Trường đại học sư phạm hà nội 2 Khoa: Vật lí oR kok ae Bùi Thị Thúy Ngân Tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học chương II: “động lực học chất điểm” (vat li 10 nang cao)
Khóa luận tốt nghiệp đại học
Chuyên ngành: Phương pháp giảng dạy Vật lí
Người hướng dẫn khoa học Th.S Nguyễn Văn Thu
Trang 2Lời cảm ơn!
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa Vật lí, các thầy giáo,
cô giáo trong khoa và tổ phương pháp giáng dạy Vật lí Trường Dai Hoc Sư
Phạm Hà Nội II đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tơi hồn thành khoá luận
tốt nghiệp này
Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn thạc sĩ Nguyễn Văn Thu đã quan tâm, động viên và trực tiếp hướng dẫn tận tình tôi trong suốt quá trình thực
hiện đề tài nghiên cứu
Mặc dù đã cố gắng hết sức song trong quá trình thực hiện khố luận của tơi sẽ không tránh khỏi một số sai sót Bởi vậy, tôi kính mong được sự
đóng góp ý kiến quý báu từ phía các thầy cô và các bạn để khoá luận của tôi
được đầy đủ và hồn chỉnh hơn
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội tháng 05 năm 2007
Trang 3Lời cam đoan
Đề đảm bảo tính trung thực của đề tài, tôi xin cam kết như sau:
1 Đề tài của tôi không sao chép từ bất cứ đề tài có sẵn nào
2 Kết quả thu được trong đề tài có kết hợp với nghiên cứu, khảo sát thực tiễn, đảm bảo chính xác và trung thực
Trang 4Mục lục Trang Mở đầu 1 Lí do chọn đề tải 5 2 Mục đích nghiên cứu 6
3 Nhiệm vụ nghiên cứu 6
4 Đối tượng nghiên cứu 6 5 Phạm vi nghiên cứu 7 6 ý nghĩa khoa học, thực tiễn của đề tài 7 Nội dung Chương I: Cơ sở lí luận của việc tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh 1 Bản chất hoạt động của việc học tập 8 2 Hoạt động dạy học 9 3 Tình huống học tập và dạy học Vật lí 10
4 Thực trạng của việc tổ chức hoạt động nhận thức trong dạy học Vật lí hiện nay ở một sỐ lớp mười thuộc trường trung học phô thông
Nguyễn Văn Cừ- Gia Lâm- Hà Nội
Chương II: Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh trong dạy học một số bài thuộc chương II: “Động lực học chất điểm”
20
Trang 52 Tiến trình giảng dạy một số bài thuộc chương II: “Động lực học
21
chất điểm ”
Bài I5 Định Luật II Niutơn 22
Bài 16 Định Luật II Niuton 29
Trang 61 Lí do chọn đề tài
Đất nước ta đang trong trời kỳ đây mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá Việt Nam đã là một trong những thành viên của tổ chức thương mại thế
giới WTO Đó là thời cơ và cũng là thách thức rất lớn Dé có thể hội nhập và
phát triển, chúng ta cần có một nguồn nhân lực lớn, có tri thức, có tư duy, đáp ứng được những đòi hỏi của thời đại mới, nhạy bén nắm bắt thông tin, tiếp
cận, học hỏi sử dụng sáng tạo thành tựu khoa học kĩ thuật của các nước tiên
tiến trên thế giới
Trước tình hình đó, đòi hỏi nền giáo dục phải đổi mới mạnh mẽ, sâu sắc toàn điện để có thể đào tạo cho đất nước những lao động lành nghề, hoạt
động có hiệu quả trong hoàn cảnh mới Họ phải có khả năng tự định hướng,
tự học và tự nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo để thích ứng với thời đại Dé thực
hiện được yêu cầu đó trước hết chúng ta phải đổi mới phương pháp tổ chức
dạy học theo chiến lược dạy học mới Đưa học sinh trở thành chủ thê của hoạt động nhận thức, thông qua hoạt động tự học của bán thân mà chiếm lĩnh kiến thức, phát triển tư duy sáng tao, năng lực thê chất, tinh thần và nhân cách của
Trang 7Bộ Giáo dục và Đào tạo đang chủ trương đổi mới phương pháp tổ chức dạy học Đặc biệt chú trọng đến hoạt động tích cực, tự lực và sáng tạo, phát
triển năng lực nhận thức của học sinh Để thực hiện được mục đích đó đòi hỏi
người giáo viên phải có kiến thức sâu sắc,vững vàng, có kĩ năng sư phạm, biết cách tô chức hướng dẫn học sinh hoạt động nhận thức có hiệu quả, khơi dậy cho học sinh hứng thú, hăng say hoạt động nhận thức, rèn luyện cho học sinh các phương pháp hoạt động, các thao tác tư duy, suy nghĩ và giải quyết vấn đề
một cách sáng tạo
Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “7ổ
chức hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học chương II: Động lực
hoc chất điểm ” ( Vật li 10 Nang cao) 2 Mục đích nghiên cứu
Thông qua mảng kiến thức trong chương, áp dụng phương pháp dạy học: “Tạo tình huống có vấn đề đồng thời sử đụng phương pháp đàm thoại, gợi mở hướng dẫn học sinh giải quyết vấn đề giúp học sinh lĩnh hội kiến thức
và từ đó phát triển được tính tích cực, tự lực trong quá trình nhận thức và
đồng thời thúc đây được tính sáng tạo, tư duy, tìm tòi những vấn đề mới của học sinh”
Từ phương pháp đó, vận dụng cụ thé dé soạn thảo tiến trình giảng dạy
một số bài trong chương II sách Vật lí 10 Nâng cao: “Động lực học chất điểm” Góp phần phát huy được tính tích cực, tư duy sáng tạo của bản thân học sinh
3 nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận của tố chức tình huống học tập hướng dẫn
Trang 8- Phân tích nội dung cơ bản và cấu trúc chương trình một số bài thuộc
chương II- Động lực học chất điểm (sách giáo khoa Vật lí 10 Nâng cao)
- Điều tra thực trạng dạy học Vật lí theo chiến lược dạy học mới ở một
số lớp 10 trường THPT Nguyễn Văn Cừ- Gia Lâm- Hà Nội và biện pháp nhằm tăng cường hoạt động nhận thức của học sinh trong đạy học Vật lí
- Soạn thảo tiến trình giảng dạy một số bài thuộc chương II- Động lực học chất điểm (sách giáo khoa Vật lí 10 Nâng cao) theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh
4 đối tượng nghiên cứu
4.1 Nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh, thông qua tài liệu và sách giáo khoa Vật
lí 10 Nâng cao Tìm hiểu, xác định nội dung, vị trí yêu cầu kiến thức liên
quan, kiến thức cơ bản của chương Soạn thảo tiến trình giảng dạy một số bài thuộc chương II - Động lực học chất điểm (sách giáo khoa Vật lí 10 Nâng
cao)
4.2 Điều tra thực tiễn: Thu nhập thông tin, phân tích, so sánh tổng hợp và rút ra nhận xét đánh giá
5 phạm vỉ nghiên cứu
Dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức cho học sinh có
thể áp đụng với nhiều chương, phần trong chương trình Vật lí trung học phố thông, do thời gian cũng như dung lượng khoá luận có hạn nên tập trung vào nghiên cứu chương: “ Động lực học chất điểm” cụ thể là chương II - Động lực học chất điểm (sách giáo khoa Vật lí 10 Nâng cao)
6 ý nghĩa khoa học, thực tiễn của đề tài
- Giúp giáo viên và học sinh có cái nhìn sâu hơn về một vấn đề:
Chương “ Động lực học chất điểm”
Trang 9- Bang cách tổ chức hoạt động nhận thức thích hợp cho học sinh trong
mỗi bài học có khả năng bồi dưỡng cho học sinh những kĩ năng cơ bản của
năng lực nhận thức Vật lí góp phần thực hiện được những mục tiêu dạy học mới đã đặt ra
Nội dung
Chương 1: Cơ sở lí luận của việc tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh
1 bản chất hoạt động của việc học tập 1.1 Khái niệm về hoạt động
Theo tâm lí học, A.N.Lêonchev đã định nghĩa: Hoạt động được hiểu là
một tổ hợp các quá trình con người tác động vào các đối tượng nhằm đạt mục đích, thoả mãn nhu cầu nhất định và chính kết quả của hoạt động mà cụ thể
hóa nhu cầu của chủ thể
Nói cách khác, hoạt động là tương tác mối liên hệ giữa chủ thể với khách thể, là phương thức tồn tại của con người trong xã hôi, trong môi trường xung quanh
Trang 10Học ngẫu nhiên là học trong quá trình giao tiếp, lao động không có mục đích rõ ràng và qua đó con người tiếp thu được các tri thức, hình thành kĩ năng, kĩ xảo
Cách học này có đặc điểm:
- Chỉ lĩnh hội những gì liên quan trực tiếp đến nhu cầu hứng thú - Chỉ đưa lại kiến thức tiếp thu khoa học có tính chất ngẫu nhiên, rời rạc, không hệ thống
- Kinh nghiệm lĩnh hội không trùng lặp với mục đích của chính hoạt động hay hành vi mà chỉ hình thành những năng lực thực tiễn do kinh nghiệm hàng ngày đem lại
1.2.2 Hoạt động học
a Đặc điểm của hoạt động học
Học là hoạt động đặc biệt của con người được điều khiến bởi mục đích tự giác nhằm tiếp thu những tri thức, kĩ năng, kinh nghiệm mà loài người đã tích luỹ được đồng thời phát triển những phẩm chất, năng lực, hình thành nhân cách của người học
b Cấu trúc của hoạt động học
Theo lí thuyết hoạt động, học với tính chất là một hoạt động (gọi
là hoạt động học) có cấu trúc gồm nhiều thành tố có quan hệ và tác
Trang 11Động cơ T động | — — Mục đích na động | +> Phuong tién 2 hoạt động dạy học
2.1 Quan điểm hiện đại về dạy học
Dạy học là một dạng hoạt động đặc trưng của loài người, nhằm truyền
cho thế hệ sau những kinh nghiệm xã hội mà loài người đã tích luỹ được, biến
chúng thành vốn riêng, kinh nghiệm, phẩm chất và năng lực cá nhân của
người học Hoạt động dạy học bao gồm hai hoạt động liên quan với nhau, tác
động qua lại lẫn nhau: Hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học
sinh
2.2 Bản chất của hoạt động dạy học vật lí
- Theo quan điểm hiện đại, dạy Vật lí là tổ chức hướng dẫn cho học
sinh thực hiện các hành động nhận thức Vật lí như đã nêu ở trên để họ tái tạo
được kiến thức, kinh nghiệm xã hội và biến chúng thành vốn kiến thức của
mình đồng thời làm biến đổi bản thân học sinh, hình thành và phát triển
những phẩm chất năng lực của họ
- Hoạt động dạy Vật lí là một hoạt động có mục đích Người giáo viên
muốn làm tốt hoạt động này cũng phải thực hiện đầy đủ các thành phần cấu
Trang 12+ Động cơ dạy học: Mang tính nhân văn cao, có tình cảm, có lòng
yêu thương học sinh, mong muốn cho các em tiến bộ với tất cả những tính cách đa dạng, phức tạp của các em
+ Mục đích dạy học: Chuyên dần từ truyền dạy kiến thức có sẵn, hoàn chỉnh cho học sinh sang bồi dưỡng năng lực, đặc biệt là năng lực sáng
tạo
3 Tình huống học tập trong dạy học vật lí
3.1 Tình huống có vấn đề
Là tình huống mà khi học sinh tham gia thì gặp một khó khăn, học sinh ý thức được vấn đề, mong muốn giải quyết vẫn đề đó và cảm thấy với khả năng của mình thì hy vọng có thể giải quyết được, đo đó bắt tay vào việc giải
quyết vấn dé đó Nghĩa là tình huống đó kích thích hoạt động nhận thức tích
cực của học sinh Đề xuất vấn đề và giải quyết vấn đề đã đề xuất
3.2.Đặc điểm của tình huống có vấn đề
- Chứa đựng vấn đề mà việc đi tìm giải lời giải đáp chính là đi tìm kiến thức, kĩ năng, phương pháp mới
- Gây chú ý ban đầu, kích thích hứng thú, khởi động tiến trình nhận thức của học sinh Học sinh chấp nhận mâu thuẫn khách quan và mâu thuẫn chủ quan
- Vấn đề giải quyết được phát biểu rõ ràng, gồm cả những điều kiện đã cho và mục đích cần đạt được, học thấy có khả năng giải quyết van dé
3.3.Tổ chức tình huống có vấn đề
- Tổ chức tình huống có vấn đề thực chất là tạo ra hoàn cảnh để học
sinh tự ý thức được vấn đề cần giải quyết, có nhu cầu và hứng thú giải quyết
vấn đề, biết được mình cần phải làm gì và sơ bộ xác định được làm như thế
nào
Trang 13+ Giáo viên mơ tả một hồn cảnh cụ thể mà học sinh có thể cảm nhận
