Gần đây, Samsung cũng tiếp tục đầu tư mở rộng tại Việt Nam sau khi UBND tỉnhBắc Ninh vừa cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án mở rộng cho Công ty TNHH SamsungDisplay Việt Nam với tổng vốn 3
Trang 1HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
-Môn Quản trị học Bài tập thảo luận nhóm
Đề bài: Tìm kiếm một doanh nghiệp bất kì phân tích 8 mảng vấn đề của Peter Drucker đề ra – Doanh nghiệp SamSung Việt Nam.
HÀ NỘI - 2016
Trang 2Tên đề tài: Tìm kiếm một doanh nghiệp bất kì phân tích 8 mảng vấn đề của Peter
Drucker đề ra – Doanh nghiệp SamSung Việt Nam
Đơn vị: Doanh nghiệp SamSung Việt Nam
Ngày bắt đầu: 16/09/2016 Ngày kết thúc: 23/09/2016
Trang 3MỤC LỤC
Trang 4Việc đầu tiên trong nội dung hoạch định là xác định mục tiêu Theo PerterDrucker – một chuyên gia quản trị người Mỹ, đã khẳng định rằng cần phải xây dựng mụctiêu cho ít nhất tám lĩnh vực của tổ chức: Vị trí trên thị trường; Việc đổi mới; Năng suất,Các nguồn tài nguyên, vật chất, tài chính; Khả năng sinh lời; Thành tích và thái độ củanhà quản trị; Thành tích và thái độ của công nhân; Trách nhiệm xã hội Để làm rõ và hiểuhơn việc xây dựng mục tiêu cho tám lĩnh vực này trong thực tế thì nhóm tôi có đưa ra vấn
đề thảo luận về đơn vị doanh nghiệp SamSung Việt Nam khi tập đoàn điện tử SamSungbắt đầu đề ra chiến lược, chiến thuật đầu tư vào thị trường Việt Nam Những bước đầukhi họ mới đặt nền móng, và xâm nhập từ từ vào thị trường Việt Nam từ những năm 1996cho đến năm 2008 họ đề ra dự án đầu tư nhà máy đầu tiên tại Việt Nam ở Bắc Ninh Tiếp
đó là những dự án lớn mạnh khác của SamSung đầu tư.Vậy tại sao họ làm được điều đó?
Họ làm như thế nào? Là câu hỏi nhóm sẽ trả lời trong bài thảo luận này
Trang 51. Giới thiệu về tập đoàn Samsung
1.1. Giới thiệu
Có trụ sở ở Seoul, Samsung là một trong những tập đoàn lớn nhất Hàn Quốc Từ khithành lập năm 1938 đến nay, tập đoàn này đã làm nên nhiều kỳ tích Samsung có tầm ảnhhưởng to lớn đến nhiều mặt trong đời sống kinh tế, chính trị và văn hóa của Hàn Quốc.Tính đến đầu 2014, Samsung có mặt ở tổng cộng 90 quốc gia với 673 văn phòngtrên toàn cầu với tổng cộng 425 nghìn nhân viên
Ngôi sao sáng nhất trên bầu trời Hàn Quốc
Samsung được sáng lập bởi Lee Byung-chul năm 1938, khởi đầu là một công tybuôn bán nhỏ 3 thập kỉ sau, tập đoàn Samsung đa dạng hóa các ngành nghề bao gồm chếbiến thực phẩm, dệt may, bảo hiểm, chứng khoán và bán lẻ
Samsung tham gia vào lĩnh vực công nghiệp điện tử vào cuối thập kỉ 60, xây dựng
và công nghiệp đóng tàu vào giữa thập kỉ 70 Sau khi Lee mất năm 1987, Samsung tách
ra thành 4 tập đoàn - tập đoàn Samsung, Shinsegae, CJ , Hansol Từ thập kỷ 90, Samsung
mở rộng hoạt động trên quy mô toàn cầu, tập trung vào lĩnh vực điện tử, điện thoại diđộng và chất bán dẫn, đóng góp chủ yếu vào doanh thu của tập đoàn
Hình 1.1 - Một số chỉ tiêu tài chính của Samsung trong giai đoạn 2009 - 2013
(Nguồn: Samsung website)
Trang 6Những chi nhánh quan trọng của Samsung bao gồm:
- Samsung Electronics (công ty điện tử lớn nhất thế giới theo doanh thu, và lớn thứ
4 thế giới theo giá trị thị trường năm 2012)
- Samsung Heavy Industries (công ty đóng tàu lớn thứ 2 thế giới theo doanh thunăm 2010)
- Samsung Engineering và Samsung C&T (lần lượt là công ty xây dựng lớn thứ 13
và 36 thế giới)
Những chi nhánh chú ý khác bao gồm Samsung Life Insurance (công ty bảo hiểmlớn thứ 14 thế giới), Samsung Everland (quản lý Everland Resort, công viên chủ đề lâuđời nhất Hàn Quốc), Samsung Techwin (công ty không gian vũ trụ, thiết bị giám sát, bảovệ) và Cheil Worldwide (công ty quảng cáo lớn thứ 16 thế giới theo doanh thu năm2011)
Samsung Electronics là cấu phần lớn nhất của Samsung
Các công ty con của Samsung chiếm 20% tổng lượng hàng hóa xuất khẩu của cảnước, trong khi doanh thu của tập đoàn tương đương 17% GDP của Hàn Quốc Vớinhững thành tựu và đóng góp như vậy, Samsung luôn được biết đến là niềm tự hào của
xứ sở Kim Chi Các sản phẩm của Samsung xuất hiện mọi nơi, mọi lúc trong cuộc sốngcủa người dân Hàn Quốc Đây cũng là động lực chính đứng sau “Kỳ tích sông Hàn” làmthay đổi toàn bộ nền kinh tế Hàn Quốc
Samsung đang làm gì ở Việt Nam?
