1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

RỐI LOẠN HÀNH VI Ở TRẺ VỊ THÀNH NIÊN SỐNG TRONG CƠ SỞ BẢO TRỢ XÃ HỘI

73 159 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 865,5 KB

Nội dung

Phần lớn chúng ta được sinh ra và lớn lên dưới mái ấm gia đình, có đủ cha mẹ, anh chị em. Tuy nhiên, vẫn có nhiều trẻ em thiếu đi may mắn đó. Năm 2007, Bộ LĐTBXH ước tính có trên 2,6 triệu trẻ em Việt Nam sống trong hoàn cảnh “đặc biệt”, chiếm 9% trong tổng số 30,2 triệu trẻ em. Con số này bao gồm 1,2 triệu trẻ khuyết tật; 168.000 trẻ mồ côi và trẻ bị cha mẹ bỏ rơi, 27.000 trẻ phải làm việc và 3.000 trẻ em đường phố. Bộ LĐTBXH báo cáo thống kê có khoảng trên 14.000 trẻ sống trong các cơ sở bảo trợ của Nhà nước. Một phần trong số các em được nuôi dưỡng trong cơ sở bảo trợ xã hội. 6 Nghiên cứu của các tác giả trên thế giới chỉ ra rằng, trẻ em sống trong cơ sở bảo trợ xã hội có nguy cơ rối loạn cảm xúc và hành vi. Suzuki và Tomoda (2015) nhận định, trẻ em sống trong các cơ sở bảo trợ xã hội là những trẻ dễ bị tổn thương bởi các em đã trải qua nhiều tình huống căng thẳng trước khi vào sống trong cơ sở bảo trợ. Những căng thẳng trước đó được xác định là những yếu tố nguy cơ khiến cho trẻ gặp những khó khăn về cảm xúc và hành vi trong thời điểm hiện tại và tương lai. Nghiên cứu của Jozefiak và cộng sự (2016); Schmid, Goldbeck, Nuetzel, và Fegert (2008) đã chỉ ra tỷ lệ và nguy cơ mắc phải những rối loạn cảm xúc và hành vi ở trẻ em và trẻ vị thành niên sống trong các cơ sở bảo trợ xã hội. Ở Việt Nam, trong những năm qua, đã có một số nhà nghiên cứu quan tâm đến trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được chăm sóc, nuôi dưỡng trong các cơ sở bảo trợ xã hội, kết quả nghiên cứu của họ chỉ ra rằng, trẻ em sống trong các cơ sở bảo trợ xã hội có nguy cơ rối nhiễu tâm lý cao hơn sơ với trẻ em sống cùng gia đình tại cộng đồng (Hoàng Tú Anh và cộng sự, 2014); có sự khách biệt nhất định trong việc tự đánh giá giữa trẻ em sống ở các trung tâm bảo trợ xã hội và nhóm trẻ em sống cùng gia đình (Bùi Hồng Quân, 2014). Mặc dù đã có những tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu về trẻ em sống trong cơ sở bảo trợ xã hội, nhưng những khoảng trống trong nghiên cứu về hành vi ứng xử, rối loạn cảm xúc, hành vi, sang chấn tâm lý của trẻ,… cần được nghiên cứu để mang lại sự hiểu biết cho chúng ta về nhóm trẻ này. Thực tiễn cho thấy, trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục và bảo vệ trẻ em sống trong các cơ sở bảo trợ xã hội gặp không ít khó khăn. Các cán bộ bảo mẫu, chăm sóc, giáo dục chưa thực sự hiểu và lý giải được những hành vi ứng xử của trẻ, khiến cho mối quan hệ giữa cán bộ bảo mẫu, chăm sóc, giáo dục và trẻ trở nên căng thẳng và xa cách. Trước bối cảnh như vậy, việc nghiên cứu sâu, có tính hệ thống và được thực hiện một cách bài bản về tâm lý, hành vi ứng xử và cuộc sống của trẻ em sống trong cơ sở bảo trợ xã hội là rất cần thiết, mang lại sự hiểu biết về trẻ, góp phần cải thiện công tác chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ tại các cơ sở bảo trợ xã hội. Vì vậy, vấn đề: “Rối loạn hành vi ở trẻ vị thành niên sống trong cơ sở bảo trợ xã hội” được chúng tôi lựa chọn làm đề tài luận văn thạc sĩ.

Ngày đăng: 03/07/2018, 15:30

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w