được bằng kinh nghiệm thực tế, biểu diễn một thí nghiệm hoặc yêu cầu học
sinh làm một thí nghiệm đơn giản để làm xuất hiện hiện tượng cần nghiên
cứu
+ Giáo viên yêu cầu học sinh mơ tả lại hồn cảnh hoặc hiện tượng bằng chính lời lẽ của mình theo ngôn ngữ Vật lí
+ Giáo viên yêu cầu học sinh dự đoán sơ bộ hiện tượng xảy ra trong hoàn cảnh đã mô tả hoặc giải thích hiện tượng quan sát được dựa trên những kiến thức và phương pháp đã có từ trước (giải quyết sơ bộ vấn đề)
+ Giáo viên giúp học sinh phát hiện chỗ không đầy đủ của họ trong kiến thức, trong cách giải quyết vấn đề và đề xuất nhiệm vụ mới cần giải quyết (dưới dạng câu hỏi, nêu rõ những điều kiện đã cho và yêu cầu cần đạt được)
3.4 Các kiểu hướng dẫn học sinh giải quyết vấn đề
3.4.1 Hướng dẫn tìm tòi quy về kiến thức, phương pháp đã biết
Khi tiếp xúc với một vẫn đề mới, cần giải quyết, thường không thấy ngay mối quan hệ của nó với những cái đã biết, không thể áp dụng ngay một quy tắc, định luật hay một cách làm đã biết mà cần tìm tòi một phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh để tìm ra dấu hiệu tương tự với cái đã biết Kiểu hướng dẫn này thường gặp khi học sinh vận dụng kiến thức đã biết nhưng chưa có phương pháp, quy trình hữu hiệu Có ba trường hợp phổ biến
a Hướng dẫn học sinh diễn đạt vấn đề cần giải quyết bằng ngôn ngữ Vật lí Vì trong Vật lí, ngôn ngữ ding trong các định luật, quy tắc khác ngôn ngữ sử dụng trong cuộc sống hàng ngày Do vậy, cần chuyên sang ngôn ngữ
Trang 14b Hướng dẫn học sinh phân tích một hiện tượng Vật lí phức tạp bị chỉ
phối bởi nhiều nguyên nhân thành những hiện tượng đơn giản, chi bi chi phối
bởi một nguyên nhân, một định luật đã biết
c Hướng dẫn học sinh phân chia quá trình diễn biến của hiện tượng thành nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn đó tuân theo một quy luật xác định đã
biết
3.4.2 Hướng dẫn tìm tòi sáng tạo từng phân
Kiểu hướng dẫn này được áp dụng khi nghiên cứu tài liệu mới Học sinh được giao nhiệm vụ phát hiện những cái mới trong mối liên hệ mới có tính quy luật mà trước đây học sinh chưa biết hoặc biết chưa đầy đủ
Kiểu hướng dẫn này đòi hỏi học sinh có sự sáng tạo thực sự, một bước nhảy vọt trong nhận thức và trực giác đóng vai trò quan trọng Học sinh không thể hoàn toàn sử dụng những kiến thức đã biết Giáo viên không thể
chỉ ra cho học sinh con đường đi đến trực giác mà tự mình học sinh phải thực
hiện nhiều lần để có kinh nghiệm Tuy nhiên, giáo viên lại có thể tao điều kiện thuận lợi cho học sinh tập dượt những bước nháy đó bằng cách phân chia bước nháy vọt lớn thành bước nhảy nhỏ Từ đó, học sinh dần dần qua rèn luyện nhiều lần sẽ tích luỹ được kinh nghiệm, có được sự nhạy cảm phát hiện,
đề xuất được giải pháp mới để vượt qua khó khăn 3.4.3 Hướng dẫn tìm tòi sáng tạo khái quát
Giáo viên chỉ hướng dẫn học sinh xây dựng phương pháp chung giải quyết vấn đề, còn việc vạch kế hoạch chỉ tiết và thực hiện kế hoạch đó học
sinh tự làm
Doi hoi hoc sinh có tính tự lực cao đồng thời cần có vốn kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo vững vàng và có một số kinh nghiệm hoạt động sáng tạo Nói
cách khác, kiểu hướng dẫn này áp dụng cho đối tượng học sinh khá, giỏi Tuy
Trang 15hướng dẫn tìm tòi sáng tạo từng phần Học sinh khá có thể tích cực tham gia thảo luận ngay, còn học sinh yếu hơn thì tham gia vào giải quyết từng phần cụ
thể của kế hoạch đó
4 thực trạng của việc tố chức hoạt động nhận thức trong dạy học vật lí ở trường phố thông hiện nay và việc tăng cường hoạt động nhận thức của hoc sinh trong day học vật lí
4.1 Thực trạng của việc t6 chức hoạt động nhận thức trong dạy học Vật lí hiện nay ở một số lớp 10 thuộc trường trung học phố thông Nguyễn Văn Cù-Gia Lâm- Hà Nội
4.1.1 Đặc điểm chung về điều kiện kinh tế, xã hội
Gia Lâm là một huyện ngoại thành Hà Nội Đó là vùng kinh tế đang phát triển với những làng nghề thủ công lâu đời như Gốm sứ Bát Tràng Dân cư chủ yếu làm nghề thủ công và trồng trọt chăn nuôi Chính vì vậy chưa
có điều kiện thuận lợi đầu tư cho học tập của con em mình
4.1.2 Đặc điểm tr duy của học sinh
Trường trung học phổ thông Nguyễn Văn Cừ là một trường nằm trên địa bàn Gia Lâm, với nguyên nhân về điều kiện kinh tế, xã hội nêu trên và nhận thức chưa đầy đủ của một bộ phận phụ huynh và học sinh nên đầu vào cũng như chất lượng học sinh của trường là thấp nhất trong cụm Long Biên
Qua giảng dạy, nghiên cứu, trao đối, tôi nhận thấy học sinh ở một số lớp 10 trường trung học phổ thông Nguyễn Văn Cù- Gia Lâm- Hà Nội có một số đặc điểm tư duy như sau:
- Tư duy khái niệm, tư duy lí luận trừu tượng đã được hình thành nhưng
chưa có điều kiện rèn luyện nhiều Suy nghĩ của học sinh thường kém khái quát
Trang 16là do lối học sinh thụ động chưa phát huy được tính tự lực, tích cực và sáng tạo của học sinh
- Nhiều em có thói quen hoạt động trí óc, suy nghĩ, tìm tòi Tuy nhiên, đa phần học sinh thích tỏ ra khéo léo trong hoạt động chân tay như lắp ráp, thí nghiệm
Như vậy, về mặt tư duy học sinh ở một SỐ lớp của trường THPT
Nguyễn Văn Cừ đã có điều kiện phát triển tu duy lí luận nhưng chưa ở mức cao, điều này có ảnh hưởng nhiều đến quá trình hoạt động nhận thức khoa học của học sinh
4.1.3 Đặc điểm chung của chương trình Vật lí trung học phố thông hiện hành
- Chương trình và sách giáo khoa cải cách đặc biệt là bộ sách nâng cao
