1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu chủ yếu đưa các giống lúa chất lượng cao vào sản xuất tại huyện tiên lãng hải phòng

112 434 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 112
Dung lượng 1,65 MB

Nội dung

Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu chủ yếu đưa các giống lúa chất lượng cao vào sản xuất tại huyện tiên lãng hải phòng

Trang 1

1 Mở đầu

1.1 Sự cần thiết nghiên cứu vấn đề

Trong những năm qua, cùng với sự nghiệp đổi mới của đất nước, nền

nông nghiệp nước ta phát triển nhanh, liên tục và toàn diện đã đạt được những thành tựu to lớn Đặc biệt sản xuất lương thực đã góp phần quan trọng vào ổn

định chính trị, kinh tế và đời sống nhân dân Do vậy, sản xuất lương thực luôn luôn là vấn đề quan trọng và cấp bách nhất là lúa gạo đã chiếm tới 90% sản

lượng lương thực cả nước

Trong sản xuất nông nghiệp, nghề trồng lúa được xác định là nghề truyền thống Ông cha ta đã đúc kết nhiều trong thực tiễn : nước, phân, cần,

giống là biện pháp quan trọng, mỗi biện pháp lại có vai trò quan trọng trong

từng thời điểm, nó gắn liền với phát triển khoa học kỹ thuật Khi sản xuất phát

triển khả năng đầu tư thâm canh cao thì nhu cầu về giống là yếu tố quyết định Một giống lúa được coi là tốt phải có độ thuần cao, thể hiện đầy đủ các đặc

tính di truyền của giống, có khả năng chống chịu tốt với điều kiện ngoại cảnh

bất lợi, thâm canh cao, kháng sâu hại, cho năng suất cao chất lượng tốt và ổn

định qua nhiều thế hệ

Hiện nay, nhiều tiến bộ kỹ thuật mới được áp dụng vào sản xuất, do đó

chúng ta cũng có những đột phá vượt bậc về năng suất, sản lượng lúa nhưng

hiệu quả sản xuất lúa trên một diện tích còn thấp, ngay cả trong vùng có điều

kiện thâm canh tốt nhất Lý do chính là trong sản xuất lúa chúng ta chỉ chú ý

đến năng suất mà chưa chú ý đến chất lượng để đáp ứng thị trường Do vậy bên cạnh việc phải tiếp tục làm tốt nhiệm vụ an ninh lương thực, nâng cao đời sống nhân dân, phải đẩy mạnh xuất khẩu gạo ra thị trường thế giới Để giải quyết

vấn đề này, cần có những giống lúa có phẩm chất gạo tốt, thơm ngon, thành

Trang 2

phần dinh dưỡng cao đồng thời phải có năng suất cao, ổn định, thích nghi với

điều kiện canh tác ở địa phương

Cùng với sự phát triển chung của cả nước, sản xuất nông nghiệp của

huyện Tiên Lãng cũng thu được những thành tựu đáng kể, trong đó nổi bật nhất là sản xuất lương thực Huyện Tiên Lãng đã xác định nông nghiệp là mặt

trận hàng đầu, chủ động chỉ đạo các ngành chức năng và các địa phương đổi mới cơ cấu trà và giống lúa, tăng tỉ lệ trà xuân muộn ở vụ chiêm xuân, trà sớm

và trà trung ở vụ mùa Ngoài trồng lúa để đảm bảo lương thực cho địa phương, huyện đã chỉ đạo 9/23 xã sản xuất thóc giống, chỉ trong năm 2003 đã cung cấp riêng lượng thóc giống cho Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam là

trên 40 tấn [32]

Tiên Lãng đã đưa nhiều giống mới vào sản xuất, các giống lúa tốt đã

góp phần làm thay đổi nền kinh tế của huyện Tuy nhiên cùng với sự phát triển

đa dạng của phát triển nông nghiệp thì cơ cấu diện tích trồng lúa sẽ bị giảm đi Vậy làm thế nào để đảm bảo ổn định lương thực tiêu dùng trong huyện và sản xuất lúa hàng hoá mang lại lợi ích kinh tế - xã hội cao là vấn đề cần được xem

xét cho phù hợp với giai đoạn phát triển kinh tế hiện nay của huyện Tiên Lãng

Nhận thức được tầm quan trọng đó, chúng tôi đã chọn nghiên cứu đề tài :

"Thực trạng và giải pháp chủ yếu đưa các giống lúa chất lượng cao

vào sản xuất tại huyện Tiên Lãng Hải Phòng "

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu đề tài nhằm đạt các mục tiêu sau :

- Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề phát triển

kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển cây lúa chất lượng cao

- Đánh giá thực trạng và tiềm năng phát triển các giống lúa chất lượng

cao của huyện Tiên Lãng, Hải Phòng

Trang 3

- Đề ra những giải pháp chủ yếu nhằm đ−a các giống lúa chất l−ợng cao vào sản xuất tại huyện Tiên Lãng, Hải Phòng trong thời gian tới

1.3 Đối t−ợng và phạm vi nghiên cứu

Đối t−ợng nghiên cứu : giống lúa chất l−ợng cao

Phạm vi nghiên cứu : tình hình sản xuất các giống lúa chất l−ợng cao

trên địa bàn huyện Tiên Lãng, Hải Phòng

Trang 4

2 Tổng quan tài liệu

2.1 Cơ sở lý luận

2.1.1 Phát triển nông nghiệp bền vững với với an toàn lương thực

- Phát triển bền vững nông nghiệp là vấn đề được nhiều nước quan tâm

nhất là những nước đang phát triển Có nhiều định nghĩa khác nhau về phát

triển nông nghiệp bền vững Tổ chức Lương thực và nông nghiệp của Liên hiệp quốc (FAO) năm 1992 quan niệm rằng “Phát triển nông nghiệp bền vững là sự

quản lý và bảo tồn sự thay đổi về tổ chức và kỹ thuật nhằm đảm bảo thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người cả cho hiện tại và mai sau Sự nghiệp

phát triển như vậy của nền nông nghiệp (bao gồm cả lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản), sẽ đảm bảo không tổn hại đến môi trường, không giảm cấp tài nguyên, sẽ phù hợp về kỹ thuật và công nghệ, có hiệu quả kinh tế và được chấp

nhận về phương diện xã hội”

Phát triển nông nghiệp một cách bền vững vừa đảm bảo thoả mãn nhu

cầu hiện tại ngày càng tăng về sản phẩm nông nghiệp vừa không giảm khả năng đáp ứng nhu cầu của nhân loại trong tương lai Mặt khác, phát triển nông

nghiệp bền vững vừa theo hướng đạt năng suất cao hơn, vừa bảo vệ và giữ gìn tài nguyên thiên nhiên, đảm bảo sự cân bằng có lợi về môi trường [18]

Ngày nay sản lượng lương thực và an ninh lương thực trở thành chương

trình hành động trọng điểm của nhà nước, một chiến lược phát triển của toàn

cầu về an ninh lương thực Trong thực tế cho thấy sự bất ổn về lương thực là

nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nghèo, kém phát triển và kèm theo sự bất ổn về chính trị xã hội Thực trạng hiện nay ở các nước đang phát triển, vẫn còn có

người chết đói và suy dinh dưỡng, trong đó có một nửa là trẻ em Sản xuất lương thực đang đứng trước những thách thức to lơn, đó là diễn biến thời tiết

Trang 5

khí hậu rất phức tạp, hạn hán thiên tai liên tiếp xảy ra, đất đai càng thu hẹp, tài nguyên thiên nhiên ngày càng nghèo kiệt, đất đai mất sức sản xuất Những

nguyên nhân đó đều do con người gây ra Hội nghị thượng đỉnh lương thực thế giới FAO tổ chức tháng 11 năm 1996 tại Rome đã nêu vấn đề đói và thiếu

lương thực là vấn đề mang tính toàn cầu và ngày càng có xu hướng trầm trọng hơn ở một số khu vực, đòi hỏi ngay phải có hành động khẩn cấp vì theo dự báo dân số thế giới ngày càng tăng, nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn

kiệt, vì vậy hội nghị thượng định đã đề ra 7 cam kết trong đó có 3 cam kết liên quan đến sản xuất và môi trường như sau :

- Theo đuổi các chính sách phát triển nông lâm ngư nghiệp và nông thôn một cách bền vững, phòng chống sâu bệnh, hạn hán và sa mạc hoá

- Phấn đấu phòng chống và sẵn sàng đối phó thiên tai, những thảm hại do

con người gây ra, đáp ứng nhu cầu lương thực trong giai đoạn khẩn cấp,

khuyến khích sự phục hồi phát triển và khả năng đáp ứng những nhu cầu

trong tương lai

- Thúc đẩy sự phân bố và sử dụng đầu tư của nhà nước và tư nhân để bồi

dưỡng nguồn nhân lực, duy trì các hệ thống nông nghiệp và lương thực bền vững, phát triển nông thôn ở những vùng có tiềm năng khác nhau

Với nội dung trên đã khẳng định vai trò, vị trí của sản xuất lương thực

nói chung và lúa gạo nói riêng đối với sự sống và phát triển của hành tinh chúng ta Lúa gạo đáp ứng được yêu cầu, làm bàn đạp cho những ngành khác

phát triển, làm ổn định đời sống, tạo điều kiện ổn định và phát triển kinh tế xã hội

2.1.2 Vai trò của sản xuất lúa đối với phát triển nông nghiệp

Lúa là cây lương thực quan trọng đối với đời sống con người Trên thế

giới cây lúa được xếp thứ 2 sau lúa mỳ và trước ngô, nó cung cấp lương thực

Trang 6

cho hơn nửa dân số thế giới, trong đó chủ yếu là các nước châu á, ngoài ra còn

ở các nước châu Phi và châu Mỹ La Tinh Trong cơ cấu sản xuất lương thực

trên thế giới, lúa mỳ chiếm 30,5%, lúa gạo 26,5%, ngô 24%, còn lại là các loại

lương thực khác

Lúa gạo ngoài cung cấp lương thực cho con người còn cung cấp thức ăn

cho chăn nưôi ở các nước phát triển lương thực dành cho chăn nuôi chiếm tỷ

lệ khá cao, thường vượt so với lương thực dùng trực tiếp cho con người

Ngoài ra, thóc gạo cung cấp nguyên liệu cho phát triển công nghiệp thực phẩm, chế biến lương thực, bột, bánh kẹo, rượu bia, sản phẩm y dược, đặc biệt

là cám gạo chứa hàm lượng vitamin đáng kể dùng để chữa bệnh Lúa gạo còn

là nông sản xuất khẩu có giá trị kinh tế cao, góp phần tăng thu nhập ngoại tệ cho quốc gia

Đối với nước ta, lúa gạo không chỉ tạo ra nguồn lương thực - thực phẩm

chủ yếu nuôi sống gần 80 triệu dân và thu về trên 8,1 tỷ USD gạo xuất khẩu,

mà còn là ngành tạo ra nhiều công ăn việc làm ổn định cho gần 60 triệu người

ở nông thôn, hạn chế dòng di dân ra thành thị trong điều kiện tỷ lệ thất nghiệp

ở thành thị cao Lúa gạo còn góp phần quyết định vào chương trình xoá đói giảm nghèo, khắc phục tình trạng trẻ em suy dinh dưỡng, thực hiện công bằng xã hội, phát triển sự nghiệp y tế, giáo dục, văn hoá và ổn định xã hội, củng cố

an ninh quốc phòng

2.1.3 Cơ sở khoa học đối với sản xuất lúa chất lượng

2.1.3.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng lúa gạo

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng gạo, nhưng nổi bật là :

- ảnh hưởng của yếu tố giống

- Điều kiện môi trường sinh thái

- Kỹ thuật canh tác

Trang 7

- ảnh hưởng của các công đoạn sau thu hoạch, bảo quản và chế biến Trong các yếu tố trên, giống lúa là yếu tố tiên quyết Các yếu tố như

điều kiện môi trường gieo trồng, phân bón, công đoạn sau thu hoạch cũng ảnh hưởng khá lớn đến tỷ lệ gạo nguyên, nhiệt độ hoá hồ, tỷ lệ trắng bạc và hàm lượng dinh dưỡng trong hạt gạo [22]

