Chính vì vậy, tôi đã lựa chọn đề tài "Một số biện pháp rèn tính mạnh dạn tự tin cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non xã Thọ Thanh, Thường Xuân, Thanh Hóa" để làm sáng kiến kinh ngh
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THƯỜNG XUÂN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN TÍNH MẠNH DẠN TỰ TIN CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON THỌ
THANH, THƯỜNG XUÂN
Người thực hiện: Hà Thị Hiền Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường Mầm non Thọ Thanh SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn
THANH HÓA, NĂM 2020
Trang 28 2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 3
9 2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN 3
10 2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 5
11 2.4 Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động dạy học 16
Trang 31 Mở đầu.
1.1 Lí do chọn đề tài
“Trẻ em hôm nayThế giới ngày mai” [1]
Chắc hẳn chúng ta ai cũng nghe câu thơ đó, nó được phổ nhạc thành bài hátrất hay và ý nghĩa Trẻ em là nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình và là tương laicủa đất nước Hạnh phúc biết bao khi người làm cha mẹ thấy con mình sinh rakhỏe mạnh, thông minh, luôn tự tin trong cuộc sống Nhưng không phải đứa trẻnào sinh ra cũng có sẵn được sự tự tin ấy Tự tin là nguồn khích lệ lớn đối vớimọi người, là động lực để chúng ta đạt được những mục tiêu quan trọng Mộtđứa trẻ tự tin, sẽ duy trì được khả năng học hỏi khám phá trong học tập; luônmong muốn được yêu quý, đó là điểm khởi đầu cho trẻ gần gũi với mọi người
Có thể nói sự mạnh dạn, tự tin chính là món quà quý giá nhất đối với mỗingười nói chung và bản thân trẻ nhỏ nói riêng Khi có niềm tin vào bản thân, trẻ
sẽ can đảm vượt qua những khó khăn trong cuộc sống
Bản thân là giáo viên nhiều năm phụ trách lớp mẫu giáo lớn, nhận thứcđược tầm quan trọng của sự mạnh dạn, tự tin đối với sự phát triển của trẻ, tôi
đã luôn trăn trở phải làm thế nào để rèn cho trẻ 5-6 tuổi sự mạnh dạn tự tin cóhiệu quả
Để trả lời cho câu hỏi ấy, tôi luôn áp dụng các hình thức, tổ chức các hoạtđộng, thực hiện các biện pháp giúp cho trẻ trong lớp tôi có cơ hội được thể hiện
sự mạnh dạn, tự tin khi giao tiếp
Chính vì vậy, tôi đã lựa chọn đề tài "Một số biện pháp rèn tính mạnh dạn tự tin cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non xã Thọ Thanh, Thường Xuân, Thanh Hóa" để làm sáng kiến kinh nghiệm cho bản thân với
mong muốn tìm ra một số biện pháp hay, phù hợp để góp phần trong công tácrèn tính mạnh dạn tự tin cho trẻ 5–6 tuổi , giúp các em có đủ tự tin để vào lớp 1
1.2 Mục đích nghiên cứu:
Đề xuất một số biện pháp để rèn tính mạnh dạn tự tin cho trẻ 5–6 tuổitrong trường mầm non nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường mầm nontrong thời điểm hiện tại và những năm tiếp theo
Phát huy có hiệu quả kiến thức của bản thân để tìm ra các biện pháp giúptrẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non Thọ Thanh mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp vớimọi người xung quanh, trong trường mầm non Qua đó cũng giúp bản thân tiếptục học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ
1.3 Đối tượng nghiên cứu :
Một số biện pháp rèn tính mạnh dạn tự tin cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ởtrường mầm non xã Thọ Thanh, Thường Xuân, Thanh Hóa
1.4 Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu tạp chí, tài liệu giáo dụcmầm non, các phương tiện thông tin đại chúng để thu thập các thông tin cầnthiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu
- Phương pháp đàm thoại: giảng giải, chỉ dẫn, trò chuyện với trẻ khi tổ
Trang 4chức các hoạt động.
- Phương pháp thực hành: Tổ chức cho trẻ ứng xử, giao tiếp,
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin, thống kê sốliệu: Thu thập thông tin, tổng hợp, trình bày số liệu khảo sát số trẻ trước và saukhi áp dụng các biện pháp thực hiện
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục
- Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động
2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Trong thời đại hiện nay, sự phát triển của kinh tế - xã hội đang đặt ra nhữngyêu cầu càng cao đối với hệ thống giáo dục, đòi hỏi nền giáo dục phải đào tạo ranhững con người “phát triển về trí tuệ, cường tráng về thể lực, phong phú về tinhthần, trong sáng về đạo đức” Trong đó giáo dục sự mạnh dạn, tự tin, là một bộphận có tính cốt lõi, nền tảng của công tác giáo dục trẻ mầm non
Tự tin là đức tính chỉ có thể có được nhờ vào việc rèn luyện và học hỏi Sự
tự tin sẽ lớn dần nhờ vào cảm giác mình được yêu thương, tôn trọng và thấymình có giá trị
Bác Hồ từng nói:
“Ai cũng có lòng tự trọng, tự tin
Không có lòng tự trọng, tự tin là người vô dụng”[2]
Tự tin là tin tưởng vào khả năng của bản thân, chủ động trong mọi côngviệc, dám tự quyết định và hành động một cách chắc chắn, không hoang mangdao động Tự tin được thể hiện bên ngoài là mạnh dạn, thể hiện mình trước đámđông, không sợ nói trước đông người
Tự tin là dám làm điều mình nghĩ, bày tỏ cảm xúc của mình với người khác màkhông e ngại Tự tin giúp con người có thêm sức mạnh, nghị lực và sức sáng tạo
Tự tin là một phẩm giá mà mỗi người cần phải hướng tới và rèn luyện đểtồn tại và phát triển trong cuộc sống
Trẻ ở lứa tuổi mầm non bắt đầu hình thành và thể hiện cái “tôi”, trẻ quantâm nhiều hơn đến thế giới xung quanh và đã biết thể hiện cảm xúc của mình.Trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi, ở giai đoạn này trẻ rất cần có tính mạnh dạn, tự tin
Vì ở lứa tuổi này trẻ bắt đầu hình thành một loại động cơ của hành vi mang tínhchủ động, sáng tạo trong mọi tình huống, hiển thị ở giao tiếp của trẻ đối vớinhững người xung quanh
Đặc biệt ở trong trường mầm non đang áp dụng phương pháp học lấy trẻlàm trung tâm thông qua các giao tiếp tích cực với những người khác, hay nóicách khác đó là phương pháp dạy học và chơi
2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Năm học 2008 – 2009, Bộ giáo dục, Đào tạo đã phát động phong trào
“Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”, với yêu cầu tăngcường sự tham gia một cách hứng thú của học sinh trong các hoạt động giáodục trong nhà trường và tại cộng đồng với thái độ tự giác, chủ động và ý thứcsáng tạo
Trang 5Trước tiên tôi, tiến hành khảo sát thực trạng của lớp, nhận thấy có một sốthuận lợi và khó khăn sau.
1 Thuận lợi
- Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo về cơ sở vật chất
- Ban giám hiệu luôn quan tâm tới chuyên môn, bồi dưỡng phương pháp,đổi mới hình thưc tổ chức hoạt động giáo dục mầm non, tạo mội điều kiện giúptôi thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non mới
- Giáo viên trong lớp đoàn kết cùng đưa ra các biện pháp giáo dục kỹ năngsống sao cho phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ
- Được sự giúp đỡ hỗ trợ nhiệt của các bậc cha mẹ học sinh
- Hai giáo viên trên lớp nắm vững phương pháp, có trình độ chuẩn, có sựnhiệt tình chia sẻ, phối hợp với nhau và luôn quan tâm tới trẻ, thường xuyêndành thời gian trao đổi với phụ huynh để cùng chăm sóc giáo dục trẻ
- Là một giáo viên yêu nghề, mến trẻ, tận tình với công việc Tôi thườngxuyên tìm tòi, nghiên cứu tài liệu như tạp chí, thông tin trên mạng để áp dụngvào việc chăm sóc giáo dục trẻ hằng ngày nhất là việc giáo dục kỹ năng sốngcho trẻ
Trong năm học nhà trường tổ chức nhiều các ngày hội ngày lễ như: Ngàyhội đến trường, tết trung thu, ngày 20/11,…Qua các ngày hội đã lôi cuốn, hấpdẫn trẻ tham gia vào các hoạt động giúp trẻ mạnh dạn tự tin hơn
Những thuận lợi này có tác dụng rất lớn trong việc rèn luyện kĩ năng sốnghay tính mạnh dạn tự tin trong giao tiếp cho trẻ mầm non
* Kết quả của thực trạng trên.
Đầu năm sau khi ổn định lớp, cho các cháu đi vào nề nếp, tôi mới bắt đầukhảo sát
Qua khảo sát chất lượng đầu năm học 2019 – 2020 tại lớp mình tôi đã thuđược kết quả như sau:
Trang 6Bảng 1 : Kết quả khảo sát đầu năm 2019 – 2020 trên tổng số 33 trẻ
STT Nội dung khảo sát
Kết quả
Số trẻ Tỷ lệ Số trẻ Tỷ lệ
1 Khả năng quan sát sosánh, phán đoán. 10 30,3% 23 69,7%
2 Khả năng giao tiếp vớingười lạ. 9 27,3% 24 72,7%
3 Khả năng thuyết trìnhtrước đám đông. 11 33,3% 22 66,7%4
Mạnh dạn, tự tin trìnhbày ý kiến của mình vớingười khác
Nhìn vào bảng kết quả khảo sát như trên, tôi thấy nhiều trẻ chưa mạnh dạn
tự tin, tôi luôn băn khoăn suy nghĩ để đưa ra những giải pháp và sử dụng các,biện pháp giúp trẻ, phát triển sự linh hoạt và nhanh nhẹn trong các hoạt động
2.3 Các giải pháp thực hiện để giải quyết vấn đề.
2.3.1 Giúp trẻ phát triển sự mạnh dạn, tự tin qua việc tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi lành mạnh trong nhà trường
Với trẻ mầm non mạnh dạn tự tin giao tiếp tốt trong tập thể giúp trẻ thíchnghi dễ dàng, nhanh chóng với môi trường mới, thầy cô, bạn bè mới và nhữngđòi hỏi mới của hoạt động học tập, ý thức và tinh thần tập thể sẽ giúp tránh đượcnhững xung đột không đáng có giữa trẻ với nhau, giữa trẻ với cô, làm nảy sinh ởtrẻ tính mạnh dạn tự tin chủ động trong giao tiếp với người khác và trên cơ sở đóphát triển những mối quan hệ thân thiện, gần gũi, cảm thông giữa trẻ với nhữngngười xung quanh Tất cả những điều này tác động một cách tích cực lên trẻ,làm cho trẻ cảm thấy hứng thú muốn đến trường, muốn giao tiếp với cô, bạn bè Trong trường cũng như lớp học tôi luôn tạo cho trẻ môi trường giao tiếp vàgiúp trẻ có cảm giác thoải mái, có nhu cầu giao tiếp bằng lời nói Sử dụng nhữngcâu chuyện đơn giản bằng cách gợi cho trẻ trả lời bằng những ngôn ngữ bìnhthường, dần dần trẻ hết bị gò bó, không còn nhút nhát nữa và còn thấy rằng khigiao tiếp được nói lên lên suy nghĩ là điều cần thiết từ đó ,trẻ sẻ mạnh dạn hơnkhi giao tiếp.Sự mạnh dạn tự tin của trẻ không chỉ thể hiện qua giao tiếp mà cònthể hiện qua các hoạt động vui chơi
Trẻ được hoạt động vui chơi dưới hình thức trẻ làm trung tâm đã tạo điềukiện cho trẻ hoạt động tích cực, mạnh dạn, hồn nhiên, tự tin và hứng thú, dámthể hiện “cái tôi” của mình, bước đầu đặt nền tảng cho việc đào tạo nên nhữngcon người dám nghĩ, dám làm trong tương lai
Trẻ được vui chơi qua các hoạt động giao lưu giữa các tổ trong lớp hoặc giữacác lớp trong khối với nhau Trong buổi giao lưu, trẻ được làm quen với nhau,được thể hiện bản thân mình, được trò chuyện, cùng nhau tìm hiểu, khám phá vềmột chủ đề đang học giúp kiến thức của trẻ được mở rộng và củng cố thêm Trẻ
Trang 7biết mở rộng mối quan hệ ra ngoài lớp học từ đó mà trẻ mạnh dạn, tự tin hơn Trẻbiết hợp tác cùng nhau bàn bạc, thảo luận để cùng giới thiệu về đội mình, tổ mình,lớp mình, khối mình cho các bạn đội khác, tổ khác, lớp khác.
Tổ chức các trò chơi dân gian và các hoạt động vui chơi giải trí tích cựcphù hợp với trẻ như, chơi ô ăn quan, mèo đuổi chuột, lộn cầu vồng Ngoài cácgiờ học ra tôi hay tổ chức các trò chơi kéo co cướp cờ qua các trò chơi tôi thấytrẻ rất đoàn kết, trao đổi thảo luận cùng nhau rất sôi nổi đưa ra các cánh để độimình dành chiến thắng, từ các hoạt động đó tôi thấy trẻ mạnh dạn hơn
Ảnh trẻ giao lưu với lớp mẫu giáo nhỡ trong khu
- Tôi còn phối hợp với nhà trường tổ chức các hoạt động tập thể Cụ thể Tết
trung thu Phối hợp trẻ lớp mình với các lớp trong khối tham gia vào các trò chơi
dân gian, làm đồ chơi trung thu ( đèn lồng, đèn ông sao, múa sư tử )
Trang 8
Qua các hoạt động tập thể đó tôi thấy trẻ trưởng thành và tự tin hơn nhiềukhi đứng trước đám đông.
2.3.2 Xây dựng môi trường học tập thân thiện, phù hợp giúp trẻ hứng thú khi tham gia các hoạt động giáo dục
Tạo cho trẻ có một môi trường học tập phong phú với không gian đẹp là điềuthực sự cần thiết và quan trọng để tạo cho trẻ mạnh dạn tự tin và hứng thú tham giavào các hoạt động ở trường ở lớp Nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi và hoạt độngcủa trẻ, thông qua đó, nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển toàn diện.Hiện nay tất cả các trường mầm non đang lấy môi trường giáo dục “Xâydựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” trường tôi đã và đang thực hiệntheo môi trường đó để tạo cho trẻ một môi trường hoạt động tích cực hơn, trẻđược chủ động chơi, được chơi theo ý thích của mình, được học tập và được trảinghiệm, khám phá thực tế, đây chính là môi trường thuận lợi nhất để trẻ pháttriển kĩ năng mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp
Không chỉ tạo môi trường thân thiện cho trẻ hoạt động, giao tiếp giúp trẻmạnh dạn tự tin vào bản thân, tôi còn tạo cho trẻ một không khí lớp học thật ấm
áp tràn ngập yêu thương, cô giáo cũng giống như người bạn lớn để trẻ có thể bày
tỏ những thắc mắc băn khoăn cũng như những “bức xúc” của mình
Đối với môi trường trong lớp học, ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành tạomôi trường lớp học của mình sạch sẽ thoáng mát Trong phòng có nhiều đồ dùng
đồ chơi đẹp và được tôi trang trí phù hợp với độ tuổi, gần gũi quen thuộc vớicuộc sống hằng ngày của trẻ nhằm tạo cho trẻ cảm giác mới lạ, thích thú, đồngthời nó cũng là động lực thúc đẩy trẻ học tập và vui chơi
Với quan điểm lấy trẻ làm trung tâm, tôi tận dụng tối đa các sản phẩm củatrẻ để trang trí lớp,trẻ được vẽ, xé dán các sản phẩm để trang trí các góc, cácbuổi chơi trẻ được hoạt động với chính sản phẩm của mình đã làm nên, trẻ rấtthích thú
Phân chia các góc chơi trong lớp phù hợp: Các góc tĩnh sắp xếp liền vớinhau, các góc động sắp xếp liền với nhau
Không được sắp xếp góc động, tĩnh xen nhau sẽ làm ảnh hưởng đến hoạtđộng của trẻ
Trang 9Ví dụ: Góc xây dựng gần với góc bán hàng để trẻ có thể đi lại dễ dàng traođổi mua bán đồ.
+ Bên cạnh việc sắp xếp các góc chơi trong lớp hợp lý, tôi còn trang trí cácgóc chơi phù hợp với chủ điểm Tôi trang trí góc theo 2 mảng:
Mảng tường cung cấp tri thức là phần không gian trang trí cố định để làmmẫu, giúp trẻ nhận biết thế giới xung quanh và học tập Trẻ nhìn vào là biết đây
là góc gì? và chơi theo chủ điểm gì?
