1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN Một số biện pháp tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, đồ dùng, trang thiết bị ở trường Mầm Non Tam Hưng A

27 3K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 8,82 MB

Nội dung

Qua thời gian nghiên cứu và thực hiện bản thân tôi luôn tìm tòi tham khảo một số tài liệu có liên quan đến kinh nghiệmtrong công tác quản lý giáo dục và những kinh nghiệm quí báu về việc

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Trong 2 năm 2010 -2012 để hoàn thành đề tài sáng kiến kinh nghiệm

“Một số biện pháp tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, đồ dùng, trang thiết bị ở trường Mầm Non Tam Hưng A” Qua thời gian nghiên cứu và thực hiện bản

thân tôi luôn tìm tòi tham khảo một số tài liệu có liên quan đến kinh nghiệmtrong công tác quản lý giáo dục và những kinh nghiệm quí báu về việc làm tốtcông tác tham mưu được đầu tư kinh phí xây dựng kiên cố hoá trường học cùngvới việc tăng cường trang thiết bị đồ dùng đồ chơi để phục vụ tốt việc nuôidưỡng chăm sóc giáo dục trẻ

Trong 2 năm vừa qua tôi vô cùng cám ơn sự quan tâm của các cấp lãnhđạo đã tạo điều kiện cho tôi được tham quan học tập ở các trường bạn trong vàngoài Huyện Bên cạnh đó tôi cũng rất biết ơn đến các đồng chí cán bộ lãnh đạo

xã Tam Hưng, đặc biệt là đồng chí phụ trách văn hoá xã hội của xã, các cấp lãnhđạo huyện Thanh oai đã tạo điều kiện đầu tư kinh phí, có những ý kiến quí báukịp thời tạo điều kiện giúp đỡ tôi để tôi hoàn thành được đề tài sáng kiến kinhnghiệm (SKKN) này

Trong quá trình viết không sao tránh khỏi được những hạn chế và thiếusót, rất mong Hội đồng khoa học các cấp giúp đỡ đóng góp ý kiến cho đề tài củatôi được hoàn thành và cũng là kinh nghiệm cho bản thân tôi trong quá trìnhcông tác của người cán bộ quản lý với việc tăng cường cơ sở vật chất đồ dùngtrang thiết bị cho trẻ trong trường Mầm Non ở những năm học tiếp theo

Tôi xin chân thành cám ơn!.

Tác giả

Tác giả: Đào Thị Bích Hường 1

Trang 2

MỤC LỤC

*Lời cảm ơn……… 1

* Mục lục……… 2

* Ký hiệu viết tắt, tài liệu tham khảo………3

* Sơ yếu lý lịch……….4

I ĐẶT VẤN ĐỀ………5

1- Lý do chon đề tài………5

2- Đối tượng và phạm vi thực hiện đề tài……… 6

II CƠ SỞ LÝ LUẬN……….6

III THỰC TRẠNG KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI………

1- Thuận lợi……… ………

2- Khó khăn………

3- Số liệu điều tra trước khi thực hiện đề tài………

IV CÁC BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1-Biện pháp.Tích cực tham mưu trong việc đầu tư xây dựng CSVC trường học………

2- Biện pháp 2: Làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục MN………

3 - Biện pháp 3: Phát động GV thi làm đồ dùng đồ chơi tự tạo………

4- Biện pháp 4: Làm tốt công tác tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh nhằm tăng cường CSVC, đ/d trang thiết bị đ/c cho trẻ hoạt động…………

V KẾT QUẢ SAU KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI:………

VI KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ:………

1- Kết luận………

2- Khuyến nghị………

Trang 3

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

- SKKN: Sáng kiến kinh nghiệm

- UBND: Uỷ ban nhân dân

- SDD: Suy dinh dưỡng

TÀI LIỆU THAM KHẢO.

