1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Một số kinh nghiệm dạy thơ hiện đại việt nam ở chương trình ngữ văn lớp 9

22 602 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 211 KB

Nội dung

Phần thơ hiện đại Việt Nam có vị trí rất quan trọng trong chương trình Ngữvăn lớp 9, tạo nên sự toàn diện, cân đối trong hệ thống văn bản của Ngữ văn lớp 9.Trên cơ sở nhận thức rõ vai tr

Trang 1

em cũng được nâng lên; từ đó, các em có nhận thức và hành động đúng.

Số tiết của môn Ngữ văn 9 cũng chiếm một lượng thời gian lớn nhất so vớimôn học ở THCS nói chung và môn Ngữ Văn THCS nói riêng ( môn Ngữ văn 9: 5tiết/tuần còn Ngữ văn 6,7,8: 4 tiết/tuần)

Môn Ngữ văn gồm có 3 phân môn: Văn học, Tiếng Việt, Tập làm văn Trongphân môn Văn học, các em được học các cụm văn bản: Văn bản nhật dụng, truyệnTrung đại việt Nam, Thơ hiện đại Việt Nam… Trong đó, phần Thơ hiện đại ViệtNam gồm có 11 bài: “Đồng chí ”, “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, “ Đoànthuyền đánh cá”, “Bếp lửa”, “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”, “Ánhtrăng”, “Con cò”, “Mùa xuân nho nhỏ”, “Viếng lăng Bác”, “Sang thu”, “Nói vớicon” Số tiết dạy và ôn tập là 14 tiết

Phần thơ hiện đại Việt Nam có vị trí rất quan trọng trong chương trình Ngữvăn lớp 9, tạo nên sự toàn diện, cân đối trong hệ thống văn bản của Ngữ văn lớp 9.Trên cơ sở nhận thức rõ vai trò, vị trí của môn Ngữ văn 9 nói chung và các tác phẩmthơ hiện đại Việt Nam nói riêng cho nên trong quá trình giảng dạy, tôi đã có sự đổimới phương pháp giảng dạy, vận dụng linh hoạt các phương pháp, phát huy tính tíchcực, chủ động, sáng tạo của học sinh; thường xuyên trao đổi với đồng nghiệp, rútkinh nghiệm để dạy Ngữ văn 9 trong đó có phần Thơ hiện đại Việt Nam đạt kết quảcao, góp phần nâng cao chất lượng toàn diện trong nhà trường

2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:

a Mục tiêu:

Từ khi thực hiện đổi mới chương trình sách giáo khoa đến nay, việc dạy và học

bộ môn Ngữ văn 9 đã có nhiều chuyển biến theo hướng phát huy tính tích cực, chủđộng trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy, sử dụng linh hoạt phương pháp; sửdụng có hiệu quả thiết bị dạy học hiện đại và ứng dụng công nghệ thông tin vào soạngiảng Ngữ văn, tổ chức nhiều hình thức học tập có hiệu quả cho nên chất lượng dạy

và học văn đã được nâng lên

Học sinh có nhiều cố gắng trong việc tiếp thu kiến thức và rèn các kỹ năng, thểhiện cảm nhận của bản thân về các tác phảm văn học đã học nhất là các tác phẩm thơhiện đại Việt Nam ở lớp 9

Tuy nhiên, việc dạy học bộ môn Ngữ văn 9 cũng như phần thơ hiện đại ViệtNam cũng còn có mặt hạn chế: Có giáo viên vẫn còn nặng về kiểu giảng giải, họcsinh nghe, ghi, tái hiện lại theo những gì giáo viên nói, vẫn còn học sinh lúng túng

Trang 2

khi độc lập giải quyết vấn đề, không thuộc các bài thơ, đoạn thơ, chưa có cảm xúc,nhiều em không thích học Văn, ngại học Văn…

Môn Ngữ văn có vị trí rất quan trọng Phần thơ hiện đại ở lớp 9 có số lượng bàilớn, thời gian giảng dạy với số tiết cao, có giá trị lớn về nội dung cũng như nghệthuật Muốn nâng cao chất lượng dạy và học phần thơ hiện đại Việt Nam ở lớp 9, đòihỏi giáo viên phải đổi mới phương pháp, có nhiều hình thức học tập có hiệu quảnhằm phát huy vai trò người học; bên cạnh đó, giáo viên cũng cần sử dụng có hiệuquả thiết bị dạy học Thông qua các tiết dạy học Văn, giáo dục cho học sinh ý thứcđúng như yêu thích bộ môn, thích học thơ hiện đại Việt Nam, góp phần vào việcnâng cao chất lượng trong nhà trường

Với nhận thức như vậy, trong quá trình giảng dạy thơ hiện đại Việt Nam ở Ngữvăn lớp 9, qua trao đổi với các đồng nghiệp, tôi đã rút ra những bài học để dạy thơhiện đại Việt Nam có hiệu quả Chính vì những vấn đề trên nên tôi mạnh dạn đưa ra

