Tuy nhiên, việc ứng dụng CNTT vào công tác giảng dạy, cụ thể là sử dụng một số phần mềm vui học vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập về cơ sở vật chất, trình độ, năng lực giáo viên, quan điểm
Trang 1MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO CÔNG TÁC DẠY VÀ HỌC
TRONG TRƯỜNG MẦM NON
I Phần mở đầu
1 Lý do chọn đề tài
Hiện nay đất nước ta đang trên đà phát triển CNH-HĐH đất nước Việc bùng nổ thông tin ngày càng cao Vì vậy việc đẩy mạnh CNTT vào các trường học nói chung và bậc học Mầm non nói riêng là rất cần thiết và thiết thực, phù hợp với thực tế hiện nay
Hơn nữa các trường mầm non hầu như đã có điều kiện đầu tư và trang bị Tivi, đầu Video, xây dựng phòng đa năng với hệ thống máy tính và máy chiếu, nối mạng internet Một số trường còn trang bị thêm máy quay phim, chụp ảnh,… tạo điều kiện cho giáo viên mầm non có thể ứng dụng CNTT vào giảng dạy Qua
đó người giáo viên mầm non không những phát huy được tối đa khả năng làm việc của mình mà còn vừa tiết kiệm được thời gian cho người giáo viên mầm non, vừa tiết kiệm được chi phí cho nhà trường mà vẫn nâng cao được tính sinh động, hiệu quả của giờ dạy
Việc triển khai chỉ đạo thực hiện, cấp học mầm non bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ trong việc ứng dụng CNTT vào quản lý, chỉ đạo và
tổ chức các hoạt động vui học cho trẻ mầm non Tuy nhiên, việc ứng dụng CNTT vào công tác giảng dạy, cụ thể là sử dụng một số phần mềm vui học vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập về cơ sở vật chất, trình độ, năng lực giáo viên, quan điểm xã hội…
Có thể thấy ứng dụng của công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non chủ yếu thông qua phần mềm vui chơi, học tập (phần mềm Kidsmart, Kidpix, Happykids, Qủa táo màu nhiềm…) đã tạo ra một biến đổi về chất trong hiệu quả giảng dạy của ngành giáo dục mầm non, ứng dụng của phần mềm vui chơi học tập mang lại hiệu quả cao, tạo ra một môi trường giáo dục mang tính tương tác cao giữa giáo viên và học sinh
Chính vì tầm quan trọng và những ưu điểm của việc ứng dụng CNTT vào việc dạy trẻ ở trường mầm non là rất thiết thực nên tôi suy nghĩ và lựa chọn đề
tài “Một số biện pháp ứng dụng Công nghệ thông tin vào công tác dạy và học trong trường Mầm non”.
2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
* Mục tiêu
Nhằm nâng cao chất lượng của việc dạy và học, giúp trẻ chủ động làm quen dần với CNTT tiếp thu bài một cách nhanh chóng, hứng thú góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả về mọi mặt, phát triển nhân cách cho trẻ
Xây dựng một số biện pháp ứng dụng phần mềm vui chơi, học tập cụ thể phù hợp với đặc điểm phát triển tâm sinh lí theo từng lứa tuổi để trẻ dể dàng tiếp
Trang 2thu kiến thức vừa sức “Học mà chơi, chơi mà học.” theo hướng tích hợp đổi mới
về phương pháp lấy trẻ làm trung tâm, là hoạt động chủ đạo, còn cô giáo là người gợi ý hướng dẫn giúp trẻ tìm tòi khám phá, phát huy được tính tích cực sáng tạo của trẻ tham gia học thông qua các phần mềm vui chơi, học tập sáng tạo
* Nhiệm vụ
Đối với việc áp dụng phần mềm này vào việc giảng dạy đòi hỏi giáo viên phải có trình độ, kiến thức cũng như những kỹ năng cơ bản để xây dựng và sử dụng phần mềm một cách hiệu quả nhất Vì vậy cần xây dựng được một số kiến thức nhất định và những hướng dẫn cụ thể để giáo viên có thể tự khai thác, sử dụng một cách có hiệu quả các phần mềm vui học thông dụng, ứng dụng vào tổ chức các hoạt động học theo chủ đề trong trường mầm non
3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vấn đề cần nghiên cứu cụ thể là biện pháp nâng cao ứng dụng CNTT vào công tác dạy và học trong TMN
4 Giới hạn của đề tài
Nội dung nghiên cứu chỉ trong phạm vi hẹp đó là việc ứng dụng CNTT của giáo viên vào công tác dạy và quá trình học của trẻ khi có ứng dụng CNTT, áp dụng tại trường MN Hoa Sen