có một số ưu điểm như sau: Quán triệt đường lối chính sách của Đảng, thực
hiện giáo đục toàn diện, nội dung kiến thức khá đầy đủ, cấu trúc có hệ thống,
đám bảo sự liên tục giữa các cấp học, giữa giáo dục phổ thông và giáo dục chuyên nghiệp
- Bên cạnh đó còn có những hạn chế nhất định:
+ Kiến thức trình bày còn nặng nề, thiên về lí thuyết, phần ứng dụng
thực hành còn yếu, mức độ sâu hoặc yêu cầu định lượng quá cao
+ Chưa coi phương pháp thực nghiệm là mục tiêu quan trọng cần đạt
được trong dạy học
Tóm lại, với những đặc điểm kẻ trên nếu giáo viên không nỗ lực sáng tạo trong quá trình tổ trức dạy học thì dạy học diễn ra theo cách thầy giảng từ mở bài đến kết luận, học sinh thụ động tiếp thu kiến thức dẫn đến chất lượng
dạy học sẽ không đạt hiệu quả cao
4.1.4 Kết quá điều tra việc tổ chức hoạt động nhận thức Vật lí cho học
Trang 17a Mục đích của việc điều tra
Tìm hiểu thực tế của việc tổ chức các hoạt động dạy học Vật lí ở trường THPT theo chương trình hiện hành, sơ bộ đánh giá thực trạng việc dạy
học làm cơ sở để tổ chức các hoạt động học tập ở một số bai cu thé b Phương pháp điều tra
Đề đạt được mục đích trên, tôi sử dụng một số phương pháp sau: + Diéu tra giáo viên: Trao đôi với tổ trưởng tô bộ môn, các giáo viên trực tiếp giảng dạy về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học phương pháp dạy học, dự giờ
+ Điêu tra học sinh: Qua trao đôi, phát phiếu điều tra c Kết quả điều tra
- Thực trạng về phương pháp dạy học của thay
Phương pháp dạy học phần lớn còn nặng về giảng giải một chiều “thầy giảng, trò nghe” Một số ít giáo viên có trình độ kiến thức, năng lực và kinh nghiệm dạy học có cố gắng tổ chức cho học sinh tự lực thực hiện một số
hoạt động học tập nhưng chưa thường xuyên
- Thực trạng chung về tình hình học tập của học sinh
Nhìn chung việc học của các em thường tự phát, tuỳ thuộc vào kinh
nghiệm, khả năng của từng học sinh Kĩ năng thực hành, thực nghiệm thấp,
chưa biết vận dụng kiến thức vào cuộc sông thường chỉ thoả mãn với việc học thuộc lời giải các bài tập hay trả lời hệ thống các câu hỏi
Kết quả điều tra qua phiếu điều tra học sinh cho thấy:(Tại bốn lớp 104i, 10A¿, 10A; và 10A¿)
+ ở các lớp không phân ban: 72% học sinh có đọc sách ở nhà; 28% học sinh không đọc sách ở nhà
+ ở các lớp phân ban A: 87% học sinh có đọc sách ở nhà; 13%
Trang 18+ 62% học sinh ở các lớp (cả phân ban và không phân ban) đều có ý thức về việc nắm vững phần “ Dong lực học chất điểm” Chủ động nhận thức
+ 76% học sinh cho rằng: trong quá trình học, giáo viên chưa đưa ra nhiều câu hỏi gợi mở để học sinh trả lời, ít sử dụng mô hình và thí nghiệm
+ 12% học sinh nắm được bài ngay tại lớp
+ 23% học sinh cần về nhà học thêm đề nắm được nội dung bài học
+ 65% học sinh tỏ ra rất khó khăn với việc nắm được nội dung chính của bài học
4.2 Tăng cường tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh trong học tập là một biện pháp nâng cao chất lượng dạy học đáp ứng mục tiêu mới
4.2.1 Các biện pháp cơ bản để tăng cường hoạt động nhận thức của học sinh
a Đảm bảo cho học sinh có điều kiện tâm lí thuận lợi để tự hoạt động nhận thức
- Xây dựng tình huống có vấn đề
- Tạo môi trường sư phạm thuận lợi
b Tạo điều kiện thuận lợi để cho học sinh có thể giải quyết thành công những nhiệm vụ được giao
- Lựa chọn một logic nội dung bài học thích hợp
- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng thực hiện một số thao tác cơ bản,
một số hoạt động nhận thức phố biến
Trang 19d Tăng cường sử dụng các phương tiện dạy học cho học sinh hoạt động
Giáo viên tăng cường sử dụng các dụng cụ trực quan: Bảng biểu, mô hình, vật thật để cung cấp thông tin cho học sinh hoạt động, nếu có thể tăng cường sử dụng các phương tiện day hoc hién đại như máy chiếu, máy vi tính
e Tăng cường cho học sinh làm quen với các phương pháp nhận thức Vật li, đặc biệt là phương pháp thực nghiệm
- Nội dung của phương pháp thực nghiệm dạy học trong Vật lí
Là sự vận dụng phương pháp thực nghiệm trong nghiên cứu khoa
học Vật lí vào quá trình dạy học Vật lí Giáo viên là người tố chức,
định hướng hoạt động học của học sinh theo các giai đoạn của phương
pháp thực nghiệm để xây dựng, chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng Vật lí
Đưa phương pháp thực nghiệm vào dạy học, thực chất là sự tổ
chức hoạt động tích cực, tự lực, sáng tạo của học sinh theo các hướng tương
tự như các giai đoạn của phương pháp thực nghiệm trong nghiên cứu Vật lí - Các giai đoạn của phương pháp thực nghiệm trong dạy học Vật lí
Giai đoạn 1: Nhận biết các sự kiện khởi đầu, phát hiện (nêu câu
hoi)
Giai đoạn 2: Xây dựng giả thiết (câu trả lời đự đoán) Giai đoạn 3: Từ giả thiết suy ra hệ quả
Giai đoạn 4: Lập phương án và tiến hành thí nghiệm kiểm tra Giai đoạn 5: ứng dụng kiến thức
Trong cả năm giai đoạn của phương pháp thực nghiệm nêu trên vận dụng trong dạy học Vật lí có hai giai đoạn đòi hỏi nhiều sáng tạo là: Xây
dựng giả thiết và lập phương án thí nghiệm kiểm tra
Trang 20Vận dụng phương pháp thực nghiệm Vật lí vào dạy học Vật lí
được xem là việc áp dụng một phương pháp dạy học mới có ý nghĩa thật to lớn Thực chất của phương pháp dạy học mới (phương pháp thực nghiệm) là ở chỗ giáo viên tô chức các tình huống học tập, nhằm phát huy tính tích cực, tự lực, sáng tạo, nhờ đó mà học sinh chiếm lĩnh được kiến thức, kĩ năng một cách sâu sắc vững chắc, đồng thời qua đó giúp phát triển năng lực nhận thức sáng tạo cho học sinh