1 Luật Giáo dục

2 Điều lệ trường MN

3 Chương trình hướng dẫn chăm sóc giáo dục trẻ

4.Văn kiện Đại hội Đảng CSVN lần thứ VIII Chính trị quốc gia

Trang 4

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

- Đơn vị công tác : Trường mầm non Tam Hưng A-

Huyện Thanh Oai – Thành phố Hà Nội

- Trình độ chuyên môn : Đại học sư phạm mầm non

- Hệ đào tạo : Tại chức

Trang 5

Các trường MN đã được quan tâm đầu tư xây dựng kiên cố hoá trườnghọc theo hướng đạt chuẩn và hiện đại.

Song trước đây do nhận thức của nhân dân và điều kiện kinh tế xã hội củacác địa phương nói chung và của xã Tam Hưng nói riêng, việc cắt đất đầu tư xâydựng các trường MN rất dàn trải, chủ yếu theo địa bàn thôn, mỗi thôn xây dựngmột trường MN rất nhỏ lẻ và manh mún Nên việc đầu tư các trang thiết bị chocác khu lớp cũng rất nghèo nàn và hạn chế

Để việc đầu tư xây dựng trường lớp mới theo hướng tập trung nhưng đểphù hợp với người sử dụng đặc thù là trẻ MN và việc tăng cường đồ dùng trangthiết bị, đồ chơi cho xứng tầm với các trường MN của Thủ Đô cũng là một vấn

đề cho các cấp lãnh đạo và các nhà quản lý giáo dục

Đứng trước những trăn trở đó, tôi đã mạnh dạn quyết định chọn đề tài:

“Một số biện pháp tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, đồ dùng trang thiết bị,

đồ chơi ở trường mầm non Tam Hưng A ” để làm đề tài nghiên cứu khoa học

của mình

Tác giả: Đào Thị Bích Hường 5

Trang 6

2- Phạm vi, thời gian thực hiện đề tài.

- Phạm vi: Trường MN Tam Hưng A - Huyện Thanh Oai -TP Hà Nội

- Thời gian: 2 năm học từ tháng 7/2010 đến tháng 5/2012

Tiếp tục bổ xung và hoàn thiện trong những năm học sau

II- CƠ SỞ LÝ LUẬN

Từ khi có Đảng ra đời, Đảng và nhà nước ta đã rất coi trọng sự nghiệp giáodục và đào tạo Điều đó được thể hiện trong điều 35 Hiến pháp nước Cộng hoà

XHCN Việt Nam: “ Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu Nhà nước và xã

hội phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”.

Đại hội Đảng lần thứ VIII (1996) khẳng định con đường đi lên CNXH củanước ta và nêu ra phương hướng, mục tiêu đến năm 2020 nước ta trở thành mộtnước công nghiệp Muốn vậy phải đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại

hoá đất nước Nghị quyết TW2 khóa VIII khẳng định: “ Muốn tiến hành công

nghiệp hoá, hiện đại hoá thắng lợi phải phát triển mạnh giáo dục-đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững”.

Sự phát triển của một quốc gia trong thế kỷ XXI sẽ phụ thuộc lớn vào tiềmnăng tri thức của dân tộc đó Vì vậy coi đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho pháttriển Tạo điều kiện cho giáo dục phát triển một bước để đón đầu sự phát triểnkinh tế xã hội của đất nước và trào lưu hội nhập thế giới

Song để giáo dục và đào tạo thật sự phát triển tốt thì cơ sở vật chất (CSVC) vàchất lượng đội ngũ nhà giáo có thể nói là 2 yếu tố cơ bản nhất có tính quyết định.CSVC là yếu tố tiền đề cho sự phát triển của mỗi nhà trường

Cấp học MN là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân Nhiệm

vụ của trường MN là: " Tổ chức thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ từ 3 tháng đến 6 tuổi" Yêu cầu phải đảm bảo đủ cơ sở vật chất, đủ về thiết bị,

đồ dùng đồ chơi cho trẻ theo Thông tư 02 của Bộ GD&ĐT

Trang 7

III- TÌNH TRẠNG THỰC TẾ KHI CHƯA THỰC HIỆN

1- Thuận lợi:

