1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phong cách lãnh đạo CEO nguyễn mạnh hùng

13 2,2K 24

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 121,66 KB

Nội dung

Website: http://viettel.com.vn/ Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel là doanh nghiệp kinh tế quốc phòng 100% vốn nhà nước, chịu trách nhiệm kế thừa các quyền, nghĩa vụ pháp lý và lợi íc

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QTKD

TÂM LÝ QUẢN LÝ VÀ NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO

PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO

THIẾU TƯỚNG

NGUYỄN MẠNH HÙNG

GVHD: LƯU THỊ THÁI TÂM NHÓM HP: 04

Trang 2

Long Xuyên, Ngày 20 Tháng 10 Năm 2017

I SƠ LƯỢC VỀ TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI (VIETTEL)

1 Giới thiệu chung

Tập đoàn Viễn thông Quân đội được thành lập theo quyết định 2079/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ký vào ngày 14/12/2009, là doanh nghiệp kinh tế quốc phòng 100% vốn nhà nước với số vốn điều lệ 50.000 tỷ đồng, có tư cách pháp nhân, có con dấu, biểu tượng và điều lệ tổ chức riêng

Loại hình: Doanh nghiệp kinh tế quốc phòng 100% vốn nhà nước

Thành lập: 01/6/1989

Trụ sở chính: Số 1 Trần Hữu Dực, Mỹ Đình 2, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam Sản phẩm: Dịch vụ, sản phẩm điện tử - viễn thông - công nghệ thông tin

Website: http://viettel.com.vn/

Tập đoàn Viễn thông Quân đội ( Viettel) là doanh nghiệp kinh tế quốc phòng 100% vốn nhà nước, chịu trách nhiệm kế thừa các quyền, nghĩa vụ pháp lý và lợi ích hợp pháp của Tổng Công ty Viễn thông Quân đội Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) do Bộ Quốc phòng thực hiện quyền chủ sở hữu và là một doanh nghiệp quân đội kinh doanh trong lĩnh vực bưu chính - viễn thông và công nghệ thông tin

Slogan "Hãy nói theo cách của bạn",

Viettel là Tập đoàn Viễn thông và Công nghệ thông tin lớn nhất Việt Nam, đồng thời được đánh giá là một trong những công ty viễn thông có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới và nằm trong Top 15 các công ty viễn thông toàn cầu về số lượng thuê bao Hiện nay, Viettel đã đầu tư tại 7 quốc gia ở 3 Châu lục gồm Châu Á, Châu Mỹ, Châu Phi, với tổng dân số hơn 190 triệu Năm 2012, Viettel đạt doanh thu 7 tỷ USD với hơn 60 triệu thuê bao trên toàn cầu (Theo danh mục ban lãnh đạo từ cafef.vn)

2 Lịch sử hình thành

Ngày 1 tháng 6 năm 1989, Tổng Công ty Điện tử thiết bị thông tin (SIGELCO) được thành lập, là tiền thân của Tập đoàn Viễn thông Quân đội ( Viettel)

Năm 1990 đến năm 1994, Xây dựng tuyến vi ba răng Ba Vì - Vinh cho Tổng cục Bưu điện Xây dựng tuyến vi ba băng rộng lớn nhất (140 Mbps); xây dựng tháp anten cao nhất Việt Nam lúc bấy giờ (125m)

Trang 3

Năm 1995, Viettel là Doanh nghiệp duy nhất được cấp giấy phép kinh doanh dịch đầy

đủ các dịch vụ viễn thông ở Việt Nam

Năm 1999: Hoàn thành đường trục cáp quang 2.000km Bắc – Nam với dung lượng 2.5Mbps có công nghệ cao nhất Việt Nam với việc áp dụng thành công sáng kiến thu – phát trên một sợi quang Thành lập Trung tâm Bưu chính Viettel

Năm 2000: Chính thức tham gia thị trường Viễn thông phá thế độc quyền của VNPT Doanh nghiệp đầu tiên ở Việt Nam cung cấp dịch vụ thoại sử dụng công nghệ IP (VoIP) trên toàn quốc Lắp đặt thành công cột phát sóng của Đài Truyền hình Quốc gia Lào cao 140m

Năm 2001: Cung cấp dịch vụ VoIP quốc tế

Năm 2002: Cung cấp dịch vụ truy nhập Internet

Tháng 1 năm 2003, Khởi công xây dựng tuyến cáp quang Quân sự Bắc Nam 1B

Tháng 2 năm 2003, Đổi tên thành Công ty Viễn thông Quân đội trực thuộc Binh chủng Thông tin

Tháng 3 năm 2003: Cung cấp dịch vụ điện thoại cố định (PSTN) đường dài tại Hà Nội

và Hồ Chí Minh

Tháng 4 năm 2003, Bắt đầu lắp đặt mạng lưới điện thoại di động

Ngày 15 tháng 10 năm 2004: Cung cấp dịch vụ điện thoại di động Cổng cáp quang quốc tế

Tháng 4 năm 2004, thành lập Tổng Công ty Viễn thông Quân đội trực thuộc Bộ Quốc phòng

Năm 2005: Cung cấp dịch vụ mạng riêng ảo

Năm 2006: Đầu tư ở Lào và Campuchia

Năm 2007: Hội tụ 3 dịch vụ cố định – di động – Internet

Năm 2007, thành lập Công ty Công nghệ Viettel (nay là Viện Nghiên cứu và Phát triển Viettel)

Năm 2008: Nằm trong 100 thương hiệu viễn thông lớn nhất thế giới Số 1 tại Campuchia về hạ tầng viễn thông Viettel lọt vào top 100 thương hiệu uy tín nhất thế giới (Intangible Business and Informa Telecoms 2008)

Năm 2009: Viettel trở thành Tập đoàn kinh tế, có mạng 3G lớn nhất Việt Nam và là mạng duy nhất trên thế giới ngay khi khai trương đã phủ được 86% dân số.Viettel nhận giải thưởng: Nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất của năm (Frost & Sullivan Asia Pacific ICT

Trang 4

Award 2009.Viettel nhận giải thưởng: Nhà cung cấp tốt nhất tại thị trường đang phát triển (The World Communications Awards 2009)

Năm 2010: Đầu tư vào Haiti và Mozambique Số 1 tại Campuchia về cả doanh thu, thuê bao và hạ tầng Thương hiệu Metfone của Viettel tại Campuchia nhận giải thưởng: nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất tại thị trường mới nổi (Frost & Sullivan Asia Pacific ICT Award 2010)

Năm 2010, chuyển đổi thành Tập đoàn Viễn thông Quân đội trực thuộc Bộ Quốc phòng Năm 2011: Số 1 tại Lào về cả doanh thu, thuê bao và hạ tầng Thương hiệu Metfone của Viettel tại Campuchia nhận giải thưởng: nhà cung cấp tốt nhất tại thị trường đang phát triển (The World Communications Awards 2011)

Năm 2011, Viettel vận hành chính thức dây chuyền sản xuất thiết bị viễn thông hiện đại nhất khu vực Đông Nam Á

Năm 2012: Thương hiệu Unitel của Viettel tại Lào nhận giải thưởng nhà cung cấp dịch

vụ tốt nhất tại thị trường đang phát triển (The World Communications Awards 2012) Thương hiệu Movitel của Viettel tại Mozambique nhận giải thưởng: doanh nghiệp có giải pháp tốt nhất giúp cải thiện viễn thông ở vùng nông thôn Châu Phi

Năm 2013, Doanh thu đầu tư nước ngoài cán mốc 1 tỷ USD

3 Hoạt động kinh doanh chính

Dịch vụ, sản phẩm điện tử - viễn thông - công nghệ thông tin

Cung cấp dịch vụ Viễn thông

Truyền dẫn

Bưu chính

Phân phối thiết bị đầu cuối

Đầu tư tài chính

Truyền thông

Đầu tư Bất động sản

Xuất nhập khẩu

Đầu tư nước ngoài

Slogan: Viettel - Hãy nói theo cách của bạn

Các thị trường đã đầu tư: Laos, Cambodia, Haiti, Mozambique, Peru, Timor Leste, Cameroon, Tazania, Burudi, Burkina Faso,

