Về phía bên nhận quyền, khi chấp nhận kí kết hợp đồng nhượng quyền thương mại điều đó đồng nghĩa với việc bên nhận quyền sẽ tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo cách th
Trang 1ĐỀ BÀI:
Khi ký kết hợp đồng nhượng quyền thương mại cần lưu ý những vấn đề gì? Nếu doanh nghiệp của anh, chị là bên nhượng quyền hay bên nhận quyền
Trang 2Bài làm:
1 Lưu ý đối với bên nhượng quyền
2 Lưu ý đối với bên nhận quyền
2.1 Trước khi kí hợp đồng nhượng quyền
Bên cạnh việc tiến hành hoạt động kinh doanh độc lập, nhiều cá nhân và doanh nghiệp lựa chọn con đường đơn giản hơn để khởi sự kinh doanh, đó là gia nhập vào một hệ thống nhượng quyền thương mại Đối với nhiều người lần đầu tiên tham gia vào hình thức kinh doanh còn khá mới mẻ này, đây được coi là hình thức đầu tư mở rộng hoạt động kinh doanh an toàn Tuy nhiên, kinh doanh thông qua hình thức nhượng quyền thương mại không phải luôn đảm bảo sự thành công, có khá nhiều rủi ro, thách thức tiềm ẩn cần được nghiên cứu trước khi ra quyết định đầu tư vốn tham gia vào hệ thống nhượng quyền
Về phía bên nhận quyền, khi chấp nhận kí kết hợp đồng nhượng quyền thương mại điều đó đồng nghĩa với việc bên nhận quyền sẽ tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định, gắn với nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền Như vậy, bên cạnh những
ưu điểm của hình thức nhượng quyền đó là được thừa hưởng uy tín của thương hiệu, lượng khách hàng truyền thống của người nhượng quyền
và không cần đầu tư nhiều trí tuệ để xây dựng mô hình kinh doanh cá nhân như kinh doanh độc lập nhưng những điều khoản trong hợp đồng nhượng quyền làm giảm tính linh hoạt trong hoạt động kinh doanh Bên nhận quyền hầu như không còn “khoảng trống” để phát huy những ý tưởng kinh doanh sáng tạo của riêng mình Từ các bí quyết công nghệ,
Trang 3nhãn hiệu, lôgo, chiến dịch tiếp thị quảng cáo…đều phải thực hiện theo đúng quy định của nhà nhượng quyền Bản sắc kinh doanh từng cá thể cũng chính là bản sắc kinh doanh của cả hệ thống Bên nhận quyền sẽ
gần như không có sự sáng tạo của mình trong kinh doanh, vì vậy trước
khi kí hợp đồng nhượng quyền thương mại, bên nhận quyền cần phải có
sự tìm hiểu nghiên cứu, nắm rõ các thông tin của nhà nhượng quyền như: lĩnh vực kinh doanh, tình hình kinh doanh, thương hiệu dự định nhượng quyền, thị trường của thương hiệu này, tốc độ phát triển của hệ thống, hiệu quả của hệ thống, mức độ thành công của hệ thống trong những năm qua, những ưu điểm của hệ thống này so với hệ thống cùng chủng loại và những định hướng phát triển của hệ thống này trong tương lai về thị trường, về những chính sách hỗ trợ đối với các nhà nhận quyền mới, các chính sách cho những thị trường mới…Việc nắm rõ các thông tin trên giúp cho bên nhận quyền đưa ra các nhận định hình thức kinh doanh này có phù hợp với khả năng của mình hay không? Thương hiệu, sản phẩm này có được khách hàng chấp nhận hay không? Hiệu quả đầu
tư của hình thức này sẽ như thế nào?
