Phân tích Quy trình sản xuất ván sàn gỗ công nghiệp trên cơ sở khoahọc quản trị hoạt động Một hệ thống sản xuất nhận đầu vào là nguyên liệu thô, con người, máy móc, nhà xưởng, kỹ thuật c
Trang 1Phân tích Quy trình sản xuất ván sàn gỗ công nghiệp trên cơ sở khoa
học quản trị hoạt động
Một hệ thống sản xuất nhận đầu vào là nguyên liệu thô, con người, máy móc, nhà xưởng, kỹ thuật công nghệ, tiền mặt và các nguồn tài nguyên khác chuyển đổi nó thành sản phẩm hoặc dịch vụ Quá trình chuyển đổi này
là trọng tâm của cái gọi là sản xuất và là hoạt động phổ biến của một hệ thống sản xuất Mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản trị trong sản xuất
và điều hành, những người mà chúng ta sẽ gọi là nhà quản trị hệ thống sản xuất, là các hoạt động biến đổi trong quá trình sản xuất
Trong bài viết này học viên xin chọn một trong số các hoạt động của Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Trúc Linh để viết theo yêu cầu của
đề bài
Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Trúc Linh là đơn vị kinh doanh chuyên cung cấp, lắp đặt và thi công hoàn thiện nội thất phục vụ cho các công trình từ cơ quan, công sở, khách sạn nhà hàng, showroom, hội chợ, quán bar, karaoke,…cho đến các công trình biệt thự, khu nhà ở, chung cư cao cấp Sản phẩm của của Công ty với nhiều chất liệu, mầu sắc phong phú; kiểu cách mẫu mã đa dạng, như: Sàn gỗ tự nhiên, sàn gỗ công nghiệp, trần
Trang 2vách thạch cao, vách verneer trang trí, thảm trải sàn , rèm cửa…v.v Sau đây xin giới thiệu quy trình sản xuất ván sàn gỗ công nghiệp:
I Quy trình sản xuất ván sàn gỗ công nghiệp
Bước 1: Gỗ được khai thác và xử lý để chuẩn bị đưa vào sản xuất.
Bước 2: Gỗ được xẻ mỏng, phân loại, chuẩn bị chuyển về nhà máy chính để
nghiền nhỏ và đưa vào sản xuất ván HDF
Bước 3: Tại nhà máy chính, gỗ được nghiền nhỏ, bột gỗ được trộn với keo,
phụ gia và chuyển sang công đoạn ép
Bước 4: Bột gỗ được xử lý kết hợp với các chất phụ gia làm tăng độ cứng
của gỗ, chống mối mọt, sau đó được ép dưới áp suất cao (850-870 kg / cm2)
và được định hình thành tấm gỗ HDF (High Density Flyboard) có kích thước 1220x2440mm, có độ dầy từ 6mm - 24mm tùy theo yêu cầu
Bước 5: Ván gỗ HDF được chuyển tới nhà máy sản xuất Ván sàn gỗ công
nghiệp (Laminate flooring) Tại đây các tấm ván lại tiếp tục được xử lý hai mặt để làm tăng độ cứng, chống co ngót cong vênh
Bước 6: Các tấm ván HDF sau khi đã được xử lý hai mặt sẽ được chuyển
sang dây chuyền cán phủ lớp tạo vân gỗ và lớp phủ bề mặt
Trang 3Bước 7: Lớp phủ bề mặt thường được làm bằng Melamine Resin kết hợp với
sợi thủy tinh tạo nên một lớp phủ trong suốt, giữ cho mầu sắc và vân gỗ luôn
ổn định đồng thời đây cũng là lớp chống xước, bảo vệ bề mặt của ván sàn
Bước 8: Các tấm ván sau khi đã được xử lý và tạo vân lại được ép dưới
nhiệt độ và áp suất cao để đảm bảo các lớp liên kết chặt chẽ với nhau, tạo nên một khối đồng nhất và bền vững Sau đó các tấm ván được đánh bóng bề mặt và chuẩn bị chuyển sang dây chuyền phay mộng
Bước 9: Tại công đoạn này, các tấm ván được cắt đều theo kích thước chuẩn
và được soi mộng cả 4 cạnh Loại mộng kép là loại mộng tiên tiến nhất, yêu cầu máy soi phải chính xác tuyệt đối, loại mộng này đã được nhiều hãng phát triển theo nhiều cách khác nhau
Bước 10: Sản phẩm sau khi đã qua dây chuyển phay mộng sẽ được chuyển
qua bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm rồi chuyển sang dây chuyển đống gói
Bước 11: Sau khi đã hoàn tất các công đoạn, hàng hóa đã sẵn sàng đến với
người tiêu dùng
II Một số điểm chưa tốt còn tồn tại trong quy trình quản lý tại doanh nghiệp:
Trang 4- Mặt bằng bố trí máy móc không hợp lý, khi hai công đoạn liền nhau nhưng hai máy lại đặt cách xa nhau; mặt khác bố trí việc, vị trí thực hiện của công nhân không hợp lý, công nhân thích di chuyển, thao tác kiểu gì cũng được nên dẫn đến gián đoạn dây chuyền sản xuất
- Doanh nghiệp trả lương căn cứ theo số lượng, mà không căn cứ vào
độ khó của việc tạo ra sản phẩm ở từng công đoạn nên luôn có sự cách biệt lớn về thu nhập trong cùng một chuyền sản xuất
- Khả năng vận hành máy móc vẫn còn hạn chế, chỉ dừng lại ở việc chấp hành quy trình và phương pháp công nghệ, mà vẫn chưa phát huy được khả năng sáng tạo, cải tiến chúng cho phù hợp với điều kiện của công ty
III Giải pháp thực hiện để cải thiện các nhược điểm trên:
- Bố trí công nhân ngồi đúng sơ đồ máy theo luồng di chuyển hợp lý của sản phẩm
- Trả lương theo sản lượng của cả một chuyền sản xuất, nên thu nhập của người lao động được tính toán hợp lý hơn Người có tay nghề cao hay thâm niên thì doanh nghiệp cho nhân thêm hệ số để giữ chân, đồng thời khuyến khích họ giúp đỡ những người yếu nghề hơn trong chuyền sản xuất của mình
Trang 5- Làm cho tính đoàn kết của các bộ phận tăng lên, từ đó chuyền sản xuất hoạt động liên tục, công việc giữa các thành viên được cân bằng và thời gian hư hỏng máy móc cũng được rút ngắn lại
- Việc sử dụng thiết bị và mặt bằng hiệu quả hơn dẫn đến chi phí khấu hao trên đơn vị sản phẩm sẽ thấp hơn, sử dụng lao động hiệu quả hơn sẽ dẫn đến chi phí nhân công cho mỗi đơn vị sản phẩm thấp hơn và mức phế phẩm thấp hơn sẽ làm giảm giá vốn hàng bán
IV Những loại lãng phí trong bảy loại lãng phí theo mô hình Lean đang tồn tại ở doanh nghiệp:
Trong 7 loại lãng phí theo mô hình Lean, thì trong doanh nghiệp đang tồn tại các lãng phí sau:
1 Sản xuất dư thừa (Over-production) – Do không có sự thống nhất cao
giữa các bộ phận kế hoạch, bộ phận sản xuất và bộ phận bán hàng nên có việc sản xuất dư thừa Việc này làm gia tăng rủi ro sự lỗi thời của sản phẩm, tăng rủi ro về sản xuất sai chủng loại sản phẩm và có nhiều khả năng phải bán đi các sản phẩm này với giá chiết khấu hay bỏ đi dưới dạng phế liệu
2 Tồn kho (Inventory) – Công tác dự báo kế hoạch không chính xác nên có
sự lãng phí về tồn kho nghĩa là dự trữ quá mức cần thiết về nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm Lượng tồn kho phụ trội dẫn đến chi phí tài
Trang 6chính cao hơn về tồn kho, chi phí bảo quản cao hơn và tỷ lệ khuyết tật cao hơn
3 Chờ đợi (Waiting) – Do việc bố trí nhân công trong dây chuyền không
hợp lý, việc bố trí vật tư, vật liệu, máy móc không khoa học làm cho công nhân, máy móc phải chờ đợi Thời gian trì hoãn giữa mỗi đợt gia công chế biến sản phẩm cũng được tính đến Việc chờ đợi làm tăng thêm chi phí đáng
kể do chi phí nhân công và khấu hao trên từng đơn vị sản lượng bị tăng lên
4 Thao tác (Motion) – Do việc bố trí nhân công trong dây chuyền không
hợp lý, việc bố trí vật tư, vật liệu, máy móc không khoa học nên các chuyển động tay chân hay việc đi lại không cần thiết của các công nhân không gắn liền với việc gia công sản phẩm Chẳng hạn như việc đi lại khắp xưởng để tìm dụng cụ làm việc hay thậm chí các chuyển động cơ thể không cần thiết hay bất tiện do quy trình thao tác được thiết kế kém làm chậm tốc độ làm việc của công nhân