- Quá trình rèn luyện phương pháp thực nghiệm cho học sinh
Căn cứ vào trình độ phát triển của học sinh và mức độ phức tạp của các yếu tô cầu thành phương pháp thực nghiệm, ta có các mức độ của quá trình rèn luyện phương pháp thực nghiệm cho học sinh như sau:
Mức độ I: Cho học sinh làm quen với nội dung của phương pháp
thực nghiệm Vật lí ở trường phố thông
Học sinh cần được làm quen với phương pháp thực nghiệm
thông qua việc chiếm lĩnh kiến thức Vật lí
Mức độ 2: Vận dụng và rèn luyện kĩ năng sử dụng một sỐ giai
đoạn của phương pháp thực nghiệm Vật lí Xây dựng dự đoán
Lập phương án và tiến hành thí nghiệm kiểm tra dự đoán
* Các hoạt động của học sinh khi lập phương án và tiến hành thí nghiệm kiểm tra
+ Tìm cách đề có đối tượng nghiên cứu
+ Lựa chọn những dụng cụ, thiết bị thí nghiệm hợp lí, có sẵn trong
phòng thí nghiệm Nếu có khả năng thiết kế được thì tự chuẩn bị
+ Lập kế hoạch, trình tự các bước thí nghiệm kiểm tra + Tiến hành thí nghiệm theo phương án thí nghiệm đề ra
Trang 21+ Xử lí kết quả, đối chiếu với hệ quả dự đoán để khẳng định, bố sung
hay bác bỏ giả thuyết
* Thực tế, học sinh không đưa ra được phương án tối ưu hoặc có nhiều song chưa đầy đủ, cần bố sung hay bác bỏ Đề khắc phục, giáo viên cần tìm hiểu nguyên nhân và sửa chữa theo các hướng:
+ Lập phương án mẫu và hướng dẫn cho học sinh lập phương án
tương tự
+ Cung cấp cho học sinh công cụ hoạt động, truyền cho học sinh một ít kinh nghiệm gián tiếp trong khâu khó nhất mà học sinh không thể nêu được và yêu cầu học sinh phải vận dụng kinh nghiệm đó vào giải quyết nhiệm vụ của mình
+ Ôn lại kiến thức có liên quan (kế cả thực hành), cách sử dụng các dụng cụ thí ngiệm mà học sinh đã biết nhưng đã quên hay chưa nắm vững
Mức độ 3: Tổ chức cho học sinh nghiên cứu một vấn đề nhỏ
bằng phương pháp thực nghiêm
Trên đây là ba mức độ tăng dần tính phức tạp, khó khăn mà giáo viên cần tăng cường tổ chức cho học sinh vận dụng phương pháp thực nghiệm vào quá trình hoạt động học tập Vật lí, tuỳ theo trình độ học sinh và trang thiết bị của nhà trường mà giáo viên cô gắng tô chức cho học sinh hoạt động theo các giai đoạn của phương pháp thực nghiêm đề chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng và hình thành nhân cách nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Vật
lí
Chương 2: Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh trong dạy học một số bài thuộc chương II
“động lực học chất điểm”
Trang 22Phần “Động lực học chất điểm” của chương trình Vật lí 10 nghiên cứu
những khái niệm, những định luật và ba loại lực cơ bản của Động lực học, nhằm giải quyết nhiệm vụ cơ bản nói chung là: Xác định vị trí của vật trong không gian theo thời gian
ở phần Động học chất điểm, ta đã xét sự khác nhau bề ngoài của các dạng chuyển động dựa vào gia tốc Nghĩa là nếu biết gia tốc của chuyển động và các điều kiện ban đầu (vị trí, vận tốc ban đầu) thì ta xác định được vị trí và vận tốc của vật ở bắt kì thời điểm nào trong tương lai (vật coi là chất điểm) Nhưng yếu tố nào xác định gia tốc của vật? Đây chính là nhiệm vụ của Động
lực học chất điểm Vậy, nhiệm vụ của Động lực học chất điểm là xét nguyên
nhân gây ra gia tốc cho vật (coi là chất điểm) 1.1 Mục tiêu của chương
- Giúp học sinh nắm được nguyên nhân gây ra gia tốc cho vật, nắm
được ba định luật và ba loại lực cơ bản của Động lực học, nắm được phương
pháp Động lực học
- Vận đụng giải thích một số hiện tượng gặp trong đời sống
- Vận dụng phương pháp Động lực học để giải một số bài toán về chuyển động
1.2 Cấu trúc của chương
Chương này nằm ngay sau chương I “Đồng bọc chất điểm” để giải thích nguyên nhân gây ra gia tốc cho vật và trước chương III “7h học vật
rắn” nhằm đưa ra điều kiện nằm cân bằng của vật rắn
Trong chương II “Động /ực học chất điểm” bao gồm 13 bài (Từ bài 13
đến bài 25)
1.3 Nội dung chương II “Động lực học chất điểm”
Bao gồm hai nội dung lớn chủ yếu
Trang 23- Định luật [ Niutơn (Bài 14) - Định luật II Niuton (Bai 15) - Định luật HI Niutơn (Bài 16)
1.3.2 Ba loại lực cơ bản của Động lực học - Lực hấp dan (Bai 17) - Lực đàn hồi (Bài 19) - Lực ma sát (Bài 20) 2 Tiến trình giảng dạy một số bài thuộc chương 2 “Động lực học chất điêm ” Bài 15: định luật II niutơn I mục tiêu 1.Về kiến thức
- Rút ra được mối quan hệ giữa gia tốc của vật thu được với lực tác dụng và với khối lượng của nó
- Nắm được định luật II Niutơn trong trường hợp vật chịu một lực tác
Trang 24- Chỉ ra được các đặc trưng của lực, mối quan hệ giữa khối lượng và
quán tính, mối quan hệ giữa trọng lượng và khối lượng Tìm được điều kiện cân bằng của một chất điểm
2 Về kĩ năng
Vận dụng định luật II Niutơn để làm một số bài tập đơn giản và giải thích một số hiện tượng Vật lí liên quan
IL chuẩn bị
Học sinh: Ôn lại khái niệm về lực và khối lượng, định luật I Niutơn
III thiét kế hoạt động dạy học Hoạt động của học sinh (HS) Trợ giúp của giáo viên (GV) Hoạt động 1: Kiểm tra, chuẩn bị điều kiện xuất phát Đề xuất vấn đề - HS trả lời
+ Noi dung định luật I: Nếu một vật
không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng không, thì nó giữ nguyên trạng
Hoạt động của học sinh (HS)
- Yêu cầu học sinh nêu nội dung định
luật I Niutơn và ý nghĩa của nó? Quán
tính được biểu hiện như thế nào?