Trường MN Tam Hưng A nằm ở phía Nam của huyện Thanh Oai, có conđường 427 đi qua, là xã thuần nông kinh tế xã hội ổn định, là xã có phong tràohiếu học từ nhiều năm nay

Trường có 4 điểm trường ở 4 thôn trong địa bàn xã

- Được sự quan tâm của huyện đã và đang đầu tư CSVC cho nhà trường

- Đội ngũ giáo viên - nhân viên đủ về số lượng đảm bảo yêu cầu chất lượng,nhiệt tình ham học hỏi nâng cao dần về chuyên môn chất lượng CSGD trẻ

- Có đủ phòng học, đồ dùng trang thiết bị phục vụ CSGD trẻ, có môi trườngxanh, sạch

- Nhận thức của các cấp, các ngành, của phụ huynh đối với ngành học đượcnâng lên rõ rệt

- Công tác xã hội hoá giáo dục MN được đẩy mạnh

2- Khó khăn.

- Trường có nhiều điểm lẻ ( 03 điểm ), phòng học ở 2 khu lẻ: Tê Quả chậtchội, khu Đại Định ẩm thấp, xuống cấp, nhiều muỗi không đảm bảo sức khoẻcho trẻ, khó khăn cho việc quản lý CSGD trẻ

- 1 lớp Nhà trẻ Hưng Giáo và bếp ăn của trường phải nhờ nhà văn hóathôn Hưng Giáo

- Thiếu đồ dùng trang thiết bị hiện đại để phục vụ nhu cầu về sinh hoạt vàhọc tập cho trẻ Đặc biệt là việc áp dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy

Tác giả: Đào Thị Bích Hường 7

Trang 8

3- Số liệu điều tra trước khi thực hiện.

Thời gian trong tháng 7/2010

IV NHỮNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN

1 Biện pháp 1 Tích cực tham mưu trong việc đầu tư xây dựng CSVC trường học.

Trường lớp CSVC khang trang sạch đẹp với đầy đủ các phương tiện thiết

bị phục vụ cho học tập và vui chơi là ước mơ của tất cả các bậc phụ huynh khi

họ gửi gắm con em tới trường

Để làm tốt công tác xây dựng CSVC nhà trường thì việc làm trước tiêncủa người quản lý là phải làm tốt công tác tham mưu với các cấp các ngành hiểuthêm về nhiệm vụ, chức năng của ngành học, của công tác CSGD trẻ từ 0-6 tuổi

Mặc dù được quan tâm đầu tư xây dựng nhưng để có trọng tâm, trọngđiểm và đạt hiệu quả cao phù hợp với ngành học, nên sau khi đã được đầu tưxây dựng 9 phòng học kiên cố cho 2 khu Hưng Giáo và Song khê năm 2010, nhàtrường chúng tôi tiếp tục xây dựng kế hoạch về qui mô mạng lưới trường lớpbáo cáo trình Đảng uỷ-Hội đồng nhân dân- Uỷ ban nhân dân xã, có ý kiến phátbiểu trình bày tại các hội nghị của xã, của thôn với nội dung: Đề nghị xây dựngnhà bếp, nhà hiệu bộ tại khu trung tâm thuộc khu Song khê Xin dồn 2 khu lẻ Têquả và Đại định vào 1 khu đất mới trung tâm giữa 2 thôn

Kế hoạch là vậy song ban đầu chúng tôi gặp không ít khó khăn vì tưtưởng của 1 số cán bộ đặc biệt là phụ huynh học sinh MN rất cục bộ địa phương

