1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

MỘT số BIỆN PHÁP rèn TÍNH MẠNH dạn tự TIN CHO TRẺ mẫu GIÁO 5 – 6 TUỔI TRONG TRƯỜNG mầm NON

23 516 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 1,16 MB

Nội dung

Làm thế nào để giúp trẻ sống trong một tập thể đông đúc có nề nếp, hiểu biết màvẫn hồn nhiên, mạnh dạn, tự tin, linh hoạt như ở gia đình, đó là nhiệm vụ rất khókhăn của một giáo viên phụ

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THẠCH THÀNH

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN TÍNH MẠNH DẠN TỰ TIN CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI TRONG TRƯỜNG MẦM NON

Người thực hiện: Bùi Thị Ân Chức vụ: Giáo viên

Đơn vị công tác: Trường Mầm non Thành Vinh SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn

THẠCH THÀNH, NĂM 2019

Trang 2

MỤC LỤC

1 Mở đầu 1

1.1 Lí do chọn đề tài 1

1.2 Mục đích nghiên cứu 2

1.3 Đối tượng nghiên cứu 2

1.4 Phương pháp nghiên cứu 2

2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2

2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm 2

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 3

2.3 Các biện pháp thực hiện để giải quyết vấn đề 5 2.3.1 Xây dựng môi trường học tập thân thiện, phù hợp giúp trẻ hứng thú khi tham gia các hoạt động 5 2.3.2 Nắm rõ đặc điểm, tâm sinh lý của lứa tuổi và trẻ cá biệt để rèn luyện tính mạnh dạn tự tin cho trẻ 9 2.3.3 Thông qua việc tạo tình huống, kích thích trẻ đặt câu hỏi với cô để rèn luyện tính mạnh dạn tự tin cho trẻ 10 2.3.4 Rèn tính mạnh dạn tự tin cho trẻ thông qua trò chơi và các hoạt động khác 12 2.3.5 Tạo cơ hội cho trẻ được thuyết trình theo ngôn ngữ tự do và hành động theo suy nghĩ của trẻ 14 2.3.6 Cho trẻ được tập làm thủ lĩnh, làm tổ trưởng, giúp đỡ các bạn khác khi tham gia các hoạt động theo nhóm 16 2.3.7 Công tác phối kết hợp và tuyên truyền với các bậc phụ huynh 17 2.4 Hiệu quả của sang kiến kinh nghiệm 18 3 Kết luận kiến nghị 19

* Kết luận 19

* Kiến nghị 20

Trang 3

1 MỞ ĐẦU

1.1 Lí do chọn đề tài

Trong cuộc sống hiện nay, giao tiếp rất quan trọng và ảnh hưởng đến thànhcông của mỗi con người Giao tiếp tốt, tự tin giúp con người phát triển ngônngữ, phát triển trí tuệ cũng như học hỏi mọi điều xung quanh nhanh nhất và đầy

đủ Nếu bạn biết rất nhiều mà không thể truyền đạt cho người khác biết thì thật

là đáng tiếc và như vậy sẽ không mang lại thành công trong cuộc sống

Đối với trẻ em cũng vậy khả năng mạnh dạn tự tin và giao tiếp tốt quả làmột điều rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách cũng nhưtrong cuộc sống hằng ngày

Bác Hồ từng nói:

“Ai cũng có lòng tự trọng, tự tin

Không có lòng tự trọng , tự tin là người vô dụng” [2]

Trẻ em sinh ra và lớn lên trong vòng tay yêu thương chăm sóc của gia đình.Nếu những người thân trong gia đình và đặc biệt là những người làm cha, làm

mẹ sẽ hạnh phúc biết bao khi con của họ là những đứa trẻ khỏe mạnh, thôngminh, sáng tạo, mạnh dạn tự tin trong cuộc sống Nhưng không phải ai sinh racũng đã có ngay sự mạnh dạn, tự tin mà tất cả đều phải trải qua sự rèn luyện vàhọc hỏi, hơn nữa sự mạnh dạn, tự tin còn lớn dần lên nhờ vào cảm giác được yêuthương, tôn trọng và thấy mình có giá trị