2.1.3.2 Đánh giá chất lượng gạo

Nhìn một cách tổng quát chất lượng gạo được đánh giá và ghi nhận theo các góc độ sau :

- Chất lượng kinh tế

- Chất lượng dinh dưỡng

- Chất lượng theo thị hiếu tiêu dùng

- Chất lượng ăn uống

Do cách nhìn nhận trên, một số giống lúa gọi là chất lượng cao ở khu

vực này không hẳn được ưa chuộng và bán được giá ở khu vực khác Nhiều giống lúa thơm, lúa dẻo là đặc sản ở Việt Nam nhưng ở thị trường Nhật Bản, Triều Tiên thì gạo hạt tròn, dính là có giá trị cao nhất

Sản xuất lúa gạo xuất khẩu chủ yếu dựa vào chỉ tiêu của chất lượng tiêu dùng

2.1.3.3 Một số tiêu chuẩn phân loại chất lượng gạo

* Tiêu chuẩn của IRRI (1981)

Hiện nay các chỉ tiêu đánh giá chất lượng gạo có khác nhau tuỳ theo tiêu

chuẩn của từng nơi, tuy nhiên hệ thống tiêu chuẩn của Viện lúa quốc tế IRRI

là thông dụng hơn cả

Phương pháp xác định độ bạc trắng của IRRI tính theo % diện tích trắng bạc của hạt gạo, cụ thể :

Trang 8

Diện tích bạc bụng Điểm bạc bụng

• Toàn bộ trắng trong 0 (trắng trong)

• < 10% diện tích hạt điểm 1 (bạc rất ít)

• 10-20% diện tích hạt điểm 2 (bạc ít)

• 20-30% diện tích hạt điểm 3 (bạc trung bình)

• 35-50% diện tích hạt điểm 4 (bạc)

• > 50% diện tích hạt điểm 5 (rất bạc)

Về độ dài hạt gạo, dạng hạt gạo, Viện Lúa quốc tế phân loại kích thước như sau :

* Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 5644-1992)

Tham khảo tiêu chuẩn quốc tế, Việt Nam đã phân loại gạo theo tiêu chuẩn riêng (TCVN 5644-1992)

% hạt bị trắng bạc Điểm trắng bạc

• Không bạc 0 - Hoàn toàn trong

• < 10 1 - Bạc rất nhỏ

• 10 - 20 2 - Hơi bạc

Trang 9

2.1.3.4 Tiêu chuẩn giống lúa có phẩm chất gạo cao

Giống lúa có phẩm chất gạo cao là những giống lúa có chiều dài hạt gạo

dài từ 6,61 đến 7,5 mm, tỉ lệ chiều dài trên chiều rộng của hạt gạo > 3, tỉ lệ hạt nguyên > 50%, gạo trong hoặc ít bạc bụng, độ hoá hồ trung bình, độ bền thể gel mền, hàm l−ợng amylose trung bình [10], [24], (xem phụ lục 5)

2.1.4 Những chỉ tiêu nghiên cứu lúa chất l−ợng cao

Nghiên cứu về lúa nói chung và lúa chất l−ợng cao nói riêng thì những

chỉ tiêu để theo dõi, đánh giá (theo hệ thống tiêu chuẩn đánh giá lúa của IRRI)

Trang 10

như sau:

2.1.4.1 Đánh giá về khả năng sinh trưởng và phát triển trên đồng ruộng

̇Œ Các đặc điểm hình thái

Mô tả đặc điểm hình thái, kiểu thân lá, dạng bông, hạt, khối lượng 1000

hạt, khả năng đẻ nhánh Các đặc điểm hình thái trên để đánh giá sự khác nhau của từng giống lúa và khả năng về năng suất của từng giống

̇Œ Sinh trưởng phát triển của giống

+ Ngày gieo, ngày trỗ 10%, ngày trỗ 80% (trỗ thoát) để nghiên cứu về

thời gian sinh trưởng của giống lúa dài hay ngắn

+ Chiều cao cây, sức sinh trưởng của mạ, độ tàn lá

+ Độ thuần đồng ruộng : độ thuần giống, độ phân ly (cao cây, thời gian

sinh trưởng, dạng hạt), để nghiên cứu sức chống chịu thích nghi với điều kiện

tự nhiên của từng giống lúa

2.1.4.2 Khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện bất thuận

Đánh giá theo thang điểm của IRRI (xem phụ lục 7) về các vấn đề sau :

̇Œ Mức độ phản ứng với một số sâu hại chính : cuốn lá, đục thân, rầy nâu

̇Œ Mức độ phản ứng với một số bệnh hại chính : khô vằn, bạc lá, đạo ôn

̇Œ Khả năng chống chịu điều kiện bất thuận : chống đổ, chịu rét, chịu chua

mặn, chịu nóng hạn

2.1.4.3 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất

̇Œ Năng suất lý thuyết : xác định qua các chỉ tiêu : số bông/m2, tổng số

hạt/bông, tỷ lệ lép, khối lượng 1000 hạt (g)

̇Œ Năng suất thực thu : thu tại ô thí nghiệm của các điểm nghiên cứu

2.1.4.4 Các chỉ tiêu chất lượng : kích thước, dạng hạt, tỷ lệ gạo lật, tỷ lệ gạo

nguyên, độ trắng bạc bụng, hàm lượng protein, hàm lượng amyloza (xem phụ

lục 5)

Trang 11

2.1.5 Những nhân tố tác động đến trồng lúa chất lượng cao

Những nhân tố ảnh hưởng đến cây trồng nói chung và lúa nói riêng :

đó là yếu tố tự nhiên, yếu tố kinh tế – xã hội, yếu tố tổ chức và kỹ thuật [26]

• Yếu tố tự nhiên

+ Đất đóng vai trò quan trọng như một tác nhân tiếp nhận và tích luỹ các tài nguyên từ thành phần khác của hệ sinh thái đó là độ cao địa hình và tính chất đất đai (dinh dưỡng của đất)

Địa hình đất đai gắn với độ cao thấp của từng vùng, từng tiểu vùng, từng chân ruộng Địa hình thuần nhất, thì cơ cấu cây trồng cũng tương đối thuần nhất, địa hình đa dạng phức tập thì cơ cấu cây trồng cũng đa dạng

Dựa vào hàm lượng dinh dưỡng của từng loại đất để bố trí công thức luân canh hợp lý nhằm đảm bảo tính bền vững của môi trường, tránh huỷ hoại

đất đai, chú ý bồi dưỡng đất và cân đối dinh dưỡng của từng giống lúa nhằm sử dụng hợp lý nguồn phân bón và dinh dưỡng đất

+ Yếu tố quan trọng khó khống chế trong quá trình sản xuất đó là yếu tố khí hậu, nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng, tổng tích ôn lượng mưa, các nhiễu động thời tiết như hạn hán, bão lụt

Từ các yếu tố tự nhiên trên cần phải nắm chắc diễn biến các yếu tố thời

tiết, xác định tiềm năng lợi thế riêng biệt ưu đãi của vùng, để xác định khả

năng thích hợp của nhóm cây trồng, từng cây riêng biệt, né tránh những yếu tố thời tiết bất lợi, bố trí thời vụ cho thích hợp

• Các yếu tố kinh tế - xã hội

ĩ Thuỷ lợi : đây là yếu tố hàng đầu cho cây lúa Theo kinh nghiệm dân gian xưa đã đúc kết “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”

ĩ Vốn là tiềm lực của nông dân, là yếu tố quan trọng xác định tính khả thi

cho các giải pháp kỹ thuật

Trang 12

ĩ Sử dụng lao động đầy đủ và hợp lý cũng như nâng cao trình độ dân trí cho

người lao động là những yêu cầu phát triển hệ thống cây trồng tăng vụ và

giải quyết việc làm cho người lao động

ĩ Phân bón, đặc biệt là phân hữu cơ, có tác dụng nâng cao năng suất cây trồng

ĩ Tập quán canh tác và kinh nghiệm truyền thống của người nông dân là yếu

tố tác động thuận, nghịch đối với phát triển các giống lúa mới

ĩ Thị trường : thị trường sẽ quyết định trồng giống lúa nào, công nghệ sản

xuất ra sao và sản xuất ở đâu? Bao nhiêu? Đây là yếu tố đầu tiên nông dân

quan tâm khi sản xuất lúa hàng hoá để họ lựa chọn phương án có hiệu quả

nhất

ĩ Các chính sách kinh tế : tác động của nó vừa tích cực vừa hạn chế đến phát

triển hệ thống cây trồng Các chính sách nông nghiệp ảnh hưởng trực tiếp

đến sản xuất là : chính sách giá, marketing, đầu vào, tín dụng, đất đai

• Các yếu tố tổ chức sản xuất và kỹ thuật

Đào Thế Tuấn (1994) [29] cho rằng : hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự

chủ và tương đối độc lập với các đơn vị và tổ chức khác về mặt ra quyết định

sản xuất Nhưng các tổ chức này vẫn tác động đến hộ nông dân qua các khâu

tổ chức dịch vụ và tiêu thụ sản phẩm, những tác động này sẽ thúc đẩy sự đổi

mới hệ thống cây trồng của vùng cũng như của hộ, thậm chí có những tiến bộ

thay đổi toàn bộ hệ thống cây trồng của vùng hay của hộ

Trong điều kiện kinh tế thị trường, với quyền tự chủ của mình hộ nông

dân có thể chủ động quan hệ với các tổ chức Nhà nước, cũng như đứng ra tham

gia vào các tổ chức hiệp hội, các hình thức kinh tế hợp tác nhằm góp chung

các nguồn lực sản xuất kinh doanh để sản xuất một loại nông sản hàng hoá, có

thể liên kết để chuyển đổi mô hình sản xuất cũ sang mô hình mới thấy có hiệu

Trang 13

quả cao hơn

Điều kiện tổ chức và kỹ thuật là nhân tố không thể thiếu được khi lựa

chọn giống lúa trồng Nếu điều kiện đó xuất hiện sớm, hoạt động có hiệu quả

thì quá trình quyết định giống lúa trồng sẽ nhanh hơn và ngược lại sẽ gây khó

khăn, hạn chế cho quá trình này

2.1.6 ý nghĩa của phát triển giống lúa chất lượng cao

Những năm gần đây, nước ta đã trở thành một trong những nước xuất

khẩu gạo hàng đầu thế giới, nhưng giá gạo của ta luôn thấp hơn giá gạo xuất

khẩu cùng loại của các nước như Thái Lan, Mĩ là do gạo của ta có phẩm cấp

thấp, một trong những nguyên nhân chất lượng gạo thấp là giống lúa có phẩm

chất gạo cao còn sản xuất rất ít Ngày nay cùng với việc phát triển của đời sống kinh tế xã hội, mức sống tăng lên thì nhu cầu, thị hiếu của con người cũng đòi hỏi ở mức cao hơn, do vậy việc sản xuất lúa gạo ngoài mở rộng diện

tích, tăng vụ thì việc sử dụng giống lúa mới năng suất cao, kháng sâu bệnh và

có phẩm chất gạo tốt, có giá trị thương phẩm cao ngày càng gia tăng Điều

này, kích thích nghiên cứu khoa học về công tác chọn tạo giống và kỹ thuật

trồng lúa ngày càng hoàn thiện hơn

Như vậy, phát triển lúa chất lượng cao là phù hợp với phát triển kinh tế-

xã hội, đáp ứng được nhu cầu trong nước và xuất khẩu

2.1.7 Mục tiêu của phát triển các giống lúa chất lượng cao

- Đảm bảo được an toàn lương thực

- Đưa nước ta trở thành một trong những nước sản xuất lúa gạo, có giá

trị cao trên thị trường thế giới và tạo ra nguồn thu ngoại tệ ổn định

Trang 14

2.2 Cơ sở thực tiễn

2.2.1 Tình hình sản xuất lúa trên thế giới và Việt Nam

2.2.1.1 Tình hình sản xuất lúa trên thế giới

Cây lúa được trồng nhiều nơi trên thế giới, cả thế giới có khoảng 150

triệu ha trồng lúa, nhưng phân bố không đều, có tới 90% diện tích và sản lượng tập trung ở châu á ấn Độ là nước có diện tích lớn nhất thế giới 42 triệu ha,

sau đó là Trung Quốc 33 triệu ha, tiếp theo là Indonesia, Thái Lan, Việt Nam

Năng suất bình quân cả thế giới đạt 28,35 tạ/ha/vụ vào năm 1996 Theo

FAO : năm 1992 châu á là vùng đông dân cư cũng là vùng sản xuất lúa gạo

chủ yếu trên thế giới, diện tích gieo cấy là 133.251.000 ha, sản lượng lương

thực 477.267.000 tấn, năng suất bình quân 36 tạ/ha riêng 8 nước thuộc châu á (Trung Quốc, ấn Độ, Indonesia, Thái Lan, Việt Nam, Myanma và Nhật Bản)

đã chiếm 85% sản lượng lúa của thế giới Hai nước sản lượng lúa gạo lớn nhất

thế giới là ấn Độ và Trung Quốc Năm 1996 tổng sản lượng lúa gạo của Trung

Quốc là 191,7 triệu tấn chiếm 43% tổng sản lượng thế giới và ấn Độ là 121,3

triệu tấn chiếm 21% tổng sản lượng của thế giới Nước có năng suất lúa cao

nhất là úc 82 tạ/ha, sau đó là Bắc Triều Tiên 75 tạ/ha, Nam Triều Tiên là 62

tạ/ha, Nhật Bản 59 tạ/ha, Trung Quốc 57 tạ/ha

Diễn biến sản xuất lúa trên thế giới giai đoạn 1995-2001 được thể hiện ở bảng 1 Bảng này cho ta thấy diện tích lúa tăng dần mỗi năm từ năm 1995 đến năm 1999 hơn 7 triệu ha, năm 2000 giảm gần 3 triệu ha và năm 2001 lại tăng hơn 1 triệu ha Sự tăng giảm diện tích lúa không đều nhau Trong khi đó năng suất lúa tương đối ổn định nên sản lượng lúa cũng tăng theo diện tích cấy trồng lúa

Trang 15

Bảng 1 : Diễn biến sản xuất lúa trên thế giới giai đoạn 1995-2001

Năm

Diện tích (triệu ha)

Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng (triệu tấn)

Bảng 2 cho ta biết sản lượng lúa của một số nước trên thế giới Từ năm

1996 đến nay, sản lượng lúa có chiều hướng tăng lên hàng năm từ 550 triệu tấn lên khoảng gần 600 triệu tấn niên vụ 2001/2002 Năm 1996, đánh dấu một bước tăng trưởng mạnh của lúa gạo với mức khoảng 360 triệu tấn gạo, đến nay

tổng sản lượng gạo toàn thế giới ước đạt 395 triệu tấn Trong nhóm các nước

sản xuất gạo Trung Quốc là nước đứng đầu về sản lượng gạo hàng năm, Việt

Nam đứng ở vị trí thứ 4 Năm 1996, với khoảng 360 triệu tấn gạo thì lượng

trao đổi trên thế giới khoảng 19,5 triệu tấn, tương đương với 5,4% tổng lượng

sử dụng Giai đoạn này, gạo hạt dài chất lượng cao chiếm khoảng 40% (10%

tấm trở xuống), gạo chất lượng trung bình chiếm khoảng 23% (10-20% tấm),

còn lại là gạo hạt dài chất lượng thấp [27]

Trang 16

B¶ng 2 : S¶n l−îng lóa cña c¸c n−íc trªn thÕ giíi

Trang 17

Để đáp ứng về an ninh lương thực vì sự sống của cộng đồng, Liên hợp

quốc nhất là tổ chức FAO đã có những hành động tích cực trong các lĩnh vực

sản xuất, điều phối lương thực, cứu trợ các nước chậm phát triển góp phần giảm bớt đói nghèo và ổn định chính trị trên từng khu vực

Theo thông tin chuyên đề Nông nghiệp và PTNT [27] tổ chức Lương nông Liên hợp quốc (FAO) ngày 01/11/2003 tuyên bố chọn năm 2004 là năm

quốc tế lúa gạo nhằm gây sự chú ý đối với loại lương thực chính yếu nhưng

sản lượng không đủ đáp ứng tốc độ tăng dân số thế giới "Lúa gạo là sự

sống" được chọn làm khẩu hiệu cho chiến dịch này của Liên hiệp quốc

FAO cho biết, nhiều nước thành viên đã lập ra uỷ ban quốc gia cho năm

quốc tế lúa gạo và đây sẽ là cầu nối giữa mục tiêu chung và những việc làm cụ

thể của người dân địa phương Năm 2004, ngoài những hội nghị, chiến dịch

nghiên cứu và ứng dụng, FAO sẽ tổ chức một cuộc thi khoa học về năng suất

lúa

2.2.1.2 Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam

Nước ta là một nước nông nghiệp được đặc trưng bởi nền văn minh lúa

nước nổi tiếng từ lâu đời, cây lúa gắn liền với sự phát triển của nền nông nghiệp nước nhà Theo tài liệu khảo cổ học và của các nhà nghiên cứu cho thấy lúa được trồng ở nước ta khá sớm vào khoảng 5000-4000 năm trước công

nguyên [15] Nước ta nằm vào vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, đặc biệt là lượng bức xạ mặt trời cao và đất đai phù hợp với sự phát triển nông nghiệp đa

dạng, có thể gieo trồng được nhiều vụ trong năm với cơ cấu nhiều loại cây trồng khác nhau Riêng giống cây lương thực, đặc biệt là giống lúa có hàng

nghìn giống khác nhau bao gồm giống địa phương, giống nhập nội, giống chọn lọc hoặc cải tạo

Trang 18

Lúa là cây lương thực quan trọng nhất của Việt Nam, hàng năm cây lúa

cung cấp 90% tổng sản lượng lương thực trong nước, tuy diện tích tự nhiên

Việt nam chỉ đạt 33,1 triệu ha, trong đó đất sử dụng cho nông nghiệp là 7,4

triệu ha chiếm 22% diện tích tự nhiên, trong đó diện tích trồng lúa là 4.252.200 ha chiếm 76,9%, còn lại là cây trồng cạn và cây lương thực khác

[5]

Việt Nam thuộc khí hậu nhiệt đới từ Bắc vào Nam, hình thành những

đồng bằng châu thổ phì nhiêu như : đồng bằng Bắc bộ, đồng bằng Thanh Nghệ Tĩnh, đồng bằng Duyên hải miền Trung và đồng bằng Nam bộ Đây cũng là

vùng dân cư đông, sản xuất lúa nước là chủ yếu Do ảnh hưởng của khí hậu

khu vực có thể chia ra 7 vùng kinh tế và 3 vùng trồng lúa chủ yếu

- Vùng đồng bằng Bắc bộ và Bắc Trung bộ

Bao gồm châu thổ sông Hồng và đồng bằng Thanh Nghệ Tĩnh, tổng diện

tích vào khoảng 21.310 km2 Xét về điều kiện tự nhiên, đất đai, thời tiết, khí

hậu, tập quán canh tác ở vùng này có nhiều nét giống nhau

- Vùng đồng bằng ven biển Trung bộ (Duyên hải miền Trung)

Đây là vùng sản xuất khó khăn, thời tiết khí hậu tương đối khắc nghiệt, dễ hạn hán về mùa khô, lụt úng về mùa mưa Diện tích toàn vùng vào khoảng 8.250 km2

- Vùng đồng bằng Nam bộ

Diện tích toàn vùng 36.000 km2 Đồng bằng sông Cửu Long là vựa thóc của

cả nước, có điều kiện thiên nhiên ưu đãi về đất đai, thời tiết, khí hậu phù hợp

cho sản xuất lúa

Do sự chi phối của các yếu tố thời tiết khí hậu làm cho chế độ nhiệt, ánh sáng và nước tưới khác nhau đã hình thành các mùa vụ gieo cấy và tập đoàn

giống ở mỗi vùng khác nhau

Trang 19

Một nét chung cho các vùng trồng lúa ở nước ta là có thể chủ động thâm canh đạt năng suất cao cho 2 vụ lúa : vụ xuân và vụ mùa ở phía Bắc, vụ hè thu

ở phía Nam Miền Bắc chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa, mùa đông lạnh, nhiệt độ thấp, thiếu ánh sáng, mùa mưa bão sớm (tháng 7-8), do vậy bộ giống

lúa ở miền Bắc có tính phức tạp hơn, giống có thời gian sinh trưởng biến động

từ 120-180 ngày (vụ xuân) Các tỉnh phía Nam ít chịu ảnh hưởng của khí hậu gió mùa, đặc biệt là gió mùa Đông Bắc hầu như không có, do vậy bộ giống ổn

định hơn, việc bố trí mùa vụ chủ yếu né tránh bão lũ lúc thu hoạch

Sản xuất lúa gạo ở nước ta đã hình thành một số vùng đặc trưng như :

đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, và một số đồng bằng nhỏ rải rác ở trung du, miền núi và ven biển Từ một nước thiếu lương thực phải

nhập khẩu lương thực, Việt Nam đã trở thành một nước không những đủ lương thực cân đối trong nước mà còn là nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới Năm 1999 Việt Nam xuất khẩu 4,5 triệu tấn gạo

Để đánh giá quá trình phát triển của cây lúa Việt Nam trong thời gian

gần đây xem số liệu ở bảng 3

Bảng 3 cho biết diện tích, năng suất và sản lượng lúa gạo hàng năm đều tăng Để có được những kết quả trên, trước hết phải nói đến chính sách đổi mới, cơ chế quản lý nông nghiệp của Đảng ta phù hợp với lòng dân, phát huy

nội lực thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển Đối với sản xuất nông nghiệp đã

ưu tiên : đầu tư các công trình thuỷ lợi, nghiên cứu đưa ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất Đặc biệt là các giống lúa mới có thời gian sinh

trưởng ngắn, năng suất cao, khả năng chống chịu tốt đã đưa vào sản xuất góp phần làm tăng năng suất, sản lượng lúa Bên cạnh đó là quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, đặc biệt là chuyển dịch cơ cấu giống, cơ cấu mùa vụ tạo ra những bước nhẩy vọt về sản xuất vụ đông ở các tỉnh miền Bắc và sản xuất 3 vụ

Trang 20

B¶ng 3 : KÕt qu¶ s¶n xuÊt lóa ë ViÖt Nam qua c¸c thêi kú

N¨m (1000 ha) DiÖn tÝch N¨ng suÊt (t¹/ha) S¶n l−îng (1000 tÊn)

Trang 21

nâng cao năng suất sản lượng, đây là một biện pháp rẻ tiền mang lại hiệu quả

gạo chủ yếu từ Mỹ, úc và Trung Quốc

Người tiêu dùng Thái Lan thích hạt rất dài, loại hình Indica, gạo lúa cũ

(tồn trữ thóc nhiều tháng) cao giá hơn gạo từ thóc mới thu hoạch (lúa mới),

hàm lượng amylose trung bình, cơm mền không được dính

Thị trường gạo tại các nước Trung Đông thích gạo dài, có mùi thơm

Trái lại ở Châu Âu, người tiêu dùng thích gạo hạt dài, nhưng không được có

bất cứ mùi gì, họ cho rằng mùi là tín hiệu của sự tạp nhiễm hoặc gạo bị hư

hỏng

Thị trường gạo ở châu Mỹ La tinh thích gạo có vỏ lụa, màu đỏ như gạo

Huyết Rồng của Việt Nam trước đây

Vùng Tây châu Phi, Bangladesh và nhiều bang của ấn Độ rất thích gạo

đồ (parboiled Rice) đây là loại gạo được chế biến từ thóc đã được luộc bằng

hơi nước, sau phơi khô và xay chà làm thực phẩm Gạo đồ hạt gạo trắng là loại

cao cấp được phục vụ tại những khách sạn sang trọng hoặc trên một vài hãng

hàng không Hương vị đậm đà, đặc sắc của nó có được nhờ nhiệt độ cao khi xử

lý hạt thóc làm các tinh thể protein di chuyển sâu vào bên trong phôi nhũ, làm

cho cơm có giá trị dinh dưỡng cao hơn, hạt thóc khi tồn trữ ít bị sâu bệnh hại

hơn [10]

Trang 22

Trước sự đa dạng về thị trường như vậy, chúng ta cần nghiên cứu thị hiếu của từng nhóm trước khi hoạch định hoạt động xuất khẩu gạo của nước

mình

“Gần một tỉ gia đình ở châu á, châu Phi và châu Mỹ làm việc và sinh

sống phụ thuộc vào lúa gạo” - giám đốc FAO Jacques Diouf nhận định Gạo là

thức ăn chính của hơn một nửa dân số thế giới và cung cấp 20% nguồn dinh

dưỡng, so với 19% của lúa mì Trong lúc dân số thế giới phát triển không ngừng thì nguồn đất và nước để sản xuất lúa gạo lại đang bị thu hẹp Theo số liệu của FAO, đến năm 2030 tổng nhu cầu lúa gạo sẽ cao hơn 3% so với lượng

được sản xuất hàng năm Ông Diouf còn nhận định rằng việc sản xuất và tiêu

thụ lúa gạo đóng vai trò trung tâm của nhiều nền văn hoá trên thế giới Xem

lúa gạo là “một biểu tượng của bản sắc văn hóa và tính hợp nhất toàn cầu”, ông nói : “ lúa gạo đã giúp định hình những nghi lễ tôn giáo, lễ hội, tập quán và

nghệ thuật ẩm thực” [7]

Theo dự báo ngày 10/2/2004 của Bộ Nông nghiệp Mỹ, tổng sản lượng

gạo toàn cầu năm 2003/04 sẽ đạt 390,433 triệu tấn, tăng so với 380,846 triệu

tấn của năm 2002/03, song vẫn thấp so với 398,425 triệu tấn của năm 2001/02

Tổng mức tiêu thụ gạo toàn cầu năm 2003/04 dự báo sẽ đạt 414,106 triệu tấn, tiếp tục tăng so với 411,398 triệu tấn của năm 2002/03 và 411,169

triệu tấn của năm 2001/02

Dự trữ gạo toàn cầu cuối niên vụ 2003/04 dự báo sẽ đạt 82,596 triệu tấn,

tiếp tục giảm so với 106,269 triệu tấn của cuối niên vụ 2002/03 và 136,821

triệu tấn của cuối niên vụ 2001/02

Tổng mậu dịch gạo toàn cầu năm 2004 dự báo sẽ đạt 24,712 triệu tấn,

giảm so với 27,357 triệu tấn của năm 2003 và 27,888 triệu tấn của năm 2002

[8]

Trang 23

Nhận định về triển vọng thương mại của thế giới trong 10 năm tới, Bộ

Nông nghiệp Mỹ dự báo, mặc dù thời tiết ngày càng trở nên không thuận lợi

hơn trong việc sản xuất ngũ cốc nói chung và lúa gạo nói riêng, song tốc độ tăng trưởng mậu dịch của gạo vẫn đạt bình quân 2,4%/năm USDA nhận định khu vực nhập khẩu gạo chủ yếu trong 10 năm tới sẽ vẫn là châu á, châu Phi,

cận sa mạc Sahara, Trung Đông và Mỹ latinh Tại châu á, USDA dự báo Inđônêxia sẽ là nước nhập khẩu gạo lớn nhất trong 10 năm tới, với lượng nhập

khẩu gạo hàng năm sẽ tăng bình quân 7,3%/năm ; lượng gạo nhập khẩu hàng năm của Philippin sẽ tăng bình quân 3%/năm ; các nước Trung Đông như :

irắc, ả rập Xê út nhập khẩu bình quân tăng 2-2,5%/năm USDA dự báo trong

10 năm tới, các nước xuất khẩu gạo hàng đầu vẫn là Thái Lan, ấn Độ và Việt

Nam Việt Nam được dự báo hàng năm sẽ tăng xuất khẩu khoảng 3,7%/năm,

cao hơn tốc độ tăng trưởng xuất khẩu gạo của Thái Lan (2,3%/năm) [8]

2.2.2.2 Trong nước

Người Việt Nam có tập quán dùng gạo làm lương thực chính từ bao đời nay Gạo nấu thành cơm là thức ăn cung cấp nguồn dinh dưỡng cơ bản và được xác định là một loại nhu yếu phẩm của cuộc sống con người, 99,5% dân số Việt Nam dùng gạo làm lương thực chính trong cuộc sống

Theo Ngô Văn Hải và cộng tác viên [19] : gần 80% dân số cả nước sống

ở nông thôn và hầu hết các hộ nông dân ít nhiều có tham gia sản xuất lúa gạo, phần gạo họ sản xuất ra trước hết đáp ứng với nhu cầu gạo lương thực của bản thân gia đình họ, số gạo dư họ sẽ bán ra thị trường cho người tiêu dùng khác Như vậy cung và cầu gạo ở cùng trong một chủ thể Đây là một đặc điểm hết sức đặc trưng và sẽ tạo ra một số nét khác biệt của qui luật cung cầu sản phẩm gạo ở thị trường

Trang 24

ở các vùng rừng núi do địa hình dốc, thiếu nước nên diện tích canh tác

lúa nước ít, lượng gạo sản xuất tại chỗ hạn chế nên ngô, kê, mỳ mạch, sắn,

khoai được dùng làm lương thực thay thế gạo là phổ biến

Miền Trung là địa phương luôn bị thiên tai tàn phá gây thất bát về trồng

lúa, rau xanh nên trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp luôn có một diện tích sắn, khoai lang là những cây màu ít bị thất thu Cơ cấu tiêu dùng lương thực của

người dân ở đây vẫn còn có cả ngô, khoai, sắn khô và cũng được coi như một tập quán

Khu vực miền núi và miền trung có nhu cầu tiêu dùng gạo, nhưng người

tiêu dùng hiện không có sức mua

Tiêu dùng lương thực hợp lý là một trong những yếu tố quan trọng góp

phần bảo đảm an ninh lương thực quốc gia theo hướng bền vững Lương thực

bình quân đầu người nước ta từ 381,8 kg năm 1996 tăng lên 463,5 kg năm

2002 và 470 kg năm 2003, gần tiếp cận độ an toàn lương thực theo tiêu chuẩn

của FAO [12] Tuy nhiên vấn đề an ninh lương thực quốc gia không chỉ phụ

thuộc vào số lượng lương thực sản xuất bình quân đầu người mà còn chịu sự

tác động của yếu tố tiêu dùng lương thực của mỗi nước

ở khu vực thành phố, khu công nghiệp và đồng bằng, khi thu nhập tăng

thì cũng lại có một xu thế thích dùng sản phẩm chế biến từ bột mỳ ăn liền,

bánh các loại ngô, sắn, khoai thay thế gạo trong cơ cấu lương thực hàng ngày Những hộ có mức thu nhập cao còn có các nhu cầu ăn gạo nhập khẩu đã

qua chế biến (hấp, sấy) và bảo đảm an toàn (gạo sạch) về các chất độc hại

Hiện nay, nhu cầu gạo ở địa bàn nông thôn với lượng rất lớn 80-83%

tổng cầu trong cả nước, đa phần các hộ nông dân thường dùng loại gạo tự sản

xuất Qui luật cầu trong sản phẩm gạo bị sai lệch do ứng xử của bản thân người tiêu dùng tham gia cung Một số hộ gia đình do còn quá nghèo, mọi chi

Trang 25

tiêu lại chủ yếu từ thu nhập trồng lúa Do vậy, khi có nhu cầu chi tiêu bằng

tiền thì mặc dù nhu cầu gạo vẫn còn nhưng các hộ nông dân này vẫn phải bán lúa gạo ra thị trường Mặt khác, khi cung vượt quá cầu, gạo bị giảm giá thì

nông dân dùng gạo nhiều hơn và giảm lượng dùng các loại lương thực khác

Ước tính nhu cầu gạo trong những năm tới ta xem bảng 4

Bảng 4 : Nhu cầu lượng gạo lương thực cả nước năm 2005 và 2010

2001 ( suy rộng)

Đặc sản Trung bình Tổng cộng

Đặc sản Trung bình Tổng cộng

1 Nông thôn 9.775 1.137,3 4.348,5 5.485,8 2.017,1 3.025,6 5.042,7

2 Thành thị 505 1.282,4 3.290,9 4.573,3 1.616,6 3.779,6 5.396,2

3 Bình quân 10.280 2.419,7 7.639,4 10.059,1 3.633,6 6.805,2 10.438,8

Nguồn : Ngô Văn Hải và cộng sự.

Qua bảng 4 ta thấy thị hiếu người tiêu dùng về gạo đặc sản tăng lên và

gạo chất lượng trung bình giảm đi

Từ năm 2001 đến 2005, dân số tăng 4,6 triệu người

Từ năm 2005 đến 2010 dân số tăng 5,5 triệu người

Tổng lượng gạo lương thực sử dụng luôn không quá 11 triệu tấn/năm,

tương đương 17 triệu tấn thóc

Nhu cầu về lượng gạo lương thực chỉ tăng bình quân có 0,5%/năm

Nhu cầu gạo ngon (đặc sản) ở thị trường trong nước là hiện hữu và nhu cầu về các loại gạo ngon tăng khá nhanh Lượng gạo đặc sản có mức tăng trung bình 10%/năm, khoảng 220.000 tấn gạo, tương đương mức tăng 239.000

Trang 26

tấn thóc các giống đặc sản Như vậy cần diện tích gieo trồng các giống lúa đặc sản là 56,600 ha gieo trồng Đây là cơ sở để xác định qui mô và tốc độ chuyển dịch cơ cấu sản xuất lúa gạo ở phạm vi cả nước trong thời gian tới [19]

2.2.3 Tình hình xuất khẩu gạo trên thế giới và Việt Nam

2.2.3.1 Tình hình xuất khẩu gạo trên thế giới

Khi mức sống tăng, con người chú trọng đến gạo chất lượng cao Người

có thu nhập cao sẵn sàng trả giá cao cho những loại gạo ngon hơn gạo thông

thường Càng ngày càng có sự chênh lệch khoảng cách giữa gạo chất lượng

cao và gạo thông thường càng lớn Chẳng hạn ở Bangladesh, chênh lệch giá

giữa gạo chất lượng cao và trung bình chỉ khoảng 15% vào giữa những năm

70, song tới đầu những năm 90 con số này đã là 36% [43] Hàng năm trên thế

giới lượng gạo được sử dụng cho xuất khẩu chiếm khoảng 5% tổng sản lượng

của thế giới Hiện nay có khoảng 20 nước xuất khẩu gạo và khoảng 80 nước

nhập khẩu gạo Từ 1985 – 1995 lượng gạo xuất khẩu của thế giới tăng bình

quân 3.3% Các nước xuất khẩu gạo chính đa số ở châu á (chiếm 70% lượng

gạo xuất khẩu của thế giới) như : Thái Lan, Việt Nam, ấn Độ, Myanmar,

Pakistan và Mỹ ngoài ra có các nước úc, Egypt hàng năm xuất khẩu một

lượng gạo cố định Thái Lan là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, xuất khoảng 4-5 triệu tấn (giai đoạn 1991-1996) và đạt 6,5 triệu tấn vào năm 1998,

với loại gạo chất lượng nổi tiếng về hạt dài, trắng trong và đắt giá trên thị trường quốc tế Tại hội thảo mới đây về chủ đề trồng lúa trong thập kỷ 21, các chuyên gia về lúa gạo cho rằng : Thái Lan vẫn có tiềm năng xuất khẩu gạo trên

thị trường thế giới Văn phòng kinh tế Nông nghiệp Thái Lan dự báo : Thái

Lan có thể xuất khẩu 6,7 triệu tấn gạo vào năm 2005

Pakistan xuất khẩu khoảng 1 triệu tấn gạo hàng năm, trong đó có

khoảng 250.000 tấn gạo hạt dài, thơm, chất lượng tốt (Basmati) chủ yếu cho

Trang 27

thị trường Trung Đông, khoảng 500 ngàn tấn gạo hạt dài của các giống cải tiến

đến Nam và Đông Nam châu á Giá thị trường quốc tế đối với loại gạo Basmati gấp 3 lần so với gạo của các giống cải tiến [42]

Myanmar xuất khẩu khoảng trên 2 triệu tấn gạo mỗi năm với loại gạo

chất lượng thấp

ấn Độ cũng là nước xuất khẩu gạo lớn nhưng không ổn định, năm 1995

ấn Độ xuất 4,2 triệu tấn, sang năm 1996 giảm xuống còn 3,2 triệu tấn Hiện

nay, ấn Độ vẫn thường xuyên xuất khẩu gạo, trong đó có gạo chất lượng Basmati

Những năm gần đây Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo lớn, ổn

định và có xu hướng tăng dần

australia là nước xuất khẩu nhiều nhất loại gạo Japonica chất lượng nhưng hiện nay cũng khó có thể tăng cường sản xuất và xuất khẩu loại gạo này

do điều kiện đất đai và nước tưới không cho phép [41]

Theo Bộ thương mại Mỹ (USDA) năm 2004, các nước xuất khẩu gạo chính trên thế giới vẫn là Việt Nam, Thái Lan, Mỹ, ấn Độ Trong đó Thái

Lan vẫn sẽ được xếp là nước tiếp tục dẫn đầu thế giới về lượng gạo xuất khẩu Năm 2004 xuất khẩu gạo của Mỹ dự đoán sẽ đạt 2,9 triệu tấn, tăng 100.000

tấn so với năm 2003, còn ấn Độ xuất khẩu khoảng 3,25 triệu tấn, giảm 250.000 tấn so với năm 2003 [8]

Việc xuất, nhập khẩu gạo trên thị trường gần đây mang đặc điểm :

- Gạo chất lượng cao : ổn định, giá cao, cung nhỏ hơn cầu

- Gạo chất lượng thấp, không ổn định, có xu hướng giảm giá thấp, cung

lớn hơn cầu

Trang 28

Tham kh¶o xuÊt khÈu g¹o cña mét sè n−íc trªn thÕ giíi, chóng ta xem b¶ng 5

B¶ng 5 : XuÊt khÈu g¹o cña c¸c n−íc trªn thÕ giíi

Trang 29

2.2.3.2 Tình hình xuất khẩu gạo ở Việt Nam

Việt Nam từ chỗ thiếu lương thực, hiện nay đã vươn lên vị trí thứ hai

trên thế giới về xuất khẩu lúa gạo sau Thái Lan Bảng 6 cho ta thấy tình hình

xuất khẩu gạo của Việt Nam như sau :

Năm 1989, nước ta chính thức tham gia vào thị trường lúa gạo thế giới

với số lượng xuất khẩu 1.42 triệu tấn, thu về 290 triệu USD, giá bình quân 204 USD/tấn Tuy sản lượng gạo xuất khẩu chưa nhiều, giá còn thấp, chất lượng

gạo chưa phù hợp với thị hiếu của thị trường thế giới, nhưng đối với nước ta,

kết quả đó đánh dấu sự sang trang của sản xuất lúa gạo từ tự cấp, tự túc sang

kinh tế hàng hóa gắn với xuất khẩu Đó cũng là thành tựu rõ nét của nông nghiệp sau một năm thực hiện Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam (khoá VI) về đổi mới công tác quản lý trong nông nghiệp và thừa

nhận vai trò tự chủ của kinh tế hộ nông thôn Từ 1989 đến nay, 14 năm liên tục hạt gạo nước ta luôn có mặt trên thị trường thế giới với số lượng và chất lượng

ngày càng cao Theo FAO trong 17 năm qua, sản lượng lúa gạo trên thế giới

tăng thêm khoảng 70 triệu tấn, thì Việt Nam đóng góp 10 triệu tấn Và chính

sự tăng nhanh và ổn định của sản lượng lúa gạo sản xuất ở nước ta đã góp phần tích cực giảm sự căng thẳng về thiếu lương thực trên thế giới Đối với nước ta,

xu hướng này đã khắc phục cơ bản tình trạng thiếu đói, giáp hạt kéo dài nhiều thập kỷ trước đổi mới, biến một nước nhập khẩu gạo trở thành nước xuất khẩu

gạo với sản lượng liên tục tăng trong 14 năm liền Ngay cả những năm thiên

tai dồn dập, hạn hán và bão lụt gây hiệu qủa hết sức nặng nề trên phạm vi cả

nước liên tục từ năm 1995 đến 2002, an ninh lương thực quốc gia vẫn giữ vững, xuất khẩu gạo vẫn tăng cả về số lượng và chất lượng, thị trường, giá cả

ổn định

Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam từ năm 1989 đến năm 2002 được

Trang 30

thể hiện ở bảng 6

Bảng 6 : Tình hình xuất khẩu gạo Việt Nam 14 năm 1989-2002

Năm

Số lượng (1.000 tấn)

Giá trị (triệu USD)

Giá bình quân (1 tấn)

Sản lượng lúa sản xuất (triệu tấn)

Tổng cộng 14 năm xuất khẩu gạo, Việt Nam đã cung cấp cho thị trường

thế giới 37,1 triệu tấn gạo, tương đương 75 triệu tấn lúa, chiếm 13.3% sản

Trang 31

lượng lúa sản xuất, thu về cho đất nước 8.255 triệu USD Với kết quả này Việt

Nam đứng vững ở cường quốc xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới sau Thái Lan

và ngày càng ổn định Hai tháng đầu năm 2003, lượng gạo xuất khẩu Việt nam

đã vượt 400 ngàn tấn, gấp hai lần kỳ 2002 và mở ra triển vọng đạt và vượt 3,2

triệu tấn trong năm 2003 Bên cạnh sự tăng tiến về số lượng, sự tiến bộ về chủng loại và chất lượng là thực tế rất đáng tự hào Trong những năm đầu xuất khẩu gạo, tỷ lệ gạo chất lượng trung bình, tỷ lệ tấm cao trên 25% chiếm đến

80-90% nên sức cạnh tranh kém, giá cả thấp : năm 1989 giá gạo 204 USD/tấn;

năm 1990 giá gạo 187 USD/tấn; năm 1991 giá gạo 226 USD/tấn; năm 1992

giá gạo 214 USD/tấn; năm 1993 giá gạo 210 USD/tấn; năm 1994 giá gạo 218

USD/tấn [11] Nguyên nhân, về khách quan là do nước ta mới tham gia xuất

khẩu gạo trong khi thị trường lúa gạo thế giới đã ổn định, song về chủ quan

sản xuất lúa gạo trong nước vẫn chưa bám sát nhu cầu của thị trường Xuất

khẩu gạo nước ta trong những năm đầu vẫn nặng xu hướng có loại gạo nào

xuất loại ấy, xuất loại gạo nước mình có, chưa phải là xuất loại gạo thị trường

cần

Vượt qua những khó khăn và yếu kém ban đầu, trong 8 năm gần đây

1995-2002 xuất khẩu gạo nước ta đã có nhiều khởi sắc toàn diện hơn Gạo xuất khẩu tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng Về số lượng từ 2 triệu tấn

năm 1995 tăng lên 4,6 triệu tấn năm 1999 Về chất lượng gạo có chất lượng

cao (hạt dài, ít bạc bụng), tỷ lệ tấm thấp (5-10%) chiếm tỷ trọng lớn và có xu

hướng tăng dần, đến năm 1999 khoảng 50%, trong khi đó gạo có chất lượng

trung bình (hạt tròn, bạc bụng), tỷ lệ tấm cao (trên 10%) chiếm tỷ trọng nhỏ và

có xu hướng giảm dần Vì vậy, thị trường gạo mở rộng, khách hàng tăng, sức

cạnh tranh của hạt gạo Việt Nam trên thị trường thế giới tăng và đến năm 1999

đã đứng vững trên thị trường khó tính EU, Bắc Mỹ và khu vực Đông Nam á

Trang 32

Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam cũng tăng dần cùng với xu hướng tăng của

chất lượng gạo và quan hệ cung cầu của thị trường lúa gạo thế giới Giá gạo

xuất khẩu bình quân 4 năm 1995-1998 là 269 USD/tấn, tăng 61 USD/tấn so

với giá bình quân 6 năm trước đó (1989-1994) Khoảng cách giữa giá gạo Việt Nam với giá gạo Thái Lan đã giảm dần Từ 40-55 USD/tấn những năm 1989-

1994 xuống còn 20-25 USD/tấn những năm 1995-2000

Tuy nhiên, một trong những khó khăn nổi bật của xuất khẩu gạo Việt

Nam là tình trạng thiếu thông tin thị trường thế giới kéo dài, dẫn đến thua thiệt lớn cho đất nước trong xuất khẩu gạo nhiều năm qua chưa được khắc phục

Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam thường bị lỗ trong khi giá gạo trên

thị trường thế giới tăng Thí dụ gần đây nhất : từ đầu năm 2002, giá gạo trên thị trường thế giới liên tục tăng, gạo 15% tấm thời điểm tháng 9/2002 ở mức

184-185 USD/tấn, gạo 25% tấm là 170-172 USD/tấn, do thiếu thông tin về diễn biến thị trường gạo dẫn đến ký hợp đồng theo phỏng đoán lại chưa có gạo trong tay, đến lúc giao hàng giá lúa lên cao và lỗ vốn là tất yếu Tính ra, xuất 1 triệu tấn gạo lỗ 2 triệu USD Năm 2002 xuất 3 triệu tấn, lỗ 6 triệu USD Nguyên nhân một phần do cơ chế bao cấp làm cho các doanh nghiệp Nhà nước

ít nhạy cảm với giá thị trường thế giới dẫn đến thiếu thông tin

Thị trường xuất khẩu lúa gạo nước ta hiện nay gần 50 nước, các nước

nhập khẩu gạo chủ yếu từ Việt Nam là : irắc, Philippin, Inđônêxia, Malaixia

(xem phụ lục 2-3 về khối lượng xuất khẩu lúa gạo và giá trị xuất khẩu lúa gạo

phân theo thị trường của Việt Nam)

2.2.4 Những thách thức sản xuất lúa gạo trên thế giới và Việt Nam hiện nay

2.2.4.1 Những thách thức sản xuất lúa gạo trên thế giới

Hàng năm trên thế giới, số người ăn lúa gạo tăng 50 triệu người ở châu

Trang 33

á, nơi sản xuất lúa gạo chính cũng có tới 90% số dân ăn lúa gạo, tốc độ tăng

dân số vẫn tiếp tục 2% năm, trong khi tốc độ tăng dân số chung toàn thế giới

giảm từ 2% đến 1,7%/năm Người ta ước tính đến năm 2020 nhu cầu về lúa

gạo cần được tăng so với hiện nay là 370 triệu tấn Trong những thập kỷ 60 và

70 việc tăng sản lượng lúa gạo là do tăng diện tích trồng lúa và tăng năng suất

Nhưng từ năm 1980 diện tích trồng lúa không tăng nữa Trong tương lai việc

tăng thêm diện tích trồng lúa là rất khó khăn vì diện tích đất có hạn Do vậy,

việc tăng sản lượng lúa chủ yếu phải thu được từ việc tăng năng suất trên diện

tích sẵn có [40] Loài người vẫn đang đứng trước sự đe dọa khủng khiếp của

nạn đói Nhiều nước trên thế giới đang thiếu lương thực trầm trọng đặc biệt là các nước châu Phi Theo thống kê của tổ chức FAO, hiện nay có khoảng 800

triệu người trên thế giới đang trong tình trạng thiếu lương thực và mỗi tuần lễ trôi qua là có 250.000 người chết vì đói và bệnh do thiếu dinh dưỡng [38] Vấn

đề an ninh lương thực vẫn là vấn đề quan trọng hàng đầu đối với mỗi quốc gia

và toàn cầu

Trong tương lai, nghề trồng lúa phải vượt lên cả về năng suất và chất

lượng Phải có những giống lúa vừa có năng suất cao vừa có chất lượng tốt cho

vùng thâm canh và giống có tiềm năng năng suất cao thích nghi được ở vùng

khó khăn cho việc trồng lúa

2.2.4.2 Những khó khăn và thách thức sản xuất lúa gạo Việt Nam hiện nay

Thực trạng sản xuất lúa gạo Việt Nam hiện nay đang bộc lộ nhiều khó

khăn và thách thức

- Thứ nhất : quỹ đất lúa có hạn trong khi dân số tăng nhanh, nên đất lúa

bình quân đầu người vốn đã thấp (561m2) lại có xu hướng giảm dần, nguồn đất

có thể khai hoang bổ sung cho quĩ đất còn rất ít Theo tổng cục địa chính, đến năm 2000 cả nước chỉ còn 358 nghìn ha đất có khả năng khai hoang để trồng