Trang 9

cho rằng mỗi thôn phải có 1 trường MN và việc gửi con học ở trường khôngnằm trong địa bàn thôn mình thì như là phải đi học nhờ Ngược lại thôn màchúng tôi xin đặt địa điểm xây dựng trường thì một số người cho rằng thôn của

họ thiệt hơn vì bị mất đất……

Trước tình hình đó trong các buổi họp hội đồng nhà trường tôi đưa ra kếhoạch xây dựng CSVC để mỗi CBGVNV hiểu rõ và là một tuyên truyền viên đểlàm công tác tư tưởng với phụ huynh và nhân dân ở địa phương và tôi đã tổ chứchọp Ban đại diện cha mẹ học sinh của 2 thôn, gặp gỡ trao đổi và cùng tham dựhội nghị Ban công tác Mặt trận của thôn Đại Định là nơi chúng tôi xin đất xâydựng Trong hội nghị tôi phát biểu về yêu cầu CSVC xây dựng trường học hiệnnay, với chủ trương xây dựng theo hướng tập trung, dồn khu lẻ để đầu tư có hiệuquả Thành phố và Huyện sẽ ưu tiên xây dựng cho những nơi có qui hoạch đủdiện tích đất, xây dựng các khu tập trung Đặc biệt sẽ có đầy đủ các trang thiết bị

đồ dùng phục vụ việc CSGD trẻ, trẻ được học đúng độ tuổi, không phải học lớpghép như hiện nay: Thôn Tê quả có 3 lớp học, gồm 1 lớp nhà trẻ, 1 lớp ghép 3+4tuổi nhưng học theo chương trình 3 tuổi vì số trẻ 3 tuổi đông hơn và 1 lớp 5 tuổicủa các cháu ở 2 thôn Tê quả +Đại định Thôn Đại định có 2 lớp học, gồm 1 lớpnhà trẻ, 1 lớp ghép 3+4 tuổi nhưng học theo chương trình 4 tuổi vì số trẻ 4 tuổiđông hơn………

Được xã và các thôn đồng tình ủng hộ, tháng 7/2010 UBND Huyện đãcho đầu tư xây dựng nhà hiệu bộ và nhà bếp kinh phí 1.4 tỉ đồng tại khu trungtâm thuộc thôn Song khê và đã đưa vào sử dụng trong năm học 2011-2012.Đặc biệt với sự đồng thuận nhất trí cao của lãnh đạo xã, của cán bộ và nhân dân

2 thôn Tê quả, Đại Định đã nhất trí đồng ý cho cắt 2500m2 đất thuộc khu vựcthôn Đại định trong đó 1400m2 đất liền thổ, 1100m2 đất ao để xây dựng khutrường MN mới cho 2 thôn

Kết quả tháng 7/2011 UBND huyện tiếp tục cho thi công xây dựng 6phòng học, nhà để xe, tường bao cổng trường trị giá 3.6 tỉ đồng Công trình đãhoàn thành và sẽ đưa vào sử dụng từ tháng 6/2012

Tác giả: Đào Thị Bích Hường 9

Trang 10

Đây là nguồn động viên lớn nhất trong quá trình công tác của tôi và tạo điều kiện

để nhà trường chúng tôi CSGD trẻ được tốt hơn

Để công trình xây dựng sẽ phục vụ thiết thực hiệu quả hơn trong việcCSGD trẻ Mặc dù bản thân chỉ đi sâu làm công tác chuyên môn không có hiểubiết về xây dựng nhưng tôi luôn theo dõi giám sát công trình xây dựng, mỗi côngtrình thi công tôi đều xin 1 bản thiết kế bản vẽ xây dựng để nghiên cứu chỗ nàokhông hiểu tôi gặp gỡ trao đổi hỏi đồng chí cán bộ phụ trách văn hoá xã có rấtnhiều kinh nghiệm trong kiến thiết xây dựng, đặc biệt với cấp học MN

Qua nghiên cứu thiết kế bản vẽ, tôi thấy có 1 số điểm còn bất cập, chưa phù hợpvới tình hình thực tế hiện nay trong việc CSGD trẻ

Ví dụ: Với công trình nhà bếp ở khu Song khê, nguồn nước thiết kế bể lọc

bằng bồn nhỏ ở trên mái trong khi ở khu vực nông thôn nguồn nước chủ yếu dùngnước giếng khoan, nhiều chất sắt phải qua hệ thống lọc mà lượng nước sử dụnghàng ngày rất lớn sẽ không đủ dùmg cho trẻ, đồng thời mỗi khi việc thay cát bểlọc cũng rất khó khăn

Diện tích 1 số các phòng hiệu bộ chật: Có phòng truyền thống 21m2, nhưngkhông có phòng hội đồng (chưa phù hợp theo yêu cầu xây dựng trường MN)

Diện tích nhà bếp 43m2 quá nhỏ để nấu ăn cho 400 cháu, hệ thống nước,bàn chế biến không thuận tiện cho việc nấu theo qui trình bếp 1 chiều (Bàn bếpxây cao, nước xa khu nấu, cô nuôi phải xách nước vừa vất vả và nền bếp sẽ luôn

Để khắc phục các vấn đề trên, tôi đã trực tiếp có ý kiến đề xuất với UBND

xã, lập tờ trình gửi phòng GD, Ban quản lý dự án và UBND Huyện để được giúp

đỡ Mặc dù bản vẽ đã được phê duyệt, mỗi lần thay đổi bổ xung là rất phức tạp,

Trang 11

song UBND Huyện đã chấp nhận cho thay đổi bổ xung 1 số hạng mục cho phùhợp theo đề nghị của nhà trường

Cụ thể: Xây dựng bể lọc nước ở tầng một sau đó máy bơm lên tec trên mái,làm thêm đường dẫn nước tới khu nấu xả trực tiếp vào nồi to, mặc dù đây khôngphải là một vấn đề mới mẻ đối với các trường MN khu vực nội thành, song lại làmột phần thưởng lớn đối với nhân viên nhà bếp, giảm đỡ công sức cho cô nuôikhông phải xách khiêng nước đổ vào nồi vừa đảm bảo bếp luôn khô ráo Mở rộngdiện tích nhà bếp 20m2 cho khu sơ chế thực phẩm Không xây phòng truyềnthống phòng hành chính quản trị để ưu tiên xây thông thành 1 phòng hội đồng.Xây nhà vệ sinh cho giáo viên ở gầm cầu thang Thay hàn lan can sắt đặc, lát 899m2 sân chơi bằng gạch đỏ Xuân hoà (khu Song Khê 500m, khu Đại Định mới399m)………

Tác giả: Đào Thị Bích Hường 11

Xây dựng bể lọc nước ở tầng một

Trang 12

X©y bÓ níc läc ë tÇng 1

Trang 13

Nguồn nước dẫn tới khu bếp nấu

Đến nay công trình xây dựng đã xong, sẽ đưa vào sử dụng từ tháng 6/2012.Trường chúng tôi với qui mô trường lớp đang từ 4 điểm trường nằm ở 4 thôn naychỉ còn 3 điểm với 15 phòng học kiên cố và các hạng mục phụ trợ để phục vụ tốtviệc CSGD các cháu Cán bộ giáo viên, nhân viên và phụ huynh học sinh rất phấnkhởi hài lòng với CSVC nhà nước đầu tư xây dựng cho

Tác giả: Đào Thị Bích Hường 13

Trang 14

Khu trung tâm trường mầm non Tam Hưng A

Khu trung tâm trường mầm non Tam Hưng A

Trang 15

2 Biện pháp 2: Làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục MN.

Công tác giáo dục là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của tất

cả các cấp, các ngành chứ không chỉ là của riêng ai

Song để các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương và nhân dân tin tưởnghiểu rõ hơn về cấp học MN đó là nhiệm vụ của nhà trường, đội ngũ các cô giáoMN

Chúng tôi xác định rằng chỉ có chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ thật tốtmới có thể tạo được lòng tin và sự ủng hộ cao của các cấp các ngành và chínhquyền địa phương

Tác giả: Đào Thị Bích Hường 15

Khu trường MN mới xây dựng cho hai thôn

Đại Định và Tê Quả

Trang 16

Với các khẩu hiệu thi đua trong nhà trường: “ Nuôi tốt- dạy tốt- yêu

thương các cháu như chính con em ruột thịt của mình Cô duyên dáng mẫu

mực-bé khoẻ đẹp lễ phép Mỗi ngày đến trường là một ngày vui của bé….”

