Điều này có nghĩa là trên cơ sở tiếp cận toàn diện các nội dung liên quan đến kiểm soát ô nhiễm môi trường biển dưới các góc độ khác nhau, luận văn nhấn mạnh đến cách tiếp cận của pháp l
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS VŨ THỊ DUYÊN THỦY
HÀ NỘI - 2014
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Tiến sĩ Vũ Thị Duyên Thủy
Các số liệu, kết luận được trình bày trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc
và được trích dẫn rõ ràng Tác giả hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn
Tác giả
Ngô Quốc khánh
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành cảm ơn TS Vũ Thị Duyên Thủy - người Thầy đã chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi rất tận tình trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thiện luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Luật Hà Nội, Khoa Sau Đại học, Khoa Pháp luật Kinh tế đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi thực hiện luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Bộ môn Luật Đất đai - Môi trường và bạn bè vì sự ủng hộ và những ý kiến đóng góp quý báu giúp tôi hoàn thành luận văn
Cuối cùng tôi xin cảm ơn các thành viên trong gia đình đã động viên, ủng
hộ, chia sẻ và là chỗ dựa tinh thần giúp tôi tập trung nghiên cứu và hoàn thành bài luận văn của mình
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG BIỂN TRONG HOẠT ĐỘNG KHẮC PHỤC SỰ CỐ TRÀN DẦU 11
1.1 Kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động khắc phục sự cố tràn dầu 11
1.1.1 Khái niệm môi trường biển và ô nhiễm môi trường biển 11
1.1.2 Khái niệm sự cố tràn dầu và hoạt động khắc phục sự cố tràn dầu 15
1.1.3 Khái niệm kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động khắc phục sự cố tràn dầu 18
1.2 Pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động khắc phục sự cố tràn dầu 23
1.2.1 Khái niệm pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động khắc phục sự cố tràn dầu 23
1.2.2 Các nguyên tắc của pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động khắc phục sự cố tràn dầu 26
1.2.3 Nội dung cơ bản của pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động khắc phục sự cố tràn dầu 27
1.2.4 Vai trò của pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động khắc phục sự cố tràn dầu 30
1.2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động khắc phục sự cố tràn dầu 32
KẾT LUẬN CHƯƠNG I 33
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG BIỂN TRONG HOẠT ĐỘNG KHẮC PHỤC SỰ CỐ TRÀN DẦU 34
2.1 Thực trạng pháp luật về ứng phó sự cố tràn dầu 34
2.1.1 Các quy định của pháp luật về ứng phó sự cố tràn dầu 34
2.1.2 Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về ứng phó sự cố tràn dầu 37
2.2 Thực trạng pháp luật về khắc hậu quả do sự cố tràn dầu gây ra 38
2.2.1 Các quy định pháp luật về khắc hậu quả do sự cố tràn dầu gây ra 38
Trang 52.2.2 Thực tiễn thực hiện pháp luật về khắc hậu quả do sự cố tràn dầu gây ra 40
2.3 Thực trạng pháp luật xử lí vi phạm pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động khắc phục sự cố tràn dầu 41
2.3.1 Thực trạng pháp luật xử lí vi phạm hành chính về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động khắc phục sự cố tràn dầu 41 2.3.2 Thực trạng pháp luật về truy cứu trách nhiệm hình sự về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động khắc phục sự cố tràn dầu 46 2.3.3 Thực trạng pháp luật về bồi thường thiệt hại về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động khắc phục sự cố tràn dầu 49
KẾT LUẬN CHƯƠNG II 54 CHƯƠNG III: NHỮNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG BIỂN TRONG HOẠT ĐỘNG KHẮC PHỤC SỰ CỐ TRÀN DẦU Ở VIỆT NAM 55 3.1 Phương hướng hoàn thiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động khắc phục sự cố tràn dầu 55 3.2 Các giái pháp hoàn thiện pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động khắc phục sự cố tràn dầu 58
3.2.1 Các giái pháp hoàn thiện pháp luật về ứng phó sự cố tràn dầu 58 3.2.2 Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về khắc phục hậu quả sự cố tràn dầu 60 3.2.3 Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về xử lí vi phạm pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động khắc phục sự cố tràn dầu 61
KẾT LUẬN CHƯƠNG III 67 KẾT LUẬN 68
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Biển và đại dương chiếm 71% bề mặt trái đất Vùng biển Việt Nam rộng khoảng 1 triệu km2, có thềm lục địa rộng, có trữ lượng dầu mỏ lớn, án ngữ trên các tuyến hàng hải và hàng không huyết mạch giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, giữu Châu Á, Trung Cận Đông với Trung Quốc, Nhật Bản và các nước trong khu vực
Với những đặc điểm đó, ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam rất thuận lợi để phát triển Là một ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của đất nước, Văn kiện Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, IX, X đã xác định rõ tầm quan trọng và khẳng định vị trí của ngành kinh tế mũi nhọn Dầu khí trong nền kinh tế quốc dân Sau hơn 30 năm xây dựng, ngành dầu khí Việt Nam đã
có những bước tiến vượt bậc, nhất là từ khi luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được ban hành, đã thu hút được hàng chục công ty dầu khí thế giới đầu tư vào thăm
dò với số vốn rất lớn, phát hiện nhiều mỏ dầu khí mới, sản lượng khai thác dầu khí tăng nhanh, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, góp phần đưa đất nước ta khỏi khủng hoảng kinh tế cuối thập niên 80 của thế kỉ 20 và đưa Việt Nam vào danh sách các nước xuất khẩu dầu trên thế giới Tuy nhiên, với điều kiện hạ tầng và phòng ngừa sự cố yếu kém, nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu ở Việt Nam là rất lớn Môi trường biển phải đối mặt với sự ô nhiễm trầm trọng do dầu tràn ra từ các hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác, chế biến và vận chuyển dầu khí Mặc dù đã có rất nhiều giải pháp được tính đến nhưng hiểu quả thực sự không cao, pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường biển từ các hoạt động khắc phục sự cố tràn dầu còn nhiều hạn chế
Trang 7Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu các vấn đề thực trạng hệ thống pháp luật
kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động khắc phục sự cố tràn dầu, tìm
ra những bất cập, hạn chế để từ đó tìm ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về vấn đề này là một đòi hỏi cấp thiết cả về lí luận và thực tiễn
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Bảo vệ môi trường hiện nay đang là vấn đề được cả thế giới quan tâm, đặc biệt
là môi trường biển bởi những giá trị to lớn của biển về kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng … Mặt khác, xã hội càng phát triển thì nhu cầu năng lượng càng cao,
mà một trong những ngành cung cấp năng lượng chủ yếu hiện nay là công nghiệp dầu khí Đi đôi với nhu cầu về năng lượng từ dầu mỏ tăng nhanh đó là nguy cơ xảy
ra các sự cố tràn dầu ra môi trường mà phần lớn là môi trường biển cũng ngày càng tăng cao Vì vậy, có nhiều đề tài và công trình nghiên cứu được công bố có liên quan đến lĩnh vực này
Trên thế giới, các đề tài nghiên cứu về bảo vệ môi trường biển nói chung và có liên quan đến kiểm soát ô nhiễm môi trường từ các hoạt động khắc phục sự cố tràn dầu nói riêng được thực hiện trong thời gian qua Các công trình tiêu biểu là: cuốn
“ Dầu khí trong bảo vệ môi trường biển” của Hoa Kỳ năm 1975 ( National
Academy of sciencies: Petroleum in the Marine Environment, Washington, DC,
1975); “triển vọng của gas và dầu từ biển” xuất bản tại NewYork năm 1983 ( Mangone: The future of gas and oil from the sea, New York, 1983); “ bảo vệ môi
trường biển ASEAN khỏi ô nhiêm dầu và những đóng góp của Nhật Bản đối với khu vực” của tác giả Chia Lin Sien, Viện kinh tế phát triển Singapore năm 1994 (Chia
Lin Sien: Protecting the Marine Environment of ASEAN from Sip-generated Oil Pollution anh Japan’s Contribution to the Region, Institute of Developing Economies, Singapore, 1984)…
Trang 8Ở Việt Nam, kiểm soát ô nhiễm môi trường biển nói chung và từ hoạt động khắc phục sự cố tràn dầu nói riêng nhìn chung ít được đề cập một cách trực tiếp
Tuy nhiên, tài nguyên biển thì lại được nghiên cứu khá cụ thể Có nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ hoặc các đề tài nghiên cứu như là nhiệm vụ thường xuyên của các cơ quan chuyên môn về vấn đề này được thực hiện
khá công phu Đó là đề tài cấp Nhà nước KH-06-07 thực hiện năm 2000, “Nghiên
cứu xây dựng giải pháp quản lí tổng hợp vùng bờ biển Việt Nam, bảo đảm an toàn sinh thái và phát triển bền vững” (lưu trữ tại Bộ KH&CN) Hà Nội; Đề tài
