Chính vì vậy, tác giả đã lựa chọn vấn đề là “Nhận thức và hành vi của người dân về sử dụng túi nilon gây ô nhiễm môi trường” để làm đề tài nghiên cứu cho Luận văn, với mục đích tìm hiểu
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành đề tài luận văn thạc sĩ của mình, bên cạnh sự nỗ lực, các thầy cô giáo, cũng như sự động viên, ủng hộ của gia đình và bạn bè trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn thạc sĩ
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
NGUYỄN THỊ HƯƠNG
NHẬN THỨC VÀ HÀNH VI CỦA NGƯỜI DÂN VỀ SỬ DỤNG
TÚI NILON GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG (Nghiên cứu tại phường Ngã Tư Sở quận Đống Đa
và xã Dương Xá huyện Gia Lâm, Hà Nội)
Chuyên ngành: Xã hội học
Mã ngành: 60.31.30
LUẬN VĂN THẠC SỸ XÃ HỘI HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS Phạm Tất Thắng
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Xin bày tỏ lòng biết ơn đến TS Phạm Tất Thắng, người đã hết lòng giúp đỡ
và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành luận văn này Xin gửi lời tri ân của tôi đối với những điều mà thầy đã dành cho tôi
Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến toàn thể quý thầy, cô trong Khoa Xã hội học – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu, cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn
Xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, những người đã không ngừng động viên, hỗ trợ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn các anh chị và các bạn đồng nghiệp đã
hỗ trợ cho tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ
Hà Nội, ngày 05 tháng 09 năm 2014
Học viên
Nguyễn Thị Hương
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là Nguyễn Thị Hương, học viên lớp Cao học Xã hội học, chuyên ngành Xã hội học, khoá 2009-2012 Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong Luận văn là trung thực và chưa từng công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào
Học viên
Nguyễn Thị Hương
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 8
1 Lý do chọn đề tài 8
2 Ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn 10
2.1 Ý nghĩa khoa học 10
2.2 Ý nghĩa thực tiễn 10
3 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu 11
3.1 Mục đích nghiên cứu 11
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 11
4 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 12
4.1 Đối tượng: 12
4.2 Khách thể: 12
4.3 Phạm vi nghiên cứu: 12
4.4 Giới hạn nghiên cứu: 12
5 Phương pháp nghiên cứu 13
5.1 Phương pháp luận 13
5.2 Phương pháp thu thập thông tin 13
6 Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết 15
6.1 Giả thuyết nghiên cứu 15
6.2 Khung lý thuyết 16
7 Hạn chế của đề tài 17
8 Cấu trúc luận văn 17
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 18
1.1 Phương pháp luận nghiên cứu 18
1.2 Các hướng tiếp cận xã hội học 18
2.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 20
Trang 52.2.1.Vài nét về Phường Ngã Tư Sở, quận Đống Đa, Hà Nội 23
2.2.2 Vài nét về Xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội 24
2.3 Các khái niệm công cụ 27
- Nhận thức 27
- Túi nilon 28
- Môi trường và Ô nhiễm môi trường 28
Chương 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG TÚI NILON CỦA NGƯỜI DÂN 29
2.1 Mức độ sử dụng túi nilon trong sinh hoạt 30
2.2 Lý do sử dụng túi nilon 34
2.3 Xử lý túi nilon sau sử dụng 36
CHƯƠNG 3: NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI DÂN VỀ TÁC HẠI TÚI NILON 43 3.1 Mức độ hiểu biết của người dân về tác hại khi sử dụng túi nilon 43
3.2 Nhận thức tác hại của túi nilon đến môi trường 58
3.3 Tác hại của túi nilon đến sức khỏe 60
3.4 Nhận thức về sản phẩm thay thế 64
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 72
1 Kết luận 72
2 Khuyến nghị 74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 76
PHỤ LỤC 79
Trang 6DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Số túi nilon trung bình mỗi gia đình sử dụng (%) 31
Biểu đồ 2.2: Xử lý túi nilon sau khi sử dụng (%) 37
Biểu đồ 2.3: Mối quan hệ giữa giới tính và hành vi xử lý rác thải túi nilon (%) 38
Biểu đồ 3.1: Mức độ nghe tuyên truyền về tác hại 48
của túi nilon tới môi trường (%) 48
Biểu đồ 3.2: Mức độ nghe tuyên truyền của người dân 49
giữa phường Ngã Tư Sở và xã Dương Xá (%) 49
Biểu đồ 3.3: Mức độ nghe tuyên truyền giữa nam và nữ (%) 50
Biểu đồ 3.4: Mức độ nghe tuyên truyền giữa các độ tuổi (%) 51
Trang 7DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Mối quan hệ giữa số lượng túi nilon sử dụng và số thành viên 33
trong gia đình (%) 33
Bảng 2.2: Lý do sử dụng túi nilon 34
Bảng 3.1: Nghe tuyên truyền qua các kênh thông tin (%) 43
Bảng 3.2: Mức độ nghe tuyên truyền qua các phương tiện truyền thông 44
giữa hai địa bàn nghiên cứu (%) 44
Bảng 3.3: Mối quan hệ giữa giới tính và kênh tiếp cận thông tin 45
Bảng 3.4: Mối quan hệ giữa lứa tuổi và các kênh thông tin (%) 46
Bảng 3.5: Mối quan hệ giữa trình độ học vấn và tiếp cận qua kênh thông tin (%) 47
Bảng 3.6: Nội dung tuyên truyền tác hại của túi nilon 52
Biểu đồ 3.5: Mối liên hệ giữa địa bàn nghiên cứu và nội dung tuyên truyền phân loại rác thải túi nilon ngay tại gia đình (%) 54
Biểu đồ 3.6: Mối quan hệ giữa giới tính với nghe nội dung tuyên truyền (%) 56
Biểu đồ 3.7: Mối quan hệ giữa giới tính và hiểu biết tác hại của túi nilon đến sức khỏe cộng đồng (%) 57
Bảng 3.7: Sử dụng túi nilon gây ảnh hưởng đến môi trường 58
Bảng 3.8: Mối quan hệ giữa học vấn và nhận thức sử dụng túi nilon gây ô nhiễm môi trường (%) 59
Bảng 3.9: Mối quan hệ giữa giới tính và nhận thức ảnh hưởng của túi nilon (%) 60
Bảng 3.10: Sử dụng túi nilon gây ra bệnh tật 61
Bảng 3.11: Mối quan hệ giữa giới tính và hiểu biết 62
về túi nilon gây ra bệnh tật ( %) 62
Trang 8Bảng 3.13: Quan điểm về sử dụng sản phẩm thay thế túi nilon của những người đã từng sử dụng (%) 65 Bảng 3.14: So sánh sản phẩm thay thế và túi nilon 68 Bảng 3.15: Mối quan hệ giữa giới tính và so sánh sản phẩm thay thế với túi nilon (%) 69 Bảng 3.16: Mối quan hệ giữa yếu tố tuổi và quan điểm sử dụng sản phẩm thay thế (%) 70
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Dân số nước ta đứng thứ 3 Đông Nam Á, thứ 14 trên thế giới, là một trong những nước có mật độ dân số cao nhất trên thế giới Quá trình gia tăng dân số nhanh chóng kéo theo những đòi hỏi, yêu cầu về đáp ứng các nhu cầu về sinh hoạt, giáo dục, đào tạo, chăm sóc y tế, giao thông vận tải, nhà ở, việc làm… đồng thời làm gia tăng sức ép với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội Môi trường tự nhiên có khả năng chịu tải nhất định, khi dân số tăng nhanh và chất thải không được
xử lý xả thải vào môi trường nhiều làm vượt quá khả năng tự làm sạch và phục hồi
của môi trường tự nhiên, tất yếu sẽ dẫn đến ô nhiễm môi trường
Cũng như nhiều nước đang phát triển khác trên thế giới có thu nhập thấp với
số dân đông, Việt Nam đang đối mặt với vấn đề gay gắt do tài nguyên thiên nhiên bị suy giảm, môi trường ô nhiễm Chiến lược quốc gia về môi trường và phát triển bền vững được xây dựng từ năm 1985, sau đó là Chương trình hành động quốc gia về môi trường và phát triển bền vững, đã và đang được thực hiện theo lộ trình