5 Phương pháp nghiên cứu.
a Phương pháp nghiên cứu lý luận.
- Phương pháp phân tích-tổng hợp tài liệu
- Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập
b Phương pháp nghiên cứu thực tiển.
- Phương pháp điều tra nghiên cứu từ thực tế
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục
- Phương pháp khảo nghiệm – thử nghiệm
c Phương pháp thống kê toán học.
Tiến hành điều tra, thống kê tỉ lệ, lấy kết quả cụ thể trước và sau khi áp dụng khảo nghiệm thực tế của đề tài
II Phần nội dung
1 Cơ sở lí luận
Việc ứng dụng một số phần mềm vui chơi, học tập trong trường Mầm non
sẽ góp phần hiện đại hóa giáo dục và đào tạo, có ý nghĩa rất lớn trong việc đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức giảng dạy, học tập Công nghệ thông tin phát triển kéo theo sự phát triển của hàng loạt phần mềm giáo dục và có rất nhiều phần mềm hữu ích cho người giáo viên mầm non như PowerPoin, Kispix,
Trang 3Kidsmat, quả táo màu nhiệm Các phần mềm này rất tiện ích và trở thành một công cụ đắc lực hỗ trợ cho việc thiết kế giáo án điện tử và giảng dạy trên máy tính, máy chiếu, bảng tương tác cũng như trên các thiết bị hỗ trợ khác như Tivi, đầu video…
Bên cạnh đó, tâm sinh lý trẻ mẫu giáo cũng là một cơ sở quan trọng trong quá trình dạy và học giữa cô và trẻ Ở giai đoạn này các em rất hứng thú với việc khám phá thế giới xung quanh, tò mò và liên tục thắc mắc các vấn đề với cô giáo, cha mẹ Nếu người lớn hiểu được tâm lý của trẻ, định hướng và tác động đúng phương phát sẽ đem lại nhiều hiệu quả tích cực
2 Thực trạng vấn đề nghiên cứu
+ Cơ sở vật chất:
Trường có 1 điểm chính và 4 điểm lẻ Cơ sở vật chất ở các điểm lẻ chưa đáp ứng tối đa nhu cầu học tập của trẻ, một số điểm lẻ chưa có tivi, máy tính nên việc giảng dạy bằng giáo án điện tử và áp dụng các phần mềm vui chơi học tập bằng CNTT ở các điểm này chỉ áp dụng khi có dự giờ, thao giảng
+ Về bản thân cũng như nhiều giáo viên trong trường
Trong thực tế việc ứng dụng CNTT, cụ thể là các phần mềm vui chơi học tập trong các trường mầm non vẫn còn một số hạn chế như:
Kiến thức về lĩnh vực tin học cơ bản của giáo viên có, nhưng khi tiến hành triển khai ứng dụng một số phần mềm mới lạ còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng Một số giáo viên lớn tuổi tiếp cận với các phần mềm còn nhiều bất cập Có thể thấy sự đam mê sáng tạo ứng dụng CNTT ở các giáo viên mầm non trẻ nhưng điều đó khó có thể thấy ở những giáo viên mầm non đã có tuổi thậm chí còn là
sự né tránh, làm cho xong
Một số giáo viên đã tự trang bị máy tính xách tay nhưng chưa áp dụng đưa giáo án điện tử cũng như các phần mềm hỗ trợ học tập vào trong giảng dạy
+ Về phía nhà trường, phụ huynh và học sinh
Điều kiện kinh tế của phụ huynh còn nhiều khó khăn, nhận thức của phụ huynh đồng bào dân tộc còn hạn chế nên việc đầu tư các thiết bị điện tử, máy tính cho trẻ tại nhà còn ít