“Một số kinh nghiệm dạy thơ hiện đại Việt Nam ở chương trình Ngữ Văn lớp 9”, nhằm nâng cao chất lượng cho phương pháp dạy- học văn.

b Nhiệm vụ của đề tài:

Để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, đó là nguồn nhân lực

có chất lượng cao nên giáo dục phải phát triển về mọi mặt để đáp ứng yêu cầu của xãhội Văn là người, dạy văn là dạy cách làm người Bộ môn Ngữ văn có tác dụng rấtlớn trong việc giáo dục đạo đức cho HS

Học tốt môn Ngữ văn sẽ góp phần học tốt bộ môn khác vì môn Ngữ văn cóquan hệ với các môn khác (diễn đạt rõ ràng, trình bày ý khoa học, mạnh dạn, tự tintrong giao tiếp…)

Dạy thơ hiện đại Việt Nam ở lớp 9 đòi hỏi giáo viên phải hiểu rõ đặc trưng thểloại, hoàn cảnh ra đời, giá trị nội dung và nghệ thuật của từng tác phẩm, đồng thờiqua đó nêu bật được nhiệm vụ của đất nước trong từng giai đoạn cũng như tình cảmcủa con người Việt Nam thông qua mỗi tác phẩm và các tác giả

Tạo điều kiện cho HS tiếp thu bài giảng tốt hơn, các em được trình bày suynghĩ, cảm nhận của mình, có hứng thú khi học tập Ngữ văn; dần dần các em yêuthích bộ môn, viết văn có cảm xúc hơn và sống sẽ có tình người hơn

3 Đối tượng nghiên cứu:

“Một số kinh nghiệm dạy thơ hiện đại Việt Nam ở chương trình Ngữ Văn lớp 9”.

4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu:

Quá trình giảng dạy thơ hiện đại Việt Nam ở lớp 9 của bản thân khi dạy Ngữ

văn trong nhà trường

Việc học Ngữ văn lớp 9 nói chung và Thơ hiện đại Việt Nam nói riêng của học

sinh khối 9

5 Phương pháp nghiên cứu:

a) Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu Chuẩn kiến thức, Sáchgiáo khoa, Sách giáo viên, Thiết kế bài giảng, Tài liệu tham khảo, Bài viết về đổimới phương pháp dạy học, kiểm tra

Trang 3

- Sử dụng linh hoạt các phương pháp: Phân tích, tổng hợp; thuyết trình, trắcnghiệm, thống kê, so sánh, hệ thống hoá kiến thức, kinh nghiệm dạy của bản thân vềThơ hiện đại đã áp dụng vào giảng dạy trong nhà trường.

b) Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

- Thực hiện qua phương pháp điều tra và kế hoạch nghiên cứu:

+ Nội dung: Thơ hiện đại Việt Nam ở lớp 9

+ Việc dạy của GV trường THCS Dur Kmăn

+ Tình hình học tập của HS lớp 9 trường THCS Dur Kmăn

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục: Tích luỹ trong quá trình dạy học,khảo sát thực trạng, kiểm tra kết quả cuối năm, đối chiếu so sánh và rút ra kết luận

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục;

- Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động;

- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia;

- Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm;

Trang 4

II PHẦN NỘI DUNG

1 Cơ sở lí luận:

- Chương trình Ngữ văn THCS được cấu tạo thành hai vòng, tương ứng vớihai lớp đầu cấp ( lớp 6,7) và hai lớp cuối cấp (lớp 8,9), đến lớp 9, học sinh phải hoànthành việc tiếp nhận các tri thức và hình thành các kỹ năng về văn học, tiếng Việt,làm văn theo yêu cầu của toàn cấp THCS

Riêng Thơ hiện đại Việt Nam (từ sau năm 1945) có 11 bài được học ở hai học

kỳ Học kỳ I, học các bài: “Đồng chí” của Chính Hữu, “Bài thơ về tiểu đội xe không

kính” của Phạm Tiến Duật, “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận, “Bếp lửa” củaBằng Việt, “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của Nguyễn Khoa Điềm”,

“Ánh trăng” của Nguyễn Duy Học kỳ II, học các bài: “Con cò” của Chế Lan Viên,

“Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải, “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương, “Sangthu” của Hữu Thỉnh, “Nói với con” của Y Phương

Đây là những bài thơ nổi tiếng và nhiều bài thơ đã được các nhạc sĩ phổ nhạccho nên được nhiều người trong đó học sinh đã biết và yêu thích (bài “Mùa xuân nhonhỏ”, “viếng lăng Bác”, “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”…)

