1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phân tích hiệu quả kỹ thuật các công ty lữ hành chuyên tổ chức tour du lịch sinh thái trên địa bàn thành phố nha trang

107 162 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 1,19 MB

Nội dung

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài: “Phân tích hiệu quả kỹ thuật các công ty lữ hành chuyên tổ chức tour du lịch sinh thái trên địa bàn Thành Phố Nha Trang” là công t

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

HOÀNG THỊ YẾN

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT CÁC CÔNG TY

LỮ HÀNH CHUYÊN TỔ CHỨC TOUR DU LỊCH SINH THÁI

TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ NHA TRANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA - 2017

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

HOÀNG THỊ YẾN

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT CÁC CÔNG TY

LỮ HÀNH CHUYÊN TỔ CHỨC TOUR DU LỊCH SINH THÁI

TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ NHA TRANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Quyết định thành lập hội đồng: 1273/QĐ-ĐHNT ngày 5/12/2017

Người hướng dẫn khoa học:

TS PHẠM THỊ THANH THỦY Chủ tịch Hội Đồng:

TS NGUYỄN VĂN NGỌC Phòng Đào tạo Sau Đại học:

KHÁNH HÒA - 2017

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài: “Phân tích hiệu quả kỹ thuật các công

ty lữ hành chuyên tổ chức tour du lịch sinh thái trên địa bàn Thành Phố Nha

Trang” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi và chưa từng được công bố trong bất

cứ công trình khoa học nào khác cho tới thời điểm này

Khánh Hòa, ngày 10 tháng 10 năm 2017

Tác giả luận văn

Hoàng Thị Yến

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của quý phòng

ban trường Đại học Nha Trang, Khoa Kinh tế, Khoa Sau đại học và các quý Thầy, Cô

đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi được hoàn thành đề tài Đặc biệt là sự hướng dẫn tận

tình của TS Phạm Thị Thanh Thủy đã giúp tôi hoàn thành tốt đề tài Qua đây, tôi xin

gửi lời cảm ơn sâu sắc đến sự giúp đỡ này

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các Công ty du lịch lữ hành trên địa bàn TP Nha

Trang đã nhiệt tình cung cấp thông tin giúp tôi thực hiện thành công đề tài

Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình và tất cả bạn bè đã giúp

đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Khánh Hòa, ngày 10 tháng 10 năm 2017

Tác giả luận văn

Hoàng Thị Yến

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN iii

LỜI CẢM ƠN iv

MỤC LỤC v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT viii

DANH MỤC BẢNG ix

DANH MỤC HÌNH x

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN xi

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1

1.1 Xác định vấn đề nghiên cứu 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 Câu hỏi nghiên cứu 3

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 3

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 3

1.5 Phương pháp nghiên cứu 3

1.6 Ý nghĩa của kết quả nghiên cứu 3

1.6.1 Về mặt khoa học 3

1.6.2 Về mặt thực tiễn 4

1.6.3 Kết cấu đề tài 4

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 5

2.1 Những vấn đề cơ bản về du lịch sinh thái (DLST) 5

2.1.1 Các khái niệm 5

2.1.2 Các hình thức của du lịch sinh thái 6

2.1.3 Đặc trưng của du lịch sinh thái 6

Trang 6

2.1.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch sinh thái 8

2.2 Khái niệm, chức năng, vai trò và sản phẩm kinh doanh của các doanh nghiệp lữ hành 13

2.2.1 Khái niệm, chức năng, vai trò của các doanh nghiệp lữ hành 13

2.2.2 Sản phẩm của các Doanh nghiệp lữ hành 16

2.3 Hiệu quả và hiệu quả kỹ thuật 17

2.3.1 Khái niệm hiệu quả 17

2.3.2 Phương pháp đo lường hiệu quả 19

2.3.3 Hiệu quả kỹ thuật (Technical Effciency) 20

2.4 Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan 25

2.4.1 Tình hình nghiên cứu trong nước 25

2.4.2 Tình hình nghiên cứu nước ngoài 26

2.5 Khung phân tích của nghiên cứu 27

Tóm tắt chương 2 29

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30

3.1 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu 30

3.1.1 Du lịch sinh thái Khánh Hòa 30

3.1.2 Các công ty lữ hành du lịch sinh thái trên địa bàn TP Nha Trang 36

3.2 Phương pháp nghiên cứu 37

3.2.1 Cách tiếp cận nghiên cứu 37

3.2.2 Phương pháp chọn mẫu 37

3.2.3 Loại dữ liệu thu thập 38

3.2.4 Công cụ phân tích dữ liệu 39

Tóm tắt chương 3 40

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU – THẢO LUẬN 41

4.1 Mô tả mẫu nghiên cứu 41

4.2 Kết quả nghiên cứu 44

4.2.1 Hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào 44

Trang 7

4.2.2 Mức tiết kiệm tối đa các nguồn lực đầu vào 49

4.3 Thảo luận 61

Tóm tắt chương 4 63

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 64

5.1 Kết luận 64

5.2 Các đóng góp của luận văn 65

5.3 Kiến nghị, đề xuất 65

5.3.1 Đối với chính quyền địa phương 65

5.3.2 Đối với các nhà quản lý công ty du lịch 69

5.4 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo 70

Tóm tắt chương 5 71

TÀI LIỆU THAM KHẢO 72 PHỤ LỤC

Trang 8

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DEA : Phân tích đường bao dữ liệu (Data Envelopment Analysis)

CRS : Quy mô không ảnh hưởng đến kết quả sản xuất (Constant Return to Scale) VRS : Quy mô ảnh hưởng đến kết quả sản xuất (Variable Return to Scale) DLST: Du lịch sinh thái

CCKT: Cơ cấu kinh tế

Trang 9

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Các yếu tố được phân tích và đánh giá của các nghiên cứu trước 27

Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu về du lịch tại Khánh Hòa 33

Bảng 3.2: Dự báo cơ cấu chi tiêu của Khách du lịch đến Khánh Hoà (giá 2006) 35

Bảng 3 3: Số liệu các công ty lữ hành du lịch trên địa bàn TP Nha Trang 38

Bảng 3.4: Biến sử dụng trong phân tích 40

Bảng 4.1: Thống kê số liệu năm 2015 của các Công ty chuyên tổ chức tour du lịch sinh thái tại Nha Trang 41

Bảng 4.2: Thống kê số liệu năm 2016 của các Công ty chuyên tổ chức tour du lịch sinh thái tại Nha Trang 43

Bảng 4.3: Hiệu quả kỹ thuật theo hướng tối thiểu hóa đầu vào năm 2015 45

Bảng 4.4: Hiệu quả kỹ thuật theo hướng tối thiểu hóa đầu vào năm 2016 47

Bảng 4.5: Mức tiết kiệm tối đa nguồn lực tổng tài sản năm 2015 mô hình CRS 49

Bảng 4.6: Mức tiết kiệm tối đa nguồn lực chi phí hoạt động năm 2015 mô hình CRS 50

Bảng 4.7: Mức tiết kiệm tối đa nguồn lực lao động năm 2015 theo mô hình CRS 51

Bảng 4.8: Mức tiết kiệm tối đa nguồn lực tổng tài sản năm 2015 mô hình VRS 52

Bảng 4.9: Mức tiết kiệm tối đa nguồn lực chi phí hoạt động năm 2015 mô hình VRS 53

Bảng 4.10: Mức tiết kiệm tối đa nguồn lực lao động năm 2015 theo mô hình VRS 54

Bảng 4.11: Mức tiết kiệm tối đa nguồn lực tổng tài sản năm 2016 mô hình CRS 55

Bảng 4.12: Mức tiết kiệm tối đa nguồn lực chi phí hoạt động năm 2016 mô hình CRS 56

Bảng 4.13: Mức tiết kiệm tối đa nguồn lực lao động năm 2016 theo mô hình CRS 57

Bảng 4.14: Mức tiết kiệm tối đa nguồn lực tổng tài sản năm 2016 mô hình VRS 58

Bảng 4.15: Mức tiết kiệm tối đa nguồn lực chi phí hoạt động năm 2016 mô hình VRS 59

Bảng 4.16: Mức tiết kiệm tối đa nguồn lực lao động năm 2016 theo mô hình VRS 60

Trang 10

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1: Mô hình DEA tối thiểu hoá đầu vào 22 Hình 2.2: Mô hình DEA tối đa hoá đầu ra 22 Hình 2.3: Khung phân tích 28

Trang 11

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Hiện nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều coi trọng phát triển du lịch Ở Việt Nam, du lịch được coi là xu hướng tất yếu và là đầu tàu trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Ngành “công nghiệp không khói” mang về một nguồn thu không nhỏ cho nền kinh tế Việt Nam, tuy nhiên, chặng đường phát triển của ngành du lịch nước

ta vẫn còn đối diện nhiều thách thức cần phải vượt qua

Là một trong những địa bàn trọng điểm phát triển du lịch của cả nước, Nha Trang-Khánh Hòa đã và đang tập trung phát triển du lịch biển đảo theo hướng cao cấp

Để đạt được mục tiêu này đòi hỏi ngành du lịch cần có sự đầu tư tương xứng giữa hạ tầng nghỉ dưỡng với điểm đến, đa dạng hóa và không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ; đồng thời tăng cường xúc tiến, khai thác các thị trường khách có mức chi tiêu cao Đặc biệt là du lịch sinh thái, cần phải có một lộ trình đầu tư, khai thác và bảo tồn nguồn tài nguyên du lịch một cách hợp lý Trong những năm gần đây, sự phát triển nhanh chóng của ngành du lịch đã gây ra một số ảnh hưởng xấu như ô nhiễm môi trường, nguồn tài nguyên bị suy thoái, dẫn đến hiệu quả kinh doanh của các công ty

du lịch chưa cao

Vì vậy, làm thế nào để ngành du lịch nói chung, du lịch sinh thái nói riêng đạt hiệu quả cao và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Đây là mục tiêu cần hướng tới của ngành du lịch tỉnh nhà Để làm được điều này thì cần phải đánh giá một cách khoa học và phân tích rõ hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào của các công ty kinh doanh lữ hành, từ đó làm cơ sở để các cấp chính quyền cũng như các nhà quản lý các công ty kinh doanh lữ hành trên địa bàn TP Nha Trang lựa chọn hướng phát triển du lịch một cách bền vững, hiệu quả lâu dài

Mục tiêu chung của đề tài là đánh giá hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào của các Công ty lữ hành chuyên tổ chức tour du lịch sinh thái trên địa bàn TP Nha Trang với các mục tiêu cụ thể bao gồm: (i) Đánh giá hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào (hiệu quả kỹ thuật) của các công ty lữ hành, (ii) Phân tích mức tiết kiệm tối đa các nguồn lực đầu vào cho các Công ty lữ hành, (iii) Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của các Công ty lữ hành, (iv) Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho các Công ty lữ hành chuyên tổ chức tour du lịch sinh thái trên địa bàn TP Nha Trang

Trang 12

Sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác nhau bao gồm phân tích định tính và phân tích định lượng Hai phương pháp phân tích này sẽ hỗ trợ tích cực cho nhau trong việc làm sáng tỏ các nhận định và rút ra kết luận của vấn đề nghiên cứu Đặc biệt, có

sử dụng phương pháp phân tích màng dữ liệu (DEA) để đánh giá hiệu quả kỹ thuật Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào của các Công

ty lữ hành chuyên tổ chức tour dịch sinh thái trên đại bàn TP Nha Trang chưa tốt, hệ

số hiệu quả trung bình là 0,7 Trong đó nếu xét thêm yếu tố quy mô có ảnh hưởng đến kết qủa sản xuất thì hệ số hiệu quả chỉ đạt khoảng 0,6 Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào của các Công ty lữ hành chưa cáo như: kinh nghiệm tổ chức quản lý chưa tốt, do yếu tố cạnh tranh không lành mạnh nên một số công ty chấp nhận sự hy sinh các yếu tố đầu vào để đạt được doanh thu, nhưng trên thực tế việc làm này đang vô tình làm cho kết quả hoạt động kinh doanh của công ty bị ảnh hưởng xấu, hoặc xuất phát từ các nguyên nhân chủ quan như chính sách về phát triển du lịch của TP tại một số thời điểm chưa phù hợp, công tác quy hoạch phát triển

Từ khóa: du lịch lữ hành, DEA, hiệu quả kỹ thuật, Nha Trang

Trang 13

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

Khánh Hòa được biết đến là một trong những trung tâm du lịch lớn của Việt Nam Nhờ có bờ biển dài hơn 200 km và gần 200 hòn đảo lớn nhỏ cùng nhiều vịnh biển đẹp như Vân Phong, Nha Trang (một trong 29 vịnh đẹp nhất thế giới), Cam Ranh với khí hậu ôn hòa và nhiều di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh nổi tiếng, nên dịch vụ - du lịch là ngành phát triển nhất ở Khánh Hòa Các hình thức du lịch ở Khánh Hòa rất phong phú với các hình thức như du lịch sinh thái biển đảo, du lịch tham quan - vãn cảnh, du lịch văn hóa Khánh Hòa có những khu du lịch và khách sạn nổi tiếng thế giới như khu nghỉ mát Ana Mandara, Vinpearl Land, Sheraton Nha Trang hotel & spa, Novotel, hay khu nghỉ dưỡng cao cấp Evason Hideway (huyện

Ninh Hòa) của tập đoàn Ana Mandara, được tờ Sunday Times bầu là một trong

20 resort tốt nhất thế giới vào năm 2005 Những di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng

có Tháp Po Nagar, thành cổ Diên Khánh, các di tích của nhà bác học Alexandre Yersin Ngành du lịch đóng góp một phần không nhỏ trong tổng GDP của tỉnh Khánh Hòa Tỷ trọng của ngành du lịch trong cơ cấu cấu kinh tế (CCKT) của tỉnh cho thấy

có sự đổi ngôi rất rõ giữa công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, du lịch Cụ thể: Năm

Trang 14

2015, trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Khánh Hòa: khu vực công nghiệp, xây dựng chiếm 41,42%; Khu vực dịch vụ, du lịch chiếm 47,35%; Khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản chiếm 11,28% Năm 2016, CCKT của tỉnh là công nghiệp, xây dựng chiếm 31.36%; dịch vụ, du lịch 39,22%; nông, lâm nghiệp và thủy sản 11,42%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 18% Qua cơ cấu kinh tế của tỉnh năm 2015, 2016 cho thấy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh đang diễn ra theo hướng tích cực và phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế mà tỉnh đã đề ra trong đó du lịch được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn

Hiện tại, Khánh Hòa có một số lượng lớn các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ lữ hành du lịch, trong đó du lịch sinh thái là một loại hình đang được quan tâm nhiều bởi những giá trị thiết thực mà loại hình này mang lại Vấn

đề đặt ra là làm thế nào để tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng của ngành du lịch tỉnh Khánh Hòa nói chung cũng như loại hình du lịch sinh thái nói riêng trong những năm tiếp theo Do đó các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh bên cạnh việc quan tâm đến các vấn đề về văn hóa ứng xử, thái độ phục vụ khách hàng thì họ cũng cần quan tâm đến các vấn đề đầu vào như vốn, lao động và vấn đề sử dụng hiệu quả các nguồn lực ở các doanh nghiệp trở nên cấp thiết để đáp ứng tốt các yêu cầu của các du khách trong nước và quốc tế, nâng cao năng lực cạnh tranh Muốn làm được điều này các doanh nghiệp phải sử dụng một cách có hiệu quả các nguồn lực đầu vào như vốn, lao động, tài sản và có một chính sách phân bổ các nguồn lực ấy tối ưu nhất

Đó là lý do tôi chọn đề tài: ”Phân tích hiệu quả kỹ thuật cho các công ty lữ

hành chuyên tổ chức tour du lịch sinh thái trên địa bàn TP Nha Trang.”

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Trang 15

- Xác định các nguồn lực đầu vào cần giảm để công ty chuyên tổ chức tour du lịch sinh thái trên địa bàn TP Nha Trang phi hiệu quả đạt được hiệu quả kỹ thuật

- Đề xuất một số kiến nghị cho các công ty chuyên tổ chức tour du lịch sinh thái trên địa bàn TP Nha Trang và cơ quan quản lý để giúp các doanh nghiệp đạt hiệu quả kỹ thuật

1.3 Câu hỏi nghiên cứu

- Các Công ty lữ hành chuyên tổ chức tour du lịch sinh thái trên địa bfn TP Nha Trang có đạt được hiệu quả kỹ thuật không?

- Mức tiết kiệm tối đa nguồn lực đầu vào của các Công ty lữ hành là bao nhiêu để đạt được hiệu quả kỹ thuật?

- Những giải pháp cần thiết nào nào để nâng cao hiệu quả hoạt động của các Công ty lữ hành chuyên tổ chức tour du lịch sinh thái trên địa bàn TP Nha Trang?

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu về hiệu quả kỹ thuật của các Công ty lữ hành chuyên tổ chức tour du lịch sinh thái trên địa bàn TP Nha Trang

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu của đề tài được thực hiện trong phạm vi như sau:

- Về không gian: Thực hiện nghiên cứu tại TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa

- Về thời gian: Số liệu của đề tài thu thập năm 2015 đến năm 2016

1.5 Phương pháp nghiên cứu

Trong khuôn khổ nghiên cứu, tác giả điều tra, thu thập các thông tin cần thiết và tất cả các thông tin thu thập được mã hóa các câu trả lời Sau đó, tác giả tiến hành nhập

dữ liệu vào máy tính và sử dụng các phần mềm thống kê để mô tả và phân tích

Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng phần mềm Microsoft Excel để nhập dữ liệu điều tra và xử lý số liệu thô Sau đó, sử dụng phương pháp phân tích màng dữ liệu (DEA) để phân tích hiệu quả kỹ thuật

1.6 Ý nghĩa của kết quả nghiên cứu

1.6.1 Về mặt khoa học

- Đề tài nghiên cứu sẽ góp phần hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về phương pháp DEA và các vấn đề liên quan đến du lịch sinh thái

Trang 16

- Đề tài nghiên cứu sẽ tổng hợp và kế thừa các công trình nghiên cứu có liên quan, các công trình nghiên cứu trước; từ đó làm rõ được các đóng góp và hạn chế của

đề tài, gợi ý các công trình nghiên cứu sau ở các khu vực khác

- Là tài liệu tham khảo tốt cho học viên cao học các khóa sau

1.6.3 Kết cấu đề tài

Chương 1: Giới thiệu

Tác giả trình bày tóm tắt tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng

và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa của nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý thuyết

Tác giả trình bày các nội dung liên quan đến du lịch, du lịch sinh thái, đặc điểm của công ty du lịch lữ hành; các nội dung liên quan đến hiệu quả kinh tế, hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả tài chính, tổng quan tài liệu nghiên cứu và khung phân tích đề xuất Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Ở chương 3, tác giả trình bày các nội dung liên quan đến quy trình nghiên cứu, quy trình xác định mẫu và chọn mẫu, kỹ thuật phân tích mô hình DEA, kỹ thuật xử lý biến

mô hình xác định nhân tố, …

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Ở chương 4, tác giả trình bày đặc điểm địa bàn nghiên cứu, kết quả thống kê mô tả mẫu, kết quả xử lý số liệu bằng phương pháp phân tích kỹ thuật DEA, kết quả phân tích nhân tố, cũng như các kỹ thuật kiểm định mô hình

Chương 5: Kết luận và đề xuất

Trong chương này, tác giả sẽ tóm lược lại các kết quả nghiên cứu chính của đề tài, cũng như đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động của các công ty du lịch lữ hành tại Nha Trang Tác giả cũng đề cập đến hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài

Trang 17

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1 Những vấn đề cơ bản về du lịch sinh thái (DLST)

