- Môi trường và Ô nhiễm môi trường
3.4. Nhận thức về sản phẩm thay thế
Trong những năm trở lại đây, người dân sử dụng túi nilon với một số lượng lớn, theo các kết quả nghiên cứu đưa ra phải mất hàng trăm năm môi trường tự nhiên mới phân hủy hết lượng rác thải này. Các nhà khoa học cũng như các nhà hoạt động môi trường đã và đang tích cực khuyến cáo người dân sử dụng các loại sản phẩm thay thế túi nilon có thể tự phân hủy và dùng được nhiều lần, hay còn gọi là túi thân thiện với môi trường. Hiện nay, loại túi này không còn xa lạ với người tiêu dùng, tuy nhiên qua khảo sát tại hai địa bàn nghiên cứu, số lượng, địa điểm sử dụng túi thay thế này chưa nhiều như thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3.12: Địa điểm sử dụng túi thân thiện với môi trƣờng
Địa điểm Số lƣợng Tần suất (%)
Trung tâm thương mại 40 20.0
Siêu thị 106 53.0
Cửa hàng (quần áo…) 25 12.5
(Nguồn: Nhận thức và hành vi của người dân về sử dụng túi nilon gây ô nhiễm môi trường tháng 11/2012)
Theo như bảng trên, hiện nay siêu thị vẫn là nơi tiên phong trong việc sử dụng túi thân thiện với môi trường, như là túi sinh học tự phân hủy rất an toàn với người tiêu dùng, đặc biệt là đối với môi trường tự nhiên. Có hơn một nửa số người được hỏi (53.0%) cho biết họ biết các túi vải, túi giấy đã được sử dụng có ở siêu thị, 20% tại trung tâm thương mại. Ví dụ như tại hệ thống siêu thị Metro đã khởi xướng chương trình "Siêu thị Metro cùng khách hàng bảo vệ môi trường" nhằm hạn chế sử dụng túi nilon. Chương trình được đánh giá là thành công, mặc dù ban đầu đã vấp phải nhiều phản ứng không đồng tình từ khách hàng. Thực hiện chương trình này, siêu thị Metro đã bán cho khách hàng những chiếc túi được làm từ sợi tổng hợp có
65
thể sử dụng nhiều lần với giá 7.000 đồng thay cho những chiếc túi nilon mỏng phát miễn phí.
Mặc dù có được tuyên truyền về tác hại của túi nilon, hiểu được ảnh hưởng của nó đến môi trường như thế nào nhưng hành vi của người dân hiện nay vẫn chưa có nhiều thay đổi. Vì thế, với những người đã từng sử dụng túi thân thiện với môi trường khi được hỏi có nên sử dụng sản phẩm thay thế không thì có đến 29.5% cho rằng không nên dùng.
Bảng 3.13: Quan điểm của ngƣời dân về sử dụng sản phẩm thay thế túi nilon (%) Đã từng sử dụng túi sản phẩm thay thế Tổng Có nên sử dụng sản phẩm thay thế Đã sử dụng Chƣa sử dụng Có 66.0 29,5 95,5 Không 2 2,5 4,5 Tổng 68 32 100
(Nguồn: Nhận thức và hành vi của người dân về sử dụng túi nilon gây ô nhiễm môi trường tháng 11/2012)
Khi được hỏi chúng ta có nên sử dụng các loại sản phẩm thay thế cho túi nilon hay không? Thì với 200 hộ điều tra có tới 191 hộ (95.5%) cho là có và chỉ có 9 hộ (4.5%) cho là không. Trong tổng số 191 hộ có người dùng sản phẩm thay thế thì chỉ có 132 người cho rằng là nên sử dụng (chiếm 66.0%) “…Nhìn thì anh thấy nó chắc chắn hơn túi nilon đựng đồ cảm thấy yên tâm mà nó còn vệ sinh hơn. Dùng xong, mình có thể giặt rồi đem phơi khô lại dùng tiếp, anh thấy chị nhà anh làm như thế, chắc dùng cũng được vài lần đấy…” (Nam, 37 tuổi, Công nghệ)
Mặc dù chưa sử dụng sản phẩm thay thế bao giờ nhưng cũng có đến 29.5% số người được hỏi cho rằng nên sử dụng loại sản phẩm thân thiện với môi trường này. “....Bác nghĩ là có, nói chung nếu không sản xuất túi nilon nữa có loại khác an
66
toàn với môi trường, cho sức khỏe của con người thì chắc dân sẽ mua để dùng thôi. Nhưng còn tùy vào điều kiện của người dân nữa, nếu không dùng túi nilon, dân đành phải mang làn nhựa, rổ rá mây tre đan để đi chợ đựng đồ thực phẩm…Có người thì sẽ bỏ tiền ra mua túi sinh học như cháu nói lúc nãy về dùng, tiện cái nào thì người ta dùng cái ấy.” (Nữ, 60 tuổi, Nghỉ hưu)
Hiện nay, có rất nhiều siêu thị, cửa hàng khuyến khích khách hàng của mình sử dụng sản phẩm thay thế túi nilon; đó là các loại túi sinh học làm từ cói... hoặc dùng túi giấy nhưng hiệu quả chưa như mong đợi.