Kinh phí đầu tư các thiết bị CNTT nhằm phục vụ cho công tác giảng dạy ứng dụng một số phần mềm vui chơi, học tập trong trường mầm non là rất lớn
Hệ thống máy móc của trường vẫn còn hạn chế về cả số lượng lẫn chất lượng
Tuy máy tính điện tử mang lại nhiều tiện ích cho việc giảng dạy của giáo viên nhưng công cụ hiện đại này không thể hỗ trợ và thay thế hoàn toàn cho các phương pháp trực quan khác của người giáo viên Đôi lúc vì là máy móc nên nó
có thể gây ra một số tình huống bất lợi cho tiến trình bài giảng như là mất điện, máy bị treo, bị virus…và mỗi khi có sự cố như vậy người giáo viên khó có thể hoàn toàn chủ động điều khiển tiến trình bài giảng theo như ý muốn
Trang 4Việc kết nối và sử dụng khai thác tiện ích của công nghệ mạng máy tính
và mạng Internet chưa được thực hiện một cách triệt để và có chiều sâu
Hơn nữa, đa số học sinh là trẻ đồng bào dân tộc thiểu số nên trẻ rất ít được tiếp xúc với CNTT, khi được tiếp xúc với CNTT trẻ thường bỡ ngỡ, lạ lẫm nên việc hướng dẫn trẻ học tập và làm quen các phần mềm vui chơi, học tập cần nhiều thời gian và công sức
Sau quá trình áp dụng các biện pháp ứng dụng CNTT và các phần mềm, vui chơi học tập vào công tác giảng dạy Tôi nhận thấy sự thay đổi rõ rệt của trẻ qua việc thay đổi phương pháp giảng dạy, thông qua các phương pháp đánh giá như quan sát trẻ, cho trẻ thực hiện các bài tập thực hành, trò chuyện cùng trẻ tôi nhận thấy:
Phương pháp áp dụng CNTT vào công tác giảng dạy trong trường mầm non góp phần tạo ra một môi trường dạy học tương tác cao, sống động, hứng thú
và đạt hiệu quả cao của quá trình dạy học đa giác quan cho trẻ
Nội dung, tư liệu bài giảng giới thiệu cho trẻ mang tính chân thực, phong phú Trong bài giảng điện tử trẻ có thể làm quen với những hiện tượng tự nhiên,
xã hội mà trẻ khó có thể tự bắt gặp trong thực tế
Giáo viên có thể chủ động khai thác tìm kiếm nguồn tài nguyên giáo dục qua mạng thông tin truyền thông, Internet,…Nguồn tài nguyên vô cùng phong phú với hình ảnh, âm thanh, văn bản, phim…sống động tự nhiên tác động tích cực đến sự phát triển trí tuệ của trẻ mầm non cũng như ảnh hưởng đến quá trình hình thành nhân cách toàn diện ở trẻ Tiết kiệm được thời gian cho giáo viên và chi phí cho trường
Trường đã trang bị một số phương tiện phục vụ đắc lực cho công tác ứng dụng CNTT như: mạng internet, máy ảnh, tivi… Qua đó trẻ hứng thú tham gia tích cực, mạnh dạn trình bày ý kiến, trẻ được tiếp cận CNTT sớm
Trẻ có cơ hội để được trò chuyện, được thể hiện mình, được làm người lớn, được giúp đỡ bạn bè Rèn cho trẻ thói quen gọn gàng ngăn nắp
