Thách thức

Một phần của tài liệu Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán HSC (Trang 47)

TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN HSC TRONG THỜI GIAN TỚ

2.2.2. Thách thức

Nhà đầu tư trên TTCK Việt Nam đang trải qua những tháng lạ lùng nhất trong vài năm trở lại đây. Bất chấp các tín hiệu tích cực như tỷ lệ tăng trưởng GDP thực tế đang cao hơn kế hoạch, lạm phát có thể khống chế ở mức 8% vào cuối năm, nhưng TTCK vẫn tỏ ra thiếu động lực. Thị trường bất ngờ giảm mạnh trong tháng 8

sau khi đi ngang 7 tháng đầu năm 2012, rồi phục hồi một phần trong những phiên giao dịch gần đây.

Tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam dần được cải thiện, nhưng thị trường tài chính đang bộc lộ một số bất ổn trong ngắn hạn. Cụ thể, đó là tình trạng cổ phiếu bị "pha loãng", cơ quan quản lý chậm trễ ban hành các cơ chế giao dịch mới mà NĐT kỳ vọng, vấn đề kỹ thuật nội bộ của hệ thống ngân hàng như việc tăng vốn điều lệ lên tối thiểu 3.000 tỷ đồng vào cuối năm nay, các quy định của Thông tư 13/2010/TT-NHNN... Các nhân tố trên khiến dòng tiền trong nước chảy vào chứng khoán chững lại.

Bên cạnh đó, dòng vốn ngoại chảy vào TTCK Việt Nam chỉ đạt mức khiêm tốn, bởi một số lý do: khủng hoảng tài chính thế giới khiến nguồn tiền cạn kiệt, nhất là từ các quỹ đầu cơ (hedge funds); rủi ro tỷ giá khiến giới đầu tư quan tâm đến TTCK các nước mới nổi, trong đó có Việt Nam, lo ngại; sự tin tưởng vào các quỹ đầu tư trên TTCK nội địa giảm bớt, do trong năm 2009 và thời gian gần đây, các quỹ có thành tích kém xa so với VN-Index…

Thời gian qua, do Ngân hàng Nhà nước áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt, chi phí vốn tăng cao nên nhiều DN huy động vốn qua TTCK. Bởi vậy, trên thị trường xuất hiện làn sóng niêm yết mới. Cộng với lượng cổ phiếu phát hành thêm gây áp lực cung vượt cầu. Tuy nhiên, ông Hùng nhấn mạnh, chọn kênh huy động vốn nào là quyền tự chủ của DN và phụ thuộc đặc thù, tính chất của nền kinh tế mỗi thời kỳ.

Hơn thế nữa, TTCK cũng gặp thách thức không nhỏ từ sự cạnh tranh bên ngoài do Việt Nam đã hội nhập sâu rộng. Đó là việc một số TTCK trong khu vực sắp sửa đi vào hoạt động; dự kiến trong vài năm tới, các nước ASEAN sẽ có TTCK chung và thực hiện việc niêm yết chéo. Khi đó, việc huy động vốn của các DN trong nước sẽ bị cạnh tranh nhiều hơn, đặc biệt là vốn từ bên ngoài.

Nhìn chung, những tác động giai đoạn hậu khủng hoảng tài chính toàn cầu đối với TTCK Việt Nam trên một số khía cạnh: Thông qua tác động đến kinh tế vĩ mô gián tiếp tác động đến TTCK; Giá trị tài sản và giá cổ phiếu trên thế giới giảm đi nhanh chóng cũng làm cho tính hấp dẫn của chứng khoán Việt Nam giảm đi;

Các tổ chức tài chính quốc tế đang phải co cụm, điều chỉnh danh mục đầu tư, hạn chế đầu tư để kiểm soát rủi ro, đặc biệt các tổ chức có khó khăn về tài chính sẽ phải bán chứng khoán để củng cố lại; Diễn biến suy giảm mạnh trên thị trường tài chính quốc tế tác động mạnh đến tâm lý NĐT trên TTCK Việt Nam.