2.1.1 Các khái niệm

Ngày nay sự hiểu biết về du lịch sinh thái đã phần nào được cải thiện, thực sự

đã có một thời gian dài du lịch sinh thái là chủ đề nóng của các hội thảo về chiến lược

và chính sách bảo tồn và phát triển các vùng sinh thái quan trọng của các quốc gia và thế giới Thực sự đã có nhiều nhà khoa học danh tiếng tiên phong nghiên cứu lĩnh vực này, điển hình như:

Hector Ceballos-Lascurain- một nhà nghiên cứu tiên phong về du lịch sinh thái (DLST), định nghĩa DLST lần đầu tiên vào năm 1987 như sau: "Du lịch sinh thái là du lịch đến những khu vực tự nhiên còn ít bị thay đổi, với những mục đích đặc biệt: nghiên cứu, tham quan với ý thức trân trọng thế giới hoang dã và những giá trị văn hóa

được khám phá”

Năm 1994 nước Úc đã đưa ra khái niệm “DLST là Du lịch dựa vào thiên nhiên,

có liên quan đến sự giáo dục và diễn giải về môi trường thiên nhiên được quản lý bền vững về mặt sinh thái

Định nghĩa của Hiệp hội du lịch sinh thái quốc tế: “Du lịch sinh thái là việc đi lại có trách nhiệm tới các cảnh quan thiên nhiên mà bảo tồn được môi trường và bảo tồn phúc lợi cho người dân địa phương”

Ở Việt Nam vào năm 1999 trong khuôn khổ hội thảo xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển du lịch sinh thái đã đưa ra định nghĩa như sau: “Du lịch sinh thái là hình thức du lịch thiên nhiên có mức độ giáo dục cao về sinh thái và môi trường có tác động tích cực đến việc bảo vệ môi trường và văn hóa, đảm bảo mang lại các lợi ích về tài chính cho cộng đồng địa phương và có đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn”

Trong Luật du lịch năm 2005, có một định nghĩa khá ngắn gọn “Du lịch sinh thái là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương với

sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững” Theo quy chế quản lý các hoạt động du lịch sinh thái tại các VQG, khu bảo tồn thiên nhiên, do bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành năm 2007, thì Du lịch Sinh thái được hiểu là “Du lịch sinh thái: Là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương với sự tham gia của cộng đồng dân cư ở địa phương nhằm phát triển bền vững”

Trang 18

2.1.2 Các hình thức của du lịch sinh thái

Căn cứ vào sự phân bố địa lý, DLST bao gồm các hình thức: DLST biển; các hình thức DLST rừng, núi, hang động; các hình thức DLST đồng bằng

- Các hình thức DLST biển: DLST biển được coi là loại hình du lịch truyền thống gắn liền với biển, cát và nắng Chính nó đã khởi đầu cho DLST phát triển Trên thế giới đã xuất hiện nhiều loại du lịch sinh thái biển như: Tắm biển, phơi nắng, thăm cảnh quan bằng tàu trên biển, bơi lặn có ống thở, hoặc lặn có bình khí nén để tham quan, nghiên cứu các hệ sinh thái san hô, cỏ biển, thám hiểm lòng đại dương bằng tàu ngầm, các hoạt động giải trí thể thao trên biển như nhảy dù…

- Các hình thức DLST rừng núi, hang động: Đi bộ trong rừng, tham quan nghiên cứu đa dạng sinh học ở các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, cắm trại, tham quan khám phá hang động, quan sát chim, ngắm nhìn động vật hoang dã, leo núi, trượt tuyết…

- Các hình thức DLST đồng bằng: Tham quan miệt vườn, trang trại, dã ngoại đồng quê, quan sát chim, ngắm nhìn động vật thuần dưỡng…Hoạt động tham quan các vườn thực vật, khu nuôi động vật hoang dã hoặc phòng trưng bày các mẫu động, thực vật bản địa có yếu tố giáo dục, giải thích và bao hàm những mục tiêu của DLST cũng

được coi là hoạt động DLST

2.1.3 Đặc trưng của du lịch sinh thái

DLST là một loại hình du lịch mang những đặc trưng cơ bản đó là: Tính đa ngành, tính xã hội hoá, tính đa mục tiêu, tính thời vụ, tính giáo dục cao về môi trường

- Tính đa ngành: DLST thường được tổ chức ở các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, các vùng sinh thái tự nhiên, nhân tạo, nơi tài nguyên thuộc sự quản lý của các ngành khác nhau theo quy định của pháp luật Vì vậy tính đa ngành của DLST thể hiện ở chỗ sản phẩm của nó là do nhiều ngành tạo nên: du lịch, thương mại, nông thôn, giao thông vận tải… thông qua việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ cho khách du lịch Như vậy để DLST phát triển rất cần sự tham gia của nhiều ngành kinh tế, tạo nhiều dịch vụ đơn lẻ hoặc tổng hợp nhằm thoả mãn nhu cầu cho du khách

- Tính xã hội hoá: Tính xã hội hoá thể hiện trước hết ở DLST đã thu hút nhiều thành phần trong xã hội tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào hoạt động nghiên cứu,

Trang 19

quản lý và kinh doanh du lịch Ngoài ra tính xã hội hoá thể hiện ở sự đa dạng về nguồn khách DLST thu hút đông đảo các thành phần tham gia nghiên cứu quản lý và kinh doanh như các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý tại các điểm DLST, chính quyền và cộng đồng dân cư địa phương, các cơ sở kinh doanh lữ hành, các cơ quan, ban, ngành và các tổ chức kinh tế xã hội khác Trong đó trực tiếp tham gia kinh doanh DLST là các nhà quản lý, các nhà điều hành du lịch, các hướng dẫn viên và đặc biệt là cộng đồng địa phương Chính sự đa dạng của thành phần tham gia vào hoạt động DLST đã đặt ra yêu cầu là làm sao cho các mục tiêu và lợi ích của những thành phần này gần gũi lại và bổ sung lẫn nhau nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt nhất phục

vụ du khách và tạo ra sự cộng bằng trong kinh doanh du lịch

- Tính đa mục tiêu: Tính đa mục tiêu biểu hiện ở những lợi ích đa dạng của DLST Mục tiêu lớn nhất của DLST là bảo vệ môi trường và duy trì tính đa dạng sinh học Ngoài ra, DLST còn bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá, nâng cao chất lượng cuộc sống của khách du lịch và người tham gia hoạt động du lịch, mở rộng sự giao lưu văn hoá, kinh tế, giáo dục môi trường, nâng cao ý thức trách nhiệm của mọi thành viên trong xã hội, đóng góp cho nỗ lực bảo tồn

- Tính thời vụ: Hoạt động DLST gắn liền với tự nhiên, đặc biệt là dựa trên sự đa dạng sinh học Mỗi nước, mỗi vùng đều có những yếu tố khí hậu, thời tiết thay đổi theo mùa, điều đó làm cho đặc điểm sinh trưởng của các loài sinh vật theo thời gian trong năm Chính những điều đó đã tạo nên tính thời vụ cho DLST, biểu hiện ở thời gian diễn ra hoạt động DLST tập trung với cường độ cao vào một số thời điểm nhất định trong năm, song lại diễn ra với cường độ thấp, thậm chí ngừng hoạt động vào những khoảng thời gian còn lại

- Tính giáo dục về môi trường: đây là đặc trưng riêng của DLST vừa là nội dung cơ bản của hoạt động DLST, tạo ra sự khác biệt rõ ràng với các loại hình du lịch thiên nhiên khác DLST, ngoài việc đưa con người về với các vùng tự nhiên, đặc biệt

là các khu bảo tồn thiên nhiên, nơi có giá trị cao về đa dạng sinh học và rất nhạy cảm

về môi trường, còn có những hoạt động diễn giải về môi trường nhằm nâng cao sự hiểu biết và hình thành ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên DLST được coi như chiếc chìa khoá nhằm cân bằng giữa mục tiêu phát triển du lịch với việc bảo vệ môi trường

Trang 20

2.1.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch sinh thái

2.1.4.1 Tài nguyên du lịch sinh thái

Hoạt động DLST nhìn từ bất cứ góc độ nào đều gắn với tự nhiên và văn hóa bản địa, trong đó đặc biệt phải kể đến tài nguyên thiên nhiên Tài nguyên DLST trước hết được biểu hiện là giá trị các tác phẩm của môi trường tự nhiên thể hiện trong hệ sinh thái cụ thể, được sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch Tài nguyên DLST mà cụ thể

là sự tồn tại của các hệ sinh thái tự nhiên điển hình với tính đa dạng sinh học cao là yếu tố căn bản có tính chất quyết định để tạo nên sản phẩm DLST Giá trị tài nguyên DLST được đánh giá bởi khả năng hấp dẫn khách du lịch và điều đó phụ thuộc vào sự đáp ứng nhu cầu của du khách, tính độc đáo, tính dễ tiếp cận, thời gian có thể khai thác của tài nguyên đó Tài nguyên DLST có ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức lãnh thổ của ngành du lịch, đến cấu trúc và chuyên môn hóa của vùng du lịch

Tóm lại, tài nguyên DLST ảnh hưởng có tính chất quyết định đến sự hình thành điểm, khu DLST, là động lực chính thu hút khách, quyết định hình thức DLST và ảnh hưởng tính thời vụ của DLST Vấn đề đặt ra là cần nắm vững quy luật tự nhiên, lường trước tác động của con người đối với tự nhiên nói chung, tài nguyên DLST nói riêng

để có giải pháp cụ thể khai thác hợp lý, có hiệu quả, không ngừng bảo vệ, tôn tạo