Có mặt tại Việt Nam gần 20 năm kể từ năm 1996, tính đến cuối 2014, Samsung đãđầu tư vào Việt Nam với tổng số tiền là 12,6 tỷ USD
Trong đó, riêng Samsung Electronics là 8,9 tỷ USD, bao gồm dự án sản xuất ĐTDĐ
ở Thái Nguyên (5 tỷ USD), ở Bắc Ninh (2,5 tỷ USD) Ngoài ra, Sáng ngày 19/5, tập đoànnày chính thức khởi công xây dựng Khu phức hợp Điện tử gia dụng Samsung (SEHC) tạiKhu công nghệ cao TP.HCM (SHTP) Dự án có vốn đầu tư 1,4 tỷ USD, chính thức đượccấp Giấy chứng nhận đầu tư từ tháng 10/2014
Tính riêng năm 2014 Samsung đã đầu tư thêm 5,4 tỷ USD, chiếm 31% tổng vốnFDI đăng ký tại Việt Nam tính tới cuối tháng 11/2014
Các nhà máy của Samsung Việt Nam được đặt tại 2 Khu tổ hợp là SamsungElectronics Việt Nam (SEV) với diện tích 110ha ở Yên Phong, Bắc Ninh; và SamsungElectronics Việt Nam Thái Nguyên (SEVT) với diện tích 170ha ở Phổ Yên, Thái Nguyên
Trang 7SEV và SEVT đều sản xuất và lắp ráp điện thoại di động, máy tính bảng và linhkiện điện thoại, chủ yếu dùng cho xuất khẩu đến hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ trêntoàn thế giới Tổng cộng các nhà máy Samsung tại Việt Nam hiện cung cấp 30% tổng sảnlượng điện thoại Samsung bán ra trên toàn cầu.
Theo báo cáo của Tổng Giám đốc Samsung Việt Nam, tháng 7/2015 tổng số nhân
lực làm việc tại các nhà máy của Samsung tại Bắc Ninh và Thái Nguyên là hơn 100.000người Nhưng do có thêm nhiều model mới của các dòng điện thoại và thêm nhiều đơnđặt hàng nên Samsung Việt Nam đã tuyển dụng thêm rất nhiều nhân lực
Hiện tổng số nhân lực làm việc cho các nhà máy của Samsung tại Bắc Ninh và TháiNguyên đã tăng lên hơn 110.000 người Ngoài ra, Samsung Việt Nam còn có 1 Trung tâmR&D (Nghiên cứu và phát triển) đặt tại Hà Nội với hơn 1.400 nhân viên
Gần đây, Samsung cũng tiếp tục đầu tư mở rộng tại Việt Nam sau khi UBND tỉnhBắc Ninh vừa cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án mở rộng cho Công ty TNHH SamsungDisplay Việt Nam với tổng vốn 3 tỷ USD, đầu tư vào nhà máy chuyên nghiên cứu và pháttriển, sản xuất các loại màn hình thế hệ mới, độ phân giải cao cho thiết bị di động… TạiTP.HCM, cũng vừa động thổ dự án 1 tỷ USD cho Khu phức hợp điện gia dụng tạiTP.HCM, dự kiến tháng 2 - 3/2016 sẽ đi vào sản xuất
1.2. Vị trí Samsung trên thị trường
Các nhà cung cấp điện thoại thông minh đã xuất xưởng tổng cộng 343.300.000smartphone trên toàn thế giới trong quý trước Con số này chỉ tăng 0,3% từ 342.400.000đơn vị trong quý 2 năm 2015 Trong khi đó, quý trước cũng chỉ ghi nhận mức tăng trưởng
ở con số 0,2% Điều này đã chứng tỏ rằng thị trường smartphone hiện nay thực sự đã trởnên bão hoà
Và cũng giống như quý trước, Samsung tiếp tục thống lĩnh ngôi vương khi sản xuấtđược số lượng smartphone nhiều hơn bất kỳ nhà cung cấp nào khác, thậm chí còn vượtqua số lượng smartphone mà hai hãng đứng thứ 2 và thứ 3 là Apple và Huawei cộng lại.Các số liệu theo quý mới nhất đến từ IDC được tổng hợp tại bảng sau:
Trang 8Hình 1.2 – Thị phần khách hàng sử dụng Samsung trên thị trường
Như có thể thấy ở trên, thị phần của Samsung tăng thêm 1,1% (từ 21,3% lên22,4%), lượng xuất xưởng nhiều hơn 4 triệu smartphone, lên mức 77 triệu
Samsung đang chiếm lĩnh khoảng 1/5 thị trường, thỉnh thoảng có thể lến đến 1/4
Sự thành công của Galaxy S7 và Galaxy S7 edge có thể nguyên nhân chính cho sự vươnlên mạnh mẽ của Samsung khi hãng đã trang bị thẻ nhớ, tính năng chống nước, một bộ