Qua các hoạt động trẻ thực hiện cô nắm được đặc điểm tâm sinh lý cũng như tính cách, nhận thức của trẻ để có biện pháp giáo dục trẻ tốt hơn, qua đó thể hiện sự thân thiện giữa cô và trẻ Quá trình theo dõi của cô thông qua các hoạt động của trẻ góp phần đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ
* Nguyên nhân chủ quan
Trẻ em thường có tính hiếu kỳ, ham học hỏi, tìm tòi những điều mới lạ Thông qua một số tiết dạy thao giảng, dự giờ có áp dụng CNTT tôi nhận thấy trẻ rất hào hứng tham gia, độ tập trung chú ý của trẻ cao, trẻ nắm bắt vấn đề một cách nhanh chóng Vì vậy, nhằm phát huy tối đa tính sáng tạo của trẻ thì việc áp dụng CNTT vào giảng dạy tại trường mầm non là rất cần thiết
Hơn nữa, việc áp dụng các ứng dụng của CNTT vào giảng dạy cho trẻ là rất quan trọng vì thông qua các hoạt động này giúp trẻ tích luỹ một số vốn kiến thức sơ đẳng vận dụng trực tiếp vào cuộc sống hàng ngày của trẻ, giúp trẻ tự tin,
Trang 5mạnh dạn khi thao tác và sử dụng máy Việc trẻ được tiếp xúc với những phần mềm CNTT kích thích trí thông minh, sáng tạo, tìm tòi của trẻ Đây cũng là tiền
đề tốt giúp trẻ học tập tốt hơn với những phần mềm và ứng dụng mới lạ hơn ở các cấp học tiếp theo
Được sự quan tâm, ủng hộ của cha mẹ học sinh nói chung cùng toàn thể các chị em đồng nghiệp cũng như ban giám hiệu nói riêng đã tạo điều kiện để tôi giảng dạy và tham gia nghiên cứu đề tài Bên cạnh đó, học sinh chủ yếu là người đồng bào dân tộc thiểu số nên việc tiếp xúc với CNTT làm trẻ rất thích thú, hào hứng Đó cũng là động lực giúp tôi mạnh dạn đưa CNTT vào giảng dạy trong trường mầm non
* Nguyên nhân khách quan
Qua những thuận lợi cũng như một số hạn chế mà thực trạng đặt ra, chúng
ta thấy được việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy chưa bao giờ là đủ Để đạt được những thành công của đề tài cần phải xác định được hướng đi cũng như mục tiêu của đề tài hướng tới và giải quyết những khó khăn, hạn chế nhằm phát huy tối đa những thuận lợi của nó Đây cũng là cơ sở để tôi đề ra các giải pháp khắc phục
3 Nội dung và hình thức của giải pháp
a Mục tiêu của giải pháp.
Cung cấp cho giáo viên một số kiến thức nhất định về các phần mềm vui chơi học tập thông thường, được áp dụng phổ biến nhất Nâng cao việc ứng dụng CNTT trong trường mầm non
Hướng dẫn cho giáo viên khai thác, sử dụng một cách có hiệu quả các phần mềm trò chơi vui học thông dụng, ứng dụng vào tổ chức các hoạt động học theo chủ đề trong trường mầm non
Phát huy tinh thần tự học tự rèn, nâng cao năng lực ứng dụng các phần mềm vui chơi, học tập vào công tác giảng dạy của bản thân cũng như các giáo viên khác
Giúp trẻ làm quen với máy tính, phần mềm sáng tạo… nhằm hình thành cho trẻ thói quen và kỹ năng sử dụng máy tính đơn giản cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tương tác giữa trẻ và cô
b Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp.
