- Môi trường và Ô nhiễm môi trường
2. Khuyến nghị
Hiện nay một số nước trên thế giới đang có những chính sách khác nhau để nhằm hạn chế rác thải túi nilon. Nhận thức được tác hại của túi nilon đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng, nhiều quốc gia trên thế giới đã có những giải pháp mạnh để giải quyết vấn đề này như: Ban hành lệnh cấm sản xuất túi nilon khó phân hủy, đánh thuế nặng đối với sản xuất túi nilon khó phân hủy đã được áp dụng tại Đài Loan, Trung Quốc, Vương quốc Anh và một số bang ở Hoa kỳ, Thụy Sỹ, Nam Phi, Đan Mạch… Ngoài ra, các nước này cũng yêu cầu người tiêu dùng phải trả tiền mua túi nilon khi mua hàng để khuyến khích người dân tái sử dụng túi nilon hoặc sử dụng các loại túi thân thiện với môi trường. Một số quốc gia ở châu Phi: như Uganda, Kenya, Tanzania... cũng có những động thái cấm nhập khẩu, sản xuất, tăng thuế đối với túi nilon nhằm hạn chế tối đa những ảnh hưởng tiêu cực đối với môi trường.
Nhu cầu sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường đang là xu hướng chủ đạo của người tiêu dùng thế giới. Người tiêu dùng hiện đại chỉ sử dụng những sản phẩm chất lượng tốt và an toàn, thân thiện với môi trường. Xu hướng "người tiêu dùng xanh" đã hình thành nhận thức và quan niệm mới trong sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm thân thiện với môi trường. Ớ Việt Nam, các nhà sản xuất và người tiêu dùng cũng đang hướng đến các sản phẩm thân thiện với môi trường. Hiện nay, nước ta cũng đã ban hành một số chính sách, tuy nhiên theo chúng tôi đối với chất thải túi nilon nên hướng chủ yếu vào các giải pháp kinh tế. Các loại giải pháp khác (kể cả hành chính) là bổ sung, hỗ trợ. Điều kiện về kinh tế là quan trọng vì một khi thu nhập dân cư còn thấp thì hành vi của người tiêu dùng (cả người sản xuất và phân phối) tất yếu hướng nhiều vào loại hàng hóa, dịch vụ giá rẻ. Trong trường hợp túi nilon, giá thì rẻ còn được khuyếch đại lên nhiều bởi tính tiện dụng; kết quả là người tiêu dùng thu nhập thấp lựa chọn túi nilon mặc dù nhận thức được tác hại tới môi trường và sức khỏe, sự cấm đoán sẽ ít tác dụng.
Về mặt quản lý Nhà nước trong lĩnh vực giám sát, thu nộp thuế bảo vệ môi trường đối với túi nilon khó phân hủy cần có một cơ quan chuyên trách đảm nhiệm
75
nhiệm vụ này. Bên cạnh đó, cần tăng cường cung cấp cho thị trường loại túi nilon thân thiện môi trường đồng thời tăng thuế để hạn chế sản xuất và cung ứng loại túi nilon khó phân hủy. Năng lực sản xuất loại túi nilon thân thiện môi trường ở nước ta được đánh giá là có khả năng phát triển với công nghệ trong nước, đã đưa sản phẩm ra thăm dò thị trường một số năm gần đây nhưng kết quả chưa cao vì lý do chưa cạnh tranh được với loại túi nilon khó phân hủy đang thông dụng hiện nay về giá cả. Vì vậy, các cơ quan chức năng như Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Xây dựng tăng cường đầu tư hạ tầng, nghiên cứu chuyển giao công nghệ và quảng bá các hoạt động tái chế chất thải túi nilon khó phân hủy thành các sản phẩm thân thiện hơn với môi trường.
Từ việc hạn chế sản xuất túi nilon, tăng cường hỗ trợ sản xuất sản phẩm thay thế thân thiện với môi trường, đưa vào sử dụng rộng rãi tại các nơi công cộng, đồng thời tuyên truyền, nhân rộng các phòng trào nói không với túi nilon… giúp cho người dân dần hình thành thói quen mới.
Ngoài ra, công tác thu gom rác thải cũng cần có sự thay đổi, cần có sự đồng bộ trong khâu thu gom của công ty Môi trường đô thị và giám sát việc thu gom rác tại các địa bàn để người dân có ý thức và dần hình thành thói quen phân loại rác ngay tại gia đình, tránh để tình trạng người dân biết nhưng không thực hiện.
76
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Lê Hoài Anh (2009), Kiến thức, thái độ và hành vi của người nông thôn về nước sạch và vệ sinh môi trường, Luận văn Thạc sỹ Xã hội học, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn.
2. Ban khoa giáo Trung ương, Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội, Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục môi trường và phát triển (2003): Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, NXB Chính trị Quốc gia.
3. Vũ Bảo (2010), Ô nhiễm môi trường đô thị Việt Nam thực trạng và giải pháp,
Tạp chí Quản lý nhà nước số 171 (tr.36 -40)
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2010), Tổng quan môi trường Việt Nam, Báo cáo môi trường Quốc gia.
5. Phạm Tất Dong, Lê Ngọc Hùng (2001), Xã hội học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Vũ Thị Kiều Dung (1995), Một số vấn đề nhận thức và thói quen của dân cư Hà Nội đối với vệ sinh môi trường, Luận văn Thạc sỹ Xã hội học trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn.
7. Vũ Cao Đàm (1999), Nghiên cứu xã hội học trong sự phát triển của tư tưởng môi trường, Tạp chí Xã hội học, số 3&4 (tr.43- 45; 38-40)
8. Vũ Cao Đàm (2000), Phương pháp nghiên cứu và giáo dục xã hội học môi trường, Tạp chí Bảo vệ môi trường, số 9 (tr.37)
9. Vũ Cao Đàm (2000), Tổng quan các hướng tiếp cận nghiên cứu và giáo dục môi trường, Tạp chí Bảo vệ môi trường, số 8 (tr.37)
10.Lê Ngọc Hùng (2002), Lịch sử và lý thuyết xã hội học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
77
11.Nguyễn Đắc Hy (2003), Phát triển bền vững trong tầm nhìn của thời đại, Viện Sinh thái và Môi trường.
12.Phạm Văn Quyết - Nguyễn Quý Thanh (2002), Phương pháp nghiên cứu xã hội học, NXB Đại học Quốc gia.
13.Nguyễn Văn Thục (2009), Vai trò của quỹ môi trường cộng đồng trong hoạt động bảo vệ môi trường tại các vùng nông thôn hiện nay, Luận văn Thạc sỹ. trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn.
14.Nguyễn Danh Sơn (2011), Chất thải túi nilon khó phân hủy ở Việt Nam vấn đề và gợi ý giải pháp từ giác độ kinh tế. Tạp chí Môi trường số 11
15.Luật Bảo vệ môi trường, 2005
16.Nghị định số 04/2009/NĐ-CP ngày 14/1/2009
17.Bùi Thị Hồng Hạnh (2012- 2013), Thay thế thói quen xã hội trong việc sử
dụng túi nilon bằng túi vải, Nghiên cứu khoa học
http://ctxh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/ctxh/bui%20thi%20hanh.p df
18.Bảo vệ môi trường bắt đầu từ không sử dụng túi nilon, http://thanglong.chinhphu.vn/Home/Bao-ve-moi-truong-bat-dau-tu-khong-su-dung- tui-nylon/201312/9400.vgp, truy cập ngày 19/12/2013.
19. Hà Nội hạn chế sử dụng túi nilon,
http://vnexpress.net/gl/khoa-hoc/2011/10/, truy cập ngày 10/11/2011.
