TIỂU LUẬN HỌC PHẦN: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ

48 203 0
TIỂU LUẬN HỌC PHẦN:  TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA VẬT LÝ  - TIỂU LUẬN HỌC PHẦN: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ Giảng viên hướng dẫn: PGS TS TRẦN HUY HOÀNG Học viên thực hiện : LÊ THỊ DIỄM MY NGUYỄN CAO TRÚC GIANG HOÀNG THỊ HUYỀN Lớp : LL & PP DHBM Vật lý K24 Thừa Thiên Huế, tháng 4 năm 2017 I DẠY HỌC TÍCH HỢP 1 TÍCH HỢP VÀ DẠY HỌC TÍCH HỢP 1.1 Tích hợp là một hoạt động mà ở đó cần phải kết hợp, liên hệ, huy động các yếu tố, có liên quan với nhau của nhiều lĩnh vực để giải quyết một vấn đề, qua đó đạt được nhiều mục tiêu khác nhau 1.2 Dạy học tích hợp là định hướng dạy học giúp học sinh phát triển khả năng huy động tổng hợp kiến thức, kỹ năng, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết có hiệu quả các vấn đề trong học tập và trong cuộc sống, được thực hiện ngay trong quá trình lĩnh hội tri thức và rèn luyện kỹ năng; phát triển được những năng lực cần thiết, nhất là năng lực giải quyết vấn đề 2 SỰ CẦN THIẾT PHẢI DẠY HỌC TÍCH HỢP - Phát triển năng lực người học - Tận dụng vốn kinh nghiệm của người học - Do bản chất tích hợp của quy luật tự nhiên - Tinh giản kiến thức, tránh sự lặp lại, góp phần giảm tải cho học sinh 3 NHỮNG MỨC ĐỘ TÍCH HỢP 3.1 Tích hợp nội môn (tích hợp trong một môn học) Là tích hợp trong nội bộ môn học, một số nội dung của các phân môn trong môn học đó được tích hợp lại với nhau theo những chủ đề, chương, bài cụ thể nhất định Ví dụ: Tích hợp nội dung của cơ học, nhiệt học và điện từ học trong phần chuyển động của hạt mang điện trong môn Vật lý 3.2 Tích hợp đa môn (lồng ghép, liên hệ) Là đưa các yếu tố nội dung gắn với thực tiễn, gắn với xã hội, gắn với các môn học khác vào dòng chảy chủ đạo của nội dung bài học của một môn học Ở mức độ đa môn (lồng ghép, liên hệ), các môn học vẫn dạy riêng rẽ Tuy nhiên, giáo viên có thể tìm thấy mối quan hệ giữa kiến thức của môn học mình đảm nhận với nội dung của các môn học khác và thực hiện việc lồng ghép các kiến thức đó ở những thời điểm thích hợp Tích hợp đa môn có thể thực hiện thuận lợi ở nhiều thời điểm Sơ đồ xương cá – trong tiến trình dạy học Các chủ đề gắn với thực tiễn, gắn với nhu cầu đa môn của người học sẽ có nhiều cơ hội để tổ chức dạy học lồng ghép Mô hình xương cá (Hình 1.2) thể hiện quan hệ giữa kiến thức của một môn học (trục chính) với kiến thức của các môn học khác (các nhánh) Ví dụ: Khi dạy bài “Dòng điện trong chất điện phân” Vật lý lớp 11 có thể tích hợp lồng ghép nội dung cơ chế hóa học của hiện tượng dương cực tan, ứng dụng mạ điện, giáo dục bảo vệ môi trường - chất thải của mạ điện 3.3 Tích hợp liên môn Ở mức độ này, hoạt động học diễn ra xung quanh các chủ đề, ở đó người học cần đến các kiến thức của nhiều môn học để giải quyết vấn đề đặt ra Các chủ đề khi đó được gọi là các chủ đề hội tụ Với các môn học khác nhau, mối quan hệ giữa các môn học trong chủ đề được hình dung qua sơ đồ mạng nhện Sơ đồ mạng nhện – tích hợp liên môn Nội dung các môn học vẫn được phát triển riêng rẽ để đảm bảo tính hệ thống Song, vẫn thực hiện được sự liên kết giữa các môn học khác nhau qua việc