Có thể nói sự mạnh dạn, tự tin chính là món quà quý giá nhất đối với mỗingười nói chung và bản thân trẻ nhỏ nói riêng Khi có niềm tin vào bản thân, trẻ

sẽ can đảm vượt qua những khó khăn trong cuộc sống Hiện nay, do sự pháttriển của xã hội, nhu cầu của phụ huynh đã được đáp ứng, trẻ em được gửi tớitrường Mầm non để vui chơi, học tập, tạo điều kiện cho cha mẹ, các bậc phụhuynh có thời gian tham gia làm việc, tham gia các công việc xã hội

Đến trường trẻ mầm non nói chung được vui chơi, học tập và tham gia tất

cả các hoạt động trong trong ngày với quãng thời gian chiếm 2/3 thời gian trongngày

Vì vậy, việc rèn luyện tính mạnh dạn tự tin cho trẻ 5 – 6 tuổi trong trườngMầm non rất quan trọng vì ở lứa tuổi này trẻ đã một phần nào hình thành ý thức

và phát triển nhân cách Mạnh dạn, tự tin chính là tiền đề để giúp trẻ trở nênnăng động sáng tạo và chủ động trong cuộc sống Ở trường mầm non trẻ đượcvui chơi, học tập, giao lưu, hợp tác cùng bạn giúp trẻ trở nên mạnh dạn, tự tin,năng động, sáng tạo Tuy nhiên, rất nhiều trẻ hiện nay còn nhút nhát, thiếu tựtin, tự ti với bản thân mình, không dám thể hiện bản thân vì ngại giao tiếp, đặcbiệt là những nơi đông người hay trong môi trường tập thể

Làm thế nào để giúp trẻ sống trong một tập thể đông đúc có nề nếp, hiểu biết màvẫn hồn nhiên, mạnh dạn, tự tin, linh hoạt như ở gia đình, đó là nhiệm vụ rất khókhăn của một giáo viên phụ trách nhóm lớp Năm học 2018 – 2019 tôi đượcphân công đứng lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi, nhận thức được tầm quan trọng của tínhmạnh dạn tự tin đối với sự phát triển của trẻ, chuẩn bị cho trẻ bước vào lớp 1, tôi

đã luôn trăn trở suy nghĩ làm thế nào để phát huy sự mạnh dạn tự tin cho trẻ 5

Trang 4

-6 tuổi có hiệu quả trước khi trẻ rời trường mầm non để bước sang môi trườnghọc tập mới đòi hỏi tính tự lập nhiều hơn đó là trường tiểu học Vậy làm thế nào

để trẻ mạnh dạn tự tin khi tham gia giao tiếp với bạn bè và mọi người xungquanh? Để trả lời câu hỏi này, tôi luôn tìm tòi, áp dụng các biện pháp, hình thức,

tổ chức các hoạt động giúp trẻ trong lớp tôi có cơ hội được thể hiện sự mạnh dạn

tự tin khi giao tiếp với cô giáo, bạn bè và mọi người xung quanh Chính vì vậy,

tôi đã lựa chọn đề tài "Một số biện pháp rèn tính mạnh dạn tự tin cho trẻ

mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong trường mầm non" để làm sáng kiến kinh nghiệmcho bẩn thân với mong muốn tìm ra một số biện pháp hay, phù hợp để góp phầntrong công tác rèn tính mạnh ạn tự tin ho trẻ 5 – 6 tuổi đat hiệu quả

1.2 Mục đích nghiên cứu:

Phát huy có hiệu quả kiến thức của bản thân để vận dụng vào trong thực tiễnviệc rèn luyện tính mạnh dạn tự tin cho trẻ mầm non Qua đó cũng giúp bản thântiếp tục học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ Qua nghiên cứu đưa

ra một số giải pháp để rèn luyện tính mạnh dạn tự tin cho trẻ mầm non

1.3 Đối tượng nghiên cứu :

Trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi Trường mầm non Thành Vinh

1.4 Phương pháp nghiên cứu :

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu tạp chí, tài liệu giáo dục mầmnon, các phương tiện thông tin đại chúng để thu thập các thông tin cần thiết phục

vụ cho đề tài nghiên cứu

- Phương pháp đàm thoại: giảng giải, chỉ dẫn, trò chuyện với trẻ khi tổ chức cáchoạt động

- Phương pháp thực hành : Tổ chức cho trẻ ứng xử, giao tiếp,

- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin, thống kê số liệu: Thu thập thông tin, tổng hợp, trình bày số liệu khảo sát số trẻ trước và sau khi ápdụng các biện pháp thực hiện

2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm

2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm :

Tất cả chúng ta đều biết niềm tin vào chính mình hay còn gọi là sự tự tin,chính là một động lực quan trọng của mỗi cá nhân Mất niềm tin vào chínhmình, người ta thường không còn tin tưởng vào người khác, dù đó là người thântrong gia đình Từ kinh nghiệm bản thân và quá trình được làm việc với nhiều

đồng nghiệp, tôi rất đồng tình với câu danh ngôn: “Mất tiền là mất một ít, mất

bạn là mất nhiều, nhưng mất niềm tin vào chính mình là mất tất cả” Nếu mấtniềm tin hay không có sự tự tin trong cuộc sống thì thường có cảm giác mình làngười vô dụng, không làm được gì

Tự tin là một đức tính chỉ có thể có được nhờ vào việc rèn luyện và họchỏi Sự tự tin lớn dần lên nhờ vào cảm giác được yêu thương, tôn trọng và thấymình có giá trị Tự tin là tin tưởng vào khả năng của bản thân, chủ động trongmọi công việc, dám tự quyết định và hành động một cách chắc chắn, khônghoang mang dao động Tự tin được thể hiện bên ngoài là mạnh dạn, thể hiệnmình trước đám đông, không sợ nói trước đông người Tự tin là dám làm điều

Trang 5

mình nghĩ, bày tỏ cảm xúc của mình với người khác mà không e ngại Tự tingiúp con người có thêm sức mạnh, nghị lực và sức sáng tạo.

Tự tin là một phẩm giá mà mỗi người cần phải hướng tới và rèn luyện đểtồn tại và phát triển trong cuộc sống

Ở lứa tuổi Mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi nói riêng, ở giaiđoạn này trẻ rất cần có tính mạnh dạn, tự tin Vì ở lứa tuổi này trẻ bắt đầu hìnhthành một loại động cơ của hành vi mang tính chủ động, sáng tạo trong mọi tìnhhuống, hiển thị ở giao tiếp của trẻ đối với những người xung quanh (theo góc độcủa nhà tâm lý học trẻ em) Mỗi người chúng ta cần hiểu rằng cho dù sống ởđâu, làm công việc gì thì sự mạnh dạn tự tin vẫn luôn là điều cần thiết để giúpcon người vượt qua sự tự ti, nhút nhát Mạnh dạn, tụ tin sẽ giúp chúng ta hòađồng với bạn bè, tất cả mọi người xung quanh Trẻ ở lứa tuổi mầm non bắt đầuhình thành và thể hiện cái “tôi”, trẻ quan tâm nhiều hơn đến thế giới xung quanh

và đã biết thể hiện cảm xúc của mình Đặc biệt đối với trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi

thì sự mạnh dạn, tự tin là rất quan trọng, giúp cho trẻ chủ động để chơi với nhau,sống hòa thuận với trẻ khác trong nhóm, tuy nhiên điều này không dễ dàng vớimột số trẻ Trẻ cần những kỹ năng quan hệ xã hội như làm thế nào để mạnh dạn

tự tin với mọi người? để giao tiếp? để chọn hành vi đúng đắn? Sự mạnh dạn tựtin có thể được biểu hiện chỉ bằng những cử chỉ, thái độ rất đơn giản và gần gũitrong cuộc sống, song lại giúp chúng ta phát hiện được nhiều điều đáng quý củangười khác để trân trọng và học tập

2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.

Năm học 2018 – 2019 tôi được nhà trường phân công trực tiếp giảng dạylớp 5 - 6 tuổi với số trẻ là 35 cháu, trong đó có 19 cháu nam và 16 cháu nữ.Trong quá trình thực hiện tôi gặp phải những thuận lợi và khó khăn sau

* Thuận lợi

Ban giám hiệu nhà trường luôn tạo điều kiện giúp đỡ giáo viên về chuyênmôn, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, động viên sự sáng tạo của giáo viên Tập thể cán bộ giáo viên trong trường luôn có tinh thần đoàn kết, tươngthân, tương ái luôn giúp đỡ nhau trong công việc cũng như trong cuộc sống hàngngày

Trẻ đi học chuyên cần và được ăn ở bán trú tại trường, đảm bảo thời giannghỉ ngơi đúng khoa học nên việc chăm sóc giáo dục trẻ có nhiều thuận lợi Cácbậc phụ huynh ngày càng quan tâm đến việc học tập của con em mình