Môi trường đang từng ngày, từng giờ bị chính các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của chúng ta làm cho ô nhiễm nghiêm trọng hơn Một trong những chất thải sinh hoạt có tác hại với môi trường hiện nay là túi nilon mà người dân vẫn sử dụng hàng ngày Túi nilon xuất hiện cách đây khoảng 150 năm – do nhà hóa học người Anh Alexander Parkes phát minh Sự ra đời của túi nilon đã mang lại nhiều tiện lợi sinh hoạt trong đời sống, nhất là trong việc bao gói hàng hóa Hiện nay, túi nilon đã trở nên quen thuộc trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của cộng đồng, đặc biệt là trong các hoạt động thương mại dân sinh Tuy vậy, túi nilon là một trong những mối
đe dọa lớn đến môi trường, sức khỏe con người và sinh vật do độ bền chắc của nó Theo nhận định của các nhà khoa học, thời gian phân hủy trong điều kiện môi trường tự nhiên của túi nilon có thể từ hàng trăm, thậm chí đến hàng nghìn năm Trong quá trình tồn tại ngoài tự nhiên, rác thải túi nilon thể hiện tác hại trên nhiều mặt Đặc biệt, bao bì nilon màu đựng thực phẩm làm ô nhiễm thực phẩm do chứa các kim loại năng như chì, ca-đi-mi gây tác hại cho não và nguyên nhân gây ung thư
Trang 10phổi Nguy hiểm nhất là khi bao bì nilon bị đốt, các khí thải đặc biệt là khí đi-ô-xin
có thể gây ngộ độc, gây ngất, khó thở, ho ra máu, ảnh hưởng đến các tuyến nội tiết, giảm khả năng miễn dịch, gây rối loạn chức năng, gây ung thư và các dị tật bẩm sinh cho trẻ sơ sinh Và tác hại nguy hiểm nhất là túi nilon gây ung thư, biến đổi giới tính, bởi vì những chất phụ gia được dùng để tạo độ dẻo, dai ở túi nilon có khả năng gây độc cho người nếu được sự dụng ở nhiệt độ cao (70 – 80 độ C) Nếu sử dụng túi nilon để đựng các thực phẩm chua có tính a-xít như dưa muối, cà muối, thực phẩm nóng, các chất hóa dẻo trong túi nilon sẽ tách khỏi thành phần nhựa và gây độc cho thực phẩm
Nhận thức được tác hại của túi nilon đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng, nhiều quốc gia trên thế giới đã có những biện pháp mạnh để giải quyết vấn dề này như Ban hành lệnh cấm sản xuất túi nilon khó phân hủy; đánh thuế nặng đối với sản xuất túi nilon khó phân hủy, hoặc yêu cầu người tiêu dùng phải trả tiền mua túi nilon ví dụ tại Đài Loan, Trung Quốc, Vương quốc Anh và một số bang ở Hoa kỳ, Thụy Sỹ, Nam Phi và Đan Mạch…; Một số quốc gia ở châu Phi, như Uganda, Kenya, Tanzania cũng đã bắt đầu cấm nhập khẩu, sản xuất, tăng thuế đối với túi ni lông nhằm hạn chế tối đa những ảnh hưởng tiêu cực đối với môi trường
Tại Việt Nam, những năm gần đây, các cơ quan quản lý nhà nước đã đưa ra các giải pháp nhằm giảm thiểu việc sử dụng túi nilon, bao gồm cả các giải pháp hành chính cũng những biện pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân
về vấn đề này Tuy vậy, ở nước ta, túi nilon vẫn được sử dụng khá rộng rãi trong sinh hoạt hàng ngày; việc thu gom, xử lý, tái chế còn hết sức hạn chế Vì vậy, hiện tại và trong tương lai, rác thải túi nilon sẽ gây ra những tác hại to lớn với môi trường và sức khỏe con người
Chính vì vậy, tác giả đã lựa chọn vấn đề là “Nhận thức và hành vi của người dân về sử dụng túi nilon gây ô nhiễm môi trường” để làm đề tài nghiên
cứu cho Luận văn, với mục đích tìm hiểu nhận thức của người dân về loại rác thải này gây ô nhiễm môi trường, từ đó đưa ra một số giải pháp và đề xuất về mặt chính
Trang 11dụng túi nilon trong sinh hoạt và tiêu dùng và thay thế dần bằng các sản phẩm thân thiện với môi trường
2 Ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn
trong lĩnh vực môi trường Đề tài này tìm hiểu nhận thức và hành vi của người dân
về sử dụng túi nilon Nghiên cứu và phân tích hiện trạng của đề tài cung cấp những
dữ liệu cần thiết trong một nghiên cứu cụ thể về nhận thức và hành vi của người dân hiện nay; cung cấp cơ sở khoa học từ kết quả nghiên cứu cho các nhà quản lý, các nhà kinh tế có những nghiên cứu để điều chỉnh cần thiết nhằm để người dân có cơ hội sử dụng những sản phẩm thân thiện với môi trường thay thế túi nilon
Kết quả nghiên cứu góp phần làm rõ nhận thức và hành vi của người dân khi
sử dụng túi nilon trong các hoạt động hàng ngày của họ, trong đó có ảnh hưởng do túi nilon gây ra với vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay
Qua nghiên cứu và phân tích số liệu nghiên cứu thực tiễn đề tài sẽ cung cấp thông tin tham khảo cần thiết cho các nhà quản lý, để có thể có những điều chỉnh, giải pháp thích hợp nhằm giảm ô nhiễm môi trường do rác thải là túi nilon gây ra
Trang 123 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu nhận thức và hành vi của người dân tại hai địa bà là phường Ngã Tư Sở, quận Đống Đa và xã Dương Xá, huyện Gia Lâm đối với việc sử dụng túi nilon gây ô nhiễm môi trường Đề tài đi vào phân tích thực trạng sử dụng túi nilon trong các sinh hoạt hàng ngày của các hộ dân; tìm hiểu sâu hơn về nhận thức của người dân, từ đó xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức và hành vi của người dân trong việc sử dụng túi nilon Trên cơ sở đó đưa ra một số khuyến nghị, giải pháp nhằm tiếp tục có những chính sách hoàn thiện hơn để bảo vệ môi trường bền vững
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Phân tích các tài liệu có liên quan đến vấn đề môi trường được lưu trữ tại thư viện khoa Xã hội học cũng như thư viện trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn và một số báo, tạp chí khác để tìm hiểu các chính sách về quản lý môi trường hiện nay thông qua việc:
- Đánh giá thực trạng, mức độ sử dụng túi nilon trong sinh hoạt hàng ngày của các
hộ gia đình tại địa bàn một phường nội thành và một xã ngoại thành ở Hà Nội;
- Tìm hiểu nhận thức và hành vi của người dân trong việc sử dụng túi nilon;
- Ngoài ra nghiên cứu còn mong muốn làm rõ những nguyên nhân dẫn đến thực trạng sử dụng túi nilon trong sinh hoạt hàng ngày của các hộ gia đình;
- Đưa ra một số khuyến nghị và giải pháp nhằm hạn chế sử dụng túi nilon
Trang 134 Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tƣợng:
Nhận thức và hành vi của người dân về sử dụng túi nilon
4.2 Khách thể:
Người dân sống ở địa bàn Hà Nội (xã Dương Xá – Huyện Gia Lâm và
phường Ngã Tư Sở - quận Đống Đa)
4.3 Phạm vi nghiên cứu:
- Địa điểm nghiên cứu: Nghiên cứu này thu thập thông tin tại phường Ngã Tư Sở, quận Đống Đa và xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 11/2012 đến nay
4.4 Giới hạn nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu về Nhận thức và hành vi của người dân về sử dụng túi nilon gây ô nhiễm môi trường, trong phạm vi của luận văn này tác giả chỉ lựa chọn nghiên cứu ở các khía cạnh sau:
- Thực trạng sử dụng túi nilon trong sinh hoạt hàng ngày của các hộ gia đình hiện nay
- Mức độ sử dụng túi nilon trong sinh hoạt
- Lý do sử dụng túi nilon
- Mức độ hiểu biết tác hại chung của túi nilon
- Múc độ hiểu biết tác hại của túi nilon đến môi trường
- Mức độ hiểu biết tác hại của túi nilon đến sức khỏe con người
- Nhận thức về sản phẩm thay thế túi nilon của các hộ dân tại hai địa bàn nghiên cứu
Đưa ra một số khuyến nghị liên quan đến quản lý môi trường từ loại rác thải túi nilon và nâng cao nhận thức của người dân
Trang 145 Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp luận
Vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩ duy vật lịch sử Theo đó, khi xem xét nhận thức, hành vi của người dân về sử dụng túi nilon phải đặt trong bối cảnh cụ thể, trong tiến trình phát triển xã hội, trong mối liên hệ tương tác với hệ thống xã hội tổng thể và các quá trình xã hội khác, với những yếu tố kinh tế, xã hội, môi trường, đặc điểm cá nhân nhằm tìm ra những ảnh hưởng theo chiều cạnh khác nhau của xã hội đối với những hành vi của người dân, cũng như tìm ra những tác động ngược trở lại gây ra ô nhiễm môi trường Từ đó, đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân, hạn chế sử dụng túi nilon mà thay bằng các sản phẩm thân thiện với môi trường và thực hiện Chiến lược Quốc gia về Bảo vệ môi trường
5.2 Phương pháp thu thập thông tin
5.2.1 Phương pháp phân tích tài liệu
Đây là một trong các phương pháp nghiên cứu đặc trưng của Xã hội học nhằm thu thập thông tin qua các sách, báo, tạp chí… để trợ giúp cho đề tài nghiên cứu
Luận văn có sử dụng tài liệu của bộ môn Xã hội học và một số bộ môn khoa học xã hội khá cũng như tham khảo một số đề tài, luận văn có liên quan đến vấn đề nghiên cứu Trong đề tài của mình, tác giả đã đọc các tài liệu liên quan đến môi trường trong tạp chí Xã hội học, bảo vệ môi trường Ngoài ra, nghiên cứu còn tiến hành phân tích một số số liệu, thông tin trong các sách chuyên môn, báo, tạp chí, giáo trình, báo mạng
5.2.2 Phương pháp phỏng vấn sâu:
Phỏng vấn sâu được thực hiện với 10 trường hợp họ là những người dân đang sinh sống tại hai địa bàn nghiên cứu với nhiều ngành nghề khác nhau như: Nhân viên kinh doanh, chủ kinh doanh, công nhân, nội trợ hoặc đã nghỉ hưu Họ là chủ hộ hoặc có quan hệ với vợ chồng, bố mẹ với chủ hộ
Trang 15Tác giả thiết kế bảng hỏi với 10 câu hỏi dành cho đối tượng là các hộ đang sinh sống trên địa bàn phường Ngã Tư Sở, quân Đống Đa và xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội để thu thập thông tin về nhận thức và hành vi của người dân về sử dụng túi nilon gây ô nhiễm môi trường, tác giả tìm hiểu các khía cạnh sau: Thực trạng và lý do sử dụng túi nilon trong sinh hoạt hàng ngày của các hộ gia đình, hành
vi xử lý rác, hiểu biết của người dân về sản phẩm túi thân thiện với môi trường thay thế cho túi nilon
Mẫu nghiên cứu:
- Số phiếu phát ra và thu về được: 200 phiếu
- Cách chọn mẫu: Chọn ngẫu nhiên, chọn 02 cụm dân cư của phường Ngã Tư
Sở và 02 xóm của Xã Dương Xá
- Cơ cấu mẫu nghiên cứu theo giới tính
Giới tính Số lượng Tần suất (%)
Trang 16- Số thế hệ sống cùng trong mẫu nghiên cứu
6 Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết
6.1 Giả thuyết nghiên cứu
Số lượng túi nilon các hộ gia đình sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày hiện nay còn nhiều Lý do chủ yếu là vì thói quen tiêu dùng cũng như sự tiện lợi của túi nilon
- Có sự khác nhau hành vi trong việc xử lý túi nilon giữa các hộ dân ở tại hai địa bàn nghiên cứu
- Có sự khác nhau về nhận thức liê quan đến vấn đề ô nhiễm môi trường sức khỏe giữa nam và nữ, giữa những người có trình độ học vấn khác nhau
Trang 176.2 Khung lý thuyết
ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI
ĐẶC ĐIÊM NHÂN KHẨU HỌC
CÁ NHÂN
HỘ GIA ĐÌNH
VỀ TÁC HẠI TÚI NILON
Trang 187 Hạn chế của đề tài
- Đề tài “Nhận thức và hành vi của người dân về sử dụng túi nilon gây ảnh hưởng đến môi trường” này, tác giả mới chỉ nghiên cứu tại hai địa bàn ở Hà
Nội, trong đó là một phường thuộc nội thành và một xã thuộc ngoại thành Những
số liệu mà tác giả thu thập được chỉ mới phản ánh thực trạng ở địa bàn nghiên cứu, không thể suy rộng ra ở các địa điểm khác thuộc Hà Nội Để có những thông tin tổng quan hơn về vấn đề này cần có các nghiên cứu khác
8 Cấu trúc luận văn
- Luận văn này gồm có 3 phần: Phần mở đầu; 03 chương chính; phần kết luận, khuyến nghị
Phần mở đầu: Tính cấp thiết của đề tài, ý nghĩa thực tiễn, ý nghĩa khoa học, đối tượng, khách thế, phạm vi nghiên cứu của đề tài Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết
Phần nội dung chính gồm 3 chương
+ Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
+ Chương 2: Thực trạng và hành vi của người dân về sử dụng túi nilon
Trong chương này, tác giả đi sâu mô tả hai vấn đề:
2.1 Mức độ sử dụng túi nilon trong sinh hoạt
2.2 Lý do sử dụng túi nilon
2.3 Xử lý túi nilon sau sử dụng
+ Chương 3: Nhận thức của người dân về tác hại của túi nilon
Ở chương này tác giả tìm hiểu các vấn đề sau:
3.1 Mức độ hiểu biết của người dân về tác hại khi sử dụng túi nilon
3.2 Nhận thức tác hại của túi nilon đến môi trường
3.3 Tác hại của túi nilon đến sức khỏe
3.4 Nhận thức về sản phẩm thay thế
Phần Kết luận và khuyến nghị
- Danh mục tham khảo và phụ lục
Trang 19Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1 Phương pháp luận nghiên cứu
Nghiên cứu này được dựa trên cơ sở các nguyên tắc của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử luôn xem xét sự vật, hiện tượng trong một quá trình phát triển và những mối liên hệ phổ biến Áp dụng quan điểm này tác giả phân tích nhận thức và hành vi của người dân về sử dụng túi nilon gây ô nhiễm môi trường trong mối quan hệ với các đặc điểm kinh tế, xã hội, đặc trưng văn hóa Đi sâu tìm hiểu thực trạng sử dụng túi nilon trên địa bàn nghiên cứu ở các khía cạnh: Mức độ sử dụng hàng ngày, lý do sử dụng và hành vi xử lý túi nilon sau khi sử dụng Bên cạnh đó, tác giả còn tìm hiểu mức độ hiểu biết của người dân về tác hại nói chung của túi nilon, tác hại đến môi trường, đến sức khỏe của con người nói chung và nhận thức về sản phẩm thay thế qua phân tích một số tài liệu về ô nhiễm môi trường từ rác thải sinh hoạt do con người thải ra hàng ngày, qua phỏng vấn sâu
và phỏng vấn bằng bảng trưng cầu ý kiến
1.2 Các hướng tiếp cận xã hội học
Các hướng tiếp cận lý thuyết
- Lý thuyết hành động xã hội
Lý thuyết hành động xã hội gắn liền với tên tuổi của M.Weber, E.Durkhiem
và đặc biệt là Parsons Thuyết hành động xã hội đã đi sâu phân tích và xây dựng một hệ thống lý thuyết về những mối quan hệ cá nhân giữa người với người, thông qua đó lý giải toàn bộ những mối quan hệ xã hội Ở luận văn này chúng tôi sử dụng
lý thuyết hành động xã hội của T Parsons, xuất phát từ chỗ ông coi “hành động xã hội là đối tượng nghiên cứu quan trọng nhất của xã hội học”, thuyết hành động xã
hội của T Parsons đã cố gắng đi sâu phân tích và xây dựng một hệ thống lý thuyết
về những mối quan hệ cá nhân giữa người với người, thông qua đó lý giải toàn bộ những mối quan hệ xã hội Trong tác phẩm quan trọng nhất của mình “Cơ cấu hành động xã hội”, Parsons đã coi xã hội như một hệ thồng tồn tại trên cơ sở của những hành động qua lại phức tạp giữa những cá nhân trừu tượng Những hành động xã
Trang 20hội nói trên được quy định bởi vai trò và chức năng xã hội của các cá nhân cũng như sự tuân thủ các chuẩn mực xã hội Thuyết hành động xã hội nhấn mạnh vai trò quan trọng của sự cân bằng trong hành vi của các cá nhân đối với sự ổn định của xã hội, coi sự cân bằng là hình thức tồn tại lý tưởng của một xã hội lành mạnh
Lý thuyết Hành động xã hội được vận dụng trong đề tài này để lý giải việc nhận thức được tác hại của túi nilon cho môi trường và sức khỏe con người; những
lý do dẫn đến hành vi lựa chọn sử dụng túi nilon trong sinh hoạt hàng ngày của các
hộ gia đình hiện nay Hành động của họ có mục đích gì, có vì lợi ích nào không?
- Lý thuyết Hành vi và lý thuyết Hành vi lựa chọn của George Homans Đại đa số hành vi của con người là có dự định trước Dự định này do nhiều yếu tố tác động tới trong đó hai yếu tố quan trọng nhất là thái độ đối với hành vi và chuẩn mực chủ quan Chuẩn mực chủ quan chính là những chuẩn mực của cộng đồng phản ánh trong nhận thức của cá nhân, được cấu thành bởi hai yếu tố: ảnh hưởng của những người xung quanh và uy tín của người đó đối với đối tượng Thái
độ đối với hành vi lại được cấu thành bởi hai yếu tố: Niềm tin về kết quả do hành vi mang lại và sự đánh giá ý nghĩa của kết quả này
Có thể thấy lý thuyết này chỉ ra rằng hành vi của con người bị ảnh hưởng bởi hai nhân tố là thái độ đối với hành vi và ảnh hưởng của môi trường xã hội cũng như những chuẩn mực bên trong của cá nhân Những chuẩn mực xã hội tất nhiên là có ảnh hưởng không nhỏ tới cá nhân trong quá trình thực hiện hành vi Trên cơ sở tìm hiểu cá nhân hóa những chuẩn mực xã hội, người ta có sự xem xét về tầm quan trọng trong tương quan so sánh giữa những chuẩn mực bên trong và thái độ của xã hội đối với hành vi của mình Từ đó, chủ thể lựa chọn cách thực hiện hành vi của mình
Homans là nhà xã hội học người Mỹ, một trong những tác giả tiêu biểu nhất của
lý thuyết trao đổi xã hội George Homans đã đưa ra “mô hình lựa chọn duy lý” của hành vi cá nhân theo các nguyên tắc cơ bản:
Nếu một dạng hành vi được thưởng, hay có lợi thì hành vi đó có xu hướng
Trang 21 Hành vi được thưởng hay được lợi trong hoàn cảnh nào thì cá nhân sẽ có xu hướng lặp lại hành vi đó trong hoàn cảnh như vậy
Nếu như phần thưởng, mối lợi đủ lớn thì cá nhân sẽ sẵn sàng bỏ ra nhiều “chi phí” vật chất và tinh thần để đạt được nó
Mức độ hài lòng, thỏa mãn với những phần thưởng, mối lợi cá nhân giành được cao nhất ở lần đầu có xu hướng giảm dần
Với lý thuyết lựa chọn hành vi của George Homans, những cách lý giải về hành
vi của cá nhân trong cộng đồng liên quan tới môi trường không chỉ liên quan đến khía cạnh kinh tế mà còn liên quan đến khía cạnh giá trị, chuẩn mực, nhận thức về môi trường của cá nhân trong cộng đồng đó
Lý thuyết hành vi lựa chọn được đề tài vận dụng để lý giải vì sao người dân hiện nay vẫn còn sử dụng rất nhiều túi nilon trong đời sống hàng ngày Bên cạnh đó hành
vi phân loại rác thải này tại nguồn là một trong những yếu tố quan trọng để giảm thiểu ô nhiễm môi trường hiện nay ở nước ta, nhưng chưa được người dân tích cực thực hiện
2.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Bảo vệ môi trường để phát triển bền vững đã trở thành quan điểm của nhân loại bước vào thế kỷ XXI Vào giữa những năm 80, nước ta lần đầu tiên đã đưa ra
“Kế hoạch hành động về Bảo vệ Môi trường 1991-2000” Tháng 12 năm 1990,
hội nghị quốc tế về Môi trường và Phát triển bền vững đã được tổ chức ở Hà Nội Theo khuyến nghị của Hội nghị, Chính phủ đã thông qua Kế hoạch 10 năm về môi trường, được hiểu như chiến lược quốc gia về Môi trường cho giai đoạn 1991 –
2000
Thực hiện kế hoạch này cũng như hàng loạt các hoạt động quản lý môi trường liên quan, chúng ta bước đầu đạt được những kết quả quan trọng Nhiều chính sách, văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường đã được ban hành như Luật bảo
vệ Môi trường (1993) Đặc biệt, năm 1998, Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương
Đảng đã ban hành chỉ thị 36/CT-TW về “Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”
Trang 22Bên cạnh đó, các nhà khoa học đã có những nghiên cứu về vấn đề môi trường trong những năm gần đây có nhiều khuyến nghị thiết thực cho các cơ quan ban ngành đưa ra các chính sách về môi trường Một trong những nghiên cứu khá sớm về vấn đề này Luận văn Thạc sỹ Xã hội học của Vũ Thị Kiều Dung (bảo vệ
năm 1995): “Một số vấn đề nhận thức và thói quen của dân cư Hà Nội đối với vệ sinh môi trường” Luận văn này đã chỉ ra ở những khu vực có hệ thống cấp thoát
nước và quản lý rác thải hoàn chỉnh hơn trong cộng đồng, nhận thức, thái độ và thói quen của dân cư đối với môi trường vệ sinh đô thị thường cao hơn Ngoài ra, tác giả còn phát hiện ra sự khác biệt về mức sống của các nhóm dân cư ở các khu vực được
đô thị hóa khác nhau, có ảnh hưởng nhất định đến những khác biệt trong nhận thức
và thái độ ứng xử của họ đối với môi trường vệ sinh đô thị
Năm 1999, trên Tạp chí Xã hội học số 3&4, tác giả Vũ Cao Đàm đã nêu ra
các vấn đề “Nghiên cứu xã hội học trong sự phát triển của tư tưởng môi trường”,
trong đó tác giả đã chỉ rõ tầm quan trọng của các nghiên cứu xã hội học liên quan đến lĩnh vực môi trường cùng với việc chỉ ra các cách tiếp cận khác nhau trong nghiên cứu về môi trường như: Tiếp cận dịch tễ học; tiếp cận sinh thái học; tiếp cận công nghệ học; tiếp cận kinh tế học Bên cạnh đó, tác giả cũng nêu ra những phương pháp nghiên cứu của xã hội học môi trường, đặc biệt tập trung vào vấn đề xung đột môi trường cũng như vấn đề điều hòa và quản lý xung đột môi trường Có thể nói, sau hơn 10 năm các hướng nghiên cứu của xã hội học môi trường đã phát triển theo nhiều hướng khác nhau, một mặt thể hiện tính đa dạng, phức tạp của diễn biến môi trường, mặt khác thể hiện sự quan tâm ngày càng nhiều của cộng đồng xã hội đối với các vấn đề môi trường
Luận văn thạc sỹ Xã hội học “Vai trò của các quỹ môi trường cộng đồng trong hoạt động bảo vệ môi trường tại các vùng nông thôn hiện nay” của tác giả
Nguyễn Văn Thục, bảo vệ năm 2009 đã phân tích được quá trình hình thành các quỹ môi trường cộng đồng tại các địa phương để từ đó thấy được tầm quan trọng, vai trò và sứ mạng của các quỹ môi trường cộng đồng tại hai địa phương là xã Tân
Trang 23Bắc Giang Ngoài ra, tác giả cũng tập trung vào việc đánh giá vai trò của quỹ môi trường cộng đồng đối với hoạt động bảo vệ môi trường tại hai địa phương này thông qua việc phân tích tình hình môi trường hiện tại ở các địa bàn, so sánh về vấn đề môi trường hiện tại với thời điểm thành lập quỹ, các hoạt động mà quỹ môi trường
đã và đang thực hiện, qua đó tổng kết lại vai trò của các quỹ môi trường dựa trên đánh giá nhu cầu của người dân
Luận văn Thạc sỹ của tác giả Nguyễn Lê Hoài Anh, bảo vệ năm 2009 nghiên
cứu về “Kiến thức, thái độ và hành vi của người nông thôn về nước sạch và vệ sinh môi trường” Trong luận văn này, dựa trên kết quả nghiên cứu, tác giả đã đưa ra
một số kết luận rằng: Vấn đề nước sạch và vệ sinh môi trường đã, đang và luôn là một vấn đề cấp thiết, bức xúc của người dân ở Việt Nam hiện nay, cả khu vực nông thôn và đô thị Việc không đảm bảo nước sạch, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường yếu kém có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người dân, đến sự phát triển kinh tế
xã hội của địa phương Ảnh hưởng đến sức khỏe do thiếu điều kiện vệ sinh dẫn đến một loạt chi phí, bao gồm chi phí y tế trực tiếp của người dân, giảm thu nhập cá nhân và những tốn kém của nhà nước chi cho các dịch vụ y tế
Hiện nay người dân đã bắt đầu có nhận thức, hiểu biết về nhiều vấn đề liên quan đến nước sạch và vệ sinh môi trường.Tác giả cũng nhận thấy nhận thức của người dân vẫn chưa tỷ lệ thuận với thực hành về nước sạch và vệ sinh môi trường Mặc dù đã có nhiều hành vi tiến bộ như tỷ lệ nhà vệ sinh được xây dựng nhiều hơn, giảm việc vứt xả rác bừa bãi…, nhưng những vấn đề về phân loại rác, rác chưa được thu gom, chưa được xử lý đúng tiêu chuẩn vẫn còn tồn tại
Trong nghiên cứu “Chất thải túi nilon khó phân hủy ở Việt Nam vấn đề và gợi ý giải pháp nhìn từ giác độ kinh tế” của PGS TS Nguyễn Danh Sơn, được đăng
tải trên website của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 02/04/2011, tác giả đã nêu bật được thực trạng và vấn đề quản lý chất thải túi nilon ở nước ta Hiện nay trung bình một người Việt Nam trong 1 năm sử dụng ít nhất 30 kg các sản phẩm có nguồn gốc từ nhựa Tác giả cũng khẳng định rằng đã có những đề xuất: cấm sử dụng; áp dụng các công cụ kinh tế (thuế, phí…); công cụ giáo dục, nâng cao nhận thức…
Trang 24nhưng cũng từ bài học kinh nghiệm sử dụng các biện pháp đó ở các nước cho thấy, hiệu quả của các biện pháp này không cao Một thực trạng rất đáng lưu ý mà tác giả phát hiện ra là phần lớn người dân, kể cả nhiều nhà sản xuất và phân phối đều đồng tình, ủng hộ việc hạn chế sử dụng túi nilon khó phân hủy trong đời sống xã hội
Tháng 9/2011, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức cuộc hội thảo trong
khuôn khổ Dự án “Kiểm soát ô nhiễm môi trường do việc sử dụng bao bì khó phân hủy (túi nilon)” với mục tiêu tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các đối tượng có
liên quan về tác hại của túi nilon đối với môi trường và sức khỏe Đồng thời, Hội
thảo cũng nhằm đề xuất những giải pháp cần thiết, hiệu quả trong Đề án quốc gia về
“Khắc phục triệt để tình trạng ô nhiễm môi trường do các loại bao bì khó phân hủy" đã trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Như vậy, trong thời gian qua đã có rất nhiều nghiên cứu môi trường trong đó
có các đề tài liên quan đến ô nhiễm môi trường từ sử dụng túi nilon khó phân hủy Ngoài một số nghiên cứu được nêu trong luận văn này, tác giả cũng đã tìm đọc được các bài viết về tác hại của việc sử dụng túi nilon đến môi trường và sức khỏe của con người trên mạng internet
2.2 Tổng quan địa bàn nghiên cứu
2.2.1.Vài nét về Phường Ngã Tư Sở, quận Đống Đa, Hà Nội
Ngã Tư Sở một phường trong số 21 phường của quận Đống Đa, Hà Nội Phường được thành lập năm 1997, với tổng diện tích đất tự nhiên là 23.3922 ha
- Vị trí địa lý: Phía Bắc giáp phường Trung Liệt, quận Đống Đa; phía Tây giáp phường Thịnh Quang , quận Đống Đa và một phần phía Tây Nam giáp phường Thượng Đình , quận Thanh Xuân; phía Nam giáp phường Khương Trung - quận Thanh Xuân; phía Đông giáp phường Khương Thượng , quận Đống Đa
Phường Ngã Tư Sở có đường địa giới hành chính rất phức tạp, xen kẽ cài răng lược với các phường bạn, chủ yếu là men theo đường Láng, đường Trường Chinh
và đường Tây Sơn – quốc lộ 6 Nói chung, điều kiện địa lý và kết cấu dân cư và giao thông là thuận lợi cho giao thông và buôn bán
Trang 25- Điều kiện kinh tế xã hội: Phường Ngã Tư Sở hiện nay có tổng số dân là 7.393 người với 2.184 hộ dân được chia thành 7 cụm dân cư với 35 tổ dân phố Trình độ dân trí trong Phường tương đối cao, chủ yếu là cán bộ công nhân viên chức Nhà nước, còn lại một phần là dân buôn bán và lao động phổ thông
Phường có một cơ sở hạ tầng tương đối tốt, có hệ thống giao thông thuận tiện gồm 5 trục đường chính: quốc lộ 6 – đường Tây Sơn, đường Láng, đường Trường Chinh, đường Thái Thịnh và đường Nguyễn Trãi Hệ thống chiếu sáng được cung cấp đầy đủ, hệ thống thoát nước do gần sông Tô Lịch nên thoát nước tốt, ít khi bị ngập úng
Tóm lại, Phường Ngã Tư Sở là một Phường mạnh về kinh tế, ổn định về chính trị đã góp phần không nhỏ vào việc phát triển kinh tế - xã hội của quận Đống Đa và Thủ đô Hà Nội
2.2.2 Vài nét về Xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội
Xã Dương Xá nằm trải dài 2 km từ Tây Bắc xuống Đông Nam song song với Quốc lộ 5, phía Đông giáp xã Dương Quang, phía Tây giáp thị trấn Trâu Quỳ, phía Tây Nam giáp xã Kiêu Kỵ-Đa Tốn, phía Đông Nam giáp thị trấn Như Quỳnh (huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên) Đường liên tỉnh 179 chạy qua xã,lại có Quốc lộ
Trang 265 nối liền Hà Nội- Hải Phòng đã tạo cho Dương Xá có nhiều lợi thế trong phát triển
kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh
Xã Dương Xá có diê ̣n tích : 487,7 ha, trong đó 230 ha là đất nông nghiệp với dân số trên 12.200 người sinh sống tại 6 thôn (số liệu năm 2012): Yên Bình, Dương Đanh, Dương Đình, Dương Đá, Thuận Quang, Thuận Tiến và 3 cụm dân cư: Đường
5, Nội Thương và Chăn Nuôi
Tên gọi của các làng Dương có từ lâu đời Thuở đầu gọi còn gọi là ngõ , nằm trong trang Thổ Lỗi, Bắc Ninh Trang Thổ Lỗi sau đổi thành hương Thổ Lỗi Hương Thổ Lỗi sau được đổi thành hương Siêu Loại, thuộc lộ Bắc Giang vào năm 1066 Tới thời nhà Trần thì đổi thành Kinh Bắc Và vào thời vua Lê Quang Thuận, triều đình đã lập ra phủ Thuận An gồm 5 huyện: Gia Lâm, Lang Tài, Gia Bình, Siêu Loại
và Văn Giang Như vậy, Dương Xá xưa đã từng là lỵ sở của huyện Siêu Loại và là
lỵ sở của phủ Thuận An dưới thời nhà Lý
Nói đến Dương Xá là nói đến vùng căn cứ địa cách mạng thời kỳ chống Pháp
và có truyền thống yêu nước nồng nàn , qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Dương Xá có 176 liệt sĩ, 3 bà mẹ Việt Nam Anh hùng, 3 cán bộ lão thành cách mạng và 8 cán bộ tiền khởi nghĩa; 54 thương bệnh binh và gần 20 trường hợp là nạn nhân chất độc da cam
Bên cạnh việc luôn chủ động trong ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp , những năm qua, Dương Xá còn chủ động chuyển đổi kinh tế theo hướng hàng hóa với việc đưa trên 30 ha ruộng trũng kém hiệu quả chuyển sang nuôi trồng thủy sản Không những thế, Dương Xá còn chú trọng việc giữ gìn nghề truyền thống như nghề chế biến hành tỏi (thôn Thuận Quang), đậu phụ, làm bún (thôn Dương Đình) Bởi vậy, kinh tế của xã ngày một phát triển, số hộ giàu, khá ngày một tăng, số hộ nghèo ngày một giảm
Sau hơn 20 năm đổi mới, Dương Xá được đánh giá là một địa phương luôn chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, luôn giữ vững và nâng cao chất lượng giáo dục đại trà và mũi nhọn Trường Tiểu học đã đạt chuẩn Quốc gia vào năm 1997, trường
Trang 27THCS đạt chuẩn Quốc gia năm 2006 Các phong trào văn hóa , văn nghệ , thể dục thể thao được duy trì thường xuyên, thu hút đông đảo người dân tham gia