Trợ giúp của giáo viên (GV)
thái đứng yên hoặc chuyên động thắng đều
+ ý nghĩa định luật ï: Nêu lên tính
chất quan trọng của mọi vật: “mỗi vật
đều có xu hướng bảo toàn vận tốc của
mình” Tính chất đó gọi là quán tính + Quán tính có hai biếu hiện:
Trang 25đứng yên Ta nói các vật có “tính ì” Xu hướng giữ nguyên trạng thái chuyển động thắng đều Ta nói các vật chuyên động có “đà” - HS nhận xét - HS nhận thức vấn đề của bài học - GV yêu cầu HS nhận xét câu trả lời của bạn - GV tổng hợp cho điểm
- Thông báo: Một trong những tác dụng của lực là gây ra sự biến đổi vận tốc, tức là gây ra gia tốc cho vật Lực
F có quan hệ như thế nào với khối
lượng của vật và gia tốc mà lực gây ra cho vật? Để giải quyết được vấn đề đó, hôm nay chúng ta nghiên cứu bài 15 “Định luật II Niutơn” Hoạt động 2: Tìm hiểu định luật II Niutơn và các đặc trưng của lực
- Cá nhân làm việc với phiếu học tập
Hoạt động của học sinh (HS)
- GV yêu cầu HS hoàn thành yêu cầu Trợ giúp của giáo viên (GV)
Nhận xé: Gia tốc tỉ lệ thuận với lực tác dụng, tỉ lệ nghịch với khối lượng
của vật (gia tốc của vật phụ thuộc cả
vào lực tác dụng lên vật và khối
lượng của chính vật đó)
- Gia tốc mà vật thu được cùng
phương, chiều với lực tác dụng trong phiêu học tập 1
- Phương, chiều của gia tốc có quan hệ thế nào với phương, chiều của lực
Trang 26- HS trả lời:
+ Nội dung: Vectơ gia tốc của một vật luôn cùng hướng với lực tác dụng lên vật Độ lớn của vectơ gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của vectơ lực tác dụng lên vật và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật + Biểu thức: ¬: ~ ~ a=— hay F=ma m
- HS tiếp thu, ghi nhớ:
Hoạt động của học sinh (HS)
tác dụng vào vật?
- ƠV thông báo: Khái quát hoá từ rất nhiều quan sát và thí nghiệm, nhà bác
học Niu-tơn đã xác định được mối
liên hệ giữa lực, khối lượng và gia
tốc, nêu lên thành định luật II Niu-
tơn
- Yêu cầu học sinh phát biểu nội đung và nêu biểu thức định luật II Niu-tơn
- Luu y:
+ Cách phát biểu và viết hệ thức
của định luật II Niu-tơn trong bài học
này áp dụng được trong các trường hợp
Trợ giúp của giáo viên (GV)
„ Vật có thê coi là chất điểm
Vat chuyén động tịnh tiến
Sau này, ta sẽ còn khảo sát một số trường hợp khác
Trang 27- Khi đó, ta phải tông hợp các lực tác dụng vào vật thành một lực có tác dụng tương đương F=E+E+ +F (1) - HS trả lời ge Rt pttF AB + m m mm m — E — 2 — E A,=—; 8=”; .;a=h; m m m a=a,+a,+ +a, Œ®) - HS tiếp thu, ghi nhớ - HS nhận xét: Khi các lực tác dụng
đồng thời, vật sẽ chịu đồng thời nhiều
gia tốc, gia tốc a của vật là tổng vectơ của các gia tốc đó
- HS tiếp thu, ghi nhớ
Hoạt động của học sinh (HS)
- ở trên ta mới xét vật chịu một lực
tác dụng, nếu vật chịu nhiều lực
R,E, F, tác dụng thi biéu thức của
định luật II Niu-tơn được viết thế
nào?
- Nếu thay biểu thức của tổng hợp lực vào biểu thức của định luật II Niu-tơn và khai triển ra ta được điều gì?
- Nếu chỉ xét riêng từng lực tác dụng thì chúng gây nên gia tốc tương ứng cho vật như thế nào?
- Thông báo: Người ta đã khảo sát
nhiều hiện tượng và thừa nhận rằng
Trang 28- HS trả lời: Phương và chiều của lực
là phương và chiều của gia tốc mà lực
gây ra cho vật và có độ lớn bằng tích
ma Điểm đặt của lực là vị trí mà lực
đặt lên vật
- 1N là lực truyền cho vật có khối lượng Ikg một gia tốc 1m/s’
ma, = R,+E;,+ + Hy
{me =F +5, + +F,
-Hãy thảo luận theo nhóm và cho biết
điểm đặt, phương, chiều, độ lớn của
lực được xác định như thế nào?
- Trong chương trình THCS chung ta
đã biết đơn vị lực là Niutơn Vận
dụng định luật II Niutơn hãy định nghĩa một đơn vị lực (1N) Hoạt động 3: Tìm mối liên hệ giữa khối lượng và quán tính - Học sinh thảo luận - Cùng chịu một lực tác dụng, vật có
khối lượng càng lớn thì gia tốc thu
được càng nhỏ (càng khó thay đổi vận tốc) dẫn tới mức quán tính càng lớn
Hoạt động của học sinh (HS)
- ở bài trước các em đã được học:
Moi vật đều có xu hướng bảo toàn
vận tốc của mình Tính chất đó gọi là quán tính Vậy quán tính và khối lượng của vật có quan hệ với nhau như thế nào?
- Định hướng: Nếu cùng chịu một lực tác dụng, vật có khối lượng càng lớn thì gia tốc vật thu được càng lớn hay càng nhỏ? Từ đó cho thấy mức quán
Trợ giúp của giáo viên (GV)
tính của vật phụ thuộc vào khôi lượng
Trang 29- HS: Khối lượng của một vật là đại
lượng đặc trưng cho mức quán tính
của vật
- HS tra loi: Hai vat lam bằng các
chất khác nhau được coi là có khối
lượng bằng nhau nếu dưới tác dụng của một lực kéo như nhau, chúng có gia tốc như nhau
như thê nào?
- Yêu cầu học sinh nêu khái niệm
khối lượng
- Yêu cầu học sinh cho biết ứng dụng của khái niệm đó trong việc so sánh khối lượng của những vật làm bằng các chất khác nhau Hoạt động 4: Tìm điều kiện cân bằng của một chất điểm - HS thảo luận - Gia tốc của vật bằng không - HS trả lời: Hợp lực tác dụng lên vật
bằng không.( É=E +E;+ +E, =O)
- HS tiếp thu, ghi nhớ - HS tiếp thu, ghi nhớ
Hoạt động của học sinh (HS)
- Khi vật đứng yên hoặc chuyên động
thẳng đều thì gọi là trạng thái cân
bằng của vật Tìm điều kiện để có
trạng thái đó - Định hướng:
Trang 30
Hoạt động 5:
Tìm hiểu mối quan hệ giữa trọng lượng và khối lượng của một vật
- HS trả lời: Sự rơi tự do là sự rơi của
một vật chỉ chịu tác dụng của trọng
lực
- P=mg => P=mg
- Tại mỗi điểm trên mặt đất, trọng
lượng (độ lớn của trọng lực) của vật tỉ
lệ thuận với khối lượng của nó
- Vì gia tốc rơi tự do phụ thuộc vào vĩ
độ và độ cao nên trọng lượng của vật
phụ thuộc vào vĩ độ và độ cao
- Yêu cầu học sinh định nghĩa sự rơi
tự do
- Giả sử có một vật khối lượng m được thả rơi tự do với gia tốc rơi tự
do g 4p dụng, viết biểu thức định
luật II Niutơn cho vat?