Thông qua việc tổ chức tốt các này hội đến trường của bé, các hội thi giáoviên giỏi cô nuôi giỏi, thi bé khéo tay, chương trình liên hoan văn nghệ mừngngày hội ngày lễ, chào mừng các ngày hội làng, tết trung thu… đã khẳng địnhchất lượng thực của nhà trường

¤ng phã chñ tÞch UBND huyÖn Thanh Oai ph¸t biÓu

vµ tÆng hoa cho nhµ trêng trong ngµy khai gi¶ng n¨m häc 2011-2012

Ngoài các buổi dự họp và phát biểu đi sâu về công tác GDMN ở hội nghịcủa xã và các thôn, hàng năm trong buổi lễ khai giảng năm học mới và lễ kỷ niệmngày nhà giáo Việt nam 20-11 Chúng tôi mời đại biểu đại diện Đảng uỷ-HĐND-UBND, các ban ngành của xã Đặc biệt với đặc thù cấp học MN chúng tôi mờicác ông bà bí thư chi bộ, trưởng thôn, chi hội trưởng các chi hội trong thôn cùng

về dự Qua đây chúng tôi tạo được niềm tin trong cán bộ và nhân dân địa phươngqua các thành tích, các con số biết nói, như số lượng trẻ ra lớp, ăn ngủ tại lớpngày càng đông, tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng (SDD) ngày càng giảm

Trang 17

Cụ thể: Năm học 2010-2011: Số trẻ ra lớp 402 cháu, đạt tỉ lệ NT 40%, MG96% các cháu trong độ tuổi ra lớp Các cháu ăn ngủ tại lớp đạt 96%, tỉ lệ SDD còn6.5%, có 61 cháu thi Bé khéo tay, 9 cô thi đạt GVG, cô nuôi giỏi cấp huyện trong

đó 1 cô đạt giải nhì cấp huyện, 1 đề tài SKKN được xếp loại cấp Thành phố

Năm học 2011-2012: Số trẻ ra lớp 421 cháu, tăng 19 cháu, đạt tỉ lệ NT40.2%, MG 96.5% các cháu trong độ tuổi ra lớp, các cháu ăn ngủ tại lớp đạt 99%

tỉ lệ trẻ SDD giảm còn 4%, có 68 cháu thi Bé khéo tay, 6 cô thi đạt GVG, cô nuôigiỏi cấp huyện trong đó 2 cô đạt giải nhì cấp huyện, có 5 đề tài SKKN được xếploại A cấp Huyện gửi cấp Thành phố xét duyệt

Bên cạnh những thuận lợi và thành tích đạt được báo cáo trong hội nghị,chúng tôi còn nêu những khó khăn, thiếu thốn về CSVC, đồ dùng trang thiết bịphục vụ hoạt động CSGD trẻ, cụ thể như còn thiếu màn hình ti vi, vi tính….Vàođầu năm học tôi làm đơn đề mghị xin hỗ trợ kinh phí gửi các Ban chi uỷ- Banlãnh đạo- Hội người cao tuổi các thôn, bố trí cùng với cô tổ trưởng khu lớp và banđại diện phụ huynh học sinh cùng đi tham mưu đề nghị

Kết quả: Trong ngày dự lễ khai giảng năm học 2010-2011các thôn đều cóquà tặng cho trẻ, tặng 5 bộ màn hình ti vi (thôn Song khê 3 bộ, thôn Hưng Giáo 1

bộ, thôn Đại Định 1 bộ) 1 bộ màn hình vi tính….Tổng trị giá 50 triệu đồng

Tác giả: Đào Thị Bích Hường 17

Ngày đăng: 26/03/2015, 18:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w