“Từ tháng 7-2009, để khuyến khích người tiêu dùng chuyển sang sử dụng túi thân thiện môi trường, đơn vị đã tặng 30.000 túi sử dụng nhiều lần cho tất cả các khách hàng thành viên hoặc những khách hàng mua hàng có giá trị hóa đơn trên 500.000 đồng. Không chỉ vậy, để khuyến khích người dân thường xuyên sử dụng túi này, đơn vị còn có nhiều chính sách hậu mãi đi kèm như thưởng cho khách hàng sử dụng túi này nhiều lần. Thế nhưng, sau 4 tháng triển khai, chỉ có khoảng gần 10% khách hàng còn sử dụng, số còn lại vẫn quen sử dụng túi ni lông do hệ thống siêu thị cấp phát miễn phí.”. [20].
Như ý kiến trên của đại diện một siêu thị ta cũng có thể hiểu phần nào người dân vẫn chưa quan tâm lắm đến các sản phẩm thay thế đang có mặt trên thị trường hiện nay. Ngoài những yếu tố khách quan cũng có thể do yếu tố chủ quan của chính bản thân người tiêu dùng.
Với quan điểm là sẽ dùng sản phẩm thay thế cho túi nilon, nhưng tùy theo điều kiện mỗi gia đình mà họ có những lựa chọn các loại sản phẩm thay thế phù hợp.
Tại siêu thị Co.op Mart, từ tháng 7-2009, để khuyến khích người tiêu dùng chuyển sang sử dụng túi thân thiện môi trường, đơn vị đã tặng 30.000 túi sử dụng nhiều lần cho tất cả các khách hàng thành viên hoặc những khách hàng mua hàng có giá trị hóa đơn trên 500.000 đồng. Không chỉ vậy, để khuyến khích người dân thường xuyên sử dụng túi này, đơn vị còn có nhiều chính sách hậu mãi đi kèm như thưởng cho khách hàng sử dụng túi này nhiều lần.
67
Tháng 9/2013, hê ̣ thống siêu thị Big C trên toàn quốc đã đồng loạt đưa túi tự hủy vào sử dụng làm bao bì đựng hàng hóa cho khách hàng, thay thế hoàn toàn loại túi nilon thông thườ ng đươ ̣c dùng trước đó. Đây tiếp tục là một trong những nỗ lực của Big C nhằm góp phần bảo vệ môi trường thông qua viê ̣c giảm thiểu tác hại của túi nilon.
Chương trình “Hạn chế sử dụng túi Nilon vì môi trƣờng” là một hoạt động thường niên (2010-2012) của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội với chuỗi hoạt động sôi nổi. Năm nay 2012 với chủ đề “Hãy sử dụng túi thân thiện với môi trường” được tiến hành tại 04 điểm chợ và siêu thị (Chợ Hôm, Siêu thị Fivimart Mỹ Đình, Chợ Hà Đông, Chợ Đồng Xuân). Chương trình năm nay đã đến gần hơn với người dân, đưa tận tay những sản phẩm túi thân thiện và trực tiếp giới thiệu các thông tin sản phẩm cũng như phổ biến về việc thu gom và cách thức xử lý túi Nilon hợp lý. Chương trình được tổ chức được 5 năm từ năm và Tổng Công ty thương mại Hà Nội (Hapro) là đơn vị thực hiện rất thành công việc thay thế sử dụng túi nylon bằng túi thân thiện với môi trường trên toàn bộ hệ thống trung tâm mua sắm, trên 40 siêu thị, 40 cửa hàng, điểm kinh doanh rau an toàn.
Ngoài Hapro, chương trình này được triển khai sâu rộng đến Hội phụ nữ thành phố Hà Nội vì một lý do rất quan trọng là hiện nay tại các gia đình người phụ nữ vừa là người nội trợ chính chăm lo chất lượng bữa ăn, đảm bảo vệ sinh thực phẩm và nề nếp sinh hoạt hợp vệ sinh của gia đình, đồng thời là người có vai trò quan trọng trong việc giáo dục ý thức của con em trong bảo vệ môi trường. Hưởng ứng chương trình hạn chế sử dụng túi nylon, trên địa bàn thành phố hiện đã xây dựng mô hình điểm CLB phụ nữ hạn chế sử dụng túi nilon được triển khai tại phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm và huyện Gia Lâm, nhiều chi hội phụ nữ đã nhân rộng gấp túi giấy để hạn chế sử dụng túi nilon.
Như vậy, trong thời gian, vừa qua tại các thành phố đã có các hoạt động thiết thực nhằm hạn chế sử dụng túi nilon, thay vào đó là các sản phẩm sử dụng được
68
nhiều lần. Đây cũng là một trong các hoạt động hưởng ứng phong trào nói không với túi nilon.
Bảng 3.14: So sánh sản phẩm thay thế và túi nilon
Lý do Số lƣợng Tần suất (%)
SPTT không tiện bằng túi nilon 42 29.5
SPTT tiện dụng hơn túi nilon 28 14.0
SPTT vệ sinh hơn túi nilon 49 24.5
SPTT an toàn cho sức khỏe cộng đồng 46 23.0
SPTT an toàn cho môi trường 50 25.0
(Nguồn: Nhận thức và hành vi của người dân về sử dụng túi nilon gây ô nhiễm môi trường tháng 11/2012)
Phần lớn người tiêu dùng đều biết các sản phẩm thay thế hiện nay đang có mặt trên thị trường được làm bằng các chất liệu vệ sinh, an toàn cho sức khỏe người dân cũng như cho môi trường sống. Tuy người dân cũng đã quen với các loại túi vải, túi giấy khi đi mua hàng nhưng 29.5% cho rằng các sản phẩm thay thế này không tiện bằng túi nilon khi đi mua hàng; chỉ có 14% là cho rằng tiện dụng hơn túi nilon. Điều này cũng dễ hiểu vì trong cuộc nghiên cứu này, chúng tôi thu thập được thông tin rằng có đến 60.5% người dân ở cả hai địa bàn này sử dụng nhiều túi nilon là do thói quen sử dụng; 59.5% vì họ không bị mất tiền mua…
Như phần trên chúng tôi đã nêu, Siêu thị Co.op Mart thay vì dùng túi nilon đã tặng khách hàng túi vải. Tuy nhiên sau 4 tháng triển khai chương trình này, chỉ có khoảng gần 10% khách hàng còn sử dụng, số còn lại vẫn quen sử dụng túi nilon do hệ thống siêu thị này vẫn cấp phát miễn phí.
Tương tự, tại các hệ thống siêu thị khác như Maximax, Cora, Vinatex người tiêu dùng hầu hết không dùng túi sử dụng nhiều lần để đi mua hàng: “Dùng túi sử dụng nhiều lần sẽ giúp bảo vệ môi trường nhưng rất khó vì chẳng lẽ đi làm lại cứ kè kè theo cái túi, còn nhiều lúc đi từ nhà đến siêu thị thì lại cứ quên mang theo túi…”
69
Bảng 3.15: Mối quan hệ giữa giới tính và so sánh sản phẩm thay thế với túi nilon (%)
So sánh sản phẩm thay thế với túi nilon Nam Nữ
SPTT an toàn với sức khỏe người dùng 23.2 22.8
SPTT an toàn cho môi trường 26.3 23.9
(Nguồn: Nhận thức và hành vi của người dân về sử dụng túi nilon gây ô nhiễm môi trường tháng 11/2012)
Nhìn bảng số liệu ta thấy, giới tính có mối liên hệ với so sánh túi nilon và sản phẩm thay thế về mặt an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng và cho môi trường. Sản phẩm thay thế an toàn cho sức khỏe người sử dụng (23.2% và 22.8%) và cho môi trường tự nhiên (26.3% và23.9%). Tuy nhiên, chỉ có 9.0% nam và 11.7% nữ cho rằng sản phẩm thay thế tiện dụng hơn túi nilon và có đến 23.6% nam, 31.5% nữ thấy sản phẩm thay thế chưa thể tiện dụng bằng sử dụng túi nilon. Đây cũng có thể coi là một trong những lý do tác động mạnh nhất đến thực trạng vẫn còn rất nhiều người sử dụng túi nilon để đựng thực phẩm hàng hóa dù mình đã mua sản phẩm thay thế về “…Không tiện bằng túi nilon, vì nó to và dày, xách đi đi lại lại không tiện,…có mua túi thay thế về dùng nhưng đi chợ gần nhà chị vẫn dùng túi nilon vì chị thấy nó tiện, đi mua hàng ai chả cho mình túi đựng, cần gì mang theo cái túi vải đấy, mà có khi chị còn chả nhớ ấy chứ…” (nữ, 30 tuổi, Nhân viên hành chính).
Từ những phân tích trên có thể nhận thấy rằng, yếu tố giới tính chỉ có mối quan hệ với một số vấn đề liên quan đến nhận thức và hành vi của người dân khi sử dụng túi nilon.
70
Bảng 3.16: Mối quan hệ giữa yếu tố tuổi và quan điểm sử dụng sản phẩm thay thế (%) Các nhóm tuổi Sản phẩm thay thế không tiện dụng Vệ sinh hơn túi nilon An toàn cho sức khỏe An toàn với môi trƣờng Từ 20-29 tuổi 30.0 16.7 20.0 33.3 Từ 30-39 tuổi 28.4 35.1 36.5 36.5 Từ 40-49 tuổi 20.5 27.3 25.0 22.7 Từ 50-59 tuổi 5.1 10.3 7.6 5.1 Trên 60 tuổi 0.0 7.7 15.3 7.7
(Nguồn: Nhận thức và hành vi của người dân về sử dụng túi nilon gây ô nhiễm môi trường tháng 11/2012)
Có sự khác biệt giữa các lứa tuổi khi cho rằng các sản phẩm thay thế không tiện dụng bằng túi nilon. Độ tuổi càng ít thì càng có xu hướng dùng túi nilon nhiều hơn. Những người trẻ tuổi họ rất hiểu về tác hại của nilon với môi trường, nhưng do điều kiện công việc, không có thời gian nên họ thấy tiện lợi hơn thì họ vẫn sử dụng. Với người cao tuổi một phần là do đã được nghe tuyên truyền nên sử dụng các sản phẩm thay thế, một phần vì thói quen sinh hoạt trước đây họ thường mang đồ đựng sử dụng nhiều lần đi mua hàng hóa, lương thực thực phẩm. Điều này chúng tôi thấy rõ ở xã Dương Xá, huyện Gia Lâm. Tại địa bàn này có một số khu công nghiệp, công nhân của yếu là người dân ngay tại địa bàn, độ tuổi từ 18 – 35, giờ giấc làm việc của họ theo ca, do đó, công việc nhà, nội trợ phần lớn là do người già ở nhà đảm nhiệm. Chính điều này cũng lý giải một phần tại sao người già ít sử dụng túi nilon hơn so với người trẻ tuổi. Cũng chính họ là người làm gương phân loại rác ngay tại gia đình cho con cháu trong nhà noi theo.
Qua phân tích thực trạng, hành vi xử lý túi nilon ở tại các hộ gia đình cũng như mức độ hiểu biết của họ về tác hại tiềm ẩn của túi nilon, ta thấy trong thực tế có sự mẫu thuẫn giữa nhận thức và hành vi của người dân trong việc bảo vệ môi
71
trường và sức khỏe. Một mặt họ ý thức được rằng sử dụng nhiều túi nilon gây tác hại đến nguồn nước, không khí, sức khỏe… nhưng mặt khác hành vi của họ lại có thể làm tổn hại đến môi trường sống của chính mình. Trong nghiên cứu này, một trong những phát hiện quan trọng đó chính là mâu thuẫn giữa nhận thức và hành vi sử dụng túi nilon của người dân. Chính các thói quen, sự tiện dụng và không mất tiền mua túi nilon… từ trước đến nay đã ảnh hưởng lớn đến hành vi của họ. Thấy được tầm quan trọng và giá trị của môi trường sống, của sức khỏe nhưng trong thực tế, người ta lại không nhận ra được những ảnh hưởng của chính hành vi của họ đến sức khỏe và môi trường.
Trong thời gian qua tại Hà Nội đã tổ chức rất nhiều chương trình phát động, khuyến khích người dân chuyển sang dùng các sản phẩm túi làm từ giấy, vải…Theo khảo sát năm 2013 của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội tại các chợ, siêu thị, Trung tâm Thương mại, các hộ gia đình… cho thấy số người biết rõ về tác hại của túi nylon là 62%, mỗi ngày gia đình sử dụng từ 1 – 5 chiếc túi nylon là 52% và số người biết trực tiếp về chương trình “Hạn chế sử dụng túi nylon” là 43%. Đăc biệt, 100% người đồng ý sử dụng nếu có loại túi thân thiện với môi trường và có giá thành hợp lý. [15]
Điều này cho thấy, đa số người dân đã có ý thức về tác hại của túi nylon với môi trường sống. Nhưng do sự tiện dụng và giá thành rẻ, hiện cũng chưa có sản phẩm thay thế một cách tối ưu nên người dân chỉ hạn chế được một phần. Lượng túi nylon sử dụng tại các siêu thị, Trung tâm thương mại cũng ít hơn tại các chợ nên cần có biện pháp và cơ chế để hạn chế dần sử dụng túi nilon tại khu vực này.Thông điệp “Hạn chế sử dụng túi nylon vì môi trƣờng” đang dần quen thuộc với người