Với hiệu ứng lan tỏa công nghệ, luận án sử dụng cách tiếp cận hàm sản xuất Cobb-Douglas để xây dựng và ước lượng mô hình hàm năng suất của các doanh nghiệp trong nước và các biến số tác
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
- -
PHẠM THẾ ANH
PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG LAN TỎA CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: Kinh tế Phát triển
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện Các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong luận án là trung thực, và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Phạm Thế Anh
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi muốn được bày tỏ là lòng biết ơn sâu sắc nhất tới GS.TS Nguyễn Trọng Hoài, người hướng dẫn khoa học của tôi Nếu không có sự định hướng, những lời nhận xét, góp ý và sự hướng dẫn tận tâm của Thầy trong quá trình nghiên cứu thì luận án đã không thể hoàn thành Sự động viên, giúp đỡ và dìu dắt của Thầy đã cho tôi thêm nghị lực để vượt lên mọi khó khăn, trở ngại
Tôi cũng xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến Quý Thầy Cô Khoa Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh nơi tôi học tập và nghiên cứu Đặc biệt là Thầy Nguyễn Hoàng Bảo, Thầy Phạm Khánh Nam, Cô Hoàng Thị Chỉnh, Thầy Trương Quang Hùng, Thầy Nguyễn Hữu Dũng Các Thầy, Cô đã đem đến cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm hết sức quý báu cho cuộc đời của tôi, và nhất là Thầy Phạm Khánh Nam đã luôn giúp đỡ, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu
Tôi xin cảm ơn Ban Giám hiệu và Quý Thầy Cô Khoa Kinh tế, Trường Đại học Nha Trang, nơi tôi đang công tác, đã chia sẻ, động viên, và giúp đỡ để tôi hoàn thành luận án này
Và cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đặc biệt đến vợ, con gái, mẹ, bố mẹ vợ và các em trong gia đình, đã ủng hộ, động viên, yêu thương và chăm sóc khích lệ tôi Đây
là những người đã luôn đồng hành, là chỗ dựa vững chắc để tôi yên tâm học tập và hoàn thành luận án
Tp Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2017
Trang 5MỤC LỤC
Trang phụ bìa Trang
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT viii
DANH MỤC BẢNG ix
DANH MỤC SƠ ĐỒ xi
TÓM TẮT xii
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1
1.1 Bối cảnh nghiên cứu 1
1.1.1 Bối cảnh thế giới 1
1.1.2 Bối cảnh Việt Nam 4
1.2 Vấn đề nghiên cứu 8
1.3 Mục tiêu nghiên cứu 10
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 11
1.5 Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu 12
1.5.1 Phương pháp nghiên cứu 12
1.5.2 Dữ liệu nghiên cứu 13
1.6 Ý nghĩa của nghiên cứu 14
1.6.1 Ý nghĩa học thuật 14
1.6.2 Ý nghĩa thực tiễn 15
1.7 Bố cục của luận án 16
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ TÁC ĐỘNG LAN TỎA 17
2.1 Giới thiệu 17
2.2 Khái niệm và phân loại FDI 18
2.2.1 Khái niệm FDI 18
Trang 62.2.2 Phân loại FDI 19
2.3 Tác động lan tỏa từ FDI 20
2.3.1 Khái niệm tác động lan tỏa 20
2.3.2 Sự hiện diện của FDI 21
2.3.3 Các kênh lan tỏa từ FDI 23
2.3.3.1 Kênh lan tỏa theo chiều ngang 23
2.3.2.2 Kênh lan tỏa theo chiều dọc 25
2.4 Các lý thuyết về FDI và tác động lan tỏa 28
2.4.1 Lý thuyết tăng trưởng 28
2.4.1.1 Lý thuyết tăng trưởng tân cổ điển 28
2.4.1.2 Lý thuyết tăng trưởng nội sinh 29
2.4.2 Lý thuyết động cơ nhà đầu tư 30
2.4.2.1 Lý thuyết chiết trung 30
2.4.2.2 Lý thuyết vòng đời sản phẩm 31
2.4.2.3 Lý thuyết về quyền lợi thị trường 32
2.4.3 Lý thuyết sản xuất và tiến bộ công nghệ 33
2.4.4 Lý thuyết về khả năng hấp thụ 36
2.4.5 Tổng hợp các nghiên cứu lý thuyết 37
2.5 Lược khảo các nghiên cứu trước 39
2.5.1 Các nghiên cứu trước về lan tỏa công nghệ từ FDI 39
2.5.2 Các nghiên cứu trước về lan tỏa xuất khẩu từ FDI 50
2.6 Khung phân tích đề nghị cho nghiên cứu của luận án 60
2.6.1 Khe hổng nghiên cứu 60
2.6.2 Khung phân tích đề nghị cho luận án 61
2.7 Tóm tắt chương 63
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 64
3.1 Giới thiệu 64
3.2 Mô hình khái niệm và các giả thuyết nghiên cứu 65
Trang 73.2.1 Mô hình khái niệm và các giả thuyết nghiên cứu về lan tỏa công nghệ từ FDI
65
3.2.1.1 Biến mục tiêu “Năng suất” 66
3.2.1.2 Sự hiện diện của FDI và tác động lan tỏa công nghệ 67
3.2.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến lan tỏa công nghệ từ FDI 70
3.2.1.4 Tác động của đặc trưng doanh nghiệp và ngành đến năng suất 74
3.2.2 Mô hình khái niệm và các giả thuyết nghiên cứu về lan tỏa xuất khẩu từ FDI 78
3.2.2.1 Biến mục tiêu “Năng lực xuất khẩu” 78
3.2.2.2 Sự hiện diện của FDI và tác động lan tỏa xuất khẩu 79
3.2.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến lan tỏa xuất khẩu từ FDI 82
3.2.2.4 Tác động của đặc trưng doanh nghiệp và ngành đến năng lực xuất khẩu 86 3.3 Mô hình nghiên cứu thực nghiệm đề nghị 91
3.3.1 Mô hình kinh tế lượng về lan tỏa công nghệ từ FDI 91
3.3.1.1 Mô hình nghiên cứu đề nghị 91
3.3.1.2 Định nghĩa các biến trong mô hình lan tỏa công nghệ 94
3.3.2 Mô hình kinh tế lượng về lan tỏa xuất khẩu từ FDI 96
3.3.2.1 Mô hình nghiên cứu đề nghị 96
3.3.2.2 Định nghĩa các biến trong mô hình lan tỏa xuất khẩu 98
3.4 Dữ liệu nghiên cứu 100
3.5 Kỹ thuật ước lượng mô hình 103
3.5.1 Ước lượng mô hình lan tỏa công nghệ từ FDI 103
3.5.1.1 Dữ liệu bảng 103
3.5.1.2 Mô hình tác động cố định (Fixed Effect Model – FEM) 104
3.5.1.3 Mô hình tác động ngẫu nhiên (Random Effect Model – REM) 105
3.5.1.4 Lựa chọn mô hình – Kiểm định Hausman 107
3.5.2 Ước lượng mô hình lan tỏa xuất khẩu từ FDI 108
3.5.2.1 Mô hình chọn mẫu Heckman (Heckman Sample Selection Model) 108
3.5.2.2 Các phương pháp ước lượng 110
Trang 83.6 Tóm tắt chương 111
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 114
4.1 Giới thiệu 114
4.2 Mô tả dữ liệu nghiên cứu 114
4.2.1 Phân bố mẫu theo ngành nghề qua các năm 114
4.2.2 Phân bố mẫu theo ngành nghề và loại hình doanh nghiệp 116
4.2.3 Phân bố mẫu theo ngành nghề và các thang đo FDI 117
4.2.4 Thống kê mô tả các biến số chính trong mô hình lan tỏa công nghệ từ FDI 118
4.2.5 Phân bố mẫu theo ngành nghề và quyết định xuất khẩu 120
4.2.6 Phân bố mẫu theo loại hình doanh nghiệp và quyết định xuất khẩu 121
4.2.7 Thống kê mô tả các biến số chính trong mô hình lan tỏa xuất khẩu từ FDI 122
4.3 Kết quả ước lượng mô hình lan tỏa công nghệ từ FDI 124
4.3.1 Các kiểm định cơ bản 124
4.3.2 Tác động lan tỏa công nghệ từ FDI và các nhân tố ảnh hưởng 126
4.3.3 Tác động của đặc trưng doanh nghiệp và đặc trưng ngành đến năng suất lao động của doanh nghiệp trong nước 130
4.3.4 Phân tích độ nhạy với ba thang đo đại diện FDI (Sensitivity Analysis) 133
4.4 Kết quả ước lượng mô hình lan tỏa xuất khẩu từ FDI 137
4.4.1 Các kiểm định cơ bản 137
4.4.2 Tác động lan tỏa xuất khẩu từ FDI và các nhân tố ảnh hưởng 140
4.4.3 Tác động của đặc trưng doanh nghiệp và đặc trưng ngành đến quyết định xuất khẩu của doanh nghiệp trong nước 144
4.4.4 Phân tích độ nhạy với ba thang đo đại diện FDI (Sensitivity Analysis) 148
4.5 Tóm tắt chương 153
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH 155
5.1 Kết luận 155
5.2 Các hàm ý chính sách về tác động lan tỏa của FDI tại Việt Nam 161
Trang 95.2.1 Các hàm ý chính sách về tác động lan tỏa công nghệ từ FDI 161
5.2.1.1 Rút ngắn khoảng cách công nghệ giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI 161
5.2.1.2 Gia tăng liên kết giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước có mức độ vốn hóa cao và quy mô lớn 162
5.2.1.3 Nhân rộng kinh nghiệm thu hút và quản lý đầu tư giữa các khu vực 163
5.2.2 Các hàm ý chính sách về tác động lan tỏa xuất khẩu từ FDI 163
5.2.2.1 Tăng cường hỗ trợ khối doanh nghiệp tư nhân 163
5.2.2.2 Thúc đẩy liên kết giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước có thâm niên hoạt động và mức độ vốn hóa cao 164
5.2.2.3 Tăng cường thu hút hút FDI vào khu vực phía Bắc và Trung 165
5.3 Những đóng góp chính của luận án 165
5.3.1 Đóng góp về lý thuyết 165
5.3.2 Đóng góp về thực tiễn 166
5.4 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo 167
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 169
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 170
PHỤ LỤC 1 187
PHỤ LỤC 2 194
PHỤ LỤC 3 200
Trang 10DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 11DANH MỤC BẢNG Bảng Trang
Bảng 2.1 Ưu điểm và hạn chế của các thang đo đại diện FDI 22
Bảng 2.2 Tóm tắt các nghiên cứu trước về lan tỏa công nghệ của FDI 47
Bảng 2.3 Tóm tắt các nghiên cứu trước về lan tỏa xuất khẩu của FDI 56
Bảng 3.1 Định nghĩa các biến số trong mô hình lan tỏa công nghệ 96
Bảng 3.2 Định nghĩa các biến trong mô hình lan tỏa xuất khẩu 99
Bảng 4.1 Phân bố mẫu theo ngành nghề qua các năm 115
Bảng 4.2 Phân bố mẫu theo ngành nghề và loại hình doanh nghiệp 116
Bảng 4.3 Phân bố mẫu theo ngành nghề và các thang đo FDI 118
Bảng 4.4 Thống kê mô tả các biến số chính trong mô hình lan tỏa công nghệ từ FDI 119
Bảng 4.5 Phân bố mẫu theo ngành nghề và quyết định xuất khẩu 120
Bảng 4.6 Phân bố mẫu theo loại hình doanh nghiệp và quyết định xuất khẩu 122
Bảng 4.7 Thống kê mô tả các biến số chính trong mô hình lan tỏa xuất khẩu từ FDI 123
Bảng 4.8 Kết quả ước lượng về lan tỏa công nghệ từ FDI đến doanh nghiệp chế biến chế tạo Việt Nam 125
Bảng 4.9 Kết quả hệ số phóng đại phương sai (VIF) cho các biến số trong mô hình lan tỏa công nghệ từ FDI 126
Bảng 4.10 Ma trận tương quan của các biến số chính trong mô hình lan tỏa công nghệ
Trang 12từ FDI 126
Bảng 4.11 Kết quả ước lượng về lan tỏa công nghệ từ FDI (Thang đo fdie) 134 Bảng 4.12 Kết quả ước lượng về lan tỏa công nghệ từ FDI (Thang đo fdia) 135
Bảng 4.13 Kết quả ước lượng mô hình Heckman về lan tỏa xuất khẩu từ FDI đến
doanh nghiệp chế biến chế tạo Việt Nam 138
Bảng 4.14 Kết quả hệ số phóng đại phương sai (VIF) của các biến số chính trong mô
hình lan tỏa xuất khẩu từ FDI 139
Bảng 4.15 Ma trận tương quan của các biến số chính trong mô hình lan tỏa xuất khẩu
từ FDI 140
Bảng 4.16 Kết quả ước lượng về lan tỏa xuất khẩu từ FDI (Thang đo fdie) 149 Bảng 4.17 Kết quả ước lượng về lan tỏa xuất khẩu từ FDI (Thang đo fdia) 150
Trang 13DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ Trang
Sơ đồ 2.1 Khung khái niệm từ các nghiên cứu lý thuyết 38
Sơ đồ 2.2 Khung phân tích đề nghị cho luận án 62
Sơ đồ 3.1 Mô hình khái niệm hiệu ứng lan tỏa công nghệ từ FDI 77
Sơ đồ 3.2 Mô hình khái niệm hiệu ứng lan tỏa xuất khẩu từ FDI 90
Trang 14Tác động lan tỏa từ FDI là đề tài nghiên cứu khá mới và nhận được sự quan tâm gia tăng trong thời gian gần đây, đặc biệt là ở các quốc gia mới nổi và đang phát triển khi dòng vốn FDI gia tăng cho thấy những tác động không mong muốn đến môi trường
và nền kinh tế trong nước Với trường hợp Việt Nam, một số nghiên cứu về lan tỏa công nghệ đã được thực hiện với dữ liệu từ trước năm 2011 và chỉ có hai nghiên cứu về lan tỏa xuất khẩu sử dụng dữ liệu trước năm 2005 với cỡ mẫu khá nhỏ Bên cạnh đó, các nghiên cứu này chủ yếu tập trung kiểm định sự tồn tại của hiệu ứng lan tỏa, xác định kênh lan tỏa và sử dụng một thang đo đại diện FDI Trong khi đó, bước nghiên cứu tiếp theo là tìm kiếm các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu ứng lan tỏa thì vẫn chưa được tìm hiểu sâu Đây là những khoảng trống nghiên cứu mà luận án này đóng góp
Dựa trên kết quả tổng quan và lược khảo lý thuyết, luận án đã xác định các khe hổng nghiên cứu và xây dựng khung phân tích đề nghị được trình bày trong Chương 2 Trong đó, hai nhánh nghiên cứu chính của luận án là phân tích tác động lan tỏa công
Trang 15nghệ và lan tỏa xuất khẩu từ FDI thông qua việc kiểm định sự tồn tại của các hiệu ứng lan tỏa và đặc biệt là các nhân tố quyết định lan tỏa, từ đó đề xuất các hàm ý chính sách
về tác động lan tỏa của FDI tại Việt Nam Tiếp đến, để hiện thực hóa khung phân tích
và các mục tiêu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu lựa chọn được trình bày và phân tích trong Chương 3 Với hiệu ứng lan tỏa công nghệ, luận án sử dụng cách tiếp cận hàm sản xuất Cobb-Douglas để xây dựng và ước lượng mô hình hàm năng suất của các doanh nghiệp trong nước và các biến số tác động, trong đó bao gồm thang đo đại diện cho FDI Với hiệu ứng lan tỏa xuất khẩu, mô hình chọn mẫu Heckman được áp dụng nhằm kiểm soát vấn đề thiên lệch chọn mẫu do chỉ có một số lượng nhất định doanh nghiệp trong nước tham gia xuất khẩu
Mô hình kinh tế lượng về lan tỏa công nghệ được ước lượng bằng phương pháp ước lượng dữ liệu bảng, bao gồm mô hình tác động cố định (FEM) và mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) Kiểm định Hausman được sử dụng để so sánh và xác định sự phù hợp của mô hình FEM và mô hình REM Mô hình kinh tế lượng về lan tỏa xuất khẩu được ước lượng bằng phương pháp hợp lý cực đại (MLE) cho hai quyết định tham gia xuất khẩu và tỷ trọng xuất khẩu theo mô hình chọn mẫu Heckman Mô hình Heckman có ưu thế vượt trội khi tính đến mối tương quan giữa hai quyết định xuất khẩu và điều chỉnh, kiểm soát vấn đề thiên lệch lựa chọn mẫu Kỹ thuật ước lượng MLE cho phép ước lượng đồng thời hai phương trình xuất khẩu với sai số chuẩn mạnh
để kiểm soát vấn đề phương sai thay đổi
Sau khi xác định khung phân tích và phương pháp nghiên cứu, luận án thực hiện ước lượng và kiểm định tác động lan tỏa công nghệ và lan tỏa xuất khẩu từ FDI đến các doanh nghiệp chế biến chế tạo Việt Nam, sử dụng dữ liệu bảng cấp doanh nghiệp trong giai đoạn 2011 – 2013 Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ các cuộc điều tra toàn diện doanh nghiệp do Tổng cục Thống kê thực hiện với mẫu nghiên cứu sau khi sàng lọc bao gồm 137,419 quan sát Các phân tích và thảo luận chi tiết kết quả nghiên
Trang 16cứu thực nghiệm được trình bày trong Chương 4 Các kết quả nghiên cứu chính được tóm tắt dưới đây:
Thứ nhất, tồn tại hiệu ứng lan tỏa công nghệ từ doanh nghiệp FDI đến doanh
nghiệp chế biến chế tạo Việt Nam Tuy nhiên, quy mô lan tỏa công nghệ từ FDI diễn ra không đồng nhất mà phụ thuộc vào khả năng hấp thụ hay đặc trưng riêng của doanh nghiệp trong nước Trong đó, các doanh nghiệp chế biến chế tạo trong nước có mức độ vốn hóa cao hơn, quy mô sản xuất lớn hơn sẽ càng có nhiều lợi thế và hưởng lợi nhiều hơn từ hiệu ứng lan tỏa công nghệ của FDI Trong khi đó, khoảng cách công nghệ lớn giữa doanh nghiệp trong nước so với doanh nghiệp FDI là một rào cản khiến doanh nghiệp trong nước khó có thể hấp thụ lan tỏa công nghệ tích cực từ FDI Doanh nghiệp
ở Khu vực Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long có khả năng hưởng lợi nhiều hơn từ lan tỏa công nghệ của FDI
Thứ hai, sự hiện diện của doanh nghiệp FDI có tác động lan tỏa đến quyết định
tham gia xuất khẩu của doanh nghiệp chế biến chế tạo Việt Nam Tuy nhiên, quy mô lan tỏa xuất khẩu từ FDI diễn ra không đồng nhất mà phụ thuộc vào khả năng hấp thụ hay đặc trưng riêng của doanh nghiệp trong nước Theo đó, các doanh nghiệp từng có kinh nghiệm xuất khẩu; doanh nghiệp thành lập lâu năm; doanh nghiệp sở hữu tư nhân; doanh nghiệp có mức độ vốn hóa cao hơn thì có khả năng hấp thụ tốt hơn hiệu ứng lan tỏa xuất khẩu từ FDI Ngoài ra, các doanh nghiệp ở khu vực miền Bắc và Trung Bộ có điều kiện thuận lợi hơn trong hấp thụ hiệu ứng lan tỏa xuất khẩu từ FDI
Thứ ba, các đặc trưng doanh nghiệp và đặc trưng ngành có ảnh hưởng đáng kể
đến năng suất lao động và năng lực xuất khẩu của của doanh nghiệp trong nước Cụ thể, mức độ vốn hóa và chất lượng lao động có quan hệ cùng chiều nhưng khoảng cách công nghệ và mức độ cạnh tranh trong ngành có quan hệ ngược chiều với năng suất lao động Trong khi đó, kinh nghiệm xuất khẩu, độ tuổi, vị trí trong khu công nghiệp có quan hệ cùng chiều với năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp nhưng mức độ cạnh tranh
Trang 17trong ngành có quan hệ ngược chiều Các doanh nghiệp phía Bắc và Trung Bộ ít có khả năng tham gia thị trường xuất khẩu và nếu có xuất khẩu thì tỷ trọng xuất khẩu cũng thấp hơn so với các doanh nghiệp ở Khu vực phía Nam
Thứ tư, luận án ước lượng mô hình lan tỏa công nghệ và lan tỏa xuất khẩu sử
dụng ba thang đo đại diện cho FDI, bao gồm: tỷ trọng doanh thu (fdio), tỷ trọng lao động (fdie) và tỷ trọng tài sản (fdia) của doanh nghiệp FDI trong ngành Kết quả ước lượng chính sử dụng thang đo phổ biến là tỷ trọng doanh thu (fdio) Tiếp đến, phân tích
độ nhạy được thực hiện khi ước lượng mô hình với hai thang đo còn lại là fdie và fdia
Kết quả phân tích độ nhạy cho thấy sự tương đồng tương đối cao về chiều hướng và mức độ ảnh hưởng của các biến số Trong đó, kết quả kiểm định đều cho thấy sự tồn tại của tác động lan tỏa công nghệ và lan tỏa xuất khẩu từ FDI đến các doanh nghiệp chế
biến chế tạo Việt Nam Một điểm đáng lưu ý là tham số ước lượng fdie có giá trị dương
nhưng không có ý nghĩa thống kê và giá trị ước lượng cũng có sự chênh lệch đáng kể
so với ước lượng fdio và fdia Nhìn chung, các tham số ước lượng trong các mô hình sử
dụng ba thang đo có sự nhất quán khá cao về dấu và độ lớn
Kết quả nghiên cứu của luận án làm cơ sở để đề xuất một số gợi ý chính sách nhằm phát huy hiệu ứng lan tỏa tích cực từ FDI đến doanh nghiệp chế biến chế tạo Việt Nam Trong đó, hiệu ứng lan tỏa công nghệ từ FDI có thể được gia tăng thông qua việc thúc đẩy các mối liên kết giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước có mức
độ vốn hóa cao và quy mô lớn; chú trọng các giải pháp rút ngắn khoảng cách công nghệ; chia sẻ và nhân rộng kinh nghiệm thu hút và quản lý đầu tư của các doanh nghiệp khu vực phía Nam đến các địa phương khác Các chính sách giúp khuếch đại hiệu ứng lan tỏa xuất khẩu từ FDI đến các doanh nghiệp chế biến chế tạo trong nước cũng được đa ra dựa trên các kết quả ước lượng Các giải pháp trọng tâm bao gồm: hỗ trợ khối doanh nghiệp tư nhân; doanh nghiệp có thâm niên hoạt động và mức độ vốn hóa cao; tăng cường thu hút FDI vào khu vực phía Bắc và Trung
Trang 18CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 Bối cảnh nghiên cứu
1.1.1 Bối cảnh thế giới
Trong những thập niên gần đây, các nghiên cứu lý thuyết lẫn thực nghiệm đã tập trung tìm hiểu về vai trò và tác động của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment – FDI) đối với nước tiếp nhận Kết quả nghiên cứu đã đưa ra khá nhiều bằng chứng ghi nhận các đóng góp và ảnh hưởng tích cực của FDI đến doanh nghiệp và nền kinh tế của nước tiếp nhận đầu tư (Jayachandran & Seilan, 2010) Nhìn chung, tác động của FDI đến nước tiếp nhận diễn ra theo hai kênh: trực tiếp và gián tiếp
Thứ nhất, thông qua việc thực hiện các hợp đồng liên doanh liên kết hay xây dựng
mới cơ sở sản xuất tại nước tiếp nhận, doanh nghiệp FDI tạo ra ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế nước tiếp nhận bằng việc bổ sung cho nguồn vốn đầu tư trong nước; đóng góp nguồn thu ngân sách; tạo ra công ăn việc làm; chuyển giao công nghệ và kỹ thuật hiện đại Bên cạnh đó, doanh nghiệp FDI cũng đóng vai trò quan trọng trong việc gia tăng kim ngạch xuất khẩu; chuyển dịch cơ cấu kinh tế; và cải thiện cán cân thanh toán quốc tế
Thứ hai, doanh nghiệp FDI còn tạo ra những tác động gián tiếp hay hiệu ứng lan
tỏa (spillovers/externalities) đến doanh nghiệp và kinh tế địa phương thông qua những mối liên kết giữa hai nhóm doanh nghiệp này khi cùng hoạt động trong một khu vực lãnh thổ xác định Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các công ty
đa quốc gia (Multinational Enterprises – MNEs), vốn được xem là có tiềm lực tài chính
và ưu thế vượt trội về công nghệ, nhân lực, kinh nghiệm quản lý và marketing so với các doanh nghiệp bản địa ở các nước đang phát triển Vì vậy, qua quá trình tương tác
và học hỏi từ các doanh nghiệp nước ngoài thì doanh nghiệp trong nước có thể từng bước cải thiện, nâng cao năng suất hoạt động, năng lực công nghệ và khả năng cạnh
Trang 19tranh trong thị trường trong nước cũng như thị trường xuất khẩu, từ đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của nước tiếp nhận đầu tư
Trong khi lý thuyết tăng trưởng tân cổ điển (Solow, 1956; Todaro, 1997) xem FDI là kênh cung cấp vốn quan trọng thì lý thuyết tăng trưởng nội sinh (Romer, 1986; Lucas, 1988) nhấn mạnh vai trò và ảnh hưởng dài hạn của hiệu ứng lan tỏa từ FDI đến nền kinh tế nước tiếp nhận Doanh nghiệp FDI, đặc biệt là các công ty đa quốc gia, thường có ưu thế vượt trội về trình độ công nghệ và kinh nghiệm tham gia thị trường quốc tế để có thể vượt qua những rào cản khi gia nhập thị trường mới và cạnh tranh thành công với các doanh nghiệp bản địa vốn có nhiều kiến thức và liên kết tại thị trường trong nước (Graham & Krugman, 1995) Sự hiện diện của doanh nghiệp FDI với nhiều lợi thế có thể gián tiếp tạo ra tác động tích cực và lâu dài đến năng lực công nghệ và năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp trong nước thông qua quá trình tương tác trong khu vực địa lý nhất định
Về mặt khái niệm, tác động lan tỏa được định nghĩa là những ngoại tác động (dynamic externalities) về thông tin xuất phát từ những tương tác có chủ đích hay không có chủ đích giữa các chủ thể kinh tế theo thời gian (Rosenbloom & Marshallian, 1990) Tác động lan tỏa từ FDI diễn ra khi doanh nghiệp FDI gặp khó khăn để bảo vệ những tài sản chuyên biệt của mình như công nghệ và kỹ thuật sản xuất tiên tiến, bí quyết công nghệ và quản trị, kỹ năng marketing, cơ sở dữ liệu về khách hàng, và khả năng tiếp cận thị trường,…, và những tài sản này bị rò rỉ ra bên ngoài và từ đó doanh nghiệp trong nước tiếp thu được (Caves, 1996) Thêm vào đó, doanh nghiệp FDI cũng
có thể chủ động chia sẻ thông tin và chuyển giao công nghệ với các doanh nghiệp trong nước là khách hàng hay nhà cung ứng của mình (Görg & Greenaway, 2004) Thông qua khả năng rò rỉ, phát tán và chia sẻ thông tin mang tính thụ động và/hoặc chủ động này mà FDI có thể gián tiếp nâng cao trình độ công nghệ và năng suất sản xuất (tạo ra
Trang 20tác động lan tỏa công nghệ) hay tăng cường năng lực xuất khẩu (tạo ra tác động lan tỏa xuất khẩu) của các doanh nghiệp trong nước
Tác động lan tỏa từ FDI đến doanh nghiệp trong nước có thể diễn ra đối với các doanh nghiệp hoạt động trong cùng ngành (lan tỏa chiều ngang) hay khác ngành (lan tỏa chiều dọc) (Blomstrom & Kokko, 1998) Trong đó, lan tỏa chiều dọc xuất phát từ các liên kết công nghiệp khi doanh nghiệp FDI trở thành khách hàng (liên kết ngược) hoặc nhà cung ứng (liên kết xuôi) của doanh nghiệp trong nước Các doanh nghiệp trong nước có thể nâng cao năng lực công nghệ và năng lực xuất khẩu thông qua quá trình quan sát và học hỏi kiến thức, kinh nghiệm và kỹ thuật từ doanh nghiệp FDI; tuyển dụng lao động đã qua đào tạo tại doanh nghiệp FDI; hay tự cải tiến, đổi mới công nghệ do áp lực cạnh tranh từ doanh nghiệp FDI (Blomström & Sjöholm, 1999; Javorcik, 2004; Newman & cộng sự, 2014, 2015)
So với các tác động trực tiếp, tác động gián tiếp hay lan tỏa của FDI là hướng nghiên cứu khá mới và nhận được sự quan tâm ngày càng gia tăng của giới học thuật, các nhà nghiên cứu cũng như nhà hoạch định chính sách trong thời gian gần đây Doanh nghiệp FDI thường sở hữu những ưu thế vượt trội, đặc biệt là về công nghệ, tài chính và kinh nghiệm tham gia thị trường quốc tế, nhờ đó có thể tạo ra chất xúc tác mang đến những chuyển đổi tích cực cho các doanh nghiệp trong nước Những tác động gián tiếp hay “lan tỏa” này được kỳ vọng là diễn ra với quy mô lớn hơn nhiều so với các tác động trực tiếp
Khác với những tác động trực tiếp vốn mang tính ‘hữu hình’ có thể dễ dàng được đánh giá phân tích qua các phân tích định lượng; các tác động lan tỏa lại mang tính ‘vô hình’ nên thường khó nhận biết và đo lường hơn Đây có thể là một lý do khiến cho đề tài nghiên cứu này có sức hút lớn đối với các nhà nghiên cứu; mặt khác giải thích cho những kết quả thực nghiệm đa dạng và thậm chí là trái chiều về các hiệu ứng lan tỏa Một số nghiên cứu đã cho thấy tác động lan tỏa tích cực từ FDI như Caves (1974);
Trang 21Globerman (1979); Aitken và cộng sự (1997); Sun (2009) Tuy nhiên, một số tác giả khác lại chứng minh được rằng FDI không tạo ra hiệu ứng lan tỏa, thậm chí còn tạo ra lan tỏa tiêu cực đến doanh nghiệp và nền kinh tế trong nuớc do áp lực cạnh tranh gia tăng và khả năng hấp thụ lan tỏa thấp của doanh nghiệp trong nước (Aitken & Harrison, 1999; Sadik & Bolbol, 2001; Ruane & Sutherland, 2005) Do vậy, các bằng chứng thực nghiệm về lan tỏa từ FDI cần được bổ sung nhằm củng cố các lập luận của tác động lan tỏa khi mà các kết quả nghiên cứu ban đầu chưa có xu hướng thống nhất cao
Ngoài ý nghĩa về mặt học thuật, nghiên cứu về các tác động lan tỏa của FDI còn mang nhiều giá trị và hàm ý về mặt chính sách Thực tế cho thấy sự cạnh tranh gia tăng giữa chính phủ các nước phát triển cũng như đang phát triển trong chính sách thu hút dòng vốn FDI Ưu đãi về tài chính (đặc biệt là thuế), thuê đất hoặc thuê mặt bằng, cải cách hải quan, tạo môi trường pháp lý thông thoáng được xem là những chính sách phổ biến và hiệu quả nhằm mời gọi các nhà đầu tư nước ngoài Mục tiêu cuối cùng của các chính sách này là nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua các kênh tác động trực tiếp và gián tiếp của FDI Do vậy, kết quả nghiên cứu thực nghiệm về các tác động lan tỏa sẽ cung cấp cơ sở để có thể đánh giá toàn diện và chính xác hơn về các chính sách thu hút và sử dụng FDI; đồng thời gợi ý và đề xuất các giải pháp chính sách cụ thể nhằm tối đa hóa các lan tỏa tích cực và giảm thiểu các lan tỏa tiêu cực để từ đó đóng góp hiệu quả cho sự tăng trưởng chung của nền kinh tế
1.1.2 Bối cảnh Việt Nam
Sau hơn 30 năm thực hiện chính sách mở cửa, thu hút đầu tư nước ngoài với việc ban hành Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987 và các luật sửa đổi bổ sung (năm 1990,
1992, 1996, 2000, 2005, 2014), Việt Nam đã xây dựng được một khung pháp lý tương đối đồng bộ, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi thu hút các nhà đầu tư nước ngoài Theo Tổng cục Thống kê (TCTK, 2016), tổng số vốn FDI đăng ký đã tăng từ 735 triệu USD (năm 1990) lên đến 281,9 tỷ USD (năm 2015) Số dự án đăng ký cũng nhảy vọt
Trang 22từ 211 dự án (cho cả giai đoạn 1988-1990) lên 2,120 (năm 2015)1 Việt Nam đã và đang không ngừng nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư nhằm tăng khả năng cạnh tranh trong thu hút FDI, đặc biệt trong bối cảnh suy giảm đầu tư trên toàn thế giới do cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu
Khu vực FDI là khu vực phát triển năng động, ngày càng phát huy vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam (Nguyễn Thị Cành & Trần Hùng Sơn, 2009; Nguyễn Thị Thìn, 2009) Các số liệu từ Tổng cục Thống kê cũng cho thấy đóng góp của FDI cho đầu tư phát triển xã hội tăng từ 16% giai đoạn 2001-2005 lên gần 24% giai đoạn 2006-2015 (TCTK, 2016) Ngoài ra, FDI cũng giữ vai trò quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế với tỷ trọng nông nghiệp từ 80% (năm 1988) xuống chỉ còn 17% (2015) Về đóng góp cho nguồn thu ngân sách, tỷ trọng của khu vực FDI tăng từ 5.2% năm 2000 lên hơn 14% năm 2014 (TCTK, 2016) Với thị trường lao động, các doanh nghiệp FDI đã trực tiếp tạo ra việc làm cho một lượng lớn lao động trong nước với mức tăng từ 358,5 nghìn lao động (năm 2000) lên 4,2 triệu lao động (năm 2015) và giúp tạo hàng triệu lao động gián tiếp khác (TCTK, 2016) Đáng chú ý là năng suất lao động khu vực FDI cao nhất trong các khu vực kinh tế khi mà chỉ với 4% trong tổng số lao động trong nền kinh tế nhưng khu vực này tạo ra 20% GDP Hơn thế nữa, khu vực FDI có vai trò đặc biệt quan trọng trong thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam Năm 1995, đóng góp của khu vực này chỉ chiếm 27% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu cả nước (TCTK, 2016) Tuy nhiên, chỉ hai năm sau khi ký kết Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hoa Kỳ, khu vực FDI đã lớn mạnh nhanh chóng và
từ năm 2003 xuất khẩu từ khu vực FDI đã bắt đầu vượt qua khu vực trong nước để dần trở thành nhân tố chính thúc đẩy xuất khẩu Tỷ trọng đóng góp của doanh nghiệp FDI
đã gia tăng từ mức bình quân 56% (giai đoạn 2005-2009) lên hơn 63% (giai đoạn 2010-2015) (TCTK, 2016) Trong đó, năm 2015 khu vực này có mức đóng góp kỷ lục
1
Xem Phụ lục 1 về các số liệu thống kê chi tiết dòng vốn FDI và đóng góp cho nền kinh tế Việt Nam
Trang 23với hơn 70% và giữ vai trò chủ lực trong xuất khẩu một số mặt hàng như điện thoại, máy vi tính, linh kiện điện tử, dệt may hay da giày (TCTK, 2016) Cùng với tốc độ tăng trưởng cao về kim ngạch xuất khẩu, khu vực FDI đã góp phần cải thiện cán cân thương mại chung của Việt Nam, từ chỗ luôn ở trong tình trạng thâm hụt khá lớn đến nay đã trở nên cân bằng và tạo ra thặng dư từ năm 2012
Bên cạnh những đóng góp tích cực đã được ghi nhận thì việc thu hút FDI trong thời gian qua cũng tạo ra nhiều tác động không mong đợi (Võ Thanh Thu & Ngô Thị Hải Xuân, 2010; Nguyễn Thị Thìn, 2009) Một số doanh nghiệp FDI trong khi theo đuổi mục đích lợi nhuận đã bất chấp vấn đề môi trường, gây ra những hậu quả nghiêm trọng Hiệu quả trong chuyển giao công nghệ còn thấp khi nhiều nhà đầu tư chỉ đưa vào Việt Nam những công nghệ lạc hậu hoặc không then chốt với mục tiêu chính là khai thác lợi thế lao động rẻ, tài nguyên sẵn có Thực tế, theo đánh giá tại Việt Nam thì công nghệ FDI chỉ khoảng 5% là hiện đại, 80% là công nghệ trung bình và 15% là công nghệ khá (BKHĐT, 2014) Bên cạnh đó, sự mất cân đối trong cơ cấu ngành, vùng đầu tư; tỷ lệ giải ngân thấp; vấn đề chuyển giá, né tránh thuế, tỷ lệ nội địa hóa thấp là những tồn tại góp phần làm gia tăng sự ngờ vực về những hiệu quả thực sự và tác động lan tỏa của FDI tại Việt Nam Do đó, nghiên cứu các tác động lan tỏa của FDI càng trở nên cấp thiết trong bối cảnh đầu tư hiện nay tại Việt Nam
Trong số các nghiên cứu đã được thực hiện về FDI tại Việt Nam thì đa phần tập trung vào đánh giá các tác động trực tiếp của FDI đối với nền kinh tế Hồ Nhật Quang (2010) nghiên cứu quan hệ giữa FDI và các biến số kinh tế vĩ mô tại Việt Nam chủ yếu dựa trên phương pháp định tính Kết quả cho thấy FDI đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế Việt Nam thông qua đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch
cơ cấu kinh tế, giá trị sản xuất công nghiệp, tăng trưởng xuất khẩu, hình thành và tích lũy vốn, chuyển giao công nghệ và tạo công ăn việc làm Tuy nhiên, FDI đồng thời tạo
ra các tác động tiêu cực như gia tăng sự mất cân đối vùng miền trong phát triển công
Trang 24nghiệp, gia tăng sự lệ thuộc của nền kinh tế vào nước ngoài và vấn đề ô nhiễm môi trường
Pham Hoang Mai (2002) phân tích những nhân tố quyết định đến phân bổ FDI và tác động của nguồn đầu tư này đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn 1988–1998 Kết quả nghiên cứu cho thấy FDI đóng góp đáng kể cho tăng trưởng kinh
tế của các vùng miền, tuy nhiên vốn FDI phân bổ không đồng đều giữa các vùng do sự khác biệt về cơ sở hạ tầng, chất lượng nguồn nhân lực và quy mô thị trường Tương tự, Varamini và Vu (2007) tìm hiểu quan hệ giữa FDI và tăng trưởng trong giai đoạn 1989–2005 và cho thấy tác động đáng kể của FDI đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam Một số nghiên cứu khác (Nguyễn Thị Cành và Trần Hùng Sơn, 2009; Đoàn Ngọc Phúc, 2004; Nguyễn Tiến Dũng, 2009) sử dụng cách tiếp cận định tính để phân tích, đánh giá thực trạng thu hút FDI, những tồn tại và các giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn đầu tư này trong tương lai
Các nghiên cứu về tác động lan tỏa của FDI đến doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn khá hạn chế Trong các nghiên cứu này thì chiếm tỷ trọng lớn là các phân tích về hiệu ứng lan tỏa công nghệ từ FDI (Le Thanh Thuy, 2005; Hoang Van Thanh & Pham Thien Hoang, 2010; Le & Pomfret, 2008; Nguyễn Khắc Minh & Nguyễn Việt Hùng, 2012; Pham Thi Bich Ngoc, 2012, 2013) Bên cạnh đó, một số lượng khá ít nghiên cứu
về tác động lan tỏa xuất khẩu từ FDI (Anwar & Nguyen, 2011; Nguyễn Thị Hồng Đào
& Phạm Thế Anh, 2012)
Dù với số lượng các nghiên cứu còn hạn chế song hầu hết đều tập trung kiểm định sự tồn tại của hiệu ứng lan tỏa và xác định các kênh lan tỏa từ FDI (chiều dọc, chiều ngang) Trong khi đó, bước nghiên cứu tiếp theo là nếu tồn tại lan tỏa thì các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu ứng lan tỏa là gì thì vẫn chưa được tìm hiểu sâu Một vài nghiên cứu trước về lan tỏa công nghệ từ FDI có phân tích nhân tố ảnh hưởng lan tỏa khi đưa vào các biến tương tác trong mô hình dựa vào hàm sản xuất Cobb-Douglass
Trang 25nhưng chỉ giới hạn một số nhân tố như chất lượng lao động, khoảng cách công nghệ (Le & Pomfret, 2011) hay nguồn gốc FDI (Pham Thi Bich Ngoc, 2012) Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Đào & Phạm Thế Anh (2012) về lan tỏa xuất khẩu từ FDI rất gần với luận án này song chỉ sử dụng dữ liệu với cỡ mẫu khá nhỏ cho giai đoạn trước năm 2004 Bên cạnh đó, các nghiên cứu này chỉ sử dụng một thang đo đơn lẻ đại diện cho FDI Luận án này phát triển đóng góp thực nghiệm cho trường hợp của Việt Nam khi nghiên cứu sự tồn tại và các yếu tố tác động lan tỏa công nghệ và lan tỏa xuất khẩu
từ FDI, trong đó sử dụng dữ liệu với cỡ mẫu lớn cho giai đoạn gần đây và đưa vào phân tích nhiều biến đặc trưng doanh nghiệp để tìm hiểu nhân tố ảnh hưởng lan tỏa Đồng thời, luận án sử dụng các thang đo khác nhau đại diện cho FDI để so sánh và đánh giá về các tác động lan tỏa và nhân tố ảnh hưởng
Như vậy, có thể thấy rằng hiện nay có khá nhiều nghiên cứu về FDI tại Việt Nam nhưng nghiên cứu về tác động lan tỏa của FDI và đặc biệt là các nhân tố ảnh hưởng lan tỏa là một đề tài còn khá mới và vẫn còn khoảng trống nghiên cứu mà luận án sẽ đóng góp Trong bối cảnh thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI tại Việt Nam bộc lộ nhiều mặt trái thì việc kiểm định và đánh giá các tác động lan tỏa từ FDI càng trở nên bức thiết để
từ đó có thể gợi ý những điều chỉnh và định hướng chính sách cần thiết nhằm tối ưu hóa lợi ích cho các doanh nghiệp và nền kinh tế Việt Nam từ kênh đầu tư quan trọng này trong tương lai
1.2 Vấn đề nghiên cứu
Xét đến những tác động hai mặt của FDI tại Việt Nam trong thời gian vừa qua, việc nghiên cứu để đưa ra những bằng chứng thực nghiệm và bổ sung các gợi ý chính sách cần thiết về huy động FDI cũng như các hiệu ứng lan tỏa của FDI sẽ cung cấp một kênh thông tin quan trọng để đánh giá một cách toàn diện về vai trò của khu vực FDI cũng như hiệu quả của chính sách thu hút FDI trong thời gian qua tại Việt Nam Điều này càng có ý nghĩa khi những nghiên cứu thực nghiệm nhằm lượng hóa các hiệu ứng
Trang 26lan tỏa của FDI tại Việt Nam còn hạn chế và rời rạc do nhiều nguyên nhân gồm cả phương pháp nghiên cứu và chất lượng số liệu, và đặc biệt là khoảng trống nghiên cứu
đã được luận án xác định cho lĩnh vực nghiên cứu này là nhân tố ảnh hưởng hiệu ứng lan tỏa (Le Thanh Thuy, 2005; Le & Pomfret, 2008, 2010; Anwar & Nguyen, 2011; Nguyễn Khắc Minh & Nguyễn Việt Hùng, 2012; Nguyễn Thị Hồng Đào & Phạm Thế Anh, 2012)
Nhằm đóng góp những bằng chứng thực nghiệm về vai trò và hiệu quả của dòng
vốn FDI tại Việt Nam, tác giả đã lựa chọn đề tài luận án: “Phân tích tác động lan tỏa
của đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam” Với cách tiếp cận mới về mô hình
nghiên cứu và dữ liệu cập nhật, luận án nghiên cứu một cách có hệ thống về các tác động lan tỏa từ FDI đến doanh nghiệp Việt Nam, trong đó tập trung phân tích và kiểm định hiệu ứng lan tỏa về công nghệ và lan tỏa về xuất khẩu từ FDI đến các doanh nghiệp của Việt Nam
Kết quả nghiên cứu sẽ giúp kiểm định sự tồn tại của các hiệu ứng lan tỏa cũng như khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu ứng lan tỏa Luận án sẽ tập trung giải quyết ba vấn đề nghiên cứu chính gồm: (i) Tác động của FDI đến năng lực công nghệ (được đại diện bởi năng suất lao động) của các doanh nghiệp Việt Nam (hay sự tồn tại của hiệu ứng lan tỏa công nghệ từ FDI); (ii) Tác động của FDI đến năng lực xuất khẩu (được đại diện bởi khả năng tham gia và tỷ trọng xuất khẩu) của doanh nghiệp Việt Nam (hay sự tồn tại của hiệu ứng lan tỏa xuất khẩu từ FDI); (iii) Vai trò của những yếu
tố đặc trưng doanh nghiệp đối với khả năng hấp thụ lan tỏa từ FDI của doanh nghiệp Việt Nam (hay các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu ứng lan tỏa từ FDI) Ngoài ra, luận án cũng sẽ nghiên cứu một số vấn đề khác như vai trò của các đặc trưng doanh nghiệp và đặc trưng ngành đối với năng lực công nghệ và năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp trong nước; sự khác biệt về hiệu ứng lan tỏa từ FDI khi sử dụng ba thang đo khác nhau
Trang 27đại diện cho FDI (bao gồm tỷ trọng doanh thu, tỷ trọng lao động, và tỷ trọng tài sản của doanh nghiệp FDI trong ngành)
Thông qua giải quyết những vấn đề nghiên cứu này, luận án sẽ đưa ra những gợi
ý về mặt chính sách nhằm hạn chế những hiệu ứng lan tỏa tiêu cực và phát huy những tác động lan tỏa tích cực, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh và hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước Hơn thế nữa, kết quả nghiên cứu từ luận án này sẽ đóng góp những bằng chứng thực nghiệm về tác động của nguồn vốn FDI đến doanh nghiệp trong nước và nền kinh tế của Việt Nam, từ đó làm cơ sở để hoạch định chính sách, chiến lược thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI một cách hiệu quả nhất
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
Luận án sẽ tập trung vào mục tiêu chính là nghiên cứu tác động lan tỏa công nghệ
và lan tỏa xuất khẩu từ FDI đến các doanh nghiệp Việt Nam Trong đó, năm mục tiêu nghiên cứu cụ thể của luận án được xác định như sau:
(1) Xây dựng và ước lượng mô hình tác động lan tỏa của FDI đến năng lực công nghệ (được đại diện bằng năng suất lao động) của doanh nghiệp Việt Nam;
(2) Xây dựng và ước lượng mô hình tác động lan tỏa của FDI đến năng lực xuất khẩu (được đại diện bằng khả năng tham gia xuất khẩu và tỷ trọng xuất khẩu) của doanh nghiệp Việt Nam;
(3) Xác định các nhân tố ảnh hưởng hiệu ứng lan tỏa công nghệ và xuất khẩu từ FDI đến doanh nghiệp Việt Nam;
(4) Phân tích và đánh giá sự khác biệt về hiệu ứng lan tỏa khi sử dụng các thang đo khác nhau đại diện cho FDI;
(5) Gợi ý các chính sách nhằm phát huy những hiệu ứng lan tỏa tích cực từ FDI đến các doanh nghiệp trong nước
Trang 281.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là sự tồn tại và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu
ứng lan tỏa từ doanh nghiệp FDI đến năng lực công nghệ và năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp ngành chế biến chế tạo của Việt Nam Luận án lựa chọn các doanh nghiệp ngành chế biến chế tạo vì đây là nhóm ngành có hoạt động công nghệ và hoạt động xuất khẩu nổi bật nhất cũng như thu hút nguồn đầu tư FDI lớn nhất tại Việt Nam Ngành chế biến chế tạo luôn dẫn đầu trong thu hút vốn FDI và đóng góp kim ngạch xuất khẩu của cả nước khi chiếm trên 70% vốn FDI đăng ký và trên 80% giá trị xuất khẩu (TCTK, 2016)
Ngoài ra, doanh nghiệp chế biến chế tạo cũng là nhóm ngành được lựa chọn phổ biến trong các nghiên cứu về hiệu ứng lan tỏa công nghệ và lan tỏa xuất khẩu từ FDI
Có thể kể đến các nghiên cứu trong nước như Nguyễn Khắc Minh và Nguyễn Việt Hùng (2012); Anwar và Nguyen (2011); Nguyễn Thị Hồng Đào và Phạm Thế Anh (2012) Các nghiên cứu nước ngoài bao gồm Caves (1974); Aitken và cộng sự (1997); Kokko và cộng sự (2001); Phillips và Ahmadi-Esfahani (2010); Kohpaiboon (2006)
Trang 29luận án này cần để tạo lập dữ liệu bảng và các biến số trong mô hình kinh tế lượng như thông tin nhận dạng doanh nghiệp; lao động và thu nhập của người lao động; các chỉ tiêu về sản xuất kinh doanh; và đặc biệt là hoạt động xuất khẩu (được điều tra lần đầu năm 2000 nhưng sau đó gián đoạn đến năm 2011 mới được điều tra trở lại)
1.5 Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu
1.5.1 Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng mô hình hàm sản xuất Cobb-Douglas để làm cơ sở ước lượng tác động lan tỏa công nghệ từ FDI đến doanh nghiệp trong nước Trong đó, hàm sản xuất Cobb-Douglas được giả định hiệu suất không đổi theo quy mô nhằm chuẩn hóa sự
đa dạng hay dị biệt về quy mô của các doanh nghiệp trong cùng ngành cũng như phù hợp với dữ liệu nghiên cứu ở cấp doanh nghiệp mà luận án này sử dụng Quan trọng hơn, hàm sản xuất Cobb-Douglas cho phép phân tích và kiểm định hiệu ứng lan tỏa công nghệ từ FDI thông qua yếu tố phi truyền thống là năng suất các nhân tố tổng hợp Bên cạnh đó, mô hình kinh tế lượng được xây dựng dựa trên hàm sản xuất Cobb-Douglas giúp kiểm soát tác động của các biến số khác như đặc trưng doanh nghiệp,
ngành nghề và thời gian đến năng suất của doanh nghiệp trong nước
Để ước lượng và đánh giá tác động của FDI đến năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp trong nước hay hiệu ứng lan tỏa xuất khẩu từ FDI, luận án sử dụng mô hình chọn mẫu của Heckman Mô hình chọn mẫu Heckman là cách tiếp cận hiệu quả giúp kiểm soát vấn đề thiên lệch chọn mẫu xảy ra do chỉ có một số lượng nhất định doanh nghiệp trong nước tham gia xuất khẩu Trong đó, năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp trong nước được đại diện bởi hai biến mục tiêu gồm: (i) Có tham gia xuất khẩu hay không; và (ii) Tỷ trọng xuất khẩu bao nhiêu Các biến ngành nghề và đặc trưng doanh nghiệp cũng được đưa vào mô hình nhằm phân tích những nhân tố quyết định hành vi xuất khẩu và phạm vi lan tỏa xuất khẩu từ FDI
Trang 30Nhằm kiểm soát vấn đề sai sót trong đo lường và sự thiên lệch kết quả ước lượng do việc lựa chọn biến đại diện FDI, luận án này áp dụng phương pháp phân tích
độ nhạy (Sensitivity analysis) Trong đó, luận án sử dụng cả ba thang đo đại diện FDI trong quá trình ước lượng và kiểm định hiệu ứng lan tỏa công nghệ và lan tỏa xuất khẩu từ FDI Kết quả kiểm định chính được dựa trên thang đo phổ biến (tỷ trọng doanh thu của FDI trong ngành) Các kết quả ước lượng với hai thang đo còn lại (tỷ trọng lao động và tỷ trọng tài sản của doanh nghiệp FDI) sẽ được sử dụng trong phân tích độ nhạy giúp so sánh và đánh giá chính xác, toàn diện hơn về các hiệu ứng lan tỏa từ FDI cũng như hạn chế các sai sót và thiên lệch khi chỉ dựa vào một thang đo đại diện
Về kỹ thuật kinh tế lượng, mô hình tác động lan tỏa công nghệ từ FDI đến doanh nghiệp trong nước được ước lượng bằng phương pháp ước lượng dữ liệu bảng, bao gồm mô hình tác động cố định (FEM) và mô hình tác động ngẫu nhiên (REM), và lựa chọn mô hình bằng kiểm định Hausman Mô hình tác động lan tỏa xuất khẩu từ FDI được ước lượng bằng phương pháp hợp lý cực đại (MLE) cho hai phương trình tham gia xuất khẩu và tỷ trọng xuất khẩu theo mô hình chọn mẫu Heckman
1.5.2 Dữ liệu nghiên cứu
Nguồn dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu là dữ liệu thứ cấp và là dạng dữ liệu bảng ở cấp doanh nghiệp cho giai đoạn 2011 – 2013 Sau quá trình sàng lọc và làm sạch, bộ dữ liệu cuối cùng đưa vào phân tích là dữ liệu bảng 3 năm bao gồm 137,419 quan sát Dữ liệu được thu thập từ các cuộc điều tra toàn diện hoạt động sản xuất – kinh doanh của tất cả các loại hình doanh nghiệp do Tổng cục Thống kê thực hiện (gọi tắt là Điều tra doanh nghiệp – Enterprise Survey) Dữ liệu được thu thập qua 3 phương pháp điều tra, bao gồm điều tra trực tiếp, điều tra gián tiếp và điều tra qua bảng câu hỏi điện tử Do quy mô điều tra lớn nên kết quả điều tra được tổng hợp và công bố thường
có độ trễ nhất định Ngoài ra, thực tế tại Việt Nam cho thấy khả năng tiếp cận các bộ
dữ liệu thô đối với các nhà nghiên cứu cá nhân là khá hạn chế Vì vậy, trong bối cảnh
Trang 31hiện nay và khả năng tiếp cận dữ liệu của tác giả luận án thì đây là bộ dữ liệu cập nhật nhất và có cỡ mẫu lớn có thể đảm bảo độ tin cậy, khả năng dự báo cũng như suy rộng của kết quả nghiên cứu
1.6 Ý nghĩa của nghiên cứu
1.6.1 Ý nghĩa học thuật
Thứ nhất, luận án xây dựng khung phân tích cho nghiên cứu về hiệu ứng lan tỏa
từ FDI phù hợp với bối cảnh doanh nghiệp Việt Nam Đặc biệt, thay vì chỉ sử dụng một thang đo đại diện cho FDI như các nghiên cứu trước, luận án đưa vào ba thang đo cho
sự hiện diện của FDI (bao gồm: tỷ trọng doanh thu, tỷ trọng lao động và tỷ trọng tài sản của doanh nghiệp FDI trong ngành) Việc sử dụng nhiều thang đo FDI có thể giúp
so sánh và có đánh giá toàn diện hơn về hiệu ứng lan tỏa trong khi sử dụng một thang
đo có thể dẫn đến hiện tượng thổi phồng hay đánh giá thấp hiệu ứng lan tỏa từ FDI đến doanh nghiệp trong nước
Thứ hai, luận án sử dụng cách tiếp cận mới khi đưa vào mô hình các biến tương
tác với FDI để tìm kiếm các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu ứng lan tỏa Việc sử dụng các biến tương tác giúp phát triển và phân tích sâu hơn về mối quan hệ giữa các nhân tố, đặc biệt là vai trò của đặc trưng doanh nghiệp trong nước và mối tương quan với hiệu ứng lan tỏa Kết quả nghiên cứu của luận án cho thấy hiệu ứng lan tỏa (công nghệ và xuất khẩu) có sự khác biệt đáng kể và phụ thuộc vào đặc trưng của các doanh nghiệp trong nước
Thứ ba, so với các nghiên cứu được công bố hiện nay thì kết quả nghiên cứu của
luận án được ước lượng dựa trên bộ dữ liệu cập nhật hơn cho giai đoạn gần đây sẽ đóng góp cho các nghiên cứu về tác động lan tỏa từ FDI tại Việt Nam từ đó làm cơ sở
để phát triển các nghiên cứu tiếp theo Đóng góp này đặc biệt quan trọng với nghiên
Trang 32cứu về hiệu ứng lan tỏa xuất khẩu từ FDI tại Việt Nam vốn còn khá ít nghiên cứu và sử dụng dữ liệu được điều tra từ 15 năm trước
1.6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Thứ nhất, kết quả nghiên cứu của luận án, đặc biệt là về sự tồn tại của hiệu ứng
lan tỏa từ FDI và các nhân tố ảnh hưởng, cung cấp bằng chứng thực nghiệm rất có ý nghĩa cho các nhà hoạch định chính sách về thu hút đầu tư nước ngoài, cho những người làm công tác dự báo và cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp chế biến chế tạo trong nước
Thứ hai, kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu ứng lan tỏa công nghệ và lan tỏa xuất
khẩu từ FDI không diễn ra đồng nhất cho toàn bộ các doanh nghiệp mà phụ thuộc vào đặc trưng riêng của các doanh nghiệp trong nước Do đó, các chính sách thu hút FDI, các dự báo và hướng liên kết hợp tác giữa hai khối doanh nghiệp này cần dựa trên sự chọn lọc và ưu tiên nhất định
Thứ ba, kết quả nghiên cứu của luận án làm cơ sở để đề xuất một số gợi ý chính
sách nhằm phát huy hiệu ứng lan tỏa công nghệ tích cực từ FDI đến doanh nghiệp chế biến chế tạo Việt Nam Trong đó, hiệu ứng lan tỏa công nghệ từ FDI có thể được gia tăng thông qua việc thúc đẩy các mối liên kết giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước có mức độ vốn hóa cao và quy mô lớn; chú trọng các giải pháp rút ngắn khoảng cách công nghệ; chia sẻ và nhân rộng kinh nghiệm thu hút và quản lý đầu tư của các doanh nghiệp khu vực phía Nam đến các địa phương khác
Thứ tư, các chính sách giúp khuếch đại hiệu ứng lan tỏa xuất khẩu từ FDI đến các
doanh nghiệp chế biến chế tạo trong nước được đa ra dựa trên các kết quả ước lượng Các giải pháp trọng tâm bao gồm: ưu tiên hỗ trợ khối doanh nghiệp tư nhân; doanh nghiệp có thâm niên hoạt động và mức độ vốn hóa cao; tăng cường thu hút FDI vào khu vực phía Bắc và Trung
Trang 331.7 Bố cục của luận án
Bố cục của luận án ngoài Chương 1 sẽ trình bày tiếp bao gồm bốn chương Chương 2 giới thiệu tổng quan lý thuyết về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và các tác động lan tỏa Nội dung chính bao gồm phân tích vai trò của FDI đối với nước tiếp nhận, lý thuyết liên quan đến tác động lan tỏa từ FDI, lược khảo nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước, và từ đó xây dựng khung phân tích đề nghị cho luận án
Chương 3 xác định và phân tích phương pháp nghiên cứu của luận án Đầu tiên, chương này xây dựng mô hình khái niệm và các giả thuyết nghiên cứu về lan tỏa công nghệ và lan tỏa xuất khẩu từ FDI đến doanh nghiệp trong nước Nội dung tiếp theo trình bày mô hình nghiên cứu đề nghị với hai mô hình kinh tế lượng về lan tỏa công nghệ và lan tỏa xuất khẩu Đặc điểm dữ liệu nghiên cứu và các kỹ thuật ước lượng mô hình cũng được phân tích trong chương này
Chương 4 phân tích và thảo luận kết quả nghiên cứu Trong đó, dữ liệu nghiên cứu được mô tả chi tiết hơn với các bảng thống kê mô tả Nội dung chính của chương tập trung vào trình bày và thảo luận kết quả ước lượng từ hai mô hình lan tỏa công nghệ và lan tỏa xuất khẩu từ FDI đến các doanh nghiệp chế biến chế tạo trong nước trong giai đoạn 2009-2013
Chương 5 kết luận và đề xuất các hàm ý chính sách về tác động lan tỏa của FDI tại Việt Nam dựa vào kết quả nghiên cứu định lượng của luận án Các đóng góp chính của luận án về lý thuyết và thực tiễn cũng được trình bày chi tiết Chương cuối cùng này cũng nêu ra những hạn chế của luận án và các hướng nghiên cứu tiếp theo
Trang 34CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC
NGOÀI VÀ TÁC ĐỘNG LAN TỎA 2.1 Giới thiệu
Luận án này nghiên cứu một cách có hệ thống về các tác động lan tỏa của dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam, trong đó tập trung phân tích và kiểm định hiệu ứng lan tỏa và các nhân tố quyết định đến lan tỏa công nghệ và lan tỏa về xuất khẩu từ FDI Chương 2 tổng quan lý thuyết liên quan đến FDI và các tác động lan tỏa
là bước cần thiết và quan trọng giúp xây dựng và định hình khung phân tích chi tiết cho luận án Chương này được trình bày thành 5 phần chính
Phần thứ nhất khái quát về khái niệm và phân loại FDI Phần thứ hai phân tích các khái niệm chính về tác động lan tỏa, đo lường sự hiện diện của FDI và các kênh lan tỏa Trong đó ba thang đo đại diện FDI được phân tích và so sánh ưu điểm, hạn chế Các kênh lan tỏa bao gồm kênh chiều dọc và chiều ngang Phần thứ ba trình bày các lý thuyết về FDI làm cơ sở hỗ trợ cho luận án nghiên cứu sự tồn tại và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu ứng lan tỏa công nghệ và xuất khẩu từ FDI đến doanh nghiệp Việt Nam, bao gồm: Lý thuyết tăng trưởng tân cổ điển, lý thuyết tăng trưởng nội sinh, lý thuyết về quyền lợi thị trường, lý thuyết vòng đời sản phẩm, lý thuyết sản xuất và tiến
bộ công nghệ, và lý thuyết về khả năng hấp thụ Trong đó, lan tỏa từ FDI được xem là yếu tố phi truyền thống có thể tác động gián tiếp giúp cải thiện năng lực công nghệ và xuất khẩu của doanh nghiệp trong nước
Phần thứ tư lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm trước về lan tỏa công nghệ và lan tỏa xuất khẩu từ FDI được thực hiện trong và ngoài nước Các đóng góp chính cũng như hạn chế của mỗi nghiên cứu được nêu rõ và so sánh với các nghiên cứu khác và nghiên cứu trong luận án này Phần cuối cùng của Chương xác định các khe hổng nghiên cứu dựa vào kết quả lược khảo lý thuyết và đề xuất khung phân tích cho luận án
Trang 352.2 Khái niệm và phân loại FDI
2.2.1 Khái niệm FDI
Theo Tổ chức thương mại thế giới (WTO), đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (gọi là nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở nước khác (gọi là nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó Còn theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), FDI được định nghĩa là một công cuộc đầu tư ra khỏi biên giới quốc gia, trong đó người đầu tư trực tiếp (direct investor) đạt được một phần hay toàn bộ quyền sở hữu lâu dài một doanh nghiệp đầu tư trực tiếp (direct investment enterprise) trong một quốc gia khác Quyền sở hữu này tối thiểu phải là 10% tổng số cổ phần mới được công nhận là doanh nghiệp FDI
Báo cáo đầu tư của Liên hợp quốc (UNCTAD) đưa ra khái niệm FDI là hoạt động đầu tư gắn với một mối quan hệ dài hạn và phản ánh lợi ích và sự kiểm soát lâu dài của một chủ thể kinh tế ở một nước (nhà đầu tư hoặc công ty mẹ) tại một doanh nghiệp ở một nền kinh tế khác Theo Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), FDI nói đến sự tồn tại của một mối quan hệ dài hạn giữa nhà đầu tư trực tiếp (là chủ thể kinh tế ở một quốc gia) và doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (là chủ thể kinh tế ở một quốc gia khác) đi kèm với mức ảnh hưởng đáng kể của nhà đầu tư đối với hoạt động quản lý doanh nghiệp được đầu tư Trong đó, mức sở hữu tối thiểu của nhà đầu tư là 10% cổ phần của doanh nghiệp
Theo Luật Đầu tư năm 2005 của Việt Nam thì: “Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư” (Khoản 2, Điều 3, Chương 1) còn “Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức, cá nhân nước ngoài bỏ vốn
để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam” (Khoản 5, Điều 3, Chương 1) Như vậy,
có thể hiểu đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức của nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn vào đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư tại Việt Nam
Trang 362.2.2 Phân loại FDI
Về cơ bản, FDI có thể được phân loại từ góc độ của nhà đầu tư (hay nước chủ đầu tư) và từ góc độ của nước tiếp nhận đầu tư (Caves, 1971; Moosa, 2002) Từ góc độ của nhà đầu tư, FDI được chia thành 3 loại: FDI theo chiều ngang (Horizontal FDI), FDI theo chiều dọc (Vertical FDI), và FDI kết hợp (Conglomerate FDI) Trong đó, FDI theo chiều ngang được thực hiện nhằm mục đích mở rộng sản xuất ở quốc gia khác các hàng hóa giống hay tương tự như ở quốc gia chủ đầu tư Theo nghĩa rộng hơn, FDI chiều ngang có thể khai thác tối đa những lợi thế độc quyền (như bản quyền sản phẩm), đặc biệt nếu việc mở rộng sản xuất này có thể vi phạm luật chống độc quyền ở nước chủ đầu tư Ngược lại, FDI theo chiều dọc được thực hiện với mục đích khai thác các nguyên liệu thô (backward vertical FDI) hoặc để tiếp cận thị trường khách hàng thông qua việc mua lại các đầu mối phân phối (forward vertical FDI) tại nước tiếp nhận đầu
tư Cuối cùng, FDI kết hợp là hình thức phối hợp cả FDI theo chiều ngang và FDI theo chiều dọc
