1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ở học viện khoa học quân sự

83 196 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 756,5 KB

Nội dung

tại HVKHQS còn gặp những khóa khăn, hạn chế như: Hệ thống phần mềmquản lý còn chưa có sự đồng bộ, thống nhất; Hệ thống văn bản quản lý cònthiếu tính hệ thống; cơ sở vật chất phục vụ cho

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong xu hướng hội nhập và toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ, nềnkinh tế thế giới thực sự là một tổng thể chứa đựng nền kinh tế các quốc gia vàkhu vực trên thế giới Chúng tạo ra cơ hội lớn chưa từng có trong lịch sử,nhưng cũng là thách thức lớn đối với sự phát triển của từng quốc gia, từngkhu vực Với tư cách là một bộ phận hữu cơ của nền kinh tế thế giới, ViệtNam là một nước đang phát triển ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, bướcvào thiên niên kỉ mới cùng với sự đổi mới của nền kinh tế xã hội đất nước.Trên con đường công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước trong xu thế hộinhập toàn cầu đó, giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ đóng một vai tròđặc biệt quan trọng và được Đảng và Nhà nước ngày càng quan tâm Nghịquyết Đại hội lần thứ IX của Đảng nhấn mạnh “Phát triển khoa học và côngnghệ cùng với giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và độnglực đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa” [1]

Trong các trường đại học yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến chấtlượng giáo dục đại học chính là lòng say mê học hỏi, năng lực sáng tạo, nănglực tự nghiên cứu của sinh viên-những người chủ tương lai của đất nước Mụcđích giáo dục đại học là đào tạo ra những sinh viên có tri thức, biết sử dụng vàlàm chủ dược những thành tựu của KHCN hiện đại đáp ứng nhu cầu phát triểncủa xã hội Chất lượng giáo dục đại học phụ thuộc rất nhiều vào việc tổ chứcNCKH của sinh viên Vì vậy, NCKH của sinh viên trong các trường đại họcnói chung và HVKHQS nói riêng là việc làm cần thiết Thông qua hoạt độngNCKH nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, gópphần phát hiện và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước, đồng thời phát huy nănglực trí tuệ vốn có của sinh viên, hình thành kỹ năng, phương pháp NCKH vàgiúp sinh viên có được thói quen tự học, làm việc độc lập, sáng tạo để củng cốchuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao trình độ và góp phần tạo ra tri thức, sảnphẩm mới cho xã hội

Tuy nhiên, hiện nay, công tác quản lý hoạt động NCKH của sinh viên

Trang 2

tại HVKHQS còn gặp những khóa khăn, hạn chế như: Hệ thống phần mềmquản lý còn chưa có sự đồng bộ, thống nhất; Hệ thống văn bản quản lý cònthiếu tính hệ thống; cơ sở vật chất phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa họccòn chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; Chế độ, chính sách chưa thực sự khuyếnkhích, tạo động lực để sinh viên nghiên cứu khoa học

Vì vậy, để tìm ra phương hướng khắc phục và góp phần nâng cao chấtlượng nghiên cứu khoa học của sinh viên cũng như nâng cao chất lượng đào

tạo, tôi chọn vấn đề ''Biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ở Học viện Khoa học Quân sự" làm đề tài nghiên cứu bởi nó mang

tính thiết thực và cấp bách đối với hoạt động quản lý GD-ĐT của Học việntrong giai đoạn hiện nay

2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

* Mục đích nghiên cứu của đề tài: Nghiên cứu cơ sở lý luận về hoạt

động NCKH của sinh viên và thực tiễn hoạt động NCKH của sinh viên ởHVKHQS và đề xuất biện pháp quản lý đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoahọc của sinh viên ở HVKHQS

* Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

- Làm sáng tỏ cơ sở lý luận về quản lý hoạt động NCKH của sinh viêntrường đại học

- Tìm hiểu thực trạng của công tác quản lý hoạt động NCKH của sinhviên tại HVKHQS

- Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động NCKH của sinh viên ởHVKHQS

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu của đề tài

* Khách thể nghiên cứu của đề tài là: Hoạt động NCKH của sinh viên

tại HVKHQS

* Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Biện pháp quản lý hoạt động

NCKH của sinh viên ở HVKHQS

4 Phạm vi nghiên cứu của đề tài

Trang 3

Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng hoạt động NCKH của sinh viên

từ năm 2012 đến nay và đề xuất các biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt độngNCKH của sinh viên từ nay đến đến năm 2020

5 Giả thuyết khoa học

Hiện nay, công tác NCKH của sinh viên tại HVKHQS đã được quantâm, đầu tư và thu hút được nhiều đối tượng sinh viên tham gia Tuy nhiên, vẫncòn một số sinh viên ngại tham gia các hoạt động NCKH Nguyên nhân có thể

là chế độ, hình thức và phong trào thi đua, khen thưởng chưa phù hợp, chưa tạođược động lực để sinh viên tham gia hoặc do công tác quản lý chưa hiệu quả.Nếu thực hiện tốt các biện pháp quản lý mà luận văn đưa ra sẽ giúp đẩy mạnhhoạt động và nâng cao chất lượng NCKH của sinh viên

6 Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài

* Cơ sở phương pháp luận: Đề tài nghiên cứu dựa trên những quan

điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểmđường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về quản lý giáo dục và quản lýnghiên cứu khoa học; các quan điểm tiếp cận: quan điểm hệ thống-cấu trúc,quan điểm thực tiễn, quan điểm lịch sử-lôgíc

* Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng một số nhóm phương

pháp như sau:

- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

+ Phương pháp phân tích, tổng hợp các cơ sở, tài liệu lý luận về quản

lý giáo dục và lý luận quản lý nghiên cứu khoa học

+ Phương pháp lịch sử nghiên cứu lịch sử vấn đề, tìm hiểu, khai tháccác công trình nghiên cứu về quản lý công tác NCKH trong trường và quản lýnhà trường

- Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

+ Phương pháp thống kê số liệu các đề tài NCKH của sinh viên và cácnhận xét về kết quả nghiên cứu của các đề tài

+ Phương pháp phỏng vấn (05 cán bộ, giảng viên đại diện cho 05khoa; 15 sinh viên đại diện cho 15 lớp), điều tra thông qua các mẫu phiếu (60

Trang 4

cán bộ, giảng viên đại diện cho 10 khoa, 150 sinh viên, đại diện cho 15 lớp)

để thu thập những thông tin về hoạt động quản lý NCKH của Học viện

+ Phương pháp quan sát sử dụng nhằm hỗ trợ cho các phương phápkhác trong quá trình nghiên cứu để thấy rõ hơn hoạt động của sinh viên trongquá trình tổ chức thực hiện hoạt động NCKH

+ Phương pháp nghiên cứu sản phẩm của sinh viên: các báo cáo khoahọc, bài tập, đề tài khoa học, khoá luận, luận văn tốt nghiệp

- Nhóm phương pháp thống kê toán học: Sử dụng thống kê toán học xử

lý số liệu về quản lý hoạt động NCKH của sinh viên góp phần làm cho kếtquả nghiên cứu đảm bảo độ tin cậy chính xác cao

7 Đóng góp mới của luận văn

Đề xuất các biện pháp khoa học, đồng bộ, có tính khả thi nhằm đẩymạnh hoạt động NCKH của sinh viên ở HVKHQS hiện nay

8 Cấu trúc của luận văn

Cấu trúc của luận văn gồm 3 phần:

- Mở đầu

- Nội dung của luận văn gồm 3 chương:

+ Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động NCKH của sinh viên ởtrường đại học

+ Chương 2: Thực trạng công tác quản lý hoạt động NCKH của sinhviên ở HVKHQS

+ Chương 3: Các biện pháp quản lý hoạt động NCKH của sinh viên ởHVKHQS

- Kết luận và khuyến nghị

Trang 5

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA

HỌC CỦA SINH VIÊN Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề

Giáo dục đại học được quan tâm hàng đầu vào giai đoạn những thậpniên cuối thế kỷ XX, khi khoa học và công nghệ phát triển với tốc độ mạnh

mẽ Để đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao, quá trình đàotạo ở các trường đại học đã gắn chặt chẽ với NCKH, với thực tiễn cuộc sống.NCKH đóng một vai trò, một sứ mệnh to lớn là căn cứ để các trường cậpnhật, đổi mới chương trình và nội dung đào tạo nhằm đưa nền giáo dục nước

ta hội nhập với khu vực và thế giới Việc tìm ra các giải pháp hay các biệnpháp quản lý hoạt động NCKH của sinh viên trong các trường đại học là mộttrong những vấn đề được quan tâm của rất nhiều nhà chuyên gia, khoa học cótâm huyết trong và ngoài nước

1.1.1 Các công trình ở nước ngoài

Các trường đại học ở Liên Xô trước đây rất coi trọng các hình thức tổchức NCKH cho sinh viên, trong đó tổ chức cho sinh viên làm khóa luận, luậnvăn tốt nghiệp được coi là quan trọng nhất

Trong các công trình triết học, thiên tài Lênin đã xây dựng cơ sởphương pháp luận khoa học của nền khoa học tự nhiên hiện đại và cũng theosáng kiến của Lênin lần đầu tiên trong lịch sử khoa học Liên Xô bắt đầu kếhoạch hoá khoa học trong quy mô toàn quốc đề ra và thực hiện thành côngchính sách phát triển khoa học thống nhất trong toàn quốc

Năm 1971, A.A.Gơroxepxki và M.T.Lubixưna trong chuyên khảo “Tổ chức công việc tự học của sinh viên” [11] cho rằng NCKH của sinh viên đại

học là một trong những hình thức hoàn thiện nhất về mặt đào tạo khoa học, cóhiệu quả thiết thực đối với việc nâng cao trình độ của sinh viên

Năm 1972, P.T.Prikhodko trong tác phẩm “Tổ chức và phương pháp công tác NCKH” [27] đã giới thiệu những nét đặc trưng cơ bản của hoạt

động NCKH của sinh viên Tác giả đánh giá tầm quan trọng của việc tổ chức

Trang 6

cho sinh viên làm đồ án, khóa luận tốt nghiệp, coi đây là những hình thức tậpdượt NCKH nhờ đó mà sinh viên có khă năng tự học suốt đời.

