NHẬN THỨC VÀ HÀNH VI CỦA NGƯỜI DÂN VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

125 934 3
NHẬN THỨC VÀ HÀNH VI CỦA NGƯỜI DÂN VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm chính là giải pháp nhằm nâng cao sức khỏe, phòng chống bệnh tật mang lại hạnh phúc cho mỗi người, mỗi gia đình và toàn xã hội. Thực phẩm rất quan trọng đối với cuộc sống của tất cả mọi người trong xã hội, thực phẩm giúp con người duy trì cuộc sống, phát triển trí tuệ và thể lực. Có hiểu biết đầy đủ về vệ sinh an toàn thực phẩm chính là giải pháp nâng cao sức khỏe, phòng chống bệnh tật, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên không phải lúc nào mỗi người dân đều hiểu đúng và thực hành đúng vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhận thức đúng đắn và thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm còn giữ vị trí quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ sức khỏe cộng đồng, góp phần giảm tỷ lệ mắc bệnh, duy trì và phát triển nòi giống, tăng cường sức khỏe lao động học tập, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, văn hóa xã hội và thể hiện nếp sống văn minh của loài người. Mặc dù cho đến nay đã có nhiều tiến bộ trong công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và các biện pháp quản lý, ban hành luật, điều lệ thanh tra, giám sát thực hiện nhưng vấn đề về mất an toàn thực phẩm vẫn gia tăng, nhiều bệnh tật do thực phẩm kém chất lượng gây ra vẫn chiếm tỷ lệ khá cao. Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam chuyển sang cơ chế thị trường, các loại thực phẩm được sản xuất, chế biến ở nước ngoài nhập vào Việt Nam ngày càng nhiều chủng loại. Việc sử dụng các chất phụ gia trong chế biến ngày càng trở nên phổ biến. Các loại phẩm màu, đường hóa học, chất hóa học chỉ được phép sử dụng trong công nghiệp đang ngày càng bị lạm dụng trong pha chế đồ uống, bảo quản thức ăn. Việc sản xuất đồ ăn, đồ uống giả, không đảm bảo chất lượng và không theo đúng thành phần nguyên liệu cũng như quy trình công nghệ đã đăng ký với cơ quan quản lý, cùng với việc nhãn hàng và quảng cáo không đúng với sự thật vẫn xảy ra. Ngoài ra việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật gồm thuốc trừ sâu, diệt cỏ, hóa chất kích thích tăng trưởng, chất thải công nghiệp dùng trong chăm bón cây trồng, thuốc bảo quản không theo quy định gây tồn dư các hóa chất này trong thực phẩm. Do đó người dân Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ lớn đe dọa đến sức khỏe và tính mạng. Hành trình của thực phẩm bị ô nhiễm đến với những bữa ăn hằng ngày sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết nếu mỗi người dân thiếu hiểu biết đầy đủ và không thực hiện đúng vệ sinh an toàn thực phẩm. Nghiên cứu về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm ở Việt Nam đã được các tác giả trong các ngành Y tế, Xã hội học, Chăm sóc sức khỏe cộng đồng quan tâm đến. Tuy nhiên dưới góc độ Tâm lý học, nhận thức và hành vi của người dân về vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn chưa được triển khai ở một công trình nghiên cứu cụ thể nào. Với những lý do trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Nhận thức và hành vi của người dân về vệ sinh an toàn thực phẩm”. (người dân thành phố Hà Nội và tỉnh Vĩnh Phúc) làm luận văn thạc sĩ.

Ngày đăng: 23/04/2018, 16:22

Mục lục

  • CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

  • 1.1.1. Những nghiên cứu nhận thức và hành vi vệ sinh an toàn thực phẩm ở nước ngoài

  • 1.1.2. Những nghiên cứu nhận thức và hành vi về vệ sinh an toàn thực phẩm ở trong nước

  • 1.2. Lý luận về nhận thức và hành vi của người tiêu dùng về vệ sinh an toàn thực phẩm

  • 1.2.1. Một số khái niệm cơ bản của đề tài

  • 1.2.1.1. Khái niệm vệ sinh an toàn thực phẩm

  • 1.2.1.2. Khái niệm người tiêu dùng

  • 1.2.1.3. Khái niệm nhận thức và hành vi vệ sinh an toàn thực phẩm của người tiêu dùng

  • 1.2.1.4. Tầm quan trọng của vệ sinh an toàn thực phẩm

  • 1.2.2. Một số lý thuyết cơ bản ứng dụng trong nghiên cứu nhận thức và hành vi người tiêu dùng về vệ sinh an toàn thực phẩm

  • 1.2.2.2. Thuyết lựa chọn hợp lý

  • 1.2.2.3. Lý thuyết hành vi hợp lý và lý thuyết hành vi có kế hoạch

    • Sơ đồ 1.1. Mô hình lý thuyết hành vi hợp lý (TRA) của Fishbein và Ajzen (1975) [23]

    • Sơ đồ 1.2. Mô hình lý thuyết hành vi có kế hoạch (PCB) của Ajzen (1991)[24]

    • 1.2.3. Một số đặc điểm nhận thức và hành vi người tiêu dùng về vệ sinh an toàn thực phẩm

    • 1.2.3.1. Một số đặc điểm về nhận thức

    • 1.2.3.2. Một số đặc điểm về hành vi an toàn thực phẩm

    • 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức và hành vi người tiêu dùng về an toàn thực phẩm

    • 1.3.1. Một số nét về ảnh hưởng xã hội đến nhận thức và hành vi người tiêu dùng

    • 1.3.1.1. Các yếu tố khách quan

    • 1.3.1.2. Yếu tố chủ quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan