1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

đề cương văn hóa dân gian

8 598 5

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 36,03 KB

Nội dung

4 điểm đây nha mí cưng -học cho cố dô Khái niệm: Truyện ngụ ngôn là những truyện kể dân gian thường mượn những hình ảnh con vật, đồ vật hoặc về chính con người nhằm để nói bóng gió, kín

Trang 1

1 Nêu và phân tích ngắn gọn nội dung của 5 câu tục ngữ mà anh chị đã biết ( 2 điểm thôi nhưng vẫn phải học )

1 “Đói cho sạch, rách cho thơm.”

Phân tích: Có hai vế, đối nhau rất chỉnh; bổ sung và làm sáng tỏ nghĩa cho nhau

“đói” và “rách” là sự khó khăn, thiếu thốn về vật chất; “sạch” và “thơm” chỉ những điều con người cần phải đạt, giữ gìn, vượt lên trên hoàn cảnh

- Dù nghèo khổ, thiếu thốn vẫn phải sống trong sạch, không vì nghèo, khổ mà làm điều xấu xa, tội lỗi

Nội dung : Câu tục ngữ có ý nghĩa giáo dục con người ta lòng tự trọng

2.“Thương người như thể thương thân.”

Phân tích: Khuyên nhủ thương yêu người khác như chính bản thân mình

- Đây là lời khuyên, triết lí về cách sống, ứng xử trong quan hệ giữa con người với con người Lời khuyên và triết lí sống ấy đầy giá trị nhân văn

Nội dung: Câu tục ngữ không chí là kinh nghiệm về nhân cách, ứng xử mà còn

là bài học về tình cảm

3.“Cái răng, cái tóc là gốc con người.”

Phân tích: câu tục ngữ có hai nghĩa là:

+ Răng, tóc phần nào thể hiện được tình trạng sức khỏe con người

+ Răng, tóc là một phần thể hiện hình thức, tính tình, tư cách của con người Câu tục ngữ có thể được sử dụng:

+ Khuyên nhủ, nhắc nhở con người phải biết giữ răng, tóc đẹp

+ Thể hiện cách nhìn nhận, đánh giá, bình phẩm con người của nhân dân

4.“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng.

Ngày tháng mười chưa cười đã tối”.

Phân tích : Tháng năm (âm lịch) đêm ngắn, ngày dài: tháng mười (âm lịch) đêm dài, ngày ngắn

- Có thể vận dụng kinh nghiệm của câu tục ngữ và chuyện tính toán, sắp xếp công việc hoặc vào việc giữ gìn sức khỏe trong mùa hè và mùa đông

Nội dung: Câu tục ngữ giúp con người có ý thức chủ động để nhìn nhận, sử dụng thời gian, công việc, sức khỏe vào những thời điểm khác nhau trong năm

Trang 2

5.“Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa”

Phân tích; Ngày nào đêm trước trời nhiều sao, hôm nay sẽ nắng: trời ít sao, sẽ mưa

- Trời nhiều sao sẽ ít mây, do đỏ sẽ nắng Ngược lại trời ít sao sẽ nhiều mây, vậy thường có mưa (Mặc dù phán đoán trên kinh nghiệm nên không phải hôm nào trời ít sao cùng mưa )

Nội dung: Câu tục ngữ giúp con người có ý thức nhìn sao để dự đoán thời tiết, sắp xếp công việc

2.Làm rõ đặc trưng ngụ ý của truyện ngụ ngôn qua một só truyện ngụ ngôn tiêu biểu ( 4 điểm đây nha mí cưng -học cho cố dô )

Khái niệm: Truyện ngụ ngôn là những truyện kể dân gian thường mượn những hình ảnh con vật, đồ vật hoặc về chính con người nhằm để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người và chứa đựng những quan niệm về triết lí, đạo đức, khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống

Đặc trưng ngụ ý trong truyện ngụ ngôn:

Về mục đích : Truyện ngụ ngôn đưa ra bài học triết lý về xã hội, con người Đó có thể là bài học xử thế hơn là khẳng định hay phê phán hiện thực

-Về đặc điểm tính chất: truyện ngụ ngôn vừa có tính dân gian, vừa có tính văn học viết, vì tính hàm súc có phân bác học ( dùng lời văn, nghệ thuật miêu tả,… rất đặc sắc)

-Về đặc điểm hư -thực của truyện: Ở truyện ngụ ngôn câu truyện kể hoàn toàn

là sản phẩm của trí tưởng tượng Hư cấu ngụ ngôn là hư cấu chịu sự chi phối của tư duy suy lí Tức là cấu chuyện được kể có sự chọn lọc trong việc chọn lựa nhân vật, hoàn cảnh sao cho phù hợp với ý tưởng có sẵn Truyện ngụ ngôn không sáng tạo ra cả thế giới nghệ thuật mà chỉ đặt ra câu chuyện để minh họa cho ý tưởng của mình

Nội dung truyện ngụ ngôn Việt Nam thường bao gồm các điểm sau:

Trang 3

Thứ nhất, Phê phán thói hư tật xấu của con người Truyện ngụ ngôn cũng là tiếng nói giáo dục, phê bình nhắm vào các thói hư tật xấu của con người như thói huênh hoang đi kèm với bệnh chủ quan, tính tham lam)

ví dụ truyện Ếch ngồi đáy giếng :Câu chuyện về chú ếch nhằm phê phán những người có thói hóng hách, “xem trời bằng vung”, khuyên răn những con người nên mở rộng hơn tầm nhìn hạn hẹp của mình

Thứ 2 Nêu lên những kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn cuộc sống: tuy chưa là ý niệm triết học đích thực nhưng là những bài học bổ ích, khuyên con người nên đứng đúng vị trí của mình, sống cần có lập trường, nêu lên sức mạnh của sự đoàn kết, tác hại của óc xa rời thực tế

ví dụ như truyện Thầy bói xem voi

-Truyện không chỉ có mục đích phê phán mà còn để lại cho người đọc rất nhiều bài học Bài học cho những ai muốn thành công trong mọi công việc mình định làm: Phải biết nhìn xa, trông rộng Trong cuộc đời, mỗi khi đưa ra bất cứ nhận xét gì đều phải hết sức khiêm tốn, nhìn nhận trên nhiều phương diện, khía cạnh của sự vật, không nên vội vã

-Bên cạnh đó truyện còn khuyên ta , trong cuộc sống, ta cần phải biết lắng nghe, biết phân biệt cái đúng cái sai để từ đó rút ra được một nhận xét đúng nhất

Thứ ba, truyện ngụ ngôn đả kích giai cấp thống trị, lên án bản chất xấu xa của giai cấp thống trị, kẻ ác, kẻ xấu: đó là thói ngang ngược,, đạo đức giả của kẻ cậy quyền thế Điều này thể hiện sự đối lập giữa hai nhân vật, đại diện cho hai giai cấp khác nhau Kẻ có sức mạnh nhưng độc ác, xấu xa, còn người thì nhỏ bé, ốm yếu nhưng được tài trí thông minh, như: Hổ- Sóc, Thỏ- Chó săn,…

Ví dụ truyện

Truyện Mèo ăn chay

- Truyện lên án bản chất xấu xa của mèo, giả làm người tu hành này kia để qua mắt bầy chuột Đồng thời cũng nhắc nhở chúng ta không nên quá tin người để tránh xảy ra những sự cố đau lòng như lũ chuột

3 Phân tích các sắc thái của tiếng cười trong truyện cười Theo bạn ý nghĩa của những truyện này còn ý giá trị trong xã hội ngày nay không?

( câu ni cũng 4 điểm nha 2 bé - học mạnh dô)

Trang 4

Khái niệm: Truyện cười là những truyện kể về những hiện tượng đáng

cười trong cuộc sống, làm cho chúng ta cười, có thể là cười mỉm hoặc cười giòn giã, cũng có khi là nụ cười nhếch mép với thái độ căm phẫn hay khinh ghét Nội dung của truyện cười:

- Tiếng cười mua vui giải trí:Chủ yếu là tiếngc ười của những truyện khôi hài,

nhằm mục đích giải trí là chủ yếu, song nó cũng có tính chất phê phán nhẹ nhàng những thói xấu của người bình dân, những lầm lẫn, hớ hênh, những tình huống trớ trêu ( Tay ải tay ai, cháy, )

+ Dựa trên nhược điểm cơ thể để tạo ra tiếng cười và lí trí của người khác bằng cái nhìn thông cảm, thiện cảm( những nhược điểm về hình thức và nhược điểm

về tính cách)

+ Chưa phải là cái hài theo đúng nghĩa mỹ học

-Tiếng cười phê phán giáo dục:

phê bình thói hư tật xấu của người chung quanh trong xã hội đương thời

Mang ý nghĩa xã hội rõ rệt:

- châm biếm thói hư tật xấu của nhân dân

+ phê phán tính xấu tồn tại trong con người như ( tham ăn, keo kiệt, hà tiện, nịnh bợ, hám danh)

+Đối tượng bị cười thường là đấng mày râu

+mức độ phê phán nặng nhẹ khác nhau

+ Là phương tiện phê và tự phê, ngọn roi phê bình,” thuốc đắng giã tật” của nhân dân lao động

Tiêu biểu như các truyện: Kén rể lười, Há miệng mắc quai, sợ quá nói liều

Tiếng cười đả kích:Vạch trần cái ác, cái xấu có tính bản chất của giai cấp thống trị, lãnh đạo Truyện trào phúng đả kích từ vua chúa, quan chức đến địa chủ cường hào, thầy đồ, thầy chùa, thầy pháp, thầy lang, nhà giàu mới, ông bà chủ, xếp

Tiêu biểu như các truyện Trạng quỳnh

Đối tượng chính

+ Quan lại :( Ông huyện thanh liêm, thần bia trả nghĩa )

+ Thầy đồ, thầy lang: ( Diêm vương xử kiện, thầy đồ nói liều )

+ Nhà sư: ( nam mô boong, đậu phụ làng cắn đậu phụ chùa )

Trang 5

Ý nghĩa của những truyện này vẫn còn giá trị trong xã hội ngày nay Cho dù là đương thời hay xã hội hiện đại vẫn tồn tại những thói hư tật xấu Bằng cách này hoặc cách khác truyện cười đã phê phán được những lỗ hỗng trong xã hội thông qua tiếng cười của truyện cười Những “ thói” từ đời này sang đời khác không những bớt đi mà ngày càng một nhiều hơn Truyện cười không chỉ làm trách nhiệm phê phán, đả kích, mua vui cho con người mà nó còn mang tính nhận thức tính giáo dục cao qua mỗi truyện

4 Xác định thểloại của truyện cổ dân gian như Thánh Gióng và Sơn Tinh Thủy Tinh( 2 điểm à ).

Thánh Gióng và sơn tinh thủy tinh thuộc loại truyện truyền thuyết

Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ Truyền thuyết là tác phẩm nghệ thuật truyền miệng nên nó thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo

Truyền thuyết thể hiện quan điểm, thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể

Truyền thuyết Thánh Gióng có nhiều nhân vật (bố mẹ, dân làng, vua, sứ giả…) nhưng nhân vật chính là Thánh Gióng Nhân vật này được xây dựng bằng rất

nhiều chi tiết tưởng tượng có tính chất kì ảo: sinh ra khác thường (bà mẹ chỉ ướm vào vết chân lạ mà thụ thai); thụ thai đến mười hai tháng; ba tuổi mà chẳng biết đi đứng, nói cười; khi giặc đến thì bỗng dưng biết nói và lớn nhanh như thổi, sức khoẻ vô địch; đánh tan giặc lại bay về trời

Truyện Sơn Tinh Thủy Tinh là loài truyện nhân gian kể về thời Vua Hùng thứ mười tám

- Truyện có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo (như Sơn Tinh có thể dời núi , bốc đồi , Thuỷ Tinh có thể hô mưa , gọi gió ) Truyện giải Thích hiện tượng lũ lụt đồng thời ca ngợi , suy tôn công lao dựng nước của các Vua Hùng

5.Làm rõ lí tưởng xã hội và lí tưởng thẩm mỹ của người xưa được gửi gắm trong truyện cổ tích qua một vài truyện cổ tích tiêu biểu ( 4 điêm à nhoa câu ni chắc chắn ra )

Khái niệm:Truyện cổ tích là những truyện truyền miệng dân gian kể lại những

câu chuyện tưởng tượng xoay quanh một số nhân vật quen thuộc như nhân vật tài giỏi, nhân vật dũng sĩ , người mồ côi, người em út người con riêng, người nghèo khổ, người có hình dạng xấu xí, người thông minh, người ngốc nghếch,

và cả những câu chuyện về các nhân vật nói năng và hoạt động như con người

Trang 6

Lí tưởng xã hội :

-Truyện cổ tích phản ánh đời sống nhân dân, đồng thời phản ánh thế giới quan, nhân sinh quan của người lao động Nó phản ánh hiện thực và khát vọng cải tạo hiện thực, nó tố cáo những bất công trong xã hội và cổ vũ nhân dân đấu tranh xây dựng cuộc sống mới công bằng hơn, nhân đạo hơn

- Truyện cổ tích đã thể hiện sâu sắc vẻ đẹp của trí tuệ và tâm hồn dân gian tràn đầy tinh thần lạc quan và chủ nghĩa nhân đạo ), ước mơ về những mẫu người lí tưởng (đó là những người mang đầy đủ những phẩm chất đạo đức và tài năng tiêu biểu của nhân dân)

ví dụ truyện cây khế: Mặc dù vợ chồng ngườig anh đối xử rất tệ bạc với vợ chồng mình nhưng khi có được vàng thì người em trai cũng không ngần ngại chỉ cách kiếm vàng cho anh trai mình Cho thấy mặc dù bị đối xử một cách tệ bạc xong những nhân vật như người em trai , người con riêng vẫn sống có nhân cách và lí tưởng

- Trong mối quan hệ giữa con người với xã hội, người bình dân luôn đề cao triết

lý “Ở hiền sẽ gặp lành”, coi trọng những ứng xử tuân theo luật nhân quả Giá trị đích thực của lòng nhân, của cái thiện dứt khoát sẽ được đền đáp xứng đáng Những kết thúc có hậu là biểu hiện dễ thấy của tinh thần này, nhưng không phải là biểu hiện duy nhất.Kết thúc bi thảm vẫn chứa đựng tinh thần lạc quan

Ví dụ như truyện Thạch Sanh , Thạch Sanh rồi cũng chiến thắng Lý Thông và lấy được công chúa sống hạnh phúc Anh còn lập công lớn đánh đuổi giặc xâm lăng khiến cho nhân dân được ấm no hạnh phúc Kết thúc ấy của truyện thể hiện ước mơ về công lí xã hội (ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác), ước mơ về hạnh phúc (những người lương thiện, hiền lành dù ban đầu gian nan, khổ cực nhưng cuối cùng được vinh hiển, được đền bù xứng đáng, được đổi đời)

- các truyện đã phản ánh bằng hình thức thẩm mỹ dân gian - dân tộc ước mơ

hạnh phúc nhiều đời của quần chúng nhân dân Đó là cuộc đấu tranh thầm lặng, lâu dài giữa lý tính ngày càng trỗi dậy, chống với mọi thành kiến giáo điều, " hóa giải " mọi cường quyền vô lý và bảo thủ Là cuộc đấu tranh với cái ác để giành lại sự sống và hạnh phúc của chính mình

Ví dụ như truyện tấm cám: Hành động trả thù của Tấm là hành động của một con người bị áp bức, hành động diệt trừ, loại bỏ hoàn toàn cái ác, cái xấu, xây dựng một xã hội tốt đẹp như con người mong ước Đã cho thấy thái độ chống đối áp bức, ước mơ xây dựng cuộc sống tốt đẹp của nhân dân Đồng thời qua 4

Trang 7

lần biến hóa của mình tấm đã cho thấy sức mạnh của con người đã trải qua biết bao nhiêu áp bức luôn khao khát về quyền được sống và mưu cầu hạnh phúc

Lí tưởng thẩm mỹ

- Trong các câu chuyện cổ tích, luôn có ông Bụt hay bà tiên sẽ giúp đỡ những số

phận không may mắn, giúp họ có thêm điểm tựa để có nghị lực vượt qua mọi chuyện

Ví dụ như truyện Tấm cám ( Khi thấy Tấm khóc, Bụt hiện lên- sự hiện lên và giúp đỡ của Bụt đã cho thấy tia hy vọng của sự sống và của tình yêu thương con người vẫn luôn còn tồn tại, kể cả khi những lúc con người ta cảm thấy chán trường và thất vọng thì cũng không bao giờ được từ bỏ

- Trong truyện luôn luôn xuất hiện những nhân vật đế vương như hoàng hậu, vua

Ví dụ như truyện Tấm Cám , Tấm cưới được vua và được làm hoàng hậu: Đã cho thấy khát vọng được sống trong sự sung túc và hạnh phúc của nhân dân xưa

6 Phân tích tiếng cười phê phán giáo dục trong truyện cười Theo bạn ý nghĩa của những truyện này còn giá trị cho đến ngày nay không.

cườitrong cuộc sống, làm cho chúng ta cười, có thể là cười mỉm hoặc cườigiòn giã, cũng có khi là nụ cười nhếch mép với thái độ căm phẫn haykhinh ghét.

Ý nghĩa của những truyện cười còn có giá trị cho đến ngày nay

Đối với ông cha ta ngày xưa, khi chưa có các công nghệ hiện đại như ngày nay để tạo ra tiếng cười giải toả mệt mỏi , mà đơn giản chỉ là những câu truyện cười có kết cấu khá đơn giản, ngắn gọn và dễ nhớ nhưng lại vô cùng sâu sắc Không chỉ với mục đích gây cười mà

truyện cười dân gian ngày xưa còn có chức năng phản ánh đời sống của nhân dân qua quá trình lao động, sản xuất, châm biếm thói hư tật xấu của con người, hay thậm chí là dung nó như một vũ khí đấu tranh chống lại chế độ phong kiến thối nát thời bấy giờ.và ở thời đại nào

Trang 8

cũng vậy tiếng cười luôn luôn là liều thuốc cần mỗi ngày Nhận thức được điều đó, truyện cười phê phán và giáo dục tồn tại cho đến ngày nay không chỉ làm nhiệm vụ mua vui giải trí mà còn là tiếng nói phê phán và giáo dục nhận thức, song cũng giúp các lớp thế hệ hình thành nhân cách đúng đắn.

Ngày đăng: 29/03/2018, 21:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w