Ví dụ: Ở chủ điểm gia đình tôi làm một số hình ảnh lô tô về các trang phục:quần áo, giầy dép, mũ…để khi trẻ chơi các thành viên trong gia đình tự thỏathuận chọn các trang phục phù hợp với mình để gắn lên
Khi chơi như vậy tôi thấy trẻ rất hứng thú tham gia chơi Các nhóm chơiđều có hàng rào ngăn cách, có biển đề tên góc và có ký hiệu của trẻ khi trẻ chọncác nhóm chơi, tự điều chỉnh nhóm chơi
+ Chia diện tích cho các góc chơi một cách hợp lý, chẳng hạn góc xây dựngchiếm nhiều vị trí nhất
Ví dụ: Ở chủ điểm thế giới thực vật tôi cho trẻ xây công viên vườn hoamùa xuân trẻ sắp xếp thành từng khu các loại hoa như một công viên rất đẹp
Ảnh trẻ xây dựng công viên vườn hoa mùa xuân
+ Do việc tiến hành các góc chơi hợp lý nên khi trẻ chơi trẻ không phải đilại nhiều làm ảnh hưởng đến góc chơi của bạn
+ Trẻ đã quen dần với việc giao lưu cùng nhóm chơi khác và biết mở rộngnội dung chơi, trẻ say xưa, hứng thú và thoải mái trong khi chơi
+ Các góc trang trí phải là các góc mở giúp trẻ phát triển tư duy, tính sángtạo thu hút trẻ tích cực tham gia các góc
Ở góc truyện tôi trưng bày các câu truyện, các hình ảnh câu truyện,các họatiết truyện gần sát cửa sổ nơi có nhiều ánh sáng
Ngoài ra tôi cùng các cô giáo trong lớp còn tự tay làm những đồ dùng đồ
Trang 10chơi như các con vật, đồ vật…cho trẻ chơi Khi thấy và được chơi với những đồchơi này trẻ rất hứng thú và thể hiện sự tò mò, thích khám phá, đặc biệt trẻ mongmuốn được cùng cô giáo làm ra những đồ dùng đồ chơi ở lớp, chính vì vậy mỗikhi làm đồ dùng đồ chơi tôi thường khuyến khích, hướng dẫn trẻ cùng tham gia.Tôi tận dụng các nguyên vật liệu từ sinh hoạt, từ thiên nhiên không độc hạihướng dẫn trẻ cùng cô giáo để làm ra các loại đồ dùng đồ chơi.
Ví dụ: Từ những vỏ ngô khô, vỏ thạch trẻ ăn tôi cho trẻ làm thành các củ tỏi, củhành hay bắp ngô đó là những thứ rất gần gủi và quen thuộc với trẻ ở vùng nôngthôn, hay từ các vỏ sò, vỏ ốc trẻ ăn tôi cho trẻ mang tới lớp hoạt động theo nhóm đểtạo sự mạnh dạn tự tin cho trẻ, tôi cho trẻ thảo luận và nêu ý tưởng của mình Rấtnhiều trẻ đã có những ý tưởng rất hay như tạo thành các chú voi ngộ nghĩnh, nhữngbông hoa rất đẹp hay từ các hộp sữa su su tôi cũng cho trẻ tự nói lên ý tưởng củamình và thật thú vị trẻ tạo thành các chú lợn đáng yêu trẻ rất thích thú với sản phẩmcủa mình
Hình ảnh: Các đồ dùng đồ chơi tự tạo
Khi được tham gia làm đồ dùng đồ chơi cùng cô trẻ rất hứng thú, tạo cơ hộicho trẻ được sáng tạo và qua đó còn giáo dục trẻ có ý thức giữ gìn đồ dùng đồchơi, biết giữ gìn bảo vệ môi trường
Môi trường ngoài lớp học là yếu tố góp phần phát triển toàn diện cho trẻ.Xây dựng môi trường ngoài lớp học phù hợp, an toàn, sạch đẹp, hấp dẫn sẽ tạo
cơ hội cho trẻ hoạt động, đáp ứng nhu cầu chơi của trẻ
Khi cho trẻ chơi tự do trong hoạt động ngoài trời, tôi vừa quan sát trẻ chơi,vừa hướng dẫn trẻ cách chơi an toàn như: Cách leo lên xuống thang, cách nắmthành cầu trượt để trượt cho an toàn, hướng dẫn trẻ cách kiên trì chờ đến lượtmình chơi, tuyệt đối không xô đẩy, tranh giành đồ chơi, chỗ chơi với bạn
Tuy diện tích ngoài sân trường không được rộng lắm song nhà trườngcũng đã thiết kế các khu vui chơi học tập của trẻ phù hợp cho trẻ hoạt động (khuvực chơi với các đồ chơi ngoài trời, khu vườn cổ tích,…) Để giúp trẻ vui chơi,học tập tôi cùng các đồng nghiệp trong trường còn làm thêm các đồ dùng đồ