xử lý nhanh hơn – những tính năng đáng ăn tiền so với các đối thủ khác, và so với chính
bộ đôi Galaxy S6 và S6 Edge năm ngoái
2. Việc đổi mới
2.1. Thách thức đổi mới với “Tuyên bố kinh doanh mới - Tuyên ngôn Frankfurt”
Năm 1987, khi trở thành chủ tịch tập đoàn Samsung và cầu viện sự tư vấn của cốvấn người Nhật Fukuda, Lee Kun Hee đã vô cùng sửng sốt trước nội dung của bản Báocáo Fukuda do Fukuda chấp bút
“Samsung Electronics mắc “căn bệnh Samsung” Đó là bệnh lãng phí, thiếu kếhoạch, thiếu triệt để và thiếu tính cụ thể Căn bệnh khiến Samsung không phân biệt nổi vi
mô (micro) và vĩ mô (macro) Nếu căn bệnh này không được chữa khỏi thì Samsung chắcchắn sẽ sụp đổ”
“Dù chúng ta có đang sống trong thời đại của thời trang đi chăng nữa thì nhữngthiết kế mang tính thời trang đơn thuần trong các sản phẩm của Samsung chỉ cho thấy
Trang 9nhận thức sai lệch về thiết kế công nghiệp hay thiết kế sản phẩm Và Samsung luôn có
“phong cách” sản xuất sản phẩm mới trong khi chưa có một kế hoạch sản phẩm nào.”Bản báo cáo này cùng với một vài vụ việc phát sinh đã gây ra cú sốc lớn cho chủtịch Lee Kun Hee Một trong số đó là sự kiện “dao cạo máy giặt” Đây là vụ bê bối lớn vềquy trình sản xuất máy giặt kém chất lượng của Samsung Một nhân viên lắp ráp máygiặt đã dùng dao cạo để đẽo gọt cánh cửa máy giặt khi thấy cửa đóng mở không khớp Vụ
bê bối này thực sự là một đòn giáng nặng nề đối với Lee Kun Hee
Tiếp đó, tháng 1 năm 1993, Lee Kun Hee đã bàng hoàng đến tái mặt khi cùng một
số giám đốc phụ trách ngành điện tử của Samsung tiến hành chuyến thị sát tại một khubán đồ điện tử ở trung tâm thành phố Los Angeles Tại vị trí trung tâm của khu thươngmại này trưng bày rất nhiều sản phẩm của các thương hiệu phổ biến như GE, Whirlpool,Philips, Sony, NEC, trong đó các sản phẩm mang thương hiệu Samsung lại bị tấp vào
xó xỉnh một cách không thương tiếc Như vậy đã đủ để Lee Kun Hee thấy được vị trí củaSamsung trên thị trường lúc đó và ông quyết tâm không để kéo dài tình trạng này lâu hơnnữa
Tháng 2 năm 1993, Lee Kun Hee đã triệu tập các giám đốc phụ trách sản xuất hàngđiện tử của Samsung tới Los Angeles, Mỹ Và từ Los Angeles, Lee Kun Hee tiếp tục thayđổi địa điểm và chọn Frankfurt làm địa điểm chính thức, tại đây ông đã đưa ra Tuyên bốkinh doanh mới của Samsung với mục đích “Hãy thay đổi từ chính bản thân mình”, “Hãythay đổi tất cả trừ vợ và con cái bạn”, “Hãy bỏ qua số lượng để tập trung cho chất lượng”chính là phát pháo hiệu mở ra cuộc đại cách mạng đổi mới toàn bộ tổ chức Samsung.Trong suốt bốn tháng, Lee Kun Hee mang theo đội ngũ 1.800 người bao gồm cácnhân viên và nhiều lãnh đạo của Samsung đi tới các ‘cứ điểm’ chính của Samsung trêntoàn thế giới như Los Angeles, Tokyo, Frankfurt, Osaka, London, ‘khai nhãn’ cho cấpdưới của mình thấy rằng thế giới đã thay đổi ra sao và Samsung đang ở đâu trên vũ đàiquốc tế
Cuối cùng, sau 350 giờ đồng hồ, Lee Kun Hee đã giải thích cặn kẽ về tầm nhìnchiến lược mà Samsung cần phải tiến tới Đặc biệt, những cuộc họp thuyết trình về triểnvọng mới của Samsung của chủ tịch Lee Kun Hee mà theo thống kê kéo dài tổng cộng
800 giờ đồng hồ này thường bắt đầu vào 8 giờ tối và kết thúc vào 2 giờ sáng ngày hômsau
Có thể nói, “Tuyên bố kinh doanh mới” chính là hồi chuông cảnh tỉnh những conngười Samsung đang tự hài lòng với hiện tại, yên phận với vị trí số 1 của Samsung tại thịtrường Hàn Quốc và dương dương tự đắc chẳng khác nào “ếch ngồi đáy giếng.”