KC.CB.01.16 TS “Nghiên cứu công nghệ xử lí nước thải trong các vùng nuôi tôm
tập trung” do Viện nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản 2 chủ trì thực hiện đề tài năm
2004, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước “Cơ sở khoa học về vấn đề khai
thác chung trong các vùng biển theo Luật Biển quốc tế và thực tiễn của Việt Nam”
do Trung tâm Luật Biển và Hàng hải quốc tế thuộc Khoa Luật, Đại học Quốc gia
Hà nội thực hiện năm 2008…
Bên cạnh đó, một số đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ đã được thực hiện nhằm bảo tồn tài nguyên biển, có liên quan tới kiểm soát ô nhiễm môi trường biển
như: đề tài “Cơ sở khoa học hình thành hệ thống quan trắc môi trường để cảnh báo
môi trường, dịch bệnh vùng đồng bằng Sông Cửu Long” do Viện Nghiên cứu Nuôi
trồng Thuỷ sản II thực hiện năm 2002; Đề tài “Đánh giá môi trường trong nuôi
trồng thuỷ sản ven biển Việt Nam và đề xuất các giải pháp quản lí” do Viện Kinh tế
và Qui hoạch Thủy sản thực hiện năm 2002; Đề tài “Chiến lược bảo vệ môi trường
thuỷ sản Việt Nam giai đoạn 2001-2010; kế hoạch hành động bảo vệ môi trường ngành thuỷ sản đến năm 2005” do Viện nghiên cứu Hải sản thực hiện năm 2002…
Nhìn chung, những đề tài trong nước nêu trên đã nghiên cứu về các hoạt động liên quan đến tài nguyên biển, đặc biệt là nguồn lợi thủy sản, như khai thác thủy sản,
Trang 9bảo vệ nguồn lợi thủy sản, nuôi trồng nguồn lợi thủy sản, ngư cụ trong các hoạt động thủy sản hoặc ứng dụng công nghệ mới trong các hoạt động thủy sản Những
đề tài này không đề cập trực tiếp đến kiểm soát ô nhiễm môi trường biển từ hoạt động khắc phục sư cố tràn dầu mà liên quan đến việc bảo vệ các nguồn tài nguyên biển, làm cơ sở cho phát triển bền vững môi trường biển Những đề tài này ít nhiều
có liên quan và làm cơ sở cho việc kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động khắc phục sự cố tràn dầu
Pháp luật về bảo vệ môi trường biển, kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và bảo vệ tài nguyên biển cũng đã được nghiên cứu ở cấp độ các bài báo trên các tạp
chí chuyên ngành như “Bức tranh ô nhiễm biển Việt Nam” của tác giả Nguyễn Chu
Hồi và những người khác trong Tuyển tập nghiên cứu, tập 1 của Tạp chí Môi
trường, NXB Khoa học kỹ thuật Hà Nội năm 1997; “Ô nhiễm dầu ở vùng biển ven
bờ Việt Nam chưa rõ nguồn gốc” của tác giả Phạm Văn Ninh trong cuốn Môi
trường - Các công trình nghiên cứu, tập VI, Hà Nội năm 1998; “Tổng quan pháp
luật về phòng chống ô nhiễm dầu ở các vùng biển” của tác giả Nguyễn Bá Diến Tạp
chí Khoa học Đại học Quốc Gia Hà Nội, phần Kinh tế - Luật 24 …
Nghiên cứu ở cấp độ Thạc sĩ Luật học, tác giả Đặng Hoàng Sơn đã hoàn thành
Luận văn với đề tài “Pháp luật về ô nhiễm môi trường trong hoạt động dầu khí ở
Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”, Hà Nội 2004
Tóm lại, cho đến nay, chưa hề có một công trình nghiên cứu đầy đủ, toàn diện
ở cấp độ thạc sĩ về những vấn đề lí luận, thực trạng về các khía cạnh pháp lí trong kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động khắc phục sự cố tràn dầu để đưa ra những giải pháp cho việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động khắc phục sự cố tràn dầu ở Việt Nam Đề
tài luận văn “Pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động khắc
Trang 10phục sự cố tràn dầu ở Việt Nam” về cơ bản là đề tài mới, chưa được nghiên cứu
một cách toàn diện
3 Mục đích, phạm vi, đối tƣợng và nhiệm vụ của nghiên cứu đề tài
Mục đích nghiên cứu đề tài: Mục đích của luận văn là làm sáng tỏ cơ sở lí
luận và thực tiễn của việc xây dựng và hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động khắc phục sự cố
tràn dầu ở Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu: Kiểm soát ô nhiễm môi trường biển thuộc phạm vi
nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau như khoa học quản lí môi trường biển, kinh tế môi trường biển, xã hội học môi trường biển… Kiểm soát ô nhiễm môi trường biển nói chung và trong hoạt động khắc phục sự cố tràn dầu nói riêng thuộc đối tượng điều chỉnh của nhiều hệ thống pháp luật khác nhau như hệ thống pháp luật quốc tế, các điều ước quốc tế có liên quan và hệ thống pháp luật của các quốc gia có biển nhằm điều chỉnh các hoạt động xâm hại biển và tài nguyên biển Dưới góc độ pháp lí, kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động khắc phục sự cố tràn dầu thuộc phạm vi nghiên cứu của nhiều ngành luật như: Dân sự, Kinh tế, Hành chính, Quốc tế… Mỗi ngành luật lại nghiên cứu vấn đề dưới các nội dung khác nhau
Trong phạm vi luận văn, chúng tôi tập trung nghiên cứu các qui định của pháp luật Việt Nam về kiểm soát ô nhiễm biển nhằm điều chỉnh các hoạt động khắc phục
sự cố tràn dầu trong phạm vi xa nhất là tính từ vùng đặc quyền kinh tế của Việt
Nam (khoảng cách 200 hải lí tính từ Đường Cơ sở) trở vào phía biển Việt Nam, có
nêu một số điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam tham gia với tư cách thành viên, đồng thời có tham khảo một số qui định pháp luật của các quốc gia có các điều kiện tương đồng với Việt Nam về vấn đề này Tuy nhiên, luận văn tập trung nghiên
Trang 11cứu xem xét các vấn đề nêu trên dưới góc độ pháp luật kinh tế Điều này có nghĩa là trên cơ sở tiếp cận toàn diện các nội dung liên quan đến kiểm soát ô nhiễm môi trường biển dưới các góc độ khác nhau, luận văn nhấn mạnh đến cách tiếp cận của
pháp luật kinh tế được thể hiện qua các định chế pháp lí, các công cụ, phương tiện,
các cách tiếp cận việc kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động khắc phục sự cố tràn dầu ở Việt Nam mang nội dung kinh tế, phản ánh các yêu cầu, qui luật kinh tế
Trong khoa học pháp lí hiện đại, Luật Môi trường là lĩnh vực tương đối phức tạp xét từ đối tượng điều chỉnh của chúng, nhất là đối với khoa học pháp lí Việt Nam vốn nặng về việc phân chia pháp luật theo các ngành độc lập Kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động khắc phục sự cố tràn dầu cũng là một nội dung rộng và phức tạp, liên quan đến nhiều ngành luật khác nhau như: Luật Quốc tế,
Luật Kinh tế, Luật Hành chính… Theo đó, luận văn “Pháp luật kiểm soát ô nhiễm
môi trường biển trong hoạt động khắc phục sự cố tràn dầu ở Việt Nam” được thực
hiện trong phạm vi chuyên ngành Luật Kinh tế, lấy khía cạnh pháp luật kinh tế làm trung tâm Đây cũng là cách tiếp cận phù hợp với hướng nghiên cứu của các ngành khoa học liên quan đến môi trường nói chung như khoa học quản lí môi trường, kinh tế học môi trường, xã hội học môi trường…
Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là:
- Hệ thống văn bản pháp luật thực định của việt Nam về kiểm soát ô nhiễm môi
trường biển trong hoạt động khắc phục sự cố tràn dầu
- Thực tiễn thực hiện pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt
động khắc phục sự cố tràn dầu ở Việt Nam
Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện các mục đích trên, luận văn đề ra các
nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:
Trang 12- Làm rõ sự cần thiết của việc kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động khắc phục sự cố tràn dâug bằng pháp luật, những quan điểm, nội dung cơ bản của pháp luật Việt Nam về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động khắc phục sự cố tràn dầu ở Việt Nam
- Nghiên cứu, làm rõ quá trình hình thành và nội dung từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động khắc phục
sự cố tràn dầu ở Việt Nam với tính chất là một bộ phận trong hệ thống pháp luật môi trường, trong mối quan hệ tác động qua lại mật thiết với các đòi hỏi về phát triển kinh tế của đất nước, đáp ứng các yêu cầu về an ninh chính trị, văn hóa, an ninh quốc phòng…
- Xác lập cơ sở lí luận và đề xuất những kiến nghị cụ thể về việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển ở Việt Nam nhằm đáp ứng được những đòi của thực tiễn cả về trước mắt cũng như lâu dài
pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền
Các phương pháp nghiên cứu: phân tích, thống kê, đối chiếu, lịch sử, chứng minh, tổng hợp, quy nạp Trong đó, phân tích, thống kê, so sánh và chứng minh được xác định là những phương pháp nghiên cứu chủ yếu của luận văn Cụ thể như sau:
- Phương pháp phân tích được sử dụng ở tất cả các chương, mục của luận văn
để thực hiện mục đích và nhiệm vụ của đề tài
- Phương pháp thống kê được sử dụng ở cả ba chương để tập hợp, xử lí các tài liệu, số liệu phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài
Trang 13- Phương pháp chứng minh được sử dụng để chứng minh các luận điểm tại chương I, các nhận định về thực trạng pháp luật và thi hành pháp luật kiểm soát ô
chương II và các yêu cầu, đề xuất phương án xây dựng, hoàn thiện pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động khắc phục sự cố tràn dầu tại chương III của luận văn
- Phương pháp tổng hợp, qui nạp được sử dụng chủ yếu trong việc đưa ra những kết luận của từng chương và kết luận chung của luận văn
4 Kết quả nghiên cứu và những đóng góp mới của luận văn
Kết quả nghiên cứu của luận văn:
Thứ nhất, Luận văn nêu ra khái niệm hoàn chỉnh về môi trường biển, về ô
nhiễm môi trường biển, kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động khắc phục sự cố tràn dầu cũng như khái niệm pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động khắc phục sự cố tràn dầu Những khái niệm này đã được phân tích, so sánh với những căn cứ khoa học và thực tiễn, trên cơ sở phù hợp với những đặc trưng cơ bản của kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động khắc phục
sự cố tràn dầu nên sẽ rất có giá trị về lí luận đối với khoa học pháp lí
Thứ hai, Luận văn đã phân tích các yếu tố cấu thành của pháp luật kiểm soát ô
nhiễm môi trường biển trong hoạt động khắc phục sự cố tràn dầu với những nội dung, vai trò, những yếu tố ảnh hưởng đến việc ban hành pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động khắc phục sự cố tràn dầu Nội dung này được phân tích một cách sâu sắc, có tham khảo quá trình xây dựng và thực hiện pháp luật của một số quốc gia trên thế giới, và vì vậy, nó có giá trị về mặt lí luận đối với khoa học pháp lí cũng như tính khả thi khi thực hiện việc kiểm soát ô nhiễm môi trường biển hoạt động khắc phục sự cố tràn dầu bằng pháp luật
Trang 14Thứ ba, Luận văn đã mô tả toàn diện, đầy đủ về pháp luật kiểm soát ô nhiễm
môi trường biển trong hoạt động khắc phục sự cố tràn dầu ở Việt Nam, chỉ ra những bất cập, những lỗ hổng trong hệ thống pháp luật đã không tạo ra tác động tích cực đến việc kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong thực tế Những bất cập này lần đầu tiên được phát hiện và phân tích, vì thế, luận văn đã tạo ra được những luận cứ khoa học và thực tiễn thuyết phục cho sự cần thiết phải xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động khắc phục sự cố tràn dầu
Thứ tư, Luận văn đã xác định rõ những yêu cầu cơ bản của việc xây dựng và
hoàn thiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động khắc phục sự cố tràn dầu Từ đó, luận văn đã kiến nghị các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về vấn đề này Đặc biệt, luận văn kiến nghị việc Việt Nam cần gia nhập và kí kết các Điều ước quốc tế có liên quan
Những điểm mới của luận văn:
Thứ nhất, xây dựng được hệ thống lí luận khoa học về pháp luật kiểm soát ô
nhiễm môi trường biển trong hoạt động khắc phục sự cố tràn dầu ở Việt Nam
Thứ hai, mô tả một cách toàn diện, đầy đủ về pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi
trường biển trong hoạt động khắc phục sự cố tràn dầu ở Việt Nam, chỉ ra những bất cập, những lỗ hổng trong hệ thống pháp luật này; phân tích nguyên nhân của sự yếu kém về việc thực hiện pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động khắc phục sự cố tràn dầu ở Việt Nam
Thứ ba, xây dựng hệ quan điểm khoa học cũng như đưa ra những giải pháp
tiến bộ, hiện đại cho việc hoàn thiện pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động khắc phục sự cố tràn dầu ở Việt Nam phù hợp với pháp luật quốc tế
Trang 15và xu hướng quản lí tổng hợp biển, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế biển và phát triển bền vững tài nguyên môi trường biển hiện nay
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần bổ sung và phát triển những vấn đề
lí luận về pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động khắc phục
sự cố tràn dầu, tạo cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu nhằm tiếp tục hoàn thiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động khắc phục sự cố tràn dầu tại Việt Nam
Các ý kiến, kết luận được trình bày trong luận văn có thể làm cơ sở cho việc xây dựng chương trình tuyên truyền, phổ biến nội dung các Điều ước quốc tế về biển mà Việt Nam là thành viên, nội dung các qui định pháp luật Việt Nam về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động khắc phục sự cố tràn dầu, qua đó góp phần bảo đảm và thúc đẩy phát triển kinh tế biển đi đôi với bảo vệ các thành phần môi trường biển và các nguồn tài nguyên biển
6 Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm phần mở đầu, nội dung, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo
Nội dung được bố cục thành ba chương Tên của các chương cụ thể như sau:
Chương 1: Những vấn đề lí luận về pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường biển
trong hoạt động khắc phục sự cố tràn dầu
Chương 2: Thực trạng pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt
động khắc phục sự cố tràn dầu
Chương 3: Những giải pháp hoàn thiện pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường
biển trong hoạt động khắc phục sự cố tràn dầu
Trang 16CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG BIỂN TRONG HOẠT ĐỘNG KHẮC PHỤC SỰ CỐ TRÀN DẦU
1.1 Kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động khắc phục sự cố tràn dầu
1.1.1 Khái niệm môi trường biển và ô nhiễm môi trường biển
Khái niệm môi trường biển “Môi trường biển” là một thuật ngữ mới được hình thành vào nửa cuối của thế
kỷ XX và được nhận biết như một từ ghép giữa thuật ngữ “biển” và thuật ngữ “môi
trường” Về phương diện phạm vi địa lý, môi trường biển là toàn bộ vùng nước
biển của trái đất với tất cả những gì có trong đó.[43; tr20] Môi trường biển của một một quốc gia có thể được hiểu là một vùng của biển, đại dương trải rộng từ bờ biển
và các hải đảo cho tới ranh giới trên biển được thỏa thuận hoặc giới hạn 200 hải lý của vùng đặc quyền kinh tế hoặc tới ranh giới ngoài cùng của thềm lục địa của quốc gia đó
Về phương diện phạm vi môi trường thì định nghĩa môi trường biển lại rộng lớn hơn rất nhiều Cụ thể, theo Điều 1, Khoản 4 Công ước của Liên Hợp Quốc về
Luật biển năm 1982 (sau đây gọi là Công ước Luật biển 1982) thì “môi trường
biển” bao gồm các cửa sông, hệ động vật biển và hệ thực vật biển, chất lượng nước
biển và giá trị mỹ cảm của biển Phân tích định nghĩa trên cho thấy, môi trường biển
là vùng tại đó con người khai thác các tài nguyên sinh vật và không sinh vật, là nơi được sử dụng để giao tiếp, nghỉ ngơi, giải trí và trút bỏ chất thải và đó là nơi đóng một vai trò cơ bản trong việc duy trì các điều kiện sống trên trái đất [43;tr.20] Môi trường biển là hệ thống tại đó các quá trình lý, hóa, sinh tương tác và hoạt động
Trang 17đảm bảo duy trì cân bằng hệ sinh thái động thực vật biển và đảm bảo cho các mục đích sử dụng biển khác nhau của con người [54]
Tuy nhiên, “môi trường biển” vẫn chưa được định nghĩa chính thức trong
Công ước Luật biển 1982 nên chưa đạt được mức khái quát và có đôi chút phiến diện vì môi trường biển không chỉ gồm các yếu tố nếu trên mà còn gồm các thành
tố khác như lòng đất dưới đáy biển, không khí … Cho đến năm 1992 thì thuật ngữ
“môi trường biển” chính thức được sử dụng trong Chương trình hành động 21 (Agenda 21) Đây là một văn kiện được đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh Trái đất về bảo vệ môi trường họp tại Rio De Janeiro năm 1992 Tại chương 17 của Agenda 21
định nghĩa “ Môi trường biển là vùng bao gồm các đại dương, các biển và các vùng
ven biển tạo thành một tổng thể , một thành phần cơ bản của hệ thống duy trì cuộc sống toàn cầu và là tài sản hữu ích tạo cơ hội cho sự phát triển bền vững” Tuy
nhiên, định nghĩa này vẫn chưa mô tả được hết những yếu tố cấu thành của môi trường biển
Theo quan điểm của chúng tôi, chúng tôi hoàn toàn nhất trí với quan điểm của
TS Lưu Ngọc Tố Tâm về định nghĩa “môi trường biển” trong Luận án Tiến sĩ Luật
học, Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2012 Theo đó, môi trường biển “là một thể
thống nhất, bao gồm các biển, đại dương, các vùng ven biển, cửa sông, được giới hạn bởi toàn bộ vùng nước biển của trái đất và tất cả những gì chứa trong đó như các loại tài nguyên sinh vật biển và tài nguyên phi sinh vật biển, được tạo nên bởi các thành phần môi trường và sự tương tác giữa chúng, có giá trị về kinh tế, về khoa học và về môi sinh” [42;tr.13-14]
Khái niệm ô nhiễm môi trường biển
Vào năm 1981, định nghĩa đầu tiên về ô nhiễm môi trường biển được đưa ra:
“ô nhiễm môi trường biển (Marine Pollution) là việc con người trực tiếp hoặc gián