Nhà trường tiếp tục thực hiện chuyên đề “Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”

là chuyên đề trọng tâm của năm để giúp trẻ phát triển một cách toàn diện hơn Trong năm học nhà trường tổ chức nhiều các ngày hội ngày lễ như: Ngàyhội đến trường, tết trung thu, ngày 20/11 ,…Qua các ngày hội đã lôi cuốn, hấpdẫn trẻ tham gia vào các hoạt động giúp trẻ mạnh dạn tự tin hơn Đặc biệt làtrong năm học 2018 - 2019 này nhà trường đã tổ chức hội thi “Bé khỏe, bé tàinăng” cấp trường và tham dự hội thi “Bé khỏe, bé tài năng” cấp huyện nên trẻcàng có nhiều cơ hội để phát triển về kĩ năng sống hay sự mạnh dạn tự tin củamình hơn

Trang 6

Những thuận lợi này có tác dụng rất lớn trong việc rèn luyện kĩ năng sống haytính mạnh dạn tự tin trong giao tiếp cho trẻ mầm non.

Phòng học còn quá tải về số lượng nên cũng đã ảnh hưởng phần nào đếnviệc chăm sóc giáo dục và rèn kĩ năng sống trẻ

Số trẻ trong lớp đa số là con em nông thôn, điều kiện kinh tế còn nhiều khókhăn, nhiều bố mẹ học sinh đi làm ăn xa dẫn đến việc quan tâm đến con cái cònchưa được nhiều

50% học sinh của lớp là người dân tộc thiểu số nên kĩ năng giao tiếp cũngnhư ngôn ngữ phổ thông của trẻ đang còn hạn chế

Nhiều phụ huynh hiện nay cho con em mình chơi, nghịch điện thoại diđộng, xem ti vi nhiều như vậy các bậc phụ huynh đã vô tình biến con mìnhthành người nhút nhát, thụ động chỉ biết đến mình, không chịu giao tiếp ứng xửđối với người xung quanh dẫn đến một số trẻ bị tự kỉ

* Kết quả của thực trạng trên.

Bên cạnh những khó khăn trên mà việc rèn luyện tính mạnh dạn tự tin chotrẻ đạt kết quả cao Qua khảo sát chất lượng đầu năm học 2018 – 2019 tại lớpmình tôi đã thu được kết quả như sau:

Nhìn vào bảng kết quả khảo sát như trên, tôi thấy nhiều trẻ chưa mạnh dạn

tự tin, tôi luôn băn khoăn suy nghĩ để đưa ra những giải pháp và sử dụng cácbiện pháp để khi tổ chức các hoạt động cho trẻ đạt hiệu quả cao hơn Từ đó nâng

Trang 7

dần khả năng mạnh dạn tự tin của trẻ, phát triển sự linh hoạt và nhanh nhẹn củatrẻ trong các hoạt động.

2.3 Các biện pháp thực hiện để giải quyết vấn đề.

2.3.1 Xây dựng môi trường học tập thân thiện, phù hợp giúp trẻ hứng thú khi tham gia các hoạt động

Muốn trẻ mạnh dạn tự tin và hứng thú tham gia vào các hoạt động ở trường

ở lớp trước hết phải tạo cho trẻ được sống trong một không gian đẹp, đảm bảotính thẩm mĩ, khi trẻ nhìn thấy cái đẹp nó sẽ hình thành ở trẻ vốn kinh nghiệm

mà khi trải nghiệm thực tế trẻ sẽ bộc lộ ra ngoài Tạo cho trẻ có một môi trườnghọc tập phong phú với không gian đẹp là điều thực sự cần thiết và quan trọng

Nó được ví như người giáo viên thứ hai trong công tác tổ chức, hướng dẫn chotrẻ nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi và hoạt động của trẻ, thông qua đó, nhâncách của trẻ được hình thành và phát triển toàn diện

Thông qua hội thi “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”năm học 2017 – 2018 trường tôi đã tạo ra cho trẻ một môi trường hoạt động tíchcực hơn, trẻ được chủ động chơi, được chơi theo ý thích của mình, được học tập

và được trải nghiệm, khám phá thực tế, đây chính là môi trường thuận lợi nhất

để trẻ phát triển kĩ năng mạnh dạn tự tin trong giao tiếp Và môi trường giáo dục

đó được hiểu là môi trường trong lớp học và môi trường ngoài lớp học

Đối với môi trường trong lớp học, ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành tạomôi trường lớp học của mình sạch sẽ thoáng mát Trong phòng có nhiều đồ dùng