Trang 34

lúa Tình trạng thiếu đất lúa diễn ra gay gắt ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung ở các địa phương này bình quân đất lúa đầu người chỉ còn khoảng 400m2, nhiều xã chỉ còn 300m2/nhân khẩu Đất

chật, người đông nên rất khó quy hoạch sản xuất lúa theo hướng kinh tế hàng hoá mà chỉ dừng lại ở phương thức tự cấp, tự túc, hiệu qủa kinh tế - xã hội

thấp ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, đất lúa bình quân đầu người từ 1.500m2 năm 1986 giảm xuống còn 1230m2 năm 2000 và vẫn tiếp tục giảm,

nhất là ở các tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Bến Tre Do đất canh tác lúa ít nên nhiều vùng đã gieo cấy 3 vụ lúa trong năm, bắt lúa quay vòng liên

tục theo hướng độc canh, về lâu dài sẽ làm giảm độ phì nhiêu và giảm năng

suất của đất

- Thứ hai : trình độ thâm canh lúa Việt Nam đã gần đạt mức cao của

các nước có nhiều diện tích lúa nước trong khu vực nên khả năng tăng năng

suất lúa trong những năm tới rất hạn chế Năng suất lúa bình quân 1 vụ trong

năm 2001 Việt Nam đã đạt 42,7 tạ/ha, tốc độ tăng đã giảm từ 3% xuống 2%

Riêng năng suất lúa bình quân năm ở ĐBSCL vượt 8,4 tấn/ha, một số tỉnh đạt

11 tấn/ha như Thái Bình, Nam Định Riêng An Giang, Cần Thơ mức độ đầu tư thâm canh lúa nhiều huyện đã đạt trình độ tiên tiến trên thế giới về phân bón, thuỷ lợi, giống mới, bảo vệ thực vật Nhiều huyện trọng điểm lúa của ĐBSCL

và ĐBSH hiện nay đã bón tới 300 kg/urê/ha lúa, với nguồn nước chủ động, giống mới năng suất cao, chiếm 100% diện tích gieo cấy và số huyện, số xã

đạt mức đầu tư như trên ngày càng làm cho khả năng đầu tư để tăng năng suất lúa ngày càng giảm Trên những diện tích đất lúa đó, đã xuất hiện xu hướng bão hòa chất hữu cơ, nên càng đầu tư thêm, nhất là phân hoá học, năng suất lúa không những không tăng mà còn giảm, hiệu quả kinh tế của đầu tư giảm theo

Trang 35

- Thứ ba : chất lượng lúa gạo còn thấp so với yêu cầu thị trường trong

nước và xuất khẩu là một thách thức lớn đối với sản xuất lúa gạo Việt Nam

trong giai đoạn mở cửa và hội nhập

Những tiến bộ đạt được trong đổi mới cơ cấu giống lúa để nâng cao chất lượng lúa gạo Việt Nam trong những năm qua tuy có tiến bộ nhưng còn hạn

chế ở một số vùng như ĐBSCL và ĐBSH ở các vùng khác hiện tượng phổ

biến vẫn là chạy theo năng suất để tăng số lượng nhằm đáp ứng yêu cầu tự túc lương thực tại chỗ, chưa chú ý đến chất luợng lúa gạo Ví như hai giống lúa

Trung Quốc Ưu 64, Ưu 63 hiện nay đã bỏ hẳn vì năng suất cao nhưng gạo

không ngon, song 2 giống lúa này lại đang được phổ biến đại trà ở một số tỉnh phía Bắc Vì chạy theo các giống lúa có năng suất cao nhưng chất lượng thấp

nên đã dẫn tình trạng ứ đọng thóc trong dân với khối lượng lớn, không tiêu thụ

được nên giá rất thấp, thậm chí dưới giá thành sản xuất Một số tỉnh có chỉ tiêu xuất khẩu gạo nhưng vì chất lượng lúa gạo thấp không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, nên không có gạo để xuất, phải nhập gạo của địa phương khác để tái

xuất

- Thứ tư : thị trường tiêu thụ và giá gạo không ổn định

Sản xuất lúa gạo tăng nhanh trong khi thị trường tiêu thụ không tăng tương ứng dẫn đến cung lớn hơn cầu kéo dài trong nhiều năm Điển hình năm

1997 thóc hàng hóa ứ đọng hàng triệu tấn, hậu quả giá lúa gạo giảm xuống

xấp xỉ, thậm chí thấp hơn cả giá thành sản xuất Chỉ số giá lương thực cả năm

1996 chỉ tăng 0,2% so với năm 1995, năm 1997 chỉ tăng 0,4% so với năm

1996, trong khi đó chỉ số giá hàng hoá phi lương thực, thực phẩn tăng 3,2% và 4,4% trong thời gian tương ứng [11] Tỷ giá cánh kéo dãn ra theo hướng bất lợi

cho người sản xuất nông nghiệp buộc Chính phủ phải thực hiện hàng loạt giải

pháp kinh tế tài chính để khắc phục như tung tiền mua lúa tồn đọng, miễn

Trang 36

giảm thuế xuất khẩu gạo, tăng thóc dự trữ quốc gia Tình trạng trên tiếp tục lập

lại trong các năm 2000; 2001; 2002 buộc Nhà nước phải bù lỗ hàng trăm tỷ

đồng cho các doanh nghiệp lương thực mua lúa tạm dự trữ chờ xuất khẩu gạo

Nguyên nhân của tình trạng đó có nhiều, trong đó đáng chú ý là các nguyên nhân chủ quan về tổ chức và quản lý sản xuất, qui hoạch và kế hoạch

Người sản xuất chỉ chạy theo lợi ích trước mắt, không chú ý đến triển vọng lâu dài do thiếu thông tin về thị trường trong và ngoài nước Một thiếu sót chủ quan của các cấp các ngành chỉ đạo nông nghiệp là không sản xuất gắn với chế biến nông sản dẫn đến tỷ lệ hao hụt sau thu hoạch còn lớn, chất lượng sản phẩm tiêu dùng và xuất khẩu bị hạn chế so với khả năng

Nếu như 2 năm 1996, 1997 giá lương thực gần như không tăng thì năm

1996 lại tăng đột biến (23,1%) so với tháng 12/1997 và 8 tháng đầu năm 2002,

giá lương thực tăng 10,7% so cùng kỳ năm 2001 trong khi giá chung chỉ tăng

4,3% Việc tăng giá trên có lợi cho người sản xuất lúa nhưng tăng quá cao,

vượt cả giá trần của Chính Phủ, lại tác động tiêu cực đối với nền kinh tế nói

chung và tình hình này dẫn đến việc lúa hàng hóa còn nhưng sức mua giảm,

trong vòng xoáy đó người thiệt nhất vẫn là nông dân Vì vậy, giá lúa tăng cao

vượt cả giá trần chưa phải là tốt, ngược lại tiềm ẩn những yếu tố đáng lo ngại,

nhất là thị trường giá cả xuất khẩu gạo

- Thứ năm : xu hướng quay về sản xuất lúa tăng lên Trong trồng trọt, xu

hướng quay về cây lương thực, nhất là lúa ngày càng thể hiện rõ nét cả trong

những năm giá lúa giảm và đứng ở mức thấp (năm 1997, năm 2000 và năm

2001) Tỷ trọng diện tích nhóm cây lương thực trong tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm có xu hướng tăng dần : năm 1995 = 86,4%, năm 1996 = 86,8%,

năm 1997 = 86,1% và năm 1997 = 87% Trong cây lương thực, lúa tăng, màu

giảm cả diện tích và sản lượng Tỷ trọng diện tích lúa trong tổng diện tích cây

Trang 37

lương thực từ 84,8% năm 1995 tăng lên 85,2% năm 1996, 85,5% năm 1997;

86% năm 1998; 91,2% năm 2000 và 91,2% năm 2001 Chủ trương đa dạng

hoá cây trồng trên thực tế đã không đạt được, ngược lại xu hướng độc canh lúa diễn ra khá phổ biến Năm 1998, do giá lúa cao nhiều địa phương và hộ nông dân ở ĐBSCL đã tăng diện tích vụ 3 (thu đông) trên 23 vạn ha, biến một số

diện tích ruộng lúa 2 vụ thành 3 vụ lúa Một số địa phương chính quyền không

có chủ trương mở rộng diện tích lúa 3 vụ nhưng dân thấy lợi trước mắt nên cứ làm Xu hướng này tuy có làm tăng thêm một số sản lượng lúa, tăng thu nhập

cho nông dân hiện nay, nhưng xét về lâu dài sẽ làm giảm độ mầu mỡ của đất,

đất bị vắt kiệt chắc chắn sẽ ảnh huởng xấu đến năng suất trong các vụ tới

2.2.5 Nghiên cứu, chọn tạo giống lúa chất lượng cao trên thế giới và trong nước

2.2.5.1 Trên thế giới

Viện Nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) đã chọn ra khoảng 800 giống lúa

cải tiến Những giống lúa cải tiến này thường thấp cây (80-90cm), thân cứng, lá cứng và xanh đậm, đẻ khỏe, chịu thâm canh cao (100-120N/ha), có chỉ số thu hoạch cao từ 0,5-0,6 [36]

Trong số các giống lúa cải tiến mà IRRI tạo ra có một loạt giống vừa có

năng suất cao vừa có chất lượng thương phẩm cao Giống IR64 là giống tiêu

biểu về năng suất và chất lượng cao, có gạo hạt dài, trong, hàm lượng amylose

và nhiệt độ hóa hồ trung bình, được trồng rộng rãi ở châu á

Tạo giống lúa có năng suất cao, ổn định, chất lượng gạo cao cấp là một

trong những hướng nghiên cứu chính của IRRI Hiện nay, hàng loạt giống lúa

cải tiến vừa có năng suất cao, vừa có chất lượng tốt do IRRI tạo ra đang được

thử nghiệm và mở rộng trong sản xuất ở nhiều nước như : IR29723, IR50, IR42, IR66707, IR5629

Trang 38

ở châu á : ấn độ, Băngladesh, Pakistan đang thực hiện chương trình cải tiến các giống lúa, tạo ra những dòng mới có năng suất cao và mang gen chất

lượng của giống lúa cổ truyền Basmati là giống có chất lượng cao chủ lực xuất

khẩu của các nước này [37] Thái Lan luôn đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo, trong đó có nhiều giống chất lượng cổ truyền, nổi tiếng có hạt gạo dài,

trắng, trong, bóng và thơm mà điển hình là giống Khao Dawk Mali Các giống lúa đặc sản của Thái Lan có năng suất thấp (2 tấn/ha) song gạo bán trên thị

trường thế giới với giá khá cao

Trung Quốc đứng đầu thế giới về sản xuất lúa gạo Sản lượng lúa của

Trung Quốc chiếm hơn 1/3 sản lượng lúa thế giới Trung Quốc đạt nhiều thành

tựu trong cải tiến giống lúa, đặc biệt đã đi đầu trên thế giới tạo ra những giống lúa lai năng suất cao, phẩm chất tốt

Theo E.P Guimaraes N.R.A Vieira và B.S Pinhero (2001) [39] ở châu

Mỹ La tinh, lúa được người Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đưa vào Mexico từ

năm 1522 Ngày nay, lúa được trồng nhiều ở Mỹ, argentina, urguay, Chile,

Brazil v.v Mức tiêu thụ lúa gạo tính theo đầu người ở châu Mỹ La tinh thấp ,

chỉ bằng 1/10 so với châu á ở châu Mỹ La Tinh có một số chương trình chọn

tạo giống đặc sản, theo hướng chất lượng hạt gạo, họ quan tâm cả chất lượng

nấu nướng và chất lượng thương trường Họ sử dụng các nguồn vật liệu từ các

nước như Khao Dawk MaLi từ Thái Lan, Basmati từ ấn Độ hoặc Pakistan có

hạt dài, thơm hoặc như giống hạt ngắn Suweon 287 từ Hàn Quốc qua mạng

lưới thử nghiệm giống lúa quốc tế (INGER) để thực hiện cải tiến giống lúa

2.2.5.2 ở trong nước

ở nước ta, công tác tạo, chọn giống đã được quan tâm và thực hiện từ

lâu Nhưng chỉ từ năm 1990 công tác chọn tạo giống đã được xây dựng thành chương trình quốc gia, tập hợp hầu hết các cơ quan nghiên cứu như Viện,

Trang 39

Trường trong cả nước với đội ngũ đông đảo các cán bộ khoa học tham gia và

tuỳ theo yêu cầu sản xuất lương thực ở từng giai đoạn mà mục tiêu của các

chương trình có khác nhau

Giai đoạn 1990-1995 có đề tài KN01-01 chủ yếu chọn tạo giống cho vùng thâm canh, đã có 26 giống lúa mới được công nhận đưa vào sản xuất, 40 giống khu vực hoá Nếu tính từ 1975 đã có 104 giống lúa cải tiến đã được công nhận và đưa vào sản xuất Giai đoạn 1996-2000 có đề tài KHCN08-01, không chỉ giới hạn trong việc chọn tạo giống có năng suất cao mà cả các giống có

chất lượng cao để phục vụ nội tiêu và xuất khẩu [23]

Trong công tác chọn tạo giống, các nhà khoa học Việt Nam đã tận dụng

nguồn vật liệu sẵn có trong nước, nguồn nhập nội và sử dụng kết hợp các phương pháp khác nhau như phương pháp truyền thống, các phương pháp hiện

đại

Qua quá trình chọn lọc, phục tráng những giống cổ truyển đặc sản : các giống nếp, Tám thơm ở ĐBSH, các giống lúa thơm như Nàng Hương, Nàng

Loan, Nàng Thơm ở ĐBSCL, chọn lọc, phục tráng các giống lúa chất lượng

cao nhập nội : IR42, Khao Dawk Mali, IR1561, Bắc Thơm số 7, LT2, LT3,

Nam); giống DT122, DT17, DT15, MRI, DT21, T2 (Viện Di truyền Nông

nghiệp), các giống có hàm lượng dinh dưỡng cao : P4, P6, P1, P5, P8 (Viện

Cây lương thực thực phẩm), giống ĐH101, ĐH77, ĐH15, (Đại học Nông

nghiệp I), Tám thơm cải tiến (Đại học Sư phạm Hà Nội), Các dòng OM như

Trang 40

OM3008-9 (Khao 39), Tài Nguyên 128 [16], [17], [25]

2.2.6 Thực trạng và xu hướng phát triển giống lúa chất lượng cao ở Việt Nam

Việt Nam với 2 vựa lúa ĐBSH và ĐBSCL cùng với truyền thống sản

xuất lâu đời của người dân đã tạo nên nền văn minh cho dân tộc (nền văn minh

lúa nước) Trước kia, ĐBSH là nơi tập trung phong phú các giống lúa địa

phương, trong đó có rất nhiều giống có phẩm chất gạo ngon Vào thập kỷ 60

tại Đại học Nông nghiệp I đã thu thập, theo dõi 1.800 giống lúa địa phương và

phân thành các nhóm sinh thái khác nhau : Lúa Chiêm có các nhóm Tép, Bầu,

Cút, Sài Đường Lúa mùa có các nhóm Gié, Di , Dự, Tám [18] Hàng loạt

các giống lúa cổ truyền địa phương có chất lượng cao được nông dân nhiều

vùng gieo trồng như : giống nếp thơm (nếp hoa vàng, nếp ngâu), các giống lúa

Dự (Dự hương, Dự lùn), các giống lúa Tám (Tám ấp bẹ Xuân Đài, Tám xoan

Trực thái, Tám xoan Thái Bình) Các giống lúa Tám, Dự, Nếp thơm ở miền

Bắc và một số giống có hàm lượng protein và vitamin cao, nên được người tiêu

dùng trong nước ưa thích

Từ năm 1989 Việt Nam bắt đầu xuất khẩu gạo, ĐBSCL là nới sản xuất

gạo hàng hoá chính với các giống lúa chủ lực như IR64, IR66707, IR42,

IR59606, OM1704 có năng suất khá, hạt thon dài, gạo trắng trong Những

năm giữa của thập kỷ 90, miền Bắc bắt đầu có gạo dư thừa và có nhu cầu sản

xuất gạo hàng hóa Hướng chọn tạo giống lúa có năng suất cao, phẩm chất tốt

được các nhà khoa học quan tâm hơn Nhiều giống lúa cải tiến có chất lượng

tốt hơn được đưa ra thử nghiệm và sản xuất ở phía Bắc như VĐ10, VĐ20,

QC1, IR1561, Khang dân, Kim Cương, Bắc Thơm số 7, P4, P6, P1, Mali,

MCS96, IR62030, IHYT57, AYT77, BM9849, BM9855, DT17, HR1, D122,

Tám thơm đột biến

ở ĐBSCL các giống lúa chất lượng cao đang được mở rộng cho xuất

Ngày đăng: 02/08/2013, 16:14

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Diễn biến sản xuất lúa trên thế giới giai đoạn 1995-2001 - Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu chủ yếu đưa các giống lúa chất lượng cao vào sản xuất tại huyện tiên lãng hải phòng
Bảng 1 Diễn biến sản xuất lúa trên thế giới giai đoạn 1995-2001 (Trang 15)
Bảng 1 :  Diễn biến sản xuất lúa trên thế giới giai đoạn 1995-2001 - Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu chủ yếu đưa các giống lúa chất lượng cao vào sản xuất tại huyện tiên lãng hải phòng
Bảng 1 Diễn biến sản xuất lúa trên thế giới giai đoạn 1995-2001 (Trang 15)
Bảng 2: Sản l−ợng lúa của các n−ớc trên thế giới - Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu chủ yếu đưa các giống lúa chất lượng cao vào sản xuất tại huyện tiên lãng hải phòng
Bảng 2 Sản l−ợng lúa của các n−ớc trên thế giới (Trang 16)
Bảng 2 : Sản l−ợng lúa của các n−ớc trên thế giới - Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu chủ yếu đưa các giống lúa chất lượng cao vào sản xuất tại huyện tiên lãng hải phòng
Bảng 2 Sản l−ợng lúa của các n−ớc trên thế giới (Trang 16)
Bảng 3: Kết quả sản xuất lúa ở Việt Nam qua các thời kỳ - Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu chủ yếu đưa các giống lúa chất lượng cao vào sản xuất tại huyện tiên lãng hải phòng
Bảng 3 Kết quả sản xuất lúa ở Việt Nam qua các thời kỳ (Trang 20)
Bảng 4: Nhu cầu l−ợng gạo l−ơng thực cản −ớc năm 2005 và 2010 - Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu chủ yếu đưa các giống lúa chất lượng cao vào sản xuất tại huyện tiên lãng hải phòng
Bảng 4 Nhu cầu l−ợng gạo l−ơng thực cản −ớc năm 2005 và 2010 (Trang 25)
Bảng 4 : Nhu cầu l−ợng gạo l−ơng thực cả n−ớc năm 2005 và 2010 - Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu chủ yếu đưa các giống lúa chất lượng cao vào sản xuất tại huyện tiên lãng hải phòng
Bảng 4 Nhu cầu l−ợng gạo l−ơng thực cả n−ớc năm 2005 và 2010 (Trang 25)
Bảng 5: Xuất khẩu gạo của các n−ớc trên thế giới - Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu chủ yếu đưa các giống lúa chất lượng cao vào sản xuất tại huyện tiên lãng hải phòng
Bảng 5 Xuất khẩu gạo của các n−ớc trên thế giới (Trang 28)
thể hiệ nở bảng 6. - Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu chủ yếu đưa các giống lúa chất lượng cao vào sản xuất tại huyện tiên lãng hải phòng
th ể hiệ nở bảng 6 (Trang 30)
bảng 7. Thống kê diện tích đất đai năm 2002 - Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu chủ yếu đưa các giống lúa chất lượng cao vào sản xuất tại huyện tiên lãng hải phòng
bảng 7. Thống kê diện tích đất đai năm 2002 (Trang 44)
Bảng 7. Thống kê diện tích đất đai năm 2002 - Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu chủ yếu đưa các giống lúa chất lượng cao vào sản xuất tại huyện tiên lãng hải phòng
Bảng 7. Thống kê diện tích đất đai năm 2002 (Trang 44)
Bảng 8: Cơ cấu kinh tế các ngành của huyện Tiên L∙ng - Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu chủ yếu đưa các giống lúa chất lượng cao vào sản xuất tại huyện tiên lãng hải phòng
Bảng 8 Cơ cấu kinh tế các ngành của huyện Tiên L∙ng (Trang 50)
Bảng 8 : Cơ cấu kinh tế các ngành của huyện Tiên L∙ng - Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu chủ yếu đưa các giống lúa chất lượng cao vào sản xuất tại huyện tiên lãng hải phòng
Bảng 8 Cơ cấu kinh tế các ngành của huyện Tiên L∙ng (Trang 50)
Bảng 9: Một số thông tin về kinh tế huyện Tiên L∙ng - Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu chủ yếu đưa các giống lúa chất lượng cao vào sản xuất tại huyện tiên lãng hải phòng
Bảng 9 Một số thông tin về kinh tế huyện Tiên L∙ng (Trang 51)
Bảng 9 : Một số thông tin về kinh tế huyện Tiên L∙ng - Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu chủ yếu đưa các giống lúa chất lượng cao vào sản xuất tại huyện tiên lãng hải phòng
Bảng 9 Một số thông tin về kinh tế huyện Tiên L∙ng (Trang 51)
Bảng 10 : Diện tích, năng suất, sản l−ợng một số cây trồng chủ yếu của huyện tiên L ∙ng - Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu chủ yếu đưa các giống lúa chất lượng cao vào sản xuất tại huyện tiên lãng hải phòng
Bảng 10 Diện tích, năng suất, sản l−ợng một số cây trồng chủ yếu của huyện tiên L ∙ng (Trang 52)
Bảng 10 : Diện tích, năng suất,  sản  l−ợng một số cây trồng chủ yếu của huyện tiên   L∙ng - Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu chủ yếu đưa các giống lúa chất lượng cao vào sản xuất tại huyện tiên lãng hải phòng
Bảng 10 Diện tích, năng suất, sản l−ợng một số cây trồng chủ yếu của huyện tiên L∙ng (Trang 52)
Bảng 11 : cơ cấu diện tích gieo trồng của huyện Tiên L∙ng (Đơn vị : %) - Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu chủ yếu đưa các giống lúa chất lượng cao vào sản xuất tại huyện tiên lãng hải phòng
Bảng 11 cơ cấu diện tích gieo trồng của huyện Tiên L∙ng (Đơn vị : %) (Trang 54)
Bảng 11 : cơ cấu diện tích gieo trồng của huyện Tiên L∙ng   (Đơn vị : %) - Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu chủ yếu đưa các giống lúa chất lượng cao vào sản xuất tại huyện tiên lãng hải phòng
Bảng 11 cơ cấu diện tích gieo trồng của huyện Tiên L∙ng (Đơn vị : %) (Trang 54)
Bảng 12 : Một số thông tin  sản xuất  lúa ở Tiên L∙ng - Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu chủ yếu đưa các giống lúa chất lượng cao vào sản xuất tại huyện tiên lãng hải phòng
Bảng 12 Một số thông tin sản xuất lúa ở Tiên L∙ng (Trang 58)
Bảng 1 3: Phân bổ diện tích gieo cấy lúa ở Tiên L∙ng năm 2002 (đất tự nhiên) - Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu chủ yếu đưa các giống lúa chất lượng cao vào sản xuất tại huyện tiên lãng hải phòng
Bảng 1 3: Phân bổ diện tích gieo cấy lúa ở Tiên L∙ng năm 2002 (đất tự nhiên) (Trang 60)
Bảng 13 : Phân bổ diện tích gieo cấy lúa ở Tiên L∙ng  năm 2002 (đất tự nhiên) - Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu chủ yếu đưa các giống lúa chất lượng cao vào sản xuất tại huyện tiên lãng hải phòng
Bảng 13 Phân bổ diện tích gieo cấy lúa ở Tiên L∙ng năm 2002 (đất tự nhiên) (Trang 60)
Bảng 14 : Cơ cấu diện tích một số giống lúa th−ờng sản xuất tại Tiên L∙ng - Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu chủ yếu đưa các giống lúa chất lượng cao vào sản xuất tại huyện tiên lãng hải phòng
Bảng 14 Cơ cấu diện tích một số giống lúa th−ờng sản xuất tại Tiên L∙ng (Trang 61)
Bảng 14 : Cơ cấu diện tích một số giống lúa th−ờng sản xuất tại Tiên L∙ng - Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu chủ yếu đưa các giống lúa chất lượng cao vào sản xuất tại huyện tiên lãng hải phòng
Bảng 14 Cơ cấu diện tích một số giống lúa th−ờng sản xuất tại Tiên L∙ng (Trang 61)
Bảng 1 5: Cơ cấu diện tích một số giống lúa chất l−ợng cao sản xuất tại huyện Tiên L ∙ng  - Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu chủ yếu đưa các giống lúa chất lượng cao vào sản xuất tại huyện tiên lãng hải phòng
Bảng 1 5: Cơ cấu diện tích một số giống lúa chất l−ợng cao sản xuất tại huyện Tiên L ∙ng (Trang 62)
Bảng 15 : Cơ cấu diện tích một số giống lúa chất l−ợng cao sản xuất tại   huyện Tiên L∙ng - Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu chủ yếu đưa các giống lúa chất lượng cao vào sản xuất tại huyện tiên lãng hải phòng
Bảng 15 Cơ cấu diện tích một số giống lúa chất l−ợng cao sản xuất tại huyện Tiên L∙ng (Trang 62)
Bảng trên cho thấy : cơ cấu các trà vụ chiêm xuân có sự phân biệt rõ rệt. - Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu chủ yếu đưa các giống lúa chất lượng cao vào sản xuất tại huyện tiên lãng hải phòng
Bảng tr ên cho thấy : cơ cấu các trà vụ chiêm xuân có sự phân biệt rõ rệt (Trang 63)
Bảng 17 : cơ cấu diện tích gieo cấy các trà lúa vụ mùa ở Tiên L∙ng (2000-2003) - Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu chủ yếu đưa các giống lúa chất lượng cao vào sản xuất tại huyện tiên lãng hải phòng
Bảng 17 cơ cấu diện tích gieo cấy các trà lúa vụ mùa ở Tiên L∙ng (2000-2003) (Trang 64)
Bảng 19. Các giống lúa chất l−ợng cao trồng ở Tiên L∙ng - Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu chủ yếu đưa các giống lúa chất lượng cao vào sản xuất tại huyện tiên lãng hải phòng
Bảng 19. Các giống lúa chất l−ợng cao trồng ở Tiên L∙ng (Trang 67)
Bảng 19. Các giống lúa chất l−ợng cao trồng ở Tiên L∙ng - Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu chủ yếu đưa các giống lúa chất lượng cao vào sản xuất tại huyện tiên lãng hải phòng
Bảng 19. Các giống lúa chất l−ợng cao trồng ở Tiên L∙ng (Trang 67)
Bảng 21 : Năng suất một số giống lúa (trung bình 2 vụ) - Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu chủ yếu đưa các giống lúa chất lượng cao vào sản xuất tại huyện tiên lãng hải phòng
Bảng 21 Năng suất một số giống lúa (trung bình 2 vụ) (Trang 69)
Bảng 21 :  Năng suất một số giống lúa  (trung bình 2 vụ) - Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu chủ yếu đưa các giống lúa chất lượng cao vào sản xuất tại huyện tiên lãng hải phòng
Bảng 21 Năng suất một số giống lúa (trung bình 2 vụ) (Trang 69)
Bảng 22 : sản l−ợng lúa tại Tiên L∙ng - Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu chủ yếu đưa các giống lúa chất lượng cao vào sản xuất tại huyện tiên lãng hải phòng
Bảng 22 sản l−ợng lúa tại Tiên L∙ng (Trang 70)
Bảng 22  :  sản l−ợng lúa tại Tiên L∙ng - Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu chủ yếu đưa các giống lúa chất lượng cao vào sản xuất tại huyện tiên lãng hải phòng
Bảng 22 : sản l−ợng lúa tại Tiên L∙ng (Trang 70)
Bảng 2 3: Gía trị sản l−ợng lúa tại Tiên L∙ng - Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu chủ yếu đưa các giống lúa chất lượng cao vào sản xuất tại huyện tiên lãng hải phòng
Bảng 2 3: Gía trị sản l−ợng lúa tại Tiên L∙ng (Trang 71)
Bảng 23 :  Gía trị  sản l−ợng lúa tại Tiên L∙ng - Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu chủ yếu đưa các giống lúa chất lượng cao vào sản xuất tại huyện tiên lãng hải phòng
Bảng 23 Gía trị sản l−ợng lúa tại Tiên L∙ng (Trang 71)
Bảng 24 : khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện bất thuận của một số giống lúa năm 2003 - Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu chủ yếu đưa các giống lúa chất lượng cao vào sản xuất tại huyện tiên lãng hải phòng
Bảng 24 khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện bất thuận của một số giống lúa năm 2003 (Trang 73)
Bảng 24 : khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện bất thuận của một số  gièng lóa n¨m 2003 - Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu chủ yếu đưa các giống lúa chất lượng cao vào sản xuất tại huyện tiên lãng hải phòng
Bảng 24 khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện bất thuận của một số gièng lóa n¨m 2003 (Trang 73)
4.1.10. Chất l−ợng và phẩm chất các giống lúa - Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu chủ yếu đưa các giống lúa chất lượng cao vào sản xuất tại huyện tiên lãng hải phòng
4.1.10. Chất l−ợng và phẩm chất các giống lúa (Trang 74)
Bảng 2 5: Chất l−ợng và phẩm chất một số giống lúa trồng tại tiên l∙ng - Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu chủ yếu đưa các giống lúa chất lượng cao vào sản xuất tại huyện tiên lãng hải phòng
Bảng 2 5: Chất l−ợng và phẩm chất một số giống lúa trồng tại tiên l∙ng (Trang 74)
Bảng 25 :  Chất l−ợng và phẩm chất một số giống lúa trồng tại tiên l∙ng - Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu chủ yếu đưa các giống lúa chất lượng cao vào sản xuất tại huyện tiên lãng hải phòng
Bảng 25 Chất l−ợng và phẩm chất một số giống lúa trồng tại tiên l∙ng (Trang 74)
Bảng 27 : Chi phí sản xuất và thu của lúa th−ờng và lúa chất l−ợng cao - Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu chủ yếu đưa các giống lúa chất lượng cao vào sản xuất tại huyện tiên lãng hải phòng
Bảng 27 Chi phí sản xuất và thu của lúa th−ờng và lúa chất l−ợng cao (Trang 77)
Ghi chú : đ/ c: giống đối chứng là giống lúa th−ờng điển hình - Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu chủ yếu đưa các giống lúa chất lượng cao vào sản xuất tại huyện tiên lãng hải phòng
hi chú : đ/ c: giống đối chứng là giống lúa th−ờng điển hình (Trang 78)
Bảng 28 cho thấy hiệu qủa kinh tế của một số giống lúa cấy trồng ở Tiên Lãng. - Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu chủ yếu đưa các giống lúa chất lượng cao vào sản xuất tại huyện tiên lãng hải phòng
Bảng 28 cho thấy hiệu qủa kinh tế của một số giống lúa cấy trồng ở Tiên Lãng (Trang 78)
Bảng 30 : cơ cấu mùa vụ và diện tích gieo trồng lúa chất l−ợng cao                                                                   (kế hoạch 2004-2007)  - Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu chủ yếu đưa các giống lúa chất lượng cao vào sản xuất tại huyện tiên lãng hải phòng
Bảng 30 cơ cấu mùa vụ và diện tích gieo trồng lúa chất l−ợng cao (kế hoạch 2004-2007) (Trang 84)
Bảng 30 : cơ cấu mùa vụ và diện tích gieo trồng lúa chất l−ợng cao                                                                    (kế hoạch 2004-2007) - Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu chủ yếu đưa các giống lúa chất lượng cao vào sản xuất tại huyện tiên lãng hải phòng
Bảng 30 cơ cấu mùa vụ và diện tích gieo trồng lúa chất l−ợng cao (kế hoạch 2004-2007) (Trang 84)
Bảng 31 : Kết quả trình diễn  của một số giống lúa  chất l−ợng cao - Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu chủ yếu đưa các giống lúa chất lượng cao vào sản xuất tại huyện tiên lãng hải phòng
Bảng 31 Kết quả trình diễn của một số giống lúa chất l−ợng cao (Trang 90)
Bảng 32 : Kết quả trình diễn một số giống lúa chất l−ợng cao                     (Vụ Mùa tại x∙ Khởi Nghĩa- Tiên L∙ng) - Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu chủ yếu đưa các giống lúa chất lượng cao vào sản xuất tại huyện tiên lãng hải phòng
Bảng 32 Kết quả trình diễn một số giống lúa chất l−ợng cao (Vụ Mùa tại x∙ Khởi Nghĩa- Tiên L∙ng) (Trang 92)
Bảng 34 : Kết quả cải tiến các hệ thống luân canh 2 lúa trồng cây vụ Đông ở  Thị Trấn  huyện  - Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu chủ yếu đưa các giống lúa chất lượng cao vào sản xuất tại huyện tiên lãng hải phòng
Bảng 34 Kết quả cải tiến các hệ thống luân canh 2 lúa trồng cây vụ Đông ở Thị Trấn huyện (Trang 96)
Bảng 35 : So sánh hiệu qủa của các mô hình canh tác trên đất 2 lúa của  huyện Tiên L∙ng - Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu chủ yếu đưa các giống lúa chất lượng cao vào sản xuất tại huyện tiên lãng hải phòng
Bảng 35 So sánh hiệu qủa của các mô hình canh tác trên đất 2 lúa của huyện Tiên L∙ng (Trang 99)
Bảng 36. dân số, lao động nông nghiệp của huyện Tiên L∙ng đến 2010 Nội dung Đơn vị1994 2000  2010  - Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu chủ yếu đưa các giống lúa chất lượng cao vào sản xuất tại huyện tiên lãng hải phòng
Bảng 36. dân số, lao động nông nghiệp của huyện Tiên L∙ng đến 2010 Nội dung Đơn vị1994 2000 2010 (Trang 101)
Bảng 36.  dân số, lao động nông nghiệp của huyện  Tiên L∙ng đến 2010 - Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu chủ yếu đưa các giống lúa chất lượng cao vào sản xuất tại huyện tiên lãng hải phòng
Bảng 36. dân số, lao động nông nghiệp của huyện Tiên L∙ng đến 2010 (Trang 101)
Bảng 37 : nhu cầu đầu t− vốn cho ngành sản xuất nông nghiệp - Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu chủ yếu đưa các giống lúa chất lượng cao vào sản xuất tại huyện tiên lãng hải phòng
Bảng 37 nhu cầu đầu t− vốn cho ngành sản xuất nông nghiệp (Trang 102)
Bảng 37 cho biết nhu cầu đầu t− vốn cho ngành sản xuất nông nghiệp. - Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu chủ yếu đưa các giống lúa chất lượng cao vào sản xuất tại huyện tiên lãng hải phòng
Bảng 37 cho biết nhu cầu đầu t− vốn cho ngành sản xuất nông nghiệp (Trang 102)
Bảng 37 cho biết nhu cầu đầu t−  vốn cho ngành sản xuất nông nghiệp. - Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu chủ yếu đưa các giống lúa chất lượng cao vào sản xuất tại huyện tiên lãng hải phòng
Bảng 37 cho biết nhu cầu đầu t− vốn cho ngành sản xuất nông nghiệp (Trang 102)
Bảng 37 : nhu cầu đầu t− vốn cho ngành sản xuất nông nghiệp - Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu chủ yếu đưa các giống lúa chất lượng cao vào sản xuất tại huyện tiên lãng hải phòng
Bảng 37 nhu cầu đầu t− vốn cho ngành sản xuất nông nghiệp (Trang 102)
Bảng 39 : L−ợng giống để sản xuất lúa chất l−ợng cao - Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu chủ yếu đưa các giống lúa chất lượng cao vào sản xuất tại huyện tiên lãng hải phòng
Bảng 39 L−ợng giống để sản xuất lúa chất l−ợng cao (Trang 105)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w