Trang 5

4 Thành tích

- Tại Việt Nam:

Thương hiệu mạnh nhất Việt Nam ngành hàng Bưu chính-Viễn thông-Tin học do người tiêu dùng bình chọn

Doanh nghiệp đầu tiên phá thế độc quyền trong ngành Bưu chính Viễn thông ở Việt Nam

Mạng viễn thông lớn nhất Việt Nam, và là một trong những mạng di động có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới (tạp chí Wireless Intelligence bình chọn)

Số 1 về truyền dẫn cáp quang ở Việt Nam

Số 1 về mạng lưới phân phối ở Việt Nam

Số 1 về đột phá kỹ thuật:

Sáng kiến thu – phát trên một sợi quang

Doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam thử nghiệm và kinh doanh thành công dịch vụ VoIP

Số 1 về quy mô tổng đài chăm sóc khách hàng ở Việt Nam

Doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2012

- Tại các thị trường đang đầu tư:

Doanh nghiệp viễn thông lớn nhất tại Campuchia và Lào về hạ tầng viễn thông và thuê bao

Doanh nghiệp viễn thông lớn nhất tại Haiti và Mozambique về hạ tầng viễn thông

- Trên thế giới:

Nằm trong 100 thương hiệu viễn thông lớn nhất thế giới

Mạng di động có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới (tạp chí Wireless Intelligence bình chọn)

Frost&Sullivan 2009: Giải thưởng "Nhà cung cấp dịch vụ của năm tại thị trường mới nổi"

Trang 6

WCA 2009: Giải thưởng "Nhà cung cấp dịch vụ viễn thông tốt nhất thế giới tại các nước đang phát triển"

WCA 2011: Metfone – Thương hiệu Viettel tại Campuchia đạt giải "Nhà cung cấp dịch

vụ viễn thông tốt nhất thế giới tại thị trường đang phát triển"

WCA 2012: Unitel – Thương hiệu Viettel tại Lào đạt giải "Nhà cung cấp dịch vụ viễn thông tốt nhất thế giới tại thị trường đang phát triển"

AFRICACOM 2012: Movitel - Thương hiệu Viettel tại Mozambique đạt giải "Doanh nghiệp có giải pháp tốt nhất giúp cải thiện tình hình viễn thông khu vực nông thôn Châu Phi"

Frost&Sullivan 2013: Movitel - Thương hiệu Viettel tại Mozambique đạt giải "Doanh nghiệp dẫn đầu về năng lực cạnh tranh khu vực Châu Phi"

Mobile Innovations Awards 2014: Công ty Movitel chiến thắng ở hạng mục Giải thưởng do Hội đồng Giám khảo bình chọn - thuộc khuôn khổ Giải Sáng tạo Di động (Mobile Innovations Awards)

Giải thưởng Kinh doanh quốc tế (IBA) 2014 (tổ chức Stevie Awards): Movitel đoạt Giải vàng Stevie hạng mục “Doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất ở Trung Đông và châu Phi” và được mệnh danh là “Điều kỳ diệu của châu Phi” Thương hiệu Telemor của Viettel Đông-Timor đoạt Giải bạc Stevie cho “Doanh nghiệp khởi đầu thành công nhất”

và được IBA gọi là “Doanh nghiệp khởi đầu hạnh phúc”

Giải thưởng Stevie châu Á – Thái Bình Dương : Viettel nhận giải Bạc Giải thưởng Stevie châu Á – Thái Bình Dương (Stevie Awards) ở hạng mục “Dịch vụ khách hàng mới của năm” với dịch vụ tổng đài tiếng dân tộc tại Seoul (Hàn Quốc)

Giải thưởng Kinh doanh Quốc tế năm 2015 của tổ chức Stevie Awards (Mỹ) - Telemor (Thương hiệu của Viettel ở Đông Timo) với giải vàng hạng mục “Doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất năm 2015 khu vực châu Á, châu Úc và New Zealand” và Natcom (thương hiệu của Viettel ở Haiti) với giải bạc ở hạng mục “Chương trình doanh nghiệp

xã hội của năm”