đồ chơi đẹp và được tôi trang trí phù hợp với độ tuổi, các góc chơi sắp xếp hợp

lý, góc động xa góc tĩnh, trang trí các góc phù hợp chủ đề, gần gũi quen thuộcvới cuộc sống hằng ngày của trẻ nhằm tạo cho trẻ cảm giác mới lạ, thích thú,đồng thời nó cũng là động lực thúc đẩy trẻ học tập và vui chơi

Ví dụ: Ở góc nghệ thuật tôi sưu tầm những hình ảnh ngộ nghĩnh từ hoạ báo,

có màu sắc rõ nét, gần gũi với trẻ để trưng bày ở góc này, và những hình ảnh đóđược thay đổi theo từng chủ đề, chủ điểm

Ngoài ra tôi cùng các cô giáo trong lớp còn tự tay làm những đồ dùng đồchơi như các con vật, đồ vật…cho trẻ chơi Khi thấy và được chơi với những đồchơi này trẻ rất hứng thú và thể hiện sự tò mò, thích khám phá, đặc biệt trẻ mongmuốn được cùng cô giáo làm ra những đồ dùng đồ chơi ở lớp, chính vì vậy mỗikhi làm đồ dùng đồ chơi tôi thường khuyến khích, hướng dẫn trẻ cùng tham gia.Tôi tận dụng các nguyên vật liệu từ sinh hoạt, từ thiên nhiên không độc hạinhư: Vỏ chai nhựa, vỏ thuỷ sản, vải vụn, giấy báo, lá khô…từ những nguyên vậtliệu này tôi đã hướng dẫn trẻ cùng giúp cô giáo để làm các loại đồ dùng đồ chơi

Ví dụ : Từ mảnh vải vụn và bông, tôi làm thành những con vật ngộ nghĩnh haynhững loại rau củ quả cho trẻ quan sát và cùng khám phá Những lúc làm đồchơi như vậy trẻ có thể giúp cô cắt những bông hoa, chiếc lá,…để trang trí chothật đẹp Không những vậy khi được tham gia làm đồ dùng đồ chơi cùng cô sẽtạo cơ hội cho trẻ được sáng tạo và qua đó còn giáo dục trẻ có ý thức giữ gìn đồdùng đồ chơi, biết giữ gìn bảo vệ môi trường

Trang 8

Hình ảnh các đồ dùng đồ chơi tự tạo

Môi trường ngoài lớp học là yếu tố góp phần tích cực trong việc rèn luyện tínhmạnh dạn tự tin cho trẻ Tuy diện tích ngoài sân trường còn chật hẹp song nhàtrường cũng đã thiết kế các khu vui chơi học tập của trẻ phù hợp cho trẻ hoạtđộng (sân vận động, khu vực chơi với các đồ chơi ngoài trời, khu vườn cổ tích,

…) Để giúp trẻ vui chơi, học tập tôi cùng các đồng nghiệp trong trường còn làmthêm các đồ dùng đồ chơi ở ngoài sân trường để trẻ vui chơi và trẻ được trảinghiệm thực tế một số hoạt động như: chăm sóc vườn rau, chơi với đồ chơi pháttriển vận động…

Hình ảnh: Các đồ dùng đồ chơi tự tạo

Không những thoải mái mạnh dạn tự tin và hứng thú trong các hoạt độngvui chơi mà trong học tập trẻ cũng cần có sự hứng thú khi tham gia hoạt độnghọc tập Cô giáo là người trực tiếp ảnh hưởng đến những thói quen trong sinh

Trang 9

hoạt hằng ngày của trẻ Vì vậy để tạo cho trẻ có cảm giác thoải mái gần gũi, thânthiện, tôi thường xuyên trò chuyện với trẻ mỗi khi đến lớp Những câu hỏi củatôi luôn kích thích trẻ muốn tìm hiểu và học hỏi Ví dụ: Mỗi buổi sáng đến lớptôi thường đặt câu hỏi cho bé như: Hôm qua ở nhà con đã làm những gì? Con có

