0
Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

Cơ hội và thách thức đối với công ty Chứng khoán HSC trong thời gian tớ

Một phần của tài liệu ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN HSC (Trang 45 -45 )

TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN HSC TRONG THỜI GIAN TỚ

2.2. Cơ hội và thách thức đối với công ty Chứng khoán HSC trong thời gian tớ

gian tới

2.2.1. Cơ hội

2.2.1.1 Bối cảnh của TTCK Việt Nam

Trong bối cảnh nền kinh tê Việt Nam tăng trưởng tốc độ đang tạo đà cho sự phát triển TTCK. Trước xu thế toàn hội nhập ngày càng sâu rộng thì nền kinh tế Việt nam tiếp cận được nền khoa học công nghệ phát triển, huy động được nhiều vốn đầu tư, mở rộng thị trường tiêu thụ. Hoạt động của các doanh nghiệp trong nền kinh tế được mở rộng. Thu hút được sự quan tâm của không chỉ nhà đầu tư trong nước mà còn của nhà đầu tư nước ngoài đối với các chứng khoán có chất lượng.

Nền kinh tế Việt Nam đi lên, mức sống của người dân tăng lên đây chính là đối tượng khách hàng tương lai.

Theo quy định của Luật chứng khoán thì cho phép các công ty chứng khoán có vốn đầu tư nước ngoài, liên doanh với nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường chứng khoán Việt nam. Khi có các nhà đầu tư chuyên nghiệp tham gia thì các CTCK nói chung và HSC nói riêng có cơ hội học hỏi chuyên môn và kinh nghiệp quản lý. Một môi trường cạnh tranh sôi nổi sẽ tạo điều kiện cho HSC phát triển không ngừng đầu tư nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh.

Thanh khoản thị trường đã tăng trung bình khoảng 50% kể từ cuối năm 2011 và một số ngày có tổng giá trị giao dịch trên 3.000 tỷ đồng. Với sự gia tăng của các hoạt động của thị trường và thị phần môi giới của HSC sẽ tiếp tục tăng trưởng. Tức là trong bối cảng thị trường ngày càng có những tín hiệu tích cực, năm 2012 HSC sẽ hướng tới mức tăng trưởng lợi nhuận ròng khoảng 20%-50% so với năm 2011.

Nhìn chung, năm 2012 là năm có khá nhiều cơ hội, giá của hầu hết cổ phiếu sau một thời gian điều chỉnh đã về mức giá hợp lý. Đặc thù của nền kinh tế Việt Nam là nước nông nghiệp nên chúng ta có lợi thế rất lớn về nông sản, thủy hải sản, lâm sản, khoáng sản... Thế giới đang trong giai đoạn khủng hoảng lương thực, Việt Nam sẽ được hưởng lợi, nên các ngành đó ở Việt Nam sẽ đạt kết quả kinh doanh tốt. Ngoài ra, là một nước đang phát triển, các ngành về hạ tầng cơ sở như bất động sản cũng sẽ là một ngành đáng quan tâm.

Xu hướng giảm lạm phát giúp giảm lãi suất giúp cho các doanh nghiệp dễ tiếp cận nguồn vốn hơn, đặc biệt là các DN bất động sản.

Tiền tệ thắt chặt giúp cho các yếu tố đầu cơ bị triệt tiêu nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp làm ăn chân chính, tạo ra giá trị.

Giá cổ phiếu đang ở mức “thấp tương đối” sẽ giúp cho nhà đầu tư có thêm nhiều lựa chọn.

2.2.1.2 Sự lớn mạnh của HSC trong thời gian qua

Trong vòng 5 năm, và đặc biệt là trong năm 2011, HSC đã ngày càng được biết đến trên thị trường như công ty chứng khoán mạnh nhất và được quản lý chuyên nghiệp nhất tại Việt Nam. Đây không phải là một đánh giá chủ quan mà đã được công nhận bởi khách hàng, nhà đầu tư và các cơ quan chức năng. HSC được giới truyền thông chúc mừng, và được các tổ chức khảo sát uy tín trong ngành trao giải. Trên thực tế, bằng chứng thuyết phục nhất về vị thế dẫn đầu của HSC là kết quả tài chính và việc mở rộng thị phần của HSC.

Trong một năm khi mà nhiều công ty khác trong ngành đang vật lộn với các khoản lỗ từ nợ xấu, dự phòng và xóa nợ, và một số còn bị mất chức năng môi giới, HSC vô cùng tự hào về kết quả tài chính tốt trong năm 2011. Mặc dù bối cảnh lãi suất cao đã góp phần củng cố lợi nhuận của HSC do một phần quan trọng trong doanh thu là thu nhập từ các hoạt động cho vay ký quỹ/ repo và tiền gửi tại ngân hàng, chúng ta phải nhìn nhận rằng thực tế chương trình cho vay ký quỹ của HSC là chương trình thận trọng và hiệu quả nhất trong ngành do không có nợ xấu, dự phòng hay thất thoát trong danh mục ký quỹ , và HSC tiếp tục bảo toàn 100% vốn và tài sản của cổ đông. Mặc dù khối lượng giao dịch toàn thị trường giảm 60% và

khối lượng giao dịch thông qua chúng ta cũng giảm 40%, đồng thời bất chấp bối cảnh lãi suất cao, dư nợ danh mục cho vay ký quỹ của HSC tiếp tục duy trì mức trung bình 620 tỷ đồng cho cả năm 2011. Danh mục cho vay ký quỹ này có mức lợi tức 21% trong năm 2011 và đóng góp 32% trong tổng doanh thu của công ty. Hơn thế nữa, lợi nhuận trong suốt 5 năm 2007-2011 đã làm tăng giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu mọt cách ổn định trong khi trên thực tế HSC tiếp tục trả cổ tức ở mức cao. Năm 2011, HSC đã tạm ứng mức cổ tức 10% (theo mệnh giá) và HSC tin rằng các cổ đông sẽ chấp thuận tỷ lệ thanh toán cổ tức gần bằng mức 17% của năm ngoái.

Thị phần trong hai phân khúc khách hàng cá nhân và khách hàng tổ chức ngày càng được mở rộng. Năng lực và thế mạnh trong cả phân khúc khách hàng cá nhân và khách hàng tổ chức đã dẫn tới việc mở rộng thị phần đối với cả hai phân khúc khách hàng này của HSC.

HSC đã thực hiện thành công quá trình cổ phần hóa tăng số vốn điêu lệ của công ty lên 1.000 tỷ đồng, tạo điều kiện cho công ty hoạt động trên một quy trình tổ chức hoạt động tự chủ và năng động.

Hoạt động tài chính có đặc trưng là đòi hỏi có uy tín cao trên thị trường thỉ với có cơ hội phát triển nhanh, hay nói cách khác đó chính là vấn đề tài chính. Dưới sự phối hợp hoạt động của một trong những ngân hàng cổ phần có tên tuổi thì hoạt động của HSC thuận lợi hơn sơ với các CTCK khác.

HSC có chế độ chính sách đãi ngộ đối với những người có trình độ cao vì vậy công ty có một đội ngũ nhân viên có trình độ và tận tụy với công việc gắn bó với công ty.

Một phần của tài liệu ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN HSC (Trang 45 -45 )

×