Trước đây, các tiết học hầu như nhàm chán, trẻ ít tập trung chú ý, giáo viên chủ yếu sử dụng tranh ảnh có sẵn, lời nói để hướng dẫn trẻ hoạt động Trẻ chưa được tự thể hiện mình, chưa được bộc lộ hết khả năng bản thân Giáo viên mầm non cần mạnh dạn, tự tin, không ngại khó và không ngừng sáng tạo Hãy tự thiết kế cho mình những bài giảng điện tử qua đó giáo viên có thể tự mình tích luỹ được rất nhiều kinh nghiệm quý báu nhờ quá trình tự học hỏi say mê, tự mày
mò của mình Thực hiện trên tiết học là hoạt động chủ đạo của trẻ, giáo viên là
người hướng dẫn, gợi ý, kích thích họat động, sáng tạo tích cực
Trang 6Biện pháp 1: Làm quen với những phần mềm đơn giản, thông dụng, hữu ích nhất.
Giáo án được xây dựng dựa trên cơ sở kết hợp ứng dụng CNTT vào các nội dung chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non nhằm tham gia vào phát triển thể chất, trí tuệ, nhận thức , thẩm mĩ cho trẻ cũng như đánh giá sự phát triển của trẻ
Để làm được điều đó, trước tiên giáo viên cần nắm được một số kiến thức cơ bản
về một số phần mềm hỗ trợ vui chơi học tập của trẻ, đem lại hiệu quả cao khi sử dụng
* Phần mềm Window Movie Maker
Đây là một trong số những phần mềm dễ sử nhất mà ít ai biết tới - một công cụ soạn giáo án điện tử khá tiện ích
Tạo video nhạc, hình ảnh, nhạc cùng hình ảnh theo ý thích, gây hứng thú, thu hút sự quan tâm chú ý của trẻ
Áp dụng phần mềm này cần có đầy đủ các phương tiện phục vụ cho việc soạn giảng truyền tải kiến thức Hãy tự mình học và nghiên cứu trên máy tính Phần mềm này có sẵn trong chương trình Window nhưng không phải ai cũng chú
ý tới nó Các bạn chỉ cần nhấp chuột vào Start/ Program/Window Movie Maker, biểu tượng là một cuộn phim
Phần mềm này cho phép các bạn làm giáo án như những đoạn phim Các bạn có thể đưa tranh ảnh, video, âm thanh, chữ viết vào bài giảng của mình và làm hiệu ứng cho chúng thật sống động Bạn có thể tùy ý căn chỉnh thời gian cho từng slide sao cho phù hợp với tiết dạy
Các bạn muốn tự ghi âm giọng kể truyện ngọt ngào của mình để lồng vào đoạn phim? Thật đơn giản, các bạn chỉ cần kích vào biểu tượng cái Micro và làm theo chỉ dẫn mà thôi
Không những thế các bạn còn có thể dễ dàng in sao giáo án của mình ra đĩa VCD để dạy trên tivi mà không cần phải ra hiệu Converter Các bạn hãy thử làm quen đi, các bạn sẽ thấy rất bất ngờ vì tính ứng dụng đơn giản của Window Movie Maker Khi tổ chức dạy, bạn chỉ cần một cái click chuột
* Phần mềm Microsoft PowerPoin
Sử dụng phần mềm này xây dựng trò chơi, câu chuyện, theo chủ đề Với việc tạo ra các slide theo ý thích, tạo ra các hiệu ứng đặc biệt cho các slideshoww, làm tăng tính hấp dẫn lôi cuốn cho người xem
Việc khai thác, lưu trữ nguồn tư liện tranh ảnh, hình động, âm thanh có thể được lấy từ nguồn sẵn có trong PowerPoin (Clip Art, Autoshapes, Word Art, Movie from clip Organizer, Sound from clip Organizer ) hoặc lấy từ tư liệu do người sử dụng tự tạo hoặc tích lũy được