Trong tác phẩm “Research and Report Writing” [9]., tác giả Francesco

Cordasco và Elliots S.M.Gainer đã chỉ ra những hoạt động cụ thể để hìnhthành kỹ năng NCKH cho sinh viên

Tại Singapore năm 1983, hai tác giả Keith Howard và John A.Sharp đã

biên soạn tài liệu “The management of a student research project” [15] nhằm

giúp sinh viên biết cách quản lý kế hoạch nghiên cứu Các tác giả đã trình bàynhững vấn đề về chọn lựa đề tài, xây dựng kế hoạch nghiên cứu, tập hợp,phân tích, xử lý và đánh giá kết quả NCKH

Năm 1990, Gary Anderson (New York), trong tác phẩm

“Fundamentals of educational research [10]., tác giả chú trọng đến việc tìm

tòi các nguyên tắc, phương pháp cũng như công cụ, kỹ thuật NCKH để huấnluyện cho sinh viên

Năm 1996, tác giả Brian Allison trong cuốn “Research skills for students- National institute of education” [4] đã giúp cho sinh viên những lý

thuyết về NCKH, cung cấp kỹ năng tiến hành một cuộc điều tra, thiết kế mộtbảng hỏi và những kỹ thuật khi sử dụng phương pháp phỏng vấn

Như vậy, ở nước ngoài qua nhiều công trình khoa học cho thấy cáctác giả quan tâm không chỉ về phương diện phương pháp luận mà còn đặcbiệt quan tâm đến các vấn đề về tổ chức và các kỹ năng cụ thể cần đượchuấn luyện, trang bị cho sinh viên

1.1.2 Các công trình ở trong nước

Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến KHCN, Người cho rằng KHCN

có ảnh hưởng rất lớn đến sự nghiệp đấu tranh và giải phóng dân tộc Muốnxây dựng và phát triển đất nước thì phải quan tâm tới KHCN, Người khôngngừng chăm lo bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học và kỹ thuật đểphục vụ nước nhà

Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước taluôn quan tâm, coi trọng sự phát triển KHCN, GD&ĐT, coi đó là nhận tố,

Trang 7

quốc sách hàng đầu Tại Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) đã đề ra đường lốiđổi mới, trong đó KHCN được coi là động lực thúc đẩy công cuộc đổi mớitoàn diện của đất nước; Nghị quyết TW2 khoá VIII (1996) đã khẳng địnhquyết tâm của Đảng trong phát triển KHCN, coi KHCN là quốc sách hàngđầu, khẳng định vai trò nền tảng động lực để thúc đẩy CNH-HĐH đất nước,

Nghị quyết đã nhấn mạnh “Các trường đại học phải là trung tâm NCKH, công nghệ, chuyển giao và ứng dụng công nghệ vào sản xuất và đời sổng” Nghị quyết 37/TW của Bộ Chính trị khẳng định “Mọi trường đại học phải là một cơ sở giảng dạy, đồng thời là một cơ sở nghiên cửu khoa học” cho thấy

sự quan tâm hơn nữa của Đảng về vai trò của khoa học công nghệ trong các

trường đại học Nghị quyết 26/TW của Bộ chính trị tiếp tục nhấn mạnh “Các trường đại học vừa là cơ sở nghiên cứu và ứng dụng KHCN và đảm bảo kết hợp giữa viện nghiên cứu và trường đại học, gắn nghiên cứu triển khai với sản xuất kinh doanh”.

Nghị quyết số 14/2005/NQCP về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục

đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020 có ghi “Gắn kết chặt chẽ đổi mới giáo dục với chiến lược phát triển kinh tể xã hội, củng cố quốc phòng an ninh, nhu cầu nhân lực trình độ cao của đất nước và xu thế của KHCN”.

Trong Điều 5 của Luật giáo dục Đại học có ghi rõ nhiệm vụ của trường

đại học đó là “Tổ chức triển khai các hoạt động khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế theo chiến lược và kế hoạch phát triển của nhà trường” [20]

Ngày 01 tháng 6 năm 2012, Bộ Giáo dục-Đào tạo đã ban hành Thông tư

số 19/2012/TT-BGDĐT Quy định về hoạt động nghiên cứu khoa học của sinhviên trong các cơ sở giáo dục đại học Quy định có 4 Chương và 19 Điều,gồm những quy định chung; xây dựng kế hoạch hoạt động nghiên cứu khoahọc của sinh viên; quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên; tráchnhiệm, quyền của sinh viên tham gia NCKH và người hướng dẫn

Có thể nói rằng, các nghị quyết, nghị định, chỉ thị của Đảng và Chínhphủ đã khẳng định vai trò to lớn của KHCN trong công cuộc CNH-HĐH đấtnước Đây cũng là các văn bản quan trọng định hướng sự phát triển củaKHCN, đặt ra các mục tiêu cụ thể về quản lý hoạt động KHCN trong các

Trang 8

trường đại học, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay.

Từ nhận thức đúng đắn về vai trò quyết định của công tác quản lý hoạtđộng KHCN và những khó khăn, vướng mắc trong quá trình hoạt độngNCKH ở các trường đại học, cao đẳng, các nhà khoa học đã tiến hành cácnghiên cứu về tính hiệu quả của nó với nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau:

Năm 1991, trong đề tài “Nghiên cứu những biện pháp để phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động KHCN và lao động sản xuất trong nhà trường”

[37]., tác giả Vũ Tiến Thành đã nghiên cứu và chỉ ra thực trạng của hoạt độngkhoa học và công nghệ các trường, đồng thời đưa ra những biện pháp có tínhkhả thi cao, đáp ứng được nhiệm vụ phát triển khoa học công nghệ trongnhững giai đoạn nhất định

Năm 1995, Viện nghiên cứu phát triển Giáo dục chủ trì đề tài cấp Bộ

“Điều tra đánh giá hiện trạng tiềm lực khoa học và công nghệ của các trường đại học và cao đắng Việt Nam” [12]., do tác giả Thân Đức Hiền làm

chủ nhiệm Đề tài này chỉ dừng lại ở khâu kiểm tra nguồn lực khoa học vàcông nghệ ở các trường đại học, cao đẳng tại thời điểm đó mà chưa đề cậpđến giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ

Năm 1992, giáo trình “Phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục” [14] của tác giả Đặng Vũ Hoạt và Hà Thị Đức đã

đưa ra những khái niệm chung về phương pháp luận khoa học giáo dục,những nguyên tắc phương pháp luận và những giai đoạn nghiên cứu một đềtài khoa học để trang bị cho sinh viên những kỹ năng cần thiết về NCKH

Năm 1995, giáo trình “Logic học và phương pháp luận nghiên cứu khoa học” [38] của Lê Tử Thành, đã giải đáp những yêu cầu của sinh viên,

học viên cao học về kiến thức và cách tiến hành NCKH hiệu quả

Tác giả Nguyễn Văn Lê trong tài liệu “Phương pháp luận nghiên cứu khoa học” [18] đã hướng dẫn sinh viên cách chọn đề tài, chuẩn bị nghiên cứu

và có kiến thức về các phương pháp NCKH

Năm 2001, giáo trình “Phương pháp luận nghiên cứu khoa học” [39].

của Phạm Viết Vượng đã cung cấp cho sinh viên, học viên cao học và nghiêncứu sinh những phương pháp luận, cấu trúc công trình NCKH, các giai đoạn

Trang 9

tiến hành một đề tài NCKH để hỗ trợ họ thành công trong việc thực hiện cáccông trình NCKH.

Năm 2006, trong giáo trình "Hoạt động nghiên cứu khoa học giáo dục của sinh viên sư phạm" [31] của Phạm Hồng Quang đã giới thiệu hiện trạng

hoạt động NCKH của sinh viên, cung cấp các thông tin bổ ích và hướng dẫncách tiến hành NCKH nhằm đạt hiệu quả cao, ứng dụng thực tiễn đạt chất lượng

Các giáo trình về phương pháp NCKH hay phương pháp luận NCKHcủa các tác giả, như: Phạm Viết Vượng, Vũ Cao Đàm, Phạm Hồng Quang,Lưu Xuân Mới, đều nhằm cung cấp những kiến thức chung về phương phápluận, phương pháp cấu trúc công trình NCKH

Trong những năm gần đây, có khá nhiều bài viết về hoạt động KHCNcủa trường đại học, cao đẳng được đăng trên các tạp chí đều đề cập tới cácgiải pháp, biện pháp nâng cao chất lượng KHCN với đào tạo và thực tiễn kinh

tế xã hội trong việc thực hiện các mục tiêu của các trường đại học

Trong bài viết “Việc bồi dưỡng phương pháp nghiên cứu khoa học cho sinh viên đại học” [19]., tác giả Phan Huy Lê đã đề xuất cách bồi dưỡng

phương pháp nghiên cứu cho sinh viên khi giảng dạy là kết hợp giảng kiếnthức với phương pháp để họ không chỉ nâng cao kiến thức mà còn được rènluyện tư duy, bồi dưỡng phương pháp khoa học

Trong bài viết “Công tác nghiên cứu khoa học với việc nâng cao chất lượng đào tạo” [26]., tác giả Nguyễn Tấn Phát đã nhấn mạnh việc đưa

NCKH vào trường học sẽ thúc đẩy sự phát triển khoa học giáo dục, đem lạinhững tiến bộ vững chắc cho việc dạy học và giáo dục đồng thời nâng caohiệu quả đào tạo ở các trường sư phạm

Tóm lại, qua các văn bản và công trình nghiên cứu trong và ngoài nước,

có thể thấy các tác giả rất quan tâm tới các vấn đề phương pháp luận vàphương pháp tổ chức quản lý NCKH của sinh viên cũng như những kỹ thuật

và thủ tục tổ chức cho sinh viên NCKH Những kết quả nghiên cứu trên đãgóp phần to lớn vào việc nâng cao chất lượng NCKH của sinh viên trong cáctrường cao đẳng, đại học

1 2 Các khái niệm cơ bản của đề tài

Trang 10

1.2.1 Quản lý và biện pháp quản lý

1.2.1.1 Quản lý

Ngày nay, nhiều người nhận rằng quản lý trở thành một nhân tố của

sự phát triển xã hội Sự phát triển của xã hội loài người dựa vào ba yếu tố

cơ bản, đó là tri thức, sức lao động và trình độ quản lý Tri thức là sự hiểubiết của con người về thế giới, lao động là sự vận dụng tri thức để tác độngvào thế giới đem lại của cải, vật chất, còn quản lý bao gồm cả tri thức vàlao động Quản lý là sự tổ chức, điều hành kết hợp vận dụng tri thức vớiviệc sử dụng sức lao động để phát triển sản xuất xã hội

Khi bàn về quản lý, có rất nhiều quan điểm khác nhau, tuỳ thuộc vàocách tiếp cận của mỗi nhà nghiên cứu

Có thể điểm qua một vài quan điểm của các nhà nghiên cứu như sau:Pau Hersey và Ken Blanc Hard trong cuốn “Quản lý nguồn nhân lực”thì xem xét “Quản lý như là một quá trình làm việc cùng và thông qua các cánhân, các nhóm cũng như các nguồn lực khác để hình thành các mục đích của

tổ chức” [25]

Theo C.Mác, quản lý là chức năng được sinh ra từ tính xã hội hoá laođộng Nó có tầm quan trọng đặc biệt vì mọi sự phát triển của xã hội đều thôngqua hoạt động của con người và thông qua quản lý của con người Ông viết

“Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trênquy mô tương đổi lớn, thì ít nhiều cũng đều cần đến một sự chỉ đạo để điềuhoà những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh

từ sự vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất khác với sự vận động của nhữngkhỉ quan độc lập của nó Một người độc tẩu vĩ cầm tự mình điều khiển lẩymình, cỏn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng”

Định nghĩa về quản lý, tác giả Phạm Viết Vượng đưa ra định nghĩanhư sau: “Quản lý là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý lên đốitượng quản lý nhằm chỉ huy, điều hành, hướng dẫn các quá trình xã hội vàhành vi của cá nhân hướng đến mục đích hoạt động chung phù hợp với quyluật khách quan” [39]

Theo tác giả Lê Tử Thành có nhiều cách tiếp cận khác nhau về khái niệm

Trang 11

quản lý:

Dưới góc độ điều khiển học: “Quản lý là tỉnh toán sử dụng các nguồn

lực một cách hợp lý nhất để đạt tới hiệu quả kinh tể cao nhất” [38]

Dưới góc độ chính trị xã hội: “Quản lý là tổ hợp những cách thức,những phương hướng, phương pháp tác động vào đối tượng để phát huy khả

năng của đối tượng nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội” [38]

Dưới góc độ hành động: “Quản lý là quá trình điều khiển những đốitượng quản lý để đạt được mục tiêu mong muốn”

Dưới góc độ kinh tế học: “Quản lý là tính toán sử dụng các nguồn lựcmột cách hợp lý nhất để đạt tới hiệu quả kỉnh tế cao nhất”