vận dụng các kiến thức liên môn Việc liên kết kiến thức các môn học để giải quyết một tình huống cũng có nghĩa là các kiến thức được tích hợp ở mức độ liên môn học Có hai cách thực hiện mức độ tích hợp này: Cách 1: Các môn học vẫn được dạy riêng rẽ nhưng đến cuối học kì, cuối năm hoặc cuối cấp học có một phần, một chương về những vấn đề chung và các thành tựu ứng dụng thực tiễn nhằm giúp học sinh xác lập mối liên hệ giữa các kiến thức đã được lĩnh hội Cách 2: Những ứng dụng chung cho các môn học khác nhau thực hiện ở những thời điểm đều đặn trong năm học Nói cách khác, sẽ có bố trí xen một số nội dung tích hợp liên môn vào chỗ thích hợp nhằm làm cho học sinh quen dần với việc sử dụng kiến thức của những môn học gần gũi với nhau Ví dụ: Chủ đề ứng dụng dòng điện trong các môi trường 3.4 Tích hợp xuyên môn Mức độ tích hợp xuyên môn là mức độ cao nhất của dạy học tích hợp Việc dạy học xuất phát từ các vấn đề/ngữ cảnh cuộc sống thực và có ý nghĩa đối với HS mà không xuất phát từ các khoa học tương ứng với môn học Điều quan tâm nhất ở đây là sự phù hợp đối với HS Điểm khác duy nhất so với liên môn ở chỗ chúng bắt đầu bằng ngữ cảnh cuộc sống thực và sở thích của HS Ở mức độ này, tiến trình dạy học là tiến trình “không môn học”, nghĩa là nội dung kiến thức trong bài học không thuộc riêng về một môn học nhưng lại thuộc về nhiều môn học khác nhau Các nội dung thuộc chủ đề tích hợp sẽ không cần dạy ở các môn học riêng rẽ Mức độ tích hợp này dẫn đến sự hợp nhất kiến thức của hai hay nhiều môn học Do đó, cần sự hợp tác của các giáo viên đến từ các môn học khác nhau Để lựa chọn và xây dựng nội dung học, giáo viên phải có hiểu biết sâu sắc về chương trình và đặt chương trình các môn học cạnh nhau để so sánh, Việc phân tích mối quan hệ giữa các môn học khác nhau trong chủ đề cũng như sự phát triển các kiến thức trong cùng môn học phải đảm bảo nguyên tắc tích hợp và hợp tác 4 QUY TRÌNH DẠY HỌC TÍCH HỢP Theo tác giả Nguyễn Văn Biên, Đỗ Hương Trà, qui trình tổ chức một chủ đề dạy học tích hợp (bao gồm thiết kế chủ đề và tổ chức dạy học) thể hiện qua 7 bước, trong đó thiết kế chủ đề ứng với bước 1 đến bước 6, tổ chức dạy học chủ đề là bước 7, cụ thể như sau: Bước 1: Lựa chọn chủ đề Bước 2: Xác định các vấn đề cần giải quyết Bước 3: Xác định các kiến thức cần thiết để giải quyết vấn đề Bước 4: Xác định mục tiêu dạy học Bước 5: Xây dựng nội dung hoạt động học Bước 6: Lập kế hoạch dạy học Bước 7: Tổ chức dạy học và đánh giá Ví dụ: Xây dựng quy trình tổ chức dạy học tích hợp chủ đề “MẮT” Bước 1: Lựa chọn chủ đề  Tầm quan trọng của chủ đề: Mắt là một trong năm giác quan quan trọng, giúp con người quan sát và kiểm soát môi trường xung quanh Con người có khả năng dùng mắt để liên hệ, trao đổi thông tin với nhau thay lời nói  Các vấn đề quan tâm: Hiện nay, vẫn chưa có một môn học nào ở phổ thông có thể cung cấp cho HS kiến thức một cách đầy đủ nhất để có thể trả lời được hết những câu hỏi xoay quanh vấn đề về mắt: 1 Mắt là gì? Mắt được cấu tạo như thế nào? 2 Vì sao ta có thể nhìn thấy một vật? 3 Sự tạo ảnh trên màng lưới như thế nào? 4 Hiện nay mắt thường mắc các tật gì? Khắc phục như thế nào? 5 Hiện nay mắt thường mắc các bệnh gì? Chữa trị như thế nào? 6 Làm thế nào để bảo vệ được đôi mắt luôn khỏe đẹp?  