Đây cũng là một trong các phần mềm hỗ trợ ghi âm rất tiện lợi và dễ thao tác Thời lượng ghi âm tùy theo dung lượng của máy tính Thông thường có thể ghi được hàng nghìn, hàng chục nghìn phút Các điều kiện tối thiểu là máy tính
Trang 7phải có card âm thanh hoặc mainboard có hỗ trợ âm thanh và phải có 1 microphone
Phần mềm này cũng là một trong những công cụ hỗ trợ vô cùng hữu hiệu của công nghệ tin học nhằm liên kết bất cứ thông tin nào tồn tại trên máy tính
của bạn và nó được gọi là Siêu liên kết (Hyperlink)
Để xây dựng giáo án, bài trình chiếu, trò chơi, câu chuyện nhất thiết phải
có sự tương tác giữa 3 yếu tố: Cô - Trẻ - Máy tính
Quy trình để xây dựng giáo án trước tiên phải
- Hình thành ý tưởng, chọn chủ đề và hình thức phù hợp với chủ đề (Trò chơi, cuộc thi, câu đố, kể chuyện )
- Xây dựng đề cương chi tiết
- Tìm tư liệu thích hợp
- Duyệt bài
- Chỉnh sửa và hoàn thiện
Ứng dụng Powert Point vào soạn giảng tiết Làm quen văn học
Trang 8Trong quá trình xây dựng đề cương chi tiết, GV phác thảo xây dựng trò chơi, câu chuyện sử dụng phần mềm PowerPoin đề hỗ trợ bài dạy và làm phong phú thêm về hình thức hoạt động
Làm thế nào để bài giảng PowerPoin của bạn dễ dàng sử dụng mọi lúc mọi nơi?
Khi sử dụng các phần mềm giáo dục, bạn hãy chú ý, đừng nên quá lạm dụng vì nếu không sẽ làm mất đi tính thẩm mỹ của bài giảng Ví dụ như lựa chon phông chữ, màu chữ, hiệu ứng hình ảnh…bạn nên chọn màu chữ và màu nền không qua tương phản, hiệu ứng hình ảnh không quá rối nếu không học sinh của bạn sẽ nhức mắt và không thể chú ý vào bài giảng được gây tác dụng ngược
Khi sắp xếp các Slide hãy sắp xếp đơn giản, hợp lý và luôn lưu ý đến mối liên kết giữa chúng vì đôi khi một trục trặc nhỏ trong quá trình tiến hành bài giảng cũng có thể làm cho bạn lúng túng, mất bình tĩnh Quan trọng là bạn hãy
tự tin
* Phần mềm Kidsmart
Phương pháp giảng dạy thông qua các câu chuyện Bằng cách xây dựng
kỹ năng một cách từ từ, phương pháp này đảm bảo sự thành công và có độ tin cậy cao Học sinh được học theo phương pháp này đã bắt đầu có sự tự tin vào khả năng đọc của chúng
Kismart gồm có các phần mềm trò chơi vui học Ngôi nhà toán học của Sammy, Ngôi nhà sách của Bailey và Thế giới sôi động Thinkin’s thing s
Bộ phần mềm vui học Kidsmart
Phần mềm này hướng dẫn trẻ học và chơi một cách sáng tạo Phần mềm
gồm các tùy chọn: Oranga Banga, Các hướng dẫn viên Fripple, Các hình cầu
Bloxbay, Các hình khối Bloxbay, Tạo các chú chim, Toony Loon
* Các cơ hội học tập Oranga Banga:
- Phát tiển khả năng phân biệt của thính giác
- Tăng cường trí nhớ thị giác và trí nhớ thính giác
Trang 9- Sáng tạo các đoạn mẫu nhạc
- Nhớ và nhắc lại các đoạn mẫu nhạc
* Các cơ hội học tập Tạo các chú chim
- Phát triển khả năng phân biệt hình ảnh
- Phát triển kĩ năng nhận biết so sánh và kết hợp các thuộc tính
- Dùng các phần để tạo thành một tổng thể
- Hoàn thiện các mẫu