Hiện nay với cương vị là Tổng giám đốc Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel, thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng có kinh nghiệm làm việc dày dạn và đạt được nhiều thành tích xuất sắc Ông là một trong những cán bộ chủ trì đã góp phần tích cực trong việc chuyển đổi công ty viễn thông viettel từ một doanh nghiệp nhỏ thành một tập đoàn viễn thông lớn mạnh, đóng góp tích cực trong phát triển hạ tầng viễn thông và hệ thống cung cấp dịch vụ rộng khắp trên cả nước

Trang 7

II TIỂU SỬ THIẾU TƯỚNG NGUYỄN MẠNH HÙNG

1 Thân thế và sự nghiệp.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng sinh năm 1962, tại Từ Sơn, Bắc Ninh Ông là ủy viên BCH Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khóa XII, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Thiếu tướng, Tổng giám đốc Tập đoàn Viên thông Quân đội Viettel

Năm 1979 ông thi đỗ vào Đại học Kỹ thuật Quân sự khóa 14 Sau một năm học tập tại trường Đại học Kỹ thuật Quân sự đạt kết quả xuất sắc Ông được Bộ Quốc phòng tuyển chọn đi du học kỹ sư quân sự tại liên xô

Từ năm 1980 đến năm 1986 học tại trường Cao đẳng thông tin quân sự Unialop, Liên

xô Chuyên nghành kỹ sư vô tuyến điện

Từ năm 1993 đến năm 1995 ông theo học tại trường Đại học Tổng hợp Sydney, chương trình đào tạo sau đại học, tốt nghiệp Thạc sỹ viễn thông tại Australia

Từ năm 1995 đến năm 1998, ông theo học trường Đại học Kinh tế Quốc dân, chương trình đào tạo sau đại học Tốt nghiệp chuyên nghành Thạc sỹ Kinh tế tại Việt Nam

Năm 2000, ông được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó giám đốc công ty viễn thông quân đội

10 năm sau năm 2010, bổ nhiệm giữ chức Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Viễn thông Quân đội

Năm 2012, ông được phong quân hàm Thiếu tướng

Năm 2014, bổ nhiêm giữ chức Tổng giám đốc Tập đoàn Viễn thông Quân đội

Năm 2016, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII, ông Nguyễn Mạnh Hùng đã trúng cử vào BCH Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XII

Hiện nay với cương vị là Tổng giám đốc Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel, thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng có kinh nghiệm làm việc dày dạn và đạt được nhiều thành tích xuất sắc

Ông là một trong những cán bộ trực tiếp chỉ huy, chỉ đạo xây dựng, lắp đặt thiết bị đường trục thông tin Cáp quang quân sự Bắc - Nam 1A và 1B Chủ động đề xuất các phương án, xây dựng các đề án viễn thông, tham gia đàm phán với VNPT để ký kết thỏa thuận, kết nối, tổ chức kinh doanh thử nghiệm 178 Đã trực tiếp chỉ đạo lắp đặt, tổ chức quản lý, khai thác sử dụng dịch vụ điện thoại đường dài sử dụng công VOIP với thương

Trang 8

hiệu 178 Chủ trì chỉ đạo thiết kế, thành lập và phát triển mạng thông tin di động với công nghệ GMS

Chỉ đạo các dự án phát triển, đầu tư và kinh doanh tại nước ngoài một cách có hiệu quả đặc biệt là các dự án phát triển mạng lưới kinh doanh tại Lào và Campuchia

Với những thành tính xuất sắc trong hoạt động công tác, ông vinh dự được Bộ Quốc phòng tặng 2 bằng khen, Bộ Bưu chính viễn thông tặng 3 bằng khen, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng nhất 2004, Huân chương Lao động hạng ba, được Trung ương Đoàn tặng kỷ niệm chương vì thế hệ trẻ 2010 Ông là một trong 10 nhân vật tiểu biểu của nghành Công nghệ thông tin Việt Nam giai đoạn 2000 - 2009