Trang 10Nội dung của "Tuyên ngôn Frankfurt" được cô đọng lại thành "Chính sách quản lýmới" của Samsung và trình bày thành 1 cuốn sách 200 trang, phát đến tận tay cho từngcông nhân Một quyển phụ lục riêng để giải nghĩa các khái niệm trong "Chính sách quản
lý mới" được phát hành sau đó Thậm chí những công nhân đọc viết không thông thạocòn được nhận 1 phiên bản vẽ theo phong cách truyện tranh nhằm diễn giải dễ hiểu cácgạch đầu dòng quan trọng của chính sách mới
Như vậy, Tuyên bố kinh doanh mới của Lee Kun Hee đã vươn tới tận Osaka (NhậtBản) và London (Anh) trong cuộc hành trình kéo dài ròng rã hơn 4 tháng với tổng số
1800 người bao gồm các nhân viên và nhiều lãnh đạo của tập đoàn được cử tới nhiềuquốc gia trên thế giới để tiến hành từ 500 đến 1000 giờ tranh luận sôi nổi Bằng nhiệthuyết sục sôi và năng lượng tràn đầy, nhà quản lý biết lắng nghe và có xu hướng “ẩn dật”Lee Kun Hee đã dõng dạc đưa ra tuyên bố về chính sách kinh doanh mới trước toàn tậpđoàn
Hoàn toàn không khoa trương khi nói rằng, sau những giờ thuyết giảng tâm huyếtcủa chủ tịch Lee, toàn bộ Samsung từ trên xuống dưới, từ những lãnh đạo cấp cao cho tớinhững nhân viên cấp dưới bắt đầu manh nha những thay đổi đầu tiên Và trên thực tế thìcũng chính từ những dịch chuyển đầu tiên ấy, Samsung đã dần chuyển mình và lột xác.Bằng những lời nói ngắn gọn, súc tích nhưng “chí mạng” như “Hãy thay đổi tất cảtrừ vợ và con cái bạn!”, Lee Kun Hee đã đập tan lối suy nghĩ sáo mòn của toàn thể nhânviên tập đoàn, đồng thời giao vào họ những mầm mống ý thức hoàn toàn mới
Trong những năm sau "Tuyên ngôn Frankfurt", Samsung trở thành 1 trường đại họckhổng lồ "Trường dạy CEO Samsung" ra đời tháng 9/1993 Ba tháng sau "Tuyên ngônFrankfurt" đón 850 học viên là tất cả số quản lý cấp cao của Samsung tại thời điểm đóđến đào tạo trong 6 tháng (3 tháng tại chỗ và 3 tháng ở nước ngoài) Khi các học viênthực tập ở nước ngoài Lee cấm họ không được di chuyển bằng máy bay mà phải sử dụngcác phương tiện đường bộ như ô tô, tàu, bus để cảm nhận rõ ràng hơn văn hóa nước sởtại
2.2. Đổi mới nhận thức - Tiến hành thay đổi ý thức để tiến tới văn hóa doanh nghiệp hàng đầu
Trong cuốn tự truyện của mình, Lee Kun Hee từng có dịp giải thích cặn kẽ về tâm
tư của bản thân khi đó và lý do tại sao việc thay đổi ý thức của toàn thể nhân viên lại có ýnghĩa quan trọng đến vậy
Trang 11Thay đổi ý thức quan trọng bởi vấn đề thuộc về cơ cấu của doanh nghiệp cần phảiđược giải quyết từ căn nguyên của nó và căn nguyên ấy lại phụ thuộc vào lòng người haynằm ở chính ý thức của mỗi cá nhân.
Ý thức và tư duy của các nhân viên Samsung khi ấy chỉ dừng lại ở chủ nghĩa quanliêu Thậm chí hoàn toàn không quá lời khi nói rằng, lúc đó chủ nghĩa quan liêu gần như
đã ăn sâu bám rể vào mỗi cá nhân tại Samsung Vì vậy, nếu không có người mạnh dạn lêntiếng, không có ai đứng ra chịu trách nhiệm thì Samsung mãi mãi không thể thay đổi.Ngay đối với cây cầu đá, nếu không có ai gõ thử, rung thử và không có sự đảm bảonào cả thì không ai dám bước qua Thử hỏi một doanh nghiệp như vậy liệu có tạo nên sựđổi mới và cải cách nào không? Lee Kun Hee hiểu rõ điều này và ông cũng biết rằng trênhết, cần phải thực hiện một cuộc cách mạng thật sự để đổi mới nhận thức cho nhân viêncủa mình
Cuối cùng, Lee Kun Hee thức tỉnh cả bộ máy trì trệ ấy bằng những đề xuất, yêu cầuđột phá và buộc tất cả các nhân viên phải thay đổi
Triết lý kinh doanh mới của ông “Hãy thay đổi tất cả trừ vợ và con cái bạn!” đã đổimới cụ thể đến các nơi diễn ra hội đàm và diễn thuyết, nhằm tái kiến thiết một Samsungvới những tư duy và ý thức hoàn toàn mới
“Không cần cầu đá, nếu chỉ có cầu gỗ thôi thì cũng phải bước qua Ngay cả khi cầumục thì cũng phải tìm cách nhảy qua.” – Lee Kun Hee
Tính cách của Lee Kun Hee là “bất kể cầu đá, bè mảng hay cầu gỗ thì cũng phải điqua cho kỳ được” Sâu xa hơn nữa là “nếu qua cầu thất bại càng phải thưởng, sau đó lạibước tiếp”
“Con người ai cũng vậy, nếu đã từng bị phạt ắt hản sẽ có tâm lý sợ sệt và chùn bướcngay cả trong suy nghĩ lẫn hành động Vì lý do này, tôi yêu cầu ban lãnh đạo củaSamsung thi hành chính sách “công thưởng tội thưởng” thay vì “công thưởng tội phạt”như lẽ thường.” – Lee Kun Hee
Đây chính là bí quyết của Lee Kun Hee để đổi mới một tổ chức cứng nhắc, trì trệ cốhữu trở thành một bộ máy làm việc năng động và linh hoạt như Samsung ngày nay LeeKun Hee yêu cầu các nhân viên của mình phải vượt sông bằng mọi giá có thể bất kể làbằng cầu đá, bè mảng hay cầu gỗ Thậm chí, dẫu có người thất bại cũng không đượckhiển trách mà còn phải khen thưởng Và không ngờ cách làm này đã xóa sổ hoàn toàn tưtưởng trì trệ, ì ạch, lười biếng, hay những hệ lụy nặng nề từ chủ nghĩa phòng thân của tậpthể lãnh đạo và nhân viên Samsung Electronics lúc bấy giờ Không những vậy, Lee Kun
Trang 12Hee còn thành công trong việc truyền cho họ sự tham vọng, sự năng động, thái độ tháchthức và tinh thần sáng tạo.