2.1.4.2 Hệ thống cơ sở hạ tầng

Mạng lưới và phương tiện giao thông: Do những đặc thù riêng nên du lịch thường nằm ở những vùng xa xôi, hẻo lánh Do đó DLST luôn gắn với sự di chuyển của con người trong một khoảng cách nhất định và nó phụ thuộc vào mạng lưới và phương tiện giao thông Mạng lưới các tuyến giao thông thuận lợi, đa dạng là cơ sở quan trọng để khai thác và phát triển DLST Bởi lẽ, tài nguyên DLST dù có đa dạng hấp dẫn nhưng không có khả năng tiếp cận và vận chuyển trong nội bộ điểm đến cũng không thể thu hút du khách cũng như sự đầu tư khai thác kinh doanh nên việc lựa chọn thiết kế và xây dựng mạng lưới tuyến giao thông phục vụ DLST cũng cần có sự cân nhắc

và lựa chọn hợp lý Ngoài ra, mỗi loại phương tiện giao thông có những đặc trưng riêng, các doanh nghiệp cần lựa chọn vận chuyển khách phù hợp như: vận chuyển đường bộ bằng ô tô tạo điều kiện cho khách du lịch dễ dàng đi theo lộ trình kế hoạch

Hệ thống thông tin liên lạc: là phần quan trọng trong hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch Nó là điều kiện cần thiết để phục vụ nhu cầu thông tin của khách du

Trang 21

lịch, để phục vụ công tác quản lý, kinh doanh du lịch Nhờ có tiến bộ khoa học kỹ thuật, các phương tiện thông tin liên lạc ngày càng đa dạng như: hệ thống máy tính nối mạng, vệ tinh thông tin…không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận và phát triển nguồn khách mà còn cho phép nắm bắt nhanh công nghệ và kinh nghiệm phát triển loại hình sản phẩm dịch vụ du lịch

Hệ thống cung cấp điện và cấp thoát nước: Sản phẩm của hệ thống điện nước phục vụ trực tiếp cho việc nghỉ ngơi, giải trí của du khách Sự ổn định của hệ thống điện tạo điều kiện cho phép áp dụng công nghệ hiện đại trong quản lý hoạt động kinh doanh và đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ DLST Việc đảm bảo nhu cầu về số lượng

và chất lượng nước cho phép mở rộng dịch vụ và đáp ứng nhu cầu của khách tại các khu, điểm DLST, đồng thời hệ thống thoát nước hiện đại cho phép giải quyết tốt lượng nước thải đảm bảo vệ sinh môi trường điểm DLST

Hệ thống xử lý chất thải: DLST giữ gìn và bảo vệ môi trường, hạn chế đến mức thấp nhất tác động đến môi trường tự nhiên Chính vì thế, việc bố trí hệ thống thu gom

và xử lý chất thải bằng phương pháp cổ truyền hoặc dùng các thùng tái chế đem lại hiệu quả về môi trường cho DLST

Tóm lại cơ sở hạ tầng là tiền đề, là đòn bẩy của mọi hoạt động kinh tế và điều

đó được nhấn mạnh trong hoạt động DLST Tuy nhiên, đánh giá một cách tổng quát sự phát triển du lịch nói chung và DLST nói riêng cho thấy du lịch vẫn đứng trước những thách thức to lớn về cơ sở hạ tầng, điều này càng được nhấn mạnh ở các nước đang nước đang phát triển

2.1.4.3 Sự tăng trưởng kinh tế

Môi trường kinh tế ở phạm vi quốc gia và quốc tế đều có tác động mạnh mẽ đến

cả cầu và cung DLST Kinh tế phát triển, tốc độ phát triển kinh tế cao, kéo theo thu nhập của người dân tăng lên, đời sống được cải thiện Cùng với nhịp sống mới và hiện đại, có khả năng về tài chính, cộng với việc nhận thức ngày càng cao về sự cần thiết bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đã khuyến khích con người ngày càng yêu thiên nhiên và muốn khám phá thiên nhiên Theo điều tra của một số công trình nghiên cứu thì khách DLST có mức thu nhập trung bình cao hơn và thường có thời gian đi du lịch lâu hơn, mức chi tiêu hàng ngày nhiều hơn so với khách du lịch thông thường Họ không đòi hỏi thức ăn hoặc nhà nghỉ cao cấp đầy đủ tiện nghi, mặc dù họ có khả năng

Trang 22

chi trả cho các dịch vụ này, họ sẵn sàng chi gấp nhiều lần một sản phẩm tương tự tại một điểm du lịch khác vì muốn chia sẻ trách nhiệm bảo tồn thiên nhiên, muốn đóng góp cho địa phương Do vậy, đối với khách DLST chất lượng sản phẩm được xác định bao gồm cả cảnh sắc thiên nhiên, những kiến thức được học hỏi và những giá trị nhân văn Khi cầu DLST phát triển sẽ khuyến khích tăng cung DLST để đáp ứng cầu

Như vậy, kinh tế phát triển sẽ vừa đặt ra yêu cầu, vừa tạo điều kiện cho phép tăng vốn đầu tư về mọi mặt nhằm đa dạng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ DLST Tuy nhiên DLST với mục tiêu bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững không cho phép tăng cung quá mức giới hạn cho phép Khi nền kinh tế kém phát triển, con người thường phá hoại môi trường (thường vùng xa xôi) gây trở ngại cho DLST Tóm lại, kinh tế chi phối mạnh mẽ cầu DLST, ảnh hưởng tới mức độ

và cơ cấu chi tiêu Vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp là chủ động nghiên cứu các loại hình sản phẩm dịch vụ, cách thức tổ chức, chính sách giá cả phù hợp nhu cầu của khách nhằm khuyến khích tiêu dùng sản phẩm DLST

2.1.4.4 Yếu tố chính trị - văn hóa – xã hội

Yếu tố an ninh, chính trị gián tiếp chi phối tổng thể và toàn diện đến phát triển DLST Bầu không khí hòa bình, tình hữu nghị giữa các dân tộc, sự ổn định về chính trị

và trật tự an toàn xã hội của quốc gia mới có thể đảm bảo sự an toàn cho du khách và thúc đẩy DLST phát triển Nếu có sự bất ổn về chính trị sẽ cản trở phát triển DLST

Nền văn hóa của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng dân cư địa phương góp phần tạo nên động cơ du lịch của khách Truyền thống văn hóa của khách lại quyết định thái độ, hành vi ứng xử hàng ngày, hành vi mua và tiêu dùng hàng hóa của từng cá nhân Tuy nhiên, chuẩn mực xã hội truyền thống nhiều khi lại gây tâm lý ngại làm việc trong ngành du lịch của cộng đồng địa phương Nhân tố văn hóa, xã hội luôn thay đổi kéo theo sự thay đổi của lối sống, quan niệm, chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực

xã hội Sự đa dạng hóa, giao thoa của các nền văn hóa, sắc tộc và tôn giáo khiến cho việc tổ chức các hoạt động DLST phải thích ứng để phù hợp với các diễn biến đó, song phải tôn trọng truyền thống văn hóa địa phương

2.1.4.5 Chính sách pháp luật của Nhà nước

Chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước, của địa phương, trong đó

có các chính sách về phát triển du lịch cùng với cơ chế điều hành của chính quyền các

Trang 23

cấp có liên quan trực tiếp đến sự phát triển du lịch của điểm đến DLST Các chính sách đó có thể tác động điều chỉnh hành vi kinh doanh, tiêu dùng, quan hệ trao đổi thương mại, đầu tư, có thể “kéo” hoặc “đẩy” khách DLST

Chính sách ưu đãi đầu tư khai thác tài nguyên thiên nhiên vào mục đích du lịch… tạo nền tảng pháp lý đảm bảo cho sự phát triển bền vững về tài nguyên môi trường, đồng thời đã tạo ra cả tiềm năng và nhu cầu của việc sử dụng và khai thác các điều kiện sinh thái tự nhiên, khuyến khích sử dụng và khai thác hợp lý những tài nguyên mang đặc trưng sinh thái tự nhiên vào mục đích DLST và ngược lại sự thiếu đồng bộ, kịp thời của chính sách hạn chế sự phát triển của DLST

Hệ thống pháp luật liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ cũng như lợi ích của các doanh nghiệp kinh doanh DLST, nó gián tiếp hoặc trực tiếp ảnh hưởng đến mỗi du khách vì vậy nó chi phối rất lớn đến sự phát triển DLST Hệ thống pháp luật ổn định, việc thực thi pháp luật nghiêm minh sẽ tạo môi trường thuận lợi cho DLST phát triển Hệ thống chính sách và pháp luật cùng với cơ chế điều hành của chính phủ trong quyết định tính hiệu lực của luật pháp và chính sách kinh tế là nền tảng pháp lý đảm bảo sự phát triển bền vững về tài nguyên môi trường và tạo điều kiện cho du lịch nói chung và DLST phát triển

2.1.4.6 Yếu tố cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tạo ra và thực hiện sản phẩm DLST cũng như quyết định mức độ khai thác các tiềm năng DLST nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động DLST, sự sẵn sàng của các phương tiện vật chất tham gia vào việc tạo ra và thực hiện sản phẩm DLST như: các cơ sở lưu trú, ăn uống, khu vui chơi giải trí với đầy đủ thiết bị hiện đại và an toàn; mạng lưới các cửa hàng thương mại, các cơ sở y tế, các công trình phục vụ hoạt động thể thao, thông tin văn hóa sẽ tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích khách tham gia vào hoạt động DLST, đảm bảo đáp ứng nhu cầu của họ, kéo dài thời gian lưu trú và tăng mức chi tiêu của khách

Nếu cơ sở vật chất tại khu DLST có sự hòa nhập với điều kiện thiên nhiên về vị trí, thiết kế, vật liệu, công nghệ vận hành cũng như xử lý các chất thải, đảm bảo điều kiện tốt nhất cho nghỉ ngơi, sự thuận tiện cho việc đi lại của khách sẽ góp phần đạt

hiệu quả kinh tế tối ưu trong xây dựng và khai thác chúng

Trang 24

2.1.4.7 Yếu tố nguồn nhân lực

Con người luôn là yếu tố quan trọng nhất Tham gia hoạt động DLST gồm nhiều thành phần như, các cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch, các nhà điều hành du lịch, hướng dẫn viên và thuyết minh viên, nhân viên phục vụ tại các cơ sở dịch vụ, cộng đồng dân cư địa phương, các nhà hoạt động chính sách, các tổ chức thiên nhiên môi trường quốc tế, du khách Nếu con người có quan điểm, nhận thức đúng đắn, có trình độ và trách nhiệm cao sẽ cho phép khai thác hiệu quả các nguồn lực khác nhằm phát triển DLST Ngược lại, chính nhân tố con người có thể làm cho DLST phát triển chệch hướng, gây hậu quả về nhiều mặt

Nếu như hướng dẫn viên và thuyết minh viên có trình độ nghiệp vụ cao, trình

độ ngoại ngữ tốt, có kiến thức về môi trường đủ rộng, am hiểu về các điểm sinh thái tự nhiên và văn hóa cộng đồng địa phương sẽ có khả năng giới thiệu một cách chân thực giá trị điểm đến DLST, giúp khách hiểu được bản chất của DLST, làm tăng tính hấp dẫn, tính thuyết phục của điểm đến DLST, đồng thời vai trò giáo dục của DLST được thực hiện một cách đầy đủ, làm cho hiệu quả hoạt động DLST được nâng cao Những nhà quản lý điều hành có trình độ, kinh nghiệm, các quan điểm, nhận thức sâu sắc ý nghĩa của công tác bảo tồn môi trường, có khả năng công tác với các nhà quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên và cộng đồng địa phương sẽ xác định tối ưu hóa lợi ích từ phát triển DLST, từ đó xác định các phương thức tiến hành hoạt động, lựa chọn địa điểm tổ chức hoạt động DLST, xây dựng các chương trình du lịch trọn gói, xác định các dịch

vụ mà điểm DL có thể cung ứng cho khách với cơ chế giá cạnh tranh hợp lý

Cộng đồng dân cư địa phương có nhận thức đúng đắn về ý nghĩa nhiều mặt của hoạt động DLST, về yêu cầu của phát triển DLST sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển cả về loại hình và chất lượng sản phẩm dịch vụ DLST

Nếu du khách có nhận thức đúng đắn về DLST, có ý thức chủ động tham gia hoạt động DLST, tự giác và mong muốn được đóng góp cho bảo tồn và phát triển bền vững thì sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động DLST phát triển theo đúng mục tiêu, ngược lại sẽ có hành vi gây ảnh hưởng xấu đến phát triển DLST

2.1.4.8 Yếu tố công nghệ

Sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ và khả năng ứng dụng của

nó vào các công trình DLST là nhân tố cho phép tạo dịch vụ mang lại lợi ích cho du

Trang 25

khách Thành tựu về lĩnh vực khoa học công nghệ sinh học, công nghệ năng lượng, công nghệ thông tin được vận dụng hiệu quả nhằm tạo ra những ngôi nhà sinh thái và các sản phẩm DLST giúp cho DLST phát triển theo hướng bảo tồn và phát triển bền vững, đồng thời hiện đại hóa lĩnh vực quản lý hoạt dộng DLST Tuy nhiên, sự phát triển khoa học công nghệ cũng đặt ra cho ngành DLST phải chủ động đầu tư nâng cấp thiết bị, đào tạo con người, tổ chức cách thức quản lý có hiệu quả

2.1.4.9 Yếu tố cạnh tranh trong nước và quốc tế

Phát triển DLST trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế với sự tham gia của nhiều tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế thị trường tất yếu có sự cạnh tranh nhiều mặt, trên nhiều cấp độ Các quốc gia phát triển trên thế giới, có lợi thế về cơ sở hạ tầng, trình độ dân trí, vốn đầu tư, trình độ lao động, công nghệ, kinh nghiệm, nguồn khách Chính vì thế, DLST có nhiều thuận lợi để phát triển Đa số các nước đang phát triển do hạn chế nhiều mặt, đặc biệt về nhận thức, cơ sở hạ tầng, nguồn vốn đầu tư, thiếu công nghệ và kinh nghiệm Chính vì thế không tạo được lợi thế thu hút khách do điều kiện tiếp cận điểm đến DLST khó khăn, do hạn chế đầu tư phát triển sản phẩm đặc thù, chất lượng sản phẩm kém, giá cả không hợp lý

Trong nước, do có sự khác biệt về nhận thức, trình độ đội ngũ lao động, khả năng tài chính, chính sách phát triển cũng như kinh nghiệm nên chưa có nhiều doanh nghiệp du lịch tham gia đầu tư kinh doanh DLST Không những thế, hệ thống sản phẩm còn thiếu đa dạng, một số sản phẩm chưa đảm bảo nguyên tắc của DLST Việc cạnh tranh chưa lành mạnh, còn hướng chủ yếu đến cạnh tranh bằng giá Mặc dù cạnh tranh trong lĩnh vực DLST chưa gay gắt song đây lại là khó khăn không nhỏ trong việc tạo động lực và hướng phát triển DLST đúng đắn

Tóm lại, yếu tố cạnh tranh trong nước và quốc tế gây không ít trở ngại đối với phát triển DLST của mỗi quốc gia nói chung và mỗi địa phương nói riêng Tuy nhiên, chính sự cạnh tranh sẽ tạo động lực để các doanh nghiệp phấn đấu nhằm tạo sản phẩm đặc thù có chất lượng cao, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của du khách

2.2 Khái niệm, chức năng, vai trò và sản phẩm kinh doanh của các doanh nghiệp

Trang 26

tổ chức thực hiện các chương trình du lịch đã bán cho khách du lịch (Thông tư số 715/TCDL ngày 9/7/1994 của Tổng Cục Du lịch)

Theo cách phân loại của Tổng cục Du lịch, doanh nghiệp lữ hành bao gồm 2 loại: Doanh nghiệp lữ hành quốc tế và doanh nghiệp lữ hành nội địa

- Doanh nghiệp lữ hành quốc tế: Là doanh nghiệp có trách nhiệm xây dựng bán các chương trình du lịch trọn gói hoặc từng phần theo yêu cầu của khách để trực tiếp thu hút khách đến Việt Nam và đưa công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú ở Việt Nam đi du lịch Thực hiện các chương trình du lịch đã bán hoặc ký hợp đồng uỷ thác từng phần, trọn gói cho các doanh nghiệp lữ hành nội địa

- Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa: Là doanh nghiệp có trách nhiệm xây dựng bán và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch nội địa, nhận uỷ thác để thực hiện dịch vụ, chương trình du lịch cho khách nước ngoài đã được các doanh nghiệp lữ hành quốc tế đưa vào Việt Nam

Chức năng:

Trong lĩnh vực hoạt động của mình doanh nghiệp lữ hành thực hiện chức năng môi giới các dịch vụ trung gian, tổ chức sản xuất các chương trình du lịch và khai thác các chương trình du lịch khác Với chức năng này doanh nghiệp lữ hành là cầu nối giữa cung và cầu du lịch, giữa khách du lịch và các nhà cung ứng cơ bản của hoạt động lữ hành được qui định bởi đặc trưng của sản phẩm du lịch và kinh doanh du lịch Còn với chức năng sản xuất, doanh nghiệp lữ hành thực hiện xây dựng các chương trình du lịch trọn gói phục vụ nhu cầu của khách Ngoài hai chức năng trên, doanh nghiệp lữ hành còn khai thác các dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách như các dịch vụ lưu trú, ăn uống, vận chuyển

Nhiệm vụ của doanh nghiệp lữ hành:

Từ các chức năng trên, doanh nghiệp lữ hành thực hiện các nhiệm vụ quan trọng là tổ chức các hoạt động trung gian và tổ chức các chương trình du lịch trọn gói, trực tiếp tổ chức các chương trình du lịch trọn gói cho khách:

- Tổ chức các hoạt động trung gian, bán và tiêu thụ các sản phẩm của nhà cung cấp dịch vụ du lịch Hệ thống các điểm bán, các đại lý du lịch tạo thành mạng lưới phân phối sản phẩm của các nhà cung cấp dịch vụ du lịch Trên cơ sở đó rút ngắn hoặc xoá bỏ khoảng cách giữa khách du lịch và các cơ sở kinh doanh du lịch

Trang 27

- Tổ chức các chương trình du lịch trọn gói, các chương trình này nhằm liên kết các sản phẩm du lịch như vận chuyển, lưu trú, vui chơi giải trí thành một sản phẩm thống nhất hoàn hảo đáp ứng mọi nhu cầu của khách du lịch Các chương trình du lịch

sẽ xoá bỏ những khó khăn, lo ngại của khách du lịch, đồng thời tạo cho họ sự an tâm tin tưởng vào sự thành công của chuyến du lịch

- Tổ chức cung cấp các dịch vụ đơn lẻ cho khách trên hệ thống cơ sở vật chất

kỹ thuật hiện có để đảm bảo phục vụ tất cả các nhu cầu của khách từ khâu đầu tiên tới khâu cuối cùng

Vai trò của doanh nghiệp lữ hành

Đối với khách du lịch

- Doanh nghiệp lữ hành sẽ giúp khách hàng thoả mãn nhu cầu về vui chơi giải trí, tiếp cận, gần gũi với thiên nhiên hơn, được sống trong môi trường tự nhiên trong sạch, được tận hưởng không khí trong lành mở mang thêm tầm hiểu biết về văn hoá,

xã hội cũng như lịch sử của đất nước

- Khi mua các chương trình du lịch trọn gói, khách du lịch đã tiết kiệm được cả thời gian và chi phí cho việc tìm kiếm thông tin, tổ chức sắp xếp bố trí cho chuyến du lịch của họ

- Khách du lịch sẽ được thừa hưởng những tri thức và kinh nghiệm của chuyên gia tổ chức du lịch tại các công ty lữ hành, các chương trình vừa phong phú hấp dẫn vừa tạo điều kiện cho khách du lịch thưởng thức một cách khoa học nhất

- Một lợi thế khác là mức giá thấp của các chương trình du lịch Các doanh nghiệp lữ hành có khả năng giảm giá thấp hơn rất nhiều so với mức giá công bố của các nhà cung cấp dịch vụ du lịch, điều này đảm bảo cho các chương trình du lịch luôn

có giá hấp dẫn đối với khách

- Một lợi ích không kém phần quan trọng là các doanh nghiệp lữ hành giúp cho khách du lịch cảm nhận được phần nào sản phẩm trước khi họ quyết định mua và thực

sự tiêu dùng nó

Đối với các nhà cung ứng sản phẩm du lịch

- Doanh nghiệp lữ hành cung cấp các nguồn khách lớn, đủ và có kế hoạch Mặt khác trên cơ sở hợp đồng đã ký kết giữa hai bên các nhà cung cấp đã chuyển bớt một phần rủi ro có thể xảy ra với các doanh nghiệp lữ hành

Trang 28

- Các nhà cung cấp thu được nhiều lợi ích từ các hoạt động quảng cáo khuyếch trương của các doanh nghiệp lữ hành Đặc biệt đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, khi khả năng tài chính còn hạn chế thì các mối quan hệ các doanh nghiệp lữ hành trên thế giới là phương pháp quảng cáo hữu hiệu thị trường du lịch quốc tế

Đối với ngành Du lịch

Doanh nghiệp lữ hành là một tế bào, một đơn vị cấu thành nên ngành Du lịch

Nó có vai trò thúc đẩy hay hạn chế sự phát triển của ngành Du lịch Nếu mỗi doanh nghiệp lữ hành kinh doanh có hiệu quả sẽ tạo điều kiện tốt cho toàn ngành Du lịch nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung

Đối với doanh nghiệp khác

Mỗi doanh nghiệp kinh doanh đều nằm trong mối quan hệ tổng thể với các doanh nghiệp khác trên thị trường Và doanh nghiệp lữ hành cũng không nằm ngoài quy luật ấy Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành thúc đẩy các doanh nghiệp và các ngành khác phát triển thể hiện ở chỗ doanh nghiệp lữ hành sử dụng đầu ra của các ngành sản xuất khác để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình

Đối với cư dân địa phương

Khi lữ hành phát triển sẽ mở ra nhiều tuyến điểm du lịch, đặc biệt là các điểm đến các địa phương Điều này sẽ giúp dân cư địa phương mở mang tầm hiểu biết, giúp

họ có cơ hội kinh doanh và quan trọng hơn là vấn đề giải quyết công ăn việc làm cho người dân ở đây

2.2.2 Sản phẩm của các Doanh nghiệp lữ hành

- Sản phẩm trung gian do các công ty lữ hành cung cấp: trong hoạt động này các đại lý không trực tiếp sản xuất ra sản phẩm mà hoạt động như một đại diện bán sản phẩm du lịch của các nhà sản xuất khác Các sản phẩm trung gian bao gồm: đại lý đặt chỗ, bán vé máy bay và các phương tiện vận chuyển khác; dịch vụ môi giới cho thuê phương tiện vận chuyển; môi giới bán bảo hiểm du lịch; đăng ký, đặt chỗ và bán các chương trình du lịch; đăng ký, đặt chỗ trong khách sạn; tư vấn du lịch…

- Chương trình du lịch trọn gói: mang tính chất đặc trưng cho hoạt động lữ hành

du lịch Các công ty lữ hành liên kết các sản phẩm của các nhà sản xuất riêng lẻ thành một sản phẩm hoàn chỉnh và bán cho khách du lịch với mức giá gộp

Trang 29

- Sản phẩm tổng hợp: trong quá trình phát triển, các công ty lữ hành có thể mở rộng phạm vi hoạt động của mình để trở thành những người sản xuất trực tiếp ra sản phẩm du lịch

Các công ty lữ hành lớn trên thế giới hoạt động hầu hết trong các lĩnh vực có liên quan đến du lịch, bao gồm: kinh doanh khách sạn, kinh doanh các dịch vụ vui chơi

giải trí, các dịch vụ vận chuyển du lịch, các dịch vụ ngân hàng phục vụ khách du lịch

Như vậy: Sản phẩm của các công ty lữ hành chuyên tổ chức tour du lịch sinh thái

là tất cả các hàng hóa, dịch vụ mà công ty cung cấp nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng kể từ khi họ đặt vé về tuor du lịch sinh thái cho tới khi kết thúc tuor du lịch đó

2.3 Hiệu quả và hiệu quả kỹ thuật

2.3.1 Khái niệm hiệu quả

Hiệu quả là sự liên quan giữa nguồn lực đầu vào khan hiếm (lao động, vốn, máy móc…) với kết quả trung gian hay kết quả cuối cùng Hiệu quả là một phạm trù được sử dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật, xã hội Hiểu theo nghĩa rộng, hiệu quả thể hiện mối tương quan giữa các biến số đầu ra thu được so với các biến số đầu vào đã được sử dụng để tạo ra những kết quả đầu ra đó

Hiệu quả kinh tế là nói đến phần còn lại của kết quả sản xuất kinh doanh sau khi đã trừ chi phí Nó được đo bằng các chi phí và lời lãi Hiệu quả kinh tế được xem như là tỷ lệ giữa kết quả thu được với chi phí bỏ ra, hay ngược lại là chi phí trên một đơn vị sản phẩm hay giá trị sản phẩm Những chỉ tiêu hiệu quả này thường là giá thành sản phẩm hay mức sinh lời của đồng vốn Nó chỉ được tính toán khi kết thúc một quá trình sản xuất kinh doanh Theo quan điểm mới khi tính hiệu quả kinh tế phải căn cứ vào tổ hợp các yếu tố:

- Trạng thái động của mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra Về mối quan hệ này, có ba phạm trù: Hiệu quả kỹ thuật; hiệu quả phân bổ các nguồn lực và hiệu quả kinh tế

+ Hiệu quả kỹ thuật là số sản phẩm (O) thu thêm trên một đơn vị đầu vào (I) đầu

tư thêm Tỷ số D O/ D I được gọi là sản phẩm biên Hiệu quả kỹ thuạt đồi hỏi nhà sản xuất tạo ra một số lượng sản phẩm nhất định xuấ phát từ việc sử dụng các nguồn lực đầu vào ít nhất Hiệu quả kỹ thuật được xem là một thành phần của hiệu quả kinh tế Trong trường hợp tối đa hóa lợi nhuận đòi hỏi nhà sản xuất phải sản xuất ra mức sản lượng tối

Trang 30

đa tương ứng với mức nguồn lực đầu vào nhất định hay nói cách khác hiệu quả kỹ thuật dùng để chỉ kết hợp tối ưu các nguồn lực đầu vào để tạo ra mức sản lượng nhất định

+ Hiệu quả phân bổ nguồn lực là giá trị sản phẩm thu thêm trên một đơn vị chi phí đầu tư thêm Thực chất nó là hiệu quả kỹ thuật có tính đến các yếu tố giá sản phẩm

và giá đầu vào Nó đạt tối đa khi doanh thu biên bằng chi phí biên

+ Hiệu quả kinh tế là phần thu thêm trên một đơn vị đầu tư thêm Nó chỉ đạt được khi hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả sử dụng nguồn lực là tối đa

-Yếu tố thời gian: Cùng đầu tư một lượng vốn như nhau và cùng có tổng doanh thu bằng nhau nhưng hai dự án có thể có hiệu quả khác nhau.Vì thế, khi tính yếu tố thời gian, các nhà kinh tế đã tính tỷ lệ nội hoàn vốn Đó là mức sinh lời của đồng vốn khi đầu tư vào dự án, nó được dùng để so sánh giữa việc tiếp tục đầu tư vào dự án hoặc đầu tư vốn vào việc khác xem việc nào có lợi hơn

- Hiệu quả tài chính, xã hội và môi trường: Theo quan điểm toàn diện, hiệu quả kinh tế nên được đánh giá trên ba phương diện: Hiệu quả tài chính, xã hội và hiệu quả môi trưòng

+ Hiệu quả tài chính thường được thể hiện bằng những chỉ tiêu như lợi nhuận, giá thành, tỷ lệ nội hoàn vốn, thời gian hoàn vốn

+ Hiệu quả xã hội của một dự án phát triển bao gồm lợi ích xã hội mà dự án đem lại như: việc làm, mức tăng về GDP do tác động của dự án, sự công bằng xã hội, sự tự lập của cộng đồng và sự được bảo vệ hoặc sự hoàn thiện hơn của môi trường sinh thái Một số tác giả khác khi đánh giá hiệu quả kinh tế cho rằng cần phân biệt hai khái niệm hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra Còn hiệu quả

xã hội là mối tương quan so sánh giữa các lợi ích xã hội thu được và tổng chi phí bỏ ra

Như vậy bản chất của phạm trù hiệu quả đã chỉ rõ trình độ sử dụng các nguồn lực sản xuất càng cao, doanh nghiệp càng có khả năng tạo ra kết quả cao trong cùng một nguồn lực đầu vào hoặc tốc độ tăng kết quả lớn hơn so với tốc độ tăng việc sử dụng các nguồn lực đầu vào Đây là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp đạt được mục tiêu lợi nhuận tối đa Do đó xét trên phương diện lý luận và thực tiễn, phạm trù hiệu quả sản xuất kinh doanh đóng vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá,

Trang 31

so sánh, phân tích kinh tế nhằm tìm ra một giải pháp tối ưu nhất, đưa ra phương pháp đúng đắn nhất để đạt được mục tiêu lợi nhuận tối đa Trong điều kiện khan hiếm các nguồn lực sản xuất thì nâng cao hiệu quả kinh doanh là điều kiện không thể không đặt

ra đối với bất kỳ doanh nghiệp nào có hoạt động sản xuất kinh doanh

2.3.2 Phương pháp đo lường hiệu quả

2.3.2.1 Phương pháp truyền thống

Để đánh giá hiệu quả của doanh nghiệp dựa trên phương pháp tài chính, người ta

sử dụng năm thước đo cơ bản:

+ Khả năng sinh lời

+ Bảo tồn và phát triển vốn

+ Tình hình tài chính lành mạnh

+ Đóng góp cho ngân sách nhà nước

+ Cải thiện thu nhập cho người lao động

Trong năm thước đo này, khả năng sinh lời là một thước đo quan trọng, khả năng sinh lời được định nghĩa là thước đo hiệu qua bằng tiền, là điều kiện cần nhưng chưa

đủ để duy trì cân bằng tài chính Việc đánh khả năng sinh lời phải dựa trên một khoảng thời gian tham chiếu Đối với doanh nghiệp mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận Lợi nhuận là một chỉ tiêu tài chính tổng hợp phản ảnh hiệu quả của toàn bộ quá trình đầu tư, sản xuất, tiêu thụ và những giải pháp kỹ thuật, quản lý kinh tế tại doanh nghiệp Để nhận thức đúng đắn về lợi nhuận thì không phải chỉ quan tâm đến tổng mức lợi nhuận mà cần phải đặt lợi nhuận trong mối quan hệ với vốn, tài sản, nguồn lực kinh tế tài chính mà doanh nghiệp đã sử dụng để tạo ra lợi nhuận trong từng phạm

vi, trách nhiệm cụ thể Nhìn chung tùy theo mức độ mục tiêu phân tích, khả năng sinh lời có thể được đại diện bởi nhiểu nhóm chỉ số phân tích khác nhau

2.3.2.2 Phương pháp hiện đại

Có nhiều phương pháp hiện đại để đánh giá hiệu quả hoạt động của Doanh nghiệp trong đó có 2 phương pháp phân tích chính là Phương pháp phân tích màng dữ liệu (Data Envelopment Analysis -DEA) được khởi xướng bởi Charnes và các cộng sự

Trang 32

(1978) và Phương pháp phân tích đường biên ngẫu nhiên (Stochastic Production Frotier SFP) được phát triển bởi Battese và Coelli (1995)

2.3.3 Hiệu quả kỹ thuật (Technical Effciency)

Một nhà sản xuất được xem là có hiệu quả kỹ thuật nếu một sự gia tăng trong bất kỳ đầu ra đòi hỏi một sự giảm xuống của ít nhất một đầu ra khác hoặc một sự gia tăng của ít nhất một đầu vào

Hiệu quả kỹ thuật thể hiện rất rõ tính chất của việc sử dụng các yếu tố đầu vào

để đạt được các kết quả đầu ra Qua đó sẽ xác định được tính chất căn bản của việc đo lường sự hiệu quả Không mang tính chất khái quát hóa như hiệu quả kinh tế

Theo Coelli và cộng sự (2005), hiệu quả sản xuất hình thành từ hiệu quả kỹ thuật (TE), hiệu quả phân phối các nguồn lực (AE) và hiệu quả sử dụng chi phí (CE)

Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (các yếu tố sản xuất như K, L, R, T …) để đạt được mục tiêu xác định Nó phản ánh những lợi ích đạt được từ các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên cơ sở so sánh lợi ích (doanh thu, lợi nhuận …) thu được với chi phí bỏ ra trong suốt quá trình kinh doanh của doanh nghiệp

Như vậy hiệu quả sản xuất được tạo thành bởi ba thành phần: hiệu quả kỹ

thuật, hiệu quả phân phối (hay hiệu quả giá) và hiệu quả kinh tế

Trong đó:

Hiệu quả phân phối là khả năng lựa chọn được một lượng đầu vào tối ưu mà ở

đó giá trị sản phẩm biên (marginal revenue product) của đơn vị đầu vào cuối cùng bằng với giá của đầu vào đó

Hiệu quả kỹ thuật là khả năng tạo ra một lượng đầu ra cho trước từ một lượng

đầu vào nhỏ nhất hay khả năng tạo ra một lượng đầu ra tối đa từ một lượng đầu vào cho trước, ứng với một trình độ công nghệ nhất định

Hiệu quả kinh tế hay hiệu quả sử dụng chi phí là tích hiệu quả phân phối và

hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất

Trang 33

2.3.3.1 Mô hình đường bao dữ liệu DEA (data envelopment analysis)

Phương pháp phân tích đường bao dữ liệu (Data Envelopment Analysis – DEA) lần đầu tiên được phát triển bởi Charnes, Cooper, và Rhodes vào năm

1978 Khác với phương pháp phân tích biên ngẫu nhiên (schochastic frontier) sử dụng phương pháp kinh tế lượng (econometrics), DEA dựa theo phương pháp chương trình phi toán học (the non – mathematical programming method) để ước lượng giới hạn khả năng sản xuất dựa trên các quan sát thực tế

DEA dựa trên cơ sở xây dựng đường giới hạn hiệu quả, tương tự như hàm sản xuất trong trường hợp khi xuất lượng không phải là một đại lượng vô hướng, mà là một véc-tơ Đường giới hạn hiệu quả có hình dạng màng lồi hoặc hình nón lồi trong không gian của các biến số nhập lượng và xuất lượng Đường giới hạn được sử dụng như là một tham chiếu đối với các trị số hiệu quả của mỗi doanh nghiệp được đánh giá

Mức độ hiệu quả của các doanh nghiệp được xác định bởi vị trí của nó so với đường giới hạn hiệu quả trong một không gian đa chiều của đầu vào/đầu ra Phương pháp xây dựng đường giới hạn hiệu quả - đó là giải nhiều lần bài toán quy hoạch tuyến tính Đường giới hạn được hình thành giống như những đoạn thẳng kết nối các điểm hiệu quả nhất, nhờ đó tạo thành một đường giới hạn khả năng sản xuất lồi

Dựa vào đặc điểm của hệ thống sản xuất, DEA được phân ra thành hai loại mô hình: tối thiểu hóa đầu vào, với giả định đầu ra không đổi và mô hình tối đa hóa đầu

ra với giả định đầu vào không đổi

- Phương pháp đường bao dữ liệu theo mô hình tối thiểu hóa đầu vào

Để mô tả vấn đề này, lấy ví dụ giả định với 2 đầu vào là x1, x2 và một đầu ra

là y (theo hình 2.1) Các doanh nghiệp A, B, C và D nằm trên đường giới hạn hiệu quả SS’ là các doanh nghiệp đạt hiệu quả Tỷ lệ TE= OB/OP thể hiện hiệu quả kỹ thuật của doanh nghiệp P và có giá trị nhỏ hơn 1 Mức độ phi hiệu quả kỹ thuật được phản ánh bằng khoảng cách từ B đến P, nghĩa là có thể giảm chi phí đầu vào của doanh nghiệp P mà không làm ảnh hưởng đến đầu ra

x2/y

S

Trang 34

Hình 2.1 Mô hình DEA tối thiểu hoá đầu vào

- Phương pháp đường bao dữ liệu theo mô hình tối đa hóa đầu ra

Tương tự trong trường hợp của mô hình DEA tối đa hóa đầu ra lấy ví dụ giả định với 2 đầu ra là y1, y2 và một đầu vào là x (hình 2.2) các doanh nghiệp A, B, C và

D nằm trên đường giới hạn hiệu quả SS’ là các doanh nghiệp đạt hiệu quả Tỷ lệ TE= OP/OP’ thể hiện hiệu quả kỹ thuật của doanh nghiệp P và có giá trị nhỏ hơn1 Mức độ phi hiệu quả kỹ thuật được phản ánh bằng khoảng cách từ P đến P’ nghĩa là

có thể tối đa hóa đầu ra của doanh nghiệp P mà không làm ảnh hưởng đến đầu vào

Hình 2.2 Mô hình DEA tối đa hoá đầu ra

Trang 35

2.3.3.2 Mô hình quy mô không ảnh hưởng đến kết quả sản xuất DEACRS và quy

mô ảnh hưởng đến kết quả sản xuất DEAVRS

Mô hình DEA nguyên thủy được đề xuất bởi Charnes và cộng sự ( 1 9 7 8 )

là mô hình có quy mô không ảnh hưởng đến kết quả sản xuất (Constant Return to Scale - CRS), còn gọi là mô hình DEACRS Năm 1984, Banker và cộng sự xem xét

mô hình DEA với giả thiết quy mô ảnh hưởng đến kết quả sản xuất (Variable Return

to Scale - VRS), còn gọi là mô hình DEAVRS

Mô hình tối thiểu hóa đầu vào quy mô không ảnh hưởng đến kết quả sản xuất CRS với các bước cơ bản sẽ được trình bày dưới đây:

Giả sử ta có dữ liệu của I công ty, mỗi công ty sử dụng N đầu vào và M đầu

ra Với công ty thứ i, dữ liệu về đầu vào được thể hiện bằng véctơ cột xi và đầu ra được diễn tả bằng véctơ cột yi Như vậy, số liệu đầu vào và đầu ra của tất cả các công

ty được thể hiện bằng ma trận X (N hàng, I cột) và ma trận Y (M hàng, I cột)

Phương pháp sử dụng các “tỷ lệ” được xem là phương pháp trực quan mô tả phân tích bao số liệu (DEA) Với mỗi công ty, chúng ta sẽ đo tỷ lệ của tổng số lượng

các sản phẩm đầu ra trên tổng số lượng các đầu vào đã sử dụng (u’yi/v’xi) với u là véc

tơ số lượng đầu ra (M hàng 1 cột); v là véc tơ số lượng đầu vào (N hàng 1 cột) Số lượng đầu vào và đầu ra tối ưu của công ty thứ i được tìm ra qua việc giải mô hình

toán sau:

max u.v (u’yi/v’xi) St: u’yj/v’xj <= 1 j = 1.2.3….I (1)

u v >= 0

Từ bài toán này ta có thể tìm được các số lượng đầu vào và đầu ra của công

ty thứ i sao cho hệ số hiệu quả của nó (tổng đầu ra/tổng đầu vào) là lớn nhất với điều kiện là hệ số hiệu quả của nó luôn nhỏ hơn hoặc bằng 1 Một vấn đề khó khăn

có thể xảy ra là có rất nhiều lời giải cho bài toán trên (ví dụ: nếu u* v* là nghiệm thì 2u* 2v* cũng là nghiệm của bài toán) Để tránh trường hợp áp đặt v’xi = 1

Sự thay đổi ký hiệu từ u và v sang . tương ứng, hàm ý rằng ta đã xét đến

Trang 36

một mô hình toán tuyến tính tương tự khác

max  (’yi),

st ’xi = 1,

’yj - ’xj  0, j= 1,2.… N (2)

Mô hình DEA như (2) được xem là mô hình phức toán tuyến tính

Sử dụng tính chất đối ngẫu của mô hình toán tuyến tính chúng ta có thể phát triển một dạng mô hình đường bao số liệu tương ứng như sau:

Trong đó θ - Đại lượng vô hướng, thể hiện mức độ hiệu quả của doanh nghiệp;

λ –Véc tơ hằng số Nx1,

Bài toán (3) được giải N lần, nghĩa là từng lần đối với mỗi doanh nghiệp Như

vậy giá trị nghiệm  được xác định cho từng doanh nghiệp Nếu = 1 nghĩa là doanh

nghiệp đạt hiệu quả;  < 1 nghĩa là doanh nghiệp không đạt hiệu quả Các doanh

nghiệp không đạt hiệu quả có thể chiếu lên đường giới hạn hiệu quả, khi đó ta nhận

được tổ hợp tuyến tính (X, Y) – là vị trí của doanh nghiệp tham chiếu giả định Đối với

các doanh nghiệp không đạt hiệu quả (θ < 1) có thể thiết lập mục tiêu giảm tỷ lệ các yếu tố

đầu vào một đại lượng là  trong khi vẫn giữ các giá trị xuất lượng như trước

Mô hình DEA với sản lượng thay đổi theo qui mô (DEAVRS) (2) được thành lập

dựa trên (1) bổ sung thêm ràng buộc N1λ =1:

(2)

Trong đó θ - đại lượng vô hướng thể hiện mức độ hiệu quả của DN; λ –Véc tơ hằng số Nx1; N1 – véc tơ đơn vị Nx1

0

1 1

, 0

, 0

), (

Y y

i i

0

, 0

, 0

), (

Y y

i i

Trang 37

Mô hình (DEACRS) và (DEAVRS) theo định hướng tối đa hóa đầu ra cũng được xây dựng tương tự

Ưu và nhược điểm của phương pháp DEA

Ưu điểm của phương pháp DEA là nó có thể giải quyết các ràng buộc trong việc xác định dạng sản xuất và vô số các phương thức phân phối của phần dư Hơn nữa, ước lượng biên sản xuất dựa trên kết quả hiện có sẽ cho ta một đường biên gần với thực tế hơn DEA có khả năng phân tích một số lượng lớn các yếu tố đầu vào và đầu ra

Tuy nhiên, phương pháp DEA cũng có những hạn chế của nó như:

+ Kết quả ước lượng cho phần phi hiệu quả hoàn toàn phụ thuộc vào đặc điểm thống kê của các quan sát Vì vậy, các kiểm định thống kê không thể áp dụng được trong phương pháp này

+ DEA chỉ xem xét phía cung mà không xem xét phía cầu và những đặc trưng của thị trường (theo Sengupta (2002))

+ Cuối cùng là độ nhạy, Timmer (1971) lập luận rằng DEA rất nhạy cảm với các quan sát cực trị Tức là khi một doanh nghiệp (hoặc một ngành) hoạt động hiệu quả hơn nhiều so với những doanh nghiệp khác, DEA có thể ước lượng quá cao phần phi hiệu quả của nó

2.4 Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan

2.4.1 Tình hình nghiên cứu trong nước

Đỗ Quang Giám (2006) đã đánh giá hiệu quả kỹ thuật của các hộ trồng vải thiều tại tỉnh Bắc Giang Phương pháp nghiên cứu: sử dụng mô hình phân tích màng dữ liệu (Data Envelopment Analysis –DEA) với các biến đầu vào trong các hộ điều tra như công lao động, phun thuốc, tuổi cây, tỷ lệ ra tán quả cách năm, phân hóa học như đạm kali và mật độ cây và 2 biến đầu ra là thu nhập và sản lượng của các hộ gia đình Kết quả nghiên cứu cho thấy: Mức hiệu quả kỹ thuật trung bình đạt được trong các hộ điều tra là 85.5%, con số này chứng tỏ mặt bằng chung về hiệu quả kỹ thuật đạt được

là khá tốt Có tới gần 2/3 số hộ điều tra sử dụng đầu vào chưa đạt hiệu quả kỹ thuật (TE<1) số hộ chỉ đạt mức TE≤ 80% chiếm 1/3 số hộ điều tra

Đặng Hoàng Xuân Huy, Phạm Xuân Thủy, Terje Vassdal (2009) đánh giá hiệu

Trang 38

quả kỹ thuật cho các trại nuôi tôm sú thương phẩm tại thành phố Nha Trang Nghiên cứu này sử dụng mô hình phân tích màng dữ liệu (Data Envelopment Analysis -DEA) tối thiểu hóa đầu vào trong trường hợp qui mô không ảnh hưởng đến kết quả sản xuất với hai biến đầu ra là biến kích cỡ tôm (gram/con), biến tổng sản lượng (kilogram) và năm biến đầu vào gồm biến diện tích ao (ha); lao động (người/vụ); máy quạt nước (cái); độ sâu của ao (m); chi phí hoạt động (triệu đồng/vụ) Qua nghiên cứu cho thấy tại thành phố Nha Trang có 25% số trại nuôi tôm sú thương phẩm đạt hiệu quả kỹ thuật và 75% số trại là không hiệu quả kỹ thuật

Đoàn Việt Dũng (2015) nghiên cứu về “Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay“ trong đó tác giả sử dụng phương pháp DEA để đánh giá hiệu quả kỹ thuật của 31 ngân hàng thương mại giai đoạn 2008-2011 và 27 ngân hàng thương mại năm 2012 Các biến đầu vào được sử dụng trong nghiên cứu là tổng tài sản, chi phí lãi vay, chi phí hoạt động Biến đầu ra bao gồm: thu nhập trước thuế, thu nhập trên mỗi cổ phiếu, lợi nhuận chưa phân phối Kết quả nghiên cứu cho thấy giai đoạn từ năm 2008-2012 hiệu quả của hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam chỉ đạt mức trung bình duy nhất năm 2009 hiệu quả tăng mạnh 0,610 năm 2008 lên 0,801 nhưng ngay năm 2010 hiệu quả giảm về 0,613

2.4.2 Tình hình nghiên cứu nước ngoài

Sampson Owadie (2011), sử dụng phương pháp Phân tích Bao dữ liệu để đo hiệu quả của thư viện đại học, Ghana Nghiên cứu này tập trung chủ yếu vào áp dụng các kỹ thuật DEA để đánh giá hiệu quả của hệ thống dịch vụ thư viện từ các trường Đại học Kwame Nkrumah Khoa học và Công nghệ, Kumasi (KNUST), Đại học Cape Coast, Cape Coast (UCC) và Đại học Ghana, Legon – Accra (UG) trong 2 năm 2009,

2010 Biến đầu vào là chi phí bản in và 2 đầu ra là số lượng khách hàng phục vụ và số lượng sách mượn Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng: Trong số tất cả các hệ thống, hệ thống thư viện được điều hành bởi UCC cho năm 2009 và của KNUST năm 2010 vượt trội so với các hệ thống khác (100% hiệu quả )

Olga Goncalves, Qi Bin Liang, Nicolas Peypoch and Sara Sbai (2012), đánh giá hiệu quả kỹ thuật của 15 công ty du lịch ở Morocan Pháp từ năm 2006-2008 Phương pháp nghiên cứu: sử dụng sử dụng mô hình phân tích màng dữ liệu (Data

Trang 39

Envelopment Analysis) –DEA với 3 yếu tố đầu vào: chi phí hoạt dộng không bao gồm lương, lương, tổng nguồn vốn (tổng tài sản); 2 yếu tố đầu ra Doanh thu và lợi nhuận Kết quả cho thấy đa số các công ty du lịch tại Morocan đều đạt được hiệu quả kỹ thuật cao trong đó các công ty như Tétouan 2, Marrakech 1, Oujda và Agadir2 đạt hiệu quả 100% trong 3 năm liên tiếp

Maria Rosario González Rodriguez, Rosario Martín Sámper (2012), đánh giá hiệu quả các công ty du lịch ở Tây Ban Nha năm 2008 Phương pháp nghiên cứu: sử dụng sử dụng mô hình phân tích màng dữ liệu –DEA với 3 yếu tố đầu vào: lao động,

số lượng văn phòng; yếu tố đầu ra doanh thu Kết quả cho thấy năm 2008 nếu theo mô hình DEA(CRS) có 2 doanh nghiệp đạt hiệu quả, còn theo mô hình DEA(VRS) có 4 doanh nghiệp đạt hiệu quả, mức hiệu quả trung bình đạt 79,57%

2.5 Khung phân tích của nghiên cứu

Phương pháp DEA được sử dụng rộng rãi để phân tích hiệu quả kỹ thuật của rất nhiều lĩnh vực như đặc biệt là trong lĩnh vực khách sạn, chế biến thủy sản

Riêng lĩnh vực du lịch thì các nghiên cứu trong nước sử dụng phương pháp này còn ít, chủ yếu là các nghiên cứu nước ngoài Bảng 2.1 tóm tắt việc chọn biến của các

nghiên cứu trước trong việc đánh giá hiệu quả kỹ thuật của các công ty du lịch

Bảng 2.1: Các yếu tố được phân tích và đánh giá của các nghiên cứu trước

- Chi phí hoạt động không bao gồm lương

- Lương

- Tổng nguồn vốn (tổng tài sản)

- Lao động

- Số lượng văn phòng

- Doanh thu

Trang 40

- Số visa và số

vé được cung cấp

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Dựa trên nền tảng lý thuyết và từ quá trình tổng quan của một số công trình nghiên cứu liên quan đến đánh giá hiệu quả kỹ thuật của các công ty lữ hành chuyên

tổ chức tour du lịch sinh thái, các yếu tố được đưa ra phân tích và đánh giá cụ thể tại Bảng 2.1 đồng thời dựa vào tình hình thực tế của các Công ty chuyên tổ chức tour du lịch sinh thái trên địa bàn TP Nha Trang tác giả đề xuất sử dụng các biến trong phân tích trong như sau:

Ngày đăng: 02/04/2018, 23:48

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w