đi chơi đâu không ? với giọng hài hước, gần gũi với trẻ, khi đó tôi nhận thấy các

bé xem cô giáo như một người bạn của mình

Cho trẻ được hoạt động nhiều trong các bài học, gợi ý để trẻ phát huy hết khảnăng của mình Nếu như phương pháp dạy và học trước đây là cô giáo giảng chohọc sinh nghe thì bây giờ học sinh chính là trung tâm, còn giáo viên chỉ là ngườihướng dẫn, gợi ý Tôi thường đưa ra các câu hỏi mở rộng và sau đó dùng các câuhỏi gợi ý để cho trẻ suy nghĩ và trả lời

Ví dụ: Khi trẻ học với chủ đề “Thế giới thực vật” và chủ đề nhánh là “Một sốloại quả” Tôi sẽ đưa ra câu hỏi mở rộng như : Bạn nào có nhận xét gì về quả này ?rồi từ đó tôi dùng nhưng câu hỏi gợi ý để cho trẻ trả lời như: Qủa này có hình dạngnhư thế nào ? Vỏ của nó ra sao ? Qủa này dùng để làm gì ? Với phương pháp dạyhọc này tôi thấy trẻ trả lời hết nội dung mà câu hỏi đặt ra, trẻ được hoạt động, đượcnói lên sự hiểu biết của mình Khi trẻ trả lời đúng tôi luôn khen ngợi để khuyếnkhích trẻ Qua những lần như vậy tôi thấy trẻ đã mạnh dạn để trả lời câu hỏi của côgiáo và trẻ rất tự tin với câu trả lời của mình

Để thu hút được trẻ trong các hoạt động tôi xây dựng các bài giảng điện tửphong phú về nội dung, có nhiều hình ảnh ngộ nghĩnh phù hợp với độ tuổi.Trong các bài giảng tôi đã thiết kế có chèn thêm âm thanh, hình ảnh hiệu ứnghay các video cho trẻ được nhìn thấy

Ví dụ: Khi cho trẻ làm quen bài thơ “Ếch con học bài” nếu chỉ có hình ảnh

ếch con đi học thì quá nhàm chán trẻ sẽ không hứng thú học bài, tôi đã lựa chọnphương pháp tạo hình ảnh mưa rơi khi ếch con đang đi học, sau đó tạo hiệu ứnghình ảnh ếch con đang chuyển động, giúp trẻ hứng thú với bài học hơn Chính vìnhư vậy nên tôi đã gây được hứng thú đối với trẻ, giúp trẻ có cảm giác tự tinthoải mái không bị gò bó khi học bài, qua đó tạo điều kiện cho trẻ ghi nhớ cóchủ định, phát triển ngôn ngữ và tư duy cho trẻ

Khi tổ chức hoạt ngoài trời cho trẻ tôi luôn tìm những hoạt động thực tế đểtrẻ có thể được thực hành và trải nghiệm Ví dụ như hoạt động: “Cùng chung taylàm sạch môi trường ngoài lớp học”, tôi đã tổ chức cho trẻ nhặt lá trong sânvườn trường, tôi thấy trẻ hoạt động rất tích cực, rất thoải mái, tự tin khi giao tiếp

và trả lời các câu hỏi của cô giáo trong khi hoạt động Thông qua hoạt động nàytrẻ đã tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm về cuộc sống và cũng thông qua đótôi giáo dục trẻ có ý thức biết giữ gìn và bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp

Trang 10

Hình ảnh: Cô cùng các bé đang nhặt lá trong sân vườn trường.

Đặc biệt trong năm học 2018 – 2019 này trường tôi có tổ chức hội thi “Békhỏe, bé tài năng” cấp trường, lớp tôi có 3 học sinh tham gia hội thi “Bé khoẻ,

bé tài năng” cấp huyện đạt giải nhì Qua hội thi này trẻ đã có một môi trườnghọc tập, vui chơi thú vị hơn và điều quan trọng hơn nữa là trẻ được giao lưu họchỏi và được thể hiện tài năng, năng khiếu cũng như sự mạnh dạn tự tin củamình

Hình ảnh trẻ tham dự hội thi

Trang 11

2.3.2 Nắm rõ đặc điểm, tâm sinh lý của lứa tuổi và trẻ cá biệt để rèn luyện tính mạnh dạn tự tin cho trẻ

Như chúng ta đã biết, ở lứa tuổi này, trẻ ý thức khá rõ ràng về những

“quyền lợi” và “thế mạnh” của mình Vì thế trẻ dễ có những tình trạng như:Hiếu động - nghịch ngợm, nhõng nhẽo, nhút nhát…

Vì vậy là giáo mầm non phải biết đánh giá đúng về trẻ để có cách ứng xửphù hợp giúp trẻ phát triển một cách toàn diện Trong bất kì một hoạt động nào

cô giáo phải luôn chú ý quan tâm đến trẻ để kịp thời hướng dẫn và uốn nắnnhững việc làm chưa đúng của trẻ Cô giáo phải biết khích lệ động viên trẻ kịpthời trong khi trẻ hoạt động

Để hiểu rõ hơn về tâm sinh lý của trẻ thì trong mọi hoạt động tôi luôn quantâm chú ý đến từng trẻ, và đặc biệt hơn nữa chú ý đến những trẻ còn nhút nhát

và nhất là những trẻ là người dân tộc thiểu số, trong mọi giờ hoạt động tôi luônquan sát và nhận xét xem trong quá trình học tập trẻ có hoạt động không? Cótích cực, hứng thú không? Tôi tìm hiểu nguyên nhân vì sao trẻ không hoà đồngcùng các bạn để có hướng tìm cách giúp trẻ hoà nhập với bạn bè, cách làm nàycủa tôi đã giúp trẻ mạnh dạn, tự tin hơn rất nhiều

Ví dụ: Trong lớp tôi có cháu Nguyễn Thị Ngọc Mai, cháu là người dân tộcMường, gia đình sống ở thôn có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, có lẽ một phầncũng vì lý do này nên cháu nhút nhát hơn các bạn khác Qua khảo sát chất lượngđầu năm học này cho thấy, cháu chậm chạp trong mọi hoạt động, vốn từ giaotiếp của cháu cũng rất hạn chế, vì vậy mỗi lần khi trả lời câu hỏi của cô giáocháu còn chưa mạnh dạn, tự tin vì sợ cô và các bạn cười Với những cháu nhútnhát như cháu Mai, tôi thường xuyên trò chuyện gần gũi, ân cần, nhẹ nhàng, thểhiện sự quan tâm, yêu thương cháu, động viên, giúp đỡ khi cháu tham gia vàocác hoạt động Ban đầu tôi cho cháu tham gia hoạt động nhóm với các bạn rồisau đó tôi khuyến khích cháu thực hiện độc lập Mỗi lần cháu thực hiện như vậyluôn được cô và các bạn khen, cổ vũ bằng nhiều hình thức như: Cổ vũ bằng mộttràng pháo tay, cuối tuần được cô nêu gương bé chăm bé ngoan và nhận phiếu

bé ngoan

Để thu hút được sự chú ý của những trẻ còn nhút nhát trong lớp tôi tìmhiểu mong muốn, sở thích của các cháu và cùng các cháu đề ra những quy địnhchung của lớp như “Mạnh dạn tham gia chơi với bạn, đoàn kết với các bạn,nhường đồ chơi cho bạn” vào thứ hai hàng tuần Đến cuối tuần tôi cho các cháu

tự nhận xét xem mình đã thực hiện tốt nội quy đó chưa Bạn nào tiến bộ sẽ được

cô cắm cờ bé ngoan, còn những bạn chưa thực hiện được tốt nội quy thì vẫn phảiphấn đấu bao giờ ngoan mới được thưởng Từ đó tôi đã tạo được niềm tin ở trẻ,trẻ luôn tin tưởng và giãi bày những mong muốn với tôi vì các cháu đã thực sựmạnh dạn, tự tin hơn khi tham gia các hoạt động ở lớp, không những vậy bâygiờ các cháu đã quen hơn với môi trường tập thể, thích đi học và đã mạnh dạn tựtin giao tiếp với mọi người xung quanh Chính điều này đã giúp tôi thành côngtrong việc rèn luyện sự mạnh dạn tự tin cho những trẻ cá biệt

Ngày đăng: 30/10/2019, 15:14

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Danh ngôn Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn lọc theo chủ đề Khác
6. Tâm lý học trẻ em – Nguyễn Ánh Tuyết – NXB Đại học sư phạm Khác
7. Giáo trình tâm lý học trẻ em lứa tuổi Mầm non - Nguyễn Bích Thủy -NXB Hà Nội 2005 Khác
8. Giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội – Đặng Lan Phương - vụ GDMN Khác
9. Lý luận và phương pháp hướng dẫn trẻ làm quen với MTXQ – Hoàng Thị Phương – NXB Đại học sư phạm Khác
10. Tham khảo tài liệu, sách, báo, internet Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w