Trang 18tiếp đưa các chất liệu hoặc năng lượng vào môi trường biển (bao gồm cả các cửa sông), gây ra những tác hại như gây tổn hại đến nguồn lợi sinh vật, gây nguy hiểm cho sức khỏe con người, gây trở ngại cho các hoạt động trên biển, kể cả việc đánh bắt hải sản, làm biến đổi chất lượng nước biển về phương diện sử dụng nó và làm giảm sút các giá trị mỹ cảm của biển” [53;tr.05] Định nghĩa cho thấy ô nhiễm môi
trường biển liên quan chặt chẽ đến các nguồn gây ô nhiễm do chính con người tạo
ra và phần nào là kết quả của việc đưa ngày càng nhiều các chất liệu vào các hệ chuyển hóa tự nhiên đang tồn tại Các chất gây ô nhiễm phát tán trong môi trường biển bằng nhiều chu trình khác nhau, qua đó chúng tác động tới các sinh vật sống kể
cả con người, được coi như người sử dụng chính hệ thống đại dương Như vậy,ảnh hưởng và nguy cơ ô nhiễm là câu hỏi cần phải được trả lời trước khi đưa ra một xét
xử nên hay không nên chấp nhận ô nhiễm đó [54;tr.88]
Định nghĩa này đặt ra nhiệm vụ cần phải đánh giá ô nhiễm biển Các thông tin
ô nhiễm biển cần phải được xác định rõ, làm cơ sở cho một quốc gia, nhiều quốc gia, khu vực và cộng đồng thế giới xây dựng một chính sách phòng ngừa ô nhiễm biển thích hợp của mình [43;tr.41]
Thuật ngữ “ô nhiễm môi trường biển” cũng được sử dụng chính thức trong Công ước luật biển năm 1982 Cụ thể theo Điều 1, khoản 4 Công ước thì “Ô nhiễm
môi trường biển (Pullution du milieu marin) là việc con người trực tiếp hoặc gián tiếp đưa các chất liệu hoặc năng lượng vào môi trường biển, bảo gồm cả các cửa sông, khi việc đó gây ra hoặc có thể gây ra những tác hại như gây tổn hại đến nguồn lợi sinh vật, và đến hệ động vật và thực vật biển, gây nguy hiểm cho sức khỏe con người, gây trở ngại cho các hoạt động trên biển, kể cả việc đánh bắt hải sản và các việc sử dụng biển một các hợp pháp khác, làm biến đổi chất lượng nước biển về phương diện sử dụng nó và làm giảm sút các giá trị mĩ cảm của biển” Rõ ràng,
Trang 19khái niệm về ô nhiễm môi trường biển trong Công ước Luật biển 1982 có bước phát triển hơn so với định nghĩa của GESAMP cả về phương diện học thuật và quan điểm lập pháp Định nghĩa trong Công ước 1982 đã nêu ra được những tác hại còn
tiềm ẩn bằng cụm từ “có thể gây ra” mà định nghĩa của GESAMP chưa nêu ra được
Mặt khác, định nghĩa trong công ước 1982 cũng bổ sung thêm “các việc sử dụng
biển một cách hợp pháp”, tức là mở rộng thêm đối tượng phải chịu tổn thất từ ô
nhiễm môi trường và đối tượng này sẽ được pháp luật bảo vệ
Nhìn chung các định nghĩa nêu trên đã khái quát tương đối đầy đủ về “ô nhiễm
môi trường biển”, tuy nhiên vẫn còn một số ý kiến như các định nghĩa trên mới chỉ
đưa ra được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường biển là do con người, mà chưa nêu được các nguyên nhân do tự nhiên (núi lửa phun trào, bão lụt, sóng thần….)
Một ý kiến nữa là cách sắp xếp các hậu quả từ ô nhiễm môi trường biển chưa thực
sự khoa học Ở các định nghĩa trên thì tác hại “suy giảm chất lượng nước” đều được đặt ở cuối trong khi tác hại này là quan trọng nhất, nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, đến sự sống của tài nguyên hữu sinh từ đó gián tiếp ảnh hưởng đến
cả hoạt động khai thác thủy sản
Từ những phân tích trên, chúng tôi đồng quan điểm TS Lưu Ngọc Tố Tâm về định nghĩa “ô nhiễm môi trường biển” trong Luận án Tiến sĩ Luật học, Trường Đại
học Luật Hà Nội năm 2012 Theo đó, “Ô nhiễm môi trường biển là sự biến đổi
thành phần môi trường biển, có nguyên nhân từ những biến đổi bất thường của tự nhiên hoặc/và từ việc con người trực tiếp hoặc gián tiếp đưa các chất liệu và/hoặc năng lượng vào môi trường biển, bao gồm từ các cửa sông, đất liền, trên không trung, dưới đáy biển từ đó gây ra hoặc có thể gây ra những tác hại như suy giảm chức năng và tính hữu ích của môi trường biển, gây tổn hại đến nguồn lợi sinh vật,
và đến hệ động vật và thực vật biển, gây nguy hiểm cho sức khoe con người, gây trở
Trang 20ngại cho các hoạt động trên biển, kể cả việc đánh bắt hải sản, và các việc sử dụng biển một cách hợp pháp khác, làm biến đổi chất lượng nước biển về phương diện sử dụng nó, và làm sút giảm các giá trị mĩ cảm của biển” [42;tr16-17]
Ô nhiễm môi trường biển có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân mà một trong số
đó là do sự cố tràn dầu Đây là tình trạng ô nhiễm môi trường biển do sự nhiễm bẩn môi trường biển bởi dầu tràn ra từ các sự cố trong quá trình tìm kiếm, thăm dò, khai thác, chế biến, tàng trữ, vận chuyển dầu khí và các sản phẩm của chúng, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và con người
Vì sự cố tràn dầu gây nên hậu quả rất nặng nề cho môi trường biển, gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động và sức khỏe của con người nên bên cạnh việc kiểm soát các hoạt động liên quan đến dầu khí thì việc kiểm soát hoạt động khắc phục sự cố tràn dầu là rất cần thiết để hạn chế đến mức thấp nhất những hậu quả của nó
1.1.2 Khái niệm sự cố tràn dầu và hoạt động khắc phục sự cố tràn dầu
1.1.2.1 Khái niệm sự cố tràn dầu và các tác động tiêu cực của sự cố tràn dầu đối với môi trường biển
Khái niệm sự cố tràn dầu
Sự cố tràn dầu là một loại sự cố môi trường do dầu tràn ra ngoài môi trường trong sự cố tràn dầu gây ô nhiễm, suy thoái môi trường nghiêm trọng
Theo khoản 8, điều 3 Luật bảo vệ môi trường 2005 đưa ra định nghĩa sự cố
môi trường: “Sự cố môi trường là tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt
động của con người hoặc biến đổi thất thường của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng”
Thuật ngữ “sự cố tràn dầu” cũng đã được định nghĩa trong các văn bản chính
thức của Việt Nam Cụ thể, tại Điều 3, khoản 2, Quyết định số 02/2013/QĐ – TTg
ngày 14 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng chính phủ quy định “ Sự cố tràn dầu là
Trang 21hiện tượng dầu từ các phương tiện chứa, vận chuyển khác nhau, từ các công trình
và các mỏ dầu thoát ra ngoài môi trường tự nhiên do sự cố kĩ thuật, thiên tai hoặc
do con người gây ra”
Hiện nay, ở nước ta và trên thế giới đã và đang xảy ra những vụ tràn dầu gây hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt là các vụ: Năm 1978, tàu Amoco Cadiz làm tràn 231 ngàn tấn dầu thô xuống vùng Brittany, tây bắc nước Pháp; Năm 1989, tàu Exxon Valdez làm tràn 40 ngàn tấn dầu ngoài khơi Alaska (Hoa Kỳ); Năm 2002, tàu Prestige làm tràn 77 ngàn tấn dầu ngoài khơi phía tây bắc Tây Ban Nha; Năm 2007, tàu Hebei Spirit làm tràn 2,7 triệu galong dầu ra biển tây nam Hàn Quốc, ngày 26/12/1992 mỏ Bạch Hổ vỡ ống dẫn mềm từ tàu dầu đến phao nạp làm tràn 300-
700 tấn dầu FO, ngày 23/12/2007 trên vùng biển cách mũi Ba Làng An, Bình Sơn, Quảng Ngãi khoảng 3 hải lí hai chiếc tàu chở hàng đâm nhau làm tràn hơn 170m3 dầu diezel ra biển….Hầu hết các vụ tràn dầu đều biến thành thảm họa với những tổn thất nghiêm trọng về sinh thái, kinh tế và xã hội
Các tác động tiêu cực của sự cố tràn dầu đối với môi trường biển
Kể từ khi nhân loại biết khai thác và sử dụng dầu mỏ đến nay thì những sự cố trong việc khai thác, vận chuyển dầu mỏ trên thế giới đã trở thành mối đe dọa lớn đối với môi trường nói chung và các hệ sinh thái nói riêng Do giới hạn của đề tài nên sau đây chúng tôi chỉ để cập đến những sự cố tràn dầu gây tác động tiêu cực đến môi trường biển
Khi sự cố tràn dầu xảy ra không chỉ làm ô nhiễm môi trường hiện tại mà còn
để lại những hậu quả nghiêm trọng và lâu dài về sau Khi dầu tràn trên biển xâm nhập vào bờ biển nếu không được xử lý thì để càng lâu dầu càng ngấm sâu Một thời gian sau có thể trên mặt đất không còn dấu hiệu của dầu do bị nước thủy triều rửa trôi hay bị các lớp đất khác lấp lên, nhưng thực chất phần lớn lượng dầu tràn đã
Trang 22ngấm sâu xuống dưới, không thể tự phân hủy, làm nhiễm độc lâu dài môi trường đất
và nước ngầm
Tràn dầu hay xảy ra nhất trên lớp nước mặt của biển và người ta thấy rằng nó không chỉ ảnh hưởng lập tức đến khu vực xảy ra tai nạn tràn dầu mà nó còn ảnh hưởng lâu dài và rộng khắp trên cả các khu vực thường xuyên có tàu bè qua lại Môt khi xảy ra sự cố tràn dầu, các loài phiêu sinh vật như ấu trùng, trứng cá, các loài thủy sản, hải sải, các loài thực vật như rong biển, tảo… ở nơi xảy ra sự cố và nơi dầu loang đến đều chịu ảnh hưởng nghiêm trọng Ngay cả đối với loài động vật như chim, động vật có vú, chủ yếu sống trên cạn và chỉ tiếp xúc với môi trường biển cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi dầu loang trôi dạt vào bờ
Ô nhiễm dầu gây nên ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, đặc biệt là hệ sinh thái như hệ sinh thái rừng ngập mặn, cỏ biển, vùng triều bãi cát, đầm phá và các rạn san hô Ô nhiễm dầu làm giảm khả năng sức chống đỡ, tính linh hoạt và khả năng khôi phục của các hệ sinh thái Ngoài ra, dầu tràn chứa độc tố làm tổn thương
hệ sinh thái, có thể gây suy vong hệ sinh thái
Dầu tràn gây nên những thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế và ảnh hưởng đến sức khỏe của con người Dầu lan trên biển và dạt vào bờ trong thời gian dài không được thu gom sẽ làm suy giảm lượng cá thể sinh vật, gây thiệt hại cho ngành khai thác và nuôi trồng thủy, hải sản Dầu gây ô nhiễm môi trường nước làm cá chết hàng loạt do thiếu ôxy hòa tan Dầu bám vào đất, kè đá, các bờ đảo làm mất mỹ quan, gây mùi khó chịu đẫn đến doanh thu của ngành du lịch cũng bị thiệt hại nặng
nề Nạn tràn dầu còn làm ảnh hưởng đến hoạt động của các cảng cá, cơ sở đóng mới
và sửa chữa tàu biển Do dầu trôi nổi làm hỏng máy móc, thiết bị khai thác tài nguyên và vận chuyển đường thủy
1.1.2.2 Khái niệm hoạt động khắc phục sự cố tràn dầu
Trang 23Theo Thông tư số 2262/TT – MTG ngày 29/12/1995 của bộ Khoa học – Công nghệ và Môi Trường nay là bộ Tài Nguyên và Môi Trường (sau đây gọi là Thông tư
số 2262/TT - MTG) trong hoạt động khắc phục sự cố tràn dầu thì có thể hiểu: Hoạt động khắc phục sự cố tràn dầu bao gồm các hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu và bồi thường, khắc phục hậu quả do sự cố tràn dầu gây ra nhằm giảm thiệt hại đến mức thấp nhất và khắc phục những thiệt hại mà sự cố tràn dầu gây ra Trong đó:
Ứng phó sự cố tràn dầu là các hoạt động sử dụng lực lượng, phương tiện, thiết
bị, vật tư nhằm xử lý kịp thời, loại trừ hoặc hạn chế tối đa nguồn dầu tràn ra môi trường (Khoản 4, Điều 3, Quyết định số 02/2013/QĐ-TTg) Các hoạt động cụ thể như: công tác báo cáo khi phát hiện sự cố tràn dầu; cứu người bị nạn thoát ra khỏi vùng nguy hiểm; ngăn không cho dầu từ nguồn gây ô nhiễm do sự cố tiếp tục tràn
ra môi trường xung quanh; ngăn, quây không cho dầu đã tràn ra tiếp tục loang rộng thêm sau đó vớt lên gom giữ vào nơi an toàn và xử lí; dùng chất phân tán dầu ngăn dầu loang rộng
Khắc phục hậu quả sự cố tràn dầu là các hoạt động nhằm làm sạch đất, nước,
hệ sinh thái khu vực bị nhiễm dầu và các biện pháp hạn chế thiệt hại, phục hồi môi sinh, môi trường sau sự cố tràn dầu (Khoản 5, Điều 3, Quyết định số 02/2013/QĐ-TTg)
1.1.3 Khái niệm kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động khắc phục
sự cố tràn dầu
Theo đại từ điển Tiếng Việt, kiểm soát là kiểm tra, xem xét nhằm ngăn ngừa những sai phạm của các quy định Từ đó có thể hiểu, kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động khắc phục sự cố tràn dầu là kiểm tra xem xét mọi hoạt động của các chủ thể khi họ tiến hành hoạt động khắc phục sự cố tràn dầu nhằm ngăn ngừa, hạn chế tối đa những hậu quả do sự cố tràn dầu gây ra đối với môi trường và
Trang 24tài nguyên biển Sự cố tràn dầu ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe của con người và môi trường vì vậy việc kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động khắc phục sự cố tràn dầu được tiến hành ở diện rộng, quy mô lớn và thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, bởi nhiều chủ thể khác nhau Kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động khắc phục sự cố tràn dầu được đặt ra với các nội dung sau đây:
1.1.3.1 Chủ thể của hoạt động kiểm soát
Theo Thông tư số 2262/TT – MTG, trong hoạt động khắc phục sự cố tràn dầu, kiểm soát ô nhiễm môi trường biển do nhiều chủ thể thực hiện gồm: nhà nước;
các tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài trực tiếp hay gián tiếp gây ra sự cố tràn dầu trên lãnh thổ Việt Nam; các tổ chức đoàn thể quần chúng và cộng đồng dân
cư
Nhà nước thực hiện việc kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động khắc phục sự cố tràn dầu thông qua hoạt động của các cơ quan quản lí nhà nước về kiểm soát ô nhiễm môi trường Các hoạt động đó là ban hành pháp luật và đảm bảo cưỡng chế, thiết lập hệ thống các cơ quan quản lí Hệ thống các cơ quan này chịu trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức thực hiện, và giám sát thực hiện các hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động khắc phục sự cố tràn dầu
Kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động khắc phục sự cố tràn dầu còn được thực hiện bởi chính các tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài trực tiếp hay gián tiếp gây ra sự cố tràn dầu trên lãnh thổ Việt Nam Nhóm chủ thể này thực hiện việc kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động khắc phục sự cố tràn dầu thông qua việc áp dụng các biện pháp để giảm thiểu đến mức thấp nhất những tác động tiêu cực vào môi trường… Hiệu quả kiểm soát ô nhiễm môi trường
Trang 25biển trong hoạt động khắc phục sự cố tràn dầu phụ thuộc không nhỏ vào mức độ và khả năng thực hiện các hoạt động kiểm soát của nhóm chủ thể này
Cuối cùng là nhóm chủ thể là các tổ chức đoàn thể quần chúng và cộng đồng dân cư thực hiện việc kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động khắc phục sự cố tràn dầu bằng việc giám sát các hoạt động dầu khí và tuân thủ pháp luật
về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động khắc phục sự cố tràn dầu
Thực tế cho thấy, sự phát hiện kịp thời và thông báo cho các cơ quan chức năng kịp thời các sự cố tràn dầu đã góp phần tăng hiệu quả của hoạt động khắc phục sự cố tràn dầu
1.1.3.2 Nội dung của hoạt động kiểm soát
Như đã nêu ở trên, hoạt động khắc phục sự cố tràn dầu bao gồm các hoạt động: ứng phó sự cố tràn dầu, khắc phục hậu quả và bồi thường thiệt hại do sự cố tràn dầu gây ra Vì vậy, nội dung của hoạt động kiểm soát chính là các hoạt động trên Theo đó việc kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động khắc phục sự
cố tràn dầu cần được tiến hành theo các nội dung như sau:
Thứ nhất, hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu Một khi sự cố tràn đã xảy ra thì
hậu quả của nó cho môi trường biển là rất lớn Vì vậy việc kiểm soát hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu là rất quan trọng nhằm giảm tối đa lượng dầu tràn ra ngoài cũng như thiệt hại về môi trường thấp nhất có thể Việc kiểm soát hoạt động ứng phó sự
cố tràn dầu bao gồm các hoạt động kiểm soát chất lượng các trang thiết bị dùng để ứng phó sự cố tràn dầu, kiểm soát sự phối hợp của các chủ thể, sự quản lí của cơ quan chức năng trong hoạt hoạt động ứng phó …
Thứ hai, hoạt động bồi thường thiệt hại và khắc phục hậu quả do sự cố tràn dầu gây ra Sự cố tràn dầu có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng cho môi
trường biển và làm ảnh hưởng đến các lợi ích kinh tế khác Vì vậy, việc kiểm soát
Trang 26bồi thường thiệt hại cho các bên bị thiệt hại và khắc phục hậu quả về môi trường là rất cần thiết
1.1.3.3 Các biện pháp kiểm soát
Kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động khắc phục sự cố tràn dầu có thể được thực hiện bằng các biện pháp sau:
Thứ nhất, biện pháp tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức kiểm soát ô nhiễm
biển nói chung và ý thức kiểm soát ô nhiễm biển trong hoạt khắc phục sự cố tràn dầu nói riêng Vì chủ thể của việc kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động khắc phục sự cố tràn dầu rất rộng nên nếu các chủ thể không nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động này thì việc kiểm soát sẽ không mang lại hiểu quả
Với biện pháp này các chủ thể có liên quan hiểu rõ nguyên nhân và tác hại của việc gây ô nhiễm môi trường biển sự cố tràn dầu đối với môi trường và sức khỏe con người, đến lợi ích kinh tế qua đó các chủ thể sẽ tự giác tiến hành các hoạt động tự kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và nâng cao ý thức trách nhiệm của họ đối với môi trường biển trong hoạt động khắc phục sự cố tràn dầu
Thứ hai, áp dụng các biện pháp khoa học kĩ thuật trong kiểm soát ô nhiễm môi
trường biển Kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động khắc phục sự cố tràn dầu cần áp dụng các phương tiện khoa học kĩ thuật như các máy móc để sửa chữa các hệ thống gây ra sự cố tràn dầu, máy móc để lọc dầu tràn ra ngoài … Do
sự cố tràn dầu thường xảy ra trong một phạm vi rộng trên mặt biển nên không thể dùng các biện pháp thủ công để kiểm soát ô nhiễm môi trường biển mà nhất thiết phải sử dụng các biện pháp khoa học kĩ thuật để giảm thiểu đến mức thấp nhất những hậu quả có thể xảy ra
Thứ ba, áp dụng các biện pháp kinh tế trong kiểm soát ô nhiễm môi trường
biển Đó là những đòn bẩy kinh tế như: các công cụ thuế, phí, lệ phí về kiểm soát ô
Trang 27nhiễm môi trường biển trong hoạt động liên quan đến dầu khí Các chủ thể tiến hành các hoạt động này còn cần phải kí quỹ, đặt cọc để cải tạo và phục hồi môi trường biển Ở đây, biện pháp kinh tế được hiểu là việc “đánh” trực tiếp vào túi tiền các chủ thể của hoạt động dầu khí Các công cụ kinh tế được các quốc gia phát triển
sử dụng rất nhiều, nhằm mục đích làm cho các biện pháp kiểm soát trở nên mềm dẻo hơn, hiệu quả hơn và với mức chi phí thấp hơn
Thứ tư, áp dụng các biện pháp hành chính trong kiểm soát ô nhiễm môi trường
biển trong hoạt động khắc phục sự cố tràn dầu Biện pháp hành chính được hiểu là hoạt động của các cơ quan quản lí nhà nước có thẩm quyền để tổ chức việc thi hành pháp luật Thông qua việc ban hành hoặc ra các quyết định hành chính, thực hiện các hành vi hành chính có liên quan tới việc kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động khắc phục sự cố tràn dầu Sự can thiệp trực tiếp của các cơ quan hành chính nhà nước có thể ngăn chặn ngay lập tức sự hủy hoại, ô nhiễm môi trường biển hoặc suy thoái tài nguyên biển khiến cho hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển mang lại hiệu quả cao
Thứ năm, biện pháp pháp luật trong kiểm soát môi trường biển trong hoạt
động khắc phục sự cố tràn dầu Biện pháp này được thể hiện qua việc nhà nước ban hành những văn bản pháp luật quy định về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể có liên quan trong hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động khắc phục sự cố tràn dầu Pháp luật mang tính bắt buộc thực hiện với các chủ thể liên quan và tính cưỡng chế Nếu không tuân thủ, chủ thể đó sẽ bị cưỡng chế thông qua các loại trách nhiệm pháp lí khác nhau như trách nhiệm hành chính, trách nhiệm dân sự, trách nhiệm hình sự…
Từ những phân tích nêu trên ta có thể đưa ra định nghĩa “Kiểm soát ô nhiễm
môi trường biển trong hoạt động khắc phục sự cố tràn dầu là toàn bộ hoạt động
Trang 28của nhà nước, các tổ chức và cá nhân trong hoạt động khắc phục sự cố tràn dầu nhằm kiểm tra, xem xét, ngăn ngừa những sai phạm từ đó loại trừ, hạn chế tối đa những tác động xấu đối với môi trường biển, đồng thời khắc phục, xử lí hậu quả do
ô nhiễm môi trường biển gây nên góp phần duy trì và cải thiện nên kinh tế Việt Nam”
Việc kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động khắc phục sự cố tràn dầu được đặt ra như một yêu cầu cấp thiết trước mắt cũng như lâu dài đối với các quốc gia có biển Kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động khắc phục sự cố tràn dầu được tiến hành bằng nhiều biện pháp khác nhau Như trên đã phân tích, một trong những biện pháp hiệu quả nhằm kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động khắc phục sự cố tràn dầu là biện pháp pháp luật
1.2 Pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động khắc phục
nỗ lực của các tổ chức quốc tế và các quốc gia, một khung pháp lí về bảo vệ môi trường biển, chống ô nhiễm môi trường biển trong đó gồm cả những quy định về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động khắc phục sự cố tràn dầu đã được hình thành Cụ thể: Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 đã
Trang 29được các quốc gia kí kết từ ngày 7 – 11/12/1982 tại Montego Bay – Giamaica
Công ước đã có hiệu lực từ ngày 16/11/1994 Ngày 26/11/1994, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã ra Nghị quyết phê chuẩn công ước này;
Công ước về ngăn ngừa ô nhiễm biển do tàu gây ra được thông qua tại Luân Đôn ngày 2/11/1973 và được bổ sung bằng Nghị định thư 1978 cấm và hạn chế chất thải, chất gây ô nhiễm từ việc thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên (Công ước MAPPOL 73/78), Việt Nam tham gia ngày 11/6/1995; Công ước về sẵn sàng ứng phó và hợp tác chống ô nhiễm dầu năm 1990 (OPRC), Việt Nam đang xem xét để tham gia công ước này; Công ước về trách nhiệm dân sự đối với các tổn thất ô nhiễm biển do dầu năm 1969 (CLC 1969) Nhìn chung pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động khắc phục sự cố tràn dầu có các đặc điểm sau:
Thứ nhất, pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động khắc
phục sự cố tràn dầu điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh trong qua trình các chủ thể tiến hành hoạt động khắc phục sự cố tràn dầu nhằm bảo vệ môi trường biển Các mối quan hệ phát sinh này gồm: các mối quan hệ phát sinh giữa các chủ thể trong quá trình họ tiến hành hoạt động khắc phục sự cố tràn dầu như phối hợp để cùng nhau giải quyết sự cố tràn dầu, bồi thường thiệt hại giữa các chủ thể với nhau….;
các mối quan hệ phát sinh trong hoạt động quản lí nhà nước về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động khắc phục sự cố tràn dầu, các bên trong quan hệ có thể là đều là cơ quan nhà nước có thẩm quyền Các quan hệ có thể phát sinh như xử
lí hành vi vi phạm pháp luật môi trường, thanh kiểm tra việc chấp hành pháp luật môi trường…
Thứ hai, pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động khắc
phục sự cố tràn dầu được ban hành nhằm mục đích hạn chế đến mức thấp nhất những tác động tiêu cực cho môi trường biển, khắc phục và xử lí các hậu quả xảy ra
Trang 30đối với môi trường biển từ sự cố tràn dầu Với mục đích này, pháp luật về kiểm soát
ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động khắc phục sự cố tràn dầu đã phân định cụ thể trách nhiệm của các chủ thể có liên quan như cơ quan nhà nước, chính quyền địa phương, các cả nhân, tổ chức, chủ thể gây hậu quả… khi xảy ra sự cố tràn dầu, mặt khác là việc thực hiện các giải pháp nhằm giảm đến mức thấp nhất hậu quả xảy
ra
Thứ ba, pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động khắc
phục sự cố tràn dầu quy định về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể có liên quan
Mục đích của việc ban hành pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động khắc phục sự cố tràn dầu là nhằm định hướng hành vi xử sự cho các chủ thể Theo đó quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong từng trường hợp sẽ được xác định như các cơ quan nhà nước chỉ được thực hiện các hoạt động hướng dẫn, kiểm tra, tổ chức thực hiện hoặc giám sát việc thi hành pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động khắc phục sự cố tràn dầu trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn luật định của mình
Thứ tư, yêu cầu cơ bản của pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trườn biển trong
hoạt động khắc phục sự cố tràn dầu là làm sao không gây cản trở cho các hoạt động dầu khí khác cũng như gây khó khăn khi áp dụng, đồng thời phải tuân thủ nguyên tắc của pháp luật môi trường
Qua những phân tích trên ta có thể hiểu: Pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi
trường biển trong hoạt động khắc phục sự cố tràn dầu là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh mối quan hệ giữa các chủ thể thực hiện các hoạt động dầu khí nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những tác hại xảy ra cho môi trường biển, khắc phục và xử lí hậu quả nhằm đảm bảo phát triển bền vững, góp phần duy trì và phát triển kinh tế biển Việt Nam
Trang 311.2.2 Các nguyên tắc của pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động khắc phục sự cố tràn dầu
Nguyên tắc của một ngành luật là “ những nguyên lí, những tư tưởng chỉ đạo
cơ bản, có tính xuất phát điểm, thể hiện tính toàn diện, linh hoạt, và có ý nghĩa bao quát, quyết định nội dung và hiệu lực của pháp luật” [48;tr.289] Do luật môi
trường nước ta phần nhiều ảnh hưởng từ pháp luật quốc tế và pháp luật môi trường của các quốc gia đi trước nên nguyên tắc của ngành luật môi trường có sự khác biệt
so với các ngành luật khác Nó hình thành, tồn tại và phát triển dựa trên nhu cầu bảo
vệ môi trường của đất nước và xu hướng bảo vệ môi trường chung của thế giới Từ
đó, nguyên tắc của pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động khắc phục sự cố tràn dầu xuất phát từ nhu cầu kiểm soát ô nhiễm môi trường biển, nhu cầu giảm thiểu những tác động tiêu cực đến môi trường và xu thế bảo vệ môi trường biển trước những tác động tiêu cực của con người, các nguyên tắc đó là:
Thứ nhất, nguyên tắc phòng ngừa Nguyên tắc này luôn được xem là nguyên
tắc đặc thù khi nói đến các vấn đề môi trường, nhằm giảm bớt nguồn gây ra sự cố
và thiệt hại nếu sự cố xảy ra Đặc biệt trong sự cố tràn dầu, với đặc tính của nước và dầu sẽ lan truyền ô nhiễm rất nhanh Vì vậy phòng ngữa luôn là phương án được ưu tiên.Với phương châm” phòng bệnh hơn chữa bệnh”, mục 4, phần II của Thông tư