Với chủ trương và yêu cầu đột phá này của chủ tịch Lee, nhận thức và lối tư duy rậpkhuôn, đi theo lối mòn và chủ nghĩa nhàn hạ của lãnh đạo và nhân viên dần bị phá vỡ vàthay đổi
Lee Kun Hee đã thay đổi, cải cách tư duy và nhận thức của lãnh đạo và nhân viênSamsung Có thể nói đây chính là cuộc cách mạng nhân tài
Nhân tài mà Lee Kun Hee cất công kiếm tìm phải là những con người dám tháchthức và không sợ thất bại Bởi vậy, hằng ngày hằng giờ, ông vẫn thường nhắc nhở nhânviên cấp dưới đừng lo sợ thất bại mà phải dám thử dám làm
“Tôi vẫn thường khuyến khích nhân viên của mình đừng lo sợ thất bại và hãy chủđộng thực hiện các ý tưởng của họ Bởi tôi cho rằng, trong kinh doanh, không có tài sảnnào quý giá hơn những thất bại mà ta từng vấp phải.” – Lee Kun Hee
Công cuộc đổi mới nhận thức con người của Lee Kun Hee đã bắt đầu từ việc hìnhthành trong mỗi nhân viên sự táo bạo để mạnh mẽ dẹp bỏ nỗi ám ảnh về thất bại, thayvào đó là dám thách thức thất bại Và từ sau khi trở thành chủ tịch Tập đoàn Samsungcho tới nay, tinh thần đổi mới nhận thức của ông vẫn chưa phút giây nào ngừng nghỉ.Tinh thần đó vẫn tiếp tục được Lee Kun Hee đề cao trong bài phát biểu chúc mừng nămmới 2012
“Tương lai của Samsung phụ thuộc vào những dự án mới – sản phẩm mới – côngnghệ mới Thất bại là một đặc quyền đối với mỗi người Samsung và cũng là mục tiêu màchúng ta cần phải thách thức, thách thức hơn nữa.” – Lee Kun Hee
Bởi vậy, những sai lầm giống nhau lặp đi lặp lại vô lý cần phải xử lý triệt để vànghiêm khắc Tức là, chúng ta luôn luôn hoan nghênh những thất bại có lý do, những thấtbại bất khả kháng khi đối mặt với các vấn đề khó khăn mà sai lầm là điều không thể tránhkhỏi
Với tinh thần này, nhân viên Samsung từ trên xuống dưới ai nấy đều tìm thấy hứngthú trước những nhiệm vụ khó khăn vất vả hơn là những công việc dễ dàng và nhàn hạ.Không những vậy, khi tự giác tham gia vào các nhiệm vụ khó khăn, họ tìm thấy và pháthuy một cách hiệu quả những năng lực tiềm ẩn và nguồn năng lượng mới của bản thân –những thứ mà trước đây họ cũng không hay biết Trên hết, họ dần dần tích lũy đượcnhững kinh nghiệm quý báu, và những kinh nghiệm đó sẽ trở thành nền tảng vững chắcđôi với sự phát triển và bước tiến của bản thân trong tương lai
Trang 13Trong quá trình này, Lee Kun Hee từng bước sẻ chia và truyền tới nhân viên củamình lý tưởng về một doanh nghiệp hàng đầu thế giới và nhận thức đúng đắn về vị trí số
1 Kết quả là Samsung đã thực hiện cú nhảy ngoạn mục để được vinh danh là doanhnghiệp hàng đầu thế giới như hiện nay
Lý do để Samsung có thể tiến nhanh hơn, tạo ra nhiều thành quả hơn các doanhnghiệp khác là “con người Samsung” không ai biết sợ thất bại, thậm chí thất bại nhiềuhơn, sớm hơn người khác
2.3. Đổi mới sản phẩm - Tập trung vào chất lượng và mẫu mã
“Hãy tập trung 100% cho chất lượng Không ngó ngàng gì tới số lượng cũng khôngsao.” – Lee Kun Hee
Đây là biện pháp mang tính cực đoan mà Lee Kun Hee đã áp dụng để xây dựng nênmột Samsung chất lượng Sự kiện nổi tiếng dẫn tới biện pháp cực đoạn này của ông là
“Lễ thiêu hủy sản phẩm lỗi” diễn ra tại Nhà máy Samsung Electronics tại Gumi vào ngày
9 tháng 3 năm 1995
Đầu năm 1990, khi nhận được báo cáo về hiện tượng những chiếc điện thoại lỗi củaSamsung đang được lưu hành trên thị trường, Lee Kun Hee đã hạ quyết tâm phải chiếnthắng một cách đường đường chính chính Ông yêu cầu thu hồi toàn bộ sản phẩm lỗi vàtiến hành thiêu hủy Bởi Lee Kun Hee tin rằng, một sản phẩm kém chất lượng là mốinguy hại đối với doanh nghiệp và là hành vi phạm tội đối với khách hàng
“Lẽ nào chất lượng của chiếc điện thoại lại như thế này đây Khách hàng sẽ lo ngạithế nào Hóa ra chúng ta nhận tiền để bán ra những sản phẩm lỗi Hãy cho thu hồi lại tất
cả các sản phẩm lỗi trên thị trường và thiêu hủy trước sự chứng kiến của tất cả mọi ngườitrong nhà máy.” – Lee Kun Hee
Điều này cho thấy ý chí và quyết tâm sắt đá của Lee Kun Hee trong quản trị chấtlượng
“Cho dù có phải đóng của nhà máy trong vòng một năm đi chăng nữa, cũng phảitiêu hủy toàn bộ số sản phẩm lỗi.” – Lee Kun Hee
Đây là tuyên bố thể hiện ưu tiên tuyệt đối của Lee Kun Hee dành cho chất lượngsản phẩm
Trong những tình huống tương tự khi có báo cáo về việc các sản phẩm lỗi nghiêmtrọng đang được bán trên thị trường đến tai lãnh đạo cao nhất của một công ty, đa phần
Trang 14các nhà lãnh đạo đều có suy nghĩ, bằng mọi giá phải đổi lại sản phẩm hoặc hoàn lại tiềncho khách hàng Song Lee Kun Hee lại có hành động hoàn toàn khác.
Tại nhà máy Gumi, sự kiện thiêu hủy 150 nghìn sản phẩm Samsung đủ chủng loại
từ điện thoại di động, cho tới điện thoại để bàn không dây, ti vi, máy fax đã được thựhiện bởi chính bàn tay của những người đã trực tiếp làm ra các sản phẩm này Trong sựkiện này, một lượng sản phẩm trị giá tương đương 50 tỷ won đã bị đập vỡ và thiêu hủy
Sự kiện dựa trên tinh thần của Tuyên bố kinh doanh mới này đã thổi một làn gió đổimới và cải cách tới toàn thể nhân viên Samsung, đồng thời, không chỉ dừng lại ở khíacạnh lý thuyết, nó còn có ý nghĩa thêm một lần nữa khắc sâu trong tâm trí mỗi nhân viênSamsung về những điều diễn ra ngay trước mắt họ ngày hôm đó
Đặc biệt, đây còn là cơ hội để mọi nhân viên Samsung cảm nhận được một cáchchân thực và thấm thía ý chí kiên cường của Lee Kun Hee về quản trị chất lượng Vớinhững tác động sâu sắc này, Samsung cuối cùng cũng đã tìm ra bước ngoặc để chuyểnđổi toàn diện phương thức kinh doanh từ tập trung vào số lượng trong suốt một thời giandài sang tập trung hoàn toàn cho chất lượng sản phẩm
3. Năng suất
Tập đoàn Samsung bắt đầu đầu tư vào Việt Nam từ năm 1996, Samsung electronicstại Việt Nam (SEV) từ năm 1996 đến nay đạt được những thành công to lớn, chiếm thịphần lớn tại các mặt hàng điện tử tại Việt Nam
Sau 15 năm có mặt tại VN (1996-2011) Samsung có 2 cơ sở sản xuất điện tử côngnghệ cao là nhà máy Samsung VINA tại Thủ Đức (TP HCM) và khu phức hợp SamsungElectronics (KCN Yên Phong – Bắc Ninh) Đây là 2 địa điểm sản xuất điện tử công nghệcao, là nhà máy đầu tư nước ngoài thành công và liên tục trong nhiều năm dẫn đầu về TV
và điện thoại di động thông minh cho màn cảm ứng
SEV đã trở thành một phần của chuỗi cung ứng toàn cầu trong ngành điện thoại diđộng của Samsung và đang thực hiện cung cấp sản ph ẩm cao cấp dán mác “Made in VN
“ra toàn thế giới Theo số liệu của công ty TNHH Samsung-Tọa lạc tại khu công nghiệpYên Phong tỉnh Bắc Ninh Từ tháng 7/2009 đến tháng 9/2010 năng lực sản xuất của SEV
đã tăng hơn 6 lần từ 1 triệu sản phẩm/ tháng lên 6 triệu sản phẩm/ tháng Đến năm 2012thì SEV cung ứng trên 100 triệu sản phẩm/tháng Từ khi chính thức đi vào hoạt động10/2009, SEV đã đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu của VN Chưa đầy 1 năm khi đivào sản xuất thì SEV đã đạt mốc kim ngạch xuất khẩu 1tỷ USD
Trang 15Tháng 3/2008, công ty TNHH Điện tử samsung VN chính thức được Chính PhủViệt Nam cấp giấy phép thành lập và hoạt động tại tỉnh Bắc Ninh với quy mô sử dụng đất
là 100 héc-ta và tổng vốn đầu tư ban đầu là 700 triệu USD Ban đầu nhà máy có côngsuất 1,5 triệu chiếc điện thoại di động/ tháng với khoảng 2.300 công nhân viên là việcliên tục
Hơn 1 năm sau, đến tháng 10/2009, nhà máy sản xuất, lắp ráp và ứng dụng côngnghệ sản xuất điện thoại di động khép kín hiện địa nhất đã được khánh thành và hoạtđộng tại Yên Phong, Bắc Ninh Đến nay, sau hơn 5 năm hoạt động, công ty TNHHSamsung Electronics VN đã 3 lần tăng quy mô vốn đầu tư cho dự án tại Bắc Ninh Nhờ đóng góp của Samsung, kim ngạch xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện của
VN luôn dẫn đầu cả nước trong thời gian qua Theo thống kê, năm 2012, doanh nghiệpnày đã xuất khẩu khoảng 12,6 tỷ USD, chiếm tới 11% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước.Năm 2013, Samsung đạt kim ngạch xuất khẩu trên 23 tỷ USD, đóng góp hơn 18% vàokim ngạch xuất khẩu VN
Không phủ nhận rằng Samsung chính là doanh nghiep nước ngoài xuất khẩu lớnnhất, đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của VN Từ đầu năm 2014đến nay kim ngạch xuất khẩu điện thoại của cả nước luôn đạt trên 1,5 tỷ USD/ tháng.Được thông qua vào tháng 3/2013 và đến tháng 3/2014, nhà máy Samsung TháiNguyên chính thức đi vào hoạt động Dự án này gồm nhà máy sản xuất vi mạch và linhkiện điện tử cho điện thoại di động Samsung (quy mô 1,2 tỷ USD) và nhà máy sản xuất ,gia công lắp ráp điện thoại di động và các sản phẩm công nghệ cao( quy mô 2 tỷ USD).Nhà máy Samsung Thái Nguyên (SEVT) đã sản xuất trên 6 triệu chiếc điện thoại, doanhthu đạt trên 2,6 tỷUSD và đến hết năm 2014 doanh thu đạy 8 tỷ đến 12 tỷ Theo tổng cụcthống kê VN, tháng 9/2014, Thái Nguyên dẫn đầu cả nước dẫn đầu cả nước về quy môsản xuất công nghiệp tăng 135,2% và tỷ lệ lao động tăng 19.7% so với cùng kỳ nămtrước Nhà máy tại TP HCM: với vốn đầu tư là 1,4 tỷ USD thì nhà máy dự định hoạtđộng vào năm 2016
4. Các nguồn tài nguyên, vật chất và tài chính
Các nguồn tài nguyên, vật chất, tài chính của tập đoàn SamSung Việt Nam
Tập đoàn SamSung là công ty điện tử đa quốc gia Hàn Quốc và là một trong nhữngtập đoàn công nghệ lớn nhất thế giới, trụ sở chính tại Suwon, Hàn Quốc Có mặt tại ViệtNam 20 năm kể từ năm 1996, SamSung đầu tư xây dựng các nhà máy tại Việt Nam tạocông ăn việc làm cho hàng ngàn người dân đang thất nghiệp Và thu về khoản lợi nhuậnlớn từ các nhà máy tại Việt Nam
Trang 164.1. Các nguồn tài nguyên
Công nghệ
Hai sự việc diễn ra vào cuối những năm 1990 và đầu thập kỷ 2000 đã thuyết phụcSamsung áp dụng cách tiếp cận có hệ thống cho việc đổi mới sáng tạo và đó dường như
là nền móng cho sự thành công hiện tại của họ
Theo số liệu công bố hồi tháng 1/2014 của các công ty nghiên cứu thị trường (nhưStrategy Analytics, Wireless Smartphone Strategy…), số lượng smartphone (điện thoại diđộng thông minh) bán ra trên toàn cầu trong năm 2013 gần chạm mốc con số 1 tỉ, trong
đó riêng Samsung bán được 319,8 triệu chiếc, chiếm 32% thị phần Chưa từng có nhà sảnxuất điện thoại nào đạt được con số này trong một năm, kể cả các tên tuổi như Nokia,Apple
Năm 2007, với việc giới thiệu iPhone, Apple đã làm nên cuộc cách mạngsmartphone Ba năm sau, năm 2010, Samsung tung ra sản phẩm cạnh tranh Galaxy Hainăm sau, quí 3 năm 2012, số lượng bán ra Galaxy S3 qua mặt iPhone 4S trên toàn cầu(theo số liệu của Strategy Analytics công bố vào tháng 11/2012) Không chỉ smartphone,dòng sản phẩm Galaxy Note của Samsung hiện cũng đang tranh chấp vị trí số một tronglĩnh vực máy tính bảng (tablet) với iPad của Apple
Có người cho rằng thành công của Samsung chủ yếu là nhờ sao chép và chỉnh sửasáng tạo của các hãng khác Điều này có phần đúng, đặc biệt là với các mẫu thiết kế banđầu của Galaxy Nhưng không chỉ có smartphone và tablet, Samsung còn dẫn đầu thế giới
về công nghệ OLED (màn hình dẻo), TV, pin và thiết kế chip Vì vậy, về mặt đổi mớisáng tạo Samsung cũng làm được không ít, chỉ có điều ít người biết
Trong sáng tạo, các đối thủ cạnh tranh của Samsung có nhiều cách thực hiện, ví dụnhư Google thường dành ra 20% thời gian cho những dự án lớn, tìm kiếm sự đột phá ;hay Apple, khi một dự án đến giai đoạn quan trọng, công ty này cử ra ba đội phát triểncạnh tranh với nhau; cũng như chúng ta đã biết tầm quan trọng của“tư duy thiết kế và trảinghiệm của khách hàng”(“công thức”của bậc thầy sáng tạo Steve Jobs) Thế cònSamsung thì làm gì để có thể đấu ngang ngữa với những công ty sáng tạo bậc nhất của
Mỹ và thế giới?
Theo số liệu của Cơ quan Sáng chế và Nhãn hiệu Mỹ (UPSTO), trong năm 2013Samsung có số bằng sáng chế được cấp nhiều thứ hai (4.675 bằng), chỉ sau IBM (6.809bằng) Đây là năm thứ sáu liên tiếp Samsung đứng ở vị trí thứ hai trong bảng xếp hạngnhững công ty sáng tạo nhất thế giới Rõ ràng bằng sáng chế là mục tiêu của Samsung
Trang 17Từ đột phá đầu tiên cạnh tranh với Toshiba trong lĩnh vực máy giặt, Samsung đã theođuổi các bằng sáng chế trong lĩnh vực mà đối thủ đang ra sức bảo vệ, và định hướngnhững nỗ lực sáng tạo của mình để tìm ra ý tưởng mới có thể được cấp bằng sáng chế ởchính “sân nhà” của đối thủ.