5 Di chuyển (Transportation) – Do việc sắp xếp, bố trí mặt bằng trong phân
xưởng không khoa học nên vận chuyển nguyên vật liệu giữa các công đoạn sản xuất nhưng không làm tăng giá trị sản phẩm Việc di chuyển giữa các công đoạn xử lý làm kéo dài thời gian chu kỳ sản xuất, dẫn đến việc sử dụng lao động và mặt bằng kém hiệu quả và có thể gây nên những đình trệ trong sản xuất
Trang 76 Gia công thừa (Over-processing) – Hiện nay tại Công ty do chưa có sự
phối hợp nhịp nhàng giữa bộ phận sản xuất và bộ phận kế hoạch nên có việc gia công thừa tức tiến hành nhiều công việc gia công hơn mức khách hàng yêu cầu dưới hình thức chất lượng hay công năng của sản phẩm – ví dụ như đánh bóng hay làm láng thật kỹ những điểm trên sản phẩm mà khách hàng không yêu cầu và không quan tâm
V Cách loại bỏ các lãng phí:
Lean Manufacturing, còn gọi là Lean Production, là một hệ thống các công cụ và phương pháp nhằm liên tục loại bỏ tất cả những lãng phí trong quá trình sản xuất Lợi ích chính của hệ thống này là giảm chi phí sản xuất, tăng sản lượng, và rút ngắn thời gian sản xuất Cụ thể hơn, các mục tiêu bao gồm:
1 Nhận thức về sự lãng phí – Bước đầu tiên là nhận thức về những gì có và những gì không làm tăng thêm giá trị từ góc độ khách hàng Bất kỳ vật liệu, quy trình hay tính năng nào không tạo thêm giá trị theo quan điểm của khách hàng được xem là thừa và nên loại bỏ Ví dụ như việc vận chuyển vật liệu giữa các phân xưởng là lãng phí và có khả năng được loại bỏ
2 Chuẩn hoá quy trình – Lean đòi hỏi việc triển khai các hướng dẫn chi tiết cho sản xuất, gọi là Quy Trình Chuẩn, trong đó ghi rõ nội dung, trình tự, thời gian và kết quả cho tất các thao tác do công nhân thực hiện Điều này giúp
Trang 8loại bỏ sự khác biệt trong cách các công nhân thực hiện công việc.
3 Quy trình liên tục – Lean thường nhắm tới việc triển khai một quy trình sản xuất liên tục, không bị ùn tắc, gián đoạn, đi vòng lại, trả về hay phải chờ đợi Khi được triển khai thành công, thời gian chu kỳ sản xuất sẽ được giảm đến 90%
4 Sản xuất “Pull” – Còn được gọi là Just-in-Time (JIT), sản xuất Pull chủ trương chỉ sản xuất những gì cần và vào lúc cần đến Sản xuất được diễn ra dưới tác động của các công đoạn sau, nên mỗi phân xưởng chỉ sản xuất theo yêu cầu của công đoạn kế tiếp
5 Chất lượng từ gốc – Lean nhắm tới việc loại trừ phế phẩm từ gốc và việc kiểm soát chất lượng được thực hiện bởi các công nhân như một phần công việc trong quy trình sản xuất
6 Liên tục cải tiến – Lean đòi hỏi sự cố gắng đạt đến sự hoàn thiện bằng cách không ngừng loại bỏ những lãng phí khi phát hiện ra chúng Điều này cũng đòi hỏi sự tham gia tích cực của công nhân trong quá trình cải tiến liên tục
VI Kết luận
Để cạnh tranh trong nền kinh tế ngày nay, ít nhất bạn phải phấn đầu bằng các đối thủ cạnh tranh toàn cầu, nếu không nói là phải hơn Điều này
Trang 9không chỉ đúng về mặt chất lượng, mà còn về các chi phí, thời gian sản phẩm, chế biết, giao hàng, lắp đặt, phản ứng và các vấn đề khác Tuy nhiên, phải có sự đầu tư thích đáng không chỉ trong việc cải tiến, mua sắm thiết bị máy móc mà còn cả trong đầu tư, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nhận thức và năng lực chuyên môn của cán bộ, công nhân viên để các doanh nghiệp Việt nam nâng cao chất lượng sản phẩm của mình đủ sức vươn ra biển lớn
Trang 10Danh mục tài liệu tham khảo
- Slide quản trị hoạt động do Trường Đại học Griggs phát hành
Trang 11HẾT DỒI