Là một xã nằm trong vùng đất cổ, có lịch sử trên dưới 3.000 năm, ở Dương
Xá hiện lưu giữ nhiều di sản văn hóa vô cùng quý báu như: Trống đồng cổ, đồ dùng sinh hoạt bằng đồng, bằng gốm có từ thời Hùng Vương Đặc biệt, xã có nhiều di tích lịch sử từ cấp địa phương đến cấp quốc gia Trong số đó phải kể đến một di tích đặc biệt là: Khu di tích đền thờ Nguyên phi Ỷ Lan Đây là một công trình vừa mạng
ý nghĩa lịch sử sâu sắc lại vừa mang giá trị nghệ thuật cao Đền Nguyên phi Ỷ Lan không chỉ là nơi thờ phụng một danh nhân lịch sử văn hóa nổi tiếng của cả nước,
mà còn là điểm di tích cách mạng đáng trân trọng của dân tộc
Có thể khẳng định , bằng chính nô ̣i lực của mình người dân Dương Xá đã và đang viết tiếp truyền thống vẻ vang của địa phương, quyết tâm xây dựng quê hương ngày một giàu đẹp văn minh theo hướng hiện đại
Lựa chọn một phường thuộc quận nội thành và một xã thuộc huyện ngoại thành Hà Nội để nghiên cứu, mục đích của tác giả muốn tìm hiểu liệu có sự khác biệt nào không trong hành vi sử dụng túi nilon của các hộ dân ở đây
Trang 282 3 Các khái niệm công cụ
- Nhận thức
Theo Từ điển Tiếng Việt do nhà xuất bản Đà Nẵng ấn hành năm 1999 thì “Nhận thức là quá trình hoặc kết quả phản ánh và tái hiện thực tiễn vào trong tư duy, quá trình nhận biết, hiểu biết thế giới quan hoặc kết quả quá trình đó nhằm nâng cao nhận thức”
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam do Hoàng Phi (2005) chủ biên thì: “Nhận thức được định nghĩa là quá trình hay kết quả tái hiện hiện thực vào trong tư duy
Là quá trình con người nhận biết, hiểu biết về thế giới quan hoặc kết quả của quá trình đó Nhận thức là nhận ra và hiểu biết được, hiểu được về một ai đó, một vấn
đề của một hiện tượng nào đó”.Nhận thức là quá trình phức tạp tiếp nhận, xử lý và
phân tích thông tin giúp con người hiểu biết ngày càng đầy đủ, chính xác về thế giới xung quanh
Trong khuôn khổ luận văn này chúng tôi chỉ dừng lại ở việc hiểu nhận thức là quá trình phản ánh biện chứng hiện thực khách quan vào trong bộ óc của con người, trên cơ sở thực tiễn
- Hành vi
Hành vi (Behaviour) được nghiên cứu kỹ trong lý thuyết Hành vi (Behaviourism) rất phát triển ở Mỹ Lý thuyết này cho rằng chỉ có thể nghiên cứu những phản ứng quan sát được của các cá nhân khi họ trả lời kích thích J.Watson đại diện tiêu biểu của thuyết hành vi trong tâm lý học đã đưa ra mô hình hành vi gồm một chuỗi kích thích và phản ứng: S→R, trong đó S (Stimul) là tác nhân, R (Reaction) là phản ứng Theo sơ đồ này, hành vi của chúng ta hoàn toàn máy móc,
cơ học và không có sự tham gia của ý thức hoặc một yếu tố nào khác Như vậy, theo cách hiểu của lý thuyết hành vi chính thống, hành vi của con người chỉ là phản ứng máy móc, có thể quan sát được sau các tác nhân và nếu không quan sát được thì có thể nói là không có hành vi
Trang 29Theo các nhà hành vi xã hội, giữa tác nhân và phản ứng không đơn giản là mối quan hệ trực tiếp và máy móc mà giữa chúng phải có những yếu tố trung gian được chia thành hai loại: các nhu cầu sinh lý và các yếu tố nhận thức Một số nhà nghiên cứu khác còn chia các yếu tố trung gian thành 3 nhóm gồm:
Lý thuyết nhu cầu
Lý thuyết giá trị
Tình huống thực hiện hành vi
Nhà xã hội học người Mỹ, G Mead cho rằng “Chúng ta có thể giải thích hành vi con người, hành vi có tổ chức của nhóm xã hội Hành vi xã hội không thể hiểu được nếu xây dựng nó từ các tác nhân và các phản ứng Nó cần được phân tích như là một chỉnh thể được phân tích một cách độc lập”
Như vậy, hành vi xã hội là một chỉnh thể thống nhất gồm các yếu tố bên trong và bên ngoài có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Để có hành vi xã hội, các cá nhân phải suy nghĩ, đối chiếu, ảnh hưởng trước các tác nhân trước khi phản ứng, hoàn toàn không phải phản ứng một cách máy móc
Hành vi là một chuỗi các hành động lặp đi lặp lại, thường sử dụng trong sự tác động đến môi trường, xã hội
- Túi nilon
Bao bì nilon là một loại túi nhựa rất bền, dẻo, mỏng, nhẹ và tiện dụng Ngày nay nó được sử dụng rất nhiều để đóng gói thực phẩm, bột giặt, bảo quản nước đá, các chế phẩm hóa học hay đựng những phế liệu nhỏ, lưu hành từ chợ cho đến các siêu thị, cửa hàng bán lẻ, những người bán hàng rong, len lỏi vào mọi nơi của cuộc sống hiện đại Có thời gian phân hủy lâu và xấu đến môi trường
- Môi trường và Ô nhiễm môi trường
Theo tuyên ngôn UNESCO (1981), Môi trường là “Toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra xung quanh mình, trong đó con người sinh sống và bằng lao động đã khai thác những tài nguyên thiên nhiên hoặc nhân tạo nhằm thỏa mãn những nhu cầu của con người”
Trang 30Theo Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam (2005), “Môi trường bao gồm các yếu
tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật”
Ở đây, tác giả hiểu môi trường là tập hợp tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh con người, ảnh hưởng tới con người và tác động đến các hoạt động sống của con người như: không khí, nước, độ ẩm, sinh vật, xã hội loài người và các thể chế
Cũng theo Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam (2005): “Ô nhiễm môi trường là
sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật”
Trên thế giới, ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất thải hoặc năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khoẻ con người, đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường Các tác nhân ô nhiễm bao gồm các chất thải ở dạng khí (khí thải), lỏng (nước thải), rắn (chất thải rắn); chất thải chứa hoá chất hoặc tác nhân vật lý, sinh học và các dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ
Tuy nhiên, môi trường chỉ được coi là bị ô nhiễm khi hàm lượng, nồng độ hoặc cường độ các tác nhân trên đạt đến mức có khả năng tác động xấu đến con người, sinh vật và vật liệu
Ở luận văn này ô nhiễm môi trường là tình trạng môi trường bị ô nhiễm bởi các chất hóa học, sinh học, gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và các cơ thể sống khác Ô nhiễm môi trường xảy ra là do con người và cách quản lý của con người
Trang 31Chương 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG TÚI NILON CỦA NGƯỜI DÂN
2.1 Mức độ sử dụng túi nilon trong sinh hoạt
Việt Nam đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, đô thị hóa và cùng với nó là sự gia tăng chất thải sinh hoạt, trong đó có chất thải túi nilon Các bao bì nilon hiện đang sử dụng ở nước ta và nhiều nước trên thế giới thuộc loại khó và lâu phân hủy Những đặc điểm ưu việt trong sản xuất và tiêu dùng túi nilon đã làm mờ các tác hại đối với môi trường khi thải bỏ Đó cũng là lý do chính yếu giải thích tại sao túi nilon lại được dùng rất phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới bất chấp những cảnh báo về tác hại to lớn và nhiều mặt tới môi trường, sức khỏe và trở thành vấn nạn trong quản lý môi trường ở hầu hết các quốc gia đang phát triển, trong đó