Hai sự việc diễn ra vào cuối những năm 1990 và đầu thập kỷ 20 đã thuyết phụcSamsung áp dụng cách tiếp cận có hệ thống cho việc đổi mới sáng tạo và đó dường như
là nền móng cho sự thành công hiện tại của họ
Việc đầu tiên giải thích một cách khái quát khả năng sáng tạo của Samsung, đó làvào cuối những năm 1990 họ đã tiếp cận được nguồn chuyên gia khoa học giá rẻ ở Liên
Xô cũ Samsung đã vun đắp mối quan hệ chặt chẽ với Viện Hàn lâm Khoa học Nga(RAN) từ thời đó Có một hiệp định khung giữa hai nước Chính phủ Hàn Quốc còn cóthêm điều khoản tài trợ cho các doanh nghiệp nhỏ của mình phát triển các dự án dựa trênnghiên cứu của RAN Samsung khi đó phần nào đã giúp RAN tăng số lượng bằng sángchế và khai thác các sáng chế Có một bản sao không ghi ngày tháng của hiệp định nàyđược đưa lên internet, dưới đây là một đoạn trích: “…các phân viện của RAN có quyềnchuyển giao sáng chế cho Samsung để đánh giá, và hỗ trợ Samsung tham gia quyền sởhữu sáng chế và bằng sáng chế…”
Samsung đã được hưởng lợi với nguồn khoa học cơ bản giá rẻ của Nga Thậm chíhiện giờ Samsung vẫn có thể “mua” chuyên gia Nga ở mức giá tương đối thấp từ 3.000đến 5.000 USD mỗi tháng Samsung đã có cơ hội bứt phá khi mà Google và Apple gặpkhó khăn trong việc tiếp cận những tài năng tốt nhất của thế giới do chính sách cấp thịthực bị siết chặt sau sự kiện 11/9
Năm 2009, tuần báo BusinessWeek cho biết Samsung nhờ các chuyên gia Nga pháttriển phần mềm smartphone Hiện Samsung đang làm việc với RAN về màn hình và máychiếu 3D
Việc thứ hai quan trọng hơn đó là khoa học Nga giới thiệu cho Samsung phươngpháp sáng tạo TRIZ mà mãi năm, sáu năm sau các công ty Mỹ mới áp dụng (Intel là mộttrong số đó) Nó được giới thiệu bởi các kỹ sư Nga mà Samsung thuê làm việc tại SeoulLabs vào đầu những năm 2000
TRIZ là phương pháp giải quyết vấn đề một cách có hệ thống, có thể hiểu khái quát
là cách tìm kiếm những mâu thuẫn của hiện trạng công nghệ và nhu cầu khách hàng đểhình dung (sáng tạo) ra một tình trạng lý tưởng cần hướng đến
Trang 18Samsung sớm gặt hái được kết quả với TRIZ, tiết kiệm hơn 100 triệu USD trongnhững dự án đầu tiên Khi đó Samsung cũng đã áp dụng 6 Sigma (hệ thống bao gồm cáccông cụ và chiến lược giúp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh), nhưngchính TRIZ mới tạo nên nền tảng sáng tạo cho Samsung.
Năm 2003 TRIZ đem đến 50 bằng sáng chế mới cho Samsung và năm 2004 chỉriêng một dự án liên quan đến đầu đĩa DVD đã tiết kiệm cho Samsung trên 100 triệuUSD TRIZ giờ đây là kỹ năng bắt buộc để thăng tiến ở Samsung
Tại Viện Công nghệ Cao cấp của Samsung, chỉ trong năm 2004, Hyo June Kim, tácgiả cuốn sách nền tảng về TRIZ xuất bản bằng tiếng Hàn -“Lý thuyết giải quyết vấn đềsáng tạo”(Theory of Inventive Problem Solving), đã đào tạo hơn 1.000 kỹ sư khắp cáccông ty con của Samsung
Trước khi biết đến TRIZ các nhà quản lý cấp cao của Samsung đã nhận thức vấn đềcủa việc“sao chép”sáng tạo:“Samsung Electronics cảm nhận được nguy cơ chúng tađang là người chạy theo nhanh và chúng ta không thể tồn tại mãi ở vị thế này Thay vìnhanh nhẩu chạy theo những gì mà các công ty hàng đầu đã phát triển, chúng ta phải dẫnđầu bằng cách phát triển sản phẩm sáng tạo…”
Tại Samsung, giờ ngay cả giám đốc điều hành các công ty con cũng phải tham giacác khóa đào tạo về TRIZ Ước tính, trung bình mỗi kỹ sư Samsung được đào tạo khoảng
15 ngày cộng với 7 ngày làm dự án cụ thể Đây thực sự là đầu tư cho phương pháp sángtạo và con người
Đó là lời đáp cho câu hỏi về năng lực sáng tạo của Samsung, công ty đầu tư nhiềucho con người, tìm kiếm tài năng ở mọi nơi có thể, đặc biệt là có bước đi khôn ngoan ápdụng“công thức”sáng tạo Samsung hướng mục tiêu sáng tạo nhắm đến những đối thủ
cụ thể và các bằng sáng chế mà hãng muốn “đại tu”(như Apple làm dưới thời SteveJobs), và hãng có một nền văn hóa sáng tạo dựa trên cơ sở đào tạo toàn diện, phươngpháp có thể lặp lại và hình thành các tầng lớp sáng tạo được hậu thuẫn bởi cấp quản lýcao nhất
Thành công của Samsung cho thấy có thể đào tạo để trở nên sáng tạo Có lẽ giờ đâychúng ta phải xem xét lại định nghĩa“out of box”của sáng tạo
Môi trường và lực lượng lao động
Sau loạt bài báo Honda Việt Nam cho hàng nghìn công nhân nghỉ việc mỗi năm, đạidiện một doanh nghiệp FDI có mức lương hấp dẫn nhất hiện nay ông Cho Ho Seok –