn thiện nguyện đầu tư khang trang, đầy đủ
Đây là nguồn động viên lớn nhất trong quá trình công tác của tôi và tạo điều kiện để nhà trường chúng tôi CSGD trẻ được tốt hơn
Để công trình xây dựng sẽ phục vụ thiết thực hiệu quả hơn trong việc CSGD trẻ Mặc dù bản thân chỉ đi sâu làm công tác chuyên môn không có hiểu biết về xây dựng nhưng tôi luôn theo dõi giám sát công trình xây dựng, mỗi công trình thi công tôi đều xin 1 bản thiết kế bản vẽ xây dựng để nghiên cứu chỗ nào không hiểu tôi gặp gỡ trao đổi hỏi đồng chí cán bộ phụ trách văn hoá xã có rất nhiều kinh nghiệm trong kiến thiết xây dựng, đặc biệt với cấp học MN
Qua nghiên cứu thiết kế bản vẽ, tôi thấy có 1 số điểm còn bất cập, chưa phù hợp với tình hình thực tế hiện nay trong việc CSGD trẻ
Ví dụ: Với công trình các phòng học ở khu Chính ngăn nhiều phòng nhỏ lẻ
không cần thiết, phòng học không vuông vắn chỉ được chiều dài,công trình vệ sinh không phù hợp với lứa tuổi MN, hệ thống bể nước đặt bên trước nhà
Để khắc phục các vấn đề trên, tôi đã trực tiếp có ý kiến đề xuất với UBND xã, lập tờ trình gửi phòng GD, Ban quản lý dự án và UBND Huyện để được giúp đỡ Mặc dù bản vẽ đã được phê duyệt, mỗi lần thay đổi bổ xung là rất phức tạp, song UBND Huyện đã chấp nhận cho thay đổi bổ xung 1 số hạng mục cho phù hợp theo đề nghị của nhà trường.
STT Nội dung thử nghiệm
Trước khi thử nghiệm
Sau khi thử nghiệm Tăng, giảm
Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ
4 Nhà bếp theo qui trình
1 chiều
10 Bộ đồ dùng dạy học 10/15 66.6% 14/14 100% Tăng 33.4%
Trang 106 phòng học ở khu chính đang được xây dựng và chuẩn bị hoàn thiện.
Trường được xây dựng bằng lắp ghép tại khu Sủa - Na Phường