2.2.3 Thế mạnh

Thế mạnh cạnh tranh của HSC được thể hiện rõ từ hai phân khúc khách hàng cá nhân và khách hàng tổ chức. Về phía khách hàng tổ chức, thế mạnh cạnh tranh lớn nhất của HSC là đội ngũ phân tích với các giải thưởng uy tín, cùng với khả năng cung cấp các cơ hội tiếp cận trực tiếp của nhà đầu tư với các công ty được đầu tư thông qua hội thả trực tuyến cũng như các chuyến đến thăm công ty. Mặc dù các nhà đầu tư nước ngoài chiếm một tỷ lệ khá nhỏ trong khối lượng giao dịch hàng ngày trên thị trường, HSC đã đạt được tỉ lệ thị phần khoảng 25% giao dịch của các nhà đầu tư nước ngoài mỗi ngày, mà hầu hết là khách hàng tổ chức. Với tỷ lệ này, HSC đã đạt được vị trí hạng nhất hoặc hạng hai trên thị trường trong bất kỳ tháng nào với tư cách là công ty chứng khoán có thị phần lớn nhất đối với phân khúc khách hàng tổ chức nước ngoài. Dù bị phụ thuộc vào tỷ lệ giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài trong tổng giá trị giao dịch, về cơ bản HSC đã mở rộng thị phần từ 1,7% trong năm 2010 lên 2,6% vào năm 2011

Bên cạnh đó HSC còn tập trung được nguồn nhân lực trẻ, năng động, chất lượng cao tạo giá trị gia tăng cho khách hàng và bản thân công ty. Đội ngũ lãnh đạo tập hợp từ các công ty, tổ chức nổi tiếng nhiều kinh nghiệm như KPMG, UBCK Nhà nước, VCB,VCBS, ABS, Vinaconex, Credent… tạo sự đảm bảo về chuyên môn và nghiệp vụ. Quan hệ chặt chẽ với các doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực. Cơ chế làm việc linh hoạt và dễ thay đổi đáp ứng nhu cầu thị trường và khách hàng. Hệ thống công nghệ tân tiến, hiện đại của Công ty Tong Yang với phần mền S- Suite tích hợp: S- Boss, S- Pro, S- Web. Trang bị hệ thống giao dịch trực tuyến VI-Trade cho phép mở giao dịch qua Internet.Vốn đầu tư được hỗ trợ giải ngân nhanh chóng giúp các giao dịch tại công ty được tiến hành dễ dàng

2.2.4 Điểm yếu

hết các CTCK thua lỗ, thành tích của HSC thật đáng kính nể nhưng bên cạnh đó còn tồn tại nhiều điểm yếu cần khắc phục, cụ thể:

Nhân viên còn thiếu và yếu về nghiệp vụ, công tác quản lý nhân viên còn chưa chặt chẽ dẫn tới những vụ việc ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín, năng lực cạnh tranh của công ty. Ví dụ: Tháng 10 năm 2011, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) ra quyết định xử phạt HSC 105 triệu đồng do đã bố trí người chưa có chứng chỉ hành nghề chứng khoán thực hiện nghiệp vụ môi giới và chưa giám sát, ngăn ngừa một cách hiệu quả, để xảy ra vi phạm của người hành nghề, nhân viên môi giới. Theo UBCK, ông Nguyễn Viết Xuân - người hành nghề chứng khoán và bà Phạm Thị Sương - nhân viên môi giới của HSC, đã cho khách hàng mượn chứng khoán trên tài khoản của khách hàng khác để bán. Mỗi đối tượng đã bị phạt 85 triệu đồng, đồng thời ông Nguyễn Viết Xuân bị thu hồi chứng chỉ hành nghề chứng khoán.

Gặp trở ngại trong việc hoạch định chiến lược phát triển công nghệ do hệ thống thông tin ở TTCK Việt Nam chưa tương thích.

Hiện tại cơ cấu đầu tư chưa được hợp lý dẫn đến một số khó khăn trong quá trình phát triển lâu dài cho công ty.

Bên cạnh đó nguồn vốn công ty còn khá hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của công ty.

Một phần của tài liệu Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán HSC (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w