Đối với môn Ngữ văn ở THCS đòi hỏi phải đổi mới phương pháp dạy họctheo quan điểm tích hợp, tích cực Trong khi bảo đảm dạy cho học sinh những trithức, kỹ năng đặc thù của phân môn còn tìm ra những yếu tố đồng quy giữa ba phânmôn Văn – Tiếng Việt – Tập làm văn để góp phần hình thành và rèn luyện tri thức và

kỹ năng của các phân môn khác, tích hợp nhiều phương pháp trong bài học, tiết học,trong quá trình dạy và học.Tích hợp dọc, ngang, liên thông nhằm hệ thống hoá kiếnthức ở cuối cấp

Trong phân môn Văn: Khi dạy các văn bản theo định hướng đổi mới phươngpháp dạy học có nhiệm vụ quan trọng là giúp học sinh có được những kiến thức cơbản, hệ thống về các kiểu văn bản Nắm được nội dung của các văn bản được họccùng với một số thông tin về tác giả, một số khái niệm về lịch sử văn học, lý luậnvăn học và các thao tác tìm hiểu văn bản Hình thành các kỹ năng phân tích, cảm thụvăn học nhằm bồi dưỡng trình độ thẩm mỹ và nghệ thuật cho học sinh Hoàn chỉnhcác kỹ năng nghe, nói, đọc, viết; bồi dưỡng cách thức làm văn và khả năng giao tiếphàng ngày Giáo dục tư tưởng, tình cảm nhân cách theo những cái hay, cái đẹp củavăn bản; giáo dục tình yêu, sự quý trọng tiếng mẹ đẻ cũng như những giá trị của vănhọc dân tộc Bên cạnh đó, giáo dục cho học sinh hứng thú và thái độ học tập khoahọc, nghiêm túc bộ môn, có ý thức vận dụng những điều đã học vào ứng xử trong giađình, nhà trường, xã hội một cách có văn hoá

Trong giờ dạy học Ngữ văn cần chú trọng tới cả hoạt động của giáo viên vàhoạt động của học sinh Tạo điều kiện cho các đối tượng học sinh được tham gia họctập đạt kết quả tốt nhất Sử dụng linh hoạt và có hiệu quả các phương pháp dạy văn

Tổ chức nhiều hình thức học tập như hoạt động nhóm, cá nhân sử dụng sách giáokhoa, sách tham khảo; hướng dẫn tự học, tự đọc Giáo viên xây dựng được hệ thốngcâu hỏi khoa học, các bài tập nhằm tổ chức, hướng dẫn các đối tượng học sinh tích

Trang 5

cực, chủ động học tập, phát triển năng lực cá nhân Đổi mới soạn giảng theo chuẩnkiến thức, kỹ năng; đổi mới kiểm tra, đánh giá việc học của học sinh, coi đây như làmột biện pháp kích thích việc học tập của học sinh Không những thế, giáo viên cầnứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong soạn giảng, sử dụng thiết bị dạy họcthường xuyên, có hiệu quả nhất là thiết bị dạy học hiện đại.

* Thơ hiện đại Việt Nam (từ sau 1945):

- Hoàn cảnh sáng tác: Từ năm 1930, khi có Đảng lãnh đạo, cách mạng ViệtNam ngày càng phát triển và Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta tiến hành Tổng khởinghĩa tháng Tám năm 1945 thành công, lập ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, nhànước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á Nhưng ngay sau đó, thực dân Phápquay trở lại hòng chiếm nước ta một lần nữa Nghe theo Lời kêu gọi toàn quốc khángchiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân ta đã nhất tề đứng lên kháng chiến chốngPháp với muôn vàn khó khăn gian khổ nhưng cũng đầy tháng lợi vẻ vang và kết thúcbằng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “…lừng lẫy Điện Biên, chấn động địacầu…” Miền Bắc nước ta được giải phóng, đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, miềnNam tiếp tục đấu tranh chống Mỹ và bè lũ tay sai Qua đấu tranh anh dũng, bằng đạithắng Mùa xuân 1975, miền Nam được giải phóng, đất nước thống nhất và đi lên chủnghĩa xã hội Đất nước ta đạt nhiều thành tựu mới trên các lĩnh vực, đang thực hiệnmục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”

Hiểu rõ hoàn cảnh đất nước như vậy, các tác phẩm thơ hiện đại thuận lợi hơn ;hiểu hơn tình cảm, tư tưởng của con người Việt Nam, vì Văn là người, văn học phảnánh cuộc sống và phục vụ cuộc sống

- Các bài thơ hiện đại Việt Nam học ở lớp 9 được sáng tác trong thời kỳ khángchiến chống Pháp, chống Mỹ và sau năm 1975, của các tác giả thuộc nhiều thế hệ

Có những cây bút trưởng thành từ trước cách mạng, những tác giả trưởng thành từhai cuộc kháng chiến là đông đảo hơn cả, một số trưởng thành từ sau năm 1975 Cácbài thơ đề cập đến nhiều đề tài, chủ đề khác nhau, thể hiện sự phong phú trong đờisống tình cảm, tư tưởng của con người Việt Nam thời hiện đại, trong sự đa dạng vềhình thức thể loại

- Ở lớp 7,8, các em đã được tìm hiểu về tác phẩm trữ tình, lên lớp 9 các emtiếp tục được tìm hiểu về các tác phẩm Thơ trữ tình

Khi dạy các bài thơ trữ tình, người dạy cần đặc biệt chú ý sự vận động củahình tượng trữ tình trong mạch cảm xúc của bài thơ Trình tự phân tích một bài thơcũng nên theo diễn biến đó Ở bài “Mùa xuân nho nhỏ” là sự vận động, biến đổi củahình tượng cảm xúc từ mùa xuân của thiên nhiên đến mùa xuân đất nước và mùaxuân nhỏ của mỗi cuộc đời Đó cũng là hướng vận động từ cảm xúc trực tiếp đếncảm nhận và suy tưởng của tác giả trước mùa xuân

Trong bài “Con cò” của Chế Lan Viên , thì đó là sự vận động của hình tượngcon cò trong những lời ru, được mở rộng các ý nghĩa biểu tượng qua ba đoạn của bàithơ

Trang 6

Ở bài “Ánh trăng” của Nguyễn Duy, hình tượng cơ bản là trăng được khaitriển theo chiều liên tưởng hiện tại – quá khứ, với không gian phố phường- đồng nội– chiến trường, để từ đó gợi ra ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm Cái tôi trữ tình, mặc

dù là vấn đề trung tâm của tác phẩm trữ tình, nhưng cách biểu hiện lại hết sức đadạng Có khi bộc lộ trực tiếp trong hình tượng cái tôi chủ thể trữ tình như bài “Viếnglăng Bác”, “Bếp lửa”, “Mùa xuân nho nhỏ” nhưng rất nhiều trường hợp lại hoá thânvào hình tượng khác, vào đối tượng được miêu tả như bài “Đoàn thuyền đánh cá”,

“Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, “Con cò”

2 Thực trạng vấn đề nghiên cứu:

Trong những năm qua, thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy nói chung vàmôn Ngữ văn nói riêng ở các trường THCS đã đạt được nhiều kết quả đáng phấnkhởi Nhiều chuyên đề về đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng môn Ngữvăn đã được tổ chức, thu hút các các nhà quản lý giáo dục và nhất là giáo viên trựctiếp đứng lớp tham gia Đổi mới phương pháp dạy học là nhấn mạnh tính tích cựccủa học sinh trong hoạt động học tập, tới khâu tiếp nhận và vận dụng những kiếnthức, kỹ năng môn học của HS được chú trọng hơn Giờ học văn đã có chất văn, kỹnăng đọc nhất là đọc diễn cảm được chú trọng Trong giờ học , GV quan tâm đếnviệc suy nghĩ, trả lời, làm bài của HS

Việc học Văn trong nhà trường hiện nay hầu hết học sinh có sự lơ là, thiếu chủtâm vì có quan điểm chung là khác thời thế, thiếu áp dụng thực tế cuộc sống, phầnkiến thức lý thuyết mênh mang sáo rỗng lại bị gò bó, áp đặt nên chán nản trong việchọc Vài năm trở lại đây, nhằm giúp người dạy tiếp cận nhanh chóng và áp dụngrộng rãi những phương pháp dạy học tích cực, nơi nơi đều tổ chức nhiều đợt tậphuấn, chuyên đề bổ ích, có ý nghĩa, hỗ trợ rất nhiều trong công việc dạy học của giáoviên Tuy nhiên, chuyên đề, hội thảo về phương pháp dạy học các văn bản thơ hiệnđại thực tế vẫn chưa được đi sâu

Sự hiểu biết và vận dụng những định hướng đổi mới phương pháp dạy họctheo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh của một số giáo viên chưa

có hiệu quả cao, còn máy móc, đôi khi còn có thói quen dạy theo kiểu thầy nói trònghe ghi, tái hiện Giờ dạy thơ biến thành giờ diễn xuôi các câu thơ, bài thơ, không

có cảm xúc khi dạy các văn bản thơ hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn9

Học sinh: Vẫn còn tồn tại thói quen thụ động, quen nghe, chép, ghi nhớ và táihiện những gì giáo viên nói Học sinh còn lúng túng khi được giao bài, hoạt độngnhóm, làm bài không dám thoát ly tài liệu, cảm nhận còn sơ sài sau mỗi bài học Vậndụng kiến thức đã học vào làm bài kiểm tra và vận dụng vào cuộc sống còn nhiềuhạn chế Không những thế, học sinh còn nhiều hạn chế khi đọc, chữ viết còn sainhiều, không thuộc các câu thơ, bài thơ Kiến thức cơ bản nắm không chắc, kỹ nănglàm bài còn hạn chế rất nhiều

- Số lượng các bài thơ khá nhiều và khá dài nên việc soạn giảng để có chấtlượng mỗi giáo viên phải đầu tư thời gian và sức lực cũng như trí tuệ; phải bám sátchuẩn kiến thức và kỹ năng và vận dụng linh hoạt các phương pháp

Trang 7

- Tuy nhiên, trong quá trình dạy thơ hiện đại Việt Nam ở lớp 9, tôi cũng thấy

có một số khó khăn: Số lượng các bài thơ nhiều (11 bài), dạy ở cả học kỳ I, học kỳII; một số học sinh chưa thích học văn, ngại học thuộc các bài thơ, đoạn thơ, văn viếtkhông có cảm xúc…

Từ những bất cập trên, bản thân đã vận dụng những phương pháp có sẵn vàđồng thời tạo ra nhiều phương pháp mới để tích cực thực hiện một cách khá hiệu quảnhư đề tài đã đưa ra

- Tư tưởng và cũng là mục đích của hoạt động đổi mới phương pháp dạy mônNgữ văn cũng như các môn trong trường THCS hiện nay là tích cực hoá hoạt độnghọc tập của học sinh, với ý nghĩa người học tích cực, chủ động trong lĩnh hội và vậndụng kiến thức kỹ năng Học sinh được coi là những đối tượng vốn có sẵn nhữngtiềm năng mà giáo viên có nhiệm vụ đánh thức và tạo điều kiện để những tiềm năng

đó được phát triển tối đa, đặc biệt là tiềm năng sáng tạo

Không gò bó giờ học trong một quy trình cứng nhắc với những bước đi bắtbuộc , GV có quyền chủ động sáng tạo thiết kế giờ học căn cứ vào mục tiêu cụ thểcủa bài học, bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng Giờ học phải bảo đảm được nhữngmục tiêu cần đạt, khoa học về nội dung; linh hoạt, nghệ thuật về biện pháp sư phạm

và đọng lại được những ấn tượng sâu sắc ở học sinh

Đây là một đề tài đã được cụ thể hóa trong từng phần học của chương trình ấnđịnh sẵn, là điều kiện thuận lợi để người nghiên cứu có thể lựa chọn, bổ sung, kếthừa trên cơ sở những cái đã có sẵn mà xây dựng thêm những phương pháp, ý tưởngmới Vì vậy, những kinh nghiệm được nêu ra ở đây đã được thầy cô dạy học Ngữvăn thực hiện trong từng giờ dạy

Mặt khác, những biện pháp nêu ra ở đây bất kì giáo viên nào dạy học mônNgữ văn cũng đều có thể áp dụng được vì nó vừa cụ thể, thiết thực lại gần gũi

Mặc dù đây là đề tài quen thuộc nhưng nếu như người giáo viên không chủđộng, không nghiền ngẫm tìm tòi, không bám sát, không nghiên cứu, lại không xuấtphát từ chính cái tâm và thực tế công việc dạy học hằng ngày thì rất khó để mangđến sự cảm thụ văn học từ phía học sinh

Trên thực tế hiện tượng chán học văn, xa rời văn (ở cả 3 phân môn) đang ngàycàng lan rộng Điều này khiến những người dạy văn không khỏi trăn trở Kiểu họccàng nhồi nhét kiến thức học sinh sẽ càng sợ Có em cho rằng học văn giỏi khôngbiết để làm gì, theo văn là theo một cái gì đó xa rời thực tế, là môn chỉ dành chonhững người ưa lãng mạn Người dạy văn nếu cứ “mặc kệ” thì không biết chất lượnggiáo dục sẽ đi về đâu? Người tâm huyết thì sẽ đau đáu làm thế nào để môn văn cómột vị trí ngang bằng với các môn học khác trong lòng học trò

Qua tham khảo ý kiến của nhiều giáo viên Ngữ văn, họ đều có chung mộtnhận xét về học trò của mình: “lười, chán, không thèm học”, thậm chí có cách nghĩ

là học văn đơn điệu, buồn ngủ, mờ mịt tương lai và chẳng có gì thú vị khi thầy và tròchỉ bằng ngôn ngữ để tìm ra kiến thức

3 Nội dung và hình thức của giải pháp:

Trang 8

a Mục tiêu của giải pháp

Mục tiêu của tôi đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy họcphần thơ hiện đại Việt Nam ở chương trình Ngữ Văn 9

b Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp

Thơ hiện đại Việt Nam học sinh được học ở lớp 9 gồm 11 bài thơ, được học ởtrong học kỳ I và học kỳ II Các bài thơ được học có thể chia ra theo từng giai đoạnlịch sử:

+ Giai đoạn 1945-1954: bài thơ “Đồng chí”

+ Giai đoạn 1954-1964: các bài thơ ‘Đoàn thuyền đánh cá”, “Bếp lửa”, “Concò”

+ Giai đoạn 1964-1975: các bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”,

+ Đất nước và con người Việt Nam qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp vàchống Mỹ với nhiều gian khổ, hi sinh nhưng rất anh dũng

+ Công cuộc lao động xây dựng đất nước và những quan hệ tốt đẹp của conngười

+ Điều chủ yếu mà các tác phẩm thơ thể hiện chính là tâm hồn, tình cảm, tưtưởng của con người trong một thời kỳ lịch sử có nhiều biến động lớn lao, nhiều đổithay sâu sắc Đó là tình cảm yêu nước, tình quê hương; tình đồng chí, sự gắn bó vớicách mạng, lòng kính yêu Bác Hồ; những tình cảm gần gũi và bền chặt của conngười: tình mẹ con, bà cháu, trong sự thống nhất với những tình cảm chung rộng lớn

Sau đây, tôi đi vào nêu cách dạy học cho một số bài thơ

1/ Bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu.

Khi dạy bài này, mục tiêu cần đạt là học sinh cảm nhận được vẻ đẹp chânthực, giản dị của tình đồng chí, đồng đội và hình ảnh người lính cách mạng được thểhiện trong bài thơ Nắm được đặc sắc nghệ thuật của bài thơ: chi tiết chân thực, hìnhảnh gợi cảm và cô đúc, giàu ý nghĩa biểu tượng Rèn kỹ năng cảm thụ và phân tíchcác chi tiết nghệ thuật, các hình ảnh trong một tác phẩm thơ giàu cảm hứng hiện thực

mà không thiếu sự bay bổng Giáo dục học sinh tình cảm yêu mến và kính trọng anh

Trang 9

những tình cảm cao đẹp của người lính như tình đồng chí, đồng đội, tình quê hương,

sự gắn bó giữa tiền tuyến và hậu phương

Giới thiệu chân dung nhà thơ- đại tá Chính Hữu và tập thơ “Đầu súng trăngtreo”

? Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào? Chính Hữu cùng đơn vị tham gia chiến đấutrong chiến dịch Việt Bắc (thu đông năm 1947) Trong chiến dịch ấy, cũng nhưnhững năm đầu của cuộc kháng chiến, bộ đội ta còn hết sức thiếu thốn Nhưng nhờtinh thần yêu nước, ý chí chiến đấu và tình đồng chí, đồng đội, họ đã vượt qua tất cả

để làm nên chiến thắng Sau chiến dịch Việt Bắc, Chính Hữu viết bài thơ “Đồng chí”vào đầu năm 1948, tại nơi ông nằm điều trị bệnh Bài thơ là sự thể hiện những tìnhcảm tha thiết, sâu sắc của tác giả với những người đồng chí, đồng đội của mình

Hướng dẫn học sinh đọc bài thơ: đọc chậm rãi, tình cảm, chú ý những câu thơ

tự do, vần chân, cách đối xứng trong việc sắp xếp chi tiết, hình ảnh…Câu thơ “Đồngchí” đọc với giọng lắng sâu, ngẫm nghĩ; câu thơ cuối cùng đọc với giọng ngân nga

? Cảm hứng của bài thơ là gì? Cảm hứng nào là chủ yếu?

Bài thơ có 20 dòng, cả bài thơ tập trung thể hiện vẻ đẹp và sức mạnh của tìnhđồng chí, đồng đội nhưng ở mỗi đoạn sức nặng của tư tưởng và cảm xúc được dẫndắt để dồn tụ vào những dòng thơ gây ấn tượng sâu đậm (dòng 7,17,20) Sáu dòngđầu có thể xem là sự lý giải về cơ sở của tình đồng chí, đồng đội Dòng 7 (Đồngchí !) có cấu trúc đặc biệt, chỉ một từ với dấu chấm cảm như một phát hiện, một lờikhẳng định sự kết tinh tình cảm giữa những người lính Mười dòng tiếp theo, mạchcảm xúc sau khi dồn tụ ở dòng 7 lại tiếp tục khơi mở trong những hình ảnh, chi tiếtbiểu hiện cụ thể, thấm thía tình đồng chí và sức mạnh của nó Ba dòng thơ cuối đượctác giả tách ra thành một đoạn kết, đọng lại và ngân rung với hình ảnh đặc sắc “đầusúng trăng treo” như là một biểu tượng giàu chất thơ về người lính

Trong phần phân tích bài thơ, tôi đã đi vào hướng dẫn học sinh tìm hiểu bàithơ với các hoạt động sau đây:

* Cơ sở hình thành tình đồng chí của người lính:

? Theo nhà thơ, tình đồng chí, đồng đội giữa tôi (chủ thể- nhân vật trữ tình) vàanh (người lính đồng đội – anh bạn nông dân mặc áo lính) bắt nguồn từ cơ sở nào?Những hình ảnh “nước mặn đồng chua, đất cày lên sỏi đá” nói lên điều gì về nguồngốc xuất thân của anh và tôi?

- Tình đồng chí, đồng đội bắt nguồn sâu xa từ sự tương đồng về cảnh ngộ xuấtthân nghèo khổ Những thành ngữ “nước mặn đồng chua”- quê anh – là hình ảnh dảiđồng bằng Hà Nam, Thái Bình, Nam Định quanh năm chiêm khê mùa thối, sốngngâm da, chết ngâm xương; còn làng tôi là làng trung du, đất bạc màu hoặc khô cằnsỏi đá Các anh đều là những người nông dân nghèo từ nhiều làng quê V tập hợp lạithành đội quân cách mạng và trở nên thân quen với nhau

“Súng bên súng, đầu sát bên đầuĐêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”

- Tình đồng chí được nảy sinh từ sự cùng chung nhiệm vụ sát cánh bên nhau trong chiến đấu

Tình đồng chí, đồng đội nảy nở và thành bền chặt trong sự chan hoà, chia sẻmọi gian lao cũng như niềm vui, đó là mối tình tri kỉ của những người bạn chí cốt mà

Trang 10

tác giả đã biểu hiện bằng hình ảnh thật cụ thể, giản dị, hết sức gợi cảm Từ nhữngngười xa lạ, họ trở thành những người bạn chung mục đích, chung lý tưởng, gắn bóvới nhau trong nhiệm vụ cao cả Họ đã trở thành đồng chí, đồng đội của nhau.

? Tại sao câu thơ thứ bảy chỉ có hai tiếng “Đồng chí !” ? Bình giảng vẻ đẹpcủa câu thơ đặc biệt ấy ?

- HS trình bày cảm nhận của mình trước lớp, GV nhấn mạnh nội dung cơ bản:Đây là câu thơ quan trọng bậc nhất của bài thơ Nó được lấy làm nhan đề của bài; nóbiểu hiện chủ đề, linh hồn của bài thơ Nó như cái bản lề nối hai đoạn thơ, khép mởhai ý thơ cơ bản: những cơ sở của tình đồng chí, những biểu hiện của tình đồng chí

Nó vang lên giản dị, mộc mạc nhưng rất đỗi thiêng liêng, cảm động, khẳng định và

ca ngợi một tình cảm cách mạng mới mẻ, bắt nguồn từ những tình cảm truyền thống:tình bạn, tình đồng đội trong chiến đấu nhưng đã được đổi mới và nâng cao tronghoàn cảnh mới, thời đại mới

* Những biểu hiện của tình đồng chí:

- Học sinh đọc diễn cảm 10 dòng thơ tiếp theo và suy nghĩ trả lời câu hỏi sau:

ba câu “Ruộng nương… ra lính”, gợi cho em thấy biểu hiện gì của tình đồng chí?Từ

“mặc kệ” có phải chứng tỏ người lính rất vô tâm, vô tình và vô trách nhiệm với giađình? Ý kiến của em?

- Học sinh phát biểu cảm nhận của mình, GV nhấn mạnh lại: Đồng chí, trướchết là sự cảm thông sâu xa nỗi lòng của nhau; ở đây, cụ thể là nỗi nhớ nhà, là tìnhcảm lúc lên đường tòng quân đánh giặc

Từ “mặc kệ” có nghĩa đen là bỏ tất, để lại, không quan tâm Nhưng ở đây,chàng trai cày vốn gắn bó với mảnh ruộng nhà mình, ngôi nhà tranh nghèo của mình,

từ bao đời, ít ra khỏi luỹ tre xanh, ra khỏi cổng làng Thế mà nay, dứt áo ra đi đếnnhững phương trời xa lạ, vào nơi khói lửa, súng đạn hiểm nguy hẳn phải xuất phát từtình cảm lớn lao, quyết tâm mãnh liệt Đó là đi đánh giặc cứu nước, theo Cụ Hồ đikháng chiến Tình cảm lớn đã chiến thắng tình cảm nhỏ Mặt khác, từ “mặc kệ” cóphần gợi ra chất vui, tiếu táo, hóm hỉnh, tình cảm lạc quan cách mạng của người línhtrẻ Hoàn toàn không phải người lính vô tâm, vô trách nhiệm với gia đình, cha mẹ,

vợ con, quê hương mà ngược lại Sự hi sinh tình nhà cho việc nước ở đây thật giản dị

và cảm động Đồng chí, đó là sự cảm thông sâu xa những tâm tư, nỗi lòng của nhau

? Những câu thơ tiếp theo vẫn nói về tình đồng chí một cách cụ thể Nhữnghình ảnh nào làm em xúc động?

- Học sinh đọc các câu thơ, cảm nhận, phát biểu:

Đồng chí, đó là cùng nhau chia sẻ những gian lao, thiếu thốn của cuộc đờingười lính Những câu thơ đối nhau- đối xứng chứ không đối lập: “áo anh- quần tôi,rách vai- vài mảnh vá” một cách đầy dụng ý Chia sẻ kỉ niệm về những trận sốt rétrừng- căn bệnh kinh niên và phổ biến của những người lính phải sống

và chiến đấu trong hoàn cảnh núi rừng vô cùng thiếu thốn, gian khổ

Hình ảnh “miệng cười buốt giá”, nụ cười bừng lên, sáng lên trong gió rét,trong sương muối, trong đêm trăng hay buổi sáng sớm của những người lính chânkhông giày, áo rách, quần vá, tê tái và khó nhọc, nụ cười của tình đồng chí, tìnhthương yêu vô bờ trong im lặng, trong hơi ấm của bàn tay nắm lấy bàn tay Đoạn thơ

Trang 11

khắc hoạ tình đồng chí trong chiến đấu, trong sinh hoạt của người chiến sĩ thật cụthể, gần gũi, chắt lọc mà tiêu biểu và cảm động.

- GV liên hệ thêm về đề tài người lính, tình đồng chí trong thơ Chính Hữu:

“Đồng đội ta là hớp nước uống chung, bát cơm sẻ nửa, là chia nhau một mảnh tinnhà, chia nhau cuộc đời, chia nhau cái chết…”

*Đoạn kết bài thơ:

? Hãy đọc các câu thơ cuối của bài và phân tích vẻ đẹp độc đáo của hình ảnhkết bài: “Đầu súng trăng treo”?

- Bài thơ kết thúc bằng hình ảnh rất đặc sắc, ba câu thơ dựng lên bức tranh đẹp

về tình đồng chí trong chiến đấu, biểu tượng đẹp về cuộc đời chiến sĩ:

“Đêm nay rừng hoang, sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo”

Ba hình ảnh: người lính, khẩu súng, vầng trăng trong cảnh rừng hoang, sươngmuối trong đêm phục kích đợi giặc Chính tình đồng chí thắm thiết, sâu nặng đã gắn

bó hai người- rộng ra là những người lính cách mạng Sức mạnh của tình đồng chí đãgiúp họ đứng vững bên nhau, vượt lên tất cả những khắc nghiệt của thời tiết và mọigian khổ, thiếu thốn Tình đồng chí đã sưởi ấm họ giữa cảnh đêm trăng mùa đông vôcùng lạnh giá nơi chiến trường

- Khi phân tích câu thơ “Đầu súng trăng treo”, tôi đã kết hợp cho HS theo dõihình ảnh trong sách giáo khoa để giúp cho việc hình dung về hình ảnh thể hiện trongcâu thơ được thuận lợi và đầy ấn tượng

+ Câu thơ vừa cô đọng vừa gợi hình, gợi cảm Câu thơ gợi ra hình ảnh thực vàmối liên hệ bất ngờ của nhà thơ- người lính: Mảnh trăng như treo lơ lửng trên đầungọn súng, Súng và trăng, gần và xa, thực tại và mơ mộng, hiện thực và lãng mạn

Đó là vẻ đẹp hài hoà của tâm hồn chiến sĩ- thi sĩ, vẻ đẹp của cuộc đời anh bộ đội

+ GV nêu thêm về ý kiến Chính Hữu về hình ảnh đầu súng trăng treo: “Đầusung trăng treo” , ngoài hình ảnh bốn chữ này còn có nhịp điệu như nhịp lắc của mộtcái gì lơ lửng, chông chênh, trong sự bát ngát Nó nói lên một cái gì lơ lửng ở xa chứkhông buộc chặt, suốt đêm, vầng trăng ở bầu trời cao xuống thấp dần và có lúc nhưtreo lơ lửng trên đầu mũi súng Những đêm phục kích chờ giặc, vầng trăng là mộtngười bạn; rừng hoang sương muối là một khung cảnh thật”

+” Đầu súng trăng treo” với ý nghĩa biểu tượng đẹp và khái quát cao nên tácgiả đã dùng câu thơ này làm nhan đề cho cả tập thơ chống Pháp và chống Mỹ củamình: tập thơ “Đầu súng trăng treo”

Sau khi tìm hiểu bài thơ, GV hướng dẫn các em khái quát về hình ảnh ngườilính trong bài thơ: vẻ đẹp bình dị mà cao cả của người lính cách mạng, là anh bộ độihồi đầu kháng chiến chống thực dân Pháp Đó là anh bộ đội xuất thân từ nông dân

Họ sẵn sàng bỏ lại những gì quý giá, thân thiết của cuộc sống nơi làng quê để ra đi vìnghĩa lớn Những người lính đã trải qua những gian lao, thiếu thốn tột cùng: nhữngcơn sốt run người, trang phục phong phanh giữa mùa đông giá lạnh Nhưng gianlao, thiếu thốn càng làm nổi bật vẻ đẹp của anh bộ đội, vẫn sáng lên nụ cười ngườilính Những gian khổ, thiếu thốn của ngời lính được tác giả miêu tả rất thật, không tô

vẽ, cường điệu Chi tiết thật đã được chọn lọc nên vừa chân thực vừa có sức gợi cảm

Ngày đăng: 25/04/2018, 13:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w