Như vậy, khi bàn về quản lý, các tác giả đều có quan điểm thốngnhất chung là: Quản lý là quá trình tác động có mục đích của chủ thể quản lýđối với khách thể (đối tượng quản lý) về mặt chính trị, văn hoá, kinh tế, xãhội… bằng một hệ thống các luật lệ, chính sách, các nguyên tắc, các phươngpháp và các biện pháp có thể nhằm tạo ra môi trường và đỉều kiện cho sự pháttriển của đối tượng

Chức năng quản lý là hình thái biểu hiện sự tác động có mục đích củachủ thể quản lý đến đối tượng quản lý Trong quản lý, chức năng quản lý làphạm trù quan trọng mang tính khách quan và có tính độc lập tương đối Chứcnăng quản lý là kết quả của quá trình phân công lao động Theo tác giảNguyễn Thị Tuyết Hạnh và Mai Phương thì chức năng quản lý là các chứcnăng gắn với hoạt động quản lý của chủ thể quản lý làm sao cho hoạt động củatừng đối tượng quản lý và của cả tổ chức quản lý đạt được mục tiêu đề ra

* Chức năng kế hoạch: Chức năng kế hoạch là quá trình sắp xếp, dự

tính một cách khoa học, trình tự tiến hành các hoạt động, các công việc dochủ thể quản lý và đối tượng quản lý thực hiện sẽ diễn ra trong một thờigian và không gian nhất định, với sự bố trí các nguồn lực nhất định và tạolập các điều kiện thực hiện để đạt đến mục tiêu một cách hiệu quả nhất Lập

kế hoạch là chức năng cơ bản nhất trong các chức năng quản lý, là khâukhởi đầu của chu trình quản lý Lập kế hoạch có nghĩa là xác định mục tiêucho tổ chức; xác định chương trình hành động, biện pháp, nguồn lực, cách

Trang 12

thức để đạt được mục tiêu đề ra Để thực hiện được chức năng lập kế hoạch,nhà quản lý phải làm cho mọi thành viên trong tổ chức biết được nhiệm vụcủa mình, biết phương pháp hành động để thực hiện công việc hiệu quảnhằm đạt mục tiêu của tổ chức.

*Chức năng tổ chức: chức năng tổ chức trong quản lý là việc xây

dựng vai trò, nhiệm vụ, cấu trúc quan hệ giữa các thành viên, các bộ phận,sắp xếp và phân bổ nguồn lực cho từng bộ phận, từng thành viên trong tổchức nhằm đảm bảo cho họ có thể thực hiện thành công nhiệm vụ của mìnhgóp phần thực hiện mục tiêu của tổ chức Tổ chức là một công cụ, nhiệm vụcủa nó càng chuyên sâu thì khả năng hoạt động hiệu quả càng cao Từ đó,chủ thể quản lý tác động đến đối tượng quản lý một cách cụ thể, có hiệu quảbằng cách điều phối các nguồn lực như: nhân lực, vật lực, tài lực để đạtđược mục tiêu Quá tình xây dựng và hoàn thiện cơ cấu tổ chức phải đảmbảo các yêu cầu về: tính tối ưu, tính linh hoạt, độ tin cậy và tính kinh tế

*Chức năng chỉ đạo: Là chức năng thể hiện năng lực của người quản

lý Sau khi lập kế hoạch và sắp xếp tổ chức người quản lý phải điều khiểncho hệ thống hoạt động nhằm thực hiện mục tiêu đề ra Đây là quá trình chủthể quản lý dùng quyền lực quản lý (quyết định, mệnh lệnh) để tác động đếnđối tượng quản lý (con người, bộ phận) một cách có chủ đích nhằm pháthuy hết tiềm năng của họ, hướng dẫn, động viên, thuyết phục, thúc đẩy họhoạt động hướng vào đạt mục tiêu chung của tổ chức

*Chức năng kiểm tra: Đây là chức năng quan trọng của quản lý, là

chức năng xuyên suốt của quá trình quản lý và ở mọi cấp quản lý Kiểm tra

là hoạt động của chủ thể quản lý tác động đến khách thể quản lý thông quamột cá nhân, một nhóm hay một tổ chức để xem xét thực tế, đánh giá, giámsát kết quả hoạt động, đồng thời uốn nắn, điều chỉnh sai lệch nhằm thúc đẩy

hệ thống đạt được mục tiêu đã định Để thực hiện được chức năng kiểm tra,cần phải có tiêu chuẩn, nội dung và phương pháp kiểm tra dựa trên cácnguyên tắc khoa học và mục tiêu của tổ chức để có hệ thống kiểm tra thíchhợp Nhà quản lý dựa trên thông tin thu thập được để xem xét đánh giá raquyết định điều hành phù hợp Đồng thời qua thông tin thu được, nhà quản

Trang 13

lý đánh giá những thành công, thất bại và nguyên nhân của nó để rút ra bàihọc kinh nghiệm cho quá trình quản lý tiếp theo

Tóm lại, chức năng quản lý là một trong những vấn đề cơ bản của lýluận quản lý, giữ vai trò trọng yếu trong thực tiễn quản lý Chính vì vậy,trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, chúng tôi sẽ tiến hành tiếpcận theo 04 chức năng trên

1.2.1.2 Biện pháp và biện pháp quản lý

Theo từ điển Tiếng Việt năm 1994 của tác giả Hoàng Phê thì “Biệnpháp là cách thức giải quyết một vấn đề nào đó nhằm hướng tới mục tiêu đãlựa chọn hay là cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể Hay ta có thểhiểu biện pháp là cách thức thực hiện để tiến hành giải quyết một công việchoặc một nhiệm vụ nào đó để đạt được mục tiêu đặt ra

Từ cách hiểu trên về khái niệm biện pháp thì biện pháp quản lý là cáchtriển khai thực hiện một hoạt động quản lý một đối tượng cụ thể trongnhững hoàn cảnh cụ thể Ví dụ: Biện pháp quản lý tài sản của Học việnKhoa học Quân sự trong giai đoạn hiện nay

Theo tác giả Bùi Văn Quân, nghiên cứu về các biện pháp quản lý tạicác cơ sở giáo dục được thực hiện theo nhiều mục tiêu khác nhau: Nhằmphát triển đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý, nhằm quản lý hoạt động dạyhọc và quản lý hoạt động NCKH… Các biện pháp quản lý có thể được xácđịnh nhiều cách tương ứng với tiếp cận nghiên cứu đề xuất biện pháp nhưxác định biện pháp tương ứng với các phương pháp quản lý; xác định biệnpháp tương ứng với các thành tốt cấu trúc của đối tượng quản lý; xác địnhbiện pháp theo các chức năng quản lý; xác định phức hợp các biện pháptheo nhiều tiếp cận

Trong luận văn này, tác giả đề cập đến biện pháp quản lý của Học việnKhoa học Quân sự nhằm đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học của sinhviên trong những năm tiếp theo

1.2.2 Khoa học và nghiên cứu khoa học

1.2.2.1 Khoa học

Trang 14

Thuật ngữ “Khoa học” được hiểu theo nhiều góc độ và mức độ khácnhau, tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu và các tiếp cận của mỗi tác giả.

Theo Đại Bách khoa toàn thư Liên Xô, quyển XIX, trang 241 đã nêu:

“Khoa học là hệ thống tri thức về tự nhiên, về xã hội và tư duy, về những quyluật phát triển khách quan của tự nhiên, xã hội và tư duy, hệ thống tri thứcđược hình thành trong lịch sử và không ngừng phát triển trên cư sở thực tiễn

xã hội”

Theo Luật Khoa học Công nghệ thì “Khoa học là hệ thống tri thức vềcác hiện tượng, sự vật, quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy” [22]

Theo tác giả Phạm Viết Vượng thì “Khoa học là một hình thái ý thức

xã hội phản ảnh hiện thực khách quan, tạo ra hệ thống chân lý về thế giới

Hệ thống chân lý này được diễn đạt bằng các khái niệm, phạm trù trừutượng, những nguyên lý khái quát, những giả thuyết, học thuyết… Khoahọc phản ánh thế giới bằng các phương thức và công cụ đặc biệt Khoa họckhông ngừng hướng vào giải thích thế giới mà còn nhằm cải tạo thế giới.Khoa học làm cho con người mạnh mẽ trước thiên nhiên, bắt thiên nhiênphải phục vụ cuộc sống” [39]

Tác giả Lưu Xuân Mới thì cho rằng “Khoa học là những tri thứcđược hệ thống hóa, khái quát hóa từ thực tiễn và được thực tiễn kiểmnghiệm, nó phản ánh dưới dạng logic, trừu tượng và khái quát những thuộctính, những cấu trúc, những mối liên hệ bản chất, những quy luật của tựnhiên, xã hội và tư duy; đồng thời khoa học còn bao gồm hệ thống tri thức

về những biện pháp tác động có kế hoạch đến thế giới xung quanh, đến sựnhận thức và làm biến đổi thế giới đó phục vụ lợi ích cho con người [23]

Tóm lại, có thể nói rằng: Khoa học là những tri thức về các quy luậtcủa tự nhiên, xã hội và tư duy Hay nói cách khác khoa học là một hoạt động

xã hội nhằm tìm tòi, phát hiện quy luật của sự vật và hiện tượng và vận dụngcác quy luật ấy để sáng tạo ra các nguyên lý các giải pháp tác động vào các sựvật hiện tượng nhằm biến đổi trạng thái của chúng

1.2.2.2 Nghiên cứu khoa học

Trong các tài liệu hiện nay có khá nhiều định nghĩa về NCKH, sau đây

Trang 15

xin được điểm tới những ví dụ tiêu biểu nhất:

Theo Luật Khoa học và Công nghệ “NCKH là một hoạt động phát hiện,tìm hiểu các hiện tượng, sự vật, quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy, sángtạo các giải pháp nhằm ứng dụng vào thực tiễn” [22]

Theo tác giả Nguyễn Trọng Hoàng, thì “NCKH là hoạt động nhậnthức có đặc trưng tạo ra giá trị nhận thức mới trước đó chưa ai biết đểgiải quyết những mâu thuẫn giữa một bên là những điều chưa ai biết mớinảy sinh và một bên là những hiểu biết đã có Những giá trị nhận thức mới

đó sẽ giúp loài người đi sâu vào bản chất, quy luật của thế giới và do đónâng cao năng lực nhận thức và cải tạo thế giới của loài người và năng lựctập thể của xã hội NCKH có tác dụng bổ sung, hoàn chỉnh và phát triểnkhoa học” [13]

Theo tác giả Vũ Cao Đàm trong giáo trình “Phương pháp luận NCKH”cho rằng: “NCKH là hoạt động hướng xã hội vào việc tìm kiếm những điều

mà khoa học chưa biết hoặc phát hiện ra bản chất sự việc, phát triển nhận thứckhoa học về thế giới quan và cách vận dụng chúng vào việc cải tạo thế giới”

[6]

Theo tác giả Hà Thế Ngữ, “NCKH là một quá trình nghiên cứu hiệnthực khách quan, phát hiện ra những hiểu biết mới có tính quy luật, có tínhchân lý hoặc tìm ra được những quy luật mới, chân lý mới trong hiện thực đó”[24]

Tác giả Phạm Viết Vượng đã viết: “NCKH là hoạt động có mục đích,

có kế hoạch, được tổ chức chặt chẽ của các nhà khoa học nhằm khám phá rabản chất và quy luật của thế giới khách quan và vận dụng chúng vào việc cảitạo thế giới" [39]

Theo tác giả Lưu Xuân Mới thì “NCKH là quá trình nhận thức chân lýkhoa học, một hoạt động trí tuệ đặc thù bằng những phương pháp nghiên cứunhất định để tìm kiếm, để chỉ ra một cách chính xác và có mục đích nhữngđiều mà con người chưa biết đến” [23]

Theo PGS.TS Bùi Văn Quân “NCKH là nhằm tìm ra lời giải cho mộttình huống có vấn đề, lời giải đó có thể là một thông tin, một phương pháp

Trang 16

mà trước đó chưa có” [28]

Như vậy, từ các góc độ khác nhau, các tác giả đã trình bày những hiểubiết hết sức phong phú về hoạt động NCKH Mỗi tác giả nhấn mạnh một khíacạnh, làm nổi lên một trọng tâm làm cho việc nhận thức về NCKH trở nênsâu sắc hơn Khi tổng hợp các định nghĩa đó ta có thể tìm thấy những điểmtương đồng trong quan niệm của các tác giả về các đặc điểm của NCKH nhưsau:

NCKH là một dạng hoạt động đặc biệt-đó là hoạt động nhận thức thếgiới có tổ chức, có kế hoạch do các nhà khoa học thực hiện

Đối tượng NCKH là những sự kiện, hiện tượng của thế giới kháchquan mà loài người chưa đủ kiến thức để giải thích

Mục đích của NCKH là phát hiện ra bản chất và các quy luật vậnđộng của thế giới để vận dụng vào việc cải tạo thế giới phục vụ cho cuộcsống của con người

Sản phẩm của NCKH là hệ thống tri thức mới, hệ thống chân líkhách quan, đã được kiểm nghiệm được bằng các phương pháp khác nhau

NCKH là hoạt động được tiến hành bởi một hệ thống các biện pháp,thủ thuật, với những phương tiện kỹ thuật hỗ trợ

Từ những phân tích như vậy, có thể đề xuất một định nghĩa như sau:

“NCKH là hoạt động có mục đích, có kế hoạch của người thực hiện, bằng cácphương pháp và phương tiện đặc biệt để khám phá bản chất và quy luật vậnđộng của thế giới, nhằm tạo ra một hệ thống tri thức mới, để vận dụng cải tạothế giới, phuc vụ cho cuộc sống của con người”

Việc thực hiện một NCKH đòi hỏi ở người nghiên cứu phải có mộttrình độ kiến thức và kỹ năng nhất định, những kiến thức và kỹ năngnghiên cứu này trong thời đại ngày nay nói chung đều được hình thành vàphát triển trong quá trình đào tạo trong nhà trường đại học

1.2.3 NCKH của sinh viên và biện pháp quản lý hoạt động NCKH của sinh viên

1.2.3.1 Nghiên cứu khoa học của sinh viên

Trang 17

Nghiên cứu khoa học của sinh viên là hoạt động có kế hoạch, có tổ

chức trong nhiệm vụ của sinh viên hướng vào việc tìm kiếm tri thức khoa học

hoặc phát hiện bản chất sự vật hoặc là sáng tạo phương pháp mới, phương tiện

kỹ thuật mới để phục vụ lợi ích của con người thông qua phương pháp, phươngtiện phù hợp

Tại Mục 1, 2 Điều 16, Điều lệ Trường đại học 2010 quy định vê mục tiêu, nhiệm vụ hoạt động khoa học và công nghệ như sau “Hoạt động khoa học công nghệ nhằm tạo ra tri thức, công nghệ, giải pháp, sản phẩm mới, góp phần hình thành và nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học cho giảng viên, nghiên cứu viên và người học và nâng cao chất lượng đào tạo”

Theo tác giả Lê Yên Dung thì: “Hoạt động nghiên cứu khoa học là loạihình lao động đặc biệt, được tiến hành bởi các nhà khoa học, thông qua hệthống các phương pháp, các phương tiện kỹ thuật phù hợp nhằm phát hiệnnhững hiểu biết mới mang tính quy luật, tạo ra sản phẩm mới phục vụ mụctiêu hoạt động động của con người” [8]

Như vậy, NCKH của sinh viên là một nội dung quan trọng trong chươngtrình đào tạo ở trường đại học, qua đó hình thành tư duy và phương phápNCKH, đáp ứng yêu cầu: giảng dạy kết hợp với thực hành và NCKH, góp phầnnâng cao chất lượng đào tạo toàn diện; Phát huy tính năng động, sáng tạo, khảnăng nghiên cứu khoa học độc lập của sinh viên, hình thành năng lực tự họccho sinh viên; Góp phần tạo ra tri thức, sản phẩm mới cho xã hội NCKH củasinh viên cũng giống như NCKH nói chung nhằm thỏa mãn nhu cầu nhậnthức của con người, nhằm tìm ra lời giải cho các tình huống có vấn đề, lời giải

đó có thể là một thông tin, một phương pháp mà trước đó chưa có

1.2.3.2 Sự cần thiết phải quản lý hoạt động NCKH của sinh viên

Hoạt động NCKH của sinh viên đóng một vai trò quan trọng trong việchình thành kỹ năng nghiên cứu, tư duy khoa học cho mỗi nhà khoa học tươnglai Mục đích của các trường đại học là đào tạo các nhà chuyên môn có phẩmchất và năng lực, có khả năng tham gia tích cực vào quá trình phát triển kinh

tế, văn hoá, khoa học, công nghệ quốc gia Trong thời đại ngày nay, trên conđường phát triển của mỗi quốc gia, hội nhập toàn cầu, vấn đề nghiên cứu trở

Trang 18

nên yêu cầu hàng đầu đối với mỗi chuyên gia Nghiên cứu không chỉ làm chocông việc đạt chất lượng, hiệu quả cao mà còn làm cho các chuyên gia đứngvững và làm chủ tốc độ phát triển của KHCN.

Sinh viên hôm nay chưa phải là nhà khoa học nhưng trong tương laigần họ sẽ có khả năng trở thành những chuyên gia năng động và sáng tạo Họ

có thể là những cán bộ công tác trong các viện NCKH, hoặc làm các ngànhnghề liên quan đến nghiên cứu ứng dụng khoa học kỳ thuật vào thực tế cuộcsống Do đó, hoạt động NCKH đối với mỗi sinh viên đang ngồi trên ghế nhàtrường hiện nay được coi như là một hình thức học tập nhưng vô cùng cầnthiết cho tương lai

Lợi ích của NCKH đối với sinh viên bao gồm một số yếu tố sau:

Tạo cơ hội cho sinh viên tìm tòi phát hiện tri thức mới, bằng sức lực, trítuệ của cá nhân để làm giàu tri thức và từ đó tri thức trở nên vững chắc hơn,

1.2.3.3 Các hình thức NCKH của sinh viên

Bài tập nhỏ thuộc loại hình nghiên cứu, xử lý một số vấn đề khoa học

cụ thể, thường được thực hiện ngay từ năm thứ nhất và là dịp tổng kết nhữngkiến thức trọng tâm trong chương trình môn học Ở những bài tập này có thểliên hệ mở rộng thêm kiến thức ngoài nội dung giảng dạy và học tập được quyđịnh trong chương trình Giảng viên hướng dẫn cho sinh viên tìm hiểu, tracứu tài liệu, nghiên cứu thêm một số vấn đề nhằm mở rộng tầm hiểu biết, vậndụng và khai thác thêm tri thức mới Thời gian tiến hành bài tập cùng với thờigian học tập chương trình môn học Yêu cầu sinh viên tham gia nghiên cứu ởloại hình này chỉ là: phát hiện các vấn đề trọng tâm của môn học, có khi là tập

Trang 19

xử lý một đề tài mà người khác đã bàn tới hoặc tóm tắt các nội dung chính,sưu tầm tài liệu, ứng dụng thực tế có liên quan đến môn học Đưa ra nhữngđánh giá nhận xét với nhận thức chủ quan của mình trên cơ sở nắm bắt đầy đủ

lý thuyết Vấn đề cốt lõi ở đây là để cho sinh viên hứng thú và có ý tưởngmới, kỹ năng tự học, tự nghiên cứu tạo phong cách của cá nhân trong quátrình học tập tiếp theo

Bài tập lớn là loại bài tập chính thức được quy định trong chương trình

đào tạo, sau khi sinh viên đã học kiến thức cơ sở ngành và kiến thức chuyênmôn Với hình thức bài tập này, tất cả sinh viên đều phải làm dưới sự hướngdẫn của giảng viên Đây là loại hình nghiên cứu yêu cầu cao hơn bài tập nhỏ,thời gian nghiên cứu dài hơn và có quy định cụ thể về nội dung, thời gianhoàn thành, hình thức đánh giá Việc tiến hành làm bài tập lớn thường gắn vớiviệc học tập chuyên đề từ năm thứ hai Những chuyên đề hỗ trợ rất tốt về chấtlượng cho việc làm bài tập lớn của sinh viên Mục đích chủ yếu của hình thứcnghiên cứu này là cho sinh viên thực hành với các thủ pháp NCKH, tìm hiểu,tra cứu tài liệu, phát hiện ứng dụng, liên hệ thực tế chứ chưa làm giàu chokhoa học bằng kết quả của các công trình nghiên cứu Bài tập lớn được hoànthành có thể được bảo vệ trước bộ môn hoặc do hội đồng đặc biệt được bộmôn thành lập Kết quả được đánh giá bằng điểm số của môn học Việc hoànthành bài tập lớn có ý nghĩa quan trọng đặt tiền để cho các hình thức nghiêncứu cao hơn như: làm khoá luận, đồ án tốt nghiệp

Khoá luận tốt nghiệp là hình thức nghiên cứu cao hơn làm bài tập lớn.

Đây là bài tập NCKH cuối khoá chỉ dành riêng cho những sinh viên có kếtquả học tập đạt từ loại khá trở lên đối với mọi sinh viên Đại học Giá trị củakhoá luận được tính từ 3 đến 4 đơn vị học trình Nếu sinh viên chọn đề tàikhoá luận thuộc học phần thi tốt nghiệp nào thì họ được miễn thi học phần đó

để làm khoá luận Khi làm khoá luận, sinh viên phải đọc nhiều tài liệu có liênquan nhất là những sách chuyên khảo và phải được một giảng viên chínhhướng dẫn trên cơ sở tinh thần chủ động, độc lập nghiên cứu của sinh viên làchủ yếu Việc đánh giá kết quả của khoá luận do một hội đồng do Giám đốcHọc viện quyết định thành lập Sinh viên được dành khoảng thời gian 30 phút

Trang 20

để báo cáo tóm tắt khoá luận Sau khi phản biện đọc nhận xét, người hướngdẫn đánh giá kết quả và thái độ làm việc của sinh viên Toàn thể hội đồng thảoluận kết quả kể cả việc chất vấn tác giả, cuối cùng là phần bỏ phiếu kín chođiểm theo thang điểm 10 Điểm của khoá luận là điểm trung bình của cácthành viên hội đồng được công bố công khai ngay trong buổi nghiệm thu

Đồ án tốt nghiệp về tính chất và mức độ các yêu cầu của đồ án tốt

nghiệp cũng như yêu cầu của khoá luận Song việc làm đồ án tốt nghiệp đượcthực hiện bởi sinh viên các ngành kỹ thuật Đồ án tốt nghiệp được xem nhưchương trình nghiên cứu cuối cùng, khi sinh viên đã hoàn thành tất cả cácmôn học và chương trình học tập khác Nội dung của đồ án tốt nghiệp đối vớicác khối ngành kỹ thuật là những hình thức nghiên cứu hướng tới mục đích là

để sinh viên thực hiện NCKH Đây là cơ sở nền móng giúp cho những chuyêngia sau này không những giỏi về chuyên môn, mà còn tham gia NCKH cóhiệu quả, chủ động sáng tạo trong công việc Sinh viên làm đồ án tốt nghiệp

tự chọn đề tài hoặc giảng viên hướng dẫn gợi ý đề tài nghiên cứu Quá trìnhthực hiện đề tài sinh viên phải tra cứu tài liệu, tìm hiểu sâu phần kiến thứcchuyên ngành, có ý tưởng, mô hình cụ thể để ứng dụng các nghiên cứu Đồ ántốt nghiệp gồm thuyết minh, số liệu tính toán, so sánh tính kinh tế kỹ thuật lựachọn phương án, bản vẽ, mô hình và sản phẩm ứng dụng Đồ án tốt nghiệpđược bảo vệ trước hội đồng do Giám đốc Học viện ra quyết định thành lập,kết quả được tính là điểm tốt nghiệp của sinh viên

Luận văn tốt nghiệp là bài tập NCKH có yêu cầu cao hơn khoá luận tốt

nghiệp chỉ có sinh viên đạt loại giỏi mới có quyền chọn làm luận văn tốtnghiệp Nội dung luận văn do sinh viên đề xuất hoặc do giáo viên hướng dẫngợi ý, được hội đồng khoa học của khoa phê duyệt Nếu được làm luận văn tốtnghiệp sẽ được miễn tất cả các môn thi tốt nghiệp Như vậy, giá trị của luậnvăn được coi là kết quả của phần thi tốt nghiệp bằng 5 đơn vị học trình Yêucầu của luận văn phải thể hiện rõ tính sáng tạo của người nghiên cứu Việcđánh giá và xếp loại kết quả luận văn cũng được thực hiện theo phương thức

tổ chức hội đồng nghiệm thu như đánh giá xếp loại khóa luận tốt nghiệpnhưng yêu cầu cao hơn

Trang 21

Ngoài các hình thức NCKH thuộc chương trình đào tạo trên, các sinh viêncòn tham gia nhiều hình thức NCKH khác như: tham gia viết báo khoa học,chuyên đề khoa học hoặc tham gia đề tài NCKH cấp khoa, cấp trường, dogiảng viên hướng dẫn.

1.2.3.4 Biện pháp quản lý hoạt động NCKH của sinh viên

Khi nói đến quản lý hoạt động NCKH của sinh viên trường đại học,chúng ta có thể nói đến một quy trình tác động mang tính pháp lý, tính khoahọc, có mục tiêu rõ ràng của chủ thể quản lý đến đối tượng bị quản lý nhằmchỉ huy và điều hành đối tượng bị quản lý và hoạt động NCKH của họ theođúng mục tiêu của hoạt động NCKH đã đề ra đó là: Nâng cao chất lượng đàotạo đại học, đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ choCNH - HĐH của đất nước; kết hợp thực hiện các nhiệm vụ khoa học với cácnhiệm vụ đào tạo của nhà trường, ứng dụng các thành tựu khoa học, các tiến

bộ kỹ thuật phục vụ việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển sự nghiệpGD&ĐT, phát triển kinh tế xã hội Xây dựng và phát triển tiềm lực NCKHcủa trường, từng bước hội nhập với nền KHCN hiện đại của khu vực và trênthế giới Vì vậy, để quản lý hoạt động NCKH có hiệu quả, Hiệu trưởng (Giámđốc) thông qua cơ quan chức năng cần thực hiện tốt các biện pháp quản lý

Biện pháp quản lý hoạt động NCKH là cách triển khai các nội dungquản lý của Giám đốc (Hiệu trưởng) thông qua cơ quan chức năng về NCKH

đề thực hiện hiện nhiệm vụ, hoàn thành mục tiêu của hoạt động NCKH trongnhững điều kiện, hoàn cảnh cụ thể Trong hoạt động quản lý, nhà quản lý phảinăm được khoa học và nghệ thuật quản lý, không được áp đặt quyền lực thuầntúy và phải kết hợp nhiều biện pháp quản lý khác nhau:

Biện pháp hành chính

Hoạt động NCKH sinh viên được triển khai theo hệ thống văn bản củaPhòng KHQS mang tính pháp lý Chính vì vậy, đòi hỏi giảng viên hướng dẫn,sinh viên NCKH phải tuân thủ những quy định mang tính hành chính về quytrình đăng ký xét duyệt đề tài, tổ chức nghiên cứu và nghiệm thu, đánh giá kếtquả nghiên cứu

Trang 22

Biện pháp kế hoạch hoá

Hoạt động NCKH của sinh viên được tiến hành theo kế hoạch phù hợpvới kế hoạch năm học Tính kế hoạch trong hoạt động NCKH của sinh viênđược thể hiện qua các khâu trong tổ chức xét duyệt đề tài, tổ chức nghiên cứu

và đánh giá kết quả nghiên cứu

Biện pháp tâm lý-giáo dục

NCKH của sinh viên là một hoạt động đầy khó khăn, thử thách Đòi hỏisinh viên phải kiên trì tập trung trí tuệ, sức lực, thời gian cho công trình nghiêncứu Vì Vậy, cơ quan quản lý giáo dục, giảng viên cần phải có những biện phápđộng viên thuyết phục để sinh viên tập trung sức lực cho hoạt động nghiên cứu,không nản chí hay bỏ giữa chừng, nhằm tạo động lực cho người học hoàn thànhnhiệm vụ nghiên cứu

Biện pháp tổ chức

Hoạt động NCKH của sinh viên được triển khai theo một thiết chế của

tổ chức với những quy định chặt chẽ, được tiến hành theo định hướng NCKHcủa nhà trường, của các khoa và của giảng viên hướng dẫn

1.3 Quy trình, chức năng quản lý hoạt động NCKH của sinh viên

1.3.1 Quy trình quản lý hoạt động NCKH của sinh viên

Để công tác quản lý được chặt chẽ, thống nhất, đòi hỏi mỗi nhà trườngcần phải có quy trình quản lý phù hợp Theo Quy định về hoạt động nghiêncứu khoa học của sinh viên trong các cơ sở giáo dục đại học ban hành kèmtheo Thông tư 19/2012/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đà0 tạothì Quy trình quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên gồm cácbước sau:

Bước 1: Xác định danh mục đề tài, đăng ký đề tài, lựa chọn người hướng dẫn Trên cơ sở kế hoạch thời gian chung của Học viện, trường, các khoa, bộmôn phối hợp với cơ quan quản lý sinh viên lựa chọn những sinh viên có đủtiêu chuẩn để tiến hành đề tài nghiên cứu khoa học và báo cáo cáo danh sách

về Phòng quản lý KH vào tháng 9 hàng năm

Bước 2: Giao đề tài và triển khai thực hiện đề tài nghiên cứu khoa họccủa sinh viên

Trang 23

Sau khi có danh sách tên đề tài, người thực hiện và giáo viên hướng dẫn,Phòng quản lý KH soạn thảo văn bản đề nghị Giám đốc Học viện (Hiệu trưởng)

ra Quyết định giao đề tài hoặc ký hợp đồng và tổ chức triển khai thực hiện Thờigian bắt đầu thực hiện từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau

Bước 3: Tổ chức đánh giá đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên ở cấpkhoa/bộ môn

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của sinh viên, Hội đồng khoa học Khoa lựachọn nhân sự để thành lập Hội đồng nghiệm thu cấp khoa

Bước 4: Tổ chức đánh giá đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên ở cấptrường

Sau khi Hội đồng cấp khoa đã nghiệm thu, sinh viên chỉnh sửa hoàn chỉnh

và nộp về Phòng quản lý KH để Phòng quản lý KH tổng hợp báo cáo Giám đốcHọc viện (Hiệu trưởng) ra quyết định thành lập Hội đồng nghiệm thu cấp Họcviện (trường)

Bước 5: Tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết công tác nghiên cứu khoahọc của sinh viên

Đây là nội dung quan trọng của cơ quan chức năng, bởi đây là cơ hội

để trao đổi, đóng góp ý kiến, từ đó rút kinh nghiệm và có biện pháp khắc phục

để nâng lượng nghiên cứu khoa học cho những năm tiếp theo

Bước 6: Tổ chức triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vàothực tiễn

Trên cơ sở kết quả sơ bộ của đề tài, Phòng quản lý KH triển khai nhân bản,đưa vào áp dụng trong toàn Học viện (trường)

1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của phòng (ban) khoa học công nghệ của trường đại học về quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên

Theo Điều 15 Thông tư số 19/2012/TT-BGDĐT ban hành Quy định vềhoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trong các cơ sở giáo dục đạihọc: Phòng (ban) khoa học công nghệ của trường đại học về quản lý hoạt độngnghiên cứu khoa học của sinh viên có chức năng, nhiệm vụ như sau:

Giúp Giám đốc Học viện chỉ đạo, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa họccủa sinh viên

Trang 24

Chủ trì, phối hợp với các phòng/ban, các khoa/bộ môn, Đoàn Thanhniên Cộng sản Hồ Chí Minh, hội sinh viên và các tổ chức, đoàn thể khác để tổchức triển khai hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên

Theo Điều lệ công tác Nhà trường Quân đội Nhân dân Việt Nam thì chứcnăng, nhiệm vụ của cơ quan khoa học quân sự là:

Chức năng: Là cơ quan tham mưu cho Đảng ủy, Ban Giám đốc, BanGiám hiệu, Hội đồng khoa học và đào tạo; chịu sự lãnh đạo của đảng ủy nhàtrường, sự chỉ huy, chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc, Hiệu trưởng và hướng dẫnnghiệp vụ của cơ quan khoa học cấp trên trong tổ chức, điều hành hoạt độngkhoa học và công nghệ của nhà trường

Nhiệm vụ:

Nghiên cứu, đề xuất phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, biện phápquản lý và thực hiện công tác khoa học và công nghệ; xây dựng kế hoạch pháttriển khoa học công nghệ hàng năm, 5 năm và những năm tiếp theo; tổ chứcthực hiện kế hoạch hoạt động khoa học và công nghệ, biên sọan giáo trình, tàiliệu, ứng dụng khoa học công nghệ vào GD&ĐT

Là cơ quan thường trực của hội đồng khoa học và đào tạo, có chứcnăng đề xuất với đảng ủy và hội đồng khoa học và đào tạo nhà trường về việcxét duyệt chức danh sỹ quan chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ; xét đề nghịcông nhận đạt tiêu chuẩn và bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư cho nhàgiáo và cán bộ quản lý giáo dục của nhà trường

Phối hợp với cơ quan đào tạo tổ chức các hội nghị khoa học và đào tạo;xét đề tài, đề án, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệvào công tác giáo dục, đào tạo của nhà trường theo quy định của Nhà nước,

Bộ Quốc phòng

Quản lý, sử dụng vật chất, kinh phí phục vụ công tác nghiên cứu khoahọc, phát triển khoa học và công nghệ, thư viện, hệ thống dữ liệu thông tin số,kết quả nghiên cứu của tổ chức, cá nhân; tổ chức hợp tác với các trường, cơquan, đơn vị về hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học và côngnghệ, chuyển giao công nghệ phục vụ giáo dục, đào tạo và phát triển kinh tếtheo quy định của pháp luật và quy định của Quân đội

Trang 25

Tổ chức các hoạt động thông tin khoa học, xuất bản tạp chí khoa họccủa trường, hội thi, triển lãm khoa học và công nghệ.

Xây dựng tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh, đơn vị vững mạnh toàndiện, hoàn thành tố nhiệm vụ chính trị và các nhiệm vụ khác được giao

1.3.3 Chức năng quản lý hoạt động NCKH của sinh viên

Như đã nói ở trên: quản lý hoạt động NCKH của sinh viên là việc thựchiện các chức năng quản lý của cơ quan chức năng trong quá trình lập kế

hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá hoạt động nghiên cứu

khoa học của sinh viên nhằm đạt mục tiêu nghiên cứu khoa học và chất lượngđào tạo của nhà trường Như vậy, quản lý hoạt động NCKH sinh viên đượctriển khai theo hệ thống văn bản và mang tính pháp lý cao Chính vì vậy,trong quá trình tổ chức thực hiện đòi hỏi giảng viên hướng dẫn, sinh viênNCKH phải tuân thủ những quy định mang tính hành chính về quy trình đăng

ký, xét duyệt đề tài, tổ chức nghiên cứu và nghiệm thu, đánh giá kết quảnghiên cứu theo sự chỉ đạo thực hiện của những người có trách nhiệm quảnlý: Trưởng khoa, Trưởng phòng quản lý khoa học, Chủ tịch Hội đồng khoahọc trường

1.3.3.1 Xây dựng kế hoạch hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên hàng năm

Lập kế hoạch là chức năng cơ bản nhất trong các chức năng quản lý.Trong các trường đại học công lập thường áp dụng mô hình quản lý chính quy,định nghĩa mô hình này do Tony Bush đề xuất, cùng với những đặc trưng chủyếu của các mô hình chính quy “Những mô hình chính quy giả định rằng các

tổ chức là những hệ thống có tôn ti, thứ bậc trong đó người quản lý sử dụngnhững biện pháp duy lý để theo đuổi những mục tiêu đã được thoả thuận.Những người đứng đầu có thẩm quyền được hợp pháp hoá bằng vị trí chínhthức của họ bên trong tổ chức và họ có trách nhiệm trước những thực thể bảotrợ về hoạt động của các thiết chế của họ”

Hàng năm, trên cơ sở định hướng phát triển khoa học và công nghệ,nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp của trường; nhu cầu thực tế của xãhội, của doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất thuộc lĩnh vực đào tạo của

Trang 26

trường, trường đại học xây dựng kế hoạch hoạt động nghiên cứu khoa học của

sinh viên

Lập kế hoạch NCKH cho sinh viên là quá trình bao gồm: xây dựng mụctiêu cho hoạt động NCKH (với số lượng đề tài các cấp, nội dung thực hiện);nguồn lực, biện pháp tổ chức; tiến độ thực hiện, thời gian hoàn thành; tiêu chíđánh giá nghiệm thu theo một quy trình thống nhất và được phê duyệt

Hoạt động NCKH của sinh viên được tiến hành theo kế hoạch phù hợpvới kế hoạch năm học Tính kế hoạch trong hoạt động NCKH của sinh viênđược thể hiện qua các khâu trong tổ chức xét duyệt đề tài, tổ chức nghiên cứu

và đánh giá kết quả nghiên cứu

1.3.3.2 Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên hàng năm

Trong quản lý hoạt động NCKH của sinh viên chức năng tổ chức là xâydựng vai trò nhiệm vụ, cấu trúc quan hệ giữa các thành viên, các bộ phận liênquan đến hoạt động NCKH Sắp xếp phân bổ nguồn lực cho từng bộ phận,từng thành viên đảm bảo cho họ thực hiện nhiệm vụ của mình, qua đó thựchiện thành công mục tiêu NCKH Thông qua đó, chủ thể quản lý tác động đếnđối tượng quản lý: cán bộ, giảng viên, sinh viên một cách có hiệu quả bằngcách điều phối nguồn lực của đơn vị như: nhân lực, vật lực, tài lực Quá trìnhxây dựng và hoàn thiện cơ cấu tổ chức phải đảm bảo các yêu cầu về tính tối

ưu, tính linh hoạt, tính kinh tế và độ linh hoạt trong thực hiện nhiệm vụ

1.3.3.2 Công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên hàng năm

Chỉ đạo là phương thức tác động của chủ thể quản lý, nhằm điều hành tổchức nhân lực đã có của đơn vị vận hành theo đúng kế hoạch đã vạch ra Chỉđạo là chức năng của quản lý, chủ thể quản lý phải trực tiếp ra quyết định chonhân viên dưới quyền, theo dõi giúp đỡ, động viên để thúc đẩy hoạt động thựchiện kế hoạch đã vạch ra, đạt các mục tiêu của tổ chức bằng những biện phápkhác nhau Đây là quá trình sử dụng quyền lực quản lý để tác động đến đốitượng bị quản lý một cách có chủ đích nhằm phát huy hết tiềm năng của họhướng vào việc đạt mục tiêu chung của tổ chức

Trang 27

Chỉ đạo hoạt động NCKH của sinh viên là cơ quan chức năng chuyênmôn Hàng năm, Trưởng khoa có trách nhiệm đề xuất đề tài, cử giảng viênhướng dẫn sinh viên tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học và báo cáoGiám đốc (Hiệu trưởng) ra quyết định giao nhiệm vụ hoặc ký hợp đồng thôngqua cơ quan quản lý NCKH.

1.3.3.4 Công tác kiểm tra, đánh giá, nghiệm thu sản phẩm, tổ chức sơ kết, tổng kết hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên

Kiểm tra là hoạt động của chủ thể quản lý tác động đến khách thể quản

lý thông qua một cá nhân, một nhóm hay một tổ chức để xem xét thực tế, đánhgiá, giám sát thành quả hoạt động, đồng thời uốn nắn, điều chỉnh các sai lệchnhằm thúc đẩy hệ thống đạt tới mục tiêu đã định Để tiến hành kiểm tra cầnphải có tiêu chuẩn, nội dung và phương pháp kiểm tra Nhà quản lý phải thuthập thông tin từ các bộ phận, các thành viên trong tổ chức để đánh giá, kịpthời phát hiện sai sót và điều chỉnh Đồng thời tìm ra nguyên nhân của thànhcông và thất bại để rút ra bài học kinh nghiệm cho quá trình quản lý tiếp theo

Kiểm tra hoạt động NCKH của sinh viên được căn cứ vào mục đích,nội dung, tiến độ thực hiện (kết quả từng giai đoạn) để kiểm tra, đánh giá theocác tiêu chí và yêu cầu đặt ra Kiểm tra được thực hiện bởi hội đồng khoa họccấp khoa, đối với đề tài NCKH cấp trường có sự tham gia của thành viên hộiđồng khoa học trường Các thông tin trong quá trình kiểm tra được sử dụng để

ra quyết định điều chỉnh phù hợp nhằm đạt mục tiêu đề ra

1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động NCKH của sinh viên

1.4.1 Các yếu tố khách quan

Cơ sở, vật chất, trang thiết bị có vai trò là phương tiện giúp cho nhậnthức của người nghiên cứu đạt được mục đích nghiên cứu Như vậy, cơ sở vậtchất, trang thiết bị phục vụ NCKH là một yếu tố không thể thiếu đối với hoạtđộng NCKH của sinh viên, đảm bảo cho hoạt động NCKH của sinh viênđược thực hiện có chất lượng và đạt hiệu quả

Công tác thi đua, khen thưởng và chế độ, chính sách đãi ngộ là yếu tố ảnhhưởng lớn tới hoạt động NCKH của sinh viên Đây là động lực để SV say mê

Trang 28

nghiên cứu, tập trung cho hoạt động nghiên cứu, không nản chí hay bỏ giữachừng, từ đó tạo động lực cho người học hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu.

Trình độ, kinh nghiệm của giảng viên trong hướng dẫn NCKH là yếu tốảnh hưởng nhiều đến quản lý hoạt động NCKH của sinh viên Giảng viên vừa

là người thầy hướng dẫn vừa là người bạn trong tìm tòi NCKH giúp sinh viên

tự tin, hăng hái hơn trong việc tìm kiếm, sáng tạo Các chuyên gia có trình độcao tham tham gia nghiên cứu, giảng dạy, tư vấn, đảm đương các chức vụquản lý nghiên cứu khoa học và công nghệ làm phong trào NCKH phát triểnhiệu quả

Phong trào NCKH là một yếu tố thúc đẩy và khơi dậy niềm đam mêmsáng tạo, nghiên cứu trong sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng đào tạocủa nhà trường Chính vì thế, các nhà trường cần phải đẩy mạnh và tạo mọiđiều kiện để đẩy mạnh phong trào NCKH trong sinh viên, tạo động lực, hứngthú và thu hút để sinh viên tham gia hoạt đông NCKH

1.4.2 Các yếu tố chủ quan

Nhận thức về tầm quan trọng và tác dụng của hoạt động NCKH củagiảng viên và sinh viên trong nhà trường đóng vai trò rất quan trọng Có nhậnthức đúng vai trò của hoạt động NCKH, sinh viên mới tích cực, chủ động rènluyện kỹ năng nghiên cứu và nhiệt tình, trách nhiệm tham gia phong tràoNCKH do nhà trường tổ chức

Động lực, hứng thú NCKH là yếu tố có vai trò quan trọng góp phầnnâng cao tính tích cực, tính chủ động tự giác, nâng cao chất lượng sản phẩmNCKH và hiệu quả hoạt động NCKH

Kỹ năng NCKH là yếu tố tạo nên chất lượng và kết quả NCKH của sinhviên, là cơ sở để sinh viên hình thành các ý tưởng nghiên cứu khoa học, giúpcho sinh viên mở rộng vốn tri thức, rèn luyện khả năng tư duy độc lập sángtạo của mình

Trang 29

Kết luận chương 1

Trên cơ sở phân tích các tài liệu lý luận, trong Chương 1 của Luận văn

đã phân tích, trình bày những vấn đề về quản lý hoạt động NCKH của sinhviên trường đại học ở trong nước, ngoài nước, trình bày những khái niệm vềquản lý, biện pháp, biện pháp quản lý, khoa học, nghiên cứu khoa học, nghiêncứu khoa học của sinh viên, biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa họccủa sinh viên, đồng thời cũng đã xác định quy trình, chức năng quản lý (Lập

kế hoạch cho hoạt động NCKH của sinh viên; Tổ chức hoạt động NCKH chosinh viên; Chỉ đạo hoạt động NCKH của sinh viên; Kiểm tra hoạt độngNCKH của sinh viên) và các yếu tố khách quan, chủ quan ảnh hưởng tới quản

lý hoạt động NCKH của sinh viên

Ngoài ra, trong Chương 1, chúng tôi cũng xác định NCKH là một tronghai nhiệm vụ chính của trường đại học, nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy vàhọc tập, góp phần giải quyết các yêu cầu thực tiễn, thúc đẩy sự tiến bộ của KH-

CN Đối với SV, NCKH là một hình thức tổ chức dạy học bắt buộc, trong đó SVbước đầu vận dụng một cách tổng hợp những tri thức đã học về nghề nghiệptương lai của mình để tiến hành hoạt động nhận thức có tính chất nghiên cứu,bước đầu góp phần giải quyết những vấn đề thực tiễn nghề nghiệp đặt ra

Chúng tôi vận dụng những cơ sở lý luận đã trình bày trong Chương 1

để khảo sát thực trạng quản lý hoạt động NCKH của SV ở Học viện Khoa họcQuân sự

Trang 30

Chương 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN Ở HỌC VIỆN KHOA HỌC QUÂN SỰ

2.1 Vài nét về quá trình hình thành và phát triển của HVKHQS

Xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, ngày 10tháng 6 năm 1957, Học viện Khoa học Quân sự đã được Thủ tướng Chính phủ

đã ký quyết định thành lập với chức năng, nhiệm vụ đào tạo cán bộ Khoa họcQuân sự phục vụ trực tiếp cho chiến đấu bảo vệ Tổ quốc Từ ngày đầu thànhlập đến năm 1975, Học viện Khoa học Quân sự đã đào tạo được hàng nghìnlượt cán bộ phục vụ cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhiều đồngchí trên các cương vị khác nhau đã lập được nhiều thành tích đặc biệt xuấtsắc, có đồng chí được tuyên dương anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân,nhiều đồng chí hiện nay được giữ các cương vị quan trọng của Đảng, Nhànước, Quân đội

Ngày 21 tháng 6 năm 1996, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số423/QĐ-TTg giao nhiệm vụ cho Học viện Khoa học Quân sự đào tạo bậc đạihọc ngành Khoa học Quân sự, trên cơ sở đó Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phêduyệt các chuyên ngành đào tạo của Học viện

Ngày 24 tháng 10 năm 1997 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo kýquyết định số 3376/GD-ĐT giao nhiệm vụ đào tạo thạc sỹ chuyên nganhKhoa học Quân sự

Ngày 17 tháng 8 năm 2009, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số1292/QĐ-TTg giao nhiệm vụ đào tạo Tiến sĩ chuyên ngành Khoa học Quân

sự cho Học viện

Đây là những sự kiện có ý nghĩa chính trị rất lớn đánh dấu sự pháttriển, trưởng thành của Học viện Trải qua gần 60 năm xây dựng, chiến đấu vàtrưởng thành, từ một nhà trường đào tạo, bồi dưỡng với quy mô nhỏ, đến nayHọc viện đã phát triển thành một trung tâm đào tạo chính quy, hiện đại và làmột trong những Học viện, Nhà trường lớn của Quân đội đào tạo nhiều ngànhkhác nhau như: Tiến sĩ, Thạc sĩ ngành Khoa học Quân sự; Thạc sĩ ngành ngôn

Trang 31

ngữ Anh, Ngôn ngữ Trung Quốc; Cö nh©n ngôn ngữ Anh, ngôn ngữ TrungQuốc, ngôn ngữ Nga, ngôn ngữ Pháp; Cö nh©n quan hệ quốc tế vÒ Quècphßng; Cử nhân Trinh sát kỹ thuật; Cử nhân Việt Nam học cho học viênquân sự nước ngoài, đồng thời Học viện là cơ sở duy nhất trong quân độiđược phép tổ chức thi và cấp chứng chỉ B1, B2 theo khung tham chiếu Châu

Âu cho cán bộ trong quân đội Bên cạnh đó, Học viện còn được Thủ trưởng

Bộ giao nhiệm vụ liên kết đào tạo cho các cơ quan, đơn vị trong và ngoàiquân đội, các Học viện, nhà trường trong toàn quân Từ năm học 2002-2003Học viện bắt đầu tuyển sinh và đào tạo sinh viên dân sự về chuyên ngànhngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Trung Quốc, nhằm bồi dưỡng và phát triểnnguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đấtnước

Quá trình xây dựng và trưởng thành, đội ngũ cán bộ, giảng viên củaHọc viện cũng đã không ngừng phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng,đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giáo dục, đào tạo trong tình hình mới Hiện nay,Học viện có 01 Phân viện, 08 phòng ban, 20 khoa, bộ môn với hơn 400 cán

bộ, nhân viên 100% giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục có trình độ đại học,trong đó có trên 50% sau đại học, riêng đội ngũ giảng viên đạt trên 70% cótrình độ sau đại học; toàn học viện có 01 Giáo sư, 09 Phó Giáo sư, 33 Tiến sỹ,

03 nhà giáo ưu tú và hàng trăm lượt giảng viên đạt giảng viên giỏi cấp BộQuốc phòng

Lớp lớp các thế hệ học viên, sinh viên tốt nghiệp ra trường đều có bảnlĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Đảng, với tổ quốc và nhândân, có ý chí chiến đấu cao, năng lực chuyên môn nghiệp vụ giỏi; linh hoạt,sáng tạo trong công tác, hoàn thành tốt và có mặt xuất sắc trên các lĩnh vựccông tác, các nhiệm vụ được giao Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứunước thần thánh của dân tộc ta, Học viện Khoa học Quân sự đã đào tạo đượchàng nghìn lượt cán bộ phục vụ kịp thời cho chiến trường, nhiều đồng chí trêncác cương vị khác nhau đã lập được nhiều thành tích đặc biệt xuất sắc, cóđồng chí được tuyên dương anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Hàng nămHọc viện đã đào tạo khoảng 2500 học viên, sinh viên cho Quân đội và cho đất

Trang 32

nước Nhiều đồng chí đã trở thành tướng lĩnh và giữ những cương vị cấp caotrong Đảng, Nhà nước và Quân đội

Với những cống hiến và thành tích đạt được trong sự nghiệp giáo dục-đàotạo, Học viện đã được Đảng, Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng cao quý:

- Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (2011);

- 02 Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba (2007, 2012);

- 02 Huân chương Chiến công hạng Nhất (1990, 2000);

- 01 Huân chương chiến công hạng Nhì (1987);

- 01 Huy chương Anh dũng hạng hai của nước Cộng hòa dân chủ nhândân Lào (2012)

- 01 Huân chương I-xa-la của Nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào(1999)

- 01 Huân chương Lao động hạng Nhì của nước Cộng hòa dân chủnhân dân Lào (2004)

Trong giai đoạn hiện nay, phát huy truyền thống đơn vị anh hùng, toànHọc viện tiếp tục phấn đấu, không ngừng phát triển về mọi mặt Đặc biệt thựchiện Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáodục đào tạo, Học viện Khoa học Quân sự đã và đang triển khai đồng bộ nhiềubiện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo Tiếp tục đổi mới quytrình, chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, tạo bước đột phá vềchất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được cấp trên giao Quán triệtsâu sắc quan điểm và những định hướng về công tác giáo dục-đào tạo củaĐảng, nhiệm vụ đào tạo cán bộ của Bộ Quốc phũng Tiếp thu thành tựu khoahọc giáo dục hiện đại, kế thừa và phát triển những di sản vô giá trong công táchuấn luyện, đào tạo của Quân đội Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học,tập trung nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn tài liệu, giáo trình phục

vụ nhiệm vụ giáo dục - đào tạo cán bộ thời kỳ mới Bám sát chức năng, nhiệm

vụ giáo dục-đào tạo để triển khai nghiên cứu, ứng dụng kết quả các đề tài vàoquá trình dạy học, quản lý giáo dục của Học viện Chủ động, tích cực xâydựng tiềm lực khoa học tạo ra bước phát triển mới cả về quy mô, chất lượng

và hiệu quả nghiên cứu khoa học Nâng cao chất lượng toàn diện các mặt

Trang 33

công tác đảng, công tác chính trị kết hợp với tiếp tục đẩy mạnh công tác xâydựng Học viện chính quy, tiên tiến, mẫu mực Duy trì nghiêm túc, chặt chẽ kỷluật Quân đội, quy chế, quy định của Học viện, Xây dựng Học viện chínhquy, tinh gọn, hiệu quả, chất lượng, góp phần cùng với với toàn Đảng, toàndân và toàn quân thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Nghịquyết Đại hội lần thứ X Đảng bộ Quân đội và Nghị quyết Đại hội lần thứ VIIĐảng bộ Học viện Khoa học Quân sự, ghi tiếp vào trang sử mới của Học việnnhững thành tích to lớn hơn, xứng đáng với niềm tin cậy của Đảng, Nhà nước,Quân đội và nhân dân giao phó.

2.2 Thực trạng hoạt động NCKH của sinh viên ở HVKHQS

2.2.1 Thực hiện các đề tài NCKH

Sinh viên HVKHQS luôn tham gia rất tích cực các hoạt động NCKH.Những giải thưởng cấp Học viện và cấp Bộ Quốc phòng trao cho sinh viênhàng năm là bàng chứng cho thấy nỗ lực của cả thầy và trong Học viện Sốlượng các đề tài tăng lên theo từng năm với nhiều nội dung có tính học thuật

và ứng dụng cao, nhiều đề tại đã được Hội đồng Khoa học của Học viện đánhgiá cao (Bảng 2.1)

Bảng 2.1 Kết quả NCKH của sinh viên Học viện

qua giai đoạn 2012-2015

Nguồn: Phòng Khoa học Quân sự, Học viện Khoa học Quân sự

Có thể nhận thấy hoạt động NCKH trong sinh viên đã được đẩy mạnhqua từng năm Đặc biệt là từ năm 2014 đến nay, Học viện đã sắp xếp, bố trílại nhân sự Phòng Khoa học Quân sự, tập trung hoàn thiện lại chức năng quản

lý khoa học của sinh viên, nhờ đó hoạt động NCKH của sinh viên trong toàn

Trang 34

Học viện có nhiều khởi sắc Số lượng công trình nghiên cứu khoa học đượcxem xét ở cấp Học viện đã tăng mạnh từ 21 lên 34 công trình

Các giải thưởng về hoạt động NCKH (2012 - 2015) của sinh viên đadạng, cụ thể như sau: Giải Ba cấp Bộ Quốc phòng Olympic các môn khoa họcMác Lênin- Tư tưởng Hồ Chí Minh; giải Nhất Olympic tiếng Nga, giải Nhìnhịp cầu Hán-Ngữ…

Nhìn chung, hoạt động NCKH đã thực sự góp phần nâng cao chấtlượng dạy và học trong Học viện, tạo môi trường lành mạnh và góp phần địnhhướng cho tương lai

2.2.2 Hiệu quả hoạt động NCKH của sinh viên

Trong thực tế cho thấy hoạt động NCKH của sinh viên có ý nghĩa rấtquan trọng, giúp sinh viên vận dụng tri thức đã học để nghiên cứu, khám phátri thức mới, vận dụng tri thức đã khám phá được để cải tạo thực tiễn, thôngqua và bằng cách đó hình thành phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu củasinh viên Để đánh giá kết quả của hoạt động NCKH của sinh viên, tác dụngcủa nó đến công tác đào tạo, thông qua Câu hỏi số 1 của Phụ lục I, II kết quảthu được như sau:

Bảng 2.2 Tác dụng của hoạt động nghiên cứu khoa học trong

chương trình đào tạo của nhà trường

Trang 35

dung không đồng đều Thể hiện ở số ý kiến trả lời tác dụng mà hoạt độngNCKH mang lại cho sinh viên khi tham gia vào hoạt động này Có 206 ý kiếnchiếm tỉ lệ 98,5% cho rằng: tham gia NCKH có tác dụng đào sâu củng cốkiến thức đã học, đây là tác dụng được đánh giá cao nhất và chứng tỏ hoạtđộng NCKH của sinh viên có tác dụng tốt đối với chương trình đào tạo Có

200 ý kiến chiếm tỉ lệ 95,5% cho rằng tác dụng của việc tham gia NCKH lànâng cao trình độ hiểu biết Tác dụng trong việc phát triển kỹ năng độc lậpnghiên cứu, tự học cũng được đánh giá cao với 197 ý kiến chiểm 93,9%.Hình thành kỹ năng NCKH: có 178 ý kiến chiếm 84,8% Sinh viên khi thamgia hoạt động NCKH sẽ góp phần giáo dục toàn diện nhân cách có 174 ý kiếnchiếm 83,0% và chỉ có 128 ý kiến chiếm tỉ lệ 61,0% cho rằng tác dụng củahoạt động NCKH góp phần rèn luyện phẩm chất của nhà nghiên cứu