số 2262/TT – MTG đã nêu bật nguyên tắc trên Nguyên tắc phòng ngừa cũng được chỉ ra cụ thể trong Nguyên tắc sô 15 của tuyên bố Rio De Janeiro về môi trường và phát triển Trong hệ thống pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển của Trung Quốc, nguyên tắc này có tên gọi là “phòng ngừa trước, đồng thời kết hợp giữa ngăn ngừa với kiểm soát” [51;tr.85]
Thứ hai, nguyên tắc phối hợp, liên kết Kiểm soát ô nhiễm môi trường biển
trong hoạt động khắc phục sự cố tràn dầu đòi hỏi cần có sự phối hợp, liên kết giữa
Trang 32các cơ quan nhà nước, các cá nhân, tổ chức gây hậu quả và công dân nhằm phòng ngừa và giảm thiệt hại tối đa do sự cố tràn dầu cũng như việc khắc phục hậu quả, phục hồi môi trường biển Pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới đã tôn trọng và thực thi nguyên tắc này như Canada, Hoa Kì …
Thứ ba, nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền Nguyên tắc này được cụ
thể hóa tại điểm a, mục 1, chương III Thông tư 2262/TT-MTG: “ Tất cả các tổ chức
và cá nhân quốc tịch Việt Nam, nước ngoài hay liên doanh giữa Việt Nam và nước ngoài gây ô nhiễm môi trường do sự cố tràn dầu đều phải bồi thường các thiệt hại
về môi trường theo quy định của pháp luật” Khi sự cố tràn dầu xảy ra, chi phí ứng
phó, xử lí hậu quả và bồi thường thiệt hại sẽ là rất lớn, chủ thể gây ra sự cố có thể sẽ không chi trả được chi phí bồi thường cũng như khắc phục hậu quả môi trường Vì vậy, khoản 1 điều 9 Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu ban hành kèm theo
Quyết định 02/2013/QĐ-TTg ngày 14/01/2013 quy định “Chủ của các tàu có tổng
dung tích lớn hơn 1000 tấn đăng ký trở lên phải mua bảo hiểm hoặc các bảo đảm
tài chính khác theo mức trách nhiệm dân sự được pháp luật quy định để bồi thường thiệt hại đối với ô nhiễm dầu”
1.2.3 Nội dung cơ bản của pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động khắc phục sự cố tràn dầu
Pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động khắc phục sự
cố tràn dầu là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh mối quan hệ giữa các chủ thể nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những tác hại xảy ra cho môi trường biển, khắc phục và xử lí hậu quả nhằm đảm bảo phát triển bền vững, góp phần duy trì và phát triển kinh tế biển Việt Nam Theo như khái niệm trên thì pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động khắc phục sự cố tràn dầu có các đặc điểm sau: (i) chịu sự chi phôi trực tiếp bởi luật môi trường và luật dầu khí; (ii) quy
Trang 33định cụ thể về quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, quyền và nghĩa vụ của các tổ chức và cá nhân liên quan tới kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động khắc phục sự cố tràn dầu; (iii) quy định cụ thể các biện pháp đảm bảo cho việc kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động khắc phục sự cố tràn dầu thông qua các loại trách nhiệm pháp lí và các chế tài cụ thể; (iv)
cụ thể hóa các nghĩa vụ được đề cập đến trong các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam tham gia với tư cách là quốc gia thành viên
Với các đặc điểm trên và nội dung mà các văn bản pháp luật liên quan đến kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động khắc phục sự cố tràn dầu quy định thì pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động khắc phục sự
cố tràn dầu có các nội dung sau:
Thứ nhất, pháp luật về ứng phó sự cố tràn dầu Đây là một nội dung rất quan
trọng của pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động khắc phục
sự cố tràn dầu nhằm hạn chế tối đa lượng dầu tràn ra ngoài môi trường và giảm thiệt hại cho môi trường đến mức thấp nhất có thể khi sự cố tràn dầu xảy ra Hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu thực sự có hiệu quả khi thông tin về sự cố được thông báo kịp thời đến các cơ quan chức năng Vì vậy, pháp luật có quy định về việc thông tin, đầu mối tiếp nhận thông tin và việc báo cáo mức độ, quy mô của sự cố tràn dầu
Pháp luật cũng quy định những hoạt động cụ thể nhằm ứng phó sự cố tràn dầu như cứu người bị nạn thoát ra khỏi vùng nguy hiểm; ngăn không cho dầu từ nguồn gây ô nhiễm do sự cố tiếp tục tràn ra môi trường xung quanh; ngăn, quây không cho dầu
đã tràn ra tiếp tục loang rộng thêm sau đó vớt lên gom giữ vào nơi an toàn và xử lí;
dùng chất phân tán dầu ngăn dầu loang rộng Để các hoạt động cụ thể nêu trên được thực hiện nhanh chóng, thống nhất và có hiệu quả cao thì không thể thiếu sự quản lí của các cơ quan nhà nước, sự phối hợp của các chủ thể Do vậy, vấn đề này
Trang 34cũng được quy định khá cụ thể trong pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động khắc phục sự cố tràn dầu
Thứ hai, pháp luật về khắc phục hậu quả sự cố tràn dầu Một khi sự cố tràn
dầu xảy ra thì hậu quả của nó để lại cho môi trường biển rất nặng nề và lâu dài và làm ảnh hưởng đến các lới ích kinh tế khác Do vậy khắc phục hậu quả của sự cố tràn dầu là nội dung rất cần thiết trong pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động khắc phục sự cố tràn dầu Để khắc phục hậu quả sự cố tràn dầu, pháp luật quy định về hoạt động điều tra, xác định nguyên nhân xảy ra sự cố tràn dầu Cùng với đó là các quy định về xác định thiệt hại do sự cố tràn dầu gây ra và trách nhiệm bồi thường thiệt hại cùng các quy định cụ thể về đòi bồi thường
Thứ ba, pháp luật về xử lí vi phạm pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động khắc phục sự cố tràn dầu Chủ thể thực hiện hành vi vi phạm
pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động khắc phục sự cố tràn dầu thường phải chịu trách nhiệm hành chính, trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự Về trách nhiệm hành chính, tùy vào mức độ vi phạm, các chủ thể có thể bị phát tiền tùy mức và các hình phạt bổ sung Về trách nhiệm hình sự, các chủ thể nếu gây ra hậu quả lớn có thể bị phạt tù và phạt tiền Còn về trách nhiệm dân sự, các chủ thể vi phạm pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động khắc phục sự cố tràn dầu phải chịu trách nhiệm với hình thức cụ thể là bồi thường thiệt hại
Trên thế giới, để kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động khắc phục sự cố tràn dầu, pháp luật của một số quốc gia cũng điều chỉnh về các nội dung nêu trên Pháp luật Trung Quốc là một ví dụ điển hình cho nhận định này Là một quốc gia Châu Á và có các điều kiện tương đối giống Việt Nam về vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên, quá trình phát triển kinh tế - xã hội và văn hóa, Trung quốc cũng là một quốc gia đang phát triển với đường bờ biển dài Biển luôn là một phần nội dung
Trang 35quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Trung Quốc Hoạt động dầu khí cùng với các ngành kinh tế biển khác đã và đang góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế quốc dân Trung quốc Nhằm kiểm soát ô nhiễm biển trong hoạt động khắc phục sự cố tràn dầu, Trung Quốc đã tập trung vào một số nội dung trọng
yếu: Thứ nhất, lập kế hoạch kiểm soát các hoạt động, trong đó có hoạt động khắc phục sự cố tràn dầu và kế hoạch phát triển biển tổng thể Thứ hai, kiểm soát các
hoạt động gây ô nhiễm biển theo nguyên tắc ”phòng ngừa trước, kết hợp giữa ngăn
với kiểm soát” và “người gây ô nhiễm phải trả tiền” Thứ ba, thực hiện việc kiểm soát tại nguồn trong hoạt động dầu khí bằng biện pháp công nghệ Thứ tư, hệ thống
pháp luật được hoàn thiện và hệ thống các cơ quan quản lí nhà nước của Trung Quốc cũng liên tục được kiện toàn nhằm kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động khắc phục sự cố tràn dầu
1.2.4 Vai trò của pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động khắc phục sự cố tràn dầu
Với đặc điểm của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay cùng với tầm quan trọng của môi trường biển và những hậu quả to lớn của sự cố tràn dầu gây ra thì vai trò của pháp luật trong kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động khắc phục
sự cố tràn dầu là rất quan trọng, cụ thể:
Thứ nhất, pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động khắc phục sự cố tràn dầu là công cụ để phòng ngừa, hạn chế và khắc phục ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm biển nói riêng Bằng các quy định cụ thể về quyền và
nghĩa vụ của các chủ thể liên quan, pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động khắc phục sự cố tràn dầu có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ môi trường Với tính cưỡng chế cao, các quy định của pháp luật đã hướng hành vi của các chủ thể theo hướng có lợi cho môi trường, tích cực hơn trong việc hạn chế
Trang 36tác hại nếu sự cố xảy ra và có các phương án khắc phục cũng như đền bù hậu quả
Thứ ba, pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động khắc phục
sự cố tràn dầu góp phần thực thi các điều ước quốc tế về bảo vệ môi trường biển mà Việt Nam đã tham gia Là một quốc gia có bờ biển dài, Việt Nam đã tham gia vào
nhiều điều ước quốc tế như: Công ước 1982 của Liên hiệp quốc về luật biển, công ước
về sẵn sàng ứng phó và hợp tác chống ô nhiễm dầu năm 1990 (OPRC), Công ước về can thiệp ngoài biển cả trong các trường hợp sự cố ô nhiễm dầu năm 1969, Công ước
về trách nhiệm dân sự đối với các tổn thất ô nhiễm biển do dầu năm 1969(CLC 1969), Công ước quốc tế về thiết lập quỹ quốc tế đền bù các tổn thất ô nhiễm biển do dầu 1971(FUND 1971)… Để thực hiện các nghĩa vụ các điều ước này thì Việt Nam phải chuyển hóa nội dung các điều ước vào hệ thống pháp luật nội địa và đương nhiên là các điều ước quốc tế sẽ được thực thi theo hệ thống pháp luật Việt Nam
Qua trên ta thấy vai trò quan trọng của pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động khắc phục sự cố tràn dầu và là cơ sở để Việt Nam tham gia các điều ước quốc tế khác
Trang 371.2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động khắc phục sự cố tràn dầu
Pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động khắc phục sự cố tràn dầu được chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau, chúng chi phối hệ thống pháp luật hiện tại
và có thể xác định hướng phát triển của pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động khắc phục sự cố tràn dầu trong tương lai Sau đây là những yếu tố cơ bản:
Thứ nhất, yếu tố về tự nhiên và vị trí địa lí Với một quốc gia có diện tích biển
rộng, chiều dài bờ biển dài và dân số tập trung ven biển đông thì biển có ý nghĩa rất quan trọng với đời sống xã hội, phát triển kinh tế của nước ta Do vậy, pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển nói chung và ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động khắc phục sự cố tràn dầu nói riêng luôn bị chi phối để làm sao cho bảo vệ môi trường sống của một bộ phận lớn dân cư, bảo vệ tối đa những ngành kinh tế mũi nhọn,
và đặc biệt là phù hợp với thời tiết, khí hậu, đặc điểm của vùng biển để có những quy định khả thi nhất trong hoạt động khắc phục sự cố tràn dầu
Thứ hai, yếu tố trình độ phát triển kinh tế xã hội Luật pháp nói chung và pháp
luật kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động khắc phục sự có tràn dầu nói riêng luôn phải phản ánh đúng trình độ phát triển kinh tế xã hội, nó phải đủ chặt chẽ để giải quyết được toàn bộ các quan hệ phát sinh trong hoạt động khắc phục sự cố tràn dầu nhưng cũng phải có tính khả thi đối với những quy định của nó
Ngoài ra pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động khắc phục sự cố tràn dầu còn phụ thuộc vào các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia, tình trạng sử dụng các thiết bị khoa học kĩ thuật và vốn đầu tư cho các cơ quan quản lí môi trường biển
Trang 38KẾT LUẬN CHƯƠNG I
Hoạt động khắc phục sự cố tràn dầu bao gồm các hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu và bồi thường, khắc phục hậu quả do sự cố tràn dầu gây ra nhằm ngăn ngừa tối đa nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu, giảm thiệt hại đến mức thấp nhất và khắc phục những
thiệt hại mà sự cố tràn dầu gây ra
Kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động khắc phục sự cố tràn dầu là toàn bộ hoạt động của nhà nước, các tổ chức và cá nhân trong hoạt động khắc phục sự
cố tràn dầu nhằm kiểm tra, xem xét, ngăn ngừa những sai phạm từ đó loại trừ, hạn chế tối đa những tác động xấu đối với môi trường biển, đồng thời khắc phục, xử lí hậu quả
do ô nhiễm môi trường biển gây nên góp phần duy trì và cải thiện nên kinh tế Việt
Nam Việc kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động khắc phục sự cố tràn
dầu được đặt ra như một yêu cầu cấp thiết trước mắt cũng như lâu dài đối với các quốc gia có biển Kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động khắc phục sự cố tràn dầu được tiến hành bằng nhiều biện pháp khác nhau Như trên đã phân tích, một trong những biện pháp hiệu quả nhằm kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động
khắc phục sự cố tràn dầu là biện pháp pháp luật
Pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động khắc phục sự cố tràn dầu là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh mối quan hệ giữa các chủ thể thực hiện hoạt động khắc phục sự cố tràn dầu nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những tác hại xảy ra cho môi trường biển, khắc phục và xử lí hậu quả nhằm đảm bảo phát triển bền vững, góp phần duy trì và phát triển kinh tế biển Việt Nam Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động khắc phục sự cố tràn dầu vừa là công cụ
để phòng ngừa ô nhiễm biển, vừa giúp nâng cao ý thức, góp phần làm thay đổi nhận thức về bảo vệ môi trường biển của người dân, vừa thúc đẩy phát triển kinh tế biển Việt Nam
Trang 39CHƯƠNG II THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG BIỂN
TRONG HOẠT ĐỘNG KHẮC PHỤC SỰ CỐ TRÀN DẦU
Môi trường biển ngày càng thể hiện vai trò quan trọng trong đời sống, kinh tế của nước ta Để bảo vệ môi trường biển, pháp luật nước ta đã có những quy định sau nhằm kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động khắc phục sự cố tràn dầu
2.1 Thực trạng pháp luật về ứng phó sự cố tràn dầu
2.1.1 Các quy định của pháp luật về ứng phó sự cố tràn dầu
Các hoạt động đối phó với sự cố tràn dầu nhằm mục đích ngăn ngừa và hạn chế tối đa lượng dầu loang ra môi trường, từ đó hạn chế ảnh hưởng xấu của chúng đến môi trường, đặc biệt là môi trường biển, giảm các thiệt hại kinh tế trước mắt và lâu dài
Luật bảo vệ môi trường 2005 có đưa ra những quy định về ứng phó sự cố môi trường nói chung Theo đó, điều 90 quy định về “ứng phó sự cố môi trường” bao gồm trách nhiệm ứng phó sự cố môi trường của các tổ chức, cá nhân, cơ quan nhà nước; Nhân lực, vật tư, phương tiện được sử dụng để ứng phó sự cố môi trường được bồi hoàn chi phí theo quy định của pháp luật; Việc ứng phó sự cố môi trường đặc biệt nghiêm trọng được thực hiện theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp Điều 91 quy định về việc xây dựng lực lượng ứng phó sự cố môi trường:
nhà nước có trách nhiệm xây dựng lực lượng, trang bị thiết bị dự báo, cảnh báo về thiên tai, thời tiết, sự cố môi trường; Cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ có trách nhiệm xây dựng năng lực phòng ngừa và ứng phó thiên tai, sự cố môi trường
Ngày 29/08/2001, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 129/2001/QĐ-TTg
về phê duyệt kế hoạch quốc gia ứng phó sự cố tràn dầu giai đoạn 2001-2010 Với
Trang 40mục tiêu của kể hoạch là “sẵn sàng và ứng phó kịp thời, hiệu quả mọi trường hợp
xảy ra sự cố tràn dầu để giảm tới mức thấp nhất thiệt hại đối với môi trường, ảnh hưởng đến các ngành kinh tế và đời sống của nhân dân” và “ hoàn chỉnh hệ thống
cơ chế, chính sách, tổ chức từ trung ương đến cơ sở, xây dựng lực lượng chuyên nghiệp làm nòng cốt cho hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu” Để thực hiện mục tiêu
đó, Kế hoạch đưa ra những quy định cụ thể trong hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu như quy định về trang thiết bị ứng phó sự cố tràn dầu ở các cấp, tài chính đê thực hiện ứng phó sự cố tràn dầu các cấp, quyền và trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu
Chương II, Thông tư 2262/TT-MTG quy định cụ thể “ những việc cần làm khi
sự cố tràn dầu xảy ra” Theo đó, khi sự cố tràn dầu xảy ra ở bất kì địa điểm nào trên đất liền, ven biển hoặc trong các vùng biển chủ quyền hoặc quyền tài phán của Việt Nam thì những công việc sau đây cần được nhanh chóng thực hiện: (i) công tác thông báo Khi sự cố xảy ra thì việc thông báo đến cơ quan chức năng là càng sớm càng tốt Thông tư quy định trình tự và thẩm quyền nhận thông báo về sự cố tràn dầu và các cơ quan hữu quan có trách nhiệm phối hợp xử lí sự cố tràn dầu (ii) những nội dung công việc khi sự cố tràn dầu xảy ra Cụ thể, trước tiên phải cứu người bị nạn thoát khỏi vùng nguy hiểm Sau đó bằng mọi biện pháp ngăn tối đa lượng dầu tràn ra và lan rộng ra ngoài môi trường cùng với việc thu hồi dầu đã tràn ra.(iii) Tổ chức thực hiện việc ứng cứu ngay sự cố và thông báo tới các cơ quan chức năng Thông tư quy định cụ thể trách nhiệm của tổ chức, cá nhân và các cơ quan chức năng trong công tác tiến hành ứng cứu sự cố tràn dầu và xử lí hậu quả
Thông tư 2262/TT-MTG ra đời là một bước tiến quan trọng trong pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động khắc phục sự cố tràn dầu Tuy nhiên,