có Việt Nam
Ở nước ta, việc sử dụng tràn lan các loại túi nilon trong các hoạt động sinh hoạt
xã hội, chủ yếu và đặc biệt là loại túi siêu mỏng, khi thải bỏ rất khó gom toàn bộ, thể hiện sự dễ dãi của cả người cung cấp cũng như người sử dụng Người bán sẵn sàng đưa thêm một hoặc vài chiếc túi nilon cho người mua khi được yêu cầu; người mua ít khi mang theo vật đựng (túi xách, làn…) vì biết chắc chắn rằng khi mua hàng hóa sẽ có túi nilon kèm theo để sử dụng Các loại túi nilon nhỏ, mỏng, ít có giá trị đối với người thu gom, tái chế nên tồn tại khá nhiều trong các bãi chôn lấp và hầu như không bị phân hủy Các túi nilon nếu bị đốt ở bãi rác hở sẽ gây ô nhiễm môi trường không khí do phát thải các khí ô nhiễm
Một khảo sát vào tháng 9/2008 với hơn 200 người tiêu dùng tại Hà Nội của
Trung tâm Hỗ trợ ứng phó biến đổi khí hậu cho thấy, bình quân mỗi gia đình sử
dụng 11,3 túi nilon một ngày (được siêu thị, cửa hàng, người bán hàng cấp miễn phí) Số liệu từ cuộc khảo sát này cho thấy, nếu mỗi túi nilon trị giá trung bình 200 đồng thì với khoảng 800.000 gia đình ở Hà Nội (cũ) sẽ thải 9 triệu túi nilon một ngày, tương đương 3,240 tỷ túi nilon một năm Như vậy, số tiền bị lãng phí lên tới
648 tỷ đồng mỗi năm Trên thực tế, số túi này chỉ sau một lần sử dụng sẽ bị thải ra môi trường Việc này không những gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng (thời gian
Trang 32phân hủy của túi nilon trong tự nhiên thường trên 500 năm) mà còn lãng phí tiền
của của người dân và xã hội
Theo Báo cáo môi trường quốc gia (2011), tính trung bình mỗi hộ gia đình ở
đô thị thải khoảng 3 – 10 túi nilon các loại/ngày (ước trung bình mỗi người thải ra 0,2 – 1 túi nilon/người/ngày) Với số dân đô thị năm 2010 là 26,2 triệu người thì lượng nhựa và túi nilon thải ra mỗi ngày ở đô thị là vào khoảng 10,48 – 52,4 tấn nhựa/ngày (ước tính khoảng 500 túi/kg)
Còn qua cuộc khảo sát của chúng tôi tại phường Ngã Tư Sở quận Đống Đa và xã Dương Xá huyện Gia Lâm thì mức độ sử dụng túi nilon của hộ gia đình được thể hiện ở biểu đồ 2.1
Biểu đồ 2.1: Số túi nilon trung bình mỗi gia đình sử dụng (%)
0 10
Trang 33Hiện nay chưa có số liệu thống kê chính thức về số lượng túi nilon được sử dụng ở Việt Nam, nhưng đã có một số khảo sát và ước lượng về con số này Tuy có
sự khác nhau về con số nhưng ấn tượng chung là rất lớn và chưa được quản lý ở hầu hết tất cả các khâu của vòng đời túi nilon: từ sản xuất, lưu thông phân phối, sử dụng cho đến thải bỏ, thu gom, xử lý
Theo một khảo sát của cơ quan môi trường năm 2011, trung bình một người Việt Nam trong 1 năm sử dụng ít nhất 30 kg các sản phẩm có nguồn gốc từ nhựa
Từ 2005 đến nay, con số này là 35 kg/người/năm Năm 2010, trung bình một ngày, Việt Nam xả khoảng 800 tấn rác nhựa ra môi trường Đến năm 2012, con số đó là
2.500 tấn/ngày [9]
“Hiện trạng sử dụng túi nilon đã và đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường thành phố, thậm chí đến mức báo động Ước tính trong năm 2009, tổng lượng bao bì nhựa sử dụng tại thành phố Hồ Chí Minh khoảng 762.000 tấn và con
số này tăng lên gần 1 triệu tấn vào năm 2010 Trong tổng lượng rác thải, túi nilon chiếm 6,3% và đang có xu hướng tiếp tục tăng nhanh trong thời gian tới” (Lê Văn
Khoa - Giám đốc Quỹ tái chế TP Hồ Chí Minh được đăng tải trên trang web của bộ
Tài nguyên Môi trường) [13]
Kết quả khảo sát “Các biện pháp giảm thải bao bì nilon khó phân hủy tại Việt Nam” năm 2010 của Cục Kiểm soát ô nhiễm – Tổng cục Môi trường đối với
263 người sinh sống tại 5 tỉnh/thành phố đại diện cho 3 vùng miền cho thấy gần 50% số hộ sử dụng hơn 8 bao bì/ngày; 35,1% số hộ sử dụng trên 10 bao bì Tính trung bình mỗi hộ sử dụng 223 bao bì một tháng, tương đương với 1kg bao bì một tháng, trong đó đến 98,7% là bao bì nilon khó phân hủy Số liệu Quỹ tái chế Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, mỗi ngày, Thành phố tiêu thụ 5 – 9 triệu bao nilon tương đương với 34 – 60 tấn/ngày Hệ thống siêu thị Maxi Mart tiêu thụ 10 tấn túi nilon/tháng Big C tiêu thụ 20 tấn/tháng Chợ Đồng Xuân, mỗi hộ kinh doanh tiêu
thụ 200 -300 túi/ngày để gói hàng [3, tr.22]
Trang 34Theo khảo sát của chúng tôi, việc sử dụng số túi nilon trong sinh hoạt hàng ngày có mối liên hệ mật thiết với số người sống trong cùng một gia đình Kết quả khảo sát này thể hiện ở bảng 2.1
Bảng 2.1: Mối quan hệ giữa số lƣợng túi nilon sử dụng và số thành viên
Theo các chuyên gia y tế và môi trường, túi nilon chôn vùi dưới đất phải mất
từ 400 - 600 năm mới có thể phân hủy hết Túi nilon chứa 2 chất PE và PP, khi đốt
sẽ tạo thành khí cacbonic, mêtan và khí dioxin cực độc Những chất độc hại trong túi nilon sẽ hòa lẫn vào thức ăn sẽ gây hại cho bộ não, là nguyên nhân chính gây bệnh ung thư Dù biết rõ điều này nhưng đại đa số người tiêu dùng vẫn sử dụng túi nilon trong đời sống sinh hoạt hàng ngày
Trang 352.2 Lý do sử dụng túi nilon
Ngày nay, túi nilon được sử dụng rộng rãi, thay thế hầu hết các loại đồ gói truyền thống như lá sen, lá chuối…Túi nilon đã trở nên quen thuộc trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của cộng đồng Như các phân tích ở trên, hiện nay người dân phần lớn vẫn còn sử dụng túi nilon khi đi mua hàng hóa, lương thực, thực phẩm Những lý do sau đây mà người dân tại địa bàn nghiên cứu đưa ra, cũng là các lý do chính giải thích cho việc dùng túi nilon phổ biến hiện nay (kết quả thể hiện ở bảng 2.2)
Bảng 2.2: Lý do sử dụng túi nilon
(Nguồn: Nhận thức và hành vi của người dân về sử dụng túi nilon gây ô nhiễm môi trường tháng 11/2012)
Từ số liệu nêu trong bảng trên, chúng ta có thể nhận thấy rằng, đa số người dân sử dụng túi nilon vì thói quen sinh hoạt lâu nay của họ; túi nilon không mất tiền mua và tiện dụng trong việc đựng hàng hóa, thực phẩm… Theo số liệu chúng tôi tổng hợp được, lý do người dân lựa chọn sử dụng túi nilon thì có đến 51.5% là do
sự tiện dụng của nó, 60.5% là thói quen sinh hoạt hàng ngày, 59.5% là do không mất tiền mua, 31% do không có sự lựa chọn nào khác và chỉ có 22.5% là do túi nilon bền, dẻo dai
Hiện nay đi chợ hàng ngày vẫn chủ yếu là phụ nữ, phần lớn trong số họ đi làm, thời gian không có nhiều, họ đi chợ mua thực phẩm cho gia đình thì với họ, sử dụng túi nilon là tiện nhất vì nếu mang theo làn nhựa hay túi sử dụng nhiều lần hay
túi sinh học không biết cất ở đâu, hoặc là họ không nhớ mang theo “Tôi cũng ý
Trang 36thức được rác thải túi nilon gây hại cho môi trường và đã mua 3 bịch túi tự hủy sinh học, song sau nhiều tháng không được nhớ đến, đống túi này hầu như còn nguyên Trong khi túi nilon ngoài cửa hàng thì sẵn quá, mua cái gì cũng được cho, nên chả có lúc nào dùng đến loại túi kia cả” (Nữ, 36 tuổi, Công nhân viên chức)
Một ý kiến khác cho rằng “Đi làm về thời gian không có nhiều, tấp vào chợ mua thực phẩm cho gia đình thì có túi nilon là hay nhất, sạch sẽ mà lại tiện dụng Dân công sở chị thấy chẳng có ai mang làn, mang túi theo cả, biết cất ở đâu?”.(Nữ,
34 tuổi, Nhân viên văn phòng)
Hay “Dù biết túi nilon có thể gây ô nhiễm môi trường, nhưng tới chợ chọn mua bó rau hay con cá người bán hàng đều dùng túi nilon đựng Bản thân tôi cũng thấy như thế rất tiện lợi, mỗi loại thực phẩm đều được đựng túi riêng, hạn chế được mùi và dễ dàng treo, móc trên xe máy ” (Nữ, 39 tuổi, Kinh doanh)
Từ những ý kiến trên có thể thấy, thông qua các kênh truyền thông đại chúng, bước đầu người dân đã có những hiểu biết về ảnh hưởng của túi nilon đến môi trường tự nhiên và sức khỏe cộng đồng Tuy nhiên, như số liệu thu thập được trong cuộc nghiên cứu này khi được hỏi vì sao sử dụng túi nilon vẫn còn đến 31%
số người được hỏi trả lời vì không còn lý do nào khác Điều này có thể thấy ở bất kỳ khu chợ nào ở Hà Nội Nếu như ở trung tâm thương mại hoặc là siêu thị thì có cả túi nilon được dùng để hàng miễn phí, người dân còn có sự lựa chọn là mua túi sinh học để dùng, nhưng phần lớn người dân lại đi chợ dân sinh để mua lương thực thực phẩm phục vụ cuộc sống hàng ngày của gia đình, tại những khu chợ này ngoài túi nilon ra thì người bán hàng không có thêm bất kỳ sản phẩm khác để người dân lựa chọn đựng đồ
Liên quan giữa giới tính với lý do sử dụng túi nilon, chúng tôi nhận thấy lý do vì
nó tiện lợi trong việc đựng đồ thì có tới 57.3% là ý kiến của nam và 61% là ý kiến của nữ lựa chọn; nó là thói quen tiêu dùng lâu nay của họ thì có 48.3% nam và 51.4% nữ chọn; sử dụng không mất tiền mua thì có tỷ lệ là 34.5% nam và 37.8% nữ; tiếp theo là vì họ không còn sự lựa chọn nào khác thì có 28.1% nam và 24.5%
Trang 37dụng túi nilon cũng nhiều hơn nam giới Vì thế, cần thiết chúng ta phải giới thiệu các sản phẩm thay thế an toàn với môi trường để người dân, nhất là phụ nữ có nhiều
sự lựa chọn hơn vì phụ nữ là người nội trợ chính trong gia đình, dần dần thay đổi thói quen sử dụng túi nilon Bên cạnh đó, khi nam giới biết về tác hại của túi nilon với môi trường, sức khỏe con người thì họ cũng có những tác động lớn đến thay đổi hành vi của chính bản thân mình và những người phụ nữ xung quanh
Như vậy, nguyên nhân chính yếu dẫn đến sử dụng túi nilon phổ biến là sự tiện dụng cao và giá cả thấp của túi nilon Chính điều này đã làm cho sản phẩm túi nilon hiện diện ở khắp nơi trong đời sống xã hội Sự tiện dụng cao làm cho túi nilon trở thành vật dụng thiết yếu trong sinh hoạt hàng ngày của mỗi người dân Giá thành, giá cả thấp không chỉ thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng mà còn làm cho việc hạn chế, giảm thiểu, thu gom, sử dụng lại và tái chế túi nilon ít mang ý nghĩa về kinh tế, không có động cơ thúc đẩy
Tóm lại, qua phỏng vấn một số hộ gia đình, tác giả nhận thấy người dân tại hai địa bàn nghiên cứu cũng đã biết đến tác hại của rác thải túi nilon tới sức khỏe và môi trường
2.3 Xử lý túi nilon sau sử dụng
Trong phần thực trạng này ngoài tìm hiểu số lượng túi nilon được sử dụng trong các hộ gia đình hiện nay, tác giả mong muốn tìm hiểu thêm hành vì xử lý loại rác thải túi này để của các hộ dân xem có
Vậy khi biết tác hại của rác thải nilon thì người dân sẽ xử lý nguồn rác thải như thế nào để giảm thiểu mối nguy hại tiềm ẩn của nó Kết quả nghiên cứu thể
hiện ở biểu đồ 2.2
Trang 38Biểu đồ 2.2: Xử lý túi nilon sau khi sử dụng (%)
0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50
Vứt chung vào sọt rác
khác; có 41% số hộ có hành vi này “…Bác cho tuốt vào thùng rác Tối đến khoảng 8h các cô công ty môi trường đi thu gom rác đánh kẻng thì mình cho vào xe rác thôi….Đi chợ về làm rau làm cỏ, túi nào to thì làm túi đựng rác, túi đựng bên ngoài; rác cả ngày thải ra đều cho vào chung một túi hết Có cái túi to nào mà sạch sạch thì để lại hôm sau không có túi đựng rác thì bác lấy cái đấy đựng, tối chỉ việc cho lên xe rác của công ty môi trường là xong…” (Nữ, 60 tuổi, Nghỉ hưu)
Tuy nhiên, bên cạnh đấy (chiếm tỷ lệ 11.5%) có một số hộ có rửa sạch túi để tái sử dụng nhưng khi vứt rác họ vẫn vứt chung vào với các loại rác thải khác Điều này cho thấy, các kênh truyền thông cần tích cực tuyên truyền cách phân loại rác ngay từ đầu nguồn phát thải, bên cạnh đó, cơ quan phụ trách thu gom rác cũng cần
có các phương án thu gom các loại rác nilon riêng biệt để có những biện pháp xử lý Hiện nay ở một số nơi công cộng, đã có hai loại thùng rác để phân biệt rác hữu cơ
Trang 39“Trên tivi, thỉnh thoảng thấy vẫn nói tác hại của túi nilon, anh nghĩ là có nhiều người biết về thông tin này rồi Nhưng còn tuyên truyền về phân loại túi nilon thì hình như là chưa Trước cũng thấy nói về chương trình 3R gì đấy, cũng là phân loại rác đấy nhưng khu anh ở cũng không thấy nói gì, có tiếng keng keng là mọi người xách một túi rác xuống vứt, bao nhiêu là loại rác chả phân biệt gì cả.” (Nam,
37 tuổi, Công nghệ)
Có thể thấy rằng vì những lý do trên mà người dân vẫn sử dụng túi nilon trong sinh hoạt hàng ngày đang ngày càng làm tổn hại đến môi trường sống của chính họ và các thế hệ sau của mình
Biểu đồ 2.3: Mối quan hệ giữa giới tính và hành vi xử lý rác thải túi nilon (%)
Trang 40Những hộ thường xuyên được nghe thông tin về tác hại của túi nilon, phân loại rác thải tại nguồn thì có hành vi phân loại rác ngay tại gia đình cao hơn so với những hộ thỉnh thoảng được nghe Bên cạnh đó cũng có đến 87% số hộ có dùng lại túi nilon lần nữa Tuy nhiên, khi tiến hành phỏng vấn sâu chúng tôi được biết, những hộ ở Dương Xá dù có để dùng lại lần thứ 2 thì khi xử lý rác họ vẫn để riêng, phân biệt với các loại rác thải khác Còn người dân ở phường Ngã Tư Sở vẫn cho chung các loại rác vào với nhau Mặc dù vậy, đây cũng được coi là hành động nhằm giảm thiểu túi nilon ra môi trường
Bảng 2.3: Mối quan hệ giữa các lứa tuổi và hành vi xử lý rác (%)
Vứt vào sọt rác chung
Để riêng, phân biệt với loại rác khác
Trong các cách xử lý rác, bảng trên ta thấy ở người trẻ tuổi thường có hành
vi vứt chung các loại rác với nhau, trong đó có túi nilon Cụ thể có 63.3% độ tuổi từ
20 – 29 có hành vi này; độ tuổi từ 30 – 39 là 39.2%; từ 40 – 49 tuổi là 43.2%; từ 50 -59 tuổi là 30.8%, còn trên 60 tuổi chỉ có 16.1% Hành vi phân loại rác thì người cao tuổi lại có ý thức hơn người trẻ tuổi Có 53.8% người trên 60 tuổi thường xuyên
có hành vi này; tuổi từ 50 – 59 tuổi là 46.2%; tuổi từ 40 – 49 tuổi là 47.7%; độ tuổi
từ 30 – 39 tuổi là 34.1%, còn 20 – 29 tuổi là 30% Rửa để lần sau dùng lại thì người