20.Hạn chế sự dụng túi nilon, người dân còn hững hờ, http://vea.gov.vn/vn/tintuc/tintuchangngay/Pages ,truy cập ngày 10/11/2011. 21.Kiểm soát ô nhiễm môi trường do việc sử dụng bao bì nilon khó phân hủy,
http://vea.gov.vn/vn/truyenthong/tapchimt/mtvpt/pages/chatthaituinilonkhophanhuy ovietnam/, truy cập ngày 16/9/2011.
22. Phát triển bền vững về môi trường trong Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020,
http://vea.gov.vn/vn/truyenthong/tapchimt/, truy cập ngày 17/10/2012.
78
http://vea.org.vn/vn/tintuc/quydinhcongnhantuinilonthanthienmoitruongsanxuattai Vietnam/, truy cập ngày 18/4/2012.
24.Thành phố Hồ Chí Minh khởi động chương trình giảm sử dụng túi nilon giai đoạn 2011- 2015,
http://vea.gov.vn/vn/truyenthong/truyenthong/Pages /, truy cập ngày 10/11/2011 25.Túi nilon – hiểm họa mới về môi trường,
http://vov.vn/Home/Tui-ni-long-hiem-hoa-moi-ve-mo-truong/, truy cập ngày 10/10/2011.
26. Túi nilon thân thiện với môi trường,
http://vea.gov.vn/vn/truyenthong/tapchimt/cccs/ truy cập ngày 17/10/2012. 27.Sử dụng túi nilon thói quen không dễ thay đổi,
http://vea.gov.vn/vn/vanbanphapquy/xaydungvbqppl/Pages/, truy cập ngày 3/3/2012.
79
PHỤ LỤC
PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN
Phiếu số….
(Người trả lời không phải ghi)
Ông (bà)/anh (chị) thân mến!
Tôi là học viên cao học ngành Xã hội học – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội. Hiện tại, tôi đang thực hiện một nghiên cứu về “Nhận thức và hành vi của ngƣời dân về sử dụng túi nilon”. Tôi rất hy vọng có được sự tham gia của ông (bà)/anh (chị) vào nghiên cứu này thông qua việc trả lời những câu hỏi dưới đây. Những ý kiến thẳng thẳn của ông (bà)/anh (chị) sẽ rất có ý nghĩa với tôi trong quá trình nghiên cứu, để có thể đề xuất được những giải pháp bảo vệ môi trường sống của chúng ta.
Cách trả lời: Ông (bà)/anh (chị) đọc kỹ những câu hỏi dưới đây và lựa chọn cho mình phương án trả lời phù hợp nhất với ý kiến của bản thân (Đánh dấu vào ô vuông mà ông (bà)/anh (chị) chọn hoặc viết ra câu trả lời ở những chỗ được yêu cầu).
Ông (bà)/anh (chị) không cần ghi tên vào phiếu này. Những thông tin dưới đây chỉ nhằm cung cấp cho cuộc nghiên cứu này, không nhằm cho mục đích nào khác.
80
Phần A : Phần câu hỏi
Câu 1: Hàng ngày, trung bình gia đình nhà Ông (bà)/anh (chị) sử dụng bao nhiêu túi nilon?
- Từ 5-10 chiếc - Từ 11-15 chiếc
- Từ 16 -20 chiếc - Trên 20 chiếc
Câu 2: Tại sao gia đình Ông (bà) anh/chị lại sử dụng túi nilon trong sinh hoạt hàng ngày?
- Vì sự tiện dụng của nó - Vì bền, dẻo dai
- Vì thói quen sử dụng - Vì không mất tiền mua
- Vì không có lựa chọn nào khác
Câu 3: Sau khi sử dụng Ông (bà)/ anh (chị) xử lý thế nào với túi nilon?
- Vứt vào sọt rác chung với các loại rác thải khác - Để riêng, phân biệt với các loại rác thải khác - Rửa sạch để lần sau dùng lại
- Khác (xin ghi rõ)………
Câu 4: Ông (bà)/Anh (chị) có đƣợc tuyên truyền về tác hại của túi nilon tới môi trƣờng không?
- Đã được nghe
- Thỉnh thoảng được nghe - Chưa bao giờ được nghe
81
Câu 5: Nội dung tuyên truyền về vấn đề gì?
- Tác hại của túi nilon đến môi trường
- Tác hại của túi nilon đến sức khỏe con người - Thời gian phân hủy lâu của túi nilon
- Phân loại rác thải túi nilon ngay tại gia đình
- Khác (xin ghi rõ)………
Câu 6: Ông (bà)/Anh (chị) đƣợc tuyên truyền qua kênh thông tin nào?
- Đài truyền thanh phường - Truyền hình/tivi
- Internet/email - Pano, tờ rơi
- Các tổ chức bảo vệ môi trường
- Khác (Xghi rõ)……….
Câu 7: Theo Ông (bà)/ Anh (chị) sử dụng túi nilon gây ảnh hƣởng đến môi trƣờng nhƣ thế nào? (có thể lựa chọn nhiều phương án)
- Ô nhiễm đất
- Ô nhiễm không khí - Ô nhiễm nguồn nước
- Ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng - Làm biến đổi khí hậu
- Không gây ảnh hưởng gì - Không biết
- Khác (Xin ghi rõ)………..
Câu 8: Túi nilon gây ảnh hƣởng đến sức khỏe của con ngƣời nhƣ thế nào?
- Gây bệnh về đường hô hấp - Gây bệnh ung thư
- Gây bệnh dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ
82
Câu 9: Ông (bà)/Anh (chị) có biết đến các sản phẩm thay thế cho túi nilon không?
- Có - Không
- Nếu có, Anh/chị biết sản phẩm thay thế đó được sử dụng ở đâu?
1. Trung tâm thương mại 2. Siêu thị
3. Chợ
4. Cửa hàng tạp hóa
5. Khác (Xin ghi rõ)………..
- Theo Ông (bà)/anh (chị) chúng ta có nên sử dụng các loại sản phẩm thay thế cho túi nilon?
1. Có 2. Không
Câu 10: Ông (bà)/Anh (chị) đã bao giờ dùng sản phẩm thay thế đó chƣa?
- Đã từng dùng - Chưa bao giờ dùng
Nếu có, Ông (bà)/ Anh (chị) so sánh như thế nào về túi nilon và sản phẩm thay thế?
1. Sản phẩm thay thế không tiện dụng bằng túi nilon 2. Sản phẩm thay thế tiện dụng hơn túi nilon
3. Sản phẩm thay thế vệ sinh hơn túi nilon
4. Sản phẩm thay thế an toàn cho sức khỏe người sử dụng 5. Sản phẩm thay thế an toàn cho môi trường
6. Khác (Xin ghi rõ)………
Phần B: Xin ông (bà)/ anh (chị) cho biết một vài thông tin về bản thân (Đánh dấu vào các ô vuông tương ứng)
83
1. Giới tính: Nam Nữ Tuổi:……….. 2. Trình độ học vấn 1. Cấp 1 5. Cao đẳng 2. Cấp 2 6. Đại học 3. Cấp 3 7.Trên đại học 4. Trung cấp 8. Khác 3. Nghề nghiệp
1. Cán bộ CNVC nhà nước 9. Công nghệ thông tin 2. Nhân viên văn phòng 10. Công nhân
3. Ngân hàng 11. Cơ khí
4. Kinh doanh 12. Quản lý thị trường 5. Xây dựng 13. Y/Dược
6. Giáo dục/đào tạo 14. Nghỉ hưu 7. Luật 15. Nội trợ 8. Bảo vệ 16. Lao động tự do 17. Nghề khác……… 4. Tình trạng hôn nhân 1. Độc thân 2. Đã kết hôn 3. Ly thân 4. Ly dị 5. Góa 6. Khác……… 5. Thu nhập 1. Dưới 5 triệu 2. Từ 5 triệu – 7.5 triệu 3. Từ 7.6 triệu – 10 triệu 4. Trên 10 triệu
84
6. Số thành viên trong gia đình:……… Số thế hệ cùng chung sống:………
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn ông (bà)/anh (chị) đã tham gia đóng góp ý kiến cho nghiên cứu của tôi!
85
BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU
Người phỏng vấn: Nguyễn Thị Hương Người được phỏng vấn: Nữ, 34 tuổi, nội trợ Thời gian phỏng vấn: 14h – 14h40
Hỏi: Mỗi ngày chị đi chợ, chị cần bao nhiêu túi nilon để đựng đồ? Trả lời: Khoảng 6-7 cái gì đấy
Hỏi: Chị đựng những thực phẩm loại gì mà dùng nhiều túi vậy ạ?
Trả lời: Thì thịt này, rau này, hoa quả này. Buổi sáng chị thường đi chợ cho cả ngày luôn nên lần nào về cũng tầm 6, 7 cái, có hôm thì ít hơn.
Hỏi: Em thấy nhà chị gần chợ sao chị không mang làn nhựa hay túi vải chẳng hạn đi mua đồ rồi về giặt đi dùng tiếp ạ?
Trả lời: Ôi trời, ở ngoài chợ bà bán hàng nào chả cho mình túi nilon đựng hàng hả em? Tội gì mình phải mang cái gì đi đựng cho nó lỉnh kỉnh, với lại nếu có chị cũng không nhớ đâu, cứ đi là cầm tiền đi thôi, nhiều hôm mua nhiều đồ xách bao nhiêu là túi đau hết cả tay nhưng nói chung quen thế rồi em ạ.
Hỏi: Chị có biết sử dụng túi nilon gây ảnh hưởng đến môi trường không?
Trả lời: Mình sử dụng túi nilon nhiều quá thì không tiêu được. Nghe nói cái túi nilon này mất rất nhiều thời gian mới phân hủy được.
Hỏi: Cụ thể là gây ảnh hưởng đến môi trường như thế nào ạ?
Trả lời: Thì khi túi nilon không tiêu hủy được sẽ bốc mùi, nó giống như thức ăn thừa ấy, để rồi nó có mùi, gây là ô nhiễm không khí, nước, đất nữa. Chị nghĩ là cả 3 cái đấy.
Hỏi: Ngoài tác động đến môi trường, chị có biết nó tác động đến con người như thế nào không?
Trả lời: Cái này thì chị không biết. Chị nghe trên tivi, có hôm đài phát thanh phường có nói về túi nilon, nhưng chị chỉ nghe thấy là nó khó phân hủy trong một sớm một chiều nên ảnh hưởng đến môi trường xung quanh thôi, còn sức khỏe con
86
người thì chị chưa được nghe, hoặc có thể họ nói nhưng đúng lúc đấy mình bận việc gì mình không nghe thấy cũng nên.
Hỏi: Thế chị đã bao giờ nghe đến sản phẩm thay thế túi nilon chưa? Trả lời: Rồi, túi giấy, túi bảo vệ môi trường.
Hỏi: Chị biết nó có ở đâu ạ?
Trả lời: Ở Big C. Đựng đồ cho khách hàng bây giờ không dùng túi nilon nữa mà thay bằng túi giấy và túi vải. Big C không dùng túi nilon nữa rồi, ngoài ra còn có ở Fivi Mart nữa, họ cũng có bày bán.
Hỏi: Chị đã dừng thử sản phẩm đấy chưa?
Trả lời: Rồi, chị mua để đựng đồ, mỗi lần đi siêu thị mua rất nhiều đồ phải mua túi