Từ góc độ của nước tiếp nhận đầu tư, FDI có thể được phân thành 3 loại: (i) FDI thay thế nhập khẩu (Import-substituting FDI); (ii) FDI tăng cường xuất khẩu (Export-increasing FDI); và (iii) FDI theo định hướng của chính phủ (Government-initiated FDI) Theo đó, FDI thay thế nhập khẩu thúc đẩy sản xuất những hàng hóa trước đây nước tiếp nhận đầu tư phải nhập khẩu Loại hình FDI này thường phụ thuộc vào quy
mô thị trường tiêu dùng của nước tiếp nhận FDI, chi phí vận chuyển và các rào cản thương mại Ngược lại, FDI tăng cường xuất khẩu được thực hiện với mục đích tìm kiếm và khai thác các đầu vào mới như nguyên liệu thô hay hàng hóa trung gian Loại hình FDI này có thể giúp nước tiếp nhận đầu tư thúc đẩy xuất khẩu các nguyên liệu thô
và hàng hóa trung gian đến nước chủ đầu tư và các thị trường khác Loại hình FDI thứ
ba được hình thành khi chính phủ nước chủ nhà có những chương trình khuyến khích đối với nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư ở một lĩnh vực hay khu vực nhất định
Trang 372.3 Tác động lan tỏa từ FDI
2.3.1 Khái niệm tác động lan tỏa
Tác động lan tỏa là những ngoại tác động (dynamic externalities) về thông tin xuất phát từ những tương tác có chủ đích hay không có chủ đích giữa các chủ thể kinh
tế theo thời gian (Rosenbloom & Marshallian, 1990) Những tác động lan tỏa từ FDI có thể diễn ra khi một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI gặp khó khăn trong việc bảo vệ những tài sản chuyên biệt của mình (ví dụ như bí quyết công nghệ và kỹ thuật sản xuất tiên tiến, bí quyết quản trị, kỹ năng marketing, thông tin khách hàng, thị trường) khiến chúng bị rò rỉ ra bên ngoài và các doanh nghiệp trong nước sẽ là đối tượng tiếp thu (Caves, 1996) Thêm vào đó, doanh nghiệp FDI cũng có thể chủ động chia sẻ thông tin và chuyển giao công nghệ với các doanh nghiệp trong nước là khách hàng hay nhà cung ứng của mình (Görg & Greenaway, 2004) Thông qua khả năng rò
rỉ, phát tán và chia sẻ thông tin mang tính thụ động và/hoặc chủ động này mà doanh nghiệp FDI có thể tạo ra các tác động gián tiếp ảnh hưởng đến năng lực sản xuất, trình
độ công nghệ, năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp địa phương thông qua một quá trình tương tác và học hỏi
FDI có thể tạo ra những ảnh hưởng lan tỏa khác nhau đối với các doanh nghiệp trong nước Trong các nghiên cứu về tác động lan tỏa từ FDI, lan tỏa công nghệ là đề tài chính được nghiên cứu rộng rãi nhất trong khi lan tỏa xuất khẩu là đề tài tương đối mới Lan tỏa công nghệ xảy ra khi các doanh nghiệp trong nước có thể nâng cao hiệu quả, năng lực sản xuất thông qua việc học hỏi, bắt chước những kỹ thuật, công nghệ sản xuất của các doanh nghiệp FDI Trong khi đó, lan tỏa xuất khẩu tồn tại nếu sự hiện diện của doanh nghiệp FDI có thể thúc đẩy và hỗ trợ doanh nghiệp địa phương tiếp cận kiến thức và thông tin về thị trường, phương thức xuất khẩu để từ đó nâng cao năng lực
và khả năng xuất khẩu
Trang 38Tác động lan tỏa từ FDI đến doanh nghiệp trong nước không phải luôn luôn mang tính tích cực Tùy thuộc vào môi trường kinh doanh và đặc trưng riêng mà doanh nghiệp trong nước sẽ ‘phản ứng’ khác nhau và có sự thích nghi khác nhau đối với sự hiện diện của doanh nghiệp FDI; do vậy cũng sẽ chịu ảnh hưởng ở những mức độ khác nhau từ FDI Ví dụ, quy mô thị trường, quy định luật pháp, quy mô và năng lực công nghệ của doanh nghiệp trong nước sẽ tác động đến các mối liên kết giữa hai khối doanh nghiệp cũng như mức độ lan tỏa (Blomstrom & Kokko, 1998) Do vậy, đặc trưng riêng hay khả năng hấp thụ của mỗi doanh nghiệp trong nước đóng một vai trò quan trọng quyết định đến việc doanh nghiệp có thể hưởng lợi hay chịu bất lợi từ các tác động lan tỏa của FDI
2.3.2 Sự hiện diện của FDI
Việc đo lường sự hiện diện của FDI có ý nghĩa quan trọng, ảnh hưởng đến kết quả phân tích và kiểm định các hiệu ứng lan tỏa công nghệ và lan tỏa xuất khẩu từ FDI đến doanh nghiệp trong nước (Görg & Strobl, 2001; Wooster & Diebel, 2010; Kohpaiboon, 2006; Sun, 2009) Do vậy, việc xem xét kết quả nghiên cứu với các thang
đo khác nhau là cần thiết để có được đánh giá toàn diện về hiệu ứng lan tỏa từ FDI Các nghiên cứu trước về hiệu ứng lan tỏa thường sử dụng một trong ba biến đại diện cho FDI gồm: (i) tỷ trọng doanh thu; (ii) tỷ trọng lao động; và (iii) tỷ trọng tài sản của các doanh nghiệp FDI trong ngành2 Theo phân tích tổng hợp của Wooster và Diebel (2010), trong 131 nghiên cứu thực nghiệm sử dụng các thang đo đo lường sự hiện diện của FDI thì thang đo tỷ trọng doanh thu được sử dụng phổ biến nhất (45.8 %), tiếp đến
là tỷ trọng tài sản (35.9 %) và cuối cùng là tỷ trọng lao động (18.3 %)
2
Luận án này sử dụng và so sánh ba thang đo “tỷ trọng” đo lường sự hiện diện (mang tính tương đối) của doanh nghiệp FDI Thực tế trong nước có thể xảy ra khả năng các ngành hay địa phương có tỷ trọng FDI cao nhưng lượng vốn (mang tính tuyệt đối) thấp và ngược lại Vì vậy, việc phát triển phân tích và so sánh thang đo “tỷ trọng” (mang tính tương đối) với thang đo “lượng” (mang tính tuyệt đối) của FDI ở cấp ngành hay cấp địa phương có thể giúp đưa ra các hàm ý sâu hơn khi dữ liệu nghiên cứu cho phép
Trang 39Bảng 2.1 Ưu điểm và hạn chế của các thang đo đại diện FDI
Thang đo Ưu điểm Hạn chế Trích dẫn
Khả năng khai báo doanh thu không chính xác nhằm mục đích giảm thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp FDI (một hình thức chuyển giá) khiến cho thang đo bị sai lệch làm giảm vai trò thực tế của FDI
Globerman (1979); Le và Pomfret (2011);
Anwar và Nguyen (2011);
Javorcik (2004); (Wacker, 2013)
FDI thường có xu hướng tập trung vào những ngành có tỷ lệ vốn hóa cao nên vai trò của FDI
có thể bị đánh giá thấp hơn so với thực tế
Caves (1974); Aitken và Harrison (1999); Sun (2009)
Có thể bị bóp méo bởi những quy định về quyền sở hữu của luật pháp tại các nước tiếp nhận đầu tư
Kohpaiboon (2006); Sun (2009); Liu
và cộng sự (2011)
Trang 40Bảng 2.1 thống kê ưu điểm và hạn chế của ba thang đo sự hiện diện của FDI Về
cơ bản, ba biến đại diện trên đều có những điểm mạnh và hạn chế nhất định khi đo lường tầm quan trọng hay vai trò của FDI Những hạn chế kể trên khiến cho việc chỉ sử dụng một thang đo đơn lẻ khó có thể đo lường được toàn diện vai trò của FDI tại nước tiếp nhận Đây được xem là một trong những nguyên nhân khiến cho các kết quả thực nghiệm có nhiều sự khác biệt hay ‘nhạy cảm’ với việc lựa chọn thang đo FDI (Görg & Strobl, 2001; Wooster & Diebel, 2010; Sun, 2009) Vì vậy, để hạn chế sự thiên lệch kết quả ước lượng do việc lựa chọn biến đại diện FDI, luận án này sẽ sử dụng cả ba thang
đo kể trên và đưa ra các so sánh tương quan trong quá trình ước lượng và kiểm định các hiệu ứng lan tỏa
Trong đó, kết quả kiểm định chính được dựa trên thang đo phổ biến (tỷ trọng doanh thu) Các kết quả ước lượng với hai thang đo còn lại (tỷ trọng lao động và tỷ trọng tài sản) sẽ được sử dụng trong phân tích độ nhạy (Sensitivity analysis) của thang
đo đại diện FDI Phân tích độ nhạy giúp kiểm soát vấn đề sai sót hay thiên lệch trong lựa chọn thang đo (Levine & Renelt, 1992; Olofsdotter, 1998; Sun, 2009; Cole & Elliot, 2006) Kết quả ước lượng các mô hình với ba thang đo sẽ giúp so sánh và đánh giá chính xác, toàn diện hơn về hiệu ứng lan tỏa từ FDI cũng như hạn chế các sai sót và thiên lệch khi chỉ dựa vào một thang đo đại diện
2.3.3 Các kênh lan tỏa từ FDI
2.3.3.1 Kênh lan tỏa theo chiều ngang
Lan tỏa theo chiều ngang nói đến những hiệu ứng lan tỏa từ FDI đến doanh nghiệp trong nước hoạt động trong cùng một ngành Theo đó, doanh nghiệp FDI với phương thức hoạt động, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến có thể tạo ra những lan tỏa tích cực giúp nâng cao năng lực công nghệ và năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp địa phương hoạt động trong cùng một lĩnh vực ngành nghề Hiệu ứng lan tỏa theo chiều