2 Trở thành ủy viên quân ủy trung ương.

Quân ủy Trung ương công bố Quyết định của Bộ Chính trị, chỉ định Quân ủy Trung ương nhiệm kỳ 2015 - 2020 Trong đó CEO tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel trở thành giám đốc doanh nghiệp đầu tiên được chỉ định làm Ủy viên Quân ủy Trung ương Theo chỉ định của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương nhiệm kỳ 2015 - 2020 gồm 23 người do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm Tổng Bí thư Đại tướng Ngô Xuân Lịch,

Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng giữ chức Phó Bí thư Quân ủy Trung ương

Bốn người được phân công là Ủy viên Thường trực Quân ủy Trung ương gồm: Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Lương Cường và Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh

Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng Tổng giám đốc Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel

là một trong 17 ủy viên của quân ủy 16 ủy viên khác là các Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, đại diện Bộ Tổng tham mưu, Tổng cục Chính trị, các quân khu, quân chủng, học viện

Trung ương Quân ủy được Ban Thường vụ Trung ương Đảng quyết định thành lập tháng 1/1946, để lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt lực lượng vũ trang nhân dân nhằm đối phó với thù trong giặc ngoài, bào vệ thành quả cách mạng, ngày sau ngày giành được chính quyền

Quân ủy Trung ương Việt Nam là cơ quan lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong Quân đội Nhân dân Việt Nam, là cơ quan nghiên cứu đề xuất với Ban Chấp hành Trung ương những vấn đề về đướng lối nhiệm vụ quân sự và quốc phòng, kế hoạch phòng thủ đất nước, phương hướng và biện pháp xây dựng nền quốc phòng toàn dân, cơ chế lãnh đạo của Đảng với Quân đội nhân dân

Theo điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, Quân ủy Trung ương sẽ do Bộ Chính trị chỉ định, bao gồm một số ủy viên Trung ương Đảng công tác trong quân đội và một số ủy

Trang 9

viên Trung ương Đảng công tác ngoài quân đội đặt dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam mà trực tiếp thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban

Bí thư Trung ương Đảng

Ông Nguyễn Mạnh Hùng và Trung tướng Hoàng Xuân Anh được giới truyền thông nhận định là linh hồn của Viettel, người đưa di động, internet trở thành dịch vụ bình dân"

Việc bổ nhiệm Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng được đánh giá là giữ sức mạnh tăng trưởng của Viettel trong bối cảnh thị trường viễn thông Việt Nam đang ngày càng khó khăn, khi mà các dịch vụ OTT đàng làm bào mòn doanh thu của viễn thông truyền thống Ông Nguyễn Mạnh Hùng sẽ tiếp tục chèo lái Viettel để hướng tới mục tiêu lọt vào top 20 công ty đầu tư viễn thông và công nghệ thông tin lớn nhất thế giới, top 10 công ty viễn thông lớn nhất về đầu tư ra nước ngoài

III PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO THIẾU TƯỚNG NGUYỄN MẠNH HÙNG

Viettel đã phát triển lớn mạnh, song song đó bộ máy nhân sự có phần cồng kềnh và bị ràng buộc bởi quá nhiều quy định Vì thế có nhiều cá nhân không dám thể hiện sự sáng tạo bởi những quy định bó cứng, cũng từ đó bộ máy vận hành cũng trở nện ì ạch và thụ động Viettel đã ý thức được điều đó và khởi động một chương trình “khuyến khích mắc lỗi, trải nghiệm…”

Ông Hùng đã từng nói: “Mình yêu Viettel bởi vì mình đã sinh ra nó, nó là đứa con của mình Với những thế hệ tiếp sau tình yêu đó sẽ nhạt dần đi, do vậy, người lãnh đạo cần tạo ra những công việc mới để thế hệ sau được chứng tỏ, được trải nghiệm như thể chính họ đã sinh ra đứa con Viettel, để họ có thể yêu Viettel như chính mình Trải qua thất bại nhưng có sự định hướng sẽ dẫn đến thành công Điều này đã giúp tạo dựng được đội ngũ kế cận phát triển mạnh tại Tập đoàn như hiện nay”,

Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel cũng nhận ra một điều, từ tập tính đa dạng của con người Việt Nam dễ thích ứng, ứng biến nhanh, do vậy, Tập đoàn giao việc cho nhân viên tự có cách giải quyết riêng của mình với sự gợi ý nhất định Đội ngũ của Viettel hoàn toàn bình thường nhưng cái quan trọng nhất chính là tấm lòng, biết yêu và có trách nhiệm với chính tổ chức của mình

Ngoài ra, con người của Viettel phải có ý chí (của một người lính), biết chủ động vượt qua những khó khăn, thách thức Yếu tố tài năng phải được tôi luyện qua quá trình thể hiện và trải nghiệm - làm nhiều để thành tài

Điều quan trọng hơn nữa theo quan điểm của Tổng Giám đốc Nguyễn Mạnh Hùng, người đứng đầu một tổ chức phải luôn ý thức được người nhân viên của mình có phù hợp với môi trường công việc hay không Một tổ chức cần rất nhiều người khác nhau nên việc tuyển chọn nhân sự hết sức quan trọng

Trang 10

Nhìn SamSung, IBM Viettel chọn cách “tốt lên từng ngày”

Trong khoa học quản trị, mỗi doanh nghiệp thường có 2 lựa chọn để phát triển “một là tiến hóa tốt dần lên từng ngày, hai là làm cách mạng” Theo ông Hùng, “làm cách mạng” được thực hiện khi doanh nghiệp đứng trên bờ vực sống-chết, họ thực hiện để tái sinh, nhưng trong 100 doanh nghiệp thì chỉ có 10 doanh nghiệp thành công, theo cách làm này, lịch sử chỉ gọi tên SamSung và IBM Từ đó, theo ông Hùng, Viettel sẽ không để cho đến lúc phải làm cách mạng, vì cách mạng phải hy sinh và đánh đôi nhiều thứ như: cắt giảm nhân lực, lương…

Từ cách nhìn nhận này, ông Hùng đã chia sẻ quan điểm, truyền cảm hứng, thúc giục nhân viên mình “làm tốt lên từng ngày” để Viettel không phải “làm cách mạng”

Thông điệp cho người Viettel

“Chúng ta đang sống trong một thời đại của những thay đổi lớn lao – những thay đổi trong cuộc sống hàng ngày, trong công việc hàng ngày, hay xa hơn là thay đổi với cả hành tinh cũng như vị trí của con người trong thế giới này Sự thay đổi ấy hứa hẹn những đột phá tuyệt vời trong y học, trong công nghệ, trong trí tuệ nhân tạo Sự thay đổi

ấy sẽ mở ra những cơ hội mới, hoặc làm trầm trọng hơn những vấn đề đang tồn tại hiện nay Và dù chúng ta có muốn hay không thì sự thay đổi ấy vẫn sẽ diễn ra với tốc độ rất nhanh

Nếu có một điều mà thế kỷ mới này đã dạy cho chúng ta, thì đó là việc chúng ta không thể không thay đổi, nhất là phải thay đổi sau khi đã thành công, sau khi đã trở thành số

1 Đã có biết bao bài học của những gã khổng lồ, chỉ vì nỗi sợ hãi thay đổi mà phải suy tàn Ở ngoài kia, với một tài khoản internet, một tấm thẻ ngân hàng, họ lập tức trở thành một doanh nghiệp cạnh tranh trực tiếp với chúng ta Doanh nghiệp 1 người, với khát vọng lớn lao, với cái thế không có gì để mất, với sự đam mê cháy bỏng – họ là đối thủ của Viettel 50.000 người

Với ngành viễn thông, chúng ta thấy những sự thay đổi và chuyển ngôi một cách rõ nét Viễn thông ngày càng mở rộng, xoá nhoà các khoảng cách về biên giới, về loại hình dịch vụ Cạnh tranh đã không còn là cạnh tranh trong nước mà còn là cạnh tranh quốc

tế, không chỉ cạnh tranh giữa các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông truyền thống mà còn cạnh tranh với các nhà cung cấp dịch vụ mới như Facebook, Viber, Zalo

Ngày đăng: 19/04/2018, 14:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w