- Từ biểu thức tìm được, nêu nhận
xét?
- Trọng lượng của vật có phụ thuộc
vào vĩ độ và độ cao không? Tại sao?
Hoạt động 6:
Củng cố bài học và định hướng nhiệm vụ học tập tiếp theo
Trang 31Bai 16: định luật HII Niu-tơn
ï mục tiêu
1 Về kiến thức
- Thông qua các ví dụ, đặt vấn đề để học sinh tìm được hai lực trong tương tác cùng phương, ngược chiều
- Đề xuất được phương án thí nghiệm để kiểm tra dự đoán độ lớn của hai lực trong tương tác là bằng nhau
- Nắm và phát biểu được nội dung định luật III Niu-tơn, viết được biểu thức của định luật
- Phân biệt được cặp lực trực đối và cặp lực cân bằng
- Nêu được đặc điểm của lực và phản lực 2 Về kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, tiễn hành thí nghiệm
- Hình thành và rèn luyện kĩ năng lập luận logic từ đó đưa ra được phương án thí nghiệm đơn giản nhất
- áp dụng định luật II, II Niu-tơn để làm một số bài toán đơn giản và
giải thích được một số hiện tượng trong cuộc sống
II chuẩn bị
1 Giáo viên:
Hai luc ké IN
2 Học sinh:
Ôn lại nội dung và biểu thức của định luật II Niu-tơn
Trang 32Hoạt động của học sinh (HS) "Trợ giúp của giáo viên (GV) Hoạt động 1: Kiếm tra, chuẩn bị điều kiện xuất phát Đề xuất vấn đề - HS trả lời:
+ Nội dung: Vectơ gia tốc của một vật luôn cùng hướng với lực tác dụng lên vật Độ lớn của vectơ gia tốc tỉ lệ
thuận với độ lớn của vectơ lực tác dụng lên vật và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật
+ Biểu thức: a= a hoặc F=ma - HS tra loi: Khi ta tac dung vao tường một lực thì tường tác dụng trở
lại tay ta một lực nên ta thấy đau Nếu
lực tác dụng vào tường mạnh hơn thì ta cảm thấy đau hơn vì khi đó tường
tác dụng vào tay ta một lực mạnh
hơn
- HS quan sát hình vẽ và tiếp thu tình
huống
- HS giải thích: Do lực đây của An, Bình tiến về phía trước Thế nhưng An lại bị đây lùi về phía sau Điều đó
- Yêu cầu học sinh phát biểu nội dung định luật II Niu-tơn
- Tại sao khi dùng tay đấm vào tường thì ta lại thấy đau? Ta sẽ có cảm giác như thế nào nếu lực do tay ta tác dụng vào tường mạnh hơn? Tại sao?
- Yêu cầu HS quan sát hình vẽ trong VD¡ (SGK) và GV đưa ra tình huống: An và Bình đều đi patanh Bình đang đứng yên An đến đây vào lưng Bình - Mô tả hiện tượng xảy ra sau đó? Giải thích?
Trang 33chứng tỏ lưng Bình đã tác dụng trở lại Hoạt động của học sinh (HS) Trợ giúp của giáo viên (GV) tay An một lực
- HS quan sát hình vẽ rồi trả lời câu
hỏi: Lực làm cho nam châm di
chuyển lại gần thanh sắt là lực hút của sắt tác dụng vào nam châm
- HS nhận xéi: Nếu vật A tác dụng lên
vật B thì vật B cũng tác dụng lên vật
A
- HS tiếp thu, ghi nhớ
- HS nhận thức về vấn đề của bài học
- Yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ 16.2 (SGK) và cho biết lực nào đã làm
cho nam châm di chuyển lại gần thanh sắt mặc dù vẫn biết nam châm hút sắt
- Từ những ví dụ trong thực tế nêu trên, em có thê rút ra nhận xét gì?
- Thông báo: Đó là sự tác dụng tương hỗ (hay tương tác) giữa các vật - Vậy, Các lực trong tương tác có mối quan hệ với nhau như thế nào? Để biết được điều đó chúng ta nghiên cứu định luật II Niu-ton
Hoạt động 2:
Xây dựng định luật III Niu-tơn,
tìm hiểu lực và phản lực - HS thảo luận và dự đoán
- Lực được đặc trưng bởi ba yếu tố:
+ Điểm đặt
+ Phương, chiều (hướng) - Dự đoán về mối quan hệ của hai lực trong tương tác?
- Định hướng
+ Để tìm mối quan hệ của hai lực ta
phải tìm mối quan hệ của những yếu
tố đặc trưng của lực Vậy lực được
Trang 34+ Độ lớn
- HS nhận nhiệm vụ học tập Hoạt động của học sinh (HS)
đặc trưng bởi các yêu tô nào?
+ Biểu diễn các lực tương tác ở hai ví dụ trên? Trợ giúp của giáo viên (GV) - HS trả lời
+ Dự đoán ï: Hai lực cùng phương,
ngược chiều và có độ lớn bằng nhau,
khác điểm đặt
+ Dự đoán 2: Hai lực cùng phương, ngược chiều, khác điểm đặt và có độ lớn tỉ lệ thuận với nhau
- HS thảo luận
- Thường đo lực bằng lực kế
- HS tiếp thu và đồng tình với gợi ý của giáo viên
- HS quan sát thí nghiệm biểu diễn của GV và ghi kết quả
- Yêu câu HS đưa ra dự đốn về mơi quan hệ của hai lực trong tương tác
- Yêu cầu HS thảo luận đưa ra
phương án thí nghiệm để kiểm tra các
dự đoán trên
- Định hướng: Người ta thường dùng
dụng cụ nào dé do luc?
- GV thông báo và định hướng tiếp:
Cấu tạo chính của lực kế là một lò xo
Vậy, khi móc hai lực kế vào nhau và kéo thì ta có thể coi như đó là tương tác của hai lò xo đứng yên hay không?
- Sau khi đã thống nhất phương án thí
nghiệm kiểm tra, GV tiến hành thí nghiệm biểu diễn Gọi một hoặc hai
HS lên quan sát sau đó thông báo kết quả thí nghiệm cho cả lớp
Trang 35
- HS nhận xét:
+ Lực tương tác có độ lớn bằng
nhau
Hoạt động của học sinh (HS)
- Yêu câu HS biêu diễn các lực tương tác, sau đó rút ra kết luận về các lực tương tác đó Trợ giúp của giáo viên (GV)
+ Cùng năm trên một đường thăng (cùng giá), ngược chiều nhau
- Kết luận: Hai vật tương tác với nhau bằng những lực cùng phương, ngược chiều, cùng độ lớn
- HS tiếp thu, ghi nhớ
- HS tiếp thu, ghi nhớ - HS trả lời: + Nói dung: Khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng trở lại vật A một lực Hai lực này là hai lực trực đối
+ Biểu thức: Fan = -Fea
- HS tiếp thu, ghi nhớ
-Kết luận trên cũng đúng với hai vật tương tác chuyển động = yêu cầu HS về nhà lập phương án thí nghiệm
kiểm tra hoạt động trên khi hai vật
tương tác chuyên động
- Thông báo: Hai lực có đặc điểm như
vậy gọi là hai lực trực đối Đó cũng chính là nội dung của định luật III
Niuton
- Khái quát hoá từ rất nhiều kết qua quan sát và thực nghiệm, Niutơn đã đưa ra định luật III
- Yêu cầu HS phát biểu nội dung định
luật III và biểu thức
- Thông báo: Trong hai luc Fas va
Trang 36Hoạt động của học sinh (HS)
Fea , ta goi mot luc 1a luc tac dung, lực kia là phản lực - Chú ý: Hai lực trong cặp lực trực đối luôn cùng loại, nghĩa là lực tác dụng thuộc loại gì Trợ giúp của giáo viên (GV) - HS phân biệt
+ Giống nhau: Hai lực cùng phương, ngược chiều và cùng độ lớn
+ Khác nhau: Đối với cặp lực cân bằng thì hai lực cùng tác dụng vào một vật - HS tiếp thu, ghi nhớ (hấp dẫn, đàn hôi, ma sát, ) thì phan lực cũng thuộc loại đó - Yêu cầu học sinh phân biệt cặp lực cân bằng và cặp lực trực đối - Thông báo: Hai lực kế trên là hai lực trực đối nhưng không cân bằng nhau vì chúng tác dụng lên hai vật khác
nhau Như vậy hai lực cân bằng thì sẽ
trực đối nhưng hai lực trực đối thì
chưa chắc đã cân bằng Điều này sẽ
Trang 37
- HS doc bai tap 1 va lam bai
- HS giai thich: Khi bong dap vao tuong, bong tac dung vao tuong mot
luc F, tường tác dụng trở lại bóng một
lực E
Theo định luật II Niutơn ta có:
F= ma; F=ma
Hoạt động của học sinh (HS)
- Yêu câu HS đọc bài tập 1 va lam bài
- Yêu cầu HS giải thích
- Định hướng:
+ Vận dụng định luật II, II Niutơn để xét mối liên hệ giữa lực tác dụng lên vật, khối lượng và gia tốc của vật
+ Vật thu gia tốc nhỏ thì sự biến đối vận tốc nhỏ và ngược lại Trợ giúp của giáo viên (GV) Theo định luật II Niutơn ta có: F=F hay ma=ma Vì m<<m => a>>a
= Gia tốc của tường quá nhỏ để ta có thể quan sát được chuyến động của
tường nên ta thấy bóng bị bật ngược
Trang 38A he P Ỷ , Trái đất tác dụng lên vật trọng lực P Vật ép lên bàn áp lực P Theo định luật III Niutơn, bàn tác dụng lại vật phản lực N vuông góc với mặt bàn = N=-P Vì vật đứng yên nên các lực tác dụng
vào bàn phải cân bằng với nhau
Hoạt động của học sinh (HS)
nào? Biêu diễn chúng?
+ Vật đứng yên nên các lực tác dụng vào vật phải thế nào?
Trợ giúp của giáo viên (GV)
=> N=P
= Pvà N là hai lực trực đối cân
bằng (vì cùng tác dụng vào một vật) P và N là hai lực trực đối không cân bằng (vì tác dụng lên hai vật khác
nhau: P tác dụng lên bàn, Ntác dụng
lên vật)
- Thông báo: Đây chính là cơ sở để đo khối lượng của các hạt vi mô hoặc các thiên thể trong vũ trụ
Hoạt động 4:
Củng cố bài học và định hướng
nhiệm vụ học tập tiếp theo
- Cá nhân tiếp thu, ghi nhớ - GV nhắc lại những kiến thức cơ bản cần ghi nhớ
Trang 39- HS nhận nhiệm vụ học tập - Ôn lại kiến thức về sự rơi tư do và trọng lực Trả lời câu hỏi 5 và làm bài tập 1(SGK) Bài 17: Lực hấp dẫn I Muc tiêu 1 Về kiến thức
- Nắm được nội dung chính của định luật vạn vật hấp dẫn Viết được
biểu thức của định luật
- Nêu được đặc điểm của lực hấp dẫn
- Nắm được biểu thức và đặc điểm của gia tốc trọng trường
- Hiểu được rằng hấp dẫn là một đặc điểm của mọi vật trong tự nhiên
2 Về kĩ năng
Vận dụng được linh hoạt các biểu thức để giải các bài toán và giải thích
các hiện tượng vật lí đơn giản IL Chuan bi
Học sinh: Ôn lại kiến thức về sự rơi tu do va trọng lực
Trang 40nghiên cứu các định luật Niuton Dé
xác định được chuyên động của một
vật cùng với các định luật Niutơn ta
còn phải biết đặc điểm của các lực tác
dụng vào vật trong cơ học, ta thường gặp ba loại lực cơ bản la: Luc hấp dan, luc dan hồi và lực ma sát Đài
hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu loại lực đầu tiên: Lực hấp dẫn Hoạt động 2: Tìm hiếu định luật vạn vật hấp dẫn - HS trả lời: P= mg - HS nhận thức vấn đề
Hoạt động của học sinh (HS)
- Yêu cầu HS nhắc lại biểu thức của trọng lực? - Ta đã biết, trọng lực là lực hút của Trợ giúp của giáo viên (GV) - Tại một vị trí địa lí, với các vật ở gần mặt đất thì lực hút của Trái Đất tác dụng vào các vật khác nhau có độ
lớn tỉ lệ với khối lượng của các vật
- H§ nhận thức, tiếp thu Trái Đất tác dụng lên vật Vậy trọng
lực có đặc điểm gì?
- Với các vật ở gần mặt đất (tại cùng một vị trí địa lí) thì lực hút của Trái
Dat tac dung vao cac vat khac nhau
có đặc điểm gì?
- Thông báo: Không chỉ Trái Đất mà
mọi vật trong vũ trụ đều hút nhau với
một lực gọi là lực hấp dẫn
Như vậy:
Eịa m (khối lượng vật)