Ngoài ra, bên nhượng quyền còn cần lưu ý về các thông tin trước khi kí hợp đồng nhượng quyền
Theo khoản 1 Điều 8 Nghị định 35 năm 2006 quy định:
“Bên nhượng quyền có trách nhiệm cung cấp bản sao hợp đồng nhượng quyền thương mại mẫu và bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại của mình cho bên dự kiến nhận quyền ít nhất là 15 ngày làm việc trước khi kí hợp đồng nhượng quyền thương mại nếu các bên không
có thỏa thuận khác”
Trang 4Bên nhận quyền cần nắm được quy định này để chủ động yêu cầu phía nhượng quyền thực hiện nghĩa vụ này trong trường hợp bên nhượng quyền không biết hoặc cố tình không cung cấp thông tin
Sau khi được phía nhượng quyền cung cấp thông tin, phía nhận quyền cần nghiên cứu kỹ văn bản giới thiệu hợp đồng nhượng quyền vì
nó bao gồm gần như toàn bộ các điều khoản chính của hợp đồng nhượng quyền mà bên có ý định trở thành nhà nhận quyền sẽ ký kết Trong đó cần chú ý kĩ điều khoản quy định những nghĩa vụ chính của bên nhượng quyền, đặc biệt là những nghĩa vụ hỗ trợ về mặt kỹ thuật Nghĩa vụ của bên nhượng quyền gồm hai phần là những dịch vụ bên nhượng quyền sẽ cung cấp cho bên nhận quyền trước khi khai trương của hàng nhượng quyền và những dịch vụ sau khi cửa hàng nhượng quyền khai trương
Như vậy, thông qua việc tự tìm hiểu cũng như những thông tin mà bên nhượng quyền cung cấp, bên nhận quyền xem xét để quyết định có
kí kết hợp đồng nhượng quyền thương mại hay không
2.2 Khi tham gia đàm phán, ký kết hợp đồng nhượng quyền
Trong quá trình ký hợp đồng nhượng quyền, bên nhượng quyền cần lưu ý các điều khoản của hợp đồng để ràng buộc trách nhiệm cũng như đảm bảo tối đa quyền lợi mà pháp luật quy định
Trong quan hệ nhượng quyền thương mại, hợp đồng nhượng quyền thường do bên nhượng quyền thiết lập, trong đó chi tiết hóa các điều được ghi trong Hồ sơ nhượng quyền Một lần nữa, bên nhận quyền cần xem xét, đánh giá các điều khoản, đặc biệt là những điều khoản quan trọng như nội dung nhượng quyền, quyền và nghĩa vụ của các bên, thời hạn nhượng quyền, chấm dứt hợp đồng nhượng quyền…; xem xét các
Trang 5điều kiện của mình để từ đó đưa ra những đề xuất phù hợp với bên nhượng quyền
Những điều khoản mà bên nhận quyền cần lưu ý xem xét khi đàm phán, ký kết hợp đồng nhượng quyền thương mại đó là:
* Điều khoản về phí nhượng quyền.
Để được tiến hành hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ gắn với nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh từ phía nhượng quyền thương mại, bên nhận quyền phải trả một khoản phí cho việc sử dụng này
Pháp luật không quy định cụ thể mức phí nhượng quyền mà mức phí này sẽ do các bên tự thỏa thuận căn cứ vào lĩnh vực kinh doanh, thời hạn nhượng quyền…Vì vậy, phía nhận quyền cần xem xét kỹ lưỡng để đưa ra mức phí nhượng quyền phù hợp, đồng thời cần phải làm rõ phí nhượng quyền sẽ được thanh toán trọn gói một lần hay được chia thành nhiều giai đoạn tỉ lệ tăng giảm để xác định chi phí thực sự doanh nghiệp phải bỏ ra
* Quyền được sử dụng nhãn hiệu hàng hóa và các quyền sở hữu trí tuệ khác
Đây chính là điều khoản để ghi nhận quyền của bên nhận quyền trong việc sử dụng nhãn hiệu và các quyền sở hữu trí tuệ khác của bên nhượng quyền trong quá trình thực hiện hợp đồng Theo đó, điều khoản này cần được quy định trong hợp đồng cụ thể đó là: bên nhận quyền có quyền sử dụng nhãn hiệu hàng hóa/dịch vụ và bất cứ đối tượng sở hữu trí tuệ nào của bên nhượng quyền Có thể liệt kê những đối tượng sở hữu trí tuệ gồm: quyền phân phối hàng hóa, dịch vụ mang thương hiệu, nhãn hiệu, hình thức quảng cáo hay các biểu tượng mang tính thương mại