- Nhận biết các thay đổi của các thuộc tính được tạo ra trên một mẫu
- Thực hiện các hình mẫu tương tự
- Đưa ra giả thiết và kiểm tra một luật
* Các cơ hội học tập Toony Loon
- Phát triển kỹ năng phân biệt độ cao của âm thanh
- Tăng cường khả năng ghi nhớ các âm thanh
- Tạo các đoạn mẫu nhạc
- Nhớ và nhắc lại các mẫu
- Phát triển tính sáng tạo và năng khiếu âm nhạc
Phần mềm này là một phương pháp giáo dục chú trọng giao tiếp thường xuyên, tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ được tích cực hoạt động giao lưu cảm xúc, hoạt động với dồ vật và vui chơi, tạo cho trẻ được trải nghiệm, tìm tòi, khám phá môi trường xung quanh dưới nhiều hình thức, trẻ được chơi mà học, học mà chơi Chú trọng đổi mới tổ chức môi trường giáo dục nhằm kích thích và tạo cớ hội cho trẻ tích cực khám phá , trải nghiệm và sáng tạo ở các khu vực hoạt động một cách vui vẻ
* Phần mềm Kidspix
Là chương trình đồ họa giúp trẻ phát huy tính sáng tạo, tăng cường khả năng diễn đạt và trình bày, phát triển trí tưởng tượng và, bồi dưỡng năng khiếu của trẻ Phần mềm có thư viện đa phương tiện phong phú, màu sắc chuẩn, sinh động, âm thanh vui nhộn cho phép tạo thư viện đa phương tiện riêng, đồng thời
hỗ trợ tạo hiệu ứng và tương tác tốt
Là một phần mềm có sẵn trong Microsoft Office Power Poin, không chỉ
có tính năng trình chiếu dữ liệu mà còn là môi trường mở cho phép tạo ra các trò chơi câu chuyện phong phú từ các hiệu ứng bên trong cũng như khả năng tiếp nhận dữ liệu từ bên ngoài, tạo sự linh hoạt và tính tương tác khá phong phú cho sản phẩm của mình
Phần mềm gồm 2 giao diện chính:
- Giao diện 1: Là phần chứa các công cụ đồ họa giúp tạo nên những bức tranh
Trang 10Sử dụng những công cụ vẽ thông thường
Giao diện 2: Là phần Bảng trình chiếu, cho phép giới thiệu những bức tranh đã tạo ra ở giao diện 1 hoặc tạo ra những câu chuyện tranh hay những bộ phim hoạt hình bằng kỹ thuật ghép hình ảnh
Ứng dụng của phần mềm Kidpix
Ứng dụng Kidpix vào tổ chức các hoạt động ở trường mầm non
* Làm quen văn học
- Tạo tranh cho phần kể chuyện
- Đọc thơ cho trẻ nghe
- Làm phim hoạt hình về một bài thơ hoặc câu chuyện
* Làm quen môi trường xung quanh
- Giới thiệu hình ảnh liên quan đến một sự vật hiện tượng nào đó
- Tạo phim hoạt hình về động vật, thực vật, tự nhiên để minh họa cho bài giảng
- Đưa thêm các hình ảnh thực vào trình chiếu sau khi chỉnh sửa
* Hoạt động âm nhạc
- Đưa đoạn phim, hình ảnh minh họa cho bài hát
- Đưa nhạc không lời có hình ảnh minh họa để trẻ hát
- Trò chơi âm nhạc: Lật miếng ghép, hát bài hát theo tranh minh họa
* Làm quen với toán
- Đếm số lượng đối tượng trên bảng
- Chia một nhím đối tượng thành 2 phần: Sử dụng chức năng “băng keo hình ảnh”
Trên đây là một số phần mềm vui chơi học tập được áp dụng phổ biến nhất tại các trường mầm non, với những khả năng tương tác cao, mang lại nhiều hiệu quả đối với công tác chăm sóc giáo dục trẻ