Trong thập kỉ qua có nhiều tiến bộ trong điều trị thông liên thất (TLT) bên cạnh phương pháp kinh điển là phẫu thuật tim hở vá lỗ TLT được cho là phương pháp chuẩn vàng trong điều trị TLT nhưng vẫn còn những tai biến của tuần hoàn ngoài cơ thể, tai biến gây mê hồi sức, nhiễm trùng xương ức... 11. Phương pháp đóng TLT qua da hiện đang thu hút quan tâm lớn của các bác sĩ can thiệp trong các bệnh tim bẩm sinh nói chung bởi tính khả thi về mặt kỹ thuật cũng như kết quả lâu dài của can thiệp đóng TLT, nhất là TLT phần quanh màng 17. Trong các bệnh tim bẩm sinh (TBS) thì TLT là bệnh hay gặp nhất, riêng TLT đơn thuần đã chiếm tỷ lệ 20% 30% trong các bệnh TBS của trẻ em. Ngoài ra TLT còn gặp trong tổn thương phối hợp với các tổn thương tim khác như còn ống động mạch, hẹp van động mạch phổi…8. Phân loại TLT chủ yếu dựa vào vị trí của lỗ thông trên vách liên thất: khoảng 70% 80% là TLT phần màng (hay còn gọi là phần quanh màng), 10% 15% là TLT phần cơ, 5% là TLT phần phễu, 5% là phần buồng nhận 7, 8, 27. Chỉ định can thiệp điều trị TLT bằng phẫu thuật hoặc đóng qua da chủ yếu dựa vào các dấu hiệu quá tải thể tích lên tim trái do hậu quả của hướng luồng thông (Shunt) trái phải (QpQs > 1.5, nhĩ trái, thất trái giãn) với mục đích là dự phòng tăng áp lực động mạch phổi (ĐMP), suy tim, loạn nhịp, hở van động mạch chủ (ĐMC) và viêm nội tâm mạc nhiễm trùng. Ngoài ra còn có một số chỉ định được bổ sung cân nhắc kể từ khi đóng TLT qua da ra đời như yếu tố tâm lý của gia đình và người bệnh mong muốn được điều trị khỏi bệnh nhưng không phải phẫu thuật tim hở, trong tuyển dụng lao động, tham gia bảo hiểm, thi đấu thể thao chuyên nghiệp những bệnh nhân này tuy lỗ thông nhỏ, Shunt nhỏ nhưng xét về tính hiệu quả và an toàn của can thiệp qua da có thể cân nhắc chỉ định 42, 43. Phương pháp điều trị TLT từ trước đến bây giờ vẫn là phẫu thuật tim hở là chủ yếu và phổ biến với tỷ lệ tử vong, tai biến thấp nhưng còn có một số tai biến như phải mở xương ức, chạy tim phổi máy, truyền máu, đôi khi bị nhiễm trùng, loạn nhịp tim, viêm màng ngoài tim…vậy nghiên cứu về phương pháp điều trị bằng can thiệp qua da với mong muốn tránh những tai biến của phẫu thuật tim hở cũng là một hướng mới và đã được áp dụng trong những năm gần đây 15, 24, 43. Trong bốn loại TLT thì phương pháp điều trị đóng TLT qua da bằng dụng cụ đối với TLT phần cơ là lựa chọn tối ưu bởi thuận lợi về mặt kỹ thuật cũng như xa các cấu trúc tim nên hạn chế được tai biến. Còn TLT phần phễu và phần buồng nhận khó về mặt kỹ thuật đóng cũng như lỗ thông gần cấu trúc van ĐMC, van ĐMP, van nhĩ thất. TLT phần quanh màng được cho là cũng thuận lợi về mặt kỹ thuật cũng như tương đối xa các cấu trúc nói trên hơn hai thể trên, người ta chỉ còn lo ngại về ảnh hưởng đến đường dẫn truyền nhĩ thất mà thôi bởi đường dẫn truyền nhĩ thất nằm phía sau dưới so với phần TLT phần màng. Phương pháp điều trị can thiệp qua da bằng nhiều loại dụng cụ khác nhau như Amplatzer thiết kế để đóng TLT phần quanh màng của hãng AGA, dùng Coil Le của hãng PFM, dùng dụng cụ đóng ống động mạch để đóng TLT hay gần đây một số dụng cụ mới thiết kế cho đóng TLT quanh màng của hãng Lifetech đã nghiên cứu và áp dụng với kết quả rất khả quan nhất là tỉ lệ BAV rất thấp và tự hồi phục nên đã thu hút sự quan tâm của các bác sĩ tim mạch can thiệp. Nhiều Trung tâm Tim mạch trên thế giới đã có một số công trình nghiên cứu lâm sàng về đóng TLT quanh màng bằng dụng cụ nhưng kết quả và tỷ lệ tai biến còn khác nhau giữa các trung tâm, giữa các loại dụng cụ khác nhau. Do vậy, chưa thống nhất áp dụng phương pháp can thiệp qua da như một cách điều trị có thể thay thế một phần phương pháp phẫu thuật. Còn ở Việt Nam, tiến sĩ Nguyễn Lân Hiếu và các đồng nghiệp khác ở các Trung tâm Tim mạch đã áp dụng nhiều loại dụng cụ để đóng TLT quanh màng như Coil Le của hãng PFM, dụng cụ đóng ống động mạch để đóng TLT và đã có một số nghiên cứu về vấn đề này đã được công bố. Gần đây, kỹ thuật đóng TLT phần quanh màng bằng dụng cụ hai đĩa đồng tâm của Lifetech đã bước đầu được áp dụng cho một số bệnh nhân với kết quả rất đáng khích lệ. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu đầy đủ và chi tiết nào về kết quả sớm và trung hạn của phương pháp này. Vì vậy, để góp phần tìm hiểu kết quả của đóng TLT phần quanh màng bằng dụng cụ hai đĩa đồng tâm của Lifetech, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ SỚM VÀ TRUNG HẠN CỦA PHƯƠNG PHÁP ĐÓNG THÔNG LIÊN THẤT PHẦN QUANH MÀNG BẰNG DỤNG CỤ HAI ĐĨA DỒNG TÂM nhằm những mục tiêu sau: 1. Đánh giá tính khả thi, kết quả điều trị của phương pháp đóng TLT phần quanh màng bằng dụng cụ hai đĩa, đồng tâm trong thời gian theo dõi từ 12 – 18 tháng. 2. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả của thủ thuật này.