Như vậy, qua kết quả điều tra ở Bảng 2.2 tôi có nhận xét: CBQL, GV,

SV đã nhận thức đầy đủ về vai trò và tác dụng của việc thực hiện hoạt độngNCKH cho sinh viên đối với chương trình đào tạo của nhà trường Đánh giátốt về tác dụng mà hoạt động NCKH mang lại, thấy được tầm quan trọng vàcũng như tác dụng của hoạt động này đối với việc hình thành kỹ năng nghềnghiệp của sinh viên, đây là điều đáng lưu ý để nhà trường và giảng viên tiếptục cải tiến, duy trì tốt hoạt động này Đặc biệt với những tác dụng mà hoạt

động NCKH mang lại cho sinh viên như: “Đào sâu củng cố kiến thức; Nâng cao trình độ hiểu biết; Phát triển kỹ năng độc lập nghiên cứu, tự học ” rất

hiệu quả đối với cách thức học tập của sinh viên đại học, đáp ứng được việcnâng cao chất lượng đào tạo

2.2.3 Mức độ thực hiện các loại hình NCKH

Các loại hình NCKH của sinh viên ở Học viện Khoa học Quân sự đượcthực hiện dưới 5 loại hình chủ yếu là: Bài tập môn học; Bài tập lớn; Tiểu luận;

Đề tài NCKH do giảng viên hướng dẫn; Khóa luận tốt nghiệp

Đề cập về vấn đề này, chúng tôi đã xây dựng nội dung điều tra ở Câuhỏi 2 của Phụ lục I, II Kết quả điều tra 60 cán bộ, giảng viên và 150 sinh viêncho kết quả ở bảng sau:

Trang 36

Bảng 2.3 Mức độ thực hiện của các hình thức nghiên cứu khoa học

Số phiếu

Tỉ lệ

%

Số phiếu

Mức độ thực hiện các loại hình NCKH của sinh viên được các kháchthể khảo sát đánh giá mức độ thực hiện không đồng đều nhau giữa các loạihình cụ thể: có 2 loại hình được đánh giá mức độ thực hiện tốt rất cao với trên

170 ý kiến chiếm tỷ lệ trên 81% là đề tài nghiên cứu khoa học và khóa luậntốt nghiệp Điều này phản ánh đúng thực tế ở Học viện Khoa học Quân sự,các loại hình NCKH này được đông đảo sinh viên tham gia, kết quả của cácNCKH có tính ứng dụng và tính thực tiễn cao Các hoạt động này đã trở thànhnhiệm vụ thường xuyên, công tác quản lý các hoạt động này đã có kinhnghiệm từ nhiều năm, hơn nữa các hoạt động NCKH gắn với nhu cầu đặcđiểm thực tế nghề nghiệp của sinh viên khi ra trường do vậy tạo được độnglực trong sinh viên và làm nên chất lượng đào tạo của Học viện Hơn nữa, đâycũng là những nghiên cứu cuối cùng của sinh viên chuẩn bị ra trường nên sinhviên có động lực khẳng định khả năng của bản thân, làm cho chất lượng củacác loại hình này được đánh giá cao Tuy nhiên, do công tác quản lý của lãnhđạo Khoa chưa xây dựng kế hoạch kịp thời, thiếu sự kiểm tra, giám sát nênchất lượng một số khóa luận tốt nghiệp chưa đạt yêu cầu đề ra, có nội dungmang tính hình thức

Trang 37

Ba loại hình NCKH còn lại: Bài tập môn học, Bài tập lớn và Tiểu luậncũng có số ý kiến đánh giá mức độ thực hiện tương đương nhau và cũng đạtkết quả tương đối cao Bỏi trong quá trình giảng dạy, giảng viên luôn luônđịnh hướng và xác định cho sinh viên rằng các loại hình này là hoạt độngNCKH đầu tiên, đơn giản nhất của sinh viên, đề bài do giảng viên giao trongphạm vi môn học để nghiên cứu về một nội dung hẹp Vì nó là phần kiến thứctích lũy giúp sinh viên nắm được kiến thức cơ bản phục vụ môn học khác vànghề nghiệp sau này Tuy nhiên cần có biện pháp quản lý, chỉ đạo trong xâydựng chương trình đào tạo, nội dung bài tập môn học để hoạt động này cóhiệu quả hơn.

2.2.4 Thuận lợi, khó khăn của sinh viên khi thực hiện hoạt động NCKH

2.2.4.1 Thuận lợi

Tìm hiểu vấn đề này tôi chủ động đưa ra một số yếu tố khảo sát ở Câuhỏi 9 của Phụ lục II để sinh viên đánh giá Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.4 Những thuận lợi của sinh viên

khi tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học

1 Học viện, Ban chủ nhiệm khoa quan tâm 130 86

3 Giảng viên hướng dẫn có kinh nghiệm 70 46,6

giảng viên hướng dẫn” là thuận lợi đối với hoạt động NCKH của sinh viên

chiếm tỷ lệ 96% đây là yếu tố được đánh giá cao nhất, điều này cho thấy vaitrò của người thầy có ý nghĩa quyết định đến hoạt động NCKH của sinh viên

Trang 38

Có 100 ý kiến sinh viên chiếm tỉ lệ 66,6% đồng ý với việc có cơ sở vật chấttốt và 130 ý kiến chiếm tỉ lệ 86,6% cho rằng: sự nghiêm túc trong tổ chứcNCKH là yếu tố thuận lợi đối với hoạt động NCKH của sinh viên.

Tuy nhiên yếu tố: “Giảng viên hướng dẫn có kinh nghiệm” lại chỉ nhậnđược 70 ý kiến, chiếm tỉ lệ 46,6% Qua trao đổi trò chuyện thêm với một sốsinh viên để tìm câu trả lời cho vấn đề trên tôi thấy: Với các đề tài NCKH củasinh viên, sinh viên cần sự tận tình hướng dẫn của giảng viên, nội dungnghiên cứu của đề tài sát với chương trình đào tạo, biết ứng dụng kiến thứcvào thực tế, bổ sung và làm sáng tỏ được nội dung kiến thức trong chươngtrình đào tạo hơn là nghiên cứu vấn đề lớn, rộng và có mức độ liên quan ít đếnnội dung được đào tạo, điều mà giảng viên có kinh nghiệm khoa học ít quantâm

Như vậy có thể đánh giá, sinh viên cần được sự quan tâm của các cấpquản lý, cần sự nhiệt tình của giảng viên hướng dẫn, cần sự tổ chức nghiêmtúc và có cơ sở vật chất đảm bảo cho hoạt động NCKH hơn yếu tố kinhnghiệm của giảng viên

2.2.4.2 Khó khăn

Tìm hiểu vấn đề này tôi chủ động đưa ra một số yếu tố khảo sát ở Câuhỏi điều tra 10 của Phụ lục II để sinh viên đánh giá Kết quả điều tra cụ thểnhư sau:

Bảng 2.5 Những khó khăn của sinh viên khi tham gia hoạt động NCKH

1

Một bộ phận sinh viên chưa hiểu biết đầy

đủ về tầm quan trọng của hoạt động

NCKH

2 Kỹ năng NCKH của sinh viên còn yếu 139 92,6

3 Bản thân chưa nỗ lực khắc phục khó khăn

4 Chưa có các hình thức động viên khuyến 102 68

Trang 39

khích hợp lý cho việc NCKH của SV

5 Thư viện trường, các thiết bị thí nghiệm

Từ số liệu khảo sát Bảng 2.5 nhận thấy: Yếu tố bản thân sinh viên chưa

nỗ lực cố gắng khắc phục khó khăn trong quá trình nghiên cứu, cụ thể như cácvấn đề: tìm hiểu tra cứu tài liệu, sách giáo khoa, vấn đề lập kế hoạch, đầu tưthời gian cho hoạt động NCKH - chỉ có 69 sinh viên tham gia khảo nghiệmcho ý kiến chiếm tỉ lệ 52% điều này cho thấy, các sinh viên tham gia hoạtđộng NCKH đã khắc phục khá tốt các khó khăn, tích cực học tập phấn đấu,nghiêm túc hoàn thành nhiệm vụ Có 82 ý kiến chiếm tỉ lệ 54% cho rằng thưviện trường, cơ sở vật chất, trang thiết bị, thiết bị thí nghiệm…chưa đáp ứngđược yêu cầu là yếu tố khó khăn cho hoạt động NCKH của sinh viên Trongnhững năm vừa qua, Học viện đã đầu tư lớn cho trung tâm thư viện đáp ứngtài liệu học tập, tham khảo của sinh viên, mua sắm nhiều thiết bị thực hànhđáp ứng tốt yêu cầu tiếp cận thực tế của sinh viên trong đào tạo Tuy nhiên,các thiết bị thí nghiệm, tài liệu, sách chuyên khảo phục vụ cho NCKH vầnchưa đáp ứng được yêu cầu Có 102 ý kiến sinh viên chiếm tỉ lệ 68% đồng ývới đánh giá: Nhà trường chưa có các hình thức động viên khuyến khích sinhviên tham gia NCKH là khó khăn đối với sinh viên trong hoạt động NCKH

Cụ thể ở một số vấn đề: nguồn kinh phí tối thiểu dành cho hoạt động NCKHcủa sinh viên còn hạn chế, chưa có chế độ động viên, khuyến khích cho giảngviên hướng dẫn, thiếu sự liên kết giữa các cơ quan, doanh nghiệp đơn vị ứngdụng khoa học công nghệ để có thể lựa chọn đưa các công trình NCKH vàoứng dụng thực tế là những khó khăn tác động tới hoạt động NCKH của sinhviên Có 119 ý kiến chiếm tỉ lệ 79,3% đánh giá nguyên nhân một bộ phận sinhviên chưa hiểu biết đầy đủ về tầm quan trọng của hoạt động NCKH Có 139 ýkiến chiếm 92,6% cho rằng kỹ năng NCKH của sinh viên còn yếu Hainguyên nhân này xuất phát từ việc sinh viên không nắm vững phương phápluận NCKH, do trong quá trình học tập còn chủ quan, coi nhẹ môn học, họcchịu khó học tập, nghiên cứu

Trang 40

2.3 Thực trạng công tác quản lý hoạt động NCKH của sinh viên ở HVKHQS

Công tác quản lý hoạt động NCKH của sinh viên là một phần công táccủa nhà trường Tham gia công tác quản lý hoạt động NCKH của sinh viêntrong Học viện bao gồm: về mặt tổ chức tư vấn là Hội đồng khoa học, về mặtquản lý hành chính là Phòng Khoa học quân sự, Khoa, Tổ chuyên môn

Hội đồng khoa học Học viện có nhiệm vụ: xây dựng chương trìnhNCKH của Học viện, bao gồm: công tác NCKH của sinh viên trong từng năm

và từng giai đoạn, xét duyệt đề cương và kết quả nghiên cứu, phổ biến và ứngdụng các kết quả, tổ chức tổng kết đánh giá hàng năm nhằm điều chỉnh, xâydựng và hoàn thiện các biện pháp quản lý

Về mặt quản lý hành chính, Phòng Khoa học quân sự là bộ phậnchuyên môn có nhiệm vụ giúp Đảng ủy, Ban Giám đốc Học viện xây dựng kếhoạch, quản lý, kiểm tra, đánh giá công tác NCKH Khoa có nhiệm vụ xâydựng, quản lý, chỉ đạo công tác NCKH của khoa theo kế hoạch NCKH củaHọc viện

Hình 2.1 Sơ đồ cấu trúc bộ máy quản lý công tác NCKH của SV tại

HVKHQS

Ngày đăng: 26/04/2018, 23:30

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w