Trang 6khác, quyền được tiếp cận bí quyết kinh doanh, bí quyết công nghệ tiếp thị các sản phẩm, dịch vụ tới khách hàng để đạt được hiệu quả kinh doanh cao nhất
Trang 7* Phải đảm bảo cho bên nhận quyền được khai thác quyền thương mại một cách hợp pháp và thuận lợi nhất
Có thể nói rằng trong quan hệ thương mại, đây chính là quyền quan trọng nhất mà bên nhận quyền hướng tới bởi suy cho cùng thì mục tiêu của hợp đồng nhượng quyền là để phục vụ nhu cầu khai thác quyền thương mại của bên nhượng quyền Do đó đây cũng là nghĩa vụ chính và
cơ bản của thương nhân nhượng quyền trong quan hệ này Pháp luật thương mại do đó cũng đã quy định thương nhân nhượng quyền có nghĩa
vụ cung cấp tài liệu hướng dẫn về hệ thống nhượng quyền thương mại cho bên nhận quyền; đào tạo ban đầu và cung cấp trợ giúp kỹ thuật thường xuyên cho thương nhân nhận quyền để điều hành hoạt động theo đúng hệ thống nhượng quyền thương mại Tuy nhiên để đảm bảo quyền lợi một cách hiệu quả hơn cần quy định quyền đưa ra yêu cầu trợ giúp của bên nhận quyền khi thấy cần thiết trong suốt thời gian có hiệu lực của hợp đồng nhượng quyền thương mại, bởi khái niệm “thường xuyên”
mà pháp luật quy định cũng chưa thể đem lại được một cách hiểu thống nhất và tính ràng buộc đối với bên nhượng quyền
Trang 8* Về việc đào tạo ban đầu và cung cấp kỹ thuật thường thường xuyên.
Đào tạo ban đầu và cung cấp trợ giúp kỹ thuật thường xuyên cho thương nhận nhận quyền để điều hành hoạt động theo đúng hệ thống nhượng quyền thương mại Đào tạo vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của hai bên trong hợp đồng nhượng quyền Đối với bên nhượng quyền có nghĩa
vụ trợ giúp, đào tạo để bên nhận quyền có đủ kiến thức mà tiến hành việc kinh doanh, nhưng đó những là quyền của bên nhượng quyền buộc bên nhận quyền phải tham gia vào đào tạo để thực hiện việc kinh doanh đúng phương thức kinh doanh của mình, theo đúng những chuẩn chung
do mình đề ra, đảm bảo tính đồng bộ thống nhất của hệ thống Bên nhận quyền được bên nhượng quyền trợ giúp, đào tạo để đảm bảo việc kinh doanh thành công, nhưng bên nhượng quyền cũng có nghĩa vụ đảm bảo mình và các nhân viên của mình tham gia đầy đủ các chương trình đào tạo do bên nhượng quyền đề ra Tuy nhiên, pháp luật cũng không có quy định cụ thể việc chi phí liên quan đến việc đào tạo sẽ do bên nào chi trả Thông thường chi phí liên quan đến việc đào tạo thường do hai bên thỏa thuận và ghi trong hợp đồng nhượng quyền Chi phí đào tạo thông thường được bao gồm trong khoản phí ban đầu Để tránh tranh chấp sau này, bên nhận quyền nên có sự thỏa thuận cụ thể về bên sẽ phải chi trả chi phí đào tạo trong hợp đồng nhượng quyền thương mại
*
Trang 9Đối xử bình đẳng với các thương nhận nhận quyền trong hệ thống nhượng quyền thương mại
Đây được xem là một quyền cơ bản của thương nhân nhận quyền và
đã được pháp luật thương mại quy định trở thành một quyền trong hợp đồng nhượng quyền thương mại Tuy nhiên pháp luật chỉ quy định dừng lại ở tính chất định hướng, không có quy định vạch ra giới hạn cụ thể hay điều kiện cụ thể để thực hiện những quyền này Cho nên nếu chỉ căn
cứ vào quy định mang tính nguyên tắc như vậy thì quyền lợi của bên nhận quyền hoàn toàn có thể bị xâm hại Bởi rất khó để xác định và xử
lý khi mà vẫn còn vô số cách hiểu về thế nào là “đối xử bình đẳng” được đặt ra
Vì vậy, khi đàm phán ký kết hợp đồng, doanh nghiệp nhận quyền cần lưu ý điều khoản: bên nhượng quyền phải đảm bảo bên nhận quyền được hưởng tất cả những ưu đãi, đặc quyền mà những chủ thể nhận quyền khác trong hệ thống được hưởng Từ đó mới tạo ra được cơ sở để ràng buộc trách nhiệm đối với bên nhượng quyền
Trang 10* Quyền từ chối nhận mua nguyên vật liệu hoặc hàng hóa từ một nguồn do bên nhượng quyền chỉ định nếu việc mua hàng đó không ảnh hưởng đến tính hệ thống của hoạt động
Bởi chính đặc trưng của hoạt động nhượng quyền thương mại đó là kinh doanh theo sự cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định cho nên chắc chắn bên nhận quyền sẽ bị mất đi tính linh hoạt trong kinh doanh Không những thế, trong nhiều hợp đồng nhượng quyền, bên nhượng quyền còn đặt ra rất nhiều yêu cầu về cách thức kinh doanh như: chỉ được mua nguyên liệu từ một nguồn nhất định, chỉ được kinh doanh trong một phạm vi lãnh thổ nhất định
Đối với việc mua nguyên liệu, việc quy định chỉ được mua ở một nguồn cụ thể do bên nhượng quyền quy định sẽ làm mất sự lựa chọn, sự linh hoạt của bên nhận quyền trong trường hợp bên nhận quyền có thể tìm được hay thỏa thuận được với một nguồn cung cấp nguyên liệu với giá thành rẻ hơn mà chất lượng vẫn đảm bảo Do đó, nếu việc nhập nguyên liệu không ảnh hưởng đến tính hệ thống của hoạt động thì cũng cần có quy định quyền từ chối nhận mua nguyên liệu hoặc hàng hóa từ một nguồn do bên nhượng quyền chỉ định
Trang 11* Quy định về chấm dứt hợp đồng
Trong một số hợp đồng nhượng quyền thương mại, bên nhượng quyền thường đặt thêm quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng và yêu cầu bên nhận quyền chấm dứt toàn bộ hoạt động kinh doanh dưới nhãn hiệu hoặc mô hình kinh doanh được nhượng quyền trước đó nếu như bên nhận nhượng quyền không đáp ứng được một số điều kiện nhất định do bên nhượng quyền quy định Như vậy sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của bên nhận quyền Do đó, cần bổ sung quy định này bằng việc đặt ra một thời hạn nhất định kể từ khi bên nhượng quyền yêu cầu chấm dứt hoạt động đến lúc yêu cầu có hiệu lực để bên nhận quyền
có thể thu xếp giải quyết các đơn hàng chưa thực hiện hay giải quyết số nguyên liệu tồn đọng… trước khi chính thức chấm dứt hoạt động theo yêu cầu của bên nhượng quyền
* Thời hạn của hợp đồng
Một trong những nội dung quan trọng khi kí hợp đồng nhượng quyền đó là về thời hạn của hợp đồng nhượng quyền
Theo quy định của Điều 13 Nghị định 35 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại quy định:
“1 Thời hạn hợp đồng nhượng quyền thương mại do các bên thỏa thuận”.
Như vậy, pháp luật Việt Nam không quy định thời hạn tối thiểu của hợp đồng nhượng quyền thương mại, thời hạn hợp đồng sẽ do bên nhượng quyền và bên nhận quyền thỏa thuận, và thông thường bên nhượng quyền sẽ có xu hướng muốn kéo dài thời gian hợp đồng để thu được nhiều tiền từ việc nhượng quyền, trái lại bên nhận quyền thì có xu
Trang 12hướng muốn rút ngắn thời gian nhượng quyền Chính vì pháp luật không
có giới hạn cho thời gian hợp đồng, do đó khi kí kết hợp đồng nhượng quyền thương mại, bên nhận quyền cần xem xét và tính toán sao cho thời hạn của hợp đồng đủ để bên nhận quyền có thể khai thác được quyền thương mại tương ứng với chi phí mà bên nhận quyền đã phải chi trả cho việc mua quyền
* Về việc nhượng lại quyền cho bên thứ ba
Luật thương mại 2005 quy định bên nhận quyền có quyền nhượng lại quyền cho bên thứ ba nếu được sự chấp thuận của bên nhượng quyền
Sự chấp thuận của bên nhượng quyền là điều kiện cần để bên nhận quyền có thể nhượng lại việc kinh doanh cho bất kỳ bên thứ ba nào Vì vậy, trong hợp đồng nhượng quyền thương mại, bên nhận quyền cũng nên lưu ý và đàm phán, thỏa thuận với bên nhượng quyền về việc nhượng quyền lại cho bên thứ ba, cụ thể là nên nhận quyền có được nhượng lại quyền cho bên thứ ba hay không? Nếu có thì điều kiện để nhượng lại là gì?