Sự trình bày ở các phân môn: - Kiến thức Vật Lí: Mắt là một hệ quang học hết sức phức tạp và tinh vi, mắt được xem là một thấu kính hội tụ; sự điều tiết của mắt để có thể nhìn được vật ở những khoảng cách khác nhau; khoảng cực cận, khoảng cực viễn ; các tật của mắt là cận thị, viễn thị và lão thị; sự lưu ảnh ảnh mắt ; cách khắc phục các tật của mắt là đeo thấu kính có tiêu cự phù hợp - Cùng với sự phát triển của xã hội, số lượng người mắc các bệnh, tật về mắt ngày càng tăng Ngoài 3 tật của mắt được đề cập trong nội dung chương trình Vật lý thì hiện nay một lượng lớn học sinh, sinh viên phần lớn đang mắc phải tật loạn thị nhưng tật loạn thị chưa được đề cập đến trong nội dung chương trình phổ thông Để khắc phục các tật về mắt thì ngoài cách đeo thấu kính khắc phục thì vẫn có thể sử dụng thuốc điều trị hay bắn lazer khắc phục - Kiến thức sinh học: Mắt là một bộ phận của cơ quan phân tích thị giác, thực hiện chức năng nhìn, quan sát, thu nhận lại hình ảnh của sự vật, màu sắc để chuyển vào não xử lý và lưu trữ; các bệnh, tật của mắt khái quát Ở đây cũng có nói đến cấu tạo của cầu mắt nhưng không được định nghĩa như bên Vật lý 11 Theo thực trạng hiện nay, với phát triển không ngừng của xã hội thì con người ngày càng đối diện với những vấn đề như ô nhiễm môi trường, ô nhiễm không khí, mất an toàn vệ sinh thực phẩm, từ đó dẫn tới nguy cơ mắc các bệnh, tật trong đó có các bệnh về mắt Vì thế việc cung cấp cho HS lượng kiến thức như Sinh Học 8 là chưa đầy đủ Bước 2: Xác định các vấn đề cần giải quyết - Mắt là gì? Mắt được cấu tạo như thế nào? - Mắt nhìn vật như thế nào? + Sự tạo ảnh ở màng lưới (Sinh học) + Cách ngắm chừng, sự điều tiết, góc trông (Vật lí) - Mắt thường mắc các tật gì? Cách chữa? (Vật lí, Y học) - Mắt thường mắc các bệnh gì? Cách chữa? (Sinh học, Y học) - Làm gì để giữ gìn và bảo vệ mắt khỏe? (Vật lý, Hóa học) Bước 3: Xác định các kiến thức cần thiết để giải quyết vấn đề Các nội dung Nội dung cụ thể Địa chỉ tích hợp Thời chính gian 1 Cấu tạo của  Cấu tạo quang học Vật Lí 11 Cơ Bản – Bài 31 : mắt  Cấu tạo sinh học Mắt – Mục I 2 Nguyên tắc Sinh Học 8 – Bài 49: Cơ tạo ảnh và quan phân tích thị giác – ngắm chừng Mục II của mắt  Sự tạo ảnh ở màng lưới Sinh Học 8 – Bài 49: Cơ 3 Các tật cua quan phân tích thị giác – mắt và cách  Điều tiết mắt, góc trông vật, Mục III khắc phục hiện tượng lưu ảnh Vật Lí 11 Cơ Bản – Bài 31: Mắt – Mục II & III  Tật cận thị * Đặc điểm Sinh Học 8 – Bài 50 – Vệ  Tật viễn thị * Nguyên nhân sinh mắt – Mục I - 1,2  Tật lão thị * Triệu chứng Vật Lí 11 Cơ Bản – Bài 31 –  Tật loạn thị * Cách khắc Mắt – Mục IV – 1 phục Tài liệu Internet 6 tiết 4 Các bệnh  Bệnh đau * Định nghĩa Sinh học 8 – bài 50: Vệ sinh mắt đỏ * Nguyên nhân mắt – Mục II của mắt và * Dấu hiệu  Bệnh đục * Cách chữa Tài liệu Y học cách khắc thủy tinh thể phục  Bệnh đau bệnh Tài liệu Internet mắt hột 5 Các biện  Dinh Mục II- Bài 50 SGK Sinh học pháp giữ gìn dưỡng 8 và bảo vệ đôi mắt khỏe đẹp  Vận động Mục III - Bài 44 SGK Hóa  Thuốc học 12 Tài liệu ngoài Bước 4: Xác định mục tiêu dạy học * Kiến thức: - Trình bày được cấu tạo quang học, cấu tạo sinh học của mắt - Trình bày được các cơ chế hoạt động của mắt theo Vật lí và Sinh học - Nêu được định nghĩa sự điều tiết, các điểm cực cận, điểm cực viễn, khoảng cực cận, khoảng cực viễn, năng suất phân li và hiện tượng lưu ảnh - Nêu được cơ chế mắt nhìn thấy một vật theo Vật lí và Sinh học, Y học - Nêu được các bệnh, tật của mắt - Nêu được cách bảo vệ đôi mắt và cách chữa trị, điều chỉnh khi mắt mắc phải các bệnh, tật * Kỹ năng: - Quan sát các bộ phận của mắt: theo cấu tạo quang học và cấu tạo sinh học, các tính chất, đặc điểm, các bệnh tật mà mắt thường mắc phải - Giải thích được các cơ chế vận chuyển thông tin để mắt có thể nhận biết, phân biệt các vật, sự vật - Giải thích được nguyên nhân gây ra các bệnh, các tật của mắt và cách phòng, chữa bệnh, chữa tật - Giải được các bài tập liên quan đến các tật của mắt * Thái độ: - Ý thức phòng tránh các bệnh, tật về mắt, bảo vệ và chăm sóc đôi mắt khỏe đẹp để lao động và học tập có ích - Ý thức vận dụng kiến thức đã học về mắt để giải quyết trong các tình huống thực tiễn như (xem ti vi, chơi game, học tập, lao động) * Năng lực (NL) chung: - NL phát hiện, giải quyết vấn đề và sáng tạo: Xác định được chủ đề bài học, xác định được các vấn đề (câu hỏi) xung quanh chủ đề, đưa ra được các giải pháp khi nghiên cứu về các bệnh của mắt, biện pháp giữ gìn và bảo vệ mắt khỏe đẹp thông qua thực hiện thành công các dự án học tập - NL ngôn ngữ: Phát triển ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết thông qua trình bày, tranh luận, thảo luận về các bộ phận, các cơ chế hoạt động, các bệnh, tật và cách bảo vệ, chữa trị, chăm sóc đôi mắt khỏe hay khi đã mắc các bệnh, tật về mắt Hiểu và sử dụng được một số thuật ngữ chuyên ngành y học liên quan tới mắt - NL hợp tác: Biết cách làm việc nhóm để thực hiện được các nhiệm vụ học tập ở lớp và ở nhà do GV giao thông qua phiếu học tập và phiếu học tập dự án - NL công nghệ thông tin và truyền thông: Khai thác được những thông tin từ mạng internet, các thông tin mà GV cung cấp, các đường link, từ khóa , tổng hợp thông tin tin cậy, sử dụng các phần mềm MS Word và MS PowerPoint … Bước 5: Xây dựng nội dung hoạt động học Nội dung 1: Khái niệm và cấu tạo của mắt Cấu tạo quang học Cấu tạo sinh học - Mắt là một hệ gồm nhiều môi trường - Cầu mắt nằm trong hốc mắt của xương sọ, trong suốt tiếp giáp nhau bằng các mặt phía ngoài được bảo vệ bởi các mi mắt, lông cầu Chiết suất của các môi trường này có mày và lông mi nhờ tuyến lệ luôn luôn tiết giá trị ở trong khoảng 1,336 1,437 nước mắt làm mắt không bị khô Cầu mắt vận động được là nhờ cơ vận động mắt Cầu mắt - Cấu tạo gồm các bộ phận: gồm 3 lớp: + Lớp ngoài cùng là màng cứng có nhiệm vụ bảo vệ phần trong của cầu mắt Phía trước của màng cứng là màng giác trong suốt để ánh sáng đi qua vào trong cầu mắt + Màng mạch có nhiều mạch máu và các tết bào sắc tố đen tạo thành một phòng tối trong cầu mắt (như phòng tối của máy ảnh) + Màng lưới chứa tế bào thụ cảm thị giác, bao gồm 2 loại : tế bào nón và tế bào que + Màng giác (giác mạc): là lớp màng cứng - Màng lưới: trong suốt có tác dụng bảo vệ các phần tử phía trong và làm khúc xạ các tia sáng + Các tế bào nón tiếp nhận các kích thích chiếu vào mắt ánh sáng mạnh và màu sắc + Thủy dịch: là chất lỏng trong suốt có + Các tế bào que có khả năng tiếp nhận kích chiết suất xấp xỉ bằng chiết suất của nước thích ánh sáng yếu giúp ta nhìn rõ về ban đêm + Lòng đen : là màn chắn, ở giữa có lỗ Điểm vàng : các tế bào nón tập trung chủ yếu trống (hay con ngươi có đường kính thay ở điểm vàng, càng xa điểm vàng, số lượng tế đổi tùy theo cường độ sáng) để điều chỉnh bào nón càng ít và chủ yếu là các tế bào que chùm sáng đi vào mắt Mặt khác, ở điểm vàng mỗi tế bào nón liên hệ với một tế bào thần kinh thị giác qua một tế + Thể thủy tinh: là khối chất đặc trong bào hai cực, nhưng nhiều tế bào que mới liên suốt (giống như thạch) có hình dạng thấu hệ được với một tế bào thần kinh thị giác kính hai mặt lồi Chính vì vậy khi muốn quan sát một vật cho rõ phải hướng trục mắt về phía vật quan sát để + Dịch thủy tinh: là chất lỏng giống chất ảnh của vật hiện trên điểm vàng keo loãng, lấp đầy nhãn cầu phía sau thể thủy tinh Điểm mù: nơi đi ra của các sợi trục các tế bào thần kinh thị giác, không có tế bào thụ cảm thị + Màng lưới (võng mạc): là lớp mỏng tại giác nên nếu ảnh của vật rơi vào đó sẽ không đó tập trung đầu các sợi thần kinh thị giác nhìn thấy gì - Sơ đồ mắt thu gọn trong đó hệ quang Như vậy, sự phân tích hình ảnh cũng xảy ra học phức tạp của mắt được coi tương đương với một thấu kính hội tụ (thấu kính mắt) Tiêu cự của thấu kính mắt thường ngay ở cơ quan thụ cảm được gọi tắt là tiêu cự của mắt - Mắt hoạt động như một máy ảnh: + Thấu kính mắt có vai trò như vật kính + Màng lưới có vai trò như phim Nội dung 2: Sự tạo ảnh và điều tiết của mắt a Sự tạo ảnh ở màng lưới Kiến thức Vật lý Kiến thức Sinh học - Khi mắt nhìn một vật, ảnh thật của vật - Ta nhìn được vật là do các tia sáng phản được tạo ra ở màng lưới Năng lượng ánh chiếu từ vật đi vào tới màng lưới qua một hệ sáng thu nhận ở đây được chuyển thành tín thống môi trường trong suốt gồm màng giác, hiệu thần kinh và truyền tới não gây ra thủy dịch, thể thủy tinh, dịch thủy tinh cảm nhận hình ảnh do đó mắt nhìn thấy vật - Lượng ánh sáng vào phòng tối của cầu mắt nhiều hay ít là nhờ lỗ đồng tử ở mống mắt - Khoảng cách từ thấu kính đến màng lưới ( lồng đen) dãn rộng hay co hẹp (điều tiết ánh ( điểm vàng ) OV có giá trị nhất định d’ sáng ) Nếu tiêu cự của thấu kính mắt cũng có giá - Khi các tia sáng phản chiếu từ vật qua thể trị nhất định thì mắt chỉ nhìn thấy vật ở thủy tinh tới màng lưới sẽ tác động lên các tế ... dạy học Chủ đề tổ chức dạy học cho học sinh lớp 11, học kì sau bắt đầu học chương Mắt dụng cụ quang học – Vật lý 11 Chủ đề giáo viên Vật lý dạy học, kết hợp với GV Bộ môn Sinh học trợ giúp tiết... hội để tổ chức dạy học lồng ghép Mơ hình xương cá (Hình 1.2) thể quan hệ kiến thức mơn học (trục chính) với kiến thức mơn học khác (các nhánh) Ví dụ: Khi dạy “Dòng điện chất điện phân” Vật lý... mục tiêu khác 1.2 Dạy học tích hợp định hướng dạy học giúp học sinh phát triển khả huy động tổng hợp kiến thức, kỹ năng, thuộc nhiều lĩnh vực khác để giải có hiệu vấn đề học tập sống, thực

